Đề tài Nguồn vốn và phương thức huy động vốn của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có thể phát hành các loại trái phiếu sau:

a) Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phải trả một mức lãi suất cố định được quy định ngay từ thời điểm phát hành.

b) Trái phiếu có lãi suất thả nổi: Là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phải trả mức lãi suất thả nổi theo lãi suất thị trường hoặc theo điều chỉnh của doanh nghiệp.

c) Trái phiếu có thể thu hồi: Là loại trái phiếu mà doanh nghiệp được phép thu hồi sớm hơn thời hạn.

d) Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là loại trái phiếu cho phép các trái chủ được quyền chuyển đổi sang một số lượng cổ phiếu thường xác định ở một giá xác định và trong một khoảng thời gian xác định.

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2923 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguồn vốn và phương thức huy động vốn của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không thanh toán được tiền trong thời hạn được hưởng chiết khấu. Trong trường hợp này người mua đã mất khoản chiết khấu mà có thể coi là chi phí cơ hội mà doanh nghiệp phải trả để được sử dụng khoản tiền mua hàng trong thời gian kể từ sau ngày được hưởng chiết khấu. Chi phí này tính cho 1 năm, có thể được tính như sau: Tỷ lệ chi phí = x Trong đó: i - tỷ lệ chiết khấu n - số ngày mua chịu t - thời gian hưởng chiết khấu (ngày) Ví dụ: tín dụng thương mại với điều kiện "3/10 net 45", ta có: Tỷ lệ chiết khấu i là 3% Số ngày mua chịu n là 45 ngày Thời gian hưởng chiết khấu t là 10 ngày. Do vậy: Tỷ lệ chi phí/năm = x = 31,8%/năm Như vậy chi phí cho khoản tín dụng này khá cao. Trên thực tế, loại hình tín dụng này thường có thời hạn rất ngắn và thường có lãi suất ngầm ẩn cao hơn rất nhiều so với lãi suất có kỳ hạn tương đương của vốn vay từ ngân hàng thương mại. 1.3. Ưu - nhược điểm của việc huy động vốn tín dụng thương mại a) Ưu điểm. - Tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh do doanh nghiệp sẽ vay trực tiếp bằng nguyên vật liệu và số lượng có thể thay đổi mỗi kì khi kí hợp đồng. - Giúp doanh nghiệp mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. - Chủ động khi huy động vốn: chủ động về thời gian, số lượng, nhà cung ứng. - Huy động nhanh chóng dễ dàng. - Không phải chịu sự giám sát của ngân hàng cũng như các cơ quan nhà nước. - Ngoài ra, đối với doanh nghiệp làm chủ nợ: có thể vay ngân hàng thông qua hình thức chiết khấu thương phiếu (bán hoặc cầm cố). b) Nhược điểm. - Hạn chế về quy mô tín dụng : + Số lượng mua chịu + Khả năng của nhà cung ứng. - Hạn chế về đối tượng vay mượn - Hạn chế về không gian vay mượn - Hạn chế về thời gian vay mượn do chu kỳ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau và thường bị hạn chế về thời hạn vay. - Phụ thuộc vào quan hệ sản xuất kinh doanh trên thị trường. - Có thể gặp rủi ro khi buộc phải thay đổi nhà cung ứng và phụ thuộc nhiều vào sự đúng hẹn, uy tín của nhà cung ứng. - Dễ gặp rủi ro dây chuyền. 2.Tín dụng thuê mua 2.1. Khái niệm chung Tín dụng thuê mua là một hình thức tài trợ tín dụng thông qua các loại tài sản, máy móc thiết bị. Nó có lịch sử khá lâu đời, song chỉ phát triển mạnh ở những nước có nền kinh tế phát triển. Đây là một hình tức tín dụng trung và dài hạn đặc biệt rất thông dụng trong việc tài trợ các doanh nhiệp. Ở nước ta hình thức tín dụng này mới được hình thành và phát triển. Quan hệ tín dụng thuê mua được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa người đi thuê tài sản và người cho thuê. Thỏa thuận thuê mua là một hợp đồng giữa hai hay nhiều bên, liên quan đến một hay nhiều tài sản. Người cho thuê sẽ chuyển giao tài sản cho