Đề tài Những biểu hiện lâm sàng trong rối loạn phân ly ở thanh niên

MỤC LỤC

Phần I : PHẦN MỞ ĐẦU.

1. Lý do chọn đề tài

2. Đối tượng nghiên cứu

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

4. Mục đích nghiên cứu

5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu

6. Phương pháp nghiên cứu

Phần II: PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1. Lịch sử nghiên cứu hysteria ( rối loạn phân ly)

2. Khái niệm hysteria

3. Khái niệm bệnh sinh học

4. Lâm sàng các triệu chứng hysteria

Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán phân biệt

5. Một số thể lâm sàng chính của rối loạn phân ly

6. Nhân cách bệnh hysteria

7. Nguyên nhân

8. Điều trị và phòng bệnh

Điều trị triệu chứng

Rèn luyện nhân cách

Phòng bệnh

9. Khái niệm thanh niên

9. 1. Khái niệm thanh niên

9. 2. Đặc điểm tâm lý thanh niên

Chương II: PHẦN THỰC TẾ.

1. Nhiệm vụ, kế hoạch chung.

2. Kết quả nghiên cứu: CA 1 CA 2

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3060 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biểu hiện lâm sàng trong rối loạn phân ly ở thanh niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thầm nhưng có thể ho thành tiếng. Chứng nói lắp phân ly: Không nói đứt quãng mà chỉ nói chậm và lặp lại nhièu lần những phụ âm đầu. Ví dụ: t t tôi đ đi. Người nói lắp thường do cơ quan phát âm bị co thắt, người bệnh không thấy ngượng vì sự thiếu sót ngôn ngữ của mình. Điều trị chứng nói lắp bằng liệu pháp tâm lý sẽ khỏi, còn chứng nói lắp khác phải chữa lâu dài ở khoa phục hồi chức năng. + Các rối loạn tâm thần: Các cơn quên phân ly: Thường quên các sự kiện mới xảy ra hoặc quên caccs sự kiện sang chấn tâm lý. Các rối loạn cảm xúc: Dễ xúc động, cảm xúc không ổn định, dễ nhạy cảm với các kích thích, dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác. Rối loạn tư duy: Lời nói mang mà sắc cảm xúc, thường nói về bản thân, kể về bệnh tật để lôi cuốn sự chú ý của người khác kèm theo điệu bộ có tính kích thích trí tưởng tượng phong phú, hay cố bịa chuyện hấp dẫn li kì, thích phô trương. Rối loạn tác phong: Hành vi điệu bộ kịch tính, tự phát, phô trương. Có thể xảy ra hiện tượng trốn nhà phân ly. Người bệnh bỏ nhà hoặc nơi làm việc ra đi, có mục đích và vẫn duy trì sinh hoạt cá nhân, tiếp xúc bình thường trong xã hội ( mua vé tàu xe, hỏi điều chỉ dẫn... chuyến đi có tổ chức có thể đeens những nơi trước đã biết và có ý nghĩa về mặt cảm xúc, thường chỉ đi trong vài ngày, đôi khi có thể trong một thời gian dai, trốn nhà thường kèm theo hoạt động quên phân ly. Không có bằng chứng của một rối loạn cơ thể nào có thể giải thích cho các triệu chứng. Bằng chứng có các nguyên nhân tâm lý dưới dạng kết hợp rõ rệt về thời gian với sự kiện gây sang chấn hoặc các mối quan hệ bị rối loạn. Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt với các bệnh thực thể và tâm thần có biệu hiện giống với các nét lâm sàng của rối loạn phân Chẩn đoán phân biệt các cơn hysteria. Các cơn hysteria Hình thái co giật Hình thái giả ngất Các cơn cáu giận Các cơn biểu hiện co cứng Các cơn khóc nức Các động kinh Các mất ý thức Các cơn lo hãi tạm thời ( ngất nhẹ) Một số thể lâm sàng chính của rối loạn phân ly: Sững sờ phân ly: Vận động tự chủ giảm hoặc mất. Người bệnh nẳm hay ngồi bất động trong thời gian dài. Không hoạt