Đề tài Nhận thức và thái độ của người dân về một số tệ nạn xã hội nổi cộm ở vùng biên hiện nay

Đa số những người dân tôi thực hiện phỏng vấn sâu đều nhận xét rằng tệ nạn này ở đây là nhiều lắm nhưng phổ biến nhất vẫn là chơi lô đề và tá lả hay tú lơ khơ “có nhiều lắm, không bán đề thì xổ số bán cho ai, cả ngày được vài chục vé thì ăn thua gì” (PVS số 6), “cháu cứ ra ngoài chợ, ngoài đường thì thấy, từng góc một người ta chơi tú lơ khơ”(PVS số 7), “em cứ nhìn là thấy ngay, bất cứ một hàng xổ số nào cũng có một quyển sổ nho nhỏ để ghi đề đấy, đó là còn chưa kể đến các quán nước nữa” (PVS số 3) . Phải công nhận rằng lô đề ở đây rất phổ biến. Trong quá trình đi phỏng vấn, tôi có ngồi ở một quán nước và được chứng kiến cảnh người dân ghi số đề, bàn tán rất sôi nổi và không có gì là dấu giếm cả cứ như chuyện này không hề phạm pháp “anh cứ nghe em, hôm nay anh đánh con này cho em là kiểu gì cũng ăn, anh đánh con 59, 95, 35. Đấy 3 con đấy” (một cô buôn bán nói với một người đàn ông đi vào quán), đồng thời lúc đó cũng có một thanh niên trẻ bế theo cháu của mình ra xin ghi một con với giá 2000đ. Sở dĩ đánh đề có thể phổ biến như vậy vì hình thức chơi rất đơn giản, số tiền chơi không nhất thiết phải nhiều, có khi chỉ cấn 500-1000đ là đã có thể ghi được một con, không kể già trẻ gái trai hay giàu nghèo đều có thể chơi được tất. Người chủ ghi đề cũng có ở khắp nơi, đơn giản chỉ với một quyển sổ nhỏ và một cái bút là có thể tiến hành công việc của mình. Còn ở chợ hay những nơi tập trung người như bến xe khi vắng khách thì người dân lại túm tụm lại chơi tá lả với nhau và số tiền chơi cũng rất ít chỉ mấy trăm hay vài nghìn đồng.

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận thức và thái độ của người dân về một số tệ nạn xã hội nổi cộm ở vùng biên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu 3 tỉ 192 triệu đồng dùng vào việc đánh bạc, năm 2002 bắt được 3369 ổ nhóm cờ bạc, bắt giữ xử lý 16628 đối tượng, thu tài sản dùng vào đánh bạc trị giá 17 tỉ 448 triệu đồng, các cơ quan đã khởi tố 708 vụ với 2477 bị can về tội đánh bạc. Năm 2003, theo báo cáo 6 tháng đầu năm bắt được 2930 ổ nhóm cờ bạc, xử lý 17.797 đối tượng, thu giữ tài sản trị giá gần 6 tỉ đồng, trên phạm vi cả nước trong năm đã xử lý hành chính hơn 5000 vụ việc có liên quan tới cờ bạc. Thành phần tham gia đánh bạc chơi lô đề rất đa dạng, phần lớn là những người trẻ tuổi, đặc biệt số có nghề nghiệp, học sinh, sinh viên chiếm 31%, số đối tượng có tiền án tiền sự chiếm 16%. Đây thực sự là một vấn đề xã hội rất đáng quan tâm hiện nay và trong thời gian tới. Tệ nạn xã hội ở Việt Nam luôn gắn liền và là sân sau của tội phạm và các hành vi phạm pháp. Đội quân tệ nạn xã hội được coi là nguồn bổ sung cho các loại tội phạm. Khoảng 60% đối tượng nghiện hút, tiêm chích ma tuý là có tiền án tiền sự; 50% gái mại dâm có liên quan tới tội phạm hình sự. 2.1.2. Thực trạng tệ nạn xã hội ở địa bàn khảo sát. Không thể nói là chỉ có mở cửa biên giới mới sinh ra các loại tệ nạn xã hội nhưng cũng không thể nói mở cửa biên giới không chịu trách nhiệm trong việc gia tăng các tệ nạn xã hội. Thực ra ma túy, buôn lậu, tham nhũng, cờ bạc, mại dâm và nhiều loại tệ nạn khác đã phát sinh từ rất lâu rồi. Chúng ngấm ngầm tồn tại và phát triển mạnh hay yếu phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi hay không thuận lợi. Có thể nói, thành phố Lạng Sơn nói chung và phường Hoàng Văn Thụ nói