Đề tài Những giải pháp cơ bản đảm bảo vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2005

Mở bài

ChươngI: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư

I.Đầu tư

1.Khái niệm đầu tư:

2.Những đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển:

3.Nguồn vốn đầu tư:

4.Nội dung của vốn đầu tư:

II. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong đầu tư:

1. Khái niệm và đặc điểm của FDI:

2.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

3.Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Chương II:Thực trạng đầu tư trực tiếp ước ngoài tại Việt Nam

I. Kết quả huy động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1988 - 2001

1. Kết quả huy động FDI chung:

2. Kết quả huy động FDI theo ngành:

3. Kết quả huy động GDP theo vùng:

4. Kết quả huy động FDI theo địa phương:

5. Kết quả huy động FDI theo đối tác đầu tư nước ngoài:

6. Kết quả huy động theo hình thức đầu tư:

II. Những mặt mạnh trong việc huy động FDI vào Việt Nam trong thời gian qua.

1. Kinh tế chính trị ổn định:

2. Luật đầu tư nước ngoài ngày càng hoàn thiện:

3. Môi trường đối với đầu tư nước ngoài ngày càng thông thoáng:

4. Có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú.

5. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và có thị trường tương đối lớn.

III. Những hạn chế trong việc huy động FDI vào Việt Nam trong thời gian qua.

1. Hệ thống luật pháp:

2. Chính sách với đầu tư nước ngoài:

3. Hạn chế thủ tục hành chính.

4. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém.

5. Hạn chế trong việc xúc tiến, chuẩn bị và triển khai thực hiện FDI.

Chương III: Những giải pháp cơ bản đảm bảo vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005

I. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001 - 2005.

 