động, không nói, không có các đáp ứng với một số kích thích như tiếng động, đụng chạm. Không mất ý thức, hai mắt mở hay nhắm nghiền. Không có các rối loạn cơ thể hoặc tâm thần khác nhau liên quan đến tráng thái sững sờ. Khó phân biệt với sững sờ căng trương lực, sững sờ trầm cảm... Các rối loạn lên đồng và bị xâm nhập: Bệnh nhân mất ý thức tạm thời, có rối loạn định hướng môi trường và định hướng đậc tính cá nhân. Hoạt động của bệnh nhân như một nhân cách khác, một linh hồn khác, một vị thần hoặc một lực lượng nào điều khiển. Sự chú ý và ý thức của người bệnh chỉ tập trung vào một khía cạnh nào đố của môi trường trực tiếp. ở bệnh nhân còn xuất hiện một số động tác, tư thế, lời nói hạn chế và lặp lại. Các rối loạn này xuất hiện không tự ý, không mong muốn và xuất hiện giữa các hoạt động thông thường xảy ra ngoài các hoàn cảnh mang tính chất tôn giáo. Các rối loạn vận động phân ly: Bệnh nhân mất khả năng cử động toàn bọ hoặc một phần của chi hoặc nhiều chi. Liệt có thể một phần hoặc hoàn toàn làm cho các cử động yeeusoongowts hoặc mất cử động hoàn toàn. Cũng có thể có rối loạn vận động ngôn ngữ như mất tiếng, nói khó... Co giật phân ly hay giả co giật: Người bệnh có thể bắt chước rất giống các cơn co giật động kinh nhưng không cắn vào lưỡi, không đái ra quần, không mất ý thức và cơn co giật có thể kéo dài vài chục phút đến hàng giờ... Nhân cách bệnh hysteria: Đặc trưng là tính cường điệu : bi thảm hóa, giàu kịch tính, biểu hiện cảm xúc thái quá, dễ bị ám thị, dễ chịu ảnh hưởng của người khác, cảm xúc nông cạn và không ổn đinh. Tính vị kỉ cao và có xu hướng muốn mình thường xuyên là trung tâm chú ý của mọi người, khao khát liên tục được khen, dễ tự ái, chủ tâm nói dối vói mục đích làm mọi người thích thú, chú ý tói mình, hành vi có tính toán mưu mô để thực hiện những nhu cầu riêng. Nguyên nhân của nhân cách bệnh của hysteria có thể do bẩm sinh, do các tổn thương não trong những năm đầu của cuộc sống. Nhân cách bệnh có thể cũng có thể do căn nguyên tâm lý xã hội như sự thiếu giáo dục đúng đắn của gia đình hoặc ảnh hưởng xấu của môi trường. Nguyên nhân: + Nguyên nhân chủ yếu: Căn nguyên chính của bệnh là những sang chấn tâm thần ( căng thẳng tâm lý) đa dạng và phức tạp hoặc hoàn cảnh xung đột. Các sang chấn đó thường là những vấn đề mà cá nhân, tập thể không thể giải quyết được, không chịu đựng được, khiến cho mối quan hệ cá nhân, tập thể đối với môi trường sinh hoạt hiên tại bị rối loạn. Nếu không được giải thích, giúp đỡ thì các triệu chứng tâm thần và cơ thể hình thành. Như vậy, số người cùng môi trường sống, sinh hoạt bị tác động tiêu cực của cùng một sang chấn tâm lý, kết hợp với một cá nhân đã từng có rối loạn phân ly trước đó thường gây ra phản ứng rối loạn phân ly dây chuyền. + Yếu tố phụ trợ: Yếu tố nhân cách: Nhân cách yếu, thiếu tụ chủ, thiếu kiềm chế, thích được chiều chuộng, thích phô trương, tinh thần chịu đựng khó khăn kém, thiéu lý tưởng sống lành mạnh. Các yếu tố có hại khác như: Nhiễm khuẩn, nhiễm độc, suy dinh dưỡng, chân thương sọ não... Các yếu tố có hại này làm suy yếu hệ thần kinh trên nền giảm sút hoạt động của vỏ não dễ phát sinh các rối loạn ngay trên những người có loại thần kinh mạnh, thăng bằng. Điều trị và phòng bệnh: 8. 