riêng trong những năm gần đây có tốc độ phát triển khá nhanh. Sau khi có chính sách mở cửa, đời sống người dân ngày càng đi vào ổn định. Nhờ có chính sách này mà hàng hoá Trung Quốc có điều kiện tiếp cận thị tường Việt Nam mạnh mẽ hơn, giá thành hạ mà mặt hàng cũng phong phú, đa dạng . Đặc biệt phường có chợ truyền thống Kỳ Lừa tấp nập, lại là chợ đêm các hộ kinh doanh buôn bán khá muộn (thường sau 23 giờ đêm mới đóng cửa) nhằm phục vụ nhu cầu khách du lịch. Lượng khách du lịch đổ về đây khá đông, địa bàn có nhiều nhà nghỉ khách sạn từ bình dân đến sang trọng. Chính vì vậy mà diễn biến tình hình tệ nạn xã hội ở địa bàn trở nên rất phức tạp và gây không ít khó khăn cho cơ quan chức năng phòng chống tệ nạn xã hội. Trong quá trình đi khảo sát tại địa phương tôi nhận thấy rằng diễn biến các tệ nạn xã hội ở phường Hoàng Văn Thụ rất phức tạp. Do khuôn khổ của một báo cáo thực tập nên tôi chỉ tập trung phản ánh một số tệ nạn xã hội nổi cộm nhất theo đánh giá của người dân địa phương ở đây. Đó là ma túy, buôn lậu, cờ bạc, và mại dâm. Trong bảng hỏi phỏng vấn của chúng tôi đề cập tới 13 loại hình tệ nạn xã hội ở vùng biên hiện nay và phần lớn người dân đều có câu trả lời là các hiện tượng đó có tồn tại với các mức độ khác nhau ở địa phương. Số người cho rằng những hiện tượng đó không có hoặc không biết về hiện tượng đó rất ít. Điều đó chứng tỏ rằng người dân rất quan tâm tới những vấn đề xã hội này, trong đó qua xử lý số liệu một số tệ nạn xã hội nổi lên gồm có: nghiện hút ma túy, cờ bạc, buôn lậu và mại dâm. Có thể thấy rõ hơn hiện tượng này thông qua bảng số liệu dưới đây: Loại hình TNXH Mức độ Nghiện ma túy Cờ bạc Buôn lậu Mại dâm Phổ biến 82,4% 65,7% 65,7% 36,4% ít phổ biến 13,7% 23,8% 16,9% 36,6% Không có 1,4% 4,3% 5,7% 11,9% Không biết 2,5% 6,2% 11,7% 15,1% Tổng 100% 100% 100% 100% Bảng 1: Thực trạng một số tệ nạn xã hội qua đánh giá của người dân Như vậy có thể thấy rằng nghiện hút ma túy là một tệ nạn xã hội nóng bỏng nhất trong số những tệ nạn xã hội trên với 82,4% người dân cho rằng hiện tượng này phổ biến trong cộng đồng, tiếp sau đó là cờ bạc và buôn lậu cũng với một con số rất lớn 65,7% nhận định là phổ biến và mại dâm là thấp nhất với 36,4% theo đánh giá của người dân. Số người cho rằng các tệ nạn xã hội trên là không có hay không biết, không quan tâm tới những hiện tượng đó rất ít, mà ít nhất là nghiện hút ma túy với 3,9% còn mại dâm có nhiều người không biết và đánh giá là không có trên địa bàn là nhiều hơn với 27%. Chỉ qua những con số như trên chúng ta có thể thấy một phần nào đó diễn biến của những tệ nạn xã hội đó tại phường Hoàng Văn Thụ như thế nào rồi. Phần lớn những đánh giá này của người dân là rất phù hợp và xác thực với tình hình tực tế của các tệ nạn đang diễn ra tại đây được đề cập tới trong báo cáo của chính quyền địa phương cũng như những gì bản thân tôi được “mắt thấy tai nghe” trong quá trình đi khảo sát. