Đề tài Nhận thức của học sinh Trường Trung tâm giáo dục Thường xuyên huyện Bắc Mê - Hà Giang về vấn đề HIV/AIDS

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. Lý do chọn đề tài 1

II. Mục đích nghiên cứu 1

III. Nhiệm vụ nghiên cứu 2

IV. Đối tượng nghiên cứu 3

V. Khách thể nghiên cứu 3

VI. Giả thuyết nghiên cứu 3

VII. Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

I. Khái niệm nhận thức 5

1.1. Các mức độ nhận thức 6

1.2. Mối quan hệ giữa nhận thức và thái độ 8

1.3. Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi 9

II. Khái niệm và những vấn đề cơ bản về HIV/AIDS 9

1. Định nghĩa HIV/AIDS 9

2. Phân loại HIV 10

3. HIV tồn tại trong cơ thể người và môi trường 10

4. Các con đường lây nhiễm HIV 11

4.1 Lây truyền qua đường tình dục 11

4.2 Đường không lây truyền HIV 13

4.3. Cách thức HIV xâm nhập và phát triển trong cơ thể người 13

4.4. Những hành vi có nguy cơ bị lây nhiễm HIV 15

5. Đinh nghĩa về AIDS 16

5.1. Các giai đoạn và các triệu chứng biểu hiện 18

5.2. Giai đoạn nhiễm HIV cấp 18

5.3. Giai đoạn nhiễm HIV, không có triệu chứng 19

5.4. Giai đoạn cận AIDS 19

5.5. Giai đoạn AIDSS toàn phát 19

6. Các biện pháp phòng chống cơ bản 21

III. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản ở lứa tuổi học sinh PTTH 22

IV. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn huyện Bắc Mê 24

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

I. Về cách tiếp cận tâm lý của học sinh trường Trung tâm giáo dục thường xuyên với căn bệnh HIV/AIDS 26

II. Kết quả điều tra về nhận thức 28

1. Nhận thức về bản chất của HIV, tác nhân gây bệnh AIDS 28

2. Nhận thức về bản chất của HIV/AIDS 31

3. Nhận thức về tính chất nguye hiểm của HIV/AIDS 33

4. Nhận thức về con đường lây truyền HIV/AIDS 35

5. Nhận thức của học sinh trường TT giáo dục Thường xuyên 42

6 Nhận thức cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS qua đường dình dục 44

7 Nhận thức về cách phòng tránh lây qua đường máu 46

8 Nhận thức - các biện pháp giáo dục. 48

III. Kết quả điều tra về hành vi ứng xử đối với người bị nhiễm HIV/AIDS 51

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 54

1. Kết luận 55

2. Khuyến nghị 56

 