doc49 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp cơ bản đảm bảo vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 tỉnh và thành phố có dự án FDI. Trong đó TP. Hồ Chí Minh vẫn giữ vị trí đứng đầu, tiếp theo đó là các tỉnh: Bình Dương, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An và Hải Phòng. So với năm 1998 thì năm 1999 đã có thêm một số địa phương mới ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn có dự án FDI như: Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Bình Phước, Bến Tre... Năm 2000, thực hiện chủ trương phân cấp trong lĩnh vực cấp giấy phép FDI, bộ Kế Hoạch và Đầu Tư chỉ cấp 24 giấy phép (với tổng vốn đăng ký gần 1.300 triệu USD) trong khi ủy ban Nhân Dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung Ương cấp tới 166 giấy phép (197,7 triệu USD), ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất cấp 154 giấy phép (475 triệu USD). Vị trí xếp hạng trong năm về thu hút FDI giữa các địa phương cũng có sự thay đổi đáng kể, đứng đầu là Bình Dương 330,7 triệu USD, sau đó là TP. Hồ Chí Minh 89,7 triệu USD, Đồng Nai 95,9 triệu USD, Bà Rịa - Vũng Tàu 35,6 triệu USD, Hà Nội đướng cuối cùng 33,2 triệu USD. Số dự án FDI được cấp giấy phép 1988-2001 phân theo địa phương Địa phương Số dự án Tổng vốn đăng ký Vốn pháp định Địa phương Số dự án Tổng vốn đăng ký Vốn pháp định ĐB.Sông Hồng 740 10753,9 5346,0 Duyên hải Nam Trung Bộ 180 2838,4 1520,7 Hà Nội 503 7964,1 4104,2 Đà Nẵng 82 1038,2 468,5 Hải Phòng 120 1523,3 678,1 Quảng Nam 1 0,5 0,2 Vĩnh Phúc 4 16,8 8,8 Quảng Ngãi 9 1337,3 819,3 Hà Tây 33 467,2 199,6 Bình Định 9 39,6 17,1 Bắc Ninh 3 8,3 6,2 Phú Yên 15 82,4 24,3 Hải Dương 45 628,4 264,2 Khánh Hòa 64 340,4 191,3 Hưng Yên 3 9,7 6,4 Tây Nguyên 67 934,5 164,7 Hà Nam 14 38,5 32,5 Kon Tum 1 4,4 2,2 Thái Bình 7 7,3 4,2 Gia Lai 3 29,9 19,1 Ninh Bình 8 90,3 41,8 Đắk Lắk 6 28,9 12,0 Đông Bắc 171 1623,1 649,0 Lâm Đồng 57 871,3 131,4 Hà Giang 1 0,5 0,5 Đông Nam Bộ 2230 20663,7 9098,1 Cao Bằng 2 2,0 1,7 TP.HCM 1178 10721,9 5013,4 Lào Cai 11 3,2 17,5 Ninh Thuận 3 27,1 11,5 Bắc Kạn 15 64,8 29,9 Bình Phước 390 2016,9 926,7 Lạng Sơn 17 18,8 13,45 Tây Ninh 47 242,8 98,8 Tuyên Quang 2 8,2 2,9 Bình Dương 111 174,6 68,1 Yên Bái 7 16,9 11,5 Đồng Nai 370 3999,5 1558,3 Thái Nguyên 2 3,4 1,7 Bình Thuận 23 93,4 39,8 Phú Thọ 37 441,2 191,9 Bà Rịa-Vũng Tàu 108 33387,5 1381,5 Bắc Giang 14 148,2 63,6 Đồng Bằng SCL 173 953,6 491,8 Quảng Ninh 63 885,9 314,3 Long An 56 294,8 169 Tây Bắc 12 59,0 22,3 Đồng Tháp 9 16,6 9,6 Lai Châu 2 14,2 4,4 An Giang 12 18,9 10,9 Sơn La 3 21,6 7,9 Tiền Giang 11 96,0 41,1 Hòa Bình 7 2,2 17,0 Vĩnh Long 6 10,8 7,0 Bắc Trung Bộ 57 887,0 352,4 Bến Tre 9 34,0 14,2 Thanh Hóa 11 430,1 143,2 Kiên Giang 16 231,5 113,9 Nghệ An 13 222,6 88,3 Cần Thơ 35 182,1 74,5 Hà Tĩnh 9 52,9 19,5 Trà Vinh 6 36,9 15,2 Quảng Bình 6 34,6 12,0 Sóc Trăng 1 0,8 0,7 Quảng Trị 1 3,2 3,2 Bạc Liêu 12 31,2 35,7 Huế 17 143,6 86,2 Tổng số 3630 3871,1 17644,9 4.2 Những kết quả chưa đạt được: FDI chỉ tập trung vào những địa phương có nhiều thuận lợi như các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp trong khi các tỉnh miền núi, nông thôn còn quá nhỏ bé, không đáng kể. Chẳng hạn, TP. Hồ Chí Minh chiếm 33,6% số dự án và 28,8% tổng vốn đầu tư; Hà Nội chiếm 13,8% số dự án và 28,8% tổng vốn đầu tư; Đồng Nai chiếm 9,3% số dự án và 8,7% vốn đầu tư. Tính chung cho 12 năm (1988 - 1999) bẩy tỉnh: TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu chiếm tới 75% số dự án và 76% tổng số vốn đăng ký trong cả nước. Trong khi ở các địa phương khác chiếm chưa đến 1% số dự án cũng như vốn đầu tư. Qua số liệu