Đề tài Nhiệm vụ và giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch năm năm 2001 - 2005 ở Việt Nam

Trong cơ chế cũ kế hoạch tập trung việc làm được bố trí theo kế hoạch phân bổ từ trên xuống do vâỵ gần như là thị trường lao động là không phát triển. Khi nước ta chuyển sang cơ chế mới - cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thị trường lao động ra đời và phát triển nhằm cung cấp lao động phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho người lao động. Những năm gần đây thị trường lao động nước ta còn nhỏ chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp và người lao động tham gia, các trung tâm dịch vụ việc làm kém phát triển, nhỏ lẻ chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Do vậy, nhà nước cần có chính sách để thúc đẩy phát triển thị trường góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và để giải quyết việc làm cần tập trung vào:

+ Phát triển dịch vụ việc làm:

Dịch vụ việc làm ra đời do yêu cầu của thị trường, là trung gian giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin về người lao động cho các doanh nghiệp. Dịch vụ việc làm càng phát triển thì người lao động có việc làm càng cao, dịch vụ việc làm tư vấn, hướng dẫn cho người lao động tìm kiếm được công việc phù hợp với khả năng của mình, là cơ sở gián tiếp tạo việc làm cho người lao động đặc biệt là những người mới bước vào tuổi lao động hay lao động mới tốt nghiệp. Trên cơ sở các trung tâm dịch vụ việc làm, các chủ doanh nghiệp lựa chọn được các lao động tốt nhất có trình độ phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp mình qua đó tối đa hoá sản xuất. Để phát triển dịch vụ việc làm nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn, thuế, cơ chế quản lý hoạt động, tập trung đầu tư mở rộng phát triển các dịch vụ việc làm hiện đại. Nhà nước cần phải xây dựng các trung tâm dịch vụ việc làm nhà nước với quy mô lớn đảm bảo uy tín và chất lượng phục vụ để thu hút người có nhu cầu lao động tham gia nhiều hơn.

 

doc36 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhiệm vụ và giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch năm năm 2001 - 2005 ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 : Hướng cơ bản có tính chất chiến lược để thực hiện mục tiêu trên hướng tới việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực và giải quyết việc làm ở nước ta là thức hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội , tổ chức lại toàn bộ lao động xã hội để phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế ; kết hợp giữa giải quyết việc làm , tại chỗ là chính với phân bố lại lao độnh theo vùng lãnh thổ , xây dựng các vùng kinh tế –xã hội dân cư mới để gắn lao động với đất đai và tài nguyên của đất nước , đồng thời mở rộng sự nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài .Tổ chức đào tạo ,đào tạo lại đội ngũ lao động hiện có và phổ cấp nghề nghiệp cho lao động xã hội , ttrước hết là cho thanh niên , nhằm hình thành đội ngũ lao động có cơ cấu , số lượng và chất lượng phù hợp với cấu trusc của hệ thống kinh tế mới và yêu cầu của thị ttrường lao động . Đa dạng hoá việc làm trên cơ sở đó mà đa dạng hoá thu nhập , phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phong phú và đa dạng trong mối quan hệ đan xen giữa các thành phần kinh tế (kinh tế quốc doanh ,kinh tế tập thể , kinh tế cá thể , hộ gia đình và kinh tế tư bản tư nhân ); coi trọng khuyến khích các hình thức thu hút được nhiều lao động và phù hợp với quy luật