Đề tài Nguyên nhân của tình trạng dollar hoá và những ảnh hưởng của dollar hoá tới nền kinh tế Việt Nam

MỤC LỤC

• Mục lục 1

• Danh sách nhóm .2

• Nhận xét của giáo viên .2

1. Phần I: vài nét về dollar hoá và thực trạng dollar hoá tại Việt Nam .3

1.1. Khái quát về dollar hoá 3

1.1.1. Khái niệm dollar hoá .3

1.1.2. Phân loại dollar hoá 3

1.2. Thực trạng dollar hoá tại Việt Nam .6

2. Phần II: nguyên nhân của tình trạng dollar hoá và những ảnh hưởng của dollar hoá tới nền kinh tế Việt Nam .9

2.1. Nguyên nhân của tình trạng dollar hoá .9

2.1.1. Nguyên nhân sâu xa . 9

2.1.2. Nguyên nhân trực tiếp .9

2.2. Ảnh hưởng của tình trạng dollar hoá tới nền kinh tế Việt Nam .12

2.2.1. Tác động tích cực .12

2.2.2. Tác động tiêu cực .13

3. Phần III: các quan điểm và kiến nghị .16

3.1. Quan điểm của Nhà nước về dollar hoá 16

3.2. Các giải pháp kiến nghị .16

3.2.1. Một số giải pháp được đề xuất 16

3.2.2. Những hạn chế của các giải pháp đã được đề xuất .17

3.2.3. Một số kiến nghị có khả năng thực hiện .19

4. Kết luận .22

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguyên nhân của tình trạng dollar hoá và những ảnh hưởng của dollar hoá tới nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện của hiện tượng dollar hoá ở nước ta chỉ diễn ra mạnh mẽ ở trạng thái dollar hoá tiền gửi. Thứ hai: Các ngân hàng thương mại (NHTM) có khối lượng USD lớn ở các NH nước ngoài được xem như là “Xuất khẩu tư bản”. Khi NH có sự chênh lệch giữa tỷ lệ tiền gửi và tỷ lệ tiền cho vay bằng ngoại tệ thì phần ngoại tệ chênh lệch đó sẽ được NH sử dụng để đầu tư kiếm lời cho mình thông qua các hoạt động trên thị trường quốc tế. Tỷ trọng sử dụng vốn so với huy động ngoại tệ của hệ thống NH Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ trọng 135 148 151 104 73 47 33 Đơn vị:% (Nguồn: tạp chí NH 2000, TTXVN, báo cáo thường niên của NHNNVN 1999) Nhìn vào bảng ta thấy rõ mức độ sử dụng vốn huy động ngoại tệ trong giai đoạn 1994-1997, cho vay bằng ngoại tệ vượt khả năng huy động của các NH, do đó nguồn vốn nước ngoài sẽ bù đắp nguồn vốn thiếu hụt này. Giai đoạn 1998-2000 có xu hướng ngược lại, đầu tư tín dụng cho nền kinh tế chỉ chiếm một phần vốn huy động. Giải toả phần vốn huy động ngoại tệ dư thừa, các NH kinh doanh trên thị trường tiền tệ quốc tế hay đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. Một mâu thuẫn nảy sinh là trong khi cán cân thương mại của cả nước là nhập siêu, cần phải có ngoại tệ để trang trải cho các nhu cầu nhập khẩu cấp bách và các doanh nghiệp thiếu vốn phải đi vay nước ngoài thì chúng ta gửi một khối lượng USD không nhỏ ở nước ngoài. Sự “đảo hối” này do chính sách tiền tệ và những chính sách kinh tế vĩ mô khác tạo ra là chưa hợp lý. Thứ ba: Xu hướng sử dụng USD để tích luỹ tài sản danh nghĩa. đặc biệt dollar hoá phổ biến trong thời kì có lạm phát cao, tốc độ lưu thông tiền tệ trong nước tăng nhanh, USD lên giá liên tục với tốc độ tăng giá lớn hơn nhiều so với chỉ số giá. Năm 1988 là 432,6%; năm 1990 là 145,4% và năm 1991 là 203,1%. Đáng quan tâm là năm 1999 và 2000 trong điều kiện chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,5% (năm 1999 tăng 0,1%, năm 2000 giảm 0,6%) thì sức mua đối nội của VND tăng lên, nhưng sức mua đối ngoại lại giảm 4,5% do tỷ giá VND/USD năm 1999 giảm 1,1%, năm 2000 giảm 3,4%. Tỷ giá từ đầu năm 2001 đến quý III/2001 tăng