người đi thuê trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại người đi thuê phải trả một số tiền cho chủ tài sản tương ứng với quyền sử dụng. Có hai phương thức giao dich chủ yếu là phương thức thuê vận hành(operating lease) và phương thức thuê tài chính a) Thuê vận hành Theo Điều 2 Quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của các công ty cho thuê tài chính ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho thuê vận hành (cho thuê hoạt động) là hình thức cho thuê tài sản, theo đó Bên thuê sử dụng tài sản cho thuê của Bên cho thuê trong một thời gian nhất định và sẽ trả lại tài sản đó cho Bên cho thuê khi kết thúc thời hạn thuê tài sản. Bên cho thuê giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng cho thuê. b) Thuê tài chính Theo Điều 1 Khoản 1 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP quy định: Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận 2. 2. Đặc điểm của nguồn vốn tín dụng thuê mua a) Điều kiện, thủ tục thuê - Điều kiện: DN phải kí qũy một mức từ 15-30% giá trị tài sản thuê. - Thủ tục: Để được xem xét cho thuê tài chính, DN cũng phải chuẩn bị một bộ hố sơ đầy đủ bao gồm các tài liệu chứng minh về tư cách pháp nhân, tình hình tài chính và dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả. Thuê tài chính không cần tài sản đảm bảo nhưng phải làm các thủ thục thuê như định giá, đăng kí, đăng kiểm… b) Chi phí thuê DN đi thuê tài sản phải chịu một mức tiền thuê mà có thể bù đắp được hoàn toàn chi phí công ty Cho thuê tài chính(CTTC) bỏ ra để mua sắm tài sản, phí quản lí, rủi ro và khả năng tích lũy lãi. Đối với các nước trên thế giới áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, tiết kiệm về thuế sẽ được chia cho 2 bên nên phí phải trả của DN sẽ giảm đi. Phương pháp tính tiền thuê phải trả: + Phương pháp 1: Tổng số tiền gốc được chia đều cho số kỳ hạn thanh toán ( chỉ áp dụng cho trường hợp trả theo định kỳ ) - Số tiền trả gốc theo mỗi kỳ tính theo phương pháp này như sau: M= Trong đó: M: Là số nợ gốc tiền thuê phải trả mỗi kỳ thanh toán. A: Tổng số nợ gốc tiền thuê N: Số kỳ thanh toán. - Phí cho thuê tài chính mỗi kỳ như sau: Dư nợ tiền thuê x Phí cho thuê tháng x Số ngày dư nợ + Phương pháp 2: Xác định số tiền trả đều nhau (cả gốc và phí) cho mỗi kỳ thanh toán Mỗi kỳ thanh toán, bên thuê trả cho bên cho thuê một số tiền cụ thể được xác định trước, bên cho thuê sẽ tính toán cụ thể để thu gốc và phí. Tiền thuê trả mỗi kỳ tính theo phương pháp 2 như sau: P= Trong đó: P: là số tiền thuê trả cho mỗi kỳ thanh toán ( cả gốc và phí) A: là tổng số nợ gốc tiền thuê. r: là phí cho thuê mỗi kỳ thanh toán n: là số kỳ thanh toán. Căn cứ vào số tiền bên thuê trả hàng kỳ, bên cho thuê tính thu gốc và phí như sau: Tiền phí = Dư nợ tiền thuê đầu kỳ x r Tiền gốc = P - tiền phí. c) Thời hạn thuê Thời gian thuê tối đa đối với tài sản mới (100% ) tối thiểu là 1 năm nhưng không quá thời gian khấu hao cần thiết do Bộ tài chính quy định. Thời gian thuê đối với tài sản cũ đã qua sử dụng phù hợp với tình trạng kỹ thuật và công năng thực tế của tài sản đó nhưng không vượt quá thời gian khấu hao của tài sản đó theo quy định của Bộ Tài chính. + DN thuê TS theo phương thức thuê vận hành thì chỉ thuê trong thời hạn rất ngắn so với toàn bộ thời gian hữu ích của tài sản, thích hợp với những hoạt động có tính vụ mùa Khi DN muốn chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước cho ngưòi cho thuê một thời gian khá ngắn + DN thuê TS theo phương thức thuê tài chính thì thời hạn thuê thuờng gồm 1,2 hoặc 3 giai đoạn sau: . Giai đoạn 1: Thời hạn cho thuê chính thức. Đây là khoảng thời gian quan trọng nhất của hợp đồng cho thuê. Giai đoạn này