phát triển nền kinh tế thị ttrường ở nước ta (xí nghiệp vừa và nhỏ ), khu vực phi kết cấu , việc làm phi nông nghiệp , hình thức thanh niên xung phong , bộ đội làm kinh tế II. Hiện trạng thực hiện Kế hoạch việc làm thời kỳ 1996-2000: 1. Các thành tựu đạt được: + Số lao động có việc làm tăng lên: Tính đến ngày 1-7-2000 ,tổng lực lượng lao động cả nước là 38643089 người , so với kết quả điều tra ngày 1-7-1996 tăng bình quân hàng năm 975645 người . Bảng 1: Qui mô lực lượng lao động cả nước giai đoạn 1996 - 2000 Chỉ tiêu 1996 (người) 2000 (người) Tăng, giảm bình quân1996-2000 Tuyệt đối (người) Tương đối (%) 1. Tổng lực lượng lao động 34740509 38643089 975645 2,7 2. Lực lượng lao động theo khu vực - Thành thị - Nông thôn 6621541 28118968 8725998 29917091 526121 449524 7,14 1,56 2. Lực lượng LĐ theo ngành - Nông-lâm-ngư nghiệp - Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ 23431138 3697762 6849124 22669907 4743707 8791820 1045945 1135431 1,8 4,25 5 Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê 1996 – 2000 Trong số người có việc làm nói trên , số việc làm mới tạo ra hàng năm tăng nhanh , từ 863000 người mỗi năm trong thời kỳ 1991-1995 lên 1,2 triệu người trong giai đoạn 1996-2000. Tốc độ tăng trưởng việc làm bình quân 2,7% + Cùng với sự tăng số việc làm có xu hướng chuyển dịch thích hợp . Cơ cấu viẹc làm theo ngành trong giai đoạn 1996-2000 có thay đổi đáng kể .Nếu tổng số việc làm là 100% thì nhóm ngành nông –lâm –ngư nghiệp là 69%, xây dựng – công nghiệp là 10,9% và dịch vụ là 20,1% trong năm 1996. Đến năm 2000 các cơ cấu lần lượt là 63,3%,13%,và 23,9% .Như vậy cơ cấu lao động có viẹc làm thường xuyên chia theo nhóm ngành năm 2000 có sự chuyển biến rõ rệt so năm 1996 và kế hoạch trước theo hướng :giảm cả số lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong các nhóm ngành nông nghiệp ,tăng cả số lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong nhóm ngành công nghiệp và xây dựng .Năm 1996 có 23601918 người làm việc trong nhóm ngành nông nghiệp (chiếm 69% so với tổng số lao đôngj cả nước ) ,đến năm 2000 giảm xuống còn 22669907 người (chiếm 63,1%) .Trong khi đó, lao động làm việc trong các ngành công nghiệp và xây dựng tăng nhanh từ 3566513 người năm 1996 lên 4743705 người năm 2000 , với tỷ lệ tăng từ 10,55% lên 13,5%; lao động làm việc trong ngành dịch vụ cũng tăng nhanh cả số lượng và tỷ lệ từ 6643564 người lên 8791950 người và từ 19,5% lên 24,29% Theo thành phần kinh tế :Trong giai đoạn này mỗi năm khu vực nhà nước tạo thêm 160000 lao động , khu vực ngoài nhà nước tăng 510000 việc làm và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 56000 việc làm .Xét về số tương đối , lao động ttrong khu vực Nhà nước do cải cách hành chính và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã giảm từ 14,7%(năm 1991)còn 9%(năm 2000) Bảng 2: lực lượng lao động theo thành phần kinh tế Đơn vị: Người Các khu vực Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Khu vực Nhà nước 29722617 3094235 3532968 3605709 3643809 Khu vực ngoài nhà nước 31005407 31127687 3108339 31883750 32343273 Khu vưc vốn ĐTNN - 130304 184201 190099 21835190 Nguồn: Niên giám Thống kê 2001 Qua số liệu trên cho thấy việc làm khu vực Nhà nước vẫn là một quá trình phức tạp diễn ra trong vài năm tới .Cùng với sự dổi mới của nền kinh tế , lao động và việc làm ở nước ta đang trong quá trình phân bố lại giữa các thành phần kinh tế .Vì thế ranh giới lao động và việc làm trong các thành phần kinh tế trở nên khó phân