1. Điều trị triệu chứng: Điều trị triệu chứng là điều trị loại bỏ ngay các triệu chứng phân ly bằng liệu pháp giải thích hợp lý kết hợp liệu pháp ám thị. Thông thường chỉ cần ám thị lúc thức là đủ: bằng những lời nói mang tính cương quyết và khẳng định của thày thuốc. Trong những trường hợp vần thiết chúng ta có thể dùng ám thị trong giấc ngủ thôi miên. Đó là trạng thái ức chế không hoàn toàn của vỏ não, bệnh nhân ngủ nhưng trong não vẫn còn điểm thức, qua điểm cảnh tỉnh này, họ vẫn tiếp thu được lời ám thị của thày thuốc. Cần chú ý tới thái độ tiếp xúc với bệnh nhân phân ly: phải hết sức nghiêm túc, không coi thường cũng không chế giễu bệnh nhân, hắt hủi bệnh nhân. Tuy nhiên, cũng nên tránh thái độ quá chiều chuộng, quá lo lắng, vô tình ám thị làm cho bệnh nhân tưởng rằng bệnh quá nặng, điều trị sẽ ghặp nhiêu khó khăn. Ngoài ra, nên điều chỉnh hoạt động thần kinh cấp cao và tăng cường cơ thể giúp chống đỡ với sang chấn tâm lý bằng các thuốc: Bromuse và Caffeine, thuốc diu giải lo âu ( Seduxen), an thần Aminazine, các sinh tố B1, B6, C..., các yếu tố vi lượng canxi, magie... Phối hợp với các liệu pháp tâm lý khác như vui chơi nhóm, lao động, nhận thức - hành vi. 8. 2. Rèn luyện nhân cách: Giúp bệnh nhân hiểu được những thiếu sót của mình và khắc phục sửa chữa, động viên mặt tích cực trong tinh cách để trẻ phát huy. Đưa ra những tình huống để bệnh nhận tập luyện biết cách tự kiềm chế cảm xúc cà hành vi của mình, tập thích nghi, với các sự kiện tác động của cuộc sống và sẵn sàng đối đầu với những sang chấn khác nhau. Các liệu pháp hướng tới nhân cách cần thiết điều trị lâu dài hàng tháng đến hang năm, lúc đầu bệnh nhân có thể điều trị một tuần 1 buổi đến 2 buổi. Về sau bệnh nhân tự luyệ tập ở nhà, thỉnh thoảng đến bệnh viện để tư vấn với nhà trị liệu. 8. 3. Phòng bệnh: Cần phổ biến rộng rãi các kiện thức vệ sinh phòng bệnh tâm thần để mỗi gia đình biết giáo dục con cái ngay từ bé, rèn luyện cho chúng có nhân cách vững mạnh với nhiều tính cách tốt như có lý tưởng, chịu đựng được gian khổ, biết kiềm chế bản thân.... Trong cuộc sống gia đình và tập thể, cần tăng cường giáo dục tính đoàn kết và thân ái. Tránh những chấn thương tâm lý trong sinh hoạt, công tác. Trong hoàn cảnh gay go, khó khăn, phải tổ chức sinh hoạt tốt, tăng cường giải trí, tăng cường thể chất, giải quyết kịp thời các hiện tượng đau ốm, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, các bệnh nhiễm khuẩn. Khái niệm thanh niên Khái niệm thanh niên. Quan niệm vể lứa tuổi thanh niên: + Quan điểm sinh vật: Coi yếu tố đàu tiên xây dựng tuổi thanh niên là sự tiến hóa của vật thể. Các quá trình của sự trưởng thành quy định mọi cái khác. + Quan điểm xã hội học: Các nhà xã hội học chú ý trước hết tính xã hội hóa và coi mức độ xã hội hóa của cá thể là tiêu chí quyết định mọi cái khác. + Quan điểm phân tâm học: Các nhà phân tâm học quan tâm nhiều đến tính dục, nhân tố chi phối sự phát triển của lứa tuổi này. + Quan điểm tâm lý học: Các nhà lý luận tâm lý học lại tập tru ng vào các quy luật tiến hóa của tâm lý, ý thức là cái cơ bản quyết định sự phát triển. Vậy tuổi thanh niên là gì? Tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Theo GS. BS Nguyễn Khắc Viện: Tuổi thanh niên bắt đầu vào lúc dạy thì từ 14, 15 tuổi đến 25 tuổi, chia làm 2 thời kì: Từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi: giai đoạn đầu tuổi thanh niên ( còn gọi là thanh niên mới lớn). Từ 17, 18 tuổi đến 25 tuổi: giai đoạn 2 tuổi thanh niên. 9. 