trên ta thấy sự mất cân đối quá lớn trong việc huy động FDI vào các dịa phương. Nhà nước cần có các biện pháp, chính sách huy động FDI vào các địa phương sao cho cân đối, hợp lý, đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế của từng địa phương, góp phần giảm khoảng cách giữa các địa phương, giữa nông thôn với thành thị, giữa miền núi và đồng bằng. Nhà nước nên khuyến khích đầu tư vào khu vực nông thôn và miền núi, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực này góp phần xóa đói giảm nghèo, đồng thời tạo ra một lượng cầu lớn về lao động góp phần giải quyết thất nghiệp trá hình ở khu vực nông thôn và dần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước ta. 5. Kết quả huy động FDI theo đối tác đầu tư nước ngoài 5.1 Những kết quả đạt được: Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay đã có 67 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia có năng lực về tài chính và công nghệ như: Toyota, Samsung, Nissan, Ford... Đặc biệt những chính sách thích hợp để chuyển hướng thu hút FDI của Việt Nam trong năm 1998 đã có những tác động tích cực nên cơ cấu đối tác nước ngoài trong lĩnh vực FDI đã có sự thay đổi quan trọng. Nếu như giai đoạn đầu, các chủ đầu tư lớn đều thuộc các nước láng giềng, thì gần đây, FDI từ các nước Châu Âu, Mỹ tiếp tục chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn FDI như: riêng Pháp có 13 dự án, vốn đăng ký 303 triệu USD; kể từ tháng 12 năm 1994 khi lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ được bãi bỏ, ngày càng nhiều các công ty lớn của Mỹ như: Coca Cola, Pepsi Cola, IBM, Motorola... đã và đang tiếp tục đầu tư vào Việt Nam; đầu tư của Anh, Canada, Đức vào Việt Nam vẫn còn nhỏ, không đáng kể. Trong năm 1999, FDI vào Việt Nam của nhóm G7 đạt 532,2 triệu USD, chiếm 34% tổng vốn FDI vào Việt Nam, tuy vậy trong năm 2000, các nước Châu á (đặc biệt là các nước Bắc á) vẫn dẫn đầu bảng tổng sắp. Trong đó Đài Loan vươn lên hàng đầu, đứng thứ ba là Nhật Bản, kế đó là Hàn Quốc. Theo bảng thống kê dưới đây ta sẽ thấy rõ hơn. Số dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép 1988 - 2001 phân theo đối tác đầu tư Quốc gia Số dự án Vốn đăng ký Vốn pháp định Singapore 274 6157,3 2095,3 Đài Loan 749 5351,9 2322,8 Nhật Bản 336 3604,2 1866,1 Hồng Kông 338 3701,5 1546,1 Hàn Quốc 388 3338,8 1308,6 Pháp 168 2582,7 1346,7 Liên bang Nga 70 1589,3 963,0 Mỹ 144 1452,5 622,6 Anh 48 1782,6 1430,8 Nguồn: Niên giám thống kê 2001. 5.2 Những kết quả chưa đạt được: Trong huy động FDI của các nước đối tác, kết quả đạt được cho thấy sự mất cân đối và kém hiệu quả trong huy động FDI. Theo số liệu thống kê thì nguồn FDI từ các nước Châu á chiếm hơn 70%, trong đó Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm tới 57% tổng số dự án FDI và 57% vốn FDI vào Việt Nam. Trong khối ASEAN chỉ có Singapore, Malaysia có dự án đầu tư ở Việt Nam với 575 dự án, chiếm 21% và vốn đăng ký đạt 8868 triệu USD. Phần lớn nguồn FDI giai đoạn 1988 - 2000 tại Việt Nam là từ các nước trong khu vực. Trong khi vốn đầu tư từ các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, G7 trừ Nhật Bản lại quá thấp. Chính vì thể khi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực xảy ra, Việt Nam đã phải chịu ảnh hưởng không tốt từ cuộn khủng hoảng này, làm cho tốc độ thu hút FDI từ năm 1997 đến năm 2000 bị giảm đáng kể. Do môi trường đầu tư còn kém hấp dẫn so với các nước khác trong khu vực nên khả năng cạnh tranh để huy động FDI của Việt Nam còn kém, nên dòng FDI vào các nước Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan... cao hơn Việt Nam rất nhiều. Theo số liệu thống kê FDI