biệt . Đặc biệt thành phần kinh tế tập thể và cá thể đang diễn ra sự chuyển biến đáng kể không chỉ ở lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ mà cả trong nông nghiệp. Chất lượng lao động từng bước nâng cao , tỷ lệ lao động được đào tạo tăng liên tục từ 10%(năm 1996) lên 20%(năm 2000) trong đó được đào tạo nghề khoảng 13,3% + Các chương trình mục tiêu Quốc gia giải quyết việc làm được triển khai có kết quả Quỹ Quốc giải quyết việc làm hình thành từ năm 1992 , đến năm 2000 có khoảng 200 tỷ đồng hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người lao động thất nghiệp , thiếu việc làm và đối tượng yếu thế .Từ 1996-2000 , Quỹ đã giải quyết việc làm cho 1,8 triệu người ,trong đó 80 vạn người có việc làm mới và 1 triệu người có thêm việc làm. Hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm trong giai đoạn 1992-2000 tư vấn gần 2 triệu lượt người ,dạy nghề gắn với việc làm và bổ túc nghề cho 70 vạn người , giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho 87 vạn người. + Xuất khẩu lao động tăng nhanh qua các năm: Trong giai đoạn 1996-2000 ,tình hình khủng hoảng tài chính – tiền tệ trong khu vực đã ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của đất nước . Nhưng xuất khẩu lao động của nước ta tăng lên đáng kể qua các năm .Trong năm1996 số lượng người đưa đi lao động ở nước ngoài là 112660 người , năm 1997 18472 người , năm 1998 là 12240 người. Năm 1999 là 21090 người ,năm 2000 là 31240 người .Như vậy tính đến năm 2000 , số lao động của nước ta làm việc ở nước ngoài là 33vạn người , tại 40 quốc gia và 30 vùng lãnh thổ. Xuất khẩu lao động dược coi là hướng chiến lược để giải quyết việc làm ở nước ta. Điều đó đòi hỏi Nhà nước cần có các chính sách thúc đẩy xuất khẩu lao động Trên đây là các thành tựu đã đạt được của Kế hoạch việc làm trong thời kỳ 1996-2000 .Các thành tựu đó tuy chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc làm của người lao động , cũng như nhiệm vụ giải quyết việc làm ,song nó thể hiện vai trò điều tiết đúng đắn của Đảng ,Nhà nước trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động . 2. Các hạn chế và nguyên nhân 2.1 Các hạn chế: Trong thời kỳ (1996-2000) giảI quyết việc làm dạt đựơc một số thành tựu đáng kể, song bên cạnh đó còn tồn tại nhiều hạn chế. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn cao và có xu hướng tăng dần: theo kết quả điều tra của Bộ Lao Động –Thương Binh Xã Hội thì tỷ lệ này năm 1996 là 5,88%, năm 1997 là 6,01% ,1998 là 6,85%,năm 1999 tỷ lệ này đã tăng vọt lên 7,4% .Cho đến năm 2000 nhờ những chính sách tạo việc làm của nhà nư ớc tỷ lệ này đã giảm xuống còn 6,44% ,ở khu vực thành thị và các thành phố lớn tỷ lệ đó còn cao hơn :Nam Định là 9,29%(năm 1999) Hà Nội là 10,31% HảI Phòng là 8,11%... Bảng 3: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở thành thị Đơn vị : % Năm Tỷ lệ Nơi cao nhất Hà Nội 1996 1998 1999 2000 5.88 6.85 7.4 6.44 7.71 9.79 10.31 7.95 Nguồn: Niên giám thống kê 2001 Qua số liệu trên nhận thấy xu hướng thất nghiệp đang tăng lên ,do đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước có các chính sách tập trung giải quyết việc làm ở khu vực này .