chiếm ít nhất là 60% thời gian khấu hao của TS . Giai đoạn 2: Cho thuê tự chọn. Đây là khoảng thời gian mà DN có thể tiếp tục thuê tài sản, nhưng chi phí thuê rất thấp . Giai đoạn 3: Thông thường hết giai đoạn thuê tài chính, người cho thuê ủy quyền cho doanh nghiệp thuê làm đại lý bán tài sản. Nếu DN quản lý sử dụng tài sản tốt thì giá trị thực tế của tài sản có thể lớn hơn rất nhiều giá tiền còn lại dự kiến trong hợp đồng, họ có thể mua lại và cũng có thể bán được giá cao hơn để hưởng phần chênh lệch. *Trong giai đoạn 1 DN không được tự ý kết thúc hợp đồng d) Phương thức trả tiền Căn cứ vào khả năng, điều kiện của bên thuê và thời hạn cho thuê đã được thống nhất trong hợp đồng cho thuê tài chính, bên cho thuê và DN có thể thoả thuận phương thức trả tiền như sau: + Gốc và phí cùng trả một lần trong một kỳ thanh toán. + Trả phí và gốc theo định kỳ e) Quy mô của nguồn vốn: DN có thể được tài trợ 100% vốn mà DN cần. Tuy nhiên quy mô này cũng bị hạn chế bởi quy định: + Thuê vận hành : Tổng giá trị TS sử dụng cho thuê vận hành với 1 khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty CTTC + Thuê tài chính: Tổng giá trị TS cho thuê không được vượt quá 5% vốn tự có của công ty CTTC. f) Quản lý và giám sát - Quản lí: Bên cho thuê không có quyền tham gia vào các quyết định của doanh nghiệp đi thuê. - Giám sát: DN thuê tài sản chịu sự kiểm tra tài sản định kì của bên cho thuê. g) Phương thức hoàn trả của DN khi kết thúc hợp đồng: Việc định kỳ hạn trả gốc tiền thuê và phí tiền thuê được thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê. - Trả gốc: Căn cứ vào khả năng thu nhập định kỳ của bên thuê, thời hạn thuê để xác định kỳ trả nợ nhưng tối đa không quá 6 tháng một kỳ. Đối với những tài sản có thời gian lắp đặt thiết bị , chạy thử, có thời gian ân hạn phù hợp với thời gian cần có để lắp đặt thiết bị. Thời gian này công ty cho thuê tài chính chưa thu nợ. Thời gian cụ thể để xác định kỳ trả nợ lần đầu do hai bên thoả thuận trong hợp đồng Công ty cho thuê tài chính. - Trả phí: Phí tiền thuê được trả theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý theo hai bên thoả thuận trong hợp đồng. h) Áp lực thanh toán: DN trả nợ không đúng hạn hoặc không thực hiện cam kết trong hợp đồng sẽ phải chịu lãi suất phạt như vay của NH và sự phán xử của toà án. i) Tiết kiệm thuế: Do DN trích khấu hao( Thuê tài chính) hoặc phản ánh chi phí trả tiền thuê là một khoản chi phí của DN nên lợi nhuận trước thuế của DN giảm, DN tiêt kiệm được 1 khoản thuế. 2.3. Các loại hình CTTC a) Bán và tái thuê Trong hoạt động kinh doanh có nhiều doanh nghiệp thiếu vốn lưu động để khai thác tài sản hiện có nhưng lại không đu uy tín để vay vốn ngân hàng. Do đó người mua bán một tài sản của chính họ cho người cho thuê. Đồng thời ngay lập tức một hợp đồng thuê mua được kí kết với nội dung người cho thuê đồng ý cho người thuê lại chính tài sản mà họ vừa bán. Đôi lúc các định chế tài chính cũng sử dụng phương thức này như một phương thức chuyển nợ quá hạn mà không cần dùng đến biện pháp thanh lý hay đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Kí hợp đồng mua TS của bên thuê (1) Bên cho --------------------------------------------------------- > Bên thuê ----------------------------------------------------------> thuê Kí hợp đồng thuê và cho thuê TS (2) b) Cho thuê hợp tác ( leveragel lease) Đối với tài sản thuê có giá trị lớn, một bên cho thuê không đủ vốn để tài trợ hoặc sợ rủi ro vì tập trung vốn quá lớn vào một khách hàng nên một số bên cho thuê hợp tác với một hay nhiều bên cho vay để cùng tài trợ. Trong đó bên cho thuê vẫn là trái chủ trong quan hệ cho thuê, bên cho vay là trái chủ của bên cho thuê. Vốn