nhanh nhất nhưng chỉ số giá không tăng. Từ đó việc sử dụng USD để tích luỹ tài sản danh nghĩa trở lên hấp dẫn hơn. Thứ tư: Đồng USD được lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam một cách tương đối phổ biến. USD được sử dụng để biểu hiện giá trị và đo lường giá trị của các hàng hoá dịch vụ. Giá cả hàng hoá được công khai ấn định bằng USD và được đăng tải trên các thông tin và giá cả thị trường. Thứ năm: Việc sử dụng USD đã nhiễm vào Việt Nam và trở thành như một tập tục trong các hoạt động mua bán, thanh toán sinh hoạt với những tên gọi rất đơn giản về đơn vị tiền tệ (100USD = 1 tờ = 1 vé). Hiện tượng này có thể thấy rõ trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của các ngành dịch vụ. Song song với việc tồn tại thanh toán bằng VND thì ở các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, khách hàng kể cả người dân trong nước hay người nước ngoài đề có thể dễ dàng thanh toán bằng USD. Hiện tượng sử dụng USD đã xâm nhập vào mọi hoạt động của người dân Viêt Nam, từ việc mua kinh kiện máy vi tính cho đến phương tiện đi lại đều có thể dễ dàng giao dịch bằng USD. Ngoài ra, USD còn là phương tiện cất trữ thuận tiện, tổng hợp với các hoạt động kinh tế ngầm nhất là với các tổ chức buôn lậu. Phần II: NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG DOLLAR HOÁ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA DOLLAR HOÁ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2.1. Nguyên nhân của tình trạng dollar hoá Hiện tượng dollar hoá đang là một vấn đề gây tranh cãi trong thời gian qua, các NH cũng như các nhà kinh tế học đã để xuất những ý kiến khác nhau về những nguyên nhân nào gây ra tình trạng dollar hoá. Họ đều phát hiện ra rằng hiện tượng dollar hoá thường xảy ra ở những nước có lạm phát cao và hậu quả của lạm phát. Tuy nhiên lạm phát không phải là nguyên nhân duy nhất giải thích hiện tượng dollar hoá trong thời kì hiện nay khi lạm phát đã được kiềm chế và kiểm soát với tỷ lệ thấp. 2.1.1. Nguyên nhân sâu xa Tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của tình trạng dollar hoá ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới thì đó là: Trình độ phát triển nền kinh tế, cùng tính chất của nền kinh tế đó. Dollar hoá thường rơi vào các nước có trình độ phát triển còn thấp, các nước đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi qua nền kinh tế thị trường. Buôn lậu chưa được kiểm soát nhất là buôn lậu qua biên giới, buôn bán tiểu ngạch. Trình độ dân trí, cùng tâm lý người dân. Các nước có trình độ dân trí chưa cao, người dân còn thói quen nắm giữ vàng và dollar thì thường là nền kinh tế có mức dollar hoá cao. Trình độ phát triển của hệ thống NH, nhất là hoạt động thanh toán. Rõ ràng khi hoạt động NH còn non trẻ, hoạt động thanh toán chưa phát triển, công nghệ thanh toán còn lạc hậu, thì thường có tình trạng dollar hoá ở nền kinh tế. Chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý ngoại hối, cùng mức độ đảm bảo tính nghiêm minh của cơ chế quản lý. Nếu như đồng nội tệ ổn định, cơ chế quản lý ngoại hối chặt chẽ, thì tình trạng dollar hoá nền kinh tế rất khó xảy ra. Khả năng chuyển đổi đồng nội tệ - đồng tiền của quốc gia đó. 2.1.2. Nguyên nhân trực tiếp Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng dollar hoá còn do những yếu tố sau: Biến động về ngoại tệ tại hệ thống NH trong những năm qua đặc biệt là