ở khu vực nông thôn ,tỷ lệ lao độngthiếu việc làm còn ở mức khá cao. Bảng 4: Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của hoạt động kinh tế thường xuyên ở khu vực nông thôn: Đơn vị tính :% Năm Tỷ lệ Vùng cao nhất 1996 1998 1999 2000 72.11 71,13 73,49 73,86 ĐB,Tây bắc(79,01) Tây nguyên (77,23) Tây nguyên(78,65) Tây nguyên (76,74) Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001 Khu vực nông thôn là địa bàn tập trung chủ yếu lao động của nước ta ,trong giai đoạn (1996-2000) nhà nước đã có những giảI pháp nhằm nâng cao tỷ lệ lao động của khu vực này song năm 2000 tỷ lệ này là 73,86% cao hơn 72,11% (1996) ,thêm vào đó lực lượng lao động bổ sung từ các nguồn như: Bộ đội xuất ngũ,cán bộ công chức về hưu, thanh niên đến tuổi lao động ,học sinh-sinh viên tốt nghiệp nhưng không có việc làm. Do đó đã xảy ra tình trạng di chuyển lao động nông thôn ra thành thị ,khu công nghiệp lớn .qua thời gian dàI đã làm tăng thêm tình trạng thất nghiệp ở thành thị. Đội ngũ lao động chất lượng chưa cao và phân bố lượng lao động qua đào tạo còn bất cập: Bảng 5: Lực lượng lao động theo trình độ học vấn Đơn vị tính: người Trình độ 1996 1997 1998 1999 2000 Không biết chữ Chưa tốt nghiệp cấpI Chưa tốt nghiệp cấp I Chưa tốt nghiệp cấpII Chưa tốt nghiệp cấpIII 2011220 7292030 9747172 11288235 4848604 1799002 7106976 9964730 11528438 5189314 1477659 6700221 10666808 11781621 5953287 1547277 6789979 10932174 12066987 6447499 1533826 6373065 11317132 12755073 6663993 Nguồn: Số liệu thống kê lao động –viêc làm 1999-2000 Bảng 6: Tỷ lệ lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) Đơn vị tính:% Trình độ CMKT Năm 1996 Năm 2000 Lao động không có CMKT Lao động có CMKT Công nhân kỹ thuật Sơ cấp TNCN Cao đẳng, đại học và trên ĐH 87,69 12,31 4,38 1,77 3,84 2,31 70 16,44 5,34 1,69 4,84 3,89 Nguồn: Niên giám thống kê 1996-2000 Sự phân bố lực lượng qua đào tạo từ sơ cấp ,học nghề trở lên cũng như từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên ,chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị ,đặc biệt là các khu vực đô thị trọng điểm.Lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 77,44% trong tổng lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp trở lên chỉ có 46,26% trong tổng số lao động qua đào tạo của cả nước. Cấu trúc đào tạo của lực lượng lao động vốn dã bất hợp ly lại còn bất hợp lý hơn. Năm 1996 cấu trúc đào tạo là 1-1,7-2,4 (Tương ứng với một lao động có trình độ cao đẳng ,Đai học trở lên thì có 1,7 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và 2,4 lao động sơ cấp,học nghề ,công nhân học nghề.Năm 2000 cấu trúc này là 1-1,2-1,7 Do vậy trong những năm tới đi đôi với tiép tục tăng nhanh cả về số lượng và tỷ lệ laođộng đã qua đào tạo ,ưu tiên phát triển đội ngũ laođộng có kỹ thuật ,kỹ năng dạy nghề ,với phương châm giải quyết việc làm tại chỗ và xuất khẩu lao động. Chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra còn chậm: + Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ : Quá trình tăng trưởng và phát triển king tế đồng thời là qúa trình diễn ra sự tích tự, chuyên môn hóa sản xuất và chuyên môn hóa lao động .Trong đó quá trình CNH-HĐH đất nước ,các vùng chuyên môn sản xuất nông nghiệp ,các đô thị mới sẽ xuất hiện dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu lao động giữa các vùng. Trong những năm qua trên phạm vi cả nước đã có nhiều tiến bộ trong phân bổ lại làđộng giữa vùng lãnh thổ,theo chiều hướng tích cực.