vay thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số tiền tài trợ, khoảng 60-80% và khoản cho vay được đảm bảo bằng chính tài sản cho thuê và cam kết chuyển nhượng hợp đồng cho thuê và các khoản tiền thuê. Người cho vay được hoàn trả tiền cho vay từ các khoản tiền thuê. Sau khi hết món nợ vay sẽ hoàn trả cho người cho thuê c) Thuê mua trả góp ( purchase lease) Đây là một hình thức mua trả góp tài sản trong một thời gian nhất định, thường là từ 1-5 năm, được áp dụng đối với trường hợp người mua có thế chấp và không có thế chấp. Trong thực tế, thuê mua trả góp là hình thức tài trợ vốn cho doanh nghiêp không có vốn thế chấp. Doanh nghiệp thuê mua tài sản theo hình thức này phả tiến hành kí kết hợp đồng thuê mua với chủ tải sản, thỏa thuận với số tiền phảI trả ngay (1/4-1/3 giá trị của tải sản) khi giao tài sản hay trong những kì tiếp theo. Trong thời gian người mua được phép khấu hao nhanh để đảm bảo lịch trình thanh toán với khách hàng. Khi hợp đồng đáo hạn thì người mua nhận quyền sở hữu tài sản. Thuận lợi chính cho người đi thuê trong hình thức này là họ có ngay tài sản sử dụng mà không phải trả ngay những khoản tiền lớn. Ngoài ra doanh nghiệp có thể giảm bớt được thuế TNDN do áp dụng phương pháp khấu hao nhanh. d) Thuê mua giáp lưng (under lease) Thuê mua giáp lưng là phương thức tài trợ mà trong đó được sự thỏa thuận của người cho thuê, người thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê từ người cho thuê. Hình thức này thường xảy ra trong trường hợp người thuê thứ nhất không còn nhu cầu đối với tài sản thuê, vì lí do nào đó, hợp đồng đã kí kết nhưng không thể hủy ngang nên họ tìm người thuê thứ 2 để chuyển giao hợp đồng. Kể từ ngày chuyển giao hợp đồng, mọi quyền lợi và nghĩa vụ về tài sản được chuyển giao sang cho người thứ 2. Tuy nhiên người thuê thứ nhất vẫn chịu trách nhiệm liên đới. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp bên thứ nhất chỉ là bên trung gian giữa bên cho thuê và bên thứ hai (do bên thứ hai không đáp ứng được yêu cầu của bên cho thuê hoặc không biết đến công ty cho thuê). Với phương thức này mặc dù doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn trực tiếp đi thuê với bên thuê vẫn có được tài sản để sử dụng trong sản xuất kinh doanh. 3. Tín dụng ngân hàng 3.1.Khái niệm Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đói với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng chủ yếu nhằm vào 3 mục đích: - Đầu tư vào Tài sản cố định: máy móc thiết bị, công trình nhà xưởng… - Bổ sung thêm vốn lưu động - Phục vụ các dự án 3.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng - Doanh nghiệp vay để đầu tư vào TSCĐ và phục vụ dự án: có thể vay NH theo hình thức như cầm cố, thế chấp tài sản, thông qua bên thứ 3 để bảo lãnh cho mình hoặc vay dưới hình thức trả góp… + Đối với những DN lớn, DN có thể sử dụng uy tín của mình với NH ( Thanh toán nợ đúng hẹn, khách hàng thân quen) để vay tín chấp… + Đối với các DN vừa và nhỏ, khi mà tài sản để thế chấp cầm cố chỉ có thể vay của NH một lượng vốn nhỏ không đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì có thể nhờ uy tín của bên thứ 3 bảo lãnh, tham gia vào qũy bảo lãnh tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ… - Doanh nghiệp vay để bổ sung vốn lưu động: có thể vay NH dưới hình thức như vay thấu chi, vay trực tiếp từng lần, cầm cố thế chấp tài sản, tín chấp ( DN lớn), bảo lãnh… 3.3. Đặc điểm của nguồn vốn tín dụng ngân hàng a) Điều kiện vay vốn: Doanh nghiệp muốn vay vốn Ngân hàng cần phải có một số điều kiện sau: - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật. b) Thủ tục vay vốn Để được vay vốn ngân hàng, DN phải có bộ hồ sơ vay vốn gồm: + Giấy