năm 1999 và 2000 chịu ảnh hưởng của tác động bên ngoài như sự mở rộng xu hướng toàn cầu hoá từ những năm 1990, hay việc gia nhập WTO; sự tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế Mĩ đã làm cho đồng dollar Mĩ ngày càng có sức mạnh và có tính hấp dẫn hơn so với các đồng tiền khác, trong đó có cả đồng Việt Nam. Thêm vào đó, từ năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu Á xảy ra đã có những tác động nhất định làm giảm giá trị của đồng Việt Nam, và ảnh hưởng bất lợi đến kinh tế trong nước. Trong khi đó, thu nhập của các tầng lớp dân cư còn thấp, với tâm lý muốn tiết kiệm để lo cho cuộc sống tương lai thì người dân lựa chọn những đồng tiền mạnh và ổn định. Đồng dollar được sử dụng khá tự do, trong cơ chế quản lý ngoại hối của nước ta hiện nay, người Việt Nam được nhận kiều hối, tiền của người thân gửi từ nước ngoài về bằng ngoại tệ không bắt buộc bán cho NH, nhận VND như trước đây. Trong bối cảnh VND liên tục giảm giá so với USD, lãi suất USD hấp dẫn nên rõ ràng họ không dại gì chuyển đổi sang đồng nội tệ-VND. Trước diễn biến về tỷ giá thị trường việc bán ngoại tệ thì dễ mà mua lại ngoại tệ của NH thì hết sức khó khăn. Trong khi đó tỷ giá các tháng lại liên tục thay đổi. Do đó, các doanh nghiệp sẽ hết sức tỉnh táo khi chỉ bán ngoại tệ theo tỷ lệ kết hối quy định, thậm chí còn chần trừ, trì hoãn việc bán mà để tồn tại số dư ngoại tệ trên tài khoản là điều dễ hiểu. Thu nhập USD trong tầng lớp dân cư tăng lên và mở rộng. Đó là người Việt Nam làm việc ở công ty nước ngoài và tổ chức quốc tế ở Việt Nam, tiền cho người nước ngoài thuê nhà và kinh doanh khách sạn mini, kinh doanh du lịch, tiền của người Việt Nam đi xuất khẩu lao động hay đi du học, tiền kiều hối gửi về, tiền của người Việt Nam đi dự hội thảo hay làm việc ngắn hạn ở nước ngoài mang về. Người Việt Nam đi du lịch nước ngoài gia tăng nhanh chóng trong nhưng năm gần đây. Các công ty du lịch đề niêm yết, thông báo, quảng cáo giá tour du lịch bằng USD. Do đó, muốn du lịch phải có ngoại tệ, phải tích trữ USD. Người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài phải đặt cọc một khoản bằng USD trong tài khoản NH, mà số lượng người này cũng tăng lên rất nhanh chóng trong thời gian qua. Bên cạnh đó, người Việt Nam đi du học nước ngoài bằng các hình thức khác nhau, chủ yếu là đi du học tự túc đang tăng lên gấp bội. Muốn được chấp nhận vào học ở nước ngoài, người xin đi học phải chứng minh được năng lực tài chính của mình, thể hiện bằng số dư ngoại tệ gửi ở các NH Việt Nam. Tiếp đến trong quá trình học, gia đình trong nước phải thường xuyên chuyển tiền cho con em mình theo học bằng USD thông qua các NH, do đó phải có số dư tiền gửi USD tại các NH để chuyển tiền ra nước ngoài cho con em du học. Cơ chế về lãi suất đã làm cho dollar hoá không giảm. Thể hiện ở chỗ, từ năm 1991 đến nay, trong công cuộc chống lạm phát ở Việt Nam, lãi suất tín dụng NH (lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay) đã được điều chỉnh hạ thấp nhiều lần. Lãi suất tín dụng bằng VND luôn cao hơn lãi suất tín dụng bằng USD. Biên độ chênh lệch giữa lãi suất tín dụng bằng VND và USD tạo khe hở cho việc lợi dụng ăn chênh lệch lãi suất, nhất là đối với các doanh nghiệp vay vốn và kích thích vay vốn tín dụng bằng USD làm cho khuyng hướng dollar hoá không giảm đi. Với quy định số 08 NH/QĐ ngày 14/01/1991 và thông tư số 