Đề tài Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010

Lời nói đầu 3

Phần I: Cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh nói chung

và của xi măng nói riêng. .5

I. Khái niệm và các yếu tố tác động tới khả năng cạnh tranh.5

1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh.5

2. Các yếu tố tác động tới khả năng cạnh tranh nói chung và của

 xi măng nói riêng.6

II. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành xi măng.11

1. Công nghiệp sản xuất xi măng là ngành sản xuất nguyên vật liệu.11

2. Sản xuất xi măng là ngành đòi hỏi công nghệ cao, hiện đại.11

3. Sản xuất xi măng là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn.12

4. Sản xuất xi măng là ngành đòi hỏi khối lượng nguyên liệu thô lớn.12

5. Sản phẩm xi măng có nhiều loại và được tiêu thụ chủ yếu

vào mùa xây dựng .13

III. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh

của xi măng Việt Nam.16

1. Nhằm phân bổ hiệu quả nguồn lực khan hiếm.16

2. Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường.17

3. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra yêu cầu cấp bách.18

4. Thị trường xi măng trong khu vực ASEAN trong những năm tới

sẽ dư thừa một khối lượng lớn.19

Phần II: Đánh giá thực trạng về ngành xi măng và khả năng

cạnh tranh của xi măng Việt Nam.22

I. Tình hình thị trường xi măng.22

1. Thị trường trong nước.22

2. Thị trường ngoài nước.25

II. Chính sách và các quy định áp dụng cho ngành công nghiệp xi

măng Việt Nam.26

1. Chính sách thương mại.27

2. Chính sách giá.29

3. Chính sách thuế.31

III. Đáng giá khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam.31

1. Đánh giá các yếu tố tác động tới khả năng cạnh tranh của

ngành xi măng Việt Nam.31

2. Xác định tính cạnh tranh của xi măng Việt Nam.40

IV.Nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh của xi măng Việt

Nam thấp hơn một số nước trong khu vực .55

Phần III: những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng

cạnh tranh của xi măng Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010.56

I. Những cơ hội và thách thức đối với sản xuất xi măng

trong thời gian tới. .56

1. Cơ hội đối với sản suất xi măng trong thời gian tới.56

2. Thách thức đối với sản suất xi măng trong thời gian tới.57

II. Quan điểm và định hướng phát triển của ngành công nghiệp

xi măng giai đoạn 2001 - 2010.58

1. Quan điểm phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt nam

 giai đoạn 2001- 2010. .58

2. Định hướng phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt nam

 giai đoạn 2001- 2010.61

III. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng canh tranh

 của xi măng Việt nam giai đoạn 2001- 2010.62

1. Giải pháp về tài nguyên.62

2. Giải pháp về huy động vốn.63

3. Giải pháp về đổi mới công nghệ sản xuất xi măng.65

4. Giải pháp về đào tạo cán bộ công nhân.68

5. Giải pháp về đầu tư đồng bộ phương tiện vận tải nội địa

 và hàng hải.70

6. Giải pháp về phát triển năng lực chế tạo vật tư, thiết bị, phụ tùng.72

7. Giải pháp về hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp.73

8. Giải pháp về chính sách của Nhà nước.75

 Kết luận. .79

 Tài liệu tham khảo.80

 

