Đề tài Những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến năm 2010

DANH MỤC CÁC BẢNG.2

LỜI MỞ ĐẦU.3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.5

I. Khái niệm và các hình thức xuất khẩu chủ yếu. .5

1.1 Khái niệm .5

1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu .6

1.2.1Xuất khẩu trực tiếp 6

1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp 7

1.2.3 Xuất khẩu tại chỗ 7

1.2.4 Gia công quốc tế 8

1.2.5 Buôn bán đối lưu 8

1.2.6 Xuất khẩu theo nghị định thư (xuất khẩu trả nợ) 9

II. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đến nền kinh tế quốc dân .9

2.1 Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân. 9

2.2 Xuất khẩu góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 10

2.3 Xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân 11

III. Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu.11

3.1 Điều tra, nghiên cứu thị trường xuất khẩu: 11

3.1.1 Điều tra tìm hiểu thông tin 11

 

doc91 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
002 là 2751 triệu USD. Nếu so sánh năm 1991 so với năm 2002 thì chúng ta đã tăng 2593 triệu USD. Bảng 5: Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 1991 - 2002 Năm Triệu USD Tốc độ tăng trưởng 1991 158 1992 221 39,87% 1993 335 51,58% 1994 554 65,37% 1995 850 53,43% 1996 1150 35,3% 1997 1350 17,39% 1998 1351 0,074% 1999 1747 29,31% 2000 1892 8,3% 2001 1975 4,38% 2002 2751 39,29% (Nguồn: Bộ Thương Mại) Sau khi hiệp định về hợp tác sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may giữa chính phủ Việt Nam và Liên Xô cũ đã được ký kết ngày 19/5/1987, ngành may công nghiệp của Việt Nam đã có một bước ngoặt đáng kể theo hướng sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng chủ yếu là xuất khẩu sang các nước CMEA. Vì vậy, trong những năm 1990 - 1991, do tác động của những thay đổi về chính trị xã hội ở các nước này, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã bị suy giảm nghiêm trọng. Hình 1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu qua các năm (Nguồn: Bộ Thương Mại) Tuy nhiên, ngành dệt may đã có những lỗ lực đáng kể để bước vào giai đoạn phát triển mới bắt đầu từ năm 1992, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Sau hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký kết ngày 15/12/1992 và có hiệu lực từ 1/1/1993, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, đưa hàng dệt may chở thành nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai chỉ sau dầu thô. Với tốc độ tăng trưởng bình quân 43,5%/năm trong những năm 1991 - 1997 so với tốc độ tăng trưởng bình quân 27,5%/ năm của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên với công nghệ lạc hậu, chủng loại hàng còn nghèo nàn, hàng dệt may Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được một số loại vải thô, vải cotton, dệt kim... sang các thị trường như Nhật Bản, Canada và EU với kim ngạch không đáng kể. Sản phẩm dệt xuất khẩu của Việt Nam tỏ ra chưa có sự phát triển thích ứng với đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã ngày càng cao của thị trường thế giới. Vì vậy hàng dệt may của ta chỉ có thể đáp ứng được các đối tượng trung lưu trở xuống nên lợi nhuận không được cao nhưng nó cũng đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển. Hàng dệt nội địa cung không đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu cho may xuất khẩu, Việt Nam chủ yếu phải nhập vải may gia công cũng như may xuất khẩu. Chỉ tính riêng giá trị vải nhập để sản xuất gia công hàng may mặc đã lên tới trên dưới 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, chưa kể các loại phụ liệu may khác mà Việt Nam cũng phải nhập khẩu phần lớn từ các nước thuê gia công. Việc gia công cho nước ngoài không những chỉ có giá trị gia tăng thấp mà còn không ổn định. Các xí nghiệp