ở các vùng kém phát triển ,khó khăn ,dân cư thưa thớt thiếu lao động nhưng lại có tài nguyên thiên nhiên phong phú ,có chiều hướng tăng lên tỷ trọng lao động Tây Nguyên từ 4,08% (1990) lên 4,19%( 1995) và 5,36%(1999). Tuy nhiên tình trạng tập trung dân cư lao động ở các đô thị như ĐBSH.Và một số vùng ven biển, trong khi đó một số khu vực miền núi đất hoang hóa một độ dân cư thấp. Bảng 7: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ Đơn vi: nghìn người Các vùng 1990 1995 1998 LLLĐ (%) LLLĐ (%) LLLĐ (%) Miền núi phía Bắc 3987,9 12,03 4591,5 13,7 4515,3 13,67 Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 4355,2 13,44 4825,2 14,4 5033,7 13,9 Kinh tế trọng điểm Miền Trung 1705,9 5,14 1842,8 5,5 2027,5 5,66 Tây Nguyên 1201,6 3,62 1444,2 4,31 1512,9 4,2 Đông Nam Bộ 3056,8 9,2 3092,6 9,26 3158,9 8,78 đồng Bằng Sông Cửu Long 6111,1 19,52 7342 21,93 7833,4 21,78 Nguồn: Điều tra lao động – việc làm 1990, 1995, 1998 + Chuyển dịch cơ cấu ngành và theo thành phần kinh tế: Những năm qua tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp và dich vụ trong tổng sản lượng hầu như không ổi. Năm 1993, Nông nghiệp chiếm 71%, Công nghiệp 11,3%, dịch vụ 17,2% đến năm 1996 tỷ trọng đó là 69,8%; 10,55%; 19,65% và năm 2000 là 63,1%; 13%; 23,9%. Điều đó khẳng định có sự chuyển biến cơ cấu nhưng còn quá chậm, trong ngành nông nghiệp từ 1996 đến 2000 mới giảm được 2,7%; còn công nghiệp và dịch vụ tăng song còn quá nhỏ bé. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng lao động nông nghiệp của giai đoạn 1996-2000 là 1,8%, công nghiệp là 4,2% và dịch vụ 5%. Như vậy, cứ 2,5% tăng trưởng sản lượng trong nông nghiệp thì có 1% việc làm tăng thêm. Có thể nói khu vực nông nghiệp là khu vực tạo việc làm nhiều nhất, sau đó đến khu vực dịch vụ và cuối cùng là khu vực công nghiệp. Thực tế cho thấy, khu vực nông nghiệp gặp khó khăn trong tạo việc làm là điều dễ hiểu, bởi thu nhập của lao động nông thôn thấp hơn nhiều so với các khu vực khác và khoảng cách này sẽ ngày một gia tăng. Mặt khác, tốc độ gia tăng việc làm trong nông nghiệp sẽ giảm, do vậy, khu vực thôn nói chung và khu vực nông nghiệp nói riêng có thể thu hút được bao nhiêu lao động trong tương lai là một vấn đề rất quan trọng cần được xem xét. Trong giai đoạn 1996 – 2000 thành phần kinh tế nhà nước có xu hớng tăng nhẹ, còn thành phần kinh tế ngoài quốc doanh lại giảm từ 91,5 %(năm 1996) còn 89,3 % năm 2000 - Đây là hướng chuyển dịch không phù hợp. Trong lộ trình sắp xếp lai các doanh nghiệp nhà nước sẽ làm cho việc gia tăng việc làm ở khu vực này không còn giữ được tốc độ tăng như trong những năm qua. Khu vực vốn đàu tư nước ngoài kể cả dich vụ lẫn công nghiệp tăng mạnh về giá trị lẫn tốc độ thu hút lao động. Đây là khu vực có tiềm năng lớn về giải quyết việc làm. Đòi hỏi Nhà nước cần có chính sách phù hợp kích thích sự phát triển của khu vực này. 2.2 Nguyên nhân chủ yếu của tình hình việc làm: - Nước ta là nước chậm phát triển, có xuất phát điểm quá thấp, nền kinh tế còn bị mất cân đối nghiêm trọng và chưa ổn định; thiếu những tiên đề và điều kiện vật chất cần thiết để thay đổi nhanh chóng toàn bộ cơ cấu kinh tế cho phù hợp với nền kinh tees thị trường, đặc biệt là hạ tầng cơ sở, vốn và công nghệ thích hợp; việc tăng dân số chưa được kiềm chế và kiểm soát chặt chẽ, nên tỷ lệ tăng dân số và lao động vẫn ở mức cao; quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển còn hạn hẹp. Do đó là nguyên nhân bao trùm và cơ bản nhất hạn chế đến khả năng phát triển việc làm và chưa khuyến khích được người có vốn (cả trong và ngoài nước) bỏ ra đầu tư phát triển sản xuất, tạo mở việc làm. -Trong cơ chế cũ chúng ta đã xây dựng một hệ thống chính sách khuyến khích người lao động tìm việc làm trong khu vực nhà nước là chủ yếu và bao cấp rất nặng nề. Nhà nước bố trí công ăn việc làm đến tận người lao động, điều đó