2. Một số đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên: - Về sinh lý: Là thời kì dần hoàn thiện sự chín muồi về thể chất. Đa số thanh niên bước vào thời kì này đã sau dậy thì những vẫn phải hoàn thành một nhiệm vụ khắc phục tình trạng mất cân đối do sự chín muồi về thể chất. - Về tâm lý: Trong sự phát triển của ý thức về lứa tuổi thanh niên là một quá trình lâu dài và trải qua các mức độ khác nhau. Sự tự ý thức của họ xuất phát từ yêu cầu cuộc sống và hoạt động với địa vị mới mẻ trong tập thể. Thanh niên thể hiện rõ mình ở phẩm chất nhân cách như: tinh thần trách nhiệm, tình cảm, lòng tự trọng... Trong tuổi thanh niên mới lớn sự hình thành thế giới quan là một nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi này. Các em cố gắng xây dựng những quan điểm riêng hình thành thế giới quan tích cực cho bản thân trong giao tiếp và trong đời sống tình cảm cũng là một yếu tố quyết định ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi này sự mở rộng phạm vi giao tiếp. Và sự phức tạp trong các mối quan hệ cũng như nhu cầu cao trong đời sống tình cảm có nhiều khác biệt so với lứa tuổi trước đó. Như vậy ta có thể thấy đây là lứa tuổi có nhiều biến đổi quan trọng không chỉ về mặt thể chất mà còn đời sống tâm lý của thanh niên một măt nó là tiền đề vững chắc cho sự phát triển về sau nhưng nó cũng là một trong những nguyên nhân dấn đến những khuyến khuyết tâm lý ở lứa tuổi này. CHƯƠNG II: PHẦN THỰC TẾ NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH CHUNG: * Sử dụng các phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp quan sát lâm sàng: Vì mục đích của báo cáo thực tạp là mô tả, phan tích được các biểu hiện lâm sàng trong rối loạn phân ly ở lứa tuổi thanh niên nên việc đánh giá phải dựa vào việc quan sát các biểu hiện bên ngoài của bệnh nhân. Chính vì vậy, phương pháp quan sát là phương pháp quan trọng hàng đầu của đề tài. + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm thông tin trong hồ sơ bệnh án. Để xác minh hóa các thông tin thu được, hỏi thêm các bác sĩ trực tiếp phụ trách trường hợp đó. + Hỏi chuyện lâm sàng: Tiếp xúc trực tiếp với trẻ hoặc với người thân hỏi về các thông tin cần thiết. * Kế hoạch cụ thể: + Nhóm thực tập dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Hương, bao gồm 7 thành viên. + Địa điểm: Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai + Thời gian: Từ ngày 01/08/05 đến 09/08/05 Buổi sáng: 8h ->11h Buổi chiều: 2h->4h30’ II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Điều kiện làm việc: Như mọi người đã biết, bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện có số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị không phải là ít. Tại Vện Sức khỏe tâm thần, khoa thần kinh có rất nhiều bệnh nhân với đủ các bệnh và rối loạn khác nhau. Tuy nhiên, khách thể không phải lúc nào cũng phù hợp với đề tài của sinh viên. Do vậy mà có một số sinh viên phải chuyển đổi để tài. Theo sự chuẩn bị ban đầu, tôi dự kiến đề tài: “ Những biểu hiện lâm sàng trong rối loạn phân ly ở trẻ em”. Nhưng qua thu thập thông tin và chẩn đoán trong hồ sơ bệnh án, tôi không tìm được khách thể thích hợp. Trong bệnh viện hiện không có bệnh nhân trẻ em nào có chẩn đoán rối loạn