Đề tài Những giải pháp hoàn thiện và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội

MỤC LỤC

Trang

Phần i: Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội 1

I. khái niệm và bản chất của bảo hiểm xã hội. 1

II. Đối tượng bảo hiểm xã hội và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội 5

III. Chức năng của bảo hiểm xã 6

1. Đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động 6

2. Phân phối và phối lại thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội 7

3. Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội 7

4. Phát huy tiềm năng và gắn bó lợi ích giữa người lao động, người sử dụng lao động và với xã hội 8

IV.Những quan điểm và nguyên tắc cơ bản về bảo hiểm xã hội 8

V- Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội. 12

1. Khái niệm chính sách bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm xã hội. 12

2. Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội. 13

 

Phần II: Tình hình thực hiện các chế độ BHXH ở Việt Nam 19

I- Một vài nét về BHXH ở Việt Nam. 19

1. Thời kỳ từ năm 1961 trở về trước. 19

2. Thời kỳ từ năm 1961 đến năm 1995. 20

3. Thời kỳ từ năm 1995 đến nay. 24

II- Tình hình thực hiện các chế độ BHXH. 30

1. Những kết quả chung. 30

2. Tình hình thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn. 32

3. Tình hình thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn. 33

III- Một số tồn tại và bất cập khi thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội. 34

1. Vấn đề về chế độ bảo hiểm xã hội. 35

2. Thực hiện các chế độ BHXH chưa nghiêm túc. 36

 

Phần III- Những giải pháp hoàn thiện và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội. 39

