Đề tài Những biện pháp để duy trì và phát triển việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I. NHỮNG VẦN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ISO 9000:2000 4

I. Lịch sử phát triển QLCL trên thế giới và ở VN. 4

1. Lịch sử phát triển QLCL trên thế giới trong thế kỷ 20 4

2. Lịch sử phát triển quản lý chất lượng ở Việt Nam. 10

3. Bản chất của ISO 9000:2000. 13

4. Những thay đổi chủ yếu của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 với bộ tiêu chuẩn ISO 9000:1994. 19

5. Các nguyên tắc của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000. 19

II. Những điều kiện để các doanh nghiệp công nghệ áp dụng thành công HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9000. 21

1. Các điều kiện về sản xuất kinh doanh. 21

2. Các điều kiện về công nghệ. 22

3. Các điều kiện về nguồn lực. 23

4. Một số điều kiện khác. 24

III. ý nghĩa của việc áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9000 trong các doanh nghiệp. 25

PHẦN II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ISO 9002 Ở CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI 28

I. SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI . 28

1. Quá trình hình thành và phát triển công ty. 28

2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến quản lý chất lượng của Công ty da giầy Hà Nội. 31

3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty da giầy Hà Nội những năm gần đây. 49

III. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9002 Ở CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI 51

1. Quá trình xây dựng. 51

2. Quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội. 54

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9002 TẠI CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI. 61

1. Những kết quả ban đầu sau áp dụng ISO 9002. 61

2. Những khó khăn tồn tại trong việc áp dụng HTQLCL ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội. 67

PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆC ÁP DỤNG HTQLCL ISO 9002 Ở CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI 70

I. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆC ÁP DỤNG HTQLCL ISO 9002 Ở CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI. 70

II. Các biện pháp 71

1. Biện pháp thứ nhất 71

2. Biện pháp thứ 2 75

3. Biện pháp thứ 3 76

4. Biện pháp thứ 4 78

5. Biện pháp thứ 5 81

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

 

