Đề tài Nhà ở cho sinh viên –thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

 

Chương I: Những vấn đề chung 3

I. Quan niệm về nhà ở và xu hướng thiết kế nhà ở 3

II. Những vấn đề liên quan đến nhà ở Hà Nội hiện nay: 5

1. Quỹ đất cho xây dựng và phát triển nhà ở: 5

2. Quỹ nhà ở Hà Nội và thực trạng: 6

3. Nhà ở cho người có thu nhập thấp: 8

 

Chương II: Nhu cầu và Thực trạng nhà ở sinh viên 10

I. Nhu cầu và khả năng đáp ứng nhà ở cho sinh viên nước ta hiện nay 10

1. Nhu cầu nhà ở của sinh viên 10

2. Khả năng đáp ứng của trị trường 12

II. Thực trạng nhà ở sinh viên 13

1. Thực trạng phòng ở Kí túc xá: 13

2. Thực trạng nhà thuê ngoàI của sinh viên : 20

III. Mô hình làng sinh viên hacinco 26

1. Kết cấu làng sinh viên hacinco: 26

2. Những bất hợp lý của làng sinh viên Hacinco: 26

 

Chương III: Giải pháp cho vấn đề nhà ở của sinh viên 30

1. Không xây dựng 1 làng sinh viên to rộng mà nên chia nhỏ thành nhiều làng sinh viên đơn vị: 30

2. Các lợi thế kinh doanh của dự án: 31

3. Kiến trúc làng sinh viên 33

4. Công tác quản lý làng sinh viên: 38

5. Hạch toán chi phí: 43

 

