Đề tài Nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai

Vietcombank Đồng Nai là một trong những chi nhánh có hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu phát triển mạnh, doanh thu từ hoạt động này luôn được xếp trong nhóm 6 chi nhánh đứng đầu toàn hệ thống trong suốt hai năm 2009 và 2010. Trong đó, hoạt động thanh toán nhập khẩu đóng góp vai trò quan trọng, chiếm 51.9% trong năm 2009 và 49.4% năm 2010 trong tổng trị giá thanh toán xuất nhập khẩu.

Tại Vietcombank Đồng Nai, hoạt động thanh toán nhập khẩu được tiến hành bởi 03 phương thức: chuyển tiền trực tiếp, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Phương thức tín dụng chứng từ, với độ an toàn cao cho cả bên mua và bán, hiện đã trở thành phương thức được sử dụng phổ biến. Tuy còn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với hai phương thức còn lại nhưng thanh toán nhập khẩu bằng L/C ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình và có sự tăng trưởng đáng kể trong hai năm vừa qua. Cụ thể, năm 2009, trị giá thanh toán nhập khẩu bằng L/C là 93.177.940 USD, chiếm tỷ trọng 23.88% trong tổng trị giá thanh toán xuất nhập khẩu. Năm 2010, con số này là 95.443.000 USD, chiếm 27.96%.

 

docx24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2802 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp ngoài nhà nước, đặc biệt chú trọng khu vực FDI. Sự chuyển hướng này đưa Vietcombank Đồng Nai trở thành một chi nhánh ngân hàng của mọi thành phần kinh tế, dẫn đầu trên địa bàn cũng như trong hệ thống trong đầu tư FDI trong năm 2002. Năm 2005, Vietcombank Đồng Nai là chi nhánh đầu tiên trong hệ thống đón nhận danh hiệu “ Anh Hùng Lao Động Thời Kỳ Đổi Mới” do Chủ Tịch Nước trao tặng. Năm 2010, Chi nhánh được công nhận là chi nhánh dẫn đầu về công tác phát triển và dịch vụ bán lẻ trong toàn hệ thống. Cơ cấu tổ chức hành chính và quản trị nhân sự Sơ đồ bộ máy tổ chức nhân sự Giám Đốc Phòng Kiểm Tra Giám Sát Tuân Thủ Phòng Hành Chính Nhân Sự Phòng Kinh Doanh Vốn Ngoại Tệ Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp Các Phòng Giao Dịch Phòng Khách Hàng SME Phòng Quản Lý Nợ Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kinh Doanh Dịch Vụ Phòng Thanh Toán Quốc Tế Phòng Thanh Toán Thẻ Phòng Kế Toán Thanh Toán Phòng Ngân Quỹ Công Tác Xây Dựng Cơ bản Công Tác Hành Chính Quản Trị Phòng Vi Tính Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban Phòng Kiểm tra Giám sát Tuân thủ: kiểm tra nghiệp vụ ngân hàng trong toàn Chi nhánh trên cơ sở các văn bản chế độ của Ngân hàng Nhà nước và các quy trình, quy chế của Vietcombank. Phòng Hành chính Nhân sự: thực hiện công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn nhân sự cho Chi nhánh, mua sắm vật tư, thiết bị, dụng cụ, trang phục và các trang thiết bị khác cho Chi nhánh. Phòng Kế toán: thực hiện công tác kế toán chính cho Chi nhánh như kế toán liên hàng, kế toán bù trừ, chi tiêu, tổng hợp, tài sản; quản lí tài khoản của Chi nhánh và khách hàng, lưu trữ cung cấp, báo cáo các số liệu kế toán. Phòng Kinh doanh Dịch vụ: nhận tiền gửi từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ tiết kiệm, chi kiều hối. Phòng Ngân quỹ: thu chi tiền mặt VNĐ, ngoại tệ, thu đổi séc du lịch, thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, kiểm định ngoại tệ, thu chi tiền mặt tại Chi nhánh. Phòng Thanh toán Thẻ: thực hiện