doc90 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biện pháp để duy trì và phát triển việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t khác khi giám đốc công ty phân công. Phó giám đốc kỹ thuật có quyền quyết định bổ nhiệm, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên thuộc bộ phận và lĩnh vực mình phụ trách. Phó giám đốc kỹ thuật trực tiếp phụ trách: + Các bộ phận: Trung tâm kỹ thuật mẫu, phòng ISO, xí nghiệp giầy vải, xí nghiệp cao su. + Các lĩnh vực: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng để triển khai thiết kế, chế tạo thử sản phẩm mới. Thí nghiệm, đo lường và công tác tiêu chuẩn hoá. Lĩnh vực an toàn lao động, bảo hộ lao động. Lĩnh vực phòng chống bão lũ, thiên tai, cháy nổ. Xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường. Qui trình công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật. Trách nhiệm quyền hạn của trợ lý giám đốc. Trách nhiệm: Có trách nhiệm giữ gìn tuyệt đối các bí met thông tin sản xuất kinh doanh của giám đốc. Tham gia vào việc đảm bảo duy trì các qui định, qui chế, bảo vệ các nguyên tắc, bảo vệ uy tín của giám đốc công ty. Cẩn trọng trong công việc, trung thành với các cam kết, tham gia tích cực vào việc duy trì khối đoàn kết nội bộ toàn công ty. Chủ động thay mặt giám đốc thực hiện các giao tiếp, nghi lễ với khách hàng đến công ty. Quyền hạn và quyền lợi. Là người phát ngôn của giám đốc trong các trường hợp được chỉ định uỷ nhiệm. Được quyền tham dự các phiên họp điều hành công ty, trừ các phiên họp có chỉ định thành phần cụ thể. Được quyền truyền đạt ý kiến của giám đốc đến lãnh đạo các bộ phận, tham dự các phiên họp với các phòng, các xí nghiệp thành viên theo lịch đăng ký. Được quyền khước từ các yêu cầu không hợp lệ, không đúng qui định đến giám đốc. Trợ lý giám đốc được hưởng hệ số phụ cấp tương đương với các trưởng phòng chức năng ở mức khởi điểm. Trợ lý giám đốc được ưu tiên tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, được hưởng các phụ cấp làm việc ngoài giờ theo chế độ và qui định của công ty. Phòng tài chính kế toán. Phòng tài chính kế toán được tổ chức thành hai bộ phận tương đối độc lập: Chức năng của bộ phận tài chính tập trung vào việc phân tích, dự đoán lên các kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn vốn cũng như theo dõi, kiểm soát khả năng thanh toán của công ty. Chức năng của bộ phận kế toán là cập nhật trung thực, chính xác, kịp thời, đúng pháp luật tất cả các quan hệ kinh tế phát sinh của công ty thông qua các nghiệp vụ kế toán. Phòng kế toán tài chính thuộc sự quản lý trực tiếp của giám đốc công ty, là cơ quan tham mưu quan trọng nhất giúp giám đốc nắm rõ thực lực tài chính của công ty trong quá khứ, hiện tại và tương lai để từ đó giám đốc ra các quyết định tài chính một cách chính xác nhất. Phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc công ty, có các chức năng sau: Chức năng phục vụ cho sản xuất kinh doanh trực tiếp của công ty, phòng thực hiện việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện việc tìm kiếm và bảo đảm các yếu tố đầu vào theo phân cấp của công ty kịp thời và hiệu quả cho các nhu cầu nội bộ của công ty. Chức năng kinh doanh: phòng kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc lấy thu bù chi, tập trung kinh doanh nguyên vật liệu, phụ liệu đầu vào cho ngành da giầy và các mặt hàng theo giấy phép kinh doanh của công ty. Phòng tổ chức. Phòng tổ chức trực thuộc sự quản lý của giám đốc công ty thực hiện các chức năng sau: Tham mưu cho giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện đầy đủ các chức năng liên quan đến nhân sự trong công ty. Thực hiện