đã kìm hãm tìm năng lao động, triệt tiêu động lực của hộ trong phát triển việc làm và tự chịu trách nhiệm về đời sống của chính bản thân mình. Nay chuyển sang nền kinh tế thị trường đã mở ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng lao động toàn xã hội, song Nhà nước chưa có chính sách đồng bộ tạo ra những tiền đè, điều kiện và môi trường đảm bảo giải phóng triệt để tìm năng lao động (trước hết là chính sách vĩ mô như thuế, đất đai, tín dụng, thị trường); chưa có chính sách cụ thể khuyến khích các lĩnh vực, ngành nghề và hình thức thu hút được nhiều lao động theo yêu càu của thị trường lao đông; chưa có hệ thống đào tạo, đào tạo lại và phổ cập nghề phù hợp với cơ chế thị trường. -Về tổ chức, chưa có một hệ thống sự nghiệp giải quyết việc làm đặc biệt là các văn phòng dịch vụ việc làm, các trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm áp dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ sử dụng nhiều lao động); Chương trình quốc gia về việc làm cũng chưa được tập trung chỉ đạo, còn rất phân tán, quĩ quốc gia về việc làm còn nhỏ bé và chưa được đầu tư đúng mức. phần iii. nhiệm vụ và giải pháp cơ bản giải quyết việc làm trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 I. Quan điểm của Đảng trong kế hoạch về giải quyết việc làm Từ chỗ quan điểm giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước và chỉ làm việc trong hai thành phần kinh tế cơ bản: Quốc doanh và hợp tác xã mới được coi là có việc làm trong thời ký kế hoạch hoá tập trung thì nay quan điểm mới của Đảng và Nhà nước ta có nhận thức hoàn toàn mới. Cùng với Nhà nước, mỗi công dân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức đều có thể và được phép tạo mở việc làm, được làm việc trong các thành phần kinh tế (Nhà nước, tập thể, tư bản nhà nước, tư nhân, cá thể), bao hàm mọi hình thức tổ chức kinh doanh, từ các doanh nghiệp lớn đến các loại quy mô vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình, các hoạt động trong khu vực kinh tế phi kết cấu. Nhà nước có định hướng rõ chính sách phát triển nguồn nhân lực: Sự phát triển nhanh và bền vững phải bao trùm mọi mặt về đời sống xã hội trong đó kinh tế là trung tâm, tăng trưởng kinh tế phải gắn với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, giữ gìn và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Phát triển xã hội công bằng vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ hội tương đối đồng đều cho sự phát triển của mọi người trước hết là nâng cao dân trí giải quyết việc làm là yếu tố cơ bản để bảo đảm công bằng xã hội. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là một trọng điểm trong thập kỷ tới, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá khai thác phát triển lợi thế về điều kiện sinh thái phù hợp với nhu cầu thị trường; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng quỹ sử dụng thời gian lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn. Phát huy trí tuệ con người thông qua phát triển giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đuổi kịp trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự nghiệp đổi mới hội nhập. II. Các mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm: Về mục tiêu kế hoạch phát triển việc làm: Mỗi năm tạo thêm 1,3 - 1,4 triệu chỗ việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 5% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005. Để đạt được mục tiêu trên, tỏng năm năm cần phấn đấu đạt được các chỉ tiêu sau: Tập trung phát triển