công tác phát hành, quản lý các loại thẻ, quản lý hệ thống ATM. Phòng Quản lý Nợ: thực hiện công tác quản lý nợ đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Phòng Kinh doanh Vốn Ngoại tệ: thực hiện công tác cân đối vốn và điều chỉnh lãi suất, kinh doanh và cân đối nguồn ngoại tệ cho hoạt động của Chi nhánh như xuất nhập khẩu, phi mậu dịch, đầu tư … Phòng Khách hàng Doanh nghiệp và Phòng Khách hàng SME: hai phòng này có chức năng là phòng tín dụng dành cho các doanh nghiệp, nhưng chia làm 2 đối tượng: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: phục vụ những doanh nghiệp lớn (về doanh số cho vay, qui mô vốn công ty...) Phòng Khách hàng SME: phục vụ khách hàng nhỏ và cá nhân Phòng vi tính: thực hiện nhiệm vụ vận hành các phần mềm nội bộ, bảo hành phần cứng cũng như công tác bảo mật. Phòng Thanh toán Quốc tế: biên chế gồm 01 trưởng phòng, 02 phó phòng và 08 nhân viên nghiệp vụ và chia thành 02 bộ phận: bộ phận Nhập khẩu và bộ phận Xuất khẩu. Phòng Thanh toán Quốc tế thực hiện chức năng sau: Chuyển tiền đi nước ngoài cho khách hàng cá nhân (dịch vụ chuyển tiền phi mậu dịch như du học phí, phí chữa bệnh, ….) Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, tiếp nhận tư vấn cho khách hàng, nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng phương thức L/C , nhờ thu, chuyển tiền… Dịch vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh bảo hành … Chiết khấu chứng từ hàng xuất. Quản trị nhân sự Từ ngày thành lập năm 1994 với 27 cán bộ ban đầu, cho đến nay Vietcombank Đồng Nai đã có lực lượng lao động với 245 nhân viên. Đây là nguồn nhân lực trẻ, với độ tuổi bình quân là 32 trong đó 78.7% nhân viên trong độ tuổi từ 22 đến 35, mang lại cho Chi nhánh lợi thế về một đội ngũ có trình độ tay nghề cao ( 72,65% nhân viên có trình độ đại học), có khả năng nắm bắt công nghệ hiện đại một cách nhanh chóng, cập nhật được những thông lệ quốc tế hiện hành, mang tác phong chuyên nghiệp và nhiệt tình trong công việc. Bảng 1.1 Trình độ chuyên môn cán bộ công nhân viên Vietcombank Đồng Nai Trình độ Số lượng nhân viên Thạc sỹ 13 Đại học 178 Cao đẳng 20 Trung cấp 11 Chưa qua đào tạo 20 ( Nguồn : Thống kê chất lượng cán bộ Vietcombank Quý 1 năm 2011) ( Nguồn : Thống kê chất lượng cán bộ Vietcombank Quý 1 năm 2011) Biểu đồ 1.2: Cơ cấu lao động tại Vietcombank Đồng Nai Vietcombank Đồng Nai có bộ máy quản lý gọn nhẹ, Ngoài ra, đây cũng là một đội ngũ nhân viên ổn định, có sự biến động lao động thấp, tạo nên sự chủ động cho Vietcombank Đồng Nai trong việc điều phối nhân viên và đào tạo lao động. Hiện nay, Chi nhánh luôn chú trọng đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên bằng việc thường xuyên mở các khóa học ngắn hạn trong nội bộ, gửi cán bộ công nhân bộ theo học các khóa đào tạo về chuyên môn. Tình hình hoạt động của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai trong giai đoạn 2007 – 2009 Năm 2007, Vietcombank Đồng Nai đạt tới thời kỳ phát triển ổn định so với những năm trước đó, duy trì mức lợi nhuận 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2008 – 2009, dưới tác động của của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường tài chính trong nước biến động mạnh. Hàng loạt dự án đầu tư của các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản do không huy động được vốn. Bên cạnh đó, sự ra đời của hàng loạt các NHTMCP