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1376,7 1792,5 1984,3 2372,2 2741,8 Trong đó đi vay 153,3 484,91 548,67 601,31 642,27 704,12 765,98 (Nguồn: Vụ Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 1.3. Về trang thiết bị và công nghệ a) Về trang thiết bị Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn từ trang thiết bị để sản xuất của ngành. Nếu như máy móc thiết bị hiện đại, điều kiện làm việc việc thuận lợi trình độ công nghiệp phù hợp với khả năng thì chắc chắn kết quả sẽ cao hơn rất nhiều so với trang thiết bị sản xuất bình thường hoặc rất kém. Trang thiết bị của ngành là máy móc để sản xuất bao gồm các thiết bị sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, các kho chứa và các phương tiện vận chuyển hàng trong lưu thông. Trong sản xuất các loại máy móc, các loại lò như lò đứng, lò quay và một số phương tiện khác có liên quan. Trong lưu thông chủ yếu là các phương tiện dự trữ vận tải và bốc dỡ. Việt Nam công nghệ sản xuất xi măng đã xuất hiện quá lâu đời vào loại sớm nhất trong khu vực nên phần lớn thiết bị Nhà máy xi măng và các thiết bị phụ trợ được nhập khẩu, sự đóng góp chỉ hạn chế các bộ phận thép kết cấu và một vài phụ tùng nhanh hỏng. Sản xuất xi măng yêu cầu máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại nên với sự nhập khẩu máy móc thiết bị đã lâu năm giờ đây thiết bị máy móc ở hầu hết các Nhà máy đã quá cũ, công nghệ lạc hậu cần phải sửa chữa thay thế nâng cấp. b) Về công nghệ sản xuất Trong bối cảnh phát triển chung của đất nước, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam cũng không nằm ngoài xuất phát điểm yếu kém về công nghệ và phát triển công nghệ của quốc gia. Trong thời kỳ trước năm 1983 các cơ sở sản xuất xi măng của liên hiệp các xí nghiệp xi măng hoàn toàn áp dụng công nghệ cũ trong sản xuất và hầu như không được phát triển thêm là bao nhiêu. Cho đến năm 1983 lần đầu tiên ngành công nghiệp xi măng đã đưa vào sử dụng dây truyền sản xuất có trình độ công nghệ tiến tiến ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới của những năm 70 của thế kỷ 21 (công nghệ sản xuất phương pháp khô tại Nhà máy xi măng Hoàng Thạch). Cho đến nay ngành xi măng tồn tại song song ba loại hình công nghệ sản xuất như sau: + Sản xuất xi măng phương pháp ướt Loại công nghệ này đã có mặt tại Việt Nam từ cơ sở sản xuất xi măng đầu tiên trong nước (Nhà máy xi măng Hải Phòng). Trải qua gần 100 năm kể từ khi thành lập đến nay. Nhà máy xi măng Hải phòng đã có một vài lần cải tiến thay đổi về thiết bị công nghệ, nhưng về thực chất đến nay vẫn áp dụng công nghệ sản xuất lạc hậu (phương pháp ướt). Công nghệ này vẫn còn sử dụng tại hai dây truyền sản xuất của công ty xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hoá). Trên thực tế hiện nay công nghệ sản xuất xi măng Việt Nam sử dụng công nghệ lạc hậu nhưng hàng năm đã đóng góp một sản lượng có ý nghĩa cho nền kinh tế quốc dân là ằ 1,6 triệu tấn/năm (chỉ xét hai cơ sở sản xuất là Hải Phòng và Bỉm Sơn). Tuy nhiên nhất thời các dây truyền sản xuất này chưa thể phá bỏ được. + Sản xuất xi măng theo phương pháp bán khô Đối với phương pháp công nghệ này hiện nay ở Việt Nam tồn tại 55 nhà máy với tổng công suất 3,027 triệu tấn/ năm và được phân bổ trên 28 tỉnh thành, 6 bộ ngành. Tuy được coi là qui trình công nghệ sản xuất tiên tiến hơn so với phương pháp ướt, nhưng do trình độ của trang thiết bị không cao, chất lượng thiết bị thấp, quy mô công suất các dây truyền sản xuất nhỏ gây ô nhiễm môi trường lớn nên chỉ tồn tại ở những địa phương vùng sâu vùng xa, hoặc trong từng giai đoạn. + Sản xuất xi măng theo phương pháp khô Loại công nghệ này đã có mặt tại Việt Nam từ 1983 (tính