chức năng bảo vệ nội bộ, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn cho công ty. Tổ chức vận động phong trào thi đua trong toàn công ty, xây dựng nền văn hoá công ty. Phòng xuất nhập khẩu. Phòng xuất nhập khẩu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Phòng thực hiện chức năng xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu các yếu tố sản xuất theo qui định của đăng ký kinh doanh. Thông qua việc thực hiện các xí nghiệp vụ xuất, nhập khẩu, phòng còn có chức năng tìm kiếm khách hàng, củng cố và phát triển mối quan hệ với khách hàng quốc tế, góp phần tích cực vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cũng như góp phần vào việc nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tham mưu cho giám đốc trong việc lựa chọn khách hàng XNK đáng tin cậy và các biện pháp để hoàn thiện công tác XNK của công ty. Phòng kế hoạch. Phòng kế hoạch chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc kinh tế công ty, thực hiện các chức năng sau: Chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quí, năm. Phổ biến và phối hợp thực hiện với các bộ phận, các khâu liên quan trong công ty. Chức năng quản lý tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm, từ khâu dự trữ tồn kho phù hợp đến sản xuất và quá trình bán. Tổ chức thực hiện kinh doanh bán hàng, phục vụ thị trường nội địa cho công ty và các hàng hoá nhận làm đại lý tiêu thụ khác. Phòng quản lý chất lượng (phòng ISO). Phòng quản lý chất lượng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc kỹ thuật công ty. Phòng thực hiện chức năng quản lý chất lượng thống nhất trong toàn công ty trên các mặt: hoạch định thực hiện, kiểm tra, hoạt động điều chỉnh và cải tiến. Thông qua việc thực hiện các nội dung của công tác quản lý chất lượng, phòng góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng hoạt động, khả năng cạnh tranh và cải thiện vị thế của công ty trên thị trường trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Văn phòng công ty. Trong công tác quản lý, công ty phải xử lý nhiều mối quan hệ nội bộ và quan hệ bên ngoài. Trong những năm tới, với sự phát triển của công ty và việc phân cấp mạnh mẽ cho các xí nghiệp thành viên, các quan hệ này ngày càng mở rộng. Việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ công tác của văn phòng công ty là yêu cầu cấp thiết. Văn phòng là cơ quan tham mưu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh tế công ty. Văn phòng có chức năng giúp việc ban giám đốc công ty trong lĩnh vực hành chính tổng hợp và đối ngoại, điều hoà các mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty, xây dựng công ty thành khối thống nhất hướng tới mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh, củng cố và phát huy vị thế của công ty trên thương trường. Trung tâm kỹ thuật mẫu. (TTKT-M) TTKT – M chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật, thực hiện các chức năng cơ bản sau: Nghiên cứu cơ bản: là các nghiên cứu mang tính phát triển, sáng tạo mới các nguyên lý, các nguyên vật liệu, các kiểu dáng mới để tiếp tục cho các nghiên cứu ứng dụng triển khai. Hiện tại công ty chưa đủ nguồn lực tài chính cũng như con người nên chức năng này chưa chiếm giữ vị trí quyết định, về lâu dài đây sẽ là nhân tố quyết định thành công. Nghiên cứu ứng dụng, sao chép: tức là từ các sản phẩm, các kết quả nghiên cứu cơ bản đã có, TTKT – M triển khai cải tiến, thay đổi nhỏ để áp vào sản xuất sản phẩm phù hợp với thị trường và năng lực của công ty. Phối hợp với các xí nghiệp tổ chức triển khai quá trình chế thử mẫu, chuyển giao công nghệ cho các xí nghiệp để sản xuất hàng hoá, tham gia kiểm soát, điều chỉnh qui trình công nghệ kỹ thuật chế biến của các xí nghiệp để sản phẩm sản xuất ra đúng với các chuẩn mực về chế thử. b. Đặc điểm nguyên vật liệu. Bất kỳ một sản phẩm nào sản xuất ra cũng đều do một hoặc nhiều loại nguyên vật liệu kết hợp với nhau và trải qua một quá trình chế biến. Do đó, đặc tính chất lượng của nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của sản phẩm. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty da giầy Hà Nội là sản xuất giầy dép các loại, kinh doanh hoá chất, vật tư làm giầy do đó, nguyên vật liệu của công ty rất đa dạng phong phú về chủng loại. Đối với quá trình sản xuất giầy da thì nguyên liệu chính da thuộc gồm da bò (đặc biệt là da bò non), da trâu, lợn, cừu, dê, cá sấu, vải lót, pho cứng, keo dán, chỉ may, gai khâu, nguyên vật liệu phụ là ôvê, dây giầy, đinh, nước thoát, sơn bang. Nguyên vật liệu chính chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm, các loại nguyên vật liệu phụ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm, đặc biệt là hoá chất, nó không góp phần tạo nên thực thể sản phẩm nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện các tính chất lý hoá của sản phẩm, sử dụng hoá chất có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thành phẩm do đó công ty phải nhập những loại hoá chất (mà trong nước những loại này có chất lượng không tốt) của các nước nổi tiếng như Italia, Singapore, Đức, Pháp. Khác với hoá chất, vải, cao su, các loại da phụ thuộc trước hết vào sự phát triển của các ngành dệt, của các cơ sở giết mổ quốc doanh và tư nhân, của ngành thuộc da và vào quĩ tiền để giành cho mua các loại nguyên liệu này. Từ khi công ty chuyển sang làm ăn theo cơ chế thị trường thì nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất đều do công ty lo liệu, tìm kiếm vì thế phải chọn đội ngũ phái viên nắm chắc nguồn nguyên vật liệu, giá cả, số lượng cũng như chất lượng của nguyên liệu đó. Việc tăng tỷ trọng nguyên liệu trong nước trên sản phẩm đã giúp cho công ty giảm giá thành sản phẩm và chủ động trong sản xuất kinh doanh, từ đó tăng được lợi nhuận. Để duy trì được điều này, công ty phải xem xét lựa chọn người cung ứng có đủ năng lực đáp ứng được mọi yêu cầu về đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng nguyên vật liệu, đồng thời phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ số lượng cũng như chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. c. Đặc điểm về máy móc, trang thiết bị và công nghệ. Đặc điểm về qui trình công nghệ. Các giai đoạn cơ bản của qui trình công nghệ sản xuất giầy vải gồm có: cán, bồi, chặt, may, chuẩn bị gò, gò, lưu hoá, hoàn tất. Tất cả các công đoạn trên đều rất quan trọng, không thể coi nhẹ khâu nào. Trong quá trình sản xuất, tại mỗi công đoạn đều phải có những mẫu đối, cái được TTKT – M thiết kế đúng theo mẫu của khách hàng và có chữ ký của TTKT – M . Để từ đó nhân viên QC tại bộ phận đó đối chiếu, kiểm tra, nghiệm thu đồng thời công nhân cũng lấy đó làm chuẩn cho công việc của mình. Khi phát hiện ra sai hỏng ở bất cứ khâu nào, chuyền trưởng hoặc nhân viên QC phải yêu cầu bộ phận đó sửa chữa ngay. Nhờ việc áp dụng hệ thống ISO 9002 mà trách nhiệm của mỗi bộ phận được qui định rất rõ ràng, cụ thể nên việc tìm ra nguyên nhân sai hỏng rất dễ, nâng cao được ý thức của công nhân, tránh được khuyết tật hàng loạt sản phẩm. Quan sát một đôi giầy vải cao su ta có thể thấy 3 phần chính tạo nên hình thái của nó gồm: phần vải, phần đế và chi tiết cao su trung gian. ở phần vải (mũ giầy) còn có những phụ liệu tham gia thành phần kết cấu lên đôi mũ như ôzê, khuy khoá, chỉ may, phần đế và chi tiết cao su trung