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2181 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận thức của học sinh Trường Trung tâm giáo dục Thường xuyên huyện Bắc Mê - Hà Giang về vấn đề HIV/AIDS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông chỉ có xét nghiệm máu mới cho kết quả đáng tin cậy. Trong các giai đoạn trên, giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng là phổ biến. Những người nhiễm HIV không có triệu chứng chiếm một tỷ lệ rất cao, gấp hàng trăm lần số bệnh nhân AIDS và khó kiềm soát. Vì vậy, nếu không hiểu biết và trách nhiệm thì bệnh sẽ lây truyền HIV cho người khác. 6. Các biện pháp phòng chống cơ bản. a. Phòng lây qua đường tình dục. Sử dụng bao cao su đúng cách trong quan hệ tình dục, để giảm hoặc tránh nguy cơ bị lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục. b. Sống chung một vợ một chồng. Chung thuỷ là một đức tính dân tộc Việt Nam luôn coi trọng. Chung thuỷ còn là phẩm chất đạo đức của dân tộc là hạnh phúc của mọi gia đình, đều mang lại nhiều lợi ích ở thời đại hiện ngày nay, chung thuỷ không những bảo vệ hạnh phúc lứa đôi còn bảo vệ sức khoẻ con người. Chung thuỷ về tình dục góp phần tích cực ngăn chặn sự lan truyền vi rút HIV. Tuy nhiên, muốn chắc chắn phòng tránh được HIV và các bệnh lây qua đường tình dục, thì cả hai người cần phải chung thuỷ và tin tưởng cả hai không nhiễm HIV. - Đặc biệt không quan hệ tình dục với gái mại dâm. - Khám và chữa bệnh các bệnh lây truyền qua ường tình kịp thời. c. Phòng lây qua đường máu. - Thực hiện xét nghiệm máu, trước khi truyền máu. - Không dùng bơm tiêm, kim tiêm và các dụng cụ sinh hoạt cá nhân có dính máu. III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CƠ BẢN Ở LỨA TUỔI HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC. Học sinh phổ thông trung học là các em có độ tuổi từ 16 đến 17, 18 tuổi tươngđương với giai đoạn giữa tuổi vị thành niên và tuổi đầu thanh niên. Xác định tuổi học sinh phổ thông trung học cũng có nhiều ý kiến khác nhau, chưa hoàn toàn thỗng nhất sự bắt đầu và kết thúc của lứa tuổi này không lệ thuộc cứng nhắc, bất biến mà do những điều kiện hoàn cảnh sống, hoàn cảnh xã hội, hình thức giáo dục khác nhau một cách cụ thể mà cũng có sự co giãn, linh động. Ở lứa tuổi này, cơ bản đãn hoàn thiện về cơ cấu và chức năng của hệ thần kinh trung ương và các giác quan, đã có sự tích luỹ kinh nghiệm sống và tri thức, nhu cầu học tập ngày càng cao, giao lưu, hoạt động học tập, lao động, giao tiếp bạn bè, xã hội... nên nhận thức của học sinh phổ thông trung học có những biến đổi rõ nét về chất. - Cảm giác, tri giác đạt đến mức độ tinh nhạy của người lớn. Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của những cảm giác nghe, nhìn, vận động phát triển cao, năng lực cảm thụ hội hoạ, âm nhạc phát triển mạnh. - Đặc điểm nổi bật của sự phát triển cảm giác, tri giác học sinh phổ thông trung học là tính có ý thức, có mục đích, có hệ thống biểu hiện rõ rệt trong quá trình học tập cũng như mọi hoạt động khác. - Do sự nhạy cảm của óc quan sát học sinh phổ thông trung học dễ phát hiện ra những đặc điểm của sự vật, hiện tượng và môi trường xung quanh cũng như chính cơ thể mình. - Trí nhớ chủ định, có ý nghĩa chiếm ưu thế. Năng lực chú ý chủ định cũng phát triển. - Ở giai đoạn này, các em đã đạt được các theo tác trí tuệ bậc cao như người lớn đó là tư duy hình thức và tư duy lô giác. Cấu trúc hoạt động trí tuệ có tính phức tạp và phân hoá rõ rệt. Học sinh phổ thông trung học có kỹ năng suy nghĩ độc lập và bước đầu hình thành khả năng tự học. Tư duy lý luận phát triển mạnh có tính chặt chẽ, nhất quán có căn cứ. - Học sinh phổ thông trung học sẵn sàng tham gia vào các hoạt động phù hợp với