từ khi bắt đầu sản xuất). Tại công ty xi măng Hoàng Thạch - Hải Phòng. Đến nay ở Việt Nam đã có 5 dây truyền sản xuất đang khai thác một dây truyền tại công ty xi măng Hà Tiên II, hai dây truyền của công ty xi măng Hoàng Thạch, 1 dây truyền của công ty xi măng Chifon và một dây truyền của công ty xi măng Bút Sơn với tổng công suất thiết kế là 6,1 triệu tấn/năm. Về nguyên tắc, các nguyên nhiên liệu đầu vào hoàn toàn như công nghệ sản xuất phương pháp ướt và khô, nhưng do thiết bị và quy trình sản xuất mới nên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với phương pháp khác. Công nghệ sản xuất xi măng phương pháp khô bằng lò quay có tháp trao đổi nhiệt 5 tầng và buồng phân huỷ Cácbonat hiệu suất cao, các chỉ tiêu tiêu hao vật chất thấp, mức độ tự động hoá đạt 90 - 95 % và công nghệ tiên tiến nhất của thế giới đang được sử dụng rất nhiều nơi và đang được tập trung phát triển tại Việt Nam. Một số chỉ tiêu đặc trưng cho công nghệ sản xuất xi măng của Việt Nam và thế giới thời điểm 1995 - 1996 được thống kê như sau: Bảng 5: Những chỉ tiêu đặc trưng cho công nghệ sản xuất xi măng của Việt Nam và Thế giới giai đoạn 1995 - 1996. TT Tên chỉ tiêu công nghệ Đơn vị tính Mức đạt được của các phương pháp sản xuất P.P ướt P.P bán khô P.P khô 1 Tiêu hao nhiệt Kcal/kg Clinker VN:1600-1800 Nga:1600-1650 VN:1100-1300 TQ: 1050-1150 VN:750-850 TG:700-750 2 Tiêu hao điện Kwh/tấn Xi măng VN: 145-165 Nga: 150-165 VN:115-125 TQ: 110-115 VN:100-110 TG:90-95 3 Tiêu hao gạch chịu lửa Kg/tấn Xi măng VN: 2-2.5 VN: 0,8-1 TQ: 0,6-0,8 VN: 1,0-1,5 TG: 0,6-0,8 4 Tiêu hao bi đạn nghiền Kg/tấn Xi măng VN: 1,5-2,0 VN: 1,2-1,2 VN: 0,6-0,8 TG: 0,3-0,5 5 Mức độ tự động hoá SX % bộ phận VN: 10-15 VN: 25-30 TQ: 30-35 VN: 85-90 TG: 100 6 Năng suất lao động TXM/ng/ năm VN: 250-450 VN: 150-450 TG:400-600 VN: 800-120 TG:3000-5000 (Nguồn: Vụ Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Một số chỉ tiêu trên đây đã thể hiện trang thiết bị công nghệ của ngành xi măng nước ta còn lạc hậu so với một số nước và của thế giới. Điều đó, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm. Trong thời gian qua ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đang từng bước đổi mới công nghệ. Xuất phát từ những đặc điểm chung là đặc điểm về hiệu quả kinh tế gắn với trình độ công nghệ, xi măng Việt Nam đã tạo được sự quan tâm đúng mức, kịp thời và chủ động đối với công tác đổi mới của ngành. Qua kết quả từ thực hiện công tác mua sắm trang thiết bị, dịch vụ cho từng dây truyền sản xuất lớn đồng bộ, xi măng Việt Nam đã lựa chọn được những dây truyền hiện đại tương thích với trình độ của các nước cung cấp vào thời điểm mua sắm, có nhiều quyết tâm mạnh dạn khai thác và phát huy được hiệu quả kinh tế. Tổng công ty xi măng Việt Nam đã chú trọng công tác đào tạo thực tế cho các cán bộ của ngành để xây dựng năng lực làm cơ sở nắm bắt công nghệ mới của Tổng công ty cũng như năng lực chia sẻ trách nhiệm kỹ thuật với các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, việc đánh giá xác định tình trạng thiết bị cũ là một việc khó khăn, mất nhiều thời gian, nếu phải hiện đại hoá toàn bộ dây truyền sản xuất thì đòi hỏi phải tìm được những đối tác thực sự có kinh nghiệm thực thi. Thời gian chuẩn bị thực hiện thường bị kéo dài do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề về vốn đầu tư các thủ tục trình duyệt, các cấp quản lý phức tạp dẫn đến mất nhiều cơ hội triển khai sớm. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của cơ sở sản xuất ít có điều kiện tiếp xúc với thông tin kỹ thuật công nghệ mới sẽ hạn chế khả năng tiếp cận và khai thác nhanh. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật ít được đào tạo bổ sung, nâng cao kiến thức nên thường chậm phát huy tác dụng. 1.4. Về hình thức tổ chức và đội ngũ cán bộ. a. Về hình thức tổ chức. Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay tồn tại chủ yếu 3 loại hình doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp liên doanh. Trong đó Tổng công ty xi măng Việt nam giữ vai trò chủ đạo. Tổng công ty xi măng Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức theo mô hình Tổng công ty 91. Trong Tổng công ty xi măng Việt Nam hiện có 14 thành viên hạch toán độc lập. Quá trình hoạt động của các doanh nghiệp trong Tổng công ty xi măng Việt Nam đã thể hiện những ưu điểm sau: + Chủ động trong sản xuất kinh doanh, phát huy thế mạnh từ nhà máy trong các lĩnh vực tại mỗi thị trường, địa bàn hoạt động. + Kết hợp được sức mạnh của các công ty thành viên, tạo sức mạnh tổng hợp cho toàn Tổng công ty giữ vững được ưu thế chủ đạo của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN. Tuy nhiên cũng có những mặt hạn chế cần nhanh chóng khắc phục đó là: -Trải qua quá trình gần 100 năm với nhiều thời kỳ phát triển không đồng bộ về trình độ công nghệ, tổ chức, trình độ và phương thức quản lý còn nhiều bất cập với đòi hỏi của một tình hình mới. -Việc chủ động xử lý các chính sách còn chậm, đặc biệt là các chính sách về tài chính dẫn tới việc thiếu linh hoạt trên thị trường nên đã làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. - Khả năng cạnh tranh của Tổng công ty ngày càng yếu đi thể hiện thị phần ngày càng thu hẹp (1996 thị phần chiếm trên 90%, đến năm 99 còn khoảng 57%). Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh thì đối với Tổng công ty xi măng nói riêng và toàn ngành xi măng Việt Nam nói chung phải từng bước sắp xếp lại doanh nghiệp. b. Lực lượng lao động Hiện tại, tổng số cán bộ công nhân viên toàn ngành công nghệ xi măng có trên 38.000 người, trong đó lực lượng lao động của Tổng công ty xi măng Việt Nam là 16.650 người, chiếm khoảng 42% với sản lượng sản xuất tiêu thụ trên 52% đang giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ của ngành. Tuy nhiên, cho đến nay phần lớn cán bộ công nhân viên trên Tổng công ty xi măng Việt Nam đều ở độ tuổi trên 40. Đánh giá cả về số lượng và chất lượng thì đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật, đặc biệt là đội ngũ công nhân có tay nghề cao vẫn chưa thoả mãn và đáp ứng để tiếp cận và quản lý, khai thác sử dụng, làm chủ công nghệ, thiết bị tiên tiến trước yêu cầu đổi mới, đầu tư phát triển ngành ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm, cụ thể: + Về số lượng: Đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên ngành còn thiếu nghiêm trọng. ở thời điểm năm 1998, lao động trong toàn Tổng công ty là 16.608 người; trong đó số cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên là 1.667 người (bằng 10%) chủ yếu phục vụ trong các khâu quản lý điều hành, công nhân bậc 5 trở lên là 2.835 người (chiếm 16,2%) chiếm tỷ lệ rất thấp so với yêu cầu đòi hỏi cấp bậc công việc, ngành nghề đặc biệt các nhà máy đã đầu tư cải tạo và được xây dựng trong thời gian tới. Đội ngũ công nhân kỹ thuật chủ yếu thông qua các hình thức đào tạo, kèm cặp tại chỗ, không có điều kiện tiếp cận, tiếp thu kiến thức công nghệ sản xuất, thiết bị mới ngay từ đầu. Do vậy, cứ theo cách đào tạo như hiện nay thì đến năm 2005, tình hình thiếu hụt công nhân kỹ thuật vẫn chưa khắc phục được. + Về chất lượng: Chất lượng và trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật sản xuất vận hành của cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề nhìn chung tuy đã đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh nhưng còn chưa tiến kịp với