quy mô nhỏ đã châm ngòi cho sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong lĩnh vực đầu tư tín dụng và huy động vốn. Trong bối cảnh này, Vietcombank Đồng Nai đã gặp phải nhiều khó khăn. Nợ không đủ chuẩn tại Chi nhánh lúc cao nhất đã đạt mức 20% trong đó nợ xấu chiếm 12% tổng dư nợ. Vốn huy động tại chỗ chỉ chiếm từ 40 – 45% dư nợ cho vay. Đứng trước tình hình đó, Chi nhánh đã định hướng lại hoạt động : Tập trung xử lý nợ xấu để ổn định hoạt động. Lấy huy động vốn đặc biệt là huy động vốn từ dân cư làm tiền đề để ổn định nguồn vốn trong dài hạn. Ưu tiên chuyển hướng đầu tư sang các doanh nghiệp SME nhằm thực từng bước phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả đầu tư. Đến cuối năm 2009, vấn đề nợ xấu đã được giải quyết. Vốn huy động tại địa phương đảm bảo được nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong đó vốn huy động từ dân cư chiếm 45% tổng vốn huy động từ thị trường. Kết quả này tạo lực đẩy giúp cho Vietcombank Đồng Nai đạt tới mức lợi nhuận kinh doanh năm 2009 là 200 tỷ, tăng 50% so với năm 2007. Tuy nhiên, riêng đối với doanh số kinh doanh ngoại tệ và thanh toán xuất nhập khẩu lại có sự sụt giảm đáng kể so với những năm trước đó do nền kinh tế quốc tế sau khủng hoảng vẫn chưa phục hồi, những hoạt động có liên quan chủ yếu đến yếu tố nước ngoài tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực. Bảng 1.3: Một số chỉ số tài chính cơ bản của Vietcombank Đồng Nai 2007 -2009 Đơn vị: 1 triệu đồng; 1.000USD CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 2007 2008 2009 A/Tổng nguồn huy động VND 5,148,760 4,108,269 4,496,935 1/ Huy động địa phương VND 2,154,503 2,755,859 4,089,047 VND VND 1,606,160 1,908,906 3,025,813 Ngoại tệ USD 34,029 49,888 59,263 B/ Hoạt động tín dụng 1/Doanh số cho vay VND 9,682,636 9,180,839 10,397,152 2/Tổng doanh số thu nợ VND 9,676,071 9,586,175 10,057,547 3/Dư nợ VND 4,413,731 3,858,928 4,174,363 4/Dư nợ quá hạn VND 8,280 449,265 681,291 C/ Tổng tài sản có VND 5,510,072 4,386,516 4,909,278 1/Tài sản có VND VND 2,538,571 3,104,322 3,737,659 2/Tài sản có ngoại tệ USD 184,405 75,535 65,304 Tỷ Giá 16,114 16,977 17,941 D/Thanh toán xuất-nhập khẩu USD 1,139,017 1,246,451 864,360 1/Thanh toán xuất khẩu USD 603,430 656,350 423,940 2/Thanh toán nhập khẩu USD 535,587 590,101 440,420 E/Kinh doanh ngoại tệ 870,271 1,094,662 623,495 1/Doanh số mua USD 435,161 547,299 311,748 2/Doanh số bán USD 435,110 547,363 311,747 G/Thu chi tiền mặt và ngân phiếu 1/Tổng thu tiền mặt và ngân phiếu VND 14,953,021 21,566,926 22,163,355 2/Tổng chi tiền mặt và ngân phiếu VND 22,023,981 30,129,753 30,952,089 3/Tổng thu tiền mặt ngoại tệ USD 31,325 56,482 57,849 4/Tổng chi tiền mặt ngoại tệ USD 31,248 56,298 57,936 H/ Kết quả kinh doanh 1/Thu nhập VND 394,935 583,447 497,840 2/Chi phí VND 290,076 536,210 294,381 3/Lãi thực hiện trong kỳ VND 104,859 47,235 203,458 Tầm quan trọng của nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đối với NHTMCP Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai Vietcombank Đồng Nai là một trong những chi nhánh có hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu phát triển mạnh, doanh thu từ hoạt động này luôn được xếp trong nhóm 6 chi nhánh đứng đầu toàn hệ thống trong suốt hai năm 2009 và 2010. Trong đó, hoạt động thanh toán nhập khẩu đóng góp vai trò quan trọng, chiếm 51.9% trong năm 2009 và 49.4% năm 2010 trong tổng trị giá thanh toán xuất nhập khẩu. Tại Vietcombank Đồng Nai, hoạt động thanh toán nhập khẩu được tiến hành bởi 03 phương thức: chuyển tiền trực tiếp, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Phương thức tín dụng chứng từ, với độ an toàn cao cho cả bên mua và bán, hiện đã trở thành phương thức được sử dụng phổ biến. Tuy còn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với hai phương thức còn lại nhưng thanh toán nhập khẩu bằng L/C ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình và có sự tăng trưởng đáng kể trong hai năm vừa qua. Cụ thể, năm 2009, trị giá thanh toán nhập khẩu bằng L/C là 93.177.940 USD, chiếm tỷ trọng 23.88% trong tổng trị giá thanh toán xuất nhập khẩu. Năm 2010, con số này là 95.443.000 USD, chiếm 27.96%. CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ THANH TOÁN NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai Chấp nhận yêu cầu mở L/C Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C Mức độ ký quỹ tùy thuộc vào đối tượng khách hàng và sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và Chi Nhánh. Khi mở L/C, khách hàng phải đảm bảo nguồn tiền thanh toán ngay lúc mở. Thông thường, để hạn chế rủi ro, Chi nhánh thường yêu cầu ký quỹ 100% giá trị L/C. Đối với L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng ký quỹ 100%, trực tiếp giao dịch tại Phòng Thanh toán Quốc tế của Chi nhánh. Đối với L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100%, khách hàng không cần làm hồ sơ vay ngay từ đầu do đã có sẵn hạn mức vay. Tuy nhiên, khách hàng phải cam kết tự thanh toán toàn bộ trị giá L/C. Khi thanh toán, nếu khách hàng không có khả năng thanh toán thì Chi nhánh sẽ cho vay với lãi suất cao do không thực hiện cam kết. Đối với L/C phát hành bằng vốn vay, (hình thức tài trợ thương mại), khách hàng liên hệ với bộ phận Khách hàng để được xem xét cấp hạn mức tín dụng, tiền thanh toán chỉ được giải ngân khi bộ chứng từ về về tới Chi nhánh . Khi mở L/C bằng vốn vay, doanh nghiệp đem hồ sơ vay và hồ sơ mở L/C đến Phòng Quản lý Nợ, Phòng Quản lí Nợ xem xét hồ sơ và trừ ra hạn mức vay, sau đó chuyển bộ hồ sơ qua Phòng Thanh toán Quốc tế để mở L/C. Ngoài ra còn có trường hợp L/C phát hành ký quỹ 50%, tài trợ thương mại 50%. Giấy yêu cầu mở L/C Sau khi xem xét nguồn vốn, khách hàng căn cứ vào nội dung hợp đồng để yêu cầu Chi nhánh phát hàng L/C theo mẫu in sẵn của Vietcombank. Căn cứ vào hợp đồng mua bán giữa các bên, doanh nghiệp hoàn chỉnh đơn yêu cầu phát hành L/C. Sau khi hoàn chỉnh đơn yêu cầu phát hành L/C, doanh nghiệp xuất trình tại Chi nhánh các giấy tờ: 01 thư yêu cầu phát hành L/C (theo mẫu của Vietcombank) 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng 01 bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với khách hàng giao dịch lần đầu) 01 bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế, có mã số xuất nhập khẩu (đối vơi khách hàng giao dịch lần đầu) Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại hoặc bộ Quản lý chuyên ngành (đối với hàng nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch hoặc hàng nhập khẩu có điều kiện) Giấy đề nghị ký quỹ nhỏ hơn 100% giá trị L/C theo mẫu (đối với khách hàng không có hạn mức L/C). Riêng đối với L/C nhập khẩu bằng vốn vay của chính phủ, ODA, ngoài những chứng từ trên, doanh nghiệp