phân ly mà chỉ có 1 bệnh nhân nam tuổi 23. Sau đó, ngày 06/08/5/05 một bệnh nhân nữ 20 tuổi vào viện với chẩn đoán như trên. Vì vậy, tôi quyết định đổi khách thể nghiên cứu là trẻ em sang thanh niên. Cũng bởi thời gian không nhiều và khả năng có hạn cảu bản thân nên trong báo cáo này tôi xin chỉ tập trung vào trường hợp của bệnh nhân LVC và mô tả không sâu sắc về bệnh nhân VTH 2. Kết quả. CA 1 HỒ SƠ TÂM LÝ Phần hành chính Họ và tên: LVC Giường số 15, nhà T4 Giói: Nam. Là con thứ: 2 trong gia đình có 2 anh em trai Năm sinh: 1981 Nơi sinh: Ninh Hiệp – Gia Lâm Tình trạng hôn nhân: Đã có gia đình và một con trai Địa chỉ: Xóm 8 – Ninh Hiệp – Gia Lâm - HN Dân tộc: Kinh Tôn giáo : Không Nghề nghiệp: Hiện đang học may Kinh tế gia đình: gia đình bần nông. Lý do đến khám Ngày vào viện: 30/07/05 Lý do: CDD sơ bộ: Theo dõi RLPL Người đưa bệnh nhân đến viện là bố: Lâm Văn Dân ( 60tuổi) Bệnh lịch: Bệnh nhân là con thứ 2 trong gia đình có hai anh em trai. Thới nhỏ thể chất phát triển bình thường. Cách đây 2 năm, anh ruột thắt cổ tự tử vì bị gia đình cấm đoán trong tình yêu. Từ 2 nâm nay, thỉnh thoảng có từng thời kì mệt mỏi, dãy dụa chân tay, lo âu, bồn chồn, đêm ngủ ít. Tháng 2/2004 điều trị tại viện Sức khỏe tâm thần với chẩn đoán rối loạn phân ly. Đã ra viện, ổn định. Tái phát lần 2 này với cũng các triệu chứng trên Khám nội khoa chưa phát hiện bệnh lý thực tổn Tiền sử: Theo như lời kể củ bác LVD, bố của anh LVC thì mẹ mang thai anh với tình trạng hoàn toàn bình thường, sinh ra trong sự vui vẻ của gia đình. Tuy không được chào đón với vẻ hào hứng như người anh nhưng anh vẫn nhận được sự quan tâm chăm sóc chu đáo của gia đình. Cả bố và mẹ anh đều làm nghề nông Lúc nhỏ, thể chất phát triển bình thường. Anh hay có những đợt ốm vặt nhưng thường qua nhanh, ít khi nặng phải đưa vào bệnh viện Nhà có 2 anh em, những mỗi người một tính nết, tính tình khác nhau. Anh trai anh C ( hơn anh C 2 tuổi) phát triển chậm hơn, người đậm, bé nhưng được cái có sức khỏe, tính vui nhộn lại chăm chỉ. Anh C người cao to nhưng yếu hơn, đau ốm luôn, ít nói và có phần nhút nhát. Anh C rất quý mến anh trai của mình Từ nhỏ học hành cũng không có gì nổi trội nên tốt nghiệp lớp 12 xong, thi đại học không đỗ, anh ở nhà. Gần 3 năm sau anh cưói chi L, cùng tuổi, gần nhà. HIện giờ anh chị đã sinh được một bé trai, hơn 1 tuổi rưỡi Năm 2002, người anh trai của anh thắt cổ chết. Anh yêu và muốn cưới một chị làng bên nhưng gia đình không tán thành. Chỉ bởi chị là người khác làng. Anh không thể thuyết phục được gia đinh, họ hàng. Chính bởi những hủ tục xưa của xã hội, định kiến mà có lẽ bây giờ vẫn còn tồn tại ở nhiều làng quê Việt Nam. Người quyết liệt phản đối nhất là người bác ruột bên nội. Anh C thương anh trai, tiếc cho mối tình sẽ bị dang dở mà không biết phỉa làm gì. Anh C chỉ biết trút điều bực dọc này lên người bác ruột của mình. Anh nói bác là người không tốt. Chính bác là người đã ngăn cấm, cấm đoán anh trai anh. Bác la ngưòi đã làm cho anh trai phải tự tử. Tuy nhiên, theo lời kể của người thân đến chăm sóc, đặc biệt là vợ anh, chị L thì lại giải thích lại rằng bác không phải là người không tốt như anh đã từng nói. Bác có cấm đoán, nhưng điều quan trọng là bác muốn điều tốt cho cháu của mình thôi. Gia đình bác cũng đủ ăn. Bác là người hay gúp đõ mọi người, có công