Lời kết 45

Tài liệu tham khảo 46

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2840 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhà ở cho sinh viên –thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghĩa là nếu tính trung bình 10 người /phòng thì có đến 120 người ở 1 tầng nhưng lại chỉ có khoảng 8 phòng tắm, 6 nhà vệ sinh và 2 bể nước. Thử hỏi sinh hoạt của sinh viên sẽ như thế nào? Đã thế, kết cấu phòng ở lại cực kỳ bất tiện cho sinh hoạt, vừa chật hẹp vừa khó chịu, bức bối. - Nền nhà bằng xi măng, số lượng cửa sổ lại ít (1 cửa sổ/phòng), dẫn đến nhà rất hay ẩm thấp, thiếu không khí, ánh sáng trầm trọng. - Mỗi phòng kê 2 dãy giường gồm 4-6 giường tầng -> choáng hết diện tích phòng ở, nhiều phòng ở chỉ còn đủ một lối đi chung rộng khoảng 1-1,5 m. Hơn thế nữa, mỗi giường lại không được lắp thêm ngăn tủ đựng đồ riêng nên phòng vốn đã chật hẹp lại phai mất thêm một phần diện tích dùng vào mục đích để đồ riêng của mỗi sinh viên nên càng chật hơn. - Ngoài ra, khu vực dành cho phơi phóng cũng là một vấn đề đáng để nói. Với một số lượng người đông như vậy mà mỗi phòng chỉ có một khu vực phơi đồ rộng khoảng 4 m2, không có khu vực phơi chung khác nào cho sinh viên sử dụng. Những lúc bình thường sinh viên có thể cố gắng khắc phục nhưng những lúc “tổng vệ sinh” chăn chiếu thì thực sự rất nan giải. Rất nhiều người khi vào chơi trong kí túc xá đã không khỏi ác cảm nhất là lại phải nhìn thấy từng dãy quần áo được treo phơi ở mọi nơi, mọi chỗ của khu nhà. Nhưng biết làm sao khi sinh viên không có chỗ để phơi mà nhu cầu này lại quá lớn và rất thường xuyên. - Các khu kí túc xá hầu như 100% không có nơi dành cho sinh viên tiếp khách hoặc tổ chức sinh nhật, phòng ở lại quá chật chội, có phần bừa bãi nên khi có khách sinh viên buộc phải dẫn ra quán -> tăng thêm chi phí của sinh viên. + Về cung cấp các dịch vụ và cơ chế quản lý kí túc xá: - Dịch vụ nhà ăn: có rất nhiều trường không có hệ thống nhà ăn phục vụ sinh viên: ngoại thương, mở (không có cả kí túc xá), sân khấu điện ảnh,… Và như thế có nghĩa là buộc sinh viên phải sử dụng hệ thống dịch vụ tư sau trường cho dù chất lượng các dịch vụ đó như thế nào. Đối với những trường có hệ thống nhà ăn phục vụ sinh viên thì chất lượng phục vụ cũng không khá hơn là bao. Nhà ăn thuộc diện đã được xây dựng từ rất lâu, cơ sở cũ nát, chất lượng thực phẩm ít được quan tâm mà chỉ chú trọng đến mặt số lượng nên không đảm bảo, số lượng mặt hàng phục vụ lại không đa dạng. Chính điều này đã dẫn tới một thực trạng là sinh viên nấu ăn trộm trong phòng ở rất nhiều, từ đó gây ra nhiều hậu quả khác như: nguy cơ quá tải nguồn điện, nguy cơ về cháy nổ cao. Và như vậy khiến cho sinh viên không yên tâm học tập. - Điện nước: Nước được bơm theo giờ nhưng giờ bơm lại không hợp lý: sáng từ 6h-8h, trưa từ 11h-12h, chiều từ 16h-19h, thường thì trong những khoảng thời gian này sinh viên phải đi học. Đã thế chất lượng nước lại kém, có rất nhiều cặn, váng, không đảm bảo an toàn vệ sinh cho sinh viên, bể nước không được cọ rửa thường xuyên lại chỉ có nắp đậy nửa bể nên nước có rất nhiều bụi. Một thực trạng đáng nói nữa ở đây là tình trạng mất nước xảy ra thường xuyên, có lúc còn mất đến 4,5 ngày, gây rất nhiều khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày của sinh viên. - Cơ chế quản lý kí túc xá lỏng lẻo: Thể hiện: Tất cả mọi người có thể ra vào kí túc xá một cách tự do mà không bị kiểm tra. Điều này dẫn đến rất việc rất nhiều sinh viên trong kí túc xá bị mất đồ và tiền. Công tác kiểm tra phòng ở sinh viên của ban quản ký kí túc xá không hoặc rất ít được thực hiện. Dẫn đến, phòng ở lộn xộn, bừa bộn, rác thải có mặt dọc hành lang đi. Tệ hại