hứng thú, sở trường của mình. Tâm lý chung của học sinh phổ thông trung học là thích tham gia vào các công việc có ý nghĩa lớn lao, muốn thử sức mình làm những công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm. - Nhìn chung, học sinh phổ thông trung học, nếu được giáo dục, đặc biệt gia đình giáo dục, nề nếp có truyền thống cha mẹ luôn làm gương, thì sự phát triển của họ thường tích cực. Mặt khác, nếu sống ở môi trường thiếu lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến tính nếp đạo đức và dễ bị lôi cuốn vào nhóm tự phát không lành mạnh thì họ cũng dễ bị hư hỏng, lôi kéo vì kinh nghiệm sống còn bọn trẻ thường thích khán phá cái mới lạ, song chưa phân biệt được cái tốt, sự việc xấu. IV. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC MÊ. Theo báo cáo tổng kết chỉ thị 62/chất lượng-TW, của Trung âm y tế huyện Bắc Mê số 11/BC-YT (tính đến ngày 30/7/2004). Thì trên địa bàn huyện Bắc Mê, đã phát hiện 24 người bị nhiễm HIV/AIDS. Các đối tượng bị nhiễm HIV chủ yếu là những người nghiện, tiêm chích ma tuý và lây qua tiềm chích ma tuý. Tuy nhiên, mới phát hiện được 24 người bị nhiễm HIV, nhưng nguy cơ tiềm ẩn mắc HIV còn cao hơn thực tế. Trong thời gian qua huyện Bắc Mê đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng khắp về HIV/AIDS. Nhằm nâng cao nhận thức và giáo dục cho mọi đối tượng. Đặc biệt là đối với các đối tượng có hành vi nguy cơ bị nhiễm cao như: người nghiện hút, tiêm chích ma tuý, gái mại dâm. Hình thức tuyên truyền phù hợp với nhóm tuổi, phong tục, tập quán, dân tộc như: tuyên truyền miệng, sử dụng tài liệu, tờ rơi, tranh ảnh... Kết hợp xử lý theo các văn bản pháp luật của Nhà nước. Nhìn chung, các ngành đã làm tốt công tác phối kết hợp, tổ chức đến thăm hỏi động viên, giúp đỡ họ cách phòng tránh lây nhiễm bệnh sang người khác và cộng đồng, chống kỳ thị, xa lánh đối với những người hiễm HIV. CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. VỀ CÁC TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG TÂM GIÁO THƯỜNG XUYÊN - HUYỆN BẮC MÊ ĐỐI VỚI CĂN BỆNH HIV/AIDS. Hình thức tiếp cận thông tin về HIV/AIDS là nội dung rất quan trọng phản ánh mức độ quan tâm của học sinh đối với vấn đề này, tiếp xúc thông tin bằng hình thức nào là chính, tôi đưa ra câu hỏi: Bạn đã được tuyên truyền về HIV/AIDS qua đâu? Kết quả thu được thể hiện trong bảng sau Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tỷ lệ % chung N % N % N % N % 1. Vô tuyến truyền hình 80 95,2 82 95,3 40 97,5 202 95,7 2. Đài Truyền thanh 76 90,4 77 89,5 37 90,2 190 90 3. Bạn bè 15 17,8 28 32,5 28 68,2 71 33,6 4. Gia đình 42 50 51 59,5 32 78 125 59,2 5. Nhà trường 79 94 78 90,6 39 95,1 196 92,8 6. Cơ quan y tế 76 90,4 76 88,3 39 95,1 191 90,5 Bảng số 2: Cách tiếp cận thông tin về HIV/AIDS Qua bảng số liệu trên ta thấy: Hình thức tiếp xúc chủ yếu với thông tin về HIV/AIDS là qua vô tuyến truyền hình 95,7% học sinh chọn, quanhà trường chiếm 92,8%, cơ quan y tế 90,5% và qua đài truyền thanh 90% người được hỏi, xếp thứ tư. Đài truyền hình là một phương tiện thông tin đại chúng phổ biến rộng rãi và truyền tải nhiều thông tin nhất tới người xem. Đặc biệt, lượng thông tin qua đài truyền hình về căn bệnh thế kỳ này vừa phong phú, đa dạng và dễ hiểu khiến cho người xem dễ tiếp nhận. Hơn nữa, vô tuyến truyền hình thông tin đến người xem bằng cả thị giác và thính giác cho nên thông tin dễ tiếp nhận và chính xác hơn. Chính vì thế, mà các học sinh tiếp nhận thông tin về HIV là chiếm tỷ lệ cao nhất. Song song, với vố tuyến truyền hình thì đài truyền thanh cũng là một phương tiện truềyn thông rất thông dụng và được nhiều người quan tâm. Thông tin đến với mọi người tiện dụng mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là