gian. Phần đế: có hai loại đế chủ yếu, đó là đế cán trên lô, sau khi gò ráp xong đưavào lưu hoá mới định hình vân hoa, và đế ép khuôn nhiệt đã định hình trước ngay từ khi lưu hoá. Phần chi tiết cao su trung gian: chủ yếu là cao cán được ra hình trên lô có những vân hoa, trang trí đa dạng, sau khi lưu hoá xong mới chuyển từ tính dẻo sang tính đàn hồi. Cả quá trình sản xuất được con người giải quyết một cách hợp lý và hình thành qui trình sản xuất ngày càng hoàn thiện, qui trình sản xuất giầy vải của công ty được mô hình hoá như sau Bảng 4: Mô hình hoá qui trình sản xuất giầy vải Nguyên liệu, vải keo Bồi dính vải keo Cắt các chi tiết May ráp Mũ giầy Cao su, HC, phụ gia Sơ luyện cán bẹ Hỗn luyện ra tấm Ra hình Bán TP cao su Gò ráp Lưu hoá giầy Điện Hơi Nước Khí nén Thành phẩm P.loại Thu hoá KCS Đ.gói Nhập kho, xuất hàng Đặc điểm cơ bản là qui trình này không thay đổi, chỉ thay đổi mẫu mã giầy. Đồng thời nó được tổ chức một cách chặt chẽ, từng khâu, từng phân xưởng đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, bảo đảm nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức cho mỗi sản phẩm. Đặc điểm về trang thiết bị máy móc (MMTB). Theo báo cáo ngày 1/1/2001 thì Công ty da giầy Hà Nội có khoảng 68 chủng loại máy móc thiết bị các loại với tổng giá trị theo nguyên giá là khoảng 13 tỉ đồng. Tên MMTB Số lượng Năm sử dụng Nguyên giá Giá trị còn lại 1/1/2001 Máy khâu kim Liên Xô. Máy khâu Misubishi Máy rẫy. Máy chặt Máy nén khí Dây chuyền giầy Đài Loan Máy Ricrac Máy gò mũi Máy gò hậu Máy bồi vải Nồi lưu hoá Máy thử độ uốn dẻo Dàn ép đế Máy cán 450 Máy ra hình Máy ép 6 chiều Bình tích áp Máy định vị Bàn da vê Máy dập Máy tiện Băng tải Máy biến áp 5 4 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1990 1995 1994 1994 1992 1995 1996 2000 2000 2000 2000 2000 2000 2000 2000 2000 2000 2000 1996 1981 1990 2000 1992 18.656.000 34.000.000 11.000.000 15.000.000 27.854.731 2.704.994.000 4.800.000 213.982.573 92.320.800 265.072.600 319.765.680 40.565.200 419.640.000 152.343.139 129.703.066 113.600.000 12.205.000 5.335.000 7.676.687 8.416.480 6.500.000 31.000.000 10.974.000 3.768.383 10.597.374 4.838.091 6.159.184 13.512.247 1.473.504.621 2.468.148 196.150.692 84.627.400 242.983.217 293.118.540 37.184.767 384.670.000 139.647.877 118.894.477 104.133.333 11.187.917 4.890.417 4.176.118 0 1.399.320 28.416.667 0 Bảng 5: Một số máy móc đang sử dụng tại công ty. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, MMTB của công ty có giá trị trung bình, thể hiện sự đầu tư cho tài sản cố định của công ty chưa cao. Tuy nhiên, trong năm vừa qua (năm 2000) công ty đã đầu tư đáng kể để có thể tạo ra chất lượng và số lượng đáp ứng các tiêu chuẩn và các yêu cầu của khách hàng. Mặc dù vậy, công ty vẫn còn những MMTB được đầu tư từ lâu, đã lạc hậu và hao mòn hết, công ty cần có giải pháp quan tâm hơn nữa để bảo dưỡng, sửa chữa cũng như thay thế những máy móc thiết bị đó để đảm bảo cho yêu cầu của sản xuất và chất lượng sản phẩm. Bước vào năm 2001, sau khi công ty đã được cấp chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 thì đã đầu tư hơn 3 tỉ đồng để mua sắm máy móc thiết bị, sửa chữa, xây dựng nhà xưởng, phòng làm việc.. toàn bộ MMTB được đầu tư mới bao gồm: (xem bảng 6) Tên MMTB Số lượng Năm SD Đơn giá (đ) Máy khâu TungShing Máy lạng da Máy viền Máy song chỉ Máy in cao tần Băng chuyền Máy định hình Máy lăn keo Máy diệt khuẩn Máy máy chương trình Dàn ép đế Hàn Quốc Máy cán 360 Máy mài Hàn Quốc Máy rẫy Máy ép chữ thập Máy bô keo mặt gò Máy cán 450 Máy ảnh kỹ thuật số Máy chặt thuỷ lực Máy may KM 1373 Máy may KM 740-3.2 Máy may KM 740-10 Máy