kinh tế, xã hội, duy trì tỷ lệ tăng GDP hàng năm không dưới 7% để tạo ra 5,0 - 5, 5 triệu chỗ làm việc mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống 55%, công nghiệp và xây dựng 21%, dịch vụ 27% vào năm 2005. Đào tạo và đào tạo lại nghề cho 5 -5,5 triệu người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động lên 30% vào năm 2005. Trong đó các hoạt động hỗ trợ trực tiếp của chương trình việc làm sẽ tổ chức dạy nghề và bổ túc nghề gắn với việc làm cho 1 triệu người; cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm cho 1,5 - 1,6 triệu người; Đổi mới cơ chế hoạt động , nâng cao năng lực và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc làm ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và hệ thống cơ sở vệ tinh để cung cấp các dịch vụ tư vấn, giới thiệu và chắp nối việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm, người muốn chuyển việc đã đăng ký tại trung tâm với người sử dụng lao động. Về phương hướng giải quyết việc làm: + Khu vực thành thị: 1. Phương hướng rất quan trọng là phải gắn với chương trình phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn, nhất là ở các địa bàn có điều kiện lập các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, phát triển các tập đoàn sản xuất mạnh của cả nước ở các vùng hoặc trên phạm vi cả nước, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tạo việc làm có giá trị kinh tế cao và giá trị lao động cũng cao, phù hợp với tính chất đặc thù của lao động ở thành thị. Theo hướng này, phải đặc biệt quan tâm đến đào tạo và hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động thành thị ở trình độ cao, thông qua việc phát triển các trung tâm huấn luyện cao cấp ở một số địa bàn trọng điểm. 2. Một hướng quan trọng khác là phải phát triển các lĩnh vực, ngành nghề có khả năng thu hút được nhiều lao động và phù hợp với đặc điểm của lao động ở thành thị. Trong đó, phát triển khu vực phi kết cấu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ là hướng cần được đặc biệt quan taam. Đồng thời phải coi gia công xuất khẩu là một quốc sách; lợi dụng tối đa ưu thế của nước ta là lao động rẻ, đễ tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới, lại có nguồn nguyên liệu trong nước, tại chỗ dồi dào. Vì vậy, hướng phát triển giai công xuất khẩu là phải đa dạng hoá mặt hàng, trước hết là các mặt hàng có công nghệ sử dụng được nhiều lao động như may mặc, da giày, gốm sứ, lắp ráp điện tử, xe gắn máy... và mở rộng thị trường, nhất là thị trường ở các nước phát triển và đang phát triển, trong đó coi trọng thị trường khu vực châu á- Thái bình dương. 3. Phát triển các cơ sở dịch vụ công cộng và sự nghiệp nhà ở trong các thành phố, thị xã sẽ tạo ra rất nhiều việc làm cho thanh niên thành thị, đặc biệt là ở một số thành phố lớn (như Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Đã Nẵng, Hải Phòng...), các khu công nghiệp tập trung (kể cả khu chế xuất). Khai thác tiềm năng kinh tế vùng ven thành phố, thị xã, trong mối quan hệ và liên kết kinh tế giữ nội - ngoại thành là hướng quan trọng tạo việc làm cho lao động ở thành thị. + Đối với khu vực nông thôn: 1.Đa dạng hoá ngành nghề, thực hiện người nào giỏi việc gì làm việc ấy, trên cơ sở giao đất ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, đồng thời bằng cơ chế, chính sách và luật pháp, tập trung dần ruộng đất, tạo điều kiện cho các hộ gia đình có khả năng sản xuất, kinh doanh nông sản hàng hoá. Đa dạng hoá việc làm và đa dạng hoá thu nhập phải trở thành hình thức phổ biến trong nông thôn, đặc biệt là phát triển mạnh mẽ việc làm phi nông nghiệp, xí nghiệp nhỏ ở nông thôn. 2.Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác tự nguyện ở quy mô trên hộ gia đình (hợp tác liên gia đình, nhóm hộ, hợp tác xã kiểu mới), đồng thời có chính sách và cơ chế khuyến khích những người có vốn và kỹ thuật mở rộng hình thức sản xuất kinh doanh theo kiểu nông trại. 3. Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động ở nông thôn, nhưng cần ít vốn và hướng vào xuất khẩu, như xí nghiệp nhỏ ở nông thôn và công nghiệp gia đình; khôi phục và phát triển các nghề truyền thống có giá trị kinh tế cao, các làng nghề gắn liền với việc đô thị hoá nông thôn, hình thành các thị trấn, thị tứ (đặc biệt là trên các trục đường giao thông). 4. Giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn phải hướng vào những vùng có khả năng thu hút được nhiêù lao động. Từ nay đến năm 2005, phải khai thác thêm và sử dụng có hiệu quả 5 triệu ha đất trống, đồi trọc, diệc tích hoang hoá, thông qua các chương trình dự án phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, khai thác cdác vùng Đông Nam bộ, Tây nguyên... các dự án lấn biển, khai thác kinh tế biển và các đảo. III. Các giải pháp cơ bản thực hiện kế hoạch giải quyết việc làm thời kỳ 2001 -2005 1. Tăng trưởng kinh tế đồng đều đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ở nước ta hiện nay, giải quyết việc làm cho người lao động, ở thành thị và nông thôn đan là vấn đề bức xúc cảu toàn xã hội. Để giải quyết vấn đề này phải chú trọngTTKT với chuyển cơ cấu kinh tế. a. Khu vực nông thôn Khu vực nông thôn là khu vực chiếm gần 80% lực lượng lao động cả nước. Trong kế hoạch 1996 -2000; vấn đề giải quyết việc làm đã đạt được kết quả tích cực, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm ngày càng tăng ở nông thôn. Giải quyết tình trạng thiếu việc làm cần tập trung. Thứ 1. Thực hiện khai thác tiềm năng của khu vực nông thôn gắn lao động với đất đai và tài nguyên. Nhìn vào các kênh từ bên ngoài có thể tiếp nhân, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn hâu như đang trong tình trạng khó khăn và đang ứ thừa. Đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước, năm 1998có tới 35% số doanh nghiệp làm ăn không có lãi, 40% số doanh nghiệp sản xuất đình đốn làm ăn thua lỗ, công nhân không đủ việc làm, khu vực vốn đầu tư nước ngoài cũng chẳng sáng sủa hơn. Do đó, giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn và số lao động trẻ thất nghiệp, là tìm cách tháo gỡ, khai thác mọi tiềm năng sẵn có và chủ yếu là dựa vào thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngay trên địa bàn nông thôn. Thực hiện khai hoang phục hoá, xây dựng các công trình thuỷ lợi xen canh gối vụ, tăng vụ để mở rộng quy mô đất canh tác. Trong thực tế xu hướng tăng thêm diện tích bằng khai hoang, phục hoá, tăng vụ... để tạo thêm việc làm không phải là không có giới hạn, bởi vậy cùng với việc phát triển nông nghiệp theo chiều rộng nên phát triển nông nghiệp theo chiều rộng nên phát triển nông nghiệp theo chiều sâu theo hướng thâm canh, tăng vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặt khác, cùng với phát triển sản xuất nông nghiệp thì cần tiến hành phát triển các ngành dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp. Khu vực nông thôn là khu vực có tiềm năng kinh tế biển do đó chính sách phát triển sản xuất và tạo v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV026.doc
Tài liệu liên quan