01/20000NHNN7 ngày 24/2/2000, quyết định số 180/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tỷ lệ kết hối ngoại tệ từ 80% xuống 50% các NHTM được nâng lãi xuất tiền tiết kiệm USD để thu hút ngoại tệ. Khi vốn ngoại tệ bị ứ đọng, các NHTM đã gửi vốn ra nước ngoài hưởng lãi suất cao hơn lãi suất cho vay ngoại tệ ở trong nước. Tất cả những điều chỉnh ấy đã kích thích người dân, các doanh nghiệp tìm kiếm nắm giữ ngoại tệ, chuyển dịch tài sản của họ từ VND sang USD bằng cách gửi tiết kiệm ngoại tệ vào NH để được hưởng lãi suất kép (lãi tiết kiệm và tỷ giá). Mệnh giá của tờ VND thấp (năm 2001, đồng 100.000đ chỉ khoảng 7 USD; năm 2011, đồng 500.000đ khoảng 24.5 USD), thực chất chỉ đáp ứng những nhu cầu lưu thông chi trả bình thường còn giá cả những mặt hàng thông thường phải sử dụng tới các mệnh giá cao nhất. Do đó việc sử dụng USD trở nên rất thích hợp, thuận tiện trên nhiều phương diện. Mệnh giá đồng tiền chỉ là vấn đề kĩ thuật của chế độ tiền tệ nhưng nếu không thích ứng cũng là một yếu tố để USD chiếm vị trí của đồng bản tệ và thúc đẩy qua trình dollar hoá. Thời kì từ năm 1992 đến 2001, khi lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, Chính phủ đã quyết định chấm dứt việc phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt NSNN. Nhưng trong thực tế, việc còn sử dụng vốn tiền phát hành và sử dụng một bộ phận USD của quỹ điều hoà ngoại tệ của NHNN để làm nguồn vốn tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước hoặc vốn cho vay trung hạn của NHTM quốc doanh, thực chất vẫn là bù đắp thiếu hụt NSNN và là nguyên nhân thúc đẩy thêm quá trình dollar hoá ở Việt Nam. Hệ thống kho bạc nhà nước huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu (USD) để bù đắp thiếu hụt NSNN cũng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình dollar hoá ở Việt Nam. Tình trạng buôn lậu, nhất là buôn lậu qua biên giới và trên biển khá phát triển và quản lý khá lỏng lẻo. Tình trạng các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các cửa hàng kinh doanh, các cửa hiệu vàng bạc bán hàng thu ngoại tệ, thu đổi ngoại tệ còn tuỳ tiện, diễn biến phổ biến. 2.2. Ảnh hưởng của tình trạng dollar hoá tới nền kinh tế Việt Nam Dollar hoá không chỉ là vấn đề ở Việt Nam mà là một vấn đề lớn đã và đang diễn ra trên thế giới. Với xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay nhiều cuộc thoả luận về vấn đề dollar hoá chính thức nền kinh tế đối với các nước chậm phát triển đã được tổ chức. Tuy nhiên một hiện tượng nào cũng có 2 mặt của nó, có mặt tích cực và tiêu cực và hiện tượng dollar hoá cũng không phải là ngoại lệ. 2.2.1. Tác động tích cực Có một lượng lớn ngoại tệ, các NH có điều kiện mở rộng hoạt động của mình nhất là các hoạt động đối ngoại. Hơn nữa, sự tồn tại của các khoản tiền gửi bằng USD tại các NH trong nước tạo công cụ hội nhập thị trường trong nước với thị trường thế giới, giảm thiểu các chi phí giao dịch tài chính quốc tế. Một lực lượng USD được gửi trong các NH tạo thành nguồn vốn ngoại tệ lớn để cho vay và đầu tư cho nền kinh tế, hạn chế được việc đi vay nước ngoài. Song trong điều kiện cho vay ngoại tệ của các NH gặp khó khăn, thì với việc lãi suất trên thị trường thế giới cao, các NH trong nước đem gửi ở nước ngoài. Rõ ràng là người dân cũng được hưởng lợi từ lãi suất hơn là cất trữ trong nhà, các NH cũng có thu nhập về nghiệp vụ tiền gửi và có lợi