may KM 740-6.4 Máy may trụ KM 827 Máy may trụ KM 823 Máy may trụ KM 340 Máy RicRac Máy tính Samsung 110 3 2 3 1 1 1 1 1 1 1 1 2 4 1 1 1 1 5 16 6 1 1 5 6 2 8 1 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 2001 1.017.660.160 10.743.040 16.177.920 1.548.800 89.280.000 51.000.000 74.880.000 18.000.000 5.600.000 84.086.800 334.535.000 10.909.090 3.636.363 11.116.560 56.295.400 17.815.000 309.600.000 17.080.450 388.800.000 67.977.600 63.729.000 10.621.500 10.621.500 60.188.500 58.630.680 16.994.400 75.908.320 18.928.800 Tổng cộng 186 2.902.364.883 Bảng 6: Máy móc thiết bị đầu tư mới Cùng với sự đầu tư máy móc thiết bị mới, công ty phải thường xuyên có kế hoạch bảo dưỡng những máy móc thiết bị cũ có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, thoả mãn nhu cầu khách hàng. d. Đặc điểm lao động. Theo bảng thống kê về cán bộ công nhân viên của Công ty da giầy Hà Nội đầu năm 2001 thì tổng số lao động trong công ty là 1058 người, trong đó lao động nữ chiếm 61,5% (641 người) tổng số lao động, chủ yếu là lao động trực tiếp sản xuất, còn lao động giáp tiếp và lao động làm công tác quản lý là không nhiều. Trong những năm gần đây đội ngũ lao động của công ty kể cả cán bộ làm công tác quản lý và công nhân dần dần được trẻ hoá, số người dưới 25 tuổi chiếm 67% (709người), lao động chủ yếu là dân tộc Kinh chiến 98% (1037). Đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu của công ty chiếm gần 69% tổng số lao động làm công tác quản lý, tức là có 62 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng trong số 90 người làm công tác quản lý. Có thể khái quát tình hình lao động của công ty theo bảng thống kê dưới đây(Bảng 7) Trong số 968 công nhân viên của 1058 người trong công ty thì có 781 người là lao động sản xuất trực tiếp chiếm khoảng 74% tổng số lao động trong công ty. Tỷ lệ này khá cao nhưng tương đối phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay. Với lực lượng lao động này thì trình độ tay nghề của họ như thế nào? Để biết được ta xem bảng sau Bậc thợ Số người Tỷ trọng (%) 1/7 2/7 3/7 4/7 5/7 6/7 7/7 474 250 40 14 2 1 0 60,69 32,01 5,12 1,79 0,26 0,13 0 Tổng số 781 100 Bảng 8: Bậc thợ công nhân trực tiếp sản xuất Qua bảng ta thấy công nhân bậc 1, bậc 2 chiếm tỷ lệ khá cao, trong khi đó những công nhân bậc 4, bậc 5, bậc 6 và bậc 7 là những người có trình độ cao, đáp ứng được công việc khéo léo thì lại chiếm tỉ lệ rất thấp, đặc biệt là bậc 7 không có ai đáp ứng được, điều này chắc chắn ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Trong những năm sắp tới, để tiếp tục phát triển và khẳng định mình hơn nữa thì công ty cần có những chính sách bồi dưỡng, giáo dục cho đội ngũ cán bộ và công nhân hiện tại, đồng thời cần có chính sách tuyển dụng đúng đắn để lựa chọn được người có tài, có đủ năng lực. e. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Như chúng ta đã biết, giầy dép, quần áo và các dịch vụ ăn uống là những nhu cầu cần thiết của đời sống xã hội, không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, nhu cầu về giầy dép luôn có chiều hướng gia tăng, nhất là đối với sự phát triển hiện nay. Đặc điểm của sản phẩm giầy dép là mặt hàng theo mốt, thường xuyên thay đổi, do đó, yếu tố mẫu mã có vai trò rất quan trọng đến khả năng tiêu thụ của công ty. Đặc điểm này đòi hỏi công ty phải thường xuyên chú trọng tới năng lực thiết kế và thiết kế lại (theo mẫu của khách hàng) để kịp thời thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng trên thị trường. Ngoài ra chất lượng giầy còn phụ thuộc vào chất lượng của vải, da chọn làm giầy, làm mũi, kiểu dáng, màu sắc đôi giầy. Công ty rất quan tâm tới