việc gì bênh gia đình anh C bác cũng sang giúp đỡ. Mọi việc hầu như lớn nhỏ bác đều tham gia. Tôi hỏi anh để xác minh lại những gì mọi người đã nói. Anh cũng không phản đối. Anh nói, thực ra mà nói bác vẫn là người hay chỉ bảo, giúp anh nhiều mặt. Nhưng có điều anh không thích ở bác là mỗi lần giúp xong, bác lại hay kể công, kể lể. Có lần bác nhờ anh làm việc gì đó ( bây giờ anh không nhớ rõ lắm) nhưng anh từ chối. Bác đã nói nhiều điều khó nghe. Khiến anh bực và khó chịu Sau thời gian anh trai mất, anh và bác còn có nhiều lần cãi nhau, tuy nhiên không đáng lắm. Trước khi vào viện đợt 2 này, anh đang đi học làm thợ may. Không hiểu vì lý do gì mà bác cứ nói ra nói vào suốt. Thậm chí còn “nhiếc móc” và “đay nghiến” anh. Điều này gây cho anh “ức chế” vô cùng. Thực ra anh không thích học may. Anh học là do bắt buộc. Học với anh bây giờ chỉ là nghĩa vụ mà thôi. Anh luôn có cảm giác bác luôn phản đối, luôn không muốn những điều tốt đến với mình từ khi bác cấm đoán anh trai. Anh nghĩ bác không thích anh. Từ khi lấy vợ, anh vẫn chưa tìm được cho mình một công việc ổn định. Kinh tế gia đình “hiện tại cũng khó khăn nhưng không đến nỗi quá túng bấn”. Chị L kể, anh là người đã có vợ nhưng không chăm lo cho mái ấm gia đình của mình. Anh vẵn giữ thói quen tụ tập với đám bạn trai ( không nghề nghiệp, đa số chưa lập gia đình), chơi bời, thậm trí đánh cờ bạc. Có nhiều hôm đi chơi về khuya, chị L giận dỗi, không ra mở cửa, anh quát và không chủ động bắt chuyện với chị nếu chị không nói trước. Anh thường không giúp đỡ chị được việc gì trong nhà, thường mặc kệ vợ. Kể cả từ lúc mang thai đến bây giờ. Chị L luôn ao ước gia anh được nửa chòng người khác cũng được, chả mấy khi anh tâm lý với vợ con. Khi chị sinh em bé., con khóc anh cũng không dỗ, lại còn hay cằn nhần, bực bội, và chê chị không biết cách. Chị thây anh hay cáu bẳn, gắt gỏng. - Tháng 2/2004, anh ốm. Một bác sĩ đã về hưu ở gần nhà ( trước làm ở bệnh viện Đa Khoa) khám cho anh, nói thiếu canxy, đưa thuốc cho anh uống. Sau cũng không đỡ. Anh được bác sĩ tiêm canxy nhưng lại bị chệch ven, anh thấy choáng, đau đầu, không khỏi ốm, và tình trạng nặng hơn. - Gia đình đưa anh đên bệnh viện Sanh Pôn, không tìm ra được nguyên do, anh cũng không đỡ. Cùng đợt này con anh cũng ốm và được điều trị tại bệnh viện này. Chị L phải chạy đôn chạy đáo hết tầng này trông nom con rồi xuống tầng xuống tầng dưới chăm sóc chồng. - Điều trị không thấy có hiệu quả, anh được chuyển sang bệnh viện Đa Khoa. Anh sốt cao. Một buổi chiều anh không chịu ngồi trong phòng bệnh, đi lang thang ngoài hành lang. Anh nói lẩm bẩm một mình. Sau anh còn quát và gắt gỏng mọi người đến thăm anh. Anh còn đuổi họ đi. Anh ngội thu lu vào một góc, ai đến anh cũng mắng họ, đuổi họ. Thỉnh thoảng có những lúc hét toáng lên hoặc cười một mình. Người như mất hồn. - Thấy tình trạng của anh như vậy, gia đình đưa anh khám tại khoa Tâm thần, viện Sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bạch Mai. Anh bị mất nhớ trong 2 ngày và được chẩn đoán là rối loạn phân ly. Điều trị trong 1 tuần anh ổn định và về nhà. Quan sát, tiếp xúc Ấn tượng ban đầu: Nhìn thấy anh trong phòng bẹnh 15 với dáng người cao to, vạm võ, ít ai tuwongr rằng anh là một bệnh nhân với chẩn đoán rối loạn phân ly. Bước chân vào để hỏi chuyên, rất lịch sự anh