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu và phân tích từng hiện tượng xã hội nổi cộm trên. 2.1.2.1. Nghiện hút ma túy. Nhận thức của người dân về thực trạng nghiện hút ma túy trên địa bàn. Nghiện hút ma túy là một vấn đề xã hội nóng bỏng không chỉ ở mỗi một địa phương, một quốc gia mà mang tính toàn cầu. Hậu quả xã hội của nó vô cùng to lớn và lâu dài, là điều đáng lo ngại của tất cả cộng đồng. Tác hại đầu tiên của ma túy là làm suy giảm sức khỏe, nhân cách và đạo đức suy thoái. Sức khỏe của người nghiện bị giảm sút nhanh chóng (ở Việt Nam tỷ lệ này là 85%). Đặc biệt do người nghiện tiêm chích ma túy nên nguy cơ có HIV là rất lớn (70% những người có HIV hiện nay ở Việt Nam là những người nghiện do tiêm chích ma túy) như ở phường Hoàng Văn Thụ thì hiện tượng nghiện hút “cũng giảm đi rồi vì một phần do chết, một phần đã đi cải tạo, chết thì nhiều nhưng cai được thì ít” (trích PVS số 7) hay trong báo cáo của UBND phường “số nghiện ma túy từ những năm 95 đến nay đã dần nhiễm HIV/AIDS gây tử vong nhiều”, “theo số liệu thống kê thì số người nghiện hút có giảm chậm, nhưng giảm do con nghiện bị chết do nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS, do sốc thuốc khi chích là chính”. Nhưng điều đáng lo ngại nhất đó là nhân cách đạo đức bị suy thoái “ảnh hưởng đến ản thân, danh dự, phẩm chất của mình. Đó là điều đáng quý nhất và cũng là điều đáng tiếc nhất. Chính bản thân mình tự hủy hoại nhân phẩm của mình. Như các cụ đã nói đốn củi ba năm thiêu một gìơ thì anh nghĩ rằng mình bao nhiêu tuổi thì mình thiêu trong một giờ” (trích biên bản PVS số 3). Người nghiện trở nên thờ ơ với những hứng thú, hoài bão, mơ ước, học hành, vui chơi, giải trí lành mạnh. Thậm chí do nhu cầu sử dụng ma túy ngày càng tăng nhiều người trở nên liều lĩnh, hung hãn, mất tính người và để có ma túy họ sẵn sàng làm tất cả mọi việc kể cả phạm pháp ( giết người cướp của, trộm cắp...), “có khi hành hung cả bố mẹ, ăn cắp của gai đình” (trích PVS số 8). Không những thế nghiện ma túy còn làm cho kinh tế gia đình bị sa sút, hạnh phúc gia đình tan vỡ. Với một người mới nghiện thì trung bình một ngày phải có ít nhất một tép với giá bình dân nhất là 50.000đ/tép. Nhưng nghiện ma túy tăng theo cấp số nhân “hôm nay thì 50.000 gọi là “phê” nhưng này mai muốn “phê” như ngày hôm nay thì phải tăng lên 70.000-100.000 mới phê trở lại như ban đầu”, thậm chí “như ông Vinh xóm này nghiện 10 năm rồi thì mỗi ngày mất khoảng 6-8 triệu” (trích PVS số 3). Với những con số như thế này thì ta có thể thấy thiệt hại kinh tế là to lớn như thế nào. Trong những người tôi tiến hành phỏng vấn sâu có hai người đã từng nghiện ma túy và cả hai người đó đều đã ly dị do vợ không chịu nổi cảnh nghiện ngập của người chồng. Đó là những hậu quả nhãn tiền nhất mà chúng ta có thể thấy. Đối với xã hội thì hậu quả của việc nghiện hút ma túy là rất nghiêm trọng do xã hội bị lãng phí tiền của, sức lao động và làm cho trật tự an toàn xã hội bị đe dọa. Chỉ cần lấy ra một con số “tính riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh một ngày mất trắng 1 tỷ đồng vào ma túy” như thế này thôi cũng đủ thấy mức tàn phá của tệ nạn này. Qua một số tài liệu tu thập được cũng như báo cáo của Tổng cục cảnh sát chúng ta có thể thấy nghiện hút ma túy nổi lên ở Lạng Sơn như sau: Trước đây, vùng Lạng Sơn - Đồng Đăng chỉ có người hút thuốc phiện, phần lớn là những con nghiện lớn tuổi người dân tộc thiểu số nhưng sau này nhất là từ khi mở cửa, hít, chích ngày càng nhiều và phát triển rất nhanh. Trước năm 1996 không có số liệu thống kê chính thức, nhưng năm đó người ta ghi lại được có 656 người nghiện hút, trong đó có 40 người nghiện thuốc phiện, 616 người hít, tiêm chích. Số người hút ngày một giảm nhanh, năm 1999 chỉ còn 20 nhưng số người hút, tiêm, chích tăng nhanh hơn. Theo số liệu mới nhất tỉnh Lạng Sơn năm 2003 có tổng số 1.276 người nghiện trong đó số người nhiễm HIV là 505 người, năm 2004 