những yếu tố này và thường xuyên tìm đặt những loại vải chất lượng tốt, bền, màu sắc nhã nhặn phù hợp với từng loại giầy và từng loại khách hàng. Sản phẩm chủ yếu của công ty hiện nay là giầy vải và giầy da. Tuy nhiên giầy vải vẫn chiếm ưu thế hơn. Trong những năm gần đây, bằng sự nỗ lực không ngừng vươn lên, bên cạnh việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, công ty đã triển khai mở rộng chiếm lĩnh thị trường nội địa. Riêng trong năm 1999 công ty đã có 25 đại lý bán và giới thiệu sản phẩm từ Nam ra Bắc. Trong năm 2000 công ty đã đẩy mạnh hoạt động marketing, tìm kiếm thị trường bằng nhiều biện pháp, đã xây dựng được phòng xuất nhập khẩu năng động làm đầu mối giao dịch đối ngoại, xây dựng được mối quan hệ tốt với nhiều bạn hàng, do đó tạo ra được thị trường truyền thống vững chắc và ổn định cho cả giầy vải và giầy da nam nữ. Đối với giầy vải, thị trường tiêu thụ là các nước Đức, Thụy Sỹ, Hungary, Pháp, Hà Lan, ý, Bỉ, Anh… Đối với giầy da, thị trường tiêu thụ thường là ý, Đài Loan, Hàn Quốc, Thụy Điển, Anh, úc, New Zealand. Sản lượng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng sau Bảng 9: Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây Đơn vị: 1000 đôi Năm Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 KH 2001 2000/1999 2001/2000 1. Sản lượng tiêu thụ Giầy vải Giầy da 2. Xuất khẩu Giầy vải Giầy da 3. Nội địa Giầy vải Giầy da 400 5 218 4,5 82 0,5 785 130 540 110 245 20 900 150 620 126 280 24 196 2600 170 2444 299 4000 115 115 115 114 114 120 1999 2000 KH2001 Qua số liệu trên ta thấy sản lượng của công ty tăng đáng kể cả về xuất khẩu và nội địa, đặc biệt là sản phẩm giầy da cho thị trường nội địa tăng rất nhanh từ 5000 đôi năm 1999 lên 20.000 đôi năm 2000, đối với sản phẩm giầy vải vẫn xuất khẩu là chính và vẫn được thị trường các nước ưa chuộng. Lý do là vì sản phẩm của công ty có giá cả rẻ hơn so với các nước khác trong khi chất lượng lại được đảm bảo hơn. Mặt khác, sau khi áp dụng thành công ISO 9002 thì chất lượng sản phẩm của công ty càng được khẳng định và nâng cao hơn nữa. Giá cả rẻ, chất lượng tốt đó chính là hai yếu tố tạo nên ưu thế cho bất kỳ một doanh nghiệp nào, chính vì thế mà sản phẩm của Công ty da giầy Hà Nội ngày càng cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của các công ty trong và ngoài nước, dần dần chiếm lĩnh thị trường trong nước và tăng sản lượng xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt làthị trường Châu Âu vì đây là một thị trường giàu tiềm năng, có thể tiêu thụ một lượng sản phẩm lớn, đồng thời sẽ là những bạn hàng lâu dài, đáng tin cậy. 3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty da giầy Hà Nội những năm gần đây. Năm 1999 là năm đánh dấu một sự chuyển biến, một bước ngoặt vô cùng quan trọng đối với Công ty da giầy Hà Nội đó là việc chuyển đổi lĩnh vực sản xuất kinh doanh từ một nhà máy chuyên thuộc da thành một công ty sản xuất kinh doanh giầy dép các loại. Mặc dù đây là lĩnh vực mới mẻ, công ty chưa có kinh nghiệm về kỹ thuật, sản xuất và thị trường tiêu thụ. Hơn nữa, tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn do hậu quả của những năm hoạt động theo chế độ bao cấp để lại và bộ máy quản lý của công ty còn yếu, thiếu cán bộ về kỹ thuật, mẫu mốt, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm. Nhưng công ty lại nhận được sự ủng hộ cao của cấp trên, đặc biệt là Tổng công ty da giầy Việt Nam trong việc đầu tư phát triển sản xuất. Đồng thời công ty cũng đã nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ của các bạn đồng nghiệp trong và ngoài ngành. Đặc biệt là công ty giầy dép Hiệp Hưng đã tạo mọi điều kiện