vào Singapore là 45.254 triệu USD; Malaysia 27.437 triệu USD; Thái Lan 18.275 triệu USD. Trong khi đó FDI vào Việt Nam trong thời gian tương ứng chỉ đạt 11.852 triệu USD, nghĩa là chỉ bằng 26% so với Singapore, 43% so với Malaysia và bằng 65% so với Thái Lan. Khác với các nhà đầu tư ở Châu á như Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore thì Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu là những nước có tiềm lực kinh tế mạnh, đầu tư khắp thế giới nhưng có trọng điểm. Ví dụ như: Nhật Bản phân bố đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1990 đến năm 1998 là 49.108,5 tỷ yên, trong đó vào ASEAN chỉ có 11% và vào Việt Nam là 3% trong tổng đầu tư của Nhật vào ASEAN. Trong khi đó đầu tư của Nhật vào Indonexia là 32%, Thái Lan 32%, Singapore 20%, Malaysia 15%, Philipin 8% trong tổng đầu tư của Nhật vào ASEAN. Các số liệu trên co thấy Nhật Bản đã quan tâm đầu tư vào ASEAN nói chung nhưng so với các nước trong khu vực thì Việt Nam kém hơn nhiều. Sau lệnh cấm vận của Mỹ được rỡ bỏ, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam tăng nhanh hơn so với Nhật Bản nhưng thị phần của Việt Nam trong FDI của Mỹ thì rất nhỏ bé. Các nước và các khu vực có lợi thế cạnh tranh hơn so với Việt Nam, đó là lợi thế cạnh tranh cấp cao như: lợi thế lao động, vốn lớn, công nghệ hiện đại, người lao động có chuyên môn cao... còn lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là lợi thế cạnh tranh cấp thấp, lợi thế tĩnh: tài nguyên tự nhiên không có khả năng tái sinh, tiền lương thấp, lao động có trình độ và tay nghề cao còn hạn chế. Mà Nhật, Mỹ và các nước Tây Âu có tiềm lực kinh tế mạnh và có nhiều lợi thế cạnh tranh cấp cao nên thị trường đầu tư của các nước này là phạm vi toàn cầu, phù hợp với phạm vi hoạt động rộng lớn của các công ty xuyên quốc gia và để thực hiện liên kết sản xuất theo chiều ngang trong một ngành sản xuất, như thế hiệu quả sẽ lớn hơn. Điều đó khác với các đối tác như Đài Loan, Singapore, Hồng Kông còn kém Nhật, Mỹ và các nước Tây Âu nhiều mặt vì thế Nhật, Mỹ và các nước Tây Âu mới chỉ đầu tư vào Việt Nam với tính chất thăm dò, thị trường đầu tư của Việt Nam thực sự chưa hấp dẫn các nhà đầu tư khó tính này. 6. Kết quả huy động theo hình thức đầu tư: 6.1 Những kết quả đạt được: Hình thức đầu tư Số dự án còn hiệu lực Vốn đầu tư đăng ký (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1, Liên doanh 1042 21192 9942 57,91 2, 100% vốn nước ngoài 1560 11193 5176 30,58 3, Hợp đồng hợp tác kinh doanh 130 3796 2648 10,37 4, BOT 4 415 37 1,14 Tổng 2736 36596 17803 100 Nếu phân tích theo hình thức đầu tư thì bức tranh đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang chuyển biến theo khuynh hướng hình thức 100% vốn nước ngoài ngày càng tăng, hình thức liên doanh ngày càng giảm. Nếu chia 13 năm thu hút FDI của Việt Nam thành những giai đoạn nhỏ, ta sẽ thấy: * Giai đoạn 1988 - 1992: Hình thức liên doanh đống vai trò chủ đạo, chiếm trên 70% tổng số dự án FDI, hình thức 100% vốn chỉ chiếm 12% tổng số dự án. * Giai đoạn 1993 - 1996: Số dự án 100% vốn nước ngoài đã tăng lên 38% tổng số dự án. * Giai đoạn 1996 - 1999: Số dự án 100% vốn nước ngoài chiếm tới 64% tổng số dự án. Riêng năm 2000, số dự án 100% vốn nước ngoài đã lên đến 286 dự án, gấp lần 5 lần số dự án liên doanh (58 dự án). Ngoài ra hình thức BOT đang được Nhà nước cho phép đăng ký thực hiện và triển khai ngày càng tăng. Nghiên cứu các hình thức đầu tư cho thấy, các hình thức FDI hiện nay vẫn chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng, bổ sung thêm các hình thức đầu tư mới như: cho phép thành lập các công ty cổ phần có vốn FDI. 6.2 Kết quả chưa đạt được: * Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam đã xuất hiện tình trạng không tương xứng giữa đối tác trong nước là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính nhỏ bé, công nghệ và trình độ quản lý lạc hậu với đối tác nước ngoài là các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh; nên trong thời gian qua giảm cả về số lượng và vốn đăng ký đầu tư theo hình thức liên doanh chứng tỏ sự yếu kém của đối tác Việt Nam, hợp tác không có hiệu quả làm cho đối tác nước ngoài cảm thấy phiền hà, rắc rối trong điều hành quản lý doanh nghiệp. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài muốn nhanh chóng thoát khỏi sự tham gia quản lý của phía Việt Nam. Với sự thay đổi của hệ thống pháp luật của nước ta cùng với sự cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang trở nên gay gắt, hình thức doanh nghiệp liên doanh đang dần bị thu hẹp. * Hình thức kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh thực chất là hình thức liên doanh theo hợp đồng chứ không liên doanh theo vốn nên quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia rất khó xác định. Và hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ đầu tư theo tính chất thăm dò, tìm hiểu lẫn nhau. * Đối với hình thức 100% vốn nước ngoài, ta rất khó học tập được kinh nghiệm quản lý kinh doanh và tiếp thu công nghệ hiện đại của đối tác nước ngoài, đồng thời khó kiểm soát được đúng thực chất hoạt động cảu nó nên hình thức 100% vốn nước ngoài chủ yếu tập trung vào những ngành sản xuất trong nước không được khuyến khích. * Hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) mới hình thành còn rất hạn chế về lượng và lĩnh vực đầu tư. II. Những mặt mạnh trong việc huy động FDI vào Việt Nam trong thời gian qua. 1. Kinh tế chính trị ổn định: Việt Nam là nước có môi trường chính trị ổn định và môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác trong quan hệ quốc tế đã mở rộng vơi hầu khắp các nước. Môi trường pháp chế đang được tích cực và hoàn chỉnh. Trong điều kiện tình hình chính trị thế giới biến động hết sức phức tạp như cuộc chiến ở Trung đông ngày càng gay gắt, các cuộc khủng bố nổ ra ở khắp nơi, đặc biết vụ khủng bố ngày 11/9 vừa qua ở Mỹ làm cho tình hình chính trị kinh tế thế giới biến động không ngừng. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có môi trường chính trị ổn định nhất. Về kinh tế tương đối ổn định, có khả năng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc loại cao trên thế giới (năm 2001 tốc độ tăng trưởng là 7%). Đặc biệt trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam á năm 1997, Việt Nam là nước ít chịu ảnh hưởng nhất, điều đó chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam khá ổn định, những điều chỉnh kinh tế vĩ mô là hợp lý. Môi trường kinh tế - chính trị ổn định tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài về những rủi ro do biến động kinh tế, chính trị. Đây chính là điểm mạnh để ta tích cực khai thác dòng FDI vào Việt Nam. 2. Luật đầu tư nước ngoài ngày càng hoàn thiện: Thực hiện đường lối mở cửa, phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã được ban hành từ tháng 12 năm 1987 trải qua hơn 10 năm đí vào thực tiễn cuộc sống, đầu tư nước ngoài (FDI) đã phát huy nhiều tác dụng như chúng ta đã thu hút được 3672 dự án, tổng vốn đăng ký 41603,8 triệu USD với tổng số vốn pháp định 19617,8 triệu USD; thu hút được khoảng 67 đối tác trên khắp thế giới đầu tư vào hầu hết các ngành nghề sản xuất. Vốn FDI cũng được thu hút vào 61 tỉnh, thành phố, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Kết