gia công phụ thuộc hoàn toàn vào các đơn đặt hàng từ bên thuê gia công, giá gia công. Chính vì vậy cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực vào năm 1997 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam bởi các lý do sau: Đồng nội tệ ở nhiều nước trong khu vực mất giá khiến Việt Nam mất lợi thế về giá nhân công (mà chi phí nhân công rẻ là một lợi thế của Việt Nam). Khách hàng thuê gia công đã chuyển hợp đồng sang các nước khác để được hưởng giá thấp hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam phải giảm giá gia công cũng như giá xuất khẩu 20-30% để cạnh tranh nên hiệu quả thực tế giảm mạnh. 75-80% nguyên phụ liệu hàng may mặc cũng như nguyên liệu hàng dệt Việt Nam phải nhập khẩu. Những bất ổn của nền kinh tế đã làm nguồn cung cấp nguyên liệu từ các nước trong khu vực như Hồng Kông, Đài Loan... không ổn định. Trị giá nguyên phụ liệu lại cao hơn do sự biến động tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng USD. Nhập khẩu từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam giảm mạnh. Nhiều khách hàng Nhật đã cắt hợp đồng nhập khẩu của Việt Nam do tiêu thụ nội địa gặp khó khăn. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 1998 chỉ đạt 1,35 tỷ USD so với kế hoạch 1,6 -1,7 tỷ USD đặt ra đầu năm và có thể còn tiếp tục gặp khó khăn. Nhưng đến năm 1999, cuộc khủng hoảng tiền tệ kết thúc cũng chính là lúc ngành dệt may của Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu lên đến 1747 triệu USD và đến năm 2002 là 2751 triệu USD. Nếu so sánh năm 1991 so với năm 2002 thì chúng ta đã tăng 2593 triệu USD. Đây là những thành công của ngành dệt may Việt Nam cần được cổ vũ và khích lệ. II. Thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu đã có tác động tích cực tới sự phát triển chung của toàn xã hội, góp phần không nhỏ tạo nguồn ngoại tệ phục vụ tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Không những thế, hoạt động xuất khẩu ngày càng tạo ra nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho xã hội, thực hiện tốt chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có nhiều biến động, song xét về giá trị tuyệt đối thì kim ngạch xuất khẩu của nước ta năm sau đều cao hơn năm trước. Điều này phản ánh những nỗ lực rất đáng trân trọng của các ban lãnh đạo, các cấp Uỷ Đảng trong việc hoạch định những chiến lược phát triển kinh tế, tạo đà cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ngày càng thuận lợi, vươn xa ra thị trường quốc tế; những nỗ lực của các công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu; không những vậy, điều này còn khẳng định sản phẩm của Việt Nam ngày càng có thể phát huy ưu thế, tiếp cận được với thị trường nước ngoài, một thị trường rất giàu tiềm năng cần phát triển. Đóng góp không nhỏ trong những thành công đó phải kể đến hoạt động tích cực của ngành dệt may Việt Nam, một ngành công nghiệp lâu đời mà Việt Nam có rất nhiều lợi thế. 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam qua 3 năm 2000, 2001, 2002. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá là một nghiệp vụ kinh doanh chịu nhiều tác động của môi trường bên ngoài, đặc biệt là những thay đổi trong chính sách kinh tế, tiền tệ của các quốc gia tiêu thụ hàng hoá. Trong thời gian 3 năm qua, cùng với những biến động của hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung, ngành dệt may Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng đáng kể theo sát với những diễn biến của thị trường quốc tế. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thời kỳ qua được thể hiện trong bảng sau: Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số tuyệt đối Tỷ trọng % +/- % Số tuyệt đối Tỷ trọng % +/- % Số tuyệt đối Tỷ trọng % +/- % Tổng KNXK 14.308 100 24,17 15.100 100 5,53 16.530 100 9,47 KNXK hàng dệt may 1.892 13,22 7,28 1.976 13,08 4,41 2.751 16,64 39,26 (Nguồn: Bộ Thương mại) Từ kết quả ở bảng trên phản ánh sự đóng góp không nhỏ của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trong lĩnh vực xuất khẩu chung của cả nước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đưa vị trí của loại hàng hoá này xếp loại là một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu hàng đầu ở Việt Nam, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Trong năm 2000, tính tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành đạt 1.892 triệu USD, chiếm 13,22% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Sang đến năm 2001, tỷ trọng hàng hoá dệt may xuất khẩu có suy giảm, chỉ đạt 13,08%. Song tính đến cuối năm 2002, ngành dệt may đã cải thiện được tình hình, nâng tỷ trọng xuất khẩu của ngành lên 16,64%. Đây là một nỗ lực lớn của không chỉ ban lãnh đạo mà còn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngành. Căn cứ vào số liệu trong bảng trên cho thấy kim ngạch từ hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam có những dấu hiệu biến động thất thường. Điều này thể hiện qua tốc độ tăng trưởng không ổn định của những năm qua. Trong năm 2000, tốc độ tăng trưởng kim ngạch đạt được từ xuất khẩu dệt may là 7,28%. Sang năm 2001, mặc dù trên thực tế, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may có tăng (tăng 84 triệu USD) nhưng chỉ tiêu tăng trưởng so sánh với năm trước đó có phần giảm thấp, xuống còn 4,41%. Có kết quả như vậy là do trong năm 2001 thị trường thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng mạnh bởi những vụ khủng bố có quy mô rộng lớn, điển hình là vụ khủng bố 11/9/2001 vào nước Mỹ. Chính những ảnh hưởng này có tác động không nhỏ đến lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may của không chỉ đối với Việt Nam mà còn gây tác hại đến nhiều nước trên thế giới. Những biến động thất thường về kinh tế trong năm 2001 đã được Việt Nam khắc phục tốt vào năm 2002, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 2.751 triệu USD, tăng 39,26% so với năm 2001, tương đương 775 triệu USD. Đây là một kết quả rất đáng trân trọng đối với ngành dệt may nói riêng và đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng đạt được trong năm 2002 của toàn ngành dệt may đạt mức cao nhất chưa từng có kể từ khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới. Kết quả có được này đã phần nào thể hiện, khẳng định ưu thế rõ rệt của Việt Nam trên thị trường quốc tế trong lĩnh vực hàng dệt may. Khai thác tốt lợi thế vốn có, những năm tiếp theo, ngành dệt may của Việt Nam sẽ có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hơn nữa, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt chỉ tiêu mong muốn. 2.2. Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nước ngoài có thể được phân thành các loại sản phẩm như hàng dệt và hàng may mặc. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam được thể hiện qua bảng sau: Bảng 7: Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may (Đơn vị: Nghìn USD) Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số tuyệt đối +/- % Số tuyệt đối +/- % Số tuyệt đối +/- % Tổng KNXK hàng dệt may 1.892.308 7,28 1.975.760 4,41 2.751.572 39,26 Hàng dệt 10.029 1,49 10.173 1,43 10.407 2,26 Hàng may 1.882.279 7,31 1.965.587 4,43 2.741.165 39,45 (Nguồn: Bộ Thương Mại) Từ bảng trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt của Việt Nam là rất nhỏ chỉ chiếm 10.029.000 USD năm 2000 và tăng lên 10.497.000 USD năm 2002 với tốc độ tăng rất nhỏ là 2,26 % năm 2002. Điều này cũng hợp lý vì ngành dệt may của Việt Nam đang phải nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu từ nước ngoài. Nhiều mặt hàng Việt Nam nhận gia công của nước ngoài lại phải nhập nguyên vật liệu từ nước họ. Hàng dệt mà ta xuất khẩu đều là những mặt hàng mà nước ngoài không có hoặc những mặt hàng do nước ngoài đặt hàng. Vì vậy, ngành dệt may cần phải chú trọng đầu tư vốn phát triển ngành dệt, bước đầu cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành may mặc trong nước sau đó thúc đẩy xuất khẩu ra thị trường nuức ngoài. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may lại rất lớn là 1.882.279 nghìn USD chiếm đến 99,47% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (năm 2000) và đã tăng lên 2.741.165 nghìn USD chiếm 99,62% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam (năm 2002). Điều này cho thấy sự mất cân đối giữa việc đầu tư phát triển ngành dệt và ngành may ở nước ta. Trong những năm tới, Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển ngành may mặc đồng thời phát triển ngành dệt với tốc độ tăng cao hơn nữa. 2.3. Thị trường xuất khẩu Bảng 8: KNXK Hàng dệt may của Việt nam trên một số thị trường (Đơn vị: Nghìn USD) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số tuyệt đối Tỷ trọng % Số tuyệt đối Tỷ trọng % Số tuyệt đối Tỷ trọng % Mỹ 49.569 2,62 47.461 2,4 975.770 35,46 EU 609.097 32,19 607.567 30,75 551.908 20,06 Nhật 619.581 32,74 591.501 29,93 489.590 17,79 Các nước ASEAN 58.770 3,11 75.148 3,8 80.688 2,93 Trung Quốc 2.620 0,14 15.256 0,77 19.595 0,71 Các nước khác 1.172.252 6,04 1.230.328 4,95 1.123.611 - 8,67 Tổng kim ngạch xuất khẩu 1.892.308 100 1.975.760 100 2.751.572 100 (Nguồn: Bộ Thương Mại) 2.3.1 Đối với thị trường Mỹ Qua bảng 8 ta thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ, Trung Quốc và các nước ASEAN từ năm 2000 đến năm 2002 đều có xu hướng tăng lên. Trong năm 2001, tốc độ tăng trưởng của thị trường Mỹ giảm, giảm 4,25% (tương đương 2.108 nghìn USD). Điều này cho thấy những ảnh hưởng đáng kể của cuộc khủng hoảng 11/9 tới hoạt động xuất khẩu chung của thế giới tới thị trường Mỹ, Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ. Mặt khác, do trong năm 2001, Việt Nam chưa ký kết được Hiệp định thương mại song phương với nước bạn Mỹ, cho nên việc thông thương hàng hoá giữa hai nước còn gặp nhiều hạn chế (kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ chỉ đạt 47.461 nghìn USD), tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này đạt thấp (2,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam). Song bước sang năm 2002, đối với thị trường Mỹ, hàng dệt may Việt Nam đã gặt hái được những thành công rực rỡ với tốc độ tăng trưởng lớn gần 20 lần so với năm 2001, tương đương 928.309 nghìn USD. Mỹ là thị trường may mặc lớn nhất thế giới: hàng năm Mỹ xuất khẩu trên 12 tỷ USD quần áo thủ công, hàng dệt may bán thành phẩm, sợi bông, bông thô. Mỹ nhập khẩu trên 60 tỷ USD hàng may mặc dệt từ vải, quần áo, đồ cắm trại, đồ gia dụng từ vải khác... cho đến trước thời điểm hiệp định thương mại có hiệu lực, dệt may là ngành hàng thứ 4 về doanh số xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Có được kết quả khả quan như trên là bởi năm 2002, sau khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu đối với nhiều chủng loại hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng. Kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ đã chiếm 35,46% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Như vậy, ngoài các bạn hàng lớn, truyền thống là các nước EU, Nhật Bản, Việt Nam đã dần dần thâm nhập thành công vào thị trường Mỹ, một thị trường tiềm năng bởi có quy mô dân số cao, thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất trên thế giới... Do vậy Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa, đưa ra nhiều biện pháp nhằm phát triển thị trường này. 2.3.2 Đối với thị trường EU EU là một trong những bạn hàng lâu đời và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Trước năm 2002, thị trường này luôn đứng thứ 1 về kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc từ Việt Nam, chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Trong 3 năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường EU đã giảm tương đối lớn (EU: năm 2002 so với năm 2001 giảm 55.659.000 USD). EU là một thị trường lớn bao gồm 15 thị trường quốc gia. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào EU với tỷ trọng tương đối lớn so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam, năm 1997 là 27,9% đến năm 2001 đã tăng lên đến 30,8% và năm 2002 là 20,05%. Trong đó, Đức luôn là thị trường lớn nhất (chiếm khoảng 40 - 42%), tiếp theo là Pháp (13 - 15%), Anh (8 -13%), Hà Lan (8 - 10%). Cùng với việc mở rộng buôn bán giữa Việt Nam với các nước EU khác như Bỉ, Thuỵ Điển, Đan Mạch... tỷ trọng hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào các nước này ngày càng có xu hướng tăng lên. Nếu năm 1993, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ tập trung vào 3 thị trường chính là Đức, Hà Lan, Pháp thì đến năm 2002, hàng dệt may đã có mặt trên thị trường hầu hết các nước EU. Trong đó, thị trường Đức vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (37%), Anh (13,6%), Pháp (12,72%), Tây Ban Nha (8,75%), Hà Lan (8,31%).... Hàng dệt may Việt Nam xuất hiện trên hầu hết thị trường các nước EU và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này, chứng tỏ hàng Việt Nam đang dần được biết đến trên thị trường quốc tế. Đây có thể là thành công bước đầu trong việc thâm nhập thị trường EU. Đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU chính là mục tiêu của ngành trong giai đoạn tới. Thị trường EU là một thị trường có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và có đồng tiền riêng khá vững chắc. Với triển vọng phát triển kinh tế của EU rất khả quan và sắp tới EU có thể mở rộng lên 28 thành viên khi đó EU sẽ là thị trường xuất khẩu lớn và ổn định của hàng hoá nước ta nói chung và hàng dệt may nói riêng. Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU Đơn vị: Triệu USD Năm Nước 2000 2001 2002 Đức 257.825 211.491 204.346 Pháp 81.212 104.670 70.200 Anh 68.197 80.213 75.268 Hà Lan 50.128 51.820 45.866 Tây Ban Nha 46.027 51.358 48.290 Italia 44.248 40.368 42.133 Bỉ 24.674 30.389 27.860 Đan Mạch 10.116 9.981 11.102 Thuỵ Điển 12.768 8.969 10.547 áo 6.094 5.519 3.699 Ai Len 2.494 5.272 3.842 Hy Lạp 2.847 5.362 Phần Lan 3.298 2.804 2.467 Bồ Đào Nha 2.016 1.866 933 Tổng 609.097 607.567 551.908 (Nguồn: Bộ Thương mại) 3.3.3 Đối với thị trường Nhật Bản Thị trường Nhật Bản là thị trường xuất khẩu không hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng rất nhanh. Năm 1997 Việt Nam đã trở thành 1 trong 7 nước xuất khẩu quần áo lớn nhất vào thị trường Nhật Bản với thị phần hàng dệt thoi là 3,5% và hàng dệt kim là 2,3%. Trong khi hàng may mặc xuất khẩu sang Nhật của hầu hết các nước trong năm 1997 bị giảm mạnh thì xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật lại tăng và tiếp tục tăng trong những năm 1999, 2000 với kim ngạch xuất khẩu lên đến 619.581 nghìn USD. Năm 1998 tỷ trọng hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật là 3% tổng lượng nhập khẩu của nước này. Đến năm 2001, 2002 tỷ trọng hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản so các năm trước đã giảm (từ 32,74% năm 2000, xuống 29,93% năm 2001 và 17,79% năm 2002). Nguyên nhân là do: Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia khác đều bị ảnh hưởng bởi vụ khủng bố 11 - 9 tại Mỹ (mà chúng ta đã biết Mỹ là một nước nhập khẩu lớn của Nhật Bản, cho nên vụ khủng bố đã làm suy yếu nền kinh tế Mỹ và nhiều hợp đồng kinh tế giữa Mỹ và Nhật bị huỷ bỏ), chi phí nhân công cao khiến nhiều nhà sản xuất nội địa giảm sản lượng. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường này cũng ngày càng có xu hướng suy giảm nghiêm trọng. Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản giảm 4,5%; sang năm 2002, chỉ tiêu này còn suy giảm mạnh hơn 17,23% (tương đương 101.551 nghìn USD). Mặc dù có những kết quả không khả quan như vậy, song thị trường Nhật Bản vẫn là một thị trường lớn đối với các doanh nghiệp hàng dệt may của Việt Nam. Bởi vậy, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc cần phải nhanh chóng xúc tiến những biện pháp thiết thực nhằm thúc đẩy mở rộng quy mô xuất khẩu, khôi phục lại ưu thế vốn có của Việt Nam đối với thị trường. Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt kim Việt Nam vào thị trường Nhật Bản Đơn vị: triệu USD (Nguồn: Bộ Thương mại) So với xuất khẩu hàng may mặc đi EU - là một thị trường có hạn ngạch lớn nhất mà đến nay đang bị giảm sút, thì việc xuất khẩu sang Nhật Bản là một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam do không phải đối mặt với những vấn đề dư thừa hàng thiếu quota. Trong thời gian qua, quan hệ buôn bán hàng may mặc Nhật Bản - Việt Nam phát triển mạnh, Chính phủ hai nước đã có những chính sách tạo điều kiện tốt cho vấn đề xuất khẩu như hải quan, thuế,... nhu cầu tiêu thụ hàng may mặc của thị trường Nhật Bản là rất lớn, trị giá khoảng 36 tỷ USD mà Việt Nam hiện nay đã là 1 trong 5 nước đứng đầu xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản. 2.3.4 Đối với thị trường ASEAN và Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường các nước ASEAN và Trung Quốc đều tăng lên với tốc độ tăng khá cao. Năm 2001, tốc độ tăng trưởng đối với thị trường Trung Quốc khá cao, tăng gần 6 lần so với năm 2000, với con số tăng tuyệt đối là 12.636 nghìn USD. Sang năm 2002, xét về tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường này của Việt nam có tăng nhưng tốc độ tăng không bằng năm trước, chỉ đạt 28,4%, tương đương 1.339 nghìn USD. Trung Quốc là một thị trường rất có tiềm năng, song tỷ trọng xuất khẩu của Việt nam vào thị trường này không cao, chỉ đạt khoảng 0,14% năm 2000, và tăng lên 0,77%, 0,71% tương ứng trong các năm 2001, 2002. Con số trên phản ánh những cố gắng rất nhiều của ngành dệt may Việt Nam song chúng ta cũng cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa để tạo đà tiếp cận vào thị trường này. Thị trường ASEAN là một thị trường mà Việt Nam biết rất rõ và rất quan trọng vì Việt Nam cũng là nước thuộc ASEAN, nó có nhiều thuận lợi như là về địa lý, phong tục tập quán, đã có những hiệp định trong khối về thương mại... Trong năm 2001, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam đạt 27,86%, tương ứng 16.378 nghìn USD. Tuy trong năm 2002, chỉ tiêu này có tăng nhưng không bằng năm trước, 7,37%, tương ứng 5.540 nghìn USD. Diễn biến thị trường như vậy phản ánh rất rõ những biến động của nền kinh tế trong khu vực. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, nền kinh tế các nước trong khối ASEAN bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Qua hơn 3 năm, nền kinh tế của các nước này đã dần đi vào ổn định, khắc phục được những tác hại của cuộc khủng hoảng trên. Chính điều này đã góp phần tích cực cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam. *Tóm lại, qua sự phân tích thực trạng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, có thể đưa ra những nhận xét sau: - Tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam nhìn chung qua các năm đều tăng rõ rệt, đặc biệt là vào năm 2002, chỉ tiêu này đạt 39,26%. Đây là một kết quả thể hiện những nỗ lực rất lớn của toàn thể ban lãnh đạo cũng như của các công nhân trong ngành dệt may. Không những tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành đều tăng mà tỷ trọng giá trị xuất khẩu mà ngành đóng góp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cũng tăng dần. - Về cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang các thị trường cũng có những biến động. Đối với mặt