đứng dậy khỏi giường bệnh, mời tôi ngồi và rót nước motis tôi uống, lần đầu tiên tôi đi hỏi bệnh mà cảm thấy tự tin đến lạ. Anh mặc bộ đồ ở nhà, gọn gàng và sạch sẽ. Quá trình tiếp xúc và quan sát. Ngồi hỏi chuyện anh được một lúc, có người ở phòng bệnh khác vào, anh C, với vẻ mặt không hài lòng, nói với anh kia ra ngoài rồi đóng cửa lại “ xin lỗi chị, em không thích có người lạ trong phòng. Lần trước vì có người lạ mà em đã mất chiếc di động. Chị thông cảm cho”. Anh nói và tiếp tục ngồi xuống, tả lại các cơn co giật mà anh đã trải qua. Chị than phiền rằng anh không có ý chí chịu đựng, không chịu gắng gượng dậy chứ bệnh cũng đâu nặng đến nỗi phải vào viện. Chị còn băn khoăn không hiểu tại sao từ lúc vào viện đến nay, bệnh có khi còn nặng hơn, chân tay không nhanh nhay và mắt thì lờ đờ. Tôi trấn an anh chị rằng đấy chỉ là do tác dụng phụ của thuốc mà thôi chú không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và kết quả điều trị. Anh nói hiện tại sức khỏe đỡ hơn. Các cơn co giật bây giờ đỡ hơn khi ở nhà. Trước khi vào viện cơn co giật xuất hiện 2->3 lần trong một ngày, kéo dài ít nhất là 15’ va lâu nhất là trên dưới 1 tiếng. Nhưng từ khi vào viện cơn co giật xuất hiện khoảng 1->2 lần trong ngày. Những cơn co giật này không xuất hiện vào một thời điểm nào nhất định. Anh C nói cứ khi nào sức khỏe yếu là lại thấy cơn xuất hiện. Cơn co giật được thể hiện bằng nhiều động tác không tự ý thức, có những cơn giãy dụa chân tay. Khi chuẩn bị lên cơn, các ngón tay của anh dần co quắp, cứng lại. Sau đó, giật cánh tay. Người uốn cong. Bụng có cảm giác quặn lại, các co cứng, giật. Trong lúc có cơn co giật, anh vẫn ý thức được. Đợt ở nhà, có lần kích động quá anh đã vớ ngay cây gậy gần nhà, cầm và đánh đuổi chính mẹ ruột của mình. Anh nói lúc anh hành động như vậy, anh không biết gì cả, chỉ khi tỉnh lại, nghe mọi người kể, anh mới biết. Đây là cơn kích động duy nhất mà anh không ý thức được hoàn toàn. Trong lần đầu tiên điều trị tại viện này, anh được chẩn đoán là rối loạn phân ly với cơn mất nhó trong 2 ngày. Anh đã không nhớ được những điều gì xảy ra trong quá khứ, thậm chí anh còn không nhận ra chính bố mẹ, vợ con và những người thân trong gia đình. Về sinh hoạt cá nhân, anh vẫn bình thường. Tuy nhiên, anh ngủ ít. Sau đó lại hồi phục hoàn toàn. Cùng thời gian điều trị tại bệnh viện Bach Mai, anh đã gặp một khó khăn khác la không đi vệ sinh được. Nước tiểu bị tắc. Hiện tượng này cũng không kéo dài lâu. Ngày nhập viện hôm 30/07/05: Bệnh nhân sau khi uống thuốc thì tỉnh táo. Tuy vậy ân ngủ ít. Tiếp xúc hạn chế vói người khác ít. 5h, ngày 31/31/07/05: Xuất hiện cơn giãy duạ chân tay, trong người thấy bồn chồn, than phiền đau đầu và đau bụng. Có những hành vi kích động, đánh chửi vợ và những người xung quanh. Ngày 01/08/05 ->05/08/05: Anh thấy bứt rứt trong người. Không thấy xuất hiện cơn giãy dụa chân tay và co giật. Anh dành nhiều thời gian ngồi ngoài hành lang, nói chuyện với mọi người trong những lúc tỉnh táo, hay đi loanh quanh khu bệnh viện. Anh hút thuốc nhiều và trên nét mặt ẩn dấu sự căng thẳng, một nỗi lo, mà chính anh nhiều lúc cũng không hiểu. Ngày 06/08/05, Bệnh nhân và gia đình xin ra viện vì thấy các cơn co giật không còn xuất hiện. Nhưng vừa về đến cửa nhà, liền tức khắc, anh lại lên cơn. Ngay chiều đó, anh trở lại