số đối tượng nghiện ma túy tăng lên với 1.424 người. Sự chính xác của con số này tất nhiên là không cao vì phát hiện một người nghiện không phải là công việc dễ dàng do sự dấu giếm của bản thân họ và của gia đình. Như vậy qua các phương tiện thông tin đại chúng và chính là qua thực tế tình hình tại phường Hoàng Văn Thụ vấn đề này nổi lên rất phức tạp. Người dân đánh giá về hiện tượng này như sau: Qua biểu đồ trên ta thấy rằng người dân rất quan tâm tới hiện tượng này. Theo đó có tới 82,4% người dân đánh giá rằng nghiện hút ma túy là phổ biến trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ. Trong quá trình đi phỏng vấn sâu tôi càng khẳng định được điều này. Nghiện hút ma túy ở đây không chỉ được gọi là phổ biến mà có thể nói là “lan tràn, có nhà có đến 2-3 người chết, thậm chí chết cả nhà. Nói chung nghiện ngập thì nhiều lắm, ở Lạng Sơn này thì nghiện hút là nổi bật lắm. Cháu nhìn xung quanh xóm cũng thấy, có 10 nhà thì chỉ có 2-3 nhà là không dính. Khu phố này cháu ạ, dính một loạt” (PVS số 1) hay “ em cứ ngồi đây một lát thôi là thấy ngay, những người nghiện đi qua đây, lượn qua đây, đi qua ngõ này vòng xuống dưới bụi tre dưới kia. Cho nên nhóm đồng đẳng bọn anh phân công nhau dọn dẹp xilanh nhưng vẫn không hết được vì cứ 10 hay 15 phút hay nửa tiếng đồng hồ lại thấy có. Họ vứt bừa ra đường, rất nguy hiểm. Mà nói chung khu vực nào cũng thế thôi. ở đây tệ nạn này rất nhiều”. Qua phỏng vấn một công an thuộc đội phòng chống ma túy thành phố Lạng Sơn tôi được biết hiện nay ở thành phố Lạng Sơn có khoảng 400 đối tượng nghiện hút thì chỉ tính riêng phường Hoàng Văn Thụ đã chiếm 1/4 với 129 người. Đây chỉ là những con số trong hồ sơ còn thực chất khác rất nhiều, không thể thống kê hết được vì bố mẹ dấu, số đối tượng có công ăn việc làm thì dù có nghiện hút nhưng cũng kín đáo hơn nên không thể nắm được. Theo báo cáo của UBND phường Hoàng Văn Thụ, tình hình nghiện hút ma tuý trên địa bàn còn nhiều nan giải, số lượng nguời nghiện giảm không phải vì cai nghiện được mà chủ yếu là đã chết nhiều do nhiễm HIV/AIDS. Những người tầm trung tuổi nghiện hút ma tuý còn lại rất có nguy cơ tiêm ẩn mầm bệnh trong người và rất dễ lây lan sang bạn nghiện. Phường đã có nhiều biện pháp để quản lý, tổ chức cai nghiện nhưng hiệu quả chưa thực sự cao vì việc quản lý đối tượng cai rất khó khăn, phần lớn tái nghiện nhiều. Phường đã tuyên truyền vận động các đối tượng ngiện đi cai ngiện tại gia đình 9 người, cai bắt buộc tại trung tâm GDLDDXH được 5 người. Tình trạng tái nghiện cũng là một vấn đề rất cần chú ý vì hậu quả của tái nghiện nhiều khi còn nguy hiểm hơn cả chưa cai. Đối tượng nghiện hút có hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khác nhau “con nhà giàu cũng có mà con nhà nghèo cũng có, thậm chí rất nghèo cũng dính” (PVS số 3), “không chỉ nhà giàu mà nhà nghèo cũng nghiện. Con cán bộ ở đây cũng khối thằng nghiện ra đấy, con ông to nghiện đầy chẳng qua có điều kiện dấu đi, cho con về quê, cho đi học nhưng thực chất là cho đi cai nghiện. Những gia đình buôn bán có tiền là dính. Con có tiền là đi chơi, nghiện lúc biết không biết” (PVS số 1). Có thể thấy rằng sau khi thực hiện chính sách mở cửa biên giới, kinh tế niều gia đình ở Lạng Sơn giàu lên nhanh chóng. Nhưng mặt trái của nó là thời gian cha mẹ dành cho con cái ngày càng ít đi, không thể quan tâm sát sao tới con cái như trước. Những chuyến lấy hàng, công việc làm ăn kinh doanh