thông tin về HIV/AIDS, một vấn đề nóng bỏng và nổi cộm trên toàn thế giới. Ngoài ra, chiếm một tỷ lệ rất cao 92,8% và 90,5% số học sinh trả lời được tuyên truyền về HIV/AIDS qua nhà trường, cơ quan y tế. Cơ quan Y tế có vai trò rất lớn trong việc tuyên truyền phòng tránh lây nhiễm HIV. Ngày nay, số người nhiễm HIV gia tăng đến mức báo động. Trong đó tỷ lệ người nhiễm HIV là giới trẻ ngày càng tăng do thiếu hiểu biết và chủ quan. Thông tin về HIV/AIDS của các em học sinh qua bạn bè chiếm tỷ lệ thấp 33,6%. Bạn bè là nơi trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau, là nơi giao lưu, trao đổi thông tin hàng ngày với nhau. Nhưng tình bạn ở lứa tuổi này các em còn e ngại, khi nói đến vấn đề xã hội, đặc biệt căn bệnh này liên quan đến vấn đề tế nhị. Phương án thứ tư có 59,2% số học sinh trả lời thông tin về HIV/AIDS qua gia đình. Gia đình là một tổ ấm là nơi các thành viên gia đình được chia xẻ kinh nghiệm. Vì vậy các bậc cha mẹ phải giáo dục nâng cao nhận thức về mọi mặt nói chung và cho các thành viên gia đình căn bệnh HIV/AIDS nói riêng. Tóm lại: các em học sinh Trường Trung tâm giáo dục - Thường xuyên tiếp xúc với thông tin về HIV/AIDS thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhà Trường và cơ quan y tế là nhiều nhất. Vì vậy cần nâng cao chất lượng các chương trình để các em dễ hiểu và thông tin thu được chính xác bơn. Đồng thời, hoạt động tuyên truyền giáo dục của nhà trường cần phong phú và đa dạng về hình thức. Kết hợp với gia đình, nhà trường, bạn bè, cơ quan y tế trong việc tuyên truyền ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng. II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ NHẬN THỨC. 1. Nhận thức về bản chất của HIV tác nhân gây bệnh AIDS học sinh Trường Trung tâm giáo dục - Thường xuyên huyện Bắc Mê. Để đánh giá nhận thức của học sinh trường Trung tâm giáo dục Thường xuyên về bản chất và tác nhân gây bệnh AIDS chúng tôi sử dụng câu hỏi: a) Bạn đã được tuyên truyền về HIV/AIDS qua đâu? b) theo bạn tác nhân gây bệnh AIDS là gì Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tỷ lệ N % N % N % N % 1. Ký sinh trùng 4 47 2 23 1 24 7 3,3 2. Nấm 3 3.5 3 3.4 1 2.4 7 3.3 3. Vi rút 63 75 75 87,2 37 90,2 175 82,9 4. Vi khuẩn 0 0 2 2,3 0 0 2 0.9 5. Không biết 6 7,1 4 4,6 3 7,3 13 6,16 Bảng 3. Tác nhân gây AIDS. Qua số liệu điều tra tại trường, đa số các em đều cho rằng tác nhân gây bệnh AIDS là do vi rút chiếm 82,9%, chỉ có 6,16 số học sinh trả lời không biết tác nhân gây bệnh. Còn các vi rút khác như: có 3,5% số học sinh cho rằng tác nhân gây bệnh là do ký sinh trùng, 3,3 % số học sinh cho rằng nấm là tác nhân gây bệnh và chỉ có 0,9% số học sinh được hỏi đồng ý với phương án vi khuẩn là tác nhân gâi AIDS. So sánh giữa học sinh nam và học sinh nữ, cũng như so sánh giữa học sinh các khối trong trường thì việc nhận thức về tác nhân gây bệnh AIDS không chênh lệch nhau nhiều. Trong phần cơ sở lý luận, tôi đã trình bầy tác nhân gây bệnh AIDS, không phải là ký sinh trùng, nấm hay vi khuẩn mà chính là vi rút HIV. HIV là một vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. Nó chính là thủ phạm gây ra bệnh AIDS. Hiện nay, y học vẫn chưa tìm được thuốc trị loại vi rút này. HIV khi xâm nhập vào cơ thể, như tài liệu cho biết, thời gian ủ bệnh khá dài, để vi rút HIV biến chứng sinh ra bệnh AIDS là kháng từ 5 đến 10 năm. Hệ miễn dịch chủ lực là bạch cầu, Bạch cầu là lực lượng bảo vệ cơ thể, chống lại sự tấn công của các loại mầm bệnh. Bạch cầu theo máu đi tuần tra khắp cơ thể, chúng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh nhiễm trùng từ bên ngoài xâm nhập. Khi HIV vào cơ thể nó tấn công ngay bạch cầu, hệ miễn dịch bị vô hiệu hoá và cơ thể bị tổn