viện. Anh vẫn đi nhiều khi không có cơn. Hút thuốc liên tục. Vẻ mặt nhiều khi tỏ ra thò ơ, lanh nhạt, tuy nhiên vẫn vui vẻ khi chúng tôi hỏi thăm về sức khỏe. Ngày 06/08 và 07/08/05: Bệnh nhân tỉnh táo, không có dấu hiệu nào bất thường. Vợ anh thì buồn, lo lắng và có vẻ mệt mỏi. Ngày 08/08/05 Khoảng 4h chiều, tôi được quan sát trực tiếp cơn co giật của bệnh nhân LVC. Khi đang nói chuyện với một sinh viên thực tập trong nhóm, bệnh nhân xin phép về phòng vì thấy khó chịu trong người, không thể nói chuyện tiếp được. Triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở bệnh nhân là anh thấy tức ngực, khó ghở, bứt rứt chân tay. Kế đến là cơn vùng vẫy chân tay. Mọi người đặt anh lên giường. Chân tay bệnh nhân co giật, co rút. Mắt nhắm, sắc mặt không tím tái. Mọi người đứng xung quanh, đều im lặng, chỉ có tiếng kêu của bệnh nhân rên hừ hừ. Thỉnh thoảng im bặt. Đôi khi miệng há, nhưng không thấy xuất hiện hiện tượng chảy nước miếng và sủi bọt. Từng đợt một, cả thân hình anh rung lên, cứng đờ. Những lúc rung lên như vậy, các cơ bụng cương cứng, co thắt dữ dội, vật vã. Bệnh nhân được giữ trong trạng thái như vậy, sau 15’ cơn dứt. Người dần dần hổi tỉnh. Mắt mở thiêm thiếp. Chân tay không còn co quắp, môi mấp máy thì thào như khát nước Sau khi tỉnh anh kể anh biết trước được là cơn sắp xuất hiện, đó là lý do tại sao đang nói chuyện với sinh viên kia anh lại xin phép về Như vậy qua các buổi quan sát không tham dự cũng như tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân LVC, tôi rút ra được các điểm chính yếu sau: Về biểu hiện chung: + Bệnh nhân tỉnh tiếp xúc được tuy hay than phiền khó chịu, có cơn giãy dụa chân tay. Từ khi vào viện các cơn co giật, kích động giảm dần. Sau các cơn bệnh nhân lấy lại được tinh thần, tỉnh táo hoàn toàn. Tất cả những gì diễn ra trong lúc anh nên cơn, anh đều kể lại được hết hoặc được một phần. Điều đó chứng tỏ ý thức của anh không bị mất hoàn toàn trong lúc lên cơn + Những cơn co giật này cũng chỉ xuất hiện khi ở đó có ngừơi chưa lần nào anh lên cơn mà xung quanh không có người. + Thời gian xuất hiện và thời gian kết thúc thường kéo dài từ 10 – 15 phút cho đến 1 tiếng khi ở nhà. Diễn ra trong vòng 15 – 30 phút khi ở bệnh viện + Trong cơn co giật hay kích động của bệnh nhân không kèm theo đái dầm hay ỉa đùn. Đặc biệt không bao giờ cắn vào lưỡi. Ý thức: Định hướng về bản thân và xung quanh: ở bệnh nhân không thấy có rối loạn định hướng không gian hay thời gian. 3. Về cảm giác, tri giác: Không tìm thấy ảo giác, ảo tưởng. Tư duy: + Về hình thức: Tư duy bình thường + Về nội dung: Không thấy có hoang tưởng Về cảm xúc: Cảm xúc bất thường, hay có những nét lo âu, bồn chồn, hay tức giận nổi cáu. Điều đó giải thích nhiều khi anh mắng chửi cả vợ và những người thân, người xung quanh. Về hoạt động: + Hoạt động có ý chí: Rối loạn, thường không đủ kiên trì ý chí giải quyết đối mặt với sự việc. + Hoạt động bản năng: Ăn uống thất thường, thời gian ngủ ít Chú ý: Khó tập chung được lâu vào việc gì, hay đi lại vì thấy bứt dứt bồn chồn chân tay Trí nhớ: Trí nhớ không rối loạn, bệnh nhân vẫn kể được những gì diễn ra sau khi tỉnh dậy Trí tuệ: Bình thường 6. Trắc nghiệm tâm lý Vì chúng tôi là những sinh viên thực tập tại bệnh viện nên theo nguyên tắc c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH 32.doc