hơn nữa là tình trạng sinh viên cờ bạc, rượu chè trong kí túc. Cũng chính điều này đã làm nảy sinh một hiện trạng là sinh viên ở chui tràn lan trong kí túc xá, gây nên tình trạng lộn xộn. Ngoài ra do không được quản lý chặt nên ý thức giữ gìn trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của kí túc rất kém. Tất cả những điều trên đã làm cho chất lượng ở kí túc xá sụt giảm trầm trọng. Rất nhiều sinh viên vì không thể cố gắng thích ứng được với cuộc sống trong kí túc xá nên đã phải xin chuyển ra ngoài dù biết rằng nếu ra ngoài cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, và khó khăn lớn nhất trước mắt là tìm chỗ ở. Chính điều này đã dẫn đến một thực tế là kí túc xá thì thừa phòng không có sinh viên ở, trong khi sinh viên vẫn phải lao đao đi tìm nhà ở thuê ngoài chứ nhất định không chịu vào kí túc xá ở. c. Giải pháp cải tạo : (Trường ĐH KTQD) Từ thực trạng đó, một biện pháp đã được đưa ra, đó là xây dựng dự án cải tạo, cơi nới, nâng cấp các kí túc xá cũ và đầu tư xây dựng khu kí túc xá mới. Hiện nay, ở tất cả các trường đều đã thực hiện dự án này và đã mang lại cho kí túc xá sinh viên một bộ mặt mới với chất lượng cao hơn. Thể hiện: + Bề ngoài khu kí túc xá được tu sửa, trang trí lại khang trang, sạch đẹp hơn. + Phòng ở đựơc cơi nới, ghép ốp làm cho rộng hơn, đặc biệt là tất cả các phòng đều được xây dựng khép kín, số lượng người giảm đi, trung bình 8 đến 10 người/1phòng, mức giá trung bình là 50000đ - 60 000đ/người/tháng. + Chất lượng hệ thống dịch vụ phục vụ sinh viên cũng được nâng lên. Nhiều trường đã xây dựng mới nhà ăn tập thể, mở rộng, mở thêm nhiều căng tin, trong khuôn viên trường đã có thêm khu vực để sinh viên tập luyện, chơi thể thao (kinh tế, bách khoa, sư phạm 1). Đơn cử như trường đại học KTQD. Trước đây, kí túc xá của trường cũng ở trong tình trạng chung: nhà ở cũ, tồi tàn, phòng ở vừa thiếu vừa chật hẹp, lại không khép kín, số sinh viên/1 phòng ở đông(10 người/phòng), các dịch vụ cung cấp: điện nước, dịch vụ ăn uống,chất lượng thấp,...Thế nhưng hiện nay, diện mạo kí túc xá của trường đã hoàn toàn thay đổi. Được sự ủng hộ, giúp đỡ của bộ Giáo dục &Đào tạo, bộ Kế hoạch &Đầu tư, bộ tài chính & các cơ quan hữu quan, Đảng ủy, ban giám hiệu trường đại học KTQD đã quyết định xây dựng và thực hiện dự án đầu tư, sửa chữa, nâng cấp , mở rộng khu kí túc xá sinh viên các nhà 1,2,3,4 bằng cách cấy ốp các công trình phụ khép kín vào các phòng ở sinh viên. Ngày 2/10/2001 bộ trưởng bộ giáo dục &đào tạo đã ký quyết định số 5445 QĐ/BGD&ĐT-KHTC phê duyệt dự án đầu tư, cải tạo mở rộng 4 kí túc xá sinh viên trường đại học KTQD với tổng diện tích cải tạo 4 kí túc xá cũ là 10446 m2, trong đó, diện tích cải tạo khu vệ sinh cũ thành diện tích sinh hoạt chung là 1051 m2, tổng diện tích xây dựng mới khu vệ sinh là 4053 m2, với tổng mức đầu tư là 11179368000 đồng, xây dựng bằng 100% vốn ngân sách nhà nước cấp. Đến đầu năm 2003, dự án hoàn thành. Giờ đây, toàn bộ khuôn viên kí túc xá đã được quy hoạch tách rời với các khu vực hành chính, gồm 5 nhà: nhà 1,2,3,4 vừa được cải tạo lại, nhà 11 vừa được xây dựng mới hoàn toàn, 1 nhà ăn 3 tầng cũng vừa được khánh thành, cộng thêm 2 căngtin nhỏ phục vụ sinh viên và 1 sân thể dục rộng rãi đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu nhà ở của sinh viên. Ngoài ra , trong kí túc xá còn co 2 khu nhà để xe phục vụ sinh viên có nhu cầu. Khu kí túc xá nhà 11- khu nhà được xây dựng mới hoàn toàn gồm 5 tầng khang trang, sạch sẽ, có khuôn viên rộng, thoáng và nhiều cây xanh. +Tầng 1 là tầng dành riêng cho các phòng hành chính: hội sinh viên, ban giám đốc trung tâm dịch vụ, phòng ban quản ký sinh viên, phòng tiếp khách