quả đạt được là do luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng được sửa đổi hoàn thiện theo hướng ngày càng thông thoáng và hấp dẫn các đối tác đầu tư nước ngoài. Những sửa đổi tạo sức hấp dẫn thu hút FDI cụ thể một số điểm sau: * Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tháng 6 năm 2000 đã bổ sung thêm điều khoản: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh trong quá trình hoạt động được phép chuyển đổi hình thức đầu tư, chia, tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp.” * Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31-7-2000 của Chính phủ: Theo nghị định này, một số lĩnh vực đầu tư như xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã được dưa ra khỏi doanh mục bắt buộc phải liên doanh, thay vào đó nhà đầu tư có thể đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. Hiện nay, luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam chỉ hạn chế đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài trong 8 lĩnh vực là: - Xây dựng kinh doanh mạng viễn thông quốc tế, viễn thông nội hạt. - Khai thác chế biến dầu khí, khoáng sản quý hiếm. - Dịch vụ tư vấn (trừ tư vấn kỹ thuật). - Vận tải đường hàng không, đường sắt, đường biển, vận tải hành khách công cộng, xây dựng cảng, ga hàng không. - Sản xuất thuốc nổ công nghiệp. - Trồng rừng. - Du lịch lữ hành. - Văn hóa. Ngoài những lĩnh vực này, nhà đầu tư nước ngoài được chủ động lựa chọn dự án đầu tư, hình thức đầu tư, đối tác đầu tư, địa bàn, thời hạn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tỷ lệ góp vốn pháp định phù hợp với quy định của luật đầu tư nước ngoài. Đối với hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, để tạo điều kiện cho triển khai các dự án và cho các nhà đầu tư nước ngoài , nghị định 24/2000/NĐ-CP quy định rằng trong quá trình kinh doanh, nếu xét thấy cần thiết các bên hợp doanh có thể thỏa thuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài thì các doanh nghiệp liên doanh không bắt buộc phải lấy ý kiến thống nhất của hội đồng quản trị đối với quyết định liên quan đến bổ nhiệm và miễn nhiệm kế toán trưởng, chấp thuận báo cáo tài chính, chi phí hàng năm và vay vốn đầu tư. Sự điều chỉnh như trên tạo điều kiện lành mạnh hơn cho quá trình ra quyết định của nhà đầu tư. Theo luật mới sửa đổi thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh thực hiện dự án đầu tư không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện về hình thức đầu tư được chuyển đổi hình thức đầu tư. Như vậy, với việc xây dựng và sửa đổi luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, thông thoáng, tạo thế chủ động và có lợi cho đối tác đầu tư, làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. 3. Môi trường đối với đầu tư nước ngoài ngày càng thông thoáng: Chính phủ Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong các chính sách đối với đầu tư nước ngoài theo hướng có lợi hơn cho đối tác. Với mục đích đẩy nhanh tốc độ thực hiện các dự án đã đăng ký trên tinh thần coi trọng vốn thực hiện hơn vốn đăng ký, nghị định số 10 và chỉ thị số 11 của Chính phủ ra đời nhằm phát huy nội lực, tận dụng FDI làm mọi việc giúp các nhà đầu tư yên tâm, trụ vững ở Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn. Thời điểm bắt đầu là sau hội nghị đầu tiên của Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài vào khoảng tháng 2/1998, Nhà nước chủ trương xóa bỏ một số thủ tục hành chính rườm rà như việc cấp giấy phép đầu tư, thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh... thời gian làm thủ tục kiểm hàng, giao nhận hàng ở hải quan cũng đã rút ngắn bằng nửa so với