đã chiếm hết thời gian chăm sóc con cái của các bậc phụ huynh. Để bù lại, họ cho con mình thật nhiều tiền mà không cần biết con sẽ dùng vào mục đích gì với tâm lý: chỉ cần có tiền là khoả lấp được những thiếu thốn về tình cảm, sự chăm sóc của bố mẹ. Nhiều thanh niên là con nhà khá giả giàu có, được gia đình nuông chiều quá mức nên có tâm lý ăn chơi đập phá tìm tới cảm giác lạ và muốn thể hiện mình. Bên cạnh đó giới trẻ lứa tuổi chưa thực sự trưởng thành, suy nghĩ còn non nớt, dễ bị lôi kéo, bản thân thích đua đòi...nên rất dễ sa ngã vào nghiện hút. Tóm lại là những gia đình khá giả là con cái mắc nghiện nhiều nhất. Vấn đề này có thể nói là phổ biến trong phạm vi cả nước (đặc biệt ở các đô thị) chứ không riêng gì Lạng Sơn. Nói về độ tuổi nghiện hút thì các đối tượng ở mọi lứa tuổi, từ già đến trẻ “ chích thì không chỉ riêng thanh niên mà cả người lớn nữa, kể cả ông già 70 cũng nghiện”(PVS số 2), “có người 40 tuổi trở lên, giàu có do buôn lậu hay gì đó như ông Vinh xóm này thì nghiện 10 năm nay rồi”. Nhưng một vấn đề hết sức nguy hiểm đặt ra hiện nay là sự trẻ hóa độ tuổi nghiện hút. Nếu trước đây chủ yếu là những người dân tộc lớn tuổi hút thuốc phiện thì nay đối tượng thanh niên trẻ nghiện hút gia tăng chóng mặt “trẻ bây giờ nhiều lắm, từ 15 đến 20 tuổi”(PVS số 1), “thanh niên trong độ tuổi 15 - 30 tuổi nhưng bây giờ đối tượng còn có cả 14 tuổi” (PVS số 2), “bây giờ bọn anh đang thống kê, giới trẻ tầm tuổi những năm 1970 - 1980 hầu như người nào cũng dùng. Anh nói đó là thanh niên bản xứ chứ chứa nói đến người từ nơi khác đến thì hầu như ai cũng tiêm chích, cũng sử dụng” (PVS số 3), “toàn tầm tuổi 14 - 20 tuổi, cũng khá nhiều” (PVS số 6). Theo thống kê của Bộ Công an - Bộ Giáo dục và đào tạo 10/12/2003 thì ở Lạng Sơn số học sinh, sinh viên nghiện hút ma tuý (trong các trường học) theo các năm như sau: Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Số lượng 105 12 0 2 1 2 21 Bảng 3: Số lượng học sinh, sinh viên nghiện hút ma tuý thống kê được ở thành phố Lạng Sơn. Đây thực sự là một hiện tượng đáng báo động mà chính quyền địa phương, gia đình và toàn xã hội cần phải quan tâm. Bởi vì thanh niên, đặc biệt là học sinh, sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, là lực lượng kế cận rất quan trọng góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hơn nữa do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi này rất dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, dễ vì những tò mò, xúc cảm bồng bột nhất thời của tuổi trẻ mà đánh mất mình. Do đó sẽ vô cùng nguy hiểm nếu như lớp trẻ hôm nay bị phụ thuộc vào khói thuốc, vì “nàng tiên nâu” mà mất đi cả tương lai, thậm chí trở thành gánh nặng, mối lo cho toàn xã hội. Với vấn đề nghiệnh hút ma túy thì nhận thức của người dân tương đối là đồng đều nhau. Không có sự khác biệt nhiều lắm khi xét tương quan giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp hay dân tộc với đánh giá về mức độ phổ biến của tệ nạn này. Điều đó chứng tỏ nghiện hút ma túy là một hiện tượng phổ biến và tất cả mọi người đều quan tâm đến nó vì dù ít dù nhiều nó cũng ảnh hưởng đến đời sống của chính bản thân họ. Thái độ của người dân địa phương với những đối tượng nghiện hút ma túy. Sở dĩ chúng ta phải tìm hiểu thái độ của người dân với người nghiện vì việc này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng: thể hiện sự quan tâm của người dân cũng như khẳng định vai trò