của sinh viên và có khoảng 4 đến 5 phòng dành để phục vụ chỗ ngủ cho người nhà sinh viên khi đến thăm. +Từ tầng 2->tầng 4 là tầng ở của sinh viên nữ. +Tầng 5 dành riêng cho sinh viên nam. Mỗi tầng gồm 26 phòng khép kín. Đối với mỗi phòng: - Diện tích ở khoảng 15 m2 + 6 m2 khu công trình phụ + 1 ban công là khu vực phơi phóng. - Nền được lát đá hoa sáng màu, mỗi phòng đều được trang bị 1 bộ bàn ghế tiếp khách, hệ thống quạt trần, đèn đầy đủ. - Phòng ở dành cho 8 người ở với mức giá là 70 000 đ/người/tháng, chưa kể điện nước (miễn phí 10 số điện, 4m3 nước/sinh viên/tháng). Khu nhà được quản lý chặt chẽ về mặt an ninh cũng như vệ sinh môi trường. Thể hiện: Thứ nhất là : chỉ mở 1 cửa chính, tất cả mọi người muốn ra vào khu nhà phải xuất trình giấy tờ. Nhờ vậy mà an ninh, trật tự của khu nhà này rất ổn định, không có hiện tượng bị mất đồ hay sinh viên ở chui, cờ bạc. Thứ hai là: Hàng ngày, ban quản lý kí túc xá luôn kiểm tra vệ sinh của từng phòng và có chấm điểm. Kết quả được công bố công khai, có những hình thức thưởng phạt nhất định. Điều này góp phần quan trọng làm cho khu vực ở sạch sẽ, thoáng đẹp, giữ gìn được cơ sở vật chất. Ngoài ra, ở đây còn có riêng 1 khu dịch vụ điện thoại phục vụ nhu cầu gọi đi của sinh viên cũng như đảm bảo liên lạc giữa gia đình, bạn bè và sinh viên. Với những điều kiện cơ sở vật chất như vậy, đây thực sự là chỗ ở lý tưởng của sinh viên. Song do số lượng phòng ở có hạn nên chỉ những sinh viên thuộc diện ưu tiên đặc biệt mới được ở đây chẳng hạn như sinh viên thuộc khu vực 1,2 nông thôn, sinh viên hệ KV. Đối với sinh viên khu kí túc xá nhà 1,2,3,4, nhờ dự án tu sửa, nâng cấp nhà ở kí túc xá của trường nên cả 4 khu nhà này đã được tân trang lại, mang một diện mạo mới. Bốn khu nhà này được sắp xếp thành 2 dãy đối xứng nhau, giữa là sân thể dục, sân này vừa là chỗ học thể dục cua sinh viên trong trường, vừa là nơi để sinh viên tập luyện, tổ chức các hoạt động. Vì thế có thể nói đây là khu vực rất náo nhiệt. Bốn khu nhà có cấu trúc tương tự nhau, gồm 4 tầng, mỗi tầng có 14 phòng ở khép kín + 1 phòng học chung. Diện tích phòng ở khoảng 20 m2 + khu công trình phụ khoảng 6m2+ 1 ban công dùng để phơi phóng. Phòng dành cho 10 người ở, giá thuê là 60 000đ/người/tháng chưa kể điện nước. Mỗi khu nhà cũng có một phòng quản lý và luôn có người trực 24/24h. Về việc quản lý sinh viên trong kí túc xá: nhà trường rất chú trọng đến công tác này và đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện có hiệu quả: + Cả 5 khu nhà kí túc xá được xây dựng nằm trong một khuôn viên kín, chỉ để 1 lối vào kí túc xá. Do đó nên việc quản lý sinh viên trở nên đơn giản hơn. Ban quản lý thực hiện kiểm tra những người ra vào kí túc xá tại cổng kí túc, thực hiện giờ đóng cổng kí túc: 23h30’ đối với ngày thứ 7 và 23h đối với những ngày còn lại trong tuần. Giờ giấc tập luyện, chơi thể thao cũng được quy định rõ trong nội quy ở kí túc xá. + Sắp xếp chỗ ở cho sinh viên một cách hợp lý: Sắp xếp theo lớp ,theo khoa và theo khoá. Mỗi khoá sẽ được xếp ở 1 nhà: nhà 11 dành cho sinh viên năm thứ nhất và sinh viên hệ KV, nhà 1 dành cho sinh viên năm thứ 4, nhà 2 dành cho sinh viên năm 2, nhà 3 dành cho sinh viên năm 3 và một nửa là sinh viên năm 2, nhà 4 là dành cho sinh viên năm3. Tất cả những sinh viên ở cùng 1 lớp, 1 khoa được xếp ở chung 1 phòng, 1 tầng. Việc làm này vừa giúp ban quản lý thuận tiện trong quá trình quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên, vì cùng lớp nên thân nhau, hiểu nhau hơn, có thể bổ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập. Song, bên cạnh đó, kí túc xá của trường vẫn còn nhiều tồn tại. Chẳng hạn như: + Số lượng phòng ở kí