đề nghị vay vốn + Giấy phép kinh doanh + Dự án, phương án sản suất kinh doanh, kế hoạch trả nợ +Hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố + Hồ sơ tài liệu khác theo yêu cầu của NH c) Lãi suất vay Khi DN vay vốn NH, DN phải trả một mức lãi suất phụ thuộc vào kì hạn của khoản vay (Lãi suất của các khoản vay có kì hạn càng cao thì càng cao), phụ thuộc vào DN có phải là đối tượng ưu đãi không,… Lãi suất doanh nghiệp phải trả thường là lãi suất đinĐiều đó có nghĩa là DN sẽ phảI trả cho NH lãI định kì (thường là lãI định kì) ngay cả khi DN làm ăn không có lãi d) Thời hạn vay DN có thể vay NH dưới hình thức ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. e) Quy mô nguồn vốn vay DN huy động vốn NH với quy mô phụ thuộc vào mục đích sử dụng vốn. Tuy nhiên quy mô này có thể bị hạn chế do quy định hạn mức tín dụng của NH cho DN, do kì hạn của nguồn vốn, do giá trị của TS thế chấp, do tính hiệu quả và khả thi của dự án….. Trong trường hợp này DN có thể xin sự đồng tài trợ của nhiều NH cho mình. f) Quản lý và giám sát: DN vay vốn NH chịu sự giám sát của NH trên 2 phương diện: + Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn có đúng với mục đích ghi trong hợp đồng vay vốn hay không? + Doanh nghiệp trả gốc và lãi có đúng hạn không? g) Rủi ro- Áp lực thanh toán: Định kì, doanh nghiệp phải trả lãi cho ngân hàng ngay cả khi doanh nghiệp làm ăn không có lãi, nếu không doanh nghiệp sẽ phải chịu lãi suất phạt của NH. Đến hạn trả gốc, nếu DN mất khả năng chi trả thì TS bảo đảm của DN bị phát mãi hoặc bên thứ ba đứng ra bảo lãnh cho DN khi vay sẽ phảI chịu trách nhiệm trả hộ cho DN. Điều này gây ra ảnh hưởng rất xấu về uy tín của DN với NH. h) Tiết kiệm thuế Lãi vay được tính là chi phí của DN, làm giảm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản thuế TNDN. 3.4. Ưu nhược điểm của việc vay vốn NH a. Ưu điểm: - Đối với DN lớn: + Tập trung được nguồn vốn lớn cùng một lúc do có thể có tài sản để thế chấp lớn, có uy tín với NH… + Mức độ rủi ro thấp hơn các DN nhỏ: Đến kì thanh toán DN không trả đựơc nợ sẽ được NH gia hạn, các DNNN sẽ được nhà nước trả hộ… - Đối với DN vừa và nhỏ: Ngày nay DN vừa và nhỏ đang nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà nước để có thể tiếp cận được nguồn vốn này b. Nhược điểm: - Bị động trong quá trình vay vì số lượng vay là bao nhiêu còn phụ thuộc vào quyết định từ phía NH - DN chịu sự giám sát của NH trong quá trình sử dung vốn vay. NH sẽ giám sát DN về việc sử dụng vốn vay có đung mục đích ghi trong hợp đồng không, về việc trả nợ gốc và lãi có đúng kì hạn cam kết không… 4.Phát hành trái phiếu 4.1. Khái niệm Trái phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích đòi nợ hợp pháp của người sở hữu trái phiếu đối với tài sản của tổ chức phát hành. 4.2. Phân loại trái phiếu Một doanh nghiệp có thể phát hành các loại trái phiếu sau: a) Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phải trả một mức lãi suất cố định được quy định ngay từ thời điểm phát hành. b) Trái phiếu có lãi suất thả nổi: Là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phải trả mức lãi suất thả nổi theo lãi suất thị trường hoặc theo điều chỉnh của doanh nghiệp. c) Trái phiếu có thể thu hồi: Là loại trái phiếu mà doanh nghiệp được phép thu hồi sớm hơn thời hạn. d) Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là loại trái phiếu cho phép các trái chủ được quyền chuyển đổi sang một số lượng cổ phiếu thường xác định ở một giá xác định và trong một khoảng thời gian xác định. Đối với loại trái phiếu này chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành, cho phép công ty huy động vốn là vay nợ nhưng khi chuyển đổi trái phiếu thì nợ chuyển