của cồng đồng trong việc đấu tranh phòng chống ma túy nói chung và giúp người nghiện cai nghiện và tái hòa hập cộng đồng nó riêng. Thái độ tích cực hay tiêu cực của cộng đồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của việc cai nghiện và hòa nhập cộng đồng của người nghiện. Trong quá trình đi phỏng vấn tôi nhận thấy rằng người dân có thái độ rất khác nhau với những người nghiện nhưng đa phần là vẫn còn rất kỳ thị, xa lánh và chưa tin tưởng thực sự vào khả năng cai nghiện của những đối tượng này. Đây thực sự là một trở ngại rất lớn tới thành công của công tác cai nghiện mà các gia đình và chính quyền địa phương đang tích cực tiến hành. Với những người mà đã nghiện từ lâu rồi, từ 3 - 4 năm trở lên thì gia đình nào cũng đưa đi cai nghiện hoặc có những người không muốn thì cũng phải đi cai nghiện bắt buộc nhưng đều phải trả lại cộng đồng vì không cai được. Hay kể như năm ngoái UBND phường Hoàng Văn Thụ có chương trình cai nghiện tại nhà cũng được hơn 30 người nhưng rồi đâu lại vào đó hết. Vậy lý do nào mà cai nghiện không đạt hiệu quả như thế? Ngoài những lý do thuộc về bản thân người nghiện chưa có đủ ý chí nghị lực vượt qua những cơn vật vã và những cám dỗ xung quanh, chính quyền địa phương chưa có biện pháp triệt để thì một lý do không thể không kể đến là thái độ của cộng đồng. Chính một người nghiện dù đã được tư vấn, tuyên bố rất hùng hồn là sẽ chiến đấu với ma túy dù có bị nó vật cho đến thế nào đi nữa nhưng cuối cùng cũng không làm được tâm sự rằng “gia đình có những câu nói đi nói lại, người thân, bạn bè, hàng xóm nhìn họ với con mắt không thiện cảm” cho nên dù đã cai được 5 tháng rồi nhưng vẫn bị tái nghiện lại. Một đồng đẳng viên tuyên truyền phòng chống ma túy vốn đã từng nghiện và nay đã cai được cũng thừa nhận sự kỳ thị của cộng đồng là một chướng ngại rất lớn khiến cho việc cai nghiện chưa thành công “ những người dù họ đã cai được 5 - 10 năm rồi nhưng mọi người vẫn nhìn nhận là kẻ nghiện”. “Đối với người nghiện thì xã hội gọi họ là “thằng nghiện”, “con nghiện” chứ chẳng gọi là “anh nghiện” hay “ông nghiện” bao giờ cả. Họ có vị trí xã hội cực thấp” (PVS số 3). Anh T dù đã cai nghiện 2 năm nay và là trưởng nhóm đồng đẳng nhưng khi đi đến các gia đình tuyên truyền vận động cho con cái họ đi cai nghiện nhưng họ vẫn không hiểu và không tin anh ấy đã cai nghiện được rồi, “chưa hoàn toàn đặt niềm tin vào mình”. Trong ngày đi phỏng vấn đầu tiên tại một gia đình bán hàng ở chợ Kỳ Lừa, có một chuyện xảy ra là gia đình đó nghỉ trưa và bị mất một chiếc quạt của cửa hàng thì ngay lập tức họ đã nói rằng chắc là “mấy thằng nghiện đó mà, bọn này nhanh lắm, hở ra một cái là mất luôn”. Dù biết rằng người nghện khi túng quẫn là sẵn sàng có thể “trộm cắp vặt” nhưng khi chưa có chứng cớ gì thì họ đã quy ngay là do nghiện. Như vậy những người nghiện đã bị “dán nhãn sai lệch” và người dân luôn có sự nghi ngờ với những người nghiện khi có chuyện gì đó xảy ra. Chúng ta biết rằng môi trường xã hội đã phần nào khiến cho một số người mắc vào tệ nạn, mất đi chức năng của mình thì khi muốn trị liệu phải đưa họ quay trở về môi trường đó và muốn vậy thì phải tạo ra một môi trường lành mạnh. Với những người đã cai nghiện thành công và những người có ý định muốn cai nghiện thì gia đình, cộng đồng cần có thái độ bao dung hơn, thông cảm, động viên, chia sẻ tạo điều kiện để họ cai nghiện được và trở về với cộng đồng. Sự khuyến khích, động