hàng dệt, Việt Nam vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng trong hoạt động xuất khẩu. Tỷ trọng hàng dệt trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt rất thấp; Việt nam chỉ chủ yếu xuất khẩu ra quốc tế những loại hàng hoá may sẵn. Do đó, trong những năm tiếp theo, chúng ta cần phải đẩy mạnh áp dụng những giải pháp nhằm đưa hàng dệt tiếp cận với thị trường thế giới. - Về thị trường xuất khẩu của hàng dệt may của Việt nam, một số thị trường lớn như EU và Nhật Bản thời gian qua có nhiều thay đổi. Tốc độ tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường giảm sút rõ rệt trong 3 năm qua. Nhưng Việt Nam trong thời gian qua đã có một kết quả rất khả quan đó là đã có thể thâm nhập thành công vào thị trường Mỹ, một thị trường tiềm năng mà lâu nay Việt Nam rất khó có khả năng tiếp cận. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong năm 2002 tăng mức kỷ lục, gần 20 lần. - Bên cạnh những kết quả tích cực đó, Việt Nam vẫn còn gặp phải một số khó khăn nhất định có tác động làm giảm hiệu quả hoạt động xuất khẩu của toàn ngành. III. Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu: 3.1 Những tồn tại trong sản xuất: Tuy đã có những thành tựu đáng kể trong thời gian qua nhưng ngành dệt may của Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế và đang phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức từ nhiều phía. Chủ yếu là những vấn đề sau 3.1.1 Về công nghệ và nguyên liệu Hiện nay ngành dệt may Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thấp, không theo kịp tốc độ của ngành may. Chất lượng, mẫu mã hàng may, chủng loại vải không đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu cho nên hàng năm ngành may vẫn phải nhập khẩu 80% vải nguyên liệu. - Trang bị, máy móc của Việt Nam lạc hậu, có trên 50% thiết bị đã sử dụng trên 20 năm lại thiếu vốn đổi mới thiết bị công nghệ, không đáp ứng được yêu cầu của ngành may về chất lượng cũng như chủng loại sản phẩm. - Nguyên liệu cho ngành dệt thiếu, không đáp ứng được chất lượng 88% - 90% bông phải nhập khẩu. Sản phẩm nội địa không đáp ứng được các thông số kỹ thuật của dệt, tỷ lệ hao hụt cao 1,7 - 1,8 kg/sợi/1kg vải so với 1,3 - 1,4 kg sợi/1kg vải đối với sợi nhập khẩu. 3.1.2 ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu á Những bất ổn trong nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia. Những nước đứng đầu trong đầu tư vào ngành dệt Việt Nam do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực khiến các nước này giãn tiến độ đầu tư, chậm trễ trong cung cấp nguyên liệu, phụ liệu... cũng gây ra khó khăn đáng kể cho các doanh nghiệp dệt. Mặc dù tính đến hết năm 1997, ngành dệt đã thu hút được 61 dự án đầu tư nước ngoài, trong đó có 10 dự án dệt vải lớn, đầu tư đồng bộ từ sản xuất tới in, nhuộm, hoàn tất cả 33 dự án sản xuất sợi, dệt vải, dệt kim... có trang thiết bị hiện đại, có thể sản xuất vải có chất lượng cao nhưng các doanh nghiệp này vẫn chưa phát huy được ưu thế, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của ngành dệt. 3.1.3 Về sản phẩm Tuy sản phẩm của ngành dệt may đã xuất khẩu sang nhiều thị trường, kể cả những thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, EU nhưng trình độ thiết kế kiểu mẫu còn rất kém, sản phẩm không phong phú, đa dạng. Trong khi đó, khâu thiết kế mẫu đem lại giá trị gia tăng cao hơn nhiều so với việc gia công theo mẫu của khách hàng. Mặt khác, chất lượng sản phẩm hàng dệt may của Việt Nam vẫn còn chưa hoàn toàn đủ đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nước ngoài. Tiêu chuẩn về hàng dễ cháy Hầu hết các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Mỹ tiêu thụ đều phải tuân thủ các quy định của luật về sản phẩm dễ cháy. Luật này quy định v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37173.doc
Tài liệu liên quan