để giúp đữo công ty trong bước đầu vào sản xuất giầy dép. Do đó, năm 1999 công ty đã có bước tăng trưởng đáng kể so với năm 1998. Tuy nhiên, những khó khăn cũ được khắc phục thì những khó khăn mới lại xuất hiện. Bước vào năm 2000, để khắc phục được những khó khăn đó và hoàn thành tốt nhiệm vụ do Tổng công ty da giầy Việt Nam giao cho, công ty đã phát huy tinh thần làm chủ của cán bộ công nhân viên và huy động hết khả năng sẵn có về nhà xưởng, máy móc thiết bị, chất xám và những kinh nghiệm truyền thống. Cũng trong năm 2000, công ty đã củng cố và hoàn thiện xong một dây chuyền sản xuất giầy da và hai dây chuyền sản xuất giầy vải, phát huy tối đa công suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Đồng thời tập trung đầu tư phát triển trung tâm mẫu mạnh về mọi mặt, làm chủ khâu thiết kế, công nghệ tạo ra mẫu mã đẹp, góp phần tạo ra thị trường lớn, ổn định. Ngoài ra, năm 2000 công ty đã quyết tâm xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 vào xí nghiệp giầy vải, bước đầu đã nâng cao hơn công tác quản lý trong công ty nói chung và quản lý chất lượng nói riêng. Đây sẽ là tiền đề cho xí nghiệp giầy da xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 vào tháng 9 năm 2001 này. Với những nỗ lực trên, nhìn chung trong năm 2000 mọi chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đều đạt và vượt kế hoạch do Tổng công ty giao cho. Sự tăng trưởng của công ty trong những năm qua được thể hiện cụ thể trong bảng 10. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất có hiệu quả, mức tăng trưởng giữa các năm khá cao về hầu hết các chỉ tiêu, đặc biệt là sự tăng trưởng của năm 1999 so với năm 1998. Tuy nhiên, đối với sản phẩm của ngành thuộc da lại đạt tỉ lệ thấp, sản phẩm da cứng chỉ đạt 60%, da mềm đạt 83% so với năm 1998. Nguyên nhân là do chủ trương của Bộ và của Tổng công ty da giầy Việt Nam qui hoạch di chuyển phần thuộc da của công ty về Vinh vì vậy 6 tháng cuối năm 1999 công ty không sản xuất mặt hàng thuộc da. Kết quả sản xuất kinh doanh của năm 2000 cũng tăng khá nhanh so với năm 1999. Nguyên nhân là do công ty đã áp dụng nhiều biện pháp để khắc phục những yếu kém của năm trước, đồng thời sử dụng vốn có hiệu quả hơn, ít vốn nhưng vẫn đảm bảo hoạt động tốt, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên. Thêm vào đó, trong năm 2000, công ty đã ký được nhiều hợp đồng sản xuất giầy vải và có đơn đặt hàng ổn định, đã tạo được uy tín đối với khách hàng về chất lượng và tiến độ sản xuất. Dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của năm 2000, bước vào năm 2001, Công ty da giầy Hà Nội đã xây dựng kế hoạch như sau: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 20 tỉ đồng, tăng 16% so với năm 2000 Doanh thu bán hàng đạt 29 tỉ đồng, tăng 16% so với năm 2000. Sản phẩm giầy vải đạt sản lượng 900.000 đôi, tăng 15%, giầy da đạt 150.000 đôi, tăng 15% so với năm 2000. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.355.000 USD, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 1.320.000 USD đều tăng 15% so với năm 2000. Các khoản nộp ngân sách nhà nước đạt 1 tỉ đồng tăng 18% so với năm 2000. Trên đây là toàn bộ nội dung được đánh giá một cách tổng thể về các mặt hoạt động, các đặc điểm của Công ty da giầy Hà Nội, qua đó ta thấy được năng lực hoạt động và sự phát triển của công ty. Để có được những kết quả như ngày nay, công ty luôn luôn duy trì và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng nhằm thoả mãn khách hàng một cách tốt nhất. Chúng ta đã biết rằng sự thoả mãn của khách hàng luôn thay đổi th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0048.doc
Tài liệu liên quan