cần gửi cho khách hàng những giấy tờ như: phê duyệt sử dụng vốn vay Chính phủ, ODA của Bộ Tài chính, phê duyệt Hợp đồng của Tổ chức Tài trợ vốn vay. Phòng Thanh toán Quốc tế sẽ mở L/C cho nhà nhập khẩu trong 24 giờ. Kiểm tra nội dung hồ sơ Sau khi Chi nhánh phát hành L/C, khách hàng sẽ nhận được một bản sao. Khách hàng phải đối chiếu giữa nội dung L/C với đơn yêu cầu mở L/C của khách hàng để đảm bảo rằng L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng và yêu cầu của mình, đồng thời thông báo cho Chi nhánh ngay những sai lệch nếu có. Sửa đổi L/C Nếu khách hàng có nhu cầu sửa đổi L/C thì khách hàng phải xuất trình thư yêu cầu sửa đổi L/C (theo mẫu) theo văn bản thoả thuận giữa người mua và người bán (nếu có). Nhận và kiểm tra chứng từ Khách hàng sẽ nhận bộ chứng từ giao hàng theo L/C tại trụ sở của Chi nhánh. Sau khi nhận được chứng từ, khách hàng phải đối chiếu giữa L/C với chứng từ nhận được, trường hợp có những khác biệt giữa L/C với chứng từ, trong vòng 03 ngày làm việc, khách hàng phải thông báo gấp cho Chi nhánh để khiếu nại ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng giao chứng từ khi khách hàng chấp nhận thanh toán bộ chứng từ và các chi phí liên quan (nếu có). Yêu cầu phát hành bảo lãnh /uỷ quyền nhận hàng theo L/C Vietcombank Đồng Nai thực hiện bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc hoặc phát hành thư uỷ quyền nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn để khách hàng có thể nhận hàng theo L/C. Điều kiện để Vietcombank Đồng Nai phát hành thư bảo lãnh – thư uỷ quyền nhận hàng, ký hậu vận đơn gốc: Khách hàng cần phải ký quỹ 100% giá trị hoá đơn, hoặc uỷ quyền cho Vietcombank Đồng Nai khoanh số tiền tương ứng với tài khoản tiền gửi hoặc ghi nợ tài khoản tiền vay khi thanh toán và tuỳ từng trường hợp khách hàng cần xuất trình những giấy tờ sau: Phát hành thư bảo lãnh nhận hàng: khách hàng phải có thư yêu cầu phát hành bảo lãnh nhận hàng (theo mẫu) kèm 01 bản sao vận đơn đường biển hoặc vận đơn đường hàng không và 01 bản sao hoá đơn do người xuất khẩu gửi trực tiếp. Phát hành thư uỷ quyền nhận hàng: khách hàng phải có thư yêu cầu phát hành uỷ quyền nhận hàng (theo mẫu) kèm 01 bản gốc vận đơn đường hàng không ghi người nhận hàng là Vietcombank Đồng Nai kèm theo 01 bản sao hóa đơn. Ký hậu vận đơn đường biển: khách hàng phải có thư yêu cầu ký hậu vận đơn đường biển (theo mẫu) kèm 01 bản gốc đường biển và 01 bản sao hóa đơn. Thanh toán L/C Vietcombank Đồng Nai sẽ trích tiền từ tài khoản đã được chỉ định của khách hàng để thanh toán cho ngân hàng nước ngoài theo quy định của L/C khi nhận được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C. Huỷ bỏ L/C Nếu khách hàng có yêu cầu huỷ L/C, Vietcombank Đồng Nai không chấp nhận hủy L/C trong trường hợp: Khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của Chi nhánh Có tranh chấp thương mại mặc dù hai bên mua bán thỏa thuận nhưng chưa nhận được sự chấp thuận hủy L/C của các ngân hàng có liên quan. Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn hình thức thanh toán bằng L/C đối với người nhập khẩu/người mở L/C. Trước khi mở L/C, người mua cần thoả thuận cụ thể với người bán về các khoản thanh toán, lịch giao hàng, phương tiện giao hàng và các chứng từ cần xuất trình. Người mua phải nhận thức rằng L/C không phải là hình thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ giao dịch trên chứng từ chứ không biết đến hàng hoá. Nếu chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C thì người mua phải trả tiền mặc dù hàng hóa không đúng với hợp đồng. Đảm bảo là L/C chắc chắn phù hợp với hợp đồng. Các điều kiện của L/C phải đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, không nên đưa vào L/C các nội dung quá chi tiết và các quy cách kỹ thuật quá phức tạp. Trong quá trình giao dịch nếu có nghi ngờ, khách hàng nên liên hệ ngay với Vietcombank Đồng Nai để phối hợp xử lý. Người mua cần xem xét để tránh rủi ro do biến động tỷ giá ngoại tệ. So sánh thực tế nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai với lý thuyết Trên lý thuyết cũng như thực tế, khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng L/C, nhân viên Phòng Thanh toán Quốc tế phải tuân theo Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của ICC (UCP), tuy nhiên bên cạnh việc bám sát các quy tắc của UCP, nhân viên Phòng Thanh toán Quốc tế cần phải dựa vào các văn bản pháp lý như Luật Thương Mại Việt Nam 2005, Pháp lệnh Ngoại hối Việt nam 2005, và Quyết định 3209/QĐ – NHCT-SGD ngày 24/12/2009 vể việc Ban hành “Quy trình nghiệp vụ thư tín dụng”. Theo đó, khi khách hàng yêu cầu mở L/C kí quỹ dưới 100%, nhân viên Phòng Thanh toán Quốc tế, trước khi đồng ý chấp nhận giấy đề nghị mở L/C, phải tiến hành thẩm định, xem xét khả năng tài chính, tình hình kinh doanh của khách hàng. Khi đã có đủ yếu tố để đánh giá khả năng đảm bảo tài chính của khách hàng, L/C mới được tiến hành mở. Thứ hai, nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu diễn ra tại Vietcombank Đồng Nai chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống SWIFT, các trường hợp mở L/C bằng điện diễn ra không phổ biến. Thứ ba, để được thanh toán thì người bán phải có bộ hồ sơ bao gồm các loại chứng từ như Hóa đơn thương mại, Packing List, Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận số lượng và trọng lượng, Đơn bảo hiểm và 03 bộ B/L sạch. Trong nhiều trường hợp, B/L đều được ghi theo lệnh của Vietcombank Đồng Nai, không phụ thuộc vào việc khách hàng kí quỹ L/C 100% hay không. Ngoài ra, đối với những khách hàng kí quỹ L/C bằng vốn tự có, trước khi tiến hành thủ tục mở L/C, họ thường yêu cầu Vietcombank Đồng Nai bán ngoại tệ vì đại đa số khách hàng không có sẵn lượng ngoại tệ đủ lớn. Nhận xét chung về tình hình tổ chức nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai Thuận lợi NHTMCP Ngoại thương Việt Nam là một trong những ngân hàng mạnh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tiềm lực tài chính mạnh, có những lợi thế nhất định về nguồn nhân lực, hệ thống chi nhánh rộng khắp, đó là những điểm mạnh dễ nhận thấy ở hệ thống các chi nhánh của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam. Vietcombank Đồng Nai có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa trung tâm Tp. Biên Hòa, là đầu mối hành chính, kinh tế của tỉnh Đồng Nai. Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Tp. Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai, là tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, có hệ thống cảng dày đặc và giao thông đường bộ phát triển khá đồng bộ. Vì thế, Vietcombank Đồng Nai có lợi thế về mạng lưới khách hàng doanh nghiệp rộng lớn. Do tồn tại nhu cầu lớn về sức mua của người tiêu dùng và nhu cầu sản xuất của hệ thống doanh nghiệp trên toàn tỉnh, nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán nhập khẩu theo đó cũng tăng. Vietcombank Đồng Nai có hệ thống các phòng giao dịch và các chi nhánh cấp 2 trải rộng trên toàn tỉnh, được thành lập gần những khu công nghiệp, tạo nên khả năng thu hút và phục vụ nhu cầu khách hàng tốt cùng với quy mô thị trường lớn. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình trong công việc, giải đáp tận tình thắc mắc, yêu cầu của khách hàng, trình độ nghiệp vụ cao cũng là thế mạnh lớn của Vietcombank Đồng Nai. Khó khăn Do tác động cạnh tranh của cơ chế thị trường, hệ thống NHTM trên địa bàn xuất hiện ngày càng nhiều tạo nên sự cạnh tranh gay gắt, một số khách hàng truyền thống của Vietcombank Đồng Nai có biểu hiện giao động, có tư tưởng so sánh lợi ích của doanh nghiệp, buộc chi nhánh phải tốn nhiều công sức để giữ chân khách hàng, vì thế có những khó khăn nhất định. Ngoài hoạt động thanh toán quốc tế, Ngân hàng còn có các hoạt động thế mạnh khác như: Tiền gửi tiết kiệm, kinh doanh ngoại hối,… nên việc tập trung đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh toán quốc tế cũng phần nào gặp phải hạn chế. Tại hệ thống Vietcombank, nhằm tránh rủi ro, yêu cầu ký quỹ gần như là bắt buộc đối với doanh nghiệp, thông thường là 100% hoặc phải sử dụng hạn mức tín dụng. Như vậy ít nhiều sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó cần có những chính sách ưu đãi nhiều hơn nhằm tạo điền kiện cho các doanh nghiệp có thể mở L/C tại Chi nhánh. Trong tình hình thắt chặt kiểm soát ngoại tệ hiện nay, lượng ngoại tệ, nhất là đồng đô la Mỹ bị khan hiếm. Điều đó phần nào gây khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn Chi nhánh trong việc mở L/C thanh toán. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI Triển vọng phát triển của NHMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai Cơ hội và thách thức Cơ hội Vietcombank Đồng Nai từ khi ra đời đã tạo được niềm tin nơi khách hàng nên sẽ ngày càng có cơ hội thu hút nhiều hơn các khách hàng mới. Vietcombank Đồng Nai nằm giữa trung tâm Tp. Biên Hòa nên dễ dàng tiếp cận với các khách hàng cá nhân cũng như tổ chức có thu nhập cao. Với uy tín đã tạo lập sẵn trên địa bàn, Vietcombank Đồng Nai có khả năng thu hút được đội ngũ cán bộ, nhân viên mới với trình độ cao. Điều này hứa hẹn tiềm năng phát triển ngày càng cao của Chi nhánh. Việt Nam gia nhập WTO cho phép các ngân hàng nước ngoài được đầu tư mua cổ phần các ngân hàng trong nước, do đó, đây cũng là cơ hội cho các ngân hàng trong nước cũng như Vietcombank nói chung và Vietcombank Đồng Nai nói riêng tăng vốn, tiếp thu kiến thức và công nghệ hiện đại về quản lý và hoạt động ngân hàng, vì các ngân hàng được lựa chọn làm đối tác đều là các ngân hàng lớn có danh tiếng. Ngoài ra, gia nhập WTO còn tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể hợp tác kinh doanh và từ đó thúc đẩy dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu giữa các quốc gia ngày càng phát triển. Thách thức Niềm tin khách hàng đồng hành với sự phát triển: việc tạo lập và duy trì lòng tin của khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Đây cũng chính là thách thức hàng đầu không chỉ riêng Vietcombank Đồng Nai mà tất cả các doanh nghiệp khác đều phải cố gắng cải thiện và phát huy. Cạnh tranh và đối đầu: Vietcombanh