ích như ở phần trên. Quốc gia cũng có thêm nguồn dự trữ ngoại tệ. Thêm vào đó, thời kì cả cán cân thương mại và cán cân thanh toán đều thâm hụt nghiêm trọng việc thu hút mọi nguồn USD trôi nổi trên thị trường và các chính sách thu hút kiều hối qua NH là một giải pháp tích cực để đảm bảo nhiều cân đối vật chất khác của nền kinh tế. Một đất nước với một đồng tiền riêng thường được phát hành bởi NHTƯ- sẽ có chính sách tiền tệ riêng của nó. Trên lý thuyết thì điều này cho phép NHTƯ quản lý được mức cung tiền, lãi suất, tỷ giá nhằm đến mục tiêu chỉ vì lợi ích riêng của đất nước. Trên thực tế thì hầu hết các nước đang phát triển đã trải qua những vấn đề nghiêm trọng về chính sách tiền tệ, điều hành chính sách tiền tệ của họ - đó chính là việc các nước này thiếu rất nhiều những thể chế cũng như kinh nghiệm cần thiết về thiết kế, điều hành, thực thi chính sách tiền tệ. Trong bối cảnh đó thì dường như việc dollar hoá là một bước tiến quan trọng trong việc ổn định giá cả trong nước, đặc biệt là những nước thường mắc phải những vấn đề nghiêm trọng về chính sách tiền tệ. 2.2.2. Tác động tiêu cực Trong một nền kinh tế có tỷ trọng ngoại tệ lớn, việc hoạch định các kế hoạch kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ sẽ không được độc lập mà chịu nhiều ảnh hưởng bởi diễn biến kinh tế quốc tệ, nhất là khi có những cuộc khủng hoảng xảy ra. Dollar hoá làm giảm nhiệu quả điều hành chính sách tiền tệ: Gây khó khăn cho việc dự báo diễn biến tổng phương tiện thanh toán. Qua đó, việc quyết định tăng, giảm lượng tiền trong lưu thông kém chính xác và kịp thời. Dollar hoá cũng làm cho nhu cầu đồng Việt Nam nhạy cảm hơn đối với những thay đổi từ bên ngoài, những cố gắng trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm tác động đến tổng cầu nền kinh tế thông qua việc thay đổi lãi xuất cho vay trở nên kém hiệu quả. Tình trạng dollar hoá có tác động đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá. Dollar hoá có thể làm cho cầu tiền trong nước thiếu ổn định cho người cư trú có xu hướng chuyển tiền từ đồng nội tệ sang đồng dollar Mĩ làm nhu cầu dollar tăng mạnh gây sức ép lên tỷ giá. Trong trường hợp tỷ lệ tiền gửi dân cư bằng ngoại tệ cao như hiện nay, thì các NH sẽ gặp khó khăn trong khả năng thanh toán khi có những biến động làm cho người dân đổ xô đi rút ngoại tệ trong khi số ngoại tệ này đã được cho NH vay, đặc biệt là cho vay dài hạn, khi đó NHNNVN cũng không thể hỗ trợ được vì không có chức năng phát hành dollar Mĩ. Các NHTƯ vốn có một chức năng lịch sử là chức người cho vay cuối cùng với các NHTM. Là người cho vay cuối cùng, NHTƯ sẵn sàng cung cấp các khoản cho vay thanh toán đối với hệ thống NH khi có sự tiền khỏi hệ thống NH một cách có hệ thống. NHTƯ thực hiện chức năng này chủ yếu bằng nguồn vốn tự có của mình để tạo ra khả năng thanh toán-một nghiệp vụ không thể có được trong hệ thống dollar hoá. Bởi vậy, dollar hoá sẽ hạn chế vai trò của NHTƯ là người cho vay cuối cùng. Hạn chế các đặc quyền riêng của NHTƯ trong phát hành tiền tệ để mua ngoại tệ, tăng quỹ dự trữ ngoại tệ và sử dụng nó không chỉ với tư cách là công cụ của chính sách tiền tệ mà còn là mục tiêu tăng tiềm lực kinh tế cho đất nước. Dollar hoá sẽ tăng hạn chế trong vai trò của tỷ giá hối đoái trong chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách tiền tệ. Nó có nhiệm vụ đảm bảo ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao. Nhưng trong nền kinh tế bị dollar hoá, tỷ giá bị cố định, nên sẽ hạn chế việc thực hiện chính sách xuất khẩu, mặt khác lại khích thích nhập siêu (trong đó có cả nhập lậu) do VND chịu sức ép tăng giá so với USD. Dollar hoá trong xã hội đã như chất xúc tác giúp một bộ phận dân chúng quen thói làm ăn bất chính sử dụng USD vào việc buôn lậu hàng qua biên giới, tiếp tay cho một số Việt kiều làm ăn không đàng hoàng, tiến hành đầu tư chui đến nay vẫn chưa gỡ xong. Bên cạnh đó, tình trạng đào hố chảy máu ngoại tệ qua biên giới, cửa khẩu quốc tế, và nạn rửa tiền, ma tuý gián tiếp hay trực tiếp liên quan đến tình trạng dollar hoá. Như vậy, khi nền kinh tế bị dollar hoá thì không tước được vũ khí lợi hại (USD) của các kẻ buôn lậu trên các tuyến, phá rối thị trường và làm cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước bị đình đốn. VND không làm được trọn vẹn các chức năng của mình và phải “cạnh tranh” trong thế yếu so với một đồng tiền mạnh, tự do chuyển đổi ở tất cả các nước. Từ đó mục tiêu tiến tới trên đất nước Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam không đạt được. Đồng nội tệ không được coi trọng. Mọi người đều coi trọng đồng tiền của nước mình là biểu tượng chủ quyền dân tộc. Và khi một nước dollar hoá chính thức cũng tạo điều kiện cho các chính khách nước đó dễ dàng đổ lỗi cho chính sách tiền tệ của Mĩ hay nước nào đó mà đồng tiền đang sử dụng ở nước bị dollar hoá, khi mà họ vướng mắc những điều kiện khó khăn, bất ổn về kinh tế do việc điều hành, quản lý yếu kém. Đối với Mĩ, đây là vấn đề đầu tiên khi vấn đề dollar hoá nổi lên. Phần III: CÁC QUAN ĐIỂM VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ DOLLA HOÁ Quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ và NHNN trong vấn đề dollar hoá là “Xoá bỏ dollar hoá trong nền kinh tế-xã hội nước ta phải thực hiện từng bước từng khâu thích ứng với từng giai đoạn đổi mới, phát triển của đất nước, phải bằng nhiều giải pháp vừa kinh tế vùa hành chính kết hợp với giáo dục pháp luật, điều chỉnh tâm lý xã hội trong quá trình thực thi nhiều cơ chế kinh tế nghiệp vụ NH cụ thể nối tiếp nhau, để nâng vị thế của đồng tiền Việt Nam trong chức năng thuộc tính của tiền tệ”. Giải pháp tại kì họp Quốc hội năm 2000 về vấn đề dollar hoá, Thống đốc NHNN Lê Đức Thuý (1999-2007) nói: “tình trạng dollar hoá đang gia tăng, xử lý vấn đề này về hình thức có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế thì rất khó. Đó là một cuộc chiến gay go và chắc chắn là chưa thể giải quyết trong một sớm một chiều. Bởi vì mỗi người có góc độ lợi ích riêng của mình, cho nên cũng xin báo cáo với Quốc hội rằng sẽ có nhiều giải pháp đụng đến thói quen ấy, nhất định sẽ có nhiều phản ứng. Mong được sự chia sẻ, đồng tình và hỗ trợ của Quốc hội”. Như vậy, quan điểm của Đảng và nhà nước trong vấn đề dollar hoá ở nước ta rất rõ ràng. Từ những nhìn nhận nói trên đặt ra trước mắt các nhà hoạch định chính sách, thiết lập cơ chế quản lý vĩ mô trong lĩnh vực tiền tệ ngoại hối cần có chung quan điểm thực tiễn và kiên trì để có đối sách đúng đắn và nhất quán trong việc xử lý vấn đề dollar hoá ở nước ta. Rõ ràng dollar hoá không còn là vấn đề kinh tế - tiền tệ - ngoại hối của riêng ngành NH phải giải quyết, mà còn là vấn đề chính trị, xã hội, vấn đề an ninh kinh tế và mặt nào đó cũng có tính chất quốc tế gắn