viên của bà con làng xóm, người thân sẽ là động lực vô cùng to lớn giúp họ có quyết tâm chiến thắng “khói trắng” và tái hòa nhập cộng đồng. 2.1.2.2. Tệ nạn cờ bạc. “Cờ bạc là bác thằng bần” là câu thành ngữ mà cha ông ta đã đúc kết từ rất xa xưa rồi và cho đến tận ngày hôm nay nó vẫn đúng và vẫn giữ nguyên giá trị. Cờ bạc là tệ nạn đã tồn tại từ lâu trong lịch sử với những hình thức phổ biến như tam cúc, tổ tôm, xóc đĩa, cua cá... và theo thời gian các hình thức cờ bạc lại được bổ sung phong phú đa dạng hơn như tú lơ khơ, tá lả, đầu đuôi...đặc biệt hiện nay phổ biến là việc chơi lô đề, cá độ trong địa bàn dân cư. Phải nói đây là tệ nạn mà những hậu quả xã hội của nó là rất lớn, đặc biệt là về kinh tế. Cùng với sự phát triển thì hiện nay ở Việt Nam cũng có những trung tâm cờ bạc chuyên nghiệp của các tổ chức đặt đưới sự quản lý của nhà nước dành cho các đại gia có nhiều tiền. Xét dưới góc độ pháp lý thì hiện nay với hiện tượng này mức độ xử phạt mới chủ yếu là xử phạt hành chính chứ ở mức độ truy tố thì cũng còn nhiều bất cập lắm. Theo đánh giá của người dân địa phương thì đây là hiện tượng nóng bỏng xếp thứ hai chỉ sau ma túy. Điều này thể hiện qua biểu đồ sau: Bảng 4: Đánh giá của người dân về thực trạng tệ nạn cờ bạc Hiện tượng cờ bạc không chỉ là vấn đề nổi cộm ở vùng biên mà là ở tất cả các địa phương trong cả nước và kể cả trên thế giới. Sự khác nhau chỉ là ở mức độ, hình thức, quy mô mà thôi. Qua nhận định của người dân thì có tới 89,5% người dân cho rằng có hiện tượng này trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, trong đó có tới 65,7% cho rằng hiện tượng này là rất phổ biến. Số người cho rằng cờ bạc không có ở đây là 4,3% còn không biết, không quan tâm chỉ có 6,2%. Điều này cho thấy sự quan tâm của người dân với các vấn đề xã hội diễn ra trên địa bàn và chứng tỏ rằng cờ bạc khá phổ biến nên người dân mới có đánh giá như vậy “hiện tượng này còn nhiều lắm và chưa thể chấm dứt ngay được” (PVS số 7). Đa số những người dân tôi thực hiện phỏng vấn sâu đều nhận xét rằng tệ nạn này ở đây là nhiều lắm nhưng phổ biến nhất vẫn là chơi lô đề và tá lả hay tú lơ khơ “có nhiều lắm, không bán đề thì xổ số bán cho ai, cả ngày được vài chục vé thì ăn thua gì” (PVS số 6), “cháu cứ ra ngoài chợ, ngoài đường thì thấy, từng góc một người ta chơi tú lơ khơ”(PVS số 7), “em cứ nhìn là thấy ngay, bất cứ một hàng xổ số nào cũng có một quyển sổ nho nhỏ để ghi đề đấy, đó là còn chưa kể đến các quán nước nữa” (PVS số 3) . Phải công nhận rằng lô đề ở đây rất phổ biến. Trong quá trình đi phỏng vấn, tôi có ngồi ở một quán nước và được chứng kiến cảnh người dân ghi số đề, bàn tán rất sôi nổi và không có gì là dấu giếm cả cứ như chuyện này không hề phạm pháp “anh cứ nghe em, hôm nay anh đánh con này cho em là kiểu gì cũng ăn, anh đánh con 59, 95, 35. Đấy 3 con đấy” (một cô buôn bán nói với một người đàn ông đi vào quán), đồng thời lúc đó cũng có một thanh niên trẻ bế theo cháu của mình ra xin ghi một con với giá 2000đ. Sở dĩ đánh đề có thể phổ biến như vậy vì hình thức chơi rất đơn giản, số tiền chơi không nhất thiết phải nhiều, có khi chỉ cấn 500-1000đ là đã có thể ghi được một con, không kể già trẻ gái trai hay giàu nghèo đều có thể chơi được tất. Người chủ ghi đề cũng có ở khắp nơi, đơn giản chỉ với một quyển sổ nhỏ và một cái bút là có thể tiến hành công việc của mình. Còn ở chợ hay những nơi tập trung người như bến xe khi vắng khách thì người dân lại túm tụm lại chơi tá lả với nhau và số tiền chơi cũng rất ít chỉ mấy trăm hay vài nghìn đồng. Nếu xét về quy mô thì phần lớn người dân đều cho rằng chỉ chơi nhỏ lẻ chứ không chơi lớn như trước nữa “cờ bạc lô đề thì lẻ tẻ vẫn chơi nhưng không chơi lớn. Bây giờ chúng nó mua lôtô của nhà nước cũng nhiều. Cháu không biết chứ mấy năm trước thì có chơi lớn lắm nhưng nay bắt nhiều nên cũng giảm và chỉ là chơi nhỏ, không đáng kể” (PVS số 1), “chỉ toàn chơi nhỏ lẻ, một vài nghìn ấy mà” (PVS số 6). Việc chơi lớn chắc chắn là vẫn còn nhưng “cũng ít thôi” (PVS số 6). Người nào chơi lớn thì phải là lớn hẳn với hàng nghìn điểm và ở những nguồn tin cậy và kín đáo chứ không lộ liễu như những người chơi ít. Mà tựu chung thì người trúng thì ít mà người trượt thì nhiều. Tất cả đi theo một cái vòng tròn luẩn quẩn. Người nào thắng rồi lại muốn chơi thêm nữa, chơi lớn hơn vì nghĩ mình đang vận đỏ còn người thua thì cay cú muốn chơi tiếp để gỡ gạc. Ai cũng muốn có tiền nhânh, dễ dàng không phải bằng sức lao động chân chính của mình. Mọi người hy vọng vào những giấc mơ, rồi tính toán và thậm chí có cả “thơ đề”. Kết cục cuối cùng cho những con bạc là kinh tế gia đình suy sút, thậm chí hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng và nguy hiểm hơn là nguy cơ tội phạm khi một số người cố gắng bằng mọi cách có tiền để chơi tiếp và tiềm tàng những xung đột mâu thuẫn giữa những con bạc với nhau... Trò cờ bạc này cứ dính vào là mê lắm, cũng chẳng khác nào một thứ thuốc phiện, dính vào rồi thì khó mà dứt ra được. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem trình độ học vấn có tác động gì không tới đánh giá của người dân về thực trạng của cờ bạc: Trình độ học vấn NTL Total Không biết chữ Dưới PTTH PTTH Trung cấp, dạy nghề CĐĐH Cờ bạc, lô đề phổ biến Count 76 122 37 52 287 % within Trình độ học vấn NTL 65.5% 64.6% 58.7% 75.4% 65.7% ít phổ biến Count 27 46 19 12 104 % within Trình độ học vấn NTL 23.3% 24.3% 30.2% 17.4% 23.8% Không có Count 8 6 4 1 19 % within Trình độ học vấn NTL 6.9% 3.2% 6.3% 1.4% 4.3% Không biết Count 5 15 3 4 27 % within Trình độ học vấn NTL 4.3% 7.9% 4.8% 5.8% 6.2% Total Count 116 189 63 69 437 % within Trình độ học vấn NTL 100% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Bảng 5: Tương quan trình độ học vấn với đánh giá của người dân về hiện tượng cờ bạc Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng không có sự khác biệt nhiều lắm giữa các trình độ học vấn khác nhau với mức độ đánh giá về thực trạng tệ nạn cờ bạc. Nhóm người dân có trình độ cao đẳng, đại học trở lên cho rằng cờ bạc phổ biến (75.4%) nhiều hơn so với các nhóm người dân có trình độ từ trung cấp trở xuống (khoảng 64%). Có lẽ bởi vì người có trình độ học vấn cao hơn họ hiểu những hình thức như thế nào bị coi là tệ nạn cũng như những ảnh hưởng của nó, trong khi đó những người có trình độ thấp hơn họ chưa hoàn toàn ý thức được mức độ nghiêm trọng của tệ nạn và họ coi đó có thể chỉ là trò chơi mà không có hậu quả gì lớn lao lắm. Như vậy hiện tượng này có sự thu hẹp về quy mô nhưng lại mở ra trên diện rộng, số lượng người tham gia tăng, hình thức đa dạng hơn, không phân bệt các đối tượng về nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác và đặc biệt cần lưu tâm là tệ nạn này cũng có xu hướng trẻ hóa. 2.1.2.3. Tệ nạn buôn lậu Từ sau khi th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1659.doc
Tài liệu liên quan