sang vốn điều lệ công ty giúp cho công ty có thể tái cấu trúc vốn để giảm nợ.Việc phát hành trái phiếu loại này có một số ưu điểm là chi phí sử dụng vốn thấp do trái phiếu chuyển đổi thường có lãi suất thấp hơn so với các trái phiếu thông thường có cùng độ rủi ro nhưng không có khả năng chuyển đổi; việc phát hành tương đối dễ dàng do đây là một công cụ đầu tư rất hấp dẫn. Tuy nhiên việc phát hành trái phiếu chuyển đổi có nhược điểm là doanh nghiệp khó kiểm soát được cấu trúc vốn khi đến thời hạn chuyển đổi do quyền lựa chọn thuộc về trái chủ. e) Trái phiếu kèm quyền mua cổ phiếu: Là loại trái phiếu cho phép trái chủ được quyền mua thêm một số lượng cổ phiếu thường ở mức giá xác định và trong khoảng thời gian xác định. f) Trái phiếu có tài sản đảm bảo: Là loại trái phiếu được bảo đảm bằng những tài sản của doanh nghiệp hoặc bằng tài sản của bên thứ ba. Những tài sản để bảo đảm cho các trái phiếu phát hành thường là bất động sản hoặc nhà xưởng hay máy móc thiết bị... Khi phát hành loại trái phiếu này, công ty hoặc bên thứ ba có trách nhiệm duy trì các tài sản đảm bảo trong tình trạng tốt nhất. Một tài sản có thể làm vật bảo đảm cho nhiều lần phát hành trái phiếu nhưng, tổng giá trị trái phiếu phát hành không được vượt quá giá trị của tài sản đảm bảo. g) Trái phiếu không có tài sản đảm bảo: Là loại trái phiếu không được bảo đảm cho việc thanh toán gốc và lãi trái phiếu bằng một tài sản cụ thể nào. Đây là loai trái phiếu được doanh nghiệp phát hành tương đối phổ biến. Loại trái phiếu này thường đi đôi với lãi suất huy động khá cao do độ rủi ro cho trái chủ cao. Thường chỉ những doanh nghiệp lớn, có uy tín mới có thể phát hành thành công các trái phiếu loại này. 4. 3. Đặc điểm của việc huy động vốn từ phát hành trái phiếu a) Điều kiện, thủ tục phát hành. Tuỳ từng quốc gia, vùng lãnh thổ mà điều kiện và thủ tục phát hành trái phiếu là khác nhau. * Điều kiện phát hành: Ở Việt Nam, điều kiện phát hành trái phiếu được quy định trong Điều 8 nghị định 144/2003/NĐ-CP: Doanh nghiệp muốn phát hành cổ phiếu phải có đủ các điều kiện sau: - Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam. - Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi. - Có phương án khả thi về việc sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu. - Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành. * Thủ tục phát hành: Doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu (được quy định chi tiết trong Điều 10 nghị định 144/2003/NĐ-CP) và nộp cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. b) Quy mô phát hành Doanh nghiệp chỉ được phát hành một lượng trái phiếu nhất định dưói sự cho phép của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. c) Thời hạn và lãi suất. - Lãi suất trái phiếu thường thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng và lợi tức cổ phiếu thường. Ví dụ: Lãi suất Trái phiếu của Tổng công ty Sông Đà kỳ hạn 3 năm là 9,3%/năm. Trong khi lãi suất ngân hàng cho vay ngắn hạn từ 9,36%/năm đến 12,06%/năm; cho vay dài hạn từ 0,9%/tháng đến 1,2%/tháng, - Trái phiếu có thời gian đáo hạn xác định. Khi đáo hạn, doanh nghiệp phải hoàn trả cho trái chủ cả phần gốc và lãi trái phiếu. d) Quản lý và giám sát Doanh nghiệp không phải chịu sự quản lý hay giám sát từ các trái chủ. Doanh nghiệp chỉ phải chịu sự giám sát của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Trái chủ không có quyền tham gia vào các quyết định và biểu quyết những vấn đế quan trọng của doanh nghiệp. e) Áp lực thanh toán Doanh nghiệp phải chịu áp lực thanh toán tiền lãi trái phiếu hàng năm và trả nợ gốc khi đáo hạn. f) Phương thức thanh toán. Doanh nghiệp có thể thanh toán lãi theo phương thức trả lãi trước hoặc trả lãi sau. g) Tiết kiệm thuế Lãi trái phiếu được hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính (TK 635) để xác định lợi nhuận trước thuế do đó doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có trái phiếu được niêm yết lần đầu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 2 năm kể từ khi thực hiện việc niêm yết. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP A. THỰC TRẠNG I. THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1. Niêm yết cổ phiếu trên TTCK Nước ta hiện nay có trên 400 công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết trên Trung Tâm giao dịch CP TPHCM, song cho đến nay mới chỉ có 26 công ty đã niêm yết.Dường như các công ty cổ phần không muốn niêm yết trên thị trường CK.Trong khi đó ở các nước khác, được niêm yết là một vinh hạnh lớn,phải phấn đấu một thời gian nhất định,có khi trong nhiều năm mới đủ điều kiện niêm yết. Nguyên nhân chính của hiện tượng này liên quan đến lợi ích của công ty khi niêm yết và khi không niêm yết.Nghịch lý ở Việt Nam là:Quyền lợi đem lại cho công ty CP khi niêm yết kém quyền lợi mà họ mất đi khi tham gia niêm yết. Đó là khi không tham gia niêm yết không cần kiểm toán hàng năm, không tốn phí kiểm toán, không cân công bố thông tin,dễ trốn thuế hơn... Tuy nhiên những cái gọi là"ưu điểm" khi không tham gia niêm yết chỉ có thể có trong thời điểm giao thời,lúc tranh tối tranh sáng.Thực ra những lợi ích này hoàn toàn không bền vững khi nhà nước có các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn. Nếu có tầm nhìn xa, công ty cổ phần sẽ thấy việc niêm yết có rất nhiều điểm vượt trội như: -Được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm sau khi niêm yết. -Hình ảnh thương hiệu công ty được quảng bá rộng rãi,miễn phí trên các phương tiện thông tin đại chúng. -Tính thanh khoản của cổ phiếu cao hơn. -Giá của cổ phiếu được đánh giá tốt hơn,chính xác hơn và thông thường là cao hơn so với khi chưa niêm yết. -Dễ dàng huy động 1 nguồn vốn lớn đẻ đầu tư phát triển sản xuất vì khi niêm yết sẽ huy động được vốn trong phạm vi cả nước. 2. Nhà đầu tư thiếu thông tin *Giao dịch chứng khoán qua internet chưa phát triển Giao dịch chứng khoán qua mạng internet là 1 hình thức phổ biến trên thế giới hiện nay. Ở nước ta,hình thức này đã xuất hiện nhưng còn rất mới mẻ với công chúng và nhà đầu tư. Sau gần 5 năm đi vào họt động,TTCK Việt Nam đã thu hút hơn 20.000 tài khoản đăng ký của các nhà đầu tư là cá nhân và tổ chức tham gia giao dịch chứng khoán.Hầu hết trong số đó là các nhà đầu tư tập trung ở TP HCM và Hà Nội. Thông thường nhà đàu tư muốn mua bán chứng khoán phải đích thân đến trụ sở,chi nhánh,văn phòng đại diện, đại lý nhận lệnh của công ty chứng khoán mà mình mở tài khoản,ghi lệnh và chuyển cho nhân viên của công ty chứng khoán tại đó. *Doanh nghiệp chưa có phương tiện hiệu quả truyền tải thông tin đến các nhà đầu tư. Thực tế là đa số các công ty niêm yết chưa sủ dụng website làm công cụ của riêng mình để truyền tải thông tin đến cấc nhà đầu tư.Thông tin chưa được lưu trữ,thống kê,sắp xếp có hệ thống đẻ phục vụ cho mọi đối tượng đầu tư. Nguyên nhân của tình trạng này là do:Các quy định pháp lý chưa được cải thiện,nội dung bắt buộc công bố chưa bao hàm hết các vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm,các công ty niêm yết chưa chú trọng tới khâu thông tin và quan hệ với nhà đầu tư. Thực trạng này gây ra hậu qua là: -Các nhà đầu tư mới rất khó khăn trong việc tìm hiểu về doanh nghiệp vì rất mất thời gian trong việc thu thập thông tin. -Đối với cấc nhà đầu tư nước ngoài:Hiện nay cấc trang web về chứng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc751.doc
Tài liệu liên quan