túc xá chưa đáp ứng đủ nhu cầu chỗ ở cho sinh viên. Mỗi năm kí túc xá chỉ có thể cung cấp 800 chỗ ở cho sinh viên trong khi số lượng sinh viên cần ở phải gấp 3 lần con số này. Chất lượng phòng ở còn thấp do: phòng ở xây dựng mới rất ít, chủ yếu là những phòng được cải tạo lại trên nền những phòng ở cũ. + Diện tích phòng ở vẫn còn chật hẹp. Mặc dù được cơi nới rộng hơn nhưng phần được cơi nới ở đây không phải là phần diện tích ở mà là phần công trình phụ. Do đó nên diện tích ở coi như không hề thay đổi. + Kết cấu phòng không hợp lý: ở khu nhà 11, công trình phụ lai được bố trí ở phía trước, cạnh cửa ra vào,khu vực phơi phóng quá hẹp, nhiều phòng bị khuất ánh sáng. Điều này gây bất tiện cho sinh viên trong sinh hoạt hàng ngày. + Hiện tượng thiếu nước, mất nước vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt vào mùa hè. Đây cũng là những vấn đề tồn tại chung của các khu kí túc xá ở các trường khác. Ví dụ như: Đại học bách khoa: chỉ tiêu chỗ ở trong kí túc xá mỗi năm là 1400 chỗ, trong khi nhu cầu ở là gần 5000. Hiện nay, đại học bách khoa có 4 dãy nhà ở cho sinh viên chinh quy, trong đó 3 dãy là cải tạo lại, chỉ có nhà B10 là được xây dựng mới, các dãy nhà không được quy hoạch gọn mà xây dựng riêng lẻ, tách biệt: nhà B6, B7 ở 1 khu, khu B3, B10 ở 1 khu. Hay đại học GTVT có 3 dãy nhà ở: Một dãy mới xây 6 tầng, 1 dãy đựoc cải tạo nâng cấp (5 tầng), 1 dãy đã xuống cấp trầm trọng. Hiện trạng này cũng giống như kí túc xá của trường đại học Ngoại ngữ - đại học quốc gia HN, trường này có 3 dãy nhà: 2 dãy được cải tạo lại, 1 dãy được xây dựng mới do Nhật đầu tư. ở dãy nhà cải tạo lại cũng vẫn tồn tại việc bố trí phòng ở không hợp lý: công trình phụ ở phía trước, cạnh cửa ra vào, thậm chí ở đây còn không co ban công để phơi phóng. Nói tóm lại, hiện nay, kí túc xá sinh viên đã có nhiều biến đổi về chất lượng phòng ở cũng như dịch vụ phục vụ, nhưng bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề bất cập cần phải dược giải quyết để đáp ứng tốt hơn, đủ hơn chỗ ở cho sinh viên, tạo ra môi trưòng thuận lợi cho sinh viên học tập và rèn luyện. 2. Thực trạng nhà thuê ngoài của sinh viên : Sinh viên từ các tỉnh khác khi về Hà Nội nhập học nhìn chung là rất bỡ ngỡ với cách sống, cách sinh hoạt ở Hà Nội. Việc hoà nhập với môi trường mới là cả vấn đề với họ. Khác với khi ở quê hương, bản quán được sự nâng niu, trợ giúp của của gia đình, khi lên Hà Nội nhập học họ phải tự lập, tự lo chỗ ăn, chỗ ở cho mình. Do đó, lúc đầu cách giải quyết chỗ ăn ở tốt nhất, an toàn nhất cho họ là ở trong kí túc xá. Khi sinh viên ở trong kí túc xá họ sẽ được nhà trường quan tâm giám sát, quản lý nên gia đình sinh viên cũng an tâm hơn. Thêm vào đó là giá cả trong kí túc xá rẻ hơn rất nhiều so với bên ngoài. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ tiêu chuẩn ở kí túc xá cũng như không phải ai cũng muốn ở kí túc xá nên sinh viên vẫn đi thuê nhà bên ngoài. Và thực tế là con số này khá lớn, ước tính số này chiếm đến 4/5 tổng số sinh viên nhập học, và hiện nay Hà Nội có trên 300.000 sinh viên có nhu cầu về chỗ ở. Với số sinh viên này vấn đề ăn ở được giải quyết như thế nào? a. Hướng chọn nhà của sinh viên : Hầu hết sinh viên khi thuê nhà ở ngoài thường chọn các khu vực cho thuê gần các trường nơi mình theo học như khu: Trung Hoà, Nhân Chính, Cầu Giấy, Mai Dịch, Minh Khai , Trương Định ở các khu vực tập trung nhiều trường đại học , cao đẳng thì đồng thời cũng tập trung nhiều sinh viên thuê nhà trọ và có nhiều nhà trọ. Sở dĩ như vậy là do hầu hết các sinh viên có nhu cầu được ở gần trường cho tiện việc đi lại, học tập đồng thời cũng giảm được một phần chi phí đi lại. ở các khu đô thị lớn