sự phát triển của công nghệ tiên tiến hiện đại. Số lượng cán bộ quản lý có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật chưa được đào tạo lại chiếm tỷ lệ khá lớn, năng lực chuyên môn cũng như khả năng quản lý còn hạn chế. + Biên chế lao động dôi dư nhiều so với trình độ công nghệ, thiết bị tiên tiến dẫn tới chi phí sản xuất tăng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới năng suất lao động của ngành xi măng Việt Nam hiện nay còn thấp hơn nhiều so với một số nước tiên tiến trên thế giới và khu vực mà năng suất lao động là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh cao hay thấp của doanh nghiệp, ngành. 1.5. Về hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp Sau một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với việc nỗ lực của các doanh nghiệp trong ngành và sự hỗ trợ của nhà nước, ngành công nghiệp sản xuất xi măng đã đạt được các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động tài chính đáng mừng. Được biểu hiện thông qua các kết quả sản xuất đã đạt được như : + Doanh thu. + Lợi nhuận thực hiện. + Nộp ngân sách hàng năm Biểu đồ 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành xi măng Việt Nam giai đoạn 1993 - 2000. Năm 100 tỷ đồng (Nguồn : Vụ Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.) Trong giai đoạn từ năm 1993 - 1995 doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách của các doanh nghiệp trong ngành tăng do nhu cầu xi măng trong giai đoạn này tăng rất nhanh. Còn trong giai đoạn từ 1996 - 2000, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách của các doanh nghiệp trong ngành đều giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ trong giai đoạn này giảm so với giai đoạn trước. Do chính sách bảo hộ của nhà nước đối với ngành xi măng trong giai đoạn qua rất mạnh mẽ, do đó kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành không phản ánh được tính cạnh tranh của sản phẩm cao hay thấp. Những kết quả đạt được là đáng mừng và nó tạo điều kiện để tái sản xuất mở rộng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, tâm lý ỷ lại trông chờ vào sự bảo hộ của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong ngành xi măng còn lớn, dẫn đến tính năng động, thích ứng của các doanh nghiệp trong ngành xi măng trong quá trình hội nhập còn hạn chế. Hiện nay, chiến lược của các doanh nghiệp trong ngành xi măng mới chỉ dựa các lợi thế sẵn có như lao động, tài nguyên, vị trí để tiêu thụ sản phẩm. Chưa tích cực trong việc cắt giảm chi phí bình quân và hợp lý hoá quy trình sản xuất. 1.6. Về cơ sở hạ tầng Đất nước đang trên đà phát triển, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Hệ thống cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Nhưng cho đến nay hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng của nước ta còn thấp kém. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành kinh tế nước ta và ngành công nghiệp xi măng cũng không ngoại lệ. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công nghiệp sản xuất xi măng hiện nay rất thấp kém, thể hiện ở chỗ: + Cảng biển Việt Nam hiện nay thường trong tình trạng xấu, mới chỉ có một vài bến nước sâu và nguồn nước rất nguy hiểm, do phù sa bồi đắp nhiều. Hiện nay vẫn chưa có dự án nào mới hoặc cải tạo lớn đối với cảng biển của Việt Nam. + Sử dụng hệ thống vận tải đường sông bị hạn chế do thiếu bãi dừng thường xuyên cũng như nạo vét đất bồi và thiếu nhiều những phương tiện thông tin, tín hiệu giúp cho việc qua lại thuận tiện. + Hệ thống đường bộ hẹp, thiếu hoặc không có hành lang bảo vệ, khả năng vận tải trên đường bộ giảm xuống do thiếu kỷ cương đối với nhiều người đi không đúng luật giao thông. + Mạng lưới đường sắt vẫn còn chưa tốt và sử dụng phức tạp do vẫn còn tồn tại hai khổ đường. + Hệ thống cung cấp điện hiện nay ở miền Bắc đáp ứng đủ nhu cầu đối với việc phát triển thêm các nhà máy với điều kiện thực hiện kế hoạch mở rộng công suất. Hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của công nghiệp xi măng, do đặc điểm của ngành này là phải vận chuyển khối lượng nguyên nhiên liệu đầu vào và khối lượng đầu ra lớn (Do nhà máy thường ở xa thị trường tiêu thụ). Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém sẽ làm cho chi phí vận chuyển tăng do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. 2. Xác định tính cạnh tranh của xi măng Việt Nam 2.1. Chi phí để sản xuất 1 tấn xi măng ở Việt Nam Nước ta có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành xi măng. Chi phí sản xuất của mỗi nhà máy có sự khác nhau. Tuy nhiên để tiện cho việc nghiên cứu đánh giá ta lấy một doanh nghiệp sản xuất xi măng có chất lượng cạnh tranh quốc tế và chi phí sản xuất được coi là mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong ngành. Đó là Công ty xi măng Bút Sơn - Là một công ty mới được đầu tư xây dựng với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Bảng 6: Tính giá thành cho một tấn xi măng bao tại nhà máy xi măng Bút Sơn năm 1997 A. Chi phí vật tư, nguyên nhiên liệu TT Tên vật tư, NVL ĐVT Đ.mức Hệ số Đơn giá T.tiền I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 CP 1 tấn Clinker Đá vôi Đá sét Đá si líc Xỉ Pi rit Than cám Dầu MFO Gạch Gr – Mg Gạch sa mốt Bột chịu nhiệt Điện năng CP 1 tấn xi măng Clinker Bi đạn, tấm lót Điện năng Dầu DO Thạch cao Xăng ô tô Dầu bôi trơn Mỡ máy Vỏ bao Phụ gia Cộng chi phí tấn tấn tấn tấn Kg Kg Kg Kg Kg Kwh Tấn Kg Kwh Kg Kg Kg Kg Kg Chiếc Kg Đồng 1,4 0,35 0,06 0,03 70 71 2 0,4 0,3 72 0,92 0,4 48 2 40 0,14 0,15 0,02 20,8 50 1.0 1,0 1,0 1,0 1,1 1,3 1,0 1,0 1,0 1,3 1,0 1,0 1,2 1,2 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 23.000 20.000 50.000 110.000 418 1.800 8.100 2.400 14.000 70.000 383.136 14.199 700 4.324 496 6050 15.000 12.000 3.500 160 32.200 7.000 3.000 3.300 32.186 166.141 6.200 960 4.200 60.486 352.485 5.648 40.320 9.514 19.844 847 2.550 240 72.800 8.000 511.943 B. Chi phí tiền lương (đồng/ tấn) 21.000 C. BHXH + KPCĐ + BHYT 958 D. Chi phí biên soạn quy trình quy phạm 185 E. Chi phí chuyên gia, phiên dịch 1.852 G. Chi phí khuyến mại, quảng cáo 15.000 H. Các chi phí chung 162.857 H.1. Lãi vay vốn lưu động 13.889 H.2. Lãi vay vốn đầu tư 131.687 H.3. Chi phí quản lý phục vụ 17.287 Giá thành phân xưởng xi măng bao 713.795 (Nguồn : Vụ Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.) Qua các chi phí cấu thành nên sản phẩm xi măng của nhà máy nêu trên, ta thấy: Thứ nhất, các định mức tiêu hao vật tư, nguyên nhiên liệu để sản xuất xi măng còn cao. Điều đó được thể hiện ở bảng sau: Bảng 7. Một số chỉ tiêu tiêu hao vật tư, nguyên nhiên liệu của nhà máy xi măng Bút Sơn so với thế giới năm 1997. Các chỉ tiêu Xi măng Bút Sơn Xi măng hiện đại thế giới Tiêu hao điện 110 KWh/ tấn 90 - 95 KWh/ tấn Tiêu hao gạch chịu lửa 1,2kg/tấn 0,6 - 0,8 kg/tấn Tiêu hao bi đạn nghiền 0,4 kg/ tấn 0,3 - 0,4 kg/ tấn (Nguồn: Vụ Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.) Thứ hai: Chi phí cho việc trả lãi vay vốn đầu tư quá lớn chiếm 18,45 % trong giá thành. Điều này đã làm cho giá thành sản phẩm của công ty cao. Với sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong ngành xi măng nói chung và công ty xi măng Bút Sơn nói riêng từ năm 1997 đến nay đã dùng nhiều biện pháp tiết kiệm chi phí để giảm giá thành. Kết quả đạt được là đến năm 1999 giá thành phân xưởng của công ty là 645.189 đồng/ tấn (giảm 10% so với 