Đồng Nai phải chấp nhận cạnh tranh trực tiếp, do đó, Chi nhánh cần phải đủ năng lực – bao gồm cả năng lực tài chính – để khai thác các sản phẩm mới, khách hàng mới… vì trong điều kiện kinh tế phát triển, các đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách đưa ra những loại hình sản phẩm dịch vụ mới ngày càng đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng. Khả năng chấp nhận rủi ro và quản lý rủi ro: trong các hoạt động có rủi ro vốn, Vietcombank Đồng Nai luôn giữ nguyên tắc thận trọng. Tuy nhiên trong điều kiện mới, các cơ hội đang xuất hiện nhiều, việc chấp nhận các rủi ro cao hơn cũng như chấp nhận các loại rủi ro mới là điều cần thiết cho phát triển. Tuy nhiên việc chấp nhận rủi ro không diễn ra đơn chiều mà đòi hỏi xây dựng một hệ thống định dạng và quản lý rủi ro chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững. Mục tiêu phấn đấu trong tương lai Từ cuối năm 2009 đến nay, Vietcombank Đồng Nai đã giải quyết được hết những hậu quả mà khủng hoảng tài chính để lại và bước vào thời kỳ hoạt động ổn định. Trong bối cảnh kinh tế mới, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã đưa ra những mục tiêu phấn đấu trong tương lai, làm tiền đề cho sự phát triển mới. Những mục tiêu đó vừa phù hợp với định hướng phát triển của hệ thống Vietcombank vừa tương tác được điều kiện thực tế tại Chi nhánh. Để có thể đứng vững trong hội nhập, Vietcombank sẽ phát triển theo hướng trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu của nền kinh tế Việt Nam. Tập đoàn này sẽ kinh doanh theo nhiều hình thức khác nhau. Mô hình tập đoàn tài chính mà Vietcombank hướng đến là thành lập thêm một số đơn vị như: Công ty bảo hiểm nhân thọ; Công ty Quản lý quỹ đầu tư; Công ty tài chính và chuyển tiền tại Hoa Kỳ; Công ty quản lý vốn đầu tư bất động sản; Công ty thẻ; Công ty chuyển mạch thẻ quốc gia; Trung tâm dịch vụ tin học ngân hàng. Bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn rất non trẻ, tiềm năng tăng trưởng lớn với mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 20%. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường và để chuẩn bị cho tương lai, Vietcombank đã đầu tư vốn vào một số doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, ký kết thoả ước với một số công ty bảo hiểm để tiến hành bán chéo các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ qua mạng lưới giao dịch của mình. Về phía Vietcombank Đồng Nai nói riêng, trong những năm tới, Chi nhánh đặt mục tiêu tăng trưởng huy động vốn tại chỗ hàng năm từ 15 – 20%, trong đó huy động khu vực dân cư chiếm 50% tổng huy động vốn, tăng trưởng tín dụng bình quân và các dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ từ 15 – 20 %/năm, đưa mức đầu tư tín dụng khu vực bán lẻ chiếm 40% tổng dư nợ, đạt mức thu nhập trước thuế từ 10 – 15%/năm. Đồng thời, Vietcombank Đồng Nai còn chú trọng nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên nhằm xây dựng được đội ngũ nhân lực bền vững. Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao nguồn nhân lực Bố trí những nhân viên tinh thông kỹ thuật nghiệp vụ, am hiểu rộng về tình hình tài chính. Tăng cường hơn nữa các khóa đào tạo tập trung trong và ngoài nước về chuyên ngành dành riêng cho nhân viên chuyên trách nghiệp vụ thanh toán xuất n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai.docx
Tài liệu liên quan