thương, mọi mầm bệnh hoành hành gây nên nhiễm chứng bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong. Từ két quả số liệu, tôi thấy rằng nhận thức đúng của học sinh về tác nhân gây AIDS là từ vi rút chiếm 82,9%, chỉ số này là rất cao. Như vậy học sinh có hiểu biết về tác nhân gây bệnh. Điều đó cho thấy họ đã hiểu được một cách chính xác sự phát sinh bệnh AIDS. Lý giải điều này có thể là do học sinh có trình độ nhận thức nhất định, đồng thời họ thường xuyên được tiếp cận với các thông tin cơ bản về HIV thông qua nhà trường, đài phát thanh, đài truyền hình, sách báo, các phong trào tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS. Vì vậy, hầu hết các em học sinh đều được nghe tuyên truyền nói đến vi rút HIV và bệnh AIDS. Như vậy, các em đã có sự hiểu biết cơ bản về tác nhân gây bệnh AIDS là điều dễ hiểu. Chỉ có 3,3%số học sinh được nghiên cứu cho rằng tác nhân gây bệnh AIDS là ký sinh trùng, 3,5% số học sinh cho rằng nấm gây bệnh AIDS. Điều này có thể là do một số ít học sinh, ít tiếp cận thông tin, hoặc thông tin thiếuk chính xác. Như vậy, đa số học sinh trường Trung tâm giáo dục thường xuyên, đã có sự nhận thức, phân biệt được sự khác nhau giữa vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Học sinh nhận thức AIDS là do một loại vi rút có tên là HIV gây nên. Số em trả lời không biết tác nhân gây bệnh AIDS là gì chiếm 6,16%. Trong đó 6 em lớp 10; 4 em lớp 11; 3 em lớp 12. Sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhận thức tiếp theovề căn bệnh AIDS. Nếu không được tổ chức thường xuyên, thì họ khó phân biệt được giữa HIV và AIDS khác nhau và tác hại cho thế hệ trẻ, xã hội như thế nào. 2. Nhận thức về bản chất của AIDS. Để nghiên cứu sâu hơn nhận thức của học sinh về HIV/AIDS tôi đưa ra câu hỏi: Theo bạn căn bệnh AIDS là ? Với ba phương an trả lời, kết quả thu được thể hiện trong bản số liệu sau: Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tỷ lệ N % N % N % N % 1 Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải 80 95,2 81 94 35 85,3 196 92,8 2. Hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh 2 2,3 3 3,4 3 7,3 8 3,8 3. Không biết 2 2,3 2 2,3 2 4,8 6 2,8 Bảng số 4: Nhận thức về bản của AIDS Để biết được mức độ nguy hại do căn bệnh thế kỷ gây ra, thì phải biết được bản chất của căn bệnh này, từ đó mới có thể hiểu đúng và đầy đủ về nó. - Hệ miễn dịch là sự bảo vệ của cơ thể chống lại mọi sự truyền nhiễm gây ra bởi những vi sinh vật. Những vi sinh vật có thể tổn thương da hoặc niêm mạc gây nên bệnh tật. Hệ miễn dịch sản sinh ra những kháng thể nhằm trung hoà các vi sinh vật và làm hoạt hoá các tế bào máu đặc biệt. Những tế bào máu này hoạt động để tiêu diệt và loại những vi sinh vật mang ra khỏi cơ thể. - Suy giảm miễn dịch là khi hệ miễn dịch không hoạt động như các chức năng của nó, có nghĩa là khả năng chống bệnh tật của cơ thể yếu đi. - Mắc phải , nghĩa là không phải do di truyền, mà do mắc phải tác nhân gây bệnh thành bệnh. - “Hội chứng” là sự tập hợp nhiều triệu chứng, nhiều bệnh tật. AIDS là giai đoạn cơ thể ở dạng suy giảm khả năng đề kháng đến mức không chống lại được các mầm bệnh thông thường nguy cơ mắc nhiều bệnh, AIDS dẫn đến chết người cơ thể người bệnh thiếu sức đề kháng. Người đã phát bệnh AIDS, sẽ chết trong khoảng thời gian từ tám tháng đến hai năm, các chứng bệnh mà người AIDS mắc phải gọi là bệnh cơ hội, tức là bệnh tật nhân cơ hội sức đề kháng của cơ thể yếu, bệnh tấn công. Căn cứ vào bảng số liệu, kết quả tôi thấy chiêm 92,8% số học sinh cả ba khối 10, 11, 12 cho rằng mầm bệnh AIDS là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, có 3,8% số học sinh cho rằng bệnh AIDS là “Hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh” và có 