thường xảy ra hiện tượng tắc đường nên vấn đề ở đâu cho tiện đi lại cũng là rất thực tế và chính đáng. Các hướng chọn nhà thường thấy là: Sinh viên các trường: Đại học khoa học tự nhiên,đại học nhân văn , đại học kiến trúc, đại học ngoại ngữ, học viện mật mã tập trung thuê ở làng Phùng Khoang. Sinh viên các trường: Đại học bách khoa, đại học xây dựng, đại học kinh tế quốc dân tập trung thuê ở khu Trương Định, Minh Khai. Sinh viên các trường : Đại học quốc gia, đại học sư phạm ngoại ngữ, đại học dân lập phương đông, đại học báo chí tuyên truyền tập trung thuê ở khu làng Mỹ Đình. Sinh viên các trường : Đại học luật, cao đẳng lao động - xã hội ,đại học ngoại thương, học viện quan hệ quốc tế tập trung thuê ở khu Trung Hoà, Chùa Láng. Sinh viên các trường: đại học văn hoá, đại học mỹ thuật công nghiệp tập trung thuê ở khu vực Đê La Thành. Sinh viên các trường đại học y Hà Nội, học viện ngân hàng, đại học thuỷ lợi, đại học công đoàn tập trung thuê ở khu Khương Trung. Qua khảo sát thực tế, những khu sinh viên thuê trọ thường gần các làng, những nơi mà mức độ đô thị hoá chưa cao. ở những khu này có rất nhiều nhà có diện tích lớn (do trước đây là làng) do nhu cầu của xã hội chủ nhà tiến hành cơi nới, san ao, biến vườn , biến nơi chăn nuôi trước kia thành các phòng trọ. Các phòng ở đây có quy mô diện tích và giá cả cũng khá khác nhau để thoả mãn nhu cầu đa dạng của người thuê. Và dễ dàng thấy là những nơi tập trung thuê của sinh viên tương đối gần các chợ làng quê nên chi phí thực phẩm rẻ, phù hợp với sinh viên. Ban đầu những khu này chỉ có một vài nhà cho thuê sau dần dần do nhu cầu ngày càng tăng nên chúng cứ được mở rộng ra và hình thành nên các làng sinh viên . b. Các hình thức nhà cho thuê: Sinh viên thuê nhà dưới 3 dạng chủ yếu là: b1. Thuê nhà dãy: Loại này thường tập trung ở các làng sinh viên , nơi mà có mật độ sinh viên cao. Đặc điểm của những nhà cho thuê này là: Chủ nhà có diện tích lớn, trước đây chủ yếu sống bằng nông nghiệp nay chuyển sang xây nhà cho sinh viên thuê. Các phòng trọ thường được xây dưới dạng nhà cấp 4, nhà dãy. + Mỗi dãy có nhiều phòng, số lượng phòng tuỳ thuộc diện tích đất của nhà chủ, nó dao động từ 5 ->10 phòng. + Diện tích mỗi phòng là 8->12 m2 thường chỉ ở được 2 người. + Trong phòng chỉ có 1 cái phản dùng để làm giường, ngoài ra không có cơ sở vật chất gì thêm. + Các phòng trọ ở đây sử dụng chung một công trình phụ. + Các phòng trọ ở đây thường được xây dựng rất thô sơ, kiến trúc không đẹp, phần nhiều mang tính chất tạm bợ, vào mùa hè thì nóng (phòng nào không có cửa sổ thì rất ngột ngạt ), mùa mưa có những nơi còn bị dột. Giá cho mỗi phòng là: 200.000->250.000 đ/tháng đối với phòng 8m2, 300.000 ->350.000 đ/tháng đối với phòng 12m2. Điện nước ở đây được dùng thoải mái nhưng tuỳ từng nơi mà mức giá tính cũng có sự khác nhau. Thường là 1000->1500đ/1 số điện, 2200đ/m3 nước (tính cho trước kia) và bây giờ là 2800đ/m3 nước. Về quản lý thì thường các khu này chịu sự quản lý của nhà chủ nên phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định như là người thuê không được về muộn sau 10h30 để đảm bảo an ninh. Ưu điểm của loại nhà này: + Giá tương đối rẻ và phù hợp với sinh viên . + Có nhiều mô hình và mức giá cho sinh viên lựa chọn. Nhược điểm của loại nhà này: + Do sống tập trung, sử dụng công trình phụ chung nên bất tiện, sinh viên khó chủ động trong sinh hoạt của mình. Hơn nữa, do sử dụng công trình phụ chung nên hay có những khúc mắc, bất hoà tạo không khí căng thẳng. + Một số nơi do chủ nhà quản lý không chặt chẽ nên có hiện tượng sinh viên (thường là nam sinh viên) lôi kéo bạn bè về phòng trọ, tụ tập cờ bạc, rượu chè, ca hát gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của sinh viên thuê phòng trọ xung quanh nói riêng và của hàng xóm nói chung. Có nhiều sinh viên khi thuê loại nhà này sau một thời gian ở phải chuyển đi do không có môi trường yên tĩnh để học tập. Tệ hại hơn một số sinh viên còn bị lôi kéo vào những lối sống buông thả đó. Đây là một hiện tượng khá phổ biến ở các khu nhà dãy. Do nhận thức của các sinh viên có phần khác nhau: Người nào có ý thức tốt sẽ tôn trọng mọi người xung quanh, không gây ồn ào, nhưng người nào mà không có ý thức tốt sẽ thường xuyên làm ảnh hưởng đến hàng xóm, và tạo ra một số tiêu cực như mất trộm, mất cắp trong khu trọ. + Thường các khu nhà trọ này cho rất nhiều đối tượng thuê không chỉ có riêng sinh viên. Nhiều đối tượng thuê nên pha tạp nhiều lối sống dẫn đến tình trạng khó quản lý được sinh viên thuê ngoài. + Các khu nhà dãy kiểu này chất lượng không được đảm bảo cho lắm nên chất lượng học tập của sinh viên do đó cũng có phần giảm sút. b2. Thuê nhà riêng: Số lượng loại này ít chỉ chiếm 5% tổng số sinh viên đi thuê nhà bên ngoài. Đặc điểm của nó là: Chủ nhà thường là những người có nhiều hơn 1 nhà do đó họ ở một nhà và một nhà cho thuê; Hoặc chủ nhà là những người mua nhà nhưng không ở do phải đi công tác, học tập xa nhà; Hoặc những nhà đang trong diện giải toả chờ ngày giải toả, những nhà đang đợi bán. Do đó, tuỳ mục đích cho thuê của chủ nhà mà tính chất ổn định của những nhà thuê này cũng khác nhau. May mắn thì sinh viên sẽ thuê được những ngôi nhà ổn định lâu dài nhưng nhiều thì cũng chỉ được 2 năm sau đó lại phải đi tìm nhà mới. Diện tích những ngôi nhà hay căn hộ này cũng không cố định thường là 45->80m2, có khuôn viên cách biệt giữa các phòng nên rất tiện lợi cho sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa do họ xây nhà với mục đích để ở là chính chứ không phải cho thuê nên nhà được xây dựng chắc chắn và đẹp. Nhà thuê này thường phân tán ở các nơi, không tập trung cụ thể ở đâu. Đối tượng thuê nhà loại này thường là các sinh viên quen biết và thân thiết nhau từ trước. Có 5 ->6 người họ muốn ở chung với nhau và những sinh viên này có điều kiện kinh tế không khó khăn cho lắm. Giá của những căn hộ hay ngôi nhà kiểu này thường từ 800.000 ->1.200.000đ/tháng. Giá điện nước được tính theo giá hộ gia đình sử dụng chứ không phải theo giá điện nước kinh doanh như ở các khu nhà dãy. Các sinh viên này sống tự giác là chính, không chịu sự quản lý của chủ nhà, chỉ bị quản lý bởi chính quyền địa phương nơi sinh viên thuê trọ. Ưu điểm của loại nhà này: + Giá cả điện nước thấp. + Có môi trường học tập và sinh hoạt tương đối tốt đảm bảo cho chất lượng học. Nhược điểm của loại nhà này: + Giá thuê nhà cao. + Các loại nhà cho thuê kiểu này không nhiều. + không phải lúc nào cũng có 5 ->6 sinh viên sẵn sàng ở cùng với nhau vì sinh viên nói chung có tâm lý là ở càng ít người càng đỡ phức tạp. Và phải là các sinh viên có mức sống đồng đều nhau, thực sự hiểu nhau, biết thông cảm cho nhau mới có thể thuê loại nhà này cùng nhau. + Tính ổn định của những loại nhà này không cao, nhiều nhất chỉ là 2 năm sau đó sinh viên phải đi tìm nhà khác. Nhưng do loại nhà này ít mà yêu cầu đối với nhà này lại cao như phải đủ diện tích, gần các trường, chất lượng nhà phải tương đối nên rất khó tìm. b3. Thuê phòng ở cùng nhà chủ: Loại phòng này vừa có đặc điểm của nhà dãy vừa có đặc điểm của nhà riêng. Cụ thể là: Sinh viên ở cùng chủ nhà dưới dạng thường gặp là: chủ nhà ở tầng 1, cho sinh viên thuê tầng 2, tầng3, hoặc chủ nhà thừa 1, 2 phòng dành cho sinh viên thuê. Đối với loại nhà này chủ nhà thường rất khó tính trong lựa chọn sinh viên thuê. Họ thường ưu tiên các nữ sinh vì