1997) và sẽ tiếp tục giảm vào những năm tiếp theo. Bảng 8: Giá thành toàn bộ và giá cả sản phẩm chủ yếu trung bình của Tổng công ty xi măng Việt nam giai đoạn 1997 - 1999. Đơn vị : đồng/tấn Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 1. Giá thành sản phẩm chỉ yếu (XM bao PC 30) 741.562 676.728 596.862 2. Giá cả sản phẩm chủ yếu ( XM bao PC 30 ) 900.000 883.000 843.000 (Nguồn : Vụ Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Qua bảng số liệu này ta thấy, khả năng giảm giá thành của xi măng bao PC 30 là rất lớn (mỗi năm giảm khoảng trên dưới 50.000đ/tấn). Đó là dấu hiệu đáng mừng để ngành xi măng Việt Nam có thể hội nhập thành công. Tuy nhiên để đánh giá được khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam một cách chính xác ta phải dùng quan hệ so sánh giữa các chi phí nên sản phẩm xi măng của nước ta với một số nước trong khu vực trên cơ sở loại bỏ những yếu tố bóp méo do chính sách can thiệp cuả Nhà nước. Qua đó mới đánh giá, phân tích khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam. Tuy nhiên, việc làm đó rất khó và phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều thông tin từ phía nhà cung cấp nước ngoài. Trong bài viết này tôi chỉ xác định khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam thông qua quan hệ so sánh giữa giá thành trung bình để sản xuất xi măng ở Việt Nam và giá thành dự toán (có cơ sở khoa học) của các nước trong khu vực trên cơ sở chất lượng sản phẩm tương đương để làm căn cứ để đề ra các biện pháp nhằm năng cao khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam. 2.2. Xác định tính cạnh tranh của xi măng Việt Nam. Đối với mọi sản phẩm cạnh tranh chủ yếu bằng giá cả và chất lượng. Đới với sản phẩm xi măng chất lượng được quy định theo tiêu chuẩn. Do đó mà người tiêu dùng quan tâm nhất vẵn là giá cả của hàng hoá trên thị trường. 2.2.1. Về chất lượng Đối với sản phẩm xi măng, chất lượng rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu xây dựng công trình lớn. Các chỉ tiêu quan trọng nhất mà người tiêu dùng quan tâm là: Bảng 9: Các chỉ tiêu quan nhất mà thị trường quan tâm: Tên chỉ tiêu Loại xi măng P.P ướt P.P Bán khô P.P Khô 1. Giới hạn bền nén N/mm2 không nhỏ hơn + sau 3 ngày + sau 28 ngày 2. Độ nghiền mịn - Phần còn lại trên sàn 0,08mm,% không nhỏ hơn - Bề mặt riêng cm2/g không nhỏ hơn 3. Thời gian bắt đầu và kết thúc đông kết - Bắt đầu (phút) không sớm hơn - Kết thúc (giờ) không muộn hơn 4. Độ ổn định thể tích (mm) không lớn hơn 5. Hàm lượng Anhydric sunfric 6.Hàm lượng mất khi nung % không lớn hơn 16 30 15 2.500 45 10 10 3,0 5,0 21 40 15 2.500 45 10 10 3,0 5,0 31 50 12 2800 45 10 10 3,0 5,0 (Nguồn : Vụ Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Trong những năm qua, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm xi măng sản xuất của các nhà máy ngày càng được năng cao. Một số chủng loại xi măng như: PC30, PC40, PC50 đã đạt tiêu chuẩn quốc tế (giá trị của con số 30, 40, 50 là cường độ nén nhỏ nhất của xi măng sau 28 ngày, tính theo N/m2 Hiện nay, ngành công nghiệp xi măng nước ta chỉ có khoảng 70% số nhà máy lò quay có công nghệ tiên tiến và khoảng 60% sản phẩm xi măng Việt Nam được đảm bảo chất lượng đủ sức cạnh tranh, đáp ứng được các tiêu chuẩn mà người tiêu dùng quan tâm. Còn khoảng 40% sản phẩm xi măng sản xuất ra chất lượng thấp, công nghệ lạc hậu. Như vậy, khi chính thức hội nhập thì ngành xi măng Việt Nam phải đối mặt với nhiều nhà cung cấp nước ngoài, sản phẩm của họ có chất lượng và giá cả hợp lý. Đặc biệt trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 các đối thủ cạnh tranh chủ yếu là Indonesia, Tháilan. Với 60% sản phẩm của ngành xi măng có chất lượng