2,8% học sinh không biết rõ về căn bệnh này. Như vậy, qua điều tra có 92,8% số người trả lời đúng về bản chất của bệnh AIDS. Đây là một con số rất cao chứng tỏ các em học sinh đã có sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của bệnh AIDS. Điều này có thể lý giải là vì trong câu hỏi tôi đưa ra ba phương án rất dễ phân biệt. Hơn nữa, học sinh đã nhận thức tương đối tốt tác nhân gây bệnh là một loại vi rút câm nhập vào cơ thể. Mặt khác, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể, lồng ghép chương trình hoạt động với việc tuyên truyền phòng chống các con đường lây nhiễm HIV/AIDS, vì vậy các nhận thức được rằng HIV/AIDS là một bệnh truyền từ người này sang người khác, qua nhiều con đường khác nhau, chứ không phải là bệnh bẩm sinh, di truyền. Do đó, các em lựa chọn phương án đúng rằng AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải chiếm tỷ lệ cao là phù hợp. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhỏ 3,8% số người được hỏi cho rằng AIDS là “Hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh”. Ngoài ra, còn 2,8% số học sinh trả lời không biết rõ, có nghĩa là các em không hiểu được bệnh AIDS là do “mắc phải” hoặc do “bẩm sinh”. Như vậy, có 6,6% số học sinh chưa nhận thức đúng hay chưa nhận thức đầy đủ về AIDS. Điều này có thể nói, số học sinh này còn thờ ơ với đại dịch AIDS, còn hiểu lu mờ về căn bệnh thế kỷ này. Tuy nhiên số học sinh này không nhiều. Có thể khẳng định, đa số học sinh trả lời đúng bản chất của căn bệnh AIDS là do công tác tuyên truyền tích cực, thường xuyên của các cơ quan, ban ngành, của huyện, của trường để nâng cao nhận thức của các em về đại dịch nguy hiểm nói trên là có hiệu quả. Đây là những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, mỗi cá nhân đều có thể nhận biết qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các phong trào hoạt động tuyên truyền của trường... 3. Nhận thức về tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS. Nhằm tìm hiểu nhận thức của học sinh trường Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Bắc Mê về mức độ nguy hiểm của HIV/AIDS, tôi đặt câu hỏi: Theo bạn, HIV/AIDS có nguy hiểm không? đưa ra 5 phương án trả lời. Kết quả thu được thể hiện trong bảng sau: Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tỷ lệ N % N % N % N % 1.Rất nguy hiểm 82 97,6 83 96,5 38 92,6 203 96,2 2. Nguy hiểm 20 23,8 14 16,2 9 21,9 43 20,3 3. Bình thường 3 3,5` 2 2,3 2 4,8 7 3,3 4. Không nguy hiểm 0 0 2 2,3 0 0 2 0,94` 5. Không biết 3 3,5 3 3,4 2 4,8 8 3,79 Bảng số 4: Nhận thức về tính chất nguy hiểm HIV/AIDS. Căn cứ vào kết quả ở trên bảng, tôi có nhận xét như sau: Trong số học sinh của trường được hỏi có tới 96,2% trả lời rằng HIV/AIDS rất nguy hiểm, có 20,3% trả lời là nguy hiểm, 3,3% cho rằnglà bình thường, chỉ có 0,94% nói HIV/AIDS là không nguy hiểm và có 3,79% không biết căn bệnh này có nguy hiểm không. Câu hỏi này tôi đưa ra dạng câu hỏi đóng, có sẵn phương án trả lời với năm mức độ từ cao đến thấp, từ mức rất nguy hiểm đến mức không nguy hiểm. Kết quả thu được 96,2% số học sinh trả lời HIV/AIDS rất nguy hiểm, chứng tỏ các em đã có những hiểu biết đúng đắn về căn bệnh thế kỷ này. Cho đến nay, ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia trên thế giới vẫn chưa tìm được vác xin phòng và thuốc trị đặc hiệu. Vì vậy, đã nhiễm HIV là nhiếm suốt đời và chắc chắn sẽ dẫn đến tử vong. Người ta còn gọi căn bệnh này là những cái chết được báo trước. Đặc biệt, trong thời kỳ ủ bệnh thường người bệnh không cóbiểu hiện triệu chứng cho nên người bệnh có thể không biết mình đang mang bệnh và vô tình truyền bệnh cho người khác. HIV/AIDS rất nguy hiểm, vì khả năng đột biến gen của HIV là rất ao, gây khó khăn