con gái sống ngăn nắp, gọn gàng,không tụ tập bạn bè như con trai, biết bảo quản cơ sở vật chất của họ. Giá thuê phòng thường là 400.000đ/tháng Phòng có diện tích 10 ->12m2, cho 2 người ở. Công trình phụ riêng cho từng phòng hoặc mỗi tầng một công trình phụ. Loại này thường không cho đun nấu trong nhà nên sinh viên phải đi ăn ngoài. Sinh viên sống ở đây chịu sự quản lý chặt chẽ của chủ nhà. Loại nhà cho thuê này nằm ở nhiều vị trí, địa điểm khác nhau. Ưu điểm của loại nhà này là: + An ninh trật tự tốt, do bị quản lý chặt chẽ của chủ nhà nên điều kiện và môi trường học tập do đó cũng tốt hơn. Những sinh viên thuê loại nhà này thường là những sinh viên đặt mục đích học tập lên trên hết, muốn có không gian tốt để học. + Sinh viên có thể thuê lâu dài, ổn định. Nhược điểm của loại nhà này: + Giá cả tương đối cao so với mặt bằng chung của sinh viên. + Hơi bị gò bó, không được thoải mái cho lắm khi phải sống chung cùng chủ nhà. + Thưòng phải là sinh viên có điều kiện kinh tế tốt mới thuê dạng nhà này. Nhìn chung thì sinh viên đi thuê ngoài có nơi có chất lượng tốt, có nơi có chất lượng trung bình và cũng có nơi chất lượng kém không đảm bảo cho điều kiện học tập của sinh viên. Sinh viên thuê nhà bên ngoài thường có hiện tượng chuyển nhà nhiều lần nên thiếu tính ổn định. III. mô hình làng sinh viên hacinco 1. Kết cấu làng sinh viên hacinco: Xuất phát từ những vấn đề nhà ở cho sinh viên , một dự án nhà ở đã được thực hiện đó là dự án xây dựng làng sinh viên HACINCO: Chủ đầu tư:Tổng công ty xây dựng số 2. Vốn đầu tư 870 tỷ đồng Việt Nam. Địa điểm xây dựng: Khu Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội . Diện tích xây dựng :30.000m2 Gồm: 6 toà nhà 6 tầng và 2 toà nhà 15 tầng. Được hoàn thành vào năm 1999. Đây là một tổ hợp kí túc xá sinh viên đầu tiên tại Hà Nội với kiến trúc hiện đại, đẹp và được quy hoạch tiện nghi với các công trình thể thao, bể bơi, có khu dịch vụ và các khu công cộng. Làng sinh viên HACINCO ra đời là một sự kiện đáng mừng. Nó đã đáp ứng phần nào nhu cầu về chỗ ở vốn đang rất khó khăn cho sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Làng sinh viên có 18 căn hộ với 42 phòng ngủ đã được đưa vào hoạt động vào năm1999. Mỗi căn hộ có 2-3 phòng ngủ, 1 phòng khách, 2 nhà vệ sinh, mỗi phòng đều có ban công riêng. Nhìn chung các căn hộ khép kín như vậy đã đáp ứng được nhu cầu ăn ở của sinh viên.Tuy nhiên làng sinh viên HACINCO vẫn tồn tại những bất hợp lý . 2. Những bất hợp lý của làng sinh viên Hacinco: Giai đoạn đầu đưa vào hoạt động có rất nhiều sinh viên chuyển đến đây ở. Lúc đó các phòng đều được sử dụng hết công suất, nhiều sinh viên muốn chuyển vào nữa cũng khó mà đựơc. Điều đó cho thấy thực tế nhu cầu nhà ở của sinh viên là rất lớn và mô hình làng sinh viên HACINCO được xem như là hợp lý, phù hợp với nhu cầu của sinh viên. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng nhiều bất hợp lý của làng sinh viên đã bộc lộ khiến cho không ít sinh viên phải chuyển ra do cảm thấy không thể chịu đựng được những bất hợp lý đó. Khi đi tìm hiểu thực tế thì thấy rằng làng sinh viên đã và đang tồn tại không chỉ một mà là một loạt các bất hợp lý, và các bất hợp lý này ngày càng phát sinh, càng bộc lộ ra, bất hợp lý trong cả thiết kế, trong cả cách bố trí sinh hoạt, trong cả giá cả. a. Bất hợp lý trong thiết kế: Trong thiết kế ta có thể thấy là: Mỗi một căn hộ có 3 phàng ngủ, mỗi phòng chưa được 15m2 mà có đến 8 người/1 phòng. Như vậy là quá chật trong khi đó phòng khách rộng hơn 20m2 thực sự là không cần thiết lắm. Bên cạnh đó, khuôn viên hay khu vui chơi của to

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsdcsfcds.doc
Tài liệu liên quan