với xu thế hội nhập trong điều kiện mới của thế giới hiện nay. 3.2. Một số giải pháp và kiến nghị 3.1.1. Một số giải pháp được đề xuất Vấn đề dollar hoá đã có những biểu hiện ở Việt Nam trong năm 2000 Thời gian qua trên các bài báo và tạp chí thuộc lĩnh vực kinh tế - tài chính - ngân hàng đã đăng nhiều bài viết tranh luận về vấn đề dollar hoá ở nước ta. Nhiều giải pháp giải quyết vấn đề này đã được đưa ra. Nhiều người đã đề xuất như sau: Xoá bỏ cơ chế đa sở hữu ngoại tệ; Không cho huy động tiết kiệm bằng ngoại tệ để nhất quán với việc NHNN không thực hiện bảo hiểm tiền gửi bằng ngoại tệ; Không cho vay và bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài để nhất quán với việc NHNN không cho NHTM vay chiết khấu bằng ngoại tệ; Thực hiện kết hối 100% ngoại tệ các doanh nghiệp có thu ngoại tệ phải bán hết cho NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ, mọi nhu cầu chi ngoại tệ hợp lý đều được mua tại NH theo kế hoạch dự trù và được NH thoả thuận. 3.2.2. Những hạn chế của các giải pháp đã được đề xuất Bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ phải mở một tài khoản tại một NH được phép. Giải pháp này thực ra không phải mới mẻ đối với nước ta bởi trước đây trong quản lý ngoại hối đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như để thực hiện biện pháp kết hối theo kế hoạch, NH đã đưa ra giải pháp yêu cầu các doanh nghiệp phải mở một tài khoản ngoại tệ tại một NH. Quy định này đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp và tạo sự phản ứng mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp. Nếu quy định như vậy thì có nghĩa doanh nghiệp chỉ được quan hệ tín dụng thanh toán và sử dụng dịch vụ khác của NH khác từ một NH, không tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng để nâng cao chất lượng dịch vụ NH , gây ra sự rủi ro mà doanh nghiệp sẽ gặp phải khi toàn bộ số vốn bằng ngoại tệ sẽ được gửi tại một NH gặp khó khăn về tài chính. Do đó biện pháp này hoàn toàn không khả thi. Tăng tỷ lệ kết hối lên 100% nguồn thu ngoại tệ từ các giao dịch vãng lai. Đây là một giải pháp mang nặng tính hành chính là hạn chế về ngoại hối trong các giao dịch vãng lai. Việc quy định bắt buộc phải kết hối 100% nguồn thu ngoại tệ từ các giao dịch vãng lai sẽ đẩy rủi ro về tỷ giá về các doanh nghiệp trong khi các công cụ chống rủi ro về tỷ giá của ta lại chưa phát triển. Về giải pháp chi trả kiều hối bằng VND và không cho cá nhân được gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ. Trước tiên, phải thừa nhận rằng đây là một giải pháp hành chính để giảm hiện tượng dollar hoá đang diễn ra ở Việt Nam. Nhưng một điều không thể phủ nhận rằng chính sách kiều hối của ta trong giai đoạn vừa qua đã thu hút một lượng đáng kể ngoại tệ chuyển về Việt Nam. Được chứng minh bằng số ngoại tệ chuyển về tăng qua các năm: năm 1997 là 400 triệu USD, năm 2000 gần 1.7 tỷ USD. Cho người Việt Nam nhận kiều hối là một giải pháp tình thế trước mắt góp phần không nhỏ giảm bớt sự mất cân đối cung cầu ngoại tệ trong thời gian qua. Trong khi giá trị VND còn chưa được ổn định bền vững và không thể quay lại việc điều hành tỷ giá theo cơ chế đa tỷ giá, đưa ra tỷ giá ưu đãi hơn đối với người Vệt Nam nhận tiền ở trong nước. Do trong thời gian qua lãi suất bằng USD trên thị trường quốc tế tă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDolla hoa.doc
Tài liệu liên quan