cho việc sx vác xin và thuốc điều trị, có thể nói rằng: AIDS là một hội chứng hết sức phức tạp, người bệnh và vì hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm nên xuất hiện các bệnh cơ hội mà người bệnh không có khả năng chống đỡ. Bệnh gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, ảnh hưởng tâm lý cá nhân, gia đình và cộng đồng. Nhìn chung các em học sinh đã nhận thức đúng đắn về tính chất nguy hiểm của bệnh. Sự nhận thức này, giúp cho các em có thêm nhận thức và được trang bị những kiến thức cơ bản, từ đó có biện pháp phòng tránh HIV/AIDS có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có 3,3% học sinh được hỏi cho rằng HIV/AIDS bình thường và 0,94% không nguy hiểm và không biết. Đây là những học sinh chưa nhận thức đầy đủ về căn bệnh AIDS. Con số này không phải là nhiều, nhưng cũng là một điều đánh giá, trăn trở. Bởi nhận thức ở một số em về mức độ nguy hiểm của căn bệnh, dẫn đến các em phần nào thiếu ý thức trong vấn đề phòng tránh lây nhiễm HIV cho bản thân nói riêng, cho gia đình và cộng đồng xã hội nói chung. 4. Nhận thức về con đường lây truyền HIV/AIDS. Đây là một trong những vấn đề kiến thức rất quan trọng, cần được tuyên truyền giáo dục, khôngchỉ ở nhóm người có nguy cơ cao, và mọi người ktrong cộng đồng đều phải hiểu biết. Đặc biệt là đối với các em học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa vào đời, thế hệ là tương lai của đất nước. Chính vì vậy, các em cần được nhận thức một cách đầy đủ về vấn đề HIV. Để tìm hiểu nhận thức các em học sinh trường Trung học giáo dục thường xuyên, về con đường lây truyền HIV/AIDS, tôi đặt câu hỏi. - Theo bạn HIV/AIDS được lây truyền qua con đường nào là chính? Và đưa ra 7 phương án để các em lựa chọn, kết quả thu được thể hiện trong bản như sau: Bảng 6: Nhận thức về con đường lây truyền HIV/AIDS Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tỷ lệ % chung N % N % N % N % 1. Các loại côn trùng 9 10,7 7 8,1 5 12 21 10 2. Tiêm chích ma tuý 74 88 79 91,8 40 97 193 91,4 3. Quan hệ tình dục 74 88 76 88 39 95 189 89,5 4. Chăm sóc người nhiễm HIV 10 11 12 13 8 19,5 30 14,2 5. Truyền máu và sử dụng chung bơm kim tiêm 78 92,8 79 91,8 40 97 197 93,3 6.Từ mẹ sang con 66 78,5 67 80 37 90,2 170 80,5 7. Hôn nhân, ngủ chung chăn gối 4 7,76 3 3,4 3 7,3 10 4,7 Như vậy, qua, bảng kết quả trên, tôi thấy riêng các em học sinh nhận thức đúng chiếm tỷ lệ cao nhất đó là các con đường truyền máu và sử dụng chung bơm kim tiếm chiếm 93%, qua con đường tiêm chích ma tuý chiếm 91,4%. Qua con đường quan hệ tình dục chiếm 89,5%, qua con đường từ mẹ sang con chiếm 80,5%. Đây là những con số rất cao học sinh nhận thức đúng về con đường lây nhiễm HIV/AIDS. Vì sao, bốn phương án trên kết quả lại cao như vậy, ta có thể lý giải rằng, hiện nay trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí... đều nói nhiều đến các con đường lây truyền HIV/AIDS. Các tranh, hình ảnh minh hoạ, các khẩu hiệu như: “Tiêm chích ma tuý là con đường lây nhiễm HIV”, được treo, dán khắp các nơi công cộng, các khu vực đông dân cư. Chính vì thế, chỉ cần các em chú ý để tâm là có thể biết được các con đường lây truyền chính. Vì vậy, HIV lây truyền qua bốn con đường chính: truyền máu và sử dụng chung bơm kim tiêm, con đường tình dục, tiêm chích ma tuý và từ mẹ sang con. Kết quả thu được ở bảng trên, hơn 95% học sinh trường Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Bắc Mê. Đều nhận thức đúng bốn con đường lây truyền chính dẫn đến sự lây nhiễm HIV. Cơ bản các em đã được tiếp cận thông tin về các con đường lây truyền HIV, thông qua các phương tiện khác nhau là tương đối chính xác. Đây là kết quả, minh chứng cho công tác tuyên truyền giáo dục của các ngành chứcnăng, các tổ chức tuyên truyền trong huyện và các trường học rất chú trọng đến vấn đề các con đường lây nhiễm HIV. Có thể nói các em học sinh tìm hiểu quan tâm vấn đề này tương đối cao, các em nhận thức được mức độ nguy hiểm và có biện pháp phòng tránh cho bản thân và cho xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh cho rằng con đường dẫn đến lây nhiễm HIV là do: các loại muỗi và côn trùng đốt, chiếm 10%. Số học sinh được hỏi; chăm sóc người nhiễm HIV, chiếm 14,2% sô học sinh được hỏi; Hôn nhân, ngủ chung chăn gối chiếm 4,7%. Đây là những học sinh có nhận thức chưa đúng về các con đường lây nhiễm HIV. Vi rút HIV chỉ có nhiều nhất là trong máu, trong dịch âm đạo, trong tinh dịch và sữa mẹ, còn các dịch khác của cơ thể nhỏ: nước mắt, nước bọt, lượng vi rút có nhưng không đáng kể, không đủ để lây truyền HIV cho người khác. Vì vậy, các sinh hoạt thông thường không thể lây nhiễm HIV. Muỗi và côn trùng có thể mang cho ta những thứ bệnh như: bệnh sốt rét. Nhưng đối với vi rút HIV thì muỗi và côn trùng không có khả năng truyền bệnh. Vì vậy, học sinh nhận thức muỗi và côn trùng đốt là con đường lây nhiễm HIV là không đúng. Sự hiểu biết thiếu chính xác này có thể là do các em suy luận một cách chủ quan. Các em nghĩ rằng HIV lây qua đường mau chẳng hạn muỗi đốt người nhiễm HIV và tiếp tục đốt người khác thì có thể dẫn đến lây nhiễm HIV. Có thể nói rằng, vi rút HIV không dễ lây. Đa số những việc chúng ta làm hàng ngày đều không thể lây. Số học sinh nhận thức không đúng như vậy có thể là do công tác tuyên truyền của các phương tiện thông tin đại chúng thường rất ít nhắc đến một cách cụ thể về các con đường không lây HIV. Với nhiều lý do khác nhau, các em thiếu ý thức quan tâm, nên không thực sự hiểu câu hỏi và phương án tôi đưa ra, học sinh còn bị động, lúng túng khi lựa chọn phươngán. Vì thế có nhận thức chưa đúng như vậy. Các em học sinh cần hiểu biết đúng về các con đường lây truyền và các đường không lây truyền. Để có thái độ, hành vi ứng xử đùng với người bị nhiễm HIV. So sánh nhận thức về con đường lây truyền HIV của học sinh giữa các khối thì độ chệch là không đáng kể. Nhận thức về các con đường không lây truyền HIV/AIDS thì các em học sinh lớp 10 nhận thức sai nhiều hơn. Chứng tỏ các em có quan tâm đến vấn đề HIV/AIDS, nhưng do trình độ nhận thức hạn chế, khả năng suy đoán vấn đề còn thiếu chính xác dẫn đến mức độ tiếp nhận thông tin hiệu quả thấp. Như chúng ta đã biết HIV/AIDS không lây qua các hoạt động giao tiếp thông thường, vì vậy, mọi người có thể chung sống với người nhiễm HIV nếu có kiến thức và biết cách phòng tránh lây nhiễm cho bản thân. Những người kcó khả năng lây nhiễm chủ yếu là các hành vi của họ có liên lquan đến đường lây truyền HIV. Nếu có ý thức được sự nguy hiểm của HIV/AIDS và biết rõ các đường lây truyền thì chúng ta sẽ phòng tránh cho bản thân và mọi người xung quanh. Chính vì thế, việc nhận thức đúng về các con đường lây truyền nhiễm HIV/AIDS là một điều rất cần thiết và bổ ích. Trước thực trạng vô cùng nguy hại đó, ở nước ta nhiều năm qua, các hoạt động truyền thông đại chúng đã triển khai mạnh mẽ, liên tục và đều khắp, nên đã phổ cập được những thông tin cần thiết về căn bệnh HIV/AIDS và các tác hại của ma tuý. Nhờ đó hầu hết lớp trẻ, ở độ tuổi thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong cả nước hiểu do hơn những tác hại và hậu quả nghiêm trọng do nạn ma tuý mang tới. Để nhận thức về tác hại của việc tiêm chích ma tuý, tôi tiếp tục đưa ra câu hỏi kiểm tra: theo bạn, vì sao ta không tiêm chích ma tuý? Kết quả thu được thể hiện bảng sau đây: Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tỷ lệ % chung N % N % N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1666.doc