trước đây. Chính phủ thực hiện các chính sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài như: Tăng mức thuế ưu đãi lợi tức cho một số doanh nghiệp, miễn thuế lợi tức 4 năm và giảm 5% trong 4 năm tiếp theo, thậm chí thuế lợi tức đến 8 năm đối với các dự án ưu đãi đặc biệt. Đông thời cũng tiến hành giảm giá thuê đất khoảng 25% cho 170 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ đã cho phép điều chỉnh tỷ lệ nội tiêu và khuyến khích xuất khẩu, đồng thời các doanh nghiệp có vốn FDI cũng được mua hàng hóa Việt Nam để xuất khẩu... Việc phân cấp giấy phép đầu tư cũng được phân cấp toàn diện cho tất cả các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương được cấp giấy phép đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với quy mô không quá 5 triệu USD cho một dự án (riêng Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là 10 triệu) không kể 10 ban quản lý đã được ủy quyền trước đây, nay bộ Kế hoạch và đầu tư tiếp tục ủy quyền cho các ban quản lý khu công nghệp khác. Cách phân cấp quản lý này đã rút ngắn thời gian chờ đợi cho các doanh nghiệp có vốn FDI, đảm bảo thời gian tối đa là 30 ngày, ở TP.Hồ Chí Minh chỉ mất có 9 đến 15 ngày để nhận được giấy phép. Bên cạnh đó, do chủ trương ủy quyền cấp giấy phép mà việc nhập khẩu thiết bị, vật tư của doanh nghiệp cũng diễn ra nhanh chóng hơn. Các địa phương thì có điều kiện theo dõi ngay từ đầu khi các dự án mới hình thành và chủ động điều chỉnh, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án. 4. Có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú. * Về vị trí địa lý: Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi thể hiện ở các mặt sau: - Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam á, ở ngã tư nơi gặp gỡ của những luồng gió xuất phát từ các trung tâm lớn bao quanh nên tự nhiên Việt Nam phong phú và đa dạng, có tác động đến cơ cấu, quy mô và hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. - Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam á, nước ta trở thành đầu mối giao thông quan trọng đi từ ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương và xuống Châu úc hoặc ngược lại. Ngoài ra còn có vùng biển chủ quyền rộng lớn và giàu tiềm năng. Vị trí đó cho phép nước ta có thể dễ dàng phát triển các quan hệ kinh tế - thương mại, văn hóa và khoa học kỹ thuật, đồng thời hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. * Về tài nguyên thiên nhiên: Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, trong đó nhiều loại có giá trị kinh tế lớn như: Than trữ lượng khoảng 6 tỷ tấn đứng đầu ở Đông Nam á; dầu khí trữ lượng khoảng 5 tỷ tấn; khoáng sản phong phú về chủng loại, đa dạng về loại hình, một số loại khoáng sản quý hiếm, khoáng sản phi kim loại và suôi khoáng tuyền... có trữ lượng lớn. Theo phát hiện, thăm dò, khoáng sản nước ta có hơn 3500 mỏ và điểm quặng với khoảng 80 loại khoáng sản khác nhau. VD: Sắt, bôxít, thiếc, apatit, nhôm, đồng, vàng, bạc... Những tài nguyên thiên nhên này không những tạo thuận lợi cho các ngành sản xuất công nghệp thỏa mãn yêu cầu phát triển nền kinh tế trong nước mà còn có thể tham gia hợp tác với nước ngoài. 5. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và có thị trường tương đối lớn. Có hai lý do chính để khiến các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam: yếu tố chi phí thúc đẩy và yếu tố hấp dẫn lôi kéo. Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài xem là có một nguồn lao động dồi dào, chăm chỉ, trung thành, được giáo dục, với giá rẻ. Dân số Việt Nam tương đối trẻ, đây là một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bởi vì trong điều kiện thị trường đầu tư trong nước dần bị thu hẹp, cơ hội đầu tư kém hấp dẫn và xu hướng giá lao động ngày càng tăng đẩy chi phí lên cao thì việc đầu tư ra nước ngoài nơi có giá lao động rẻ giúp cho các nhà đầu tư giảm được rất nhiều chi phí, tăng sức cạnh tranh và thuận lợi cho nhà đầu tư. Với một đất nước có trên 80 triệu dân, Việt Nam là một thị trường tiềm năng tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của nước ngoài. Cùng với luật đầu tư nước ngoài của ta cho phép các doanh nghiệp có vốn FDI được chủ động lựa chọn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thì đây là một yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư. Ngoài ra Việt Nam còn có đường biên giới giáp với Trung Quốc, Thái Lan và Lào là thị trường lớn cho các nhà đầu tư vào Việt Nam nhắm tới mà họ có nhiều lợi thế cạnh tranh. III. Những hạn chế trong việc huy động FDI vào Việt Nam trong thời gian qua. Trong thời gian qua, chính phủ Việt Nam thường xuyên lắng nghe các nhà đầu tư và ban hành nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp có vốn FDI như: sửa đổi luật đầu tư nước ngoài, miễn giảm thuế, tiền thuê đất, giảm giá một số mặt hành, dịch vụ; điều chỉnh mục tiêu hoạt động của nhiều dự án, bổ sung các biện pháp khuyến khích và bảo đảm đầu tư... Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn một số hạn chế gây khó khăn cho việc huy động FDI vào Việt Nam, cụ thể là một số hạn chế sau: 1. Hệ thống luật pháp: Hiến pháp là nguồn gốc của hệ thống pháp luật, luật do Quốc Hội thông qua là hình thức lập pháp tối cao. Các cấp luật pháp thấp hơn bao gồm các chỉ thị của Hội đồng Nhà nước, tiếp đến là các nghị định của hội đồng Bộ trưởng và thông tư của các bộ, ngoài ra còn nhiều quyết định quan trọng do UBND cấp thành phố, tỉnh và huyện đưa ra. Trên thực tế, một nghị định hành chính có thể làm thay đổi cách áp dụng của luật, như trong trường hợp về quyền sử dụng đất áp dụng cho đầu tư nước ngoài. Tư pháp được thể hiện qua các Tòa án nhân dân, mà trên thực tế đây không phải là cơ quan tách biệt hay độc lập với cơ cấu Chính phủ quốc gia như ở những nước Tư bản. Đây là điều mà các nhà đầu tư nước ngoài sợ nhất. Các tòa án kinh tế xử những vụ tranh chấp kinh tế và kinh doanh. Các hội thẩm viên không chuyên nghiệp, cùng với thẩm phán không chuyên nghiệp, được luật cho phép hành xử đối với cả những vấn đề quy tắc và sự việc. Luật có trên giấy tờ, nhưng việc được cưỡng chế thi hành còn yếu và ở mỗi lĩnh vực hay mỗi bên hữu quan lại áp dụng khác nhau. Các tranh chấp thương mại vẫn thường xảy ra vì luật kinh doanh không phải lúc nào cũng được áp dụng hoặc luôn luôn thay đổi, cho nên khuôn khổ pháp lý biến động... 2. Chính sách với đầu tư nước ngoài: Mặc dù Chính Phủ đã có nhiều thay đổi trong các chính sách huy động vốn FDI nhưng vẫn còn một số hạn chế sau: * Chính sách hai giá: Việt Nam đã áp dụng chính sách hai giá giống như Trung Quốc. Theo chính sách này, chúng ta đòi nước ngoài trả gấp đôi cho hầu hết mọi thứ, kể cả nguồn nước và nhà ở so với người trong nước ví dụ: Giá quảng cáo gấp 6 lần so với giá các công ty trong nước phải trả, về vé tầu đi Hà Nội Sài Gòn giá 260 USD/1 người trong khi đó giá vé của một người trong nước thì chỉ có 50 USD/1 người một vé máy bay đi từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh là 350 USD /1 người áp dụng đối với khách nước ngoài so với 135 USD/1 người khách trong nước. Với số tiền đó ở Mỹ có thể bay từ Washington đến Los Angeles với khoảng cách gấp 5 lần từ Hà Nội đến thanh phố Hồ Chí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0178.doc
Tài liệu liên quan