tốt có đủ sức cạnh tranh với xi măng ngoại nhập và bảo đảm đủ chất lượng để có thể xuất ra thị trường của các nước trong khu vực. Còn 40% sản phẩm của ngành xi măng có chất lượng thấp thì rất khó cạnh tranh về mặt chất lượng. Những sản phẩm có chất lượng thấp này chủ yếu là sản phẩm sản xuất từ các lò đứng của địa phương. Xi măng lò đứng chỉ có thể cạnh tranh dựa vào vị trí giao thông thuận tiện, khi hội nhập sản phẩm xi măng lò đứng thị phần có thể bị co lại và chỉ có thể đáp ứng khu vực ở xung quanh nhà máy, đối với những công trình xây dựng đơn giản. Sản phẩm xi măng có chất lượng thấp chiếm 40% tổng sản phẩm là quá lớn. Nếu không có những biện pháp năng cao khả năng canh tranh về chất lượng của sản phẩm xi măng nói chung và sản phẩm của xi măng lò đứng nói riêng, thì trong thời gian tới khi chính thức hội nhập có thể có nhiều nhà máy xi măng có chất kém phải giải thể. Do đó, để sản phẩm xi măng có thể cạnh tranh về chất lượng, ngoài việc giữ vững chất lượng xi măng còn phải dần năng cao chất lượng nhằm thoả mãn tốt nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng. 2.2.2. Về giá cả Theo Fafchams thì doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự sản phẩm của doanh nghiệp khác nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh. Đối với sản phẩm xi măng chất lượng tương đối đồng nhất do đó khả năng cạnh tranh của sản phẩm chủ yếu được biểu hiện qua giá thành của sản phẩm. Công nghiệp sản xuất xi măng mang tính chất liên ngành lớn nên khi tính toán giá thành phải tính đầy đủ các loại chi phí cho sản xuất xi măng nói chung bao gồm: Chi phí mua nguyên vật tư (nguyên nhiên vật liệu), chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương và bù giá chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí cho chuyên gia phục vụ sản xuất,chi phí phân xưởng và quản lý xí nghiệp. Vì do tính chất sản xuất xi măng đi đôi với tiêu thụ sản phẩm có lúc là thành phẩm (xi măng bao) nhưng tiêu thụ ngay từ khi bán thành phẩm ( như xi măng bột rót ngay từ silô từng phương tiện ) hoặc Clinker, vì thế việc hạch toán giá thành và phân bổ cho giá thành đúng, đủ, kịp thời là rất cần thiết. Để tiện cho việc nghiên cứu, đánh giá trong bài viết này tôi dùng giá thành toàn bộ để so sánh. Giá cả là giá biểu hiện trên thị trường, thông thường giá cả thường cao hơn giá thành tuy nhiên cũng có trường hợp giá cả thấp hơn giá thành, tuỳ vào quan hệ cung cầu trên thị trường và chính sách của doanh nghiệp. Xi măng cung cấp từ Tổng công ty xi măng do chính phủ quy định về khung giá. Giá được Văn phòng Thủ tướng định cho từng khu vực bán hàng trên cơ sở khuyến nghị của Uỷ ban Vật giá nhà nước. Khuyến nghị của Uỷ ban Vật giá nhà nước dựa trên tính toán đệ trình từ Tổng công ty. Tổng công ty xi măng Việt Nam tính toán giá cho từng nhà máy, khu vực bán hàng bất cứ khi nào thị trường đòi hỏi, bao gồm: + Giá thành sản phẩm. + Giá khấu hao. + Chi phí vận hành. + Thuế thu nhập. + Lợi nhuận nhà máy. + Chi phí vận chuyển đến các kho, chi nhánh và chi phí kho chứa. + Thuế bán hàng. Trên cơ sở này Văn phòng thủ tướng có thể định giá trần tại 5 thành phố lớn: Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần thơ. Dựa vào đó Tổng công ty xi măng Việt Nam quy định giá bán buôn và giá bán lẻ không được vượt quá giá trần đã được phê duyệt. a)Xác định giá thành toàn bộ trung bình của xi măng Việt Nam Vấn đề cơ bản để đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành xi măng Việt Nam là phải xác định được giá thành toàn bộ trung bình của các nhà máy thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Tuy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0004.doc
Tài liệu liên quan