I- Hoàn thiện các chế độ bảo hiểm xã hội. 39

1. Cơ sở lý thuyết để hoàn thiện các chế độ bảo hiểm xã hội 39

2. Giải pháp hoàn thiện các chế độ BHXH. 42

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp hoàn thiện và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảnh hết sức khó khăn như vậy, Đảng và Chính phủ vẫn quan tâm đến công tác thực hiện các chế độ chính sách BHXH. Khởi đầu của chính sách BHXH là sắc lệnh số 54/SL ngày 3/11/1945 ấn định điều kiện cho công chức hưởng chế độ hưu trí, chủ yếu áp dụng cho nhân sỹ, trí thức, cán bộ cách mạng đã làm việc được 30 năm và đến tuổi 55. Tiếp đến là Sắc lệnh số 105/52 ngày 14/6/1946 ổn định mức trợ cấp hưu bổng cho công chức. Cũng tại sắc lệnh này, Chính phủ cũng đã quy định mức đóng góp của công chức và Nhà nước vào quỹ hưu là 10% tiền lương. Sau đó Chính phủ đã ban hành một loạt các Sắc lệnh: Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947; Sắc lệnh số 70/SL ngày 20/5/1950; Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hưu trí cho công nhân viên chức Nhà nước. Đặc điểm thời kỳ này là các cơ quan quản lý sử dụng cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, đồng thời là cơ quan thực hiện các chế độ BHXH. Có thể đây là thời kỳ manh nha về BHXH của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Trong giai đoạn này chính sách BHXH được thực hiện đã thực sự là nguồn động viên cổ vũ công nhân viên chức yên tâm phấn khởi lao động sản xuất, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Tuy nhiên,, chính sách BHXH cũng bộc lộ nhiều nhược điểm không phù hợp. - Đối tượng tham gia còn hạn hẹp, người được hưởng chế độ BHXH chỉ có cán bộ công nhân viên chức, chưa mở rộng đến các đối tượng người lao động khác đã làm mất đi tính tích cực, ưu việt của chủ nghĩa xã hội đối với người lao động, chưa xác lập được sự công bằng giữa những người lao động trong việc thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi về BHXH. - Việc thực hiện các chính sách BHXH còn phân tán không có hiệu quả, vì thế nó chưa thực sự trở thành chính sách xã hội lớn. 2. Thời kỳ từ năm 1961 đến năm 1995. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 3 (năm 1960): xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam, Quốc hội và Chính phủ đã khẩn trương thực hiện đề án xây dựng Điều lệ về các chế độ BHXH và tổ chức quản lý công tác BHXH. Ngày 14/12/1961 Uỷ ban thường vụ quốc hội ra Nghị quyết phê chuẩn việc Hội đồng Chính phủ quy định và ban bố "Điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước". Hội đồng Chính phủ sẽ thoả thuận với Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) về việc quản lý quỹ BHXH của Nhà nước và quản lý các sự nghiệp BHXH. Ngày 27/12/1961 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 218 kèm theo điều lệ tạm thời về BHXH, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/1962. Điều lệ về BHXH quy định áp dụng đối với tất cả những người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và các đơn vị sản xuất thuộc khu vực Nhà nước, bao gồm cả công nhân viên chức thuộc các tổ chức Đảng, đoàn thể. Từ Nghị định trên, các chế độ BHXH được quy định riêng và hình thành tổ chức chuyên trách độc lập để quản lý và thực hiện các chế độ BHXH trong hệ thống Tổng công đoàn Việt Nam. Phương tiện vật chất đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức là công đoàn tổ chức thu 4,7% so với tổng quỹ lương của các cơ quan, xí nghiệp, nông - lâm trường, bệnh viện, trường học.. từ tháng 1/1962 đến tháng 8/1964 để chi trả 6 chế độ: - Chế độ ốm đau. - Chế độ thai sản. - Chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. - Chế độ hưu trí. - Chế độ mức sức lao động - Chế độ tử tuất. Ngày 20/3/1962, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 31/CP về việc điều chỉnh một số nhiệm vụ và quản lý và thực hiện các chế độ BHXH giữa Bộ nội vụ, Bộ Lao động, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tê và Tổng công đoàn Việt Nam. Ngày 23/3/1962, hội đồng Chính phủ ra tiếp Nghị định số 39/CP về quy định nội dung thu và chi quỹ BHXH của Nhà nước, phù hợp với nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 31/CP. Bộ Lao động, Bộ Nội vụ được giao thực hiện các chế độ BHXH như: hưu trí, mất sức lao động, tử tuất và quản lý thu quỹ BHXH 1% so với tổng quỹ lương của cơ quan xí nghiệp; Tổng công đoàn thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và quản lý thu quỹ BHXH 3,7% so với tổng quỹ lương của công nhân viên chức Nhà nước. Thực hiện hai Nghị định trên, các tổ chức BHXH ở các bộ có liên quan được hình thành, riêng tổ chức BHXH của Tổng công đoàn được giữ nguyên nhưng thu gọn lại do chỉ còn thực hiện 3 chế độ, có lúc Tổng công đoàn đã nhập ban BHXH vào Ban tài chính (1968-1973). Việc bàn giao nhiệm vụ, hồ sơ đối tượng và quỹ giữa Tổng công đoàn với tổ chức BHXH các bộ đến tháng 8/1964 mới xong. Do thay đổi tổ chức của các bộ, nên quản lý và thực hiện các chế độ BHXH đã chuyển giao từ Bộ Nội vụ sang Bộ Lao động; Bộ Lao động sang Bộ Thương binh xã hội, rồi lại nhập về Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. Tháng 5/1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, chính sách BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước. Nhìn lại chặng đường hơn 30 năm từ 1962-1993, chính sách BHXH đã đạt được những thành tựu to lớn và đã thực sự trở thành sự bảo vệ của Nhà nước và xã hội đối với công nhân viên chức và quân nhân yên tâm, phấn khởi lao động sản xuất và chiến đấu góp phần giải phóng và xây dựng đất nước. BHXH còn góp phần giải quyết hậu quả chiến tranh, hàng vạn cán bộ, viên chức, quân nhân bị giảm sút sức khoẻ đã nghỉ việc hưởng chế độ đã được đãi ngộ, ổn định cuộc sống. BHXH đã khẳng định quyền lợi thiết yếu của cán bộ, viên chức, quân nhân trong suốt quá trình làm việc và nghỉ hưu khi tuổi cao sức yếu, chỉ tính đến đầu năm 1993, chính sách BHXH đã đảm bảo trợ cấp cho hơn 6 triệu lượt người hưởng trợ cấp thai sản, hơn 2 tỷ ngày nghỉ ốm, hơn 3 vạn người hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, gần 60 vạn người hưởng trợ cấp mất sức lao động, 1,5 triệu người hưởng lương hưu trong đó có 16 vạn tướng lĩnh sĩ quan quân đội,công an; 30 vạn người hưởng tiền tuất hàng tháng, hàng chục vạn lượt người được hưởng chế độ nghỉ ngơi dưỡng sức. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, chính sách BHXH cũng dần bộc lộ những nhược điểm, đặc biệt là từ khi Nhà nước đổi mới nền kinh tế - xã hội, đó là: Thứ nhất, chỉ thực hiện BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước nên rất hạn chế việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, bởi vì việc di chuyển lao động từ khu vực kinh tế Nhà nước ra khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hoặc ngược lại rất khó thực hiện. Đồng thời không tạo sự bình đẳng trong việc thực hiện quyền làm việc và quyền được hưởng phúc lợi xã hội giữa những người lao động trong các thành phần kinh tế. Thứ hai, không quy định rõ mối quan hệ giữa đóng góp và hưởng thụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh không được làm rõ, tất cả đều thu qua ngân sách Nhà nước, nghĩa vụ người lao động bị lãng quên và BHXH được coi là món quà Nhà nước tặng cho công nhân viên chức. Do đó, thu không đủ chi ngày càng trầm trọng, ngân sách Nhà nước phải cấp bù ngày càng lớn. Cụ thể, nguồn thu do ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý số thu năm 1985 chỉ đạt 3,03% so với số chi, ngân sách Nhà nước phải cấp bù tới 96,97%. Để khắc phục sự thiếu hụt nguồn quỹ BHXH, tháng 10/1986 Chính phủ đã quyết định nâng tỷ lệ nguồn thu quỹ do ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý lên 10% và nguồn thu do tổng công đoàn quản lý lên 5% so với tổng quỹ lương. Song tình trạng thu không đủ chi, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh vẫn không trích nộp BHXH đúng quy định. Nên năm 1987 số thu do ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý chỉ đạt 2,34% so với số chi. Từ năm 1988 đến năm 1994 số thu BHXH mới nhích dần từ 12% đến hơn 30% so với số chi. Việc thu không đủ chi đã dẫn đến tình trạng kinh phí luôn luôn vị thiếu hụt, bị chậm, đôi khi trở nên gay gắt ảnh hưởng đến đời sống của đối tượng hưởng BHXH. Thứ ba, việc tổ chức quản lý thực hiện chính sách bị phân tán, phần chi về BHXH có bộ phận dư thừa không thể điều tiết sang bộ phận thiếu được. Quá trình quản lý đan xen với các lĩnh vực ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội nên việc giải quyết chế độ nhiều khi bị chồng chéo, kém hiệu quả. Hoạt động của tổ chức BHXH bị cứng nhắc, hành chính hoá, gây nhiều phiền hà cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Để chính sách BHXH phù hợp với sự đổi mới nền kinh tế - xã hội và khắc phục những nhược điểm trên. Đảng và Nhà nước đã có chủ trương đổi mới chính sách BHXH, chủ trương được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992 là: "Nhà nước thực hiện BHXH đối với công chức Nhà nước và người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động". Ngày 22/6/1993, Chính phủ ra Nghị định 43/CP quy định tạm thời chế độ BHXH thay cho Nghị định 218/CP. Nội dung Nghị định đã bao hàm những cải cách lớn về BHXH, làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp xây dựng quỹ của người sử dụng lao động và người lao động; các chế độ BHXH chỉ còn lại 5 chế độ (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất), chế độ mất sức lao động được đưa vào hưu trí hưởng tỷ lệ thấp hay trợ cấp một lần. Sau một năm, ngày 23/6/1994, tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khoá IX đã thông qua bộ luật lao động có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1995, trong đó có chương 12 về BHXH. Đây là một chấm phá, cải cách các chế độ BHXH và tổ chức quản lý thu - chi, thực hiện các chế độ BHXH. Thi hành luật lao động về BHXH, chính phủ đã ra Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 ban hành điều lệ BHXH và Nghị định 19/CP ngày 16/2/1995 về việc thành lập BHXH Việt Nam. 3. Thời kỳ từ năm 1995 đến nay. Với việc Chính phủ ban hành các nghị địh 12/CP ngày 26/2/1995, ban hành điều lệ BHXH và Nghị định 19/CP ngày 16/2/1995 về việc thành lập BHXH Việt Nam đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp BHXH Việt Nam. Nội dung của việc đổi mpí chính sách BHXH góp phần thực hiện các mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra, góp phần thực hiện công bằng và sự tiến bộ xã hội, góp phần làm lành mạnh hoá thị trường lao động và góp phần nào đó đáp ứng được sự mong mỏi của đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế của cả nước. Nội dung cơ bản của chế độ chính sách BHXH mới: 3.1. Đối tượng tham gia BHXH. Điều lệ BHXH quy định các đối tượng sau phải áp dụng các chế độ BHXH. - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước. - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên. - Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. - Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể. - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang. - Người giữ chức vụ dân cử, bẩu cử làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể từ trung ương đến cấp huyện. - Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ trung ương đến cấp huyện. - Ngoài ra, Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1999 của Chính phủ quy định việc tham gia BHXH đối với các cán bộ xã, phường, thị trán. Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng ở nước ngoài mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc. Với đối tượng đã được quy định như ở trên, tính đến năm 2000 cả nước có khoảng 4,2 triệu lao động tham gia BHXH. 3.2. Các chế độ BHXH. Theo điều 2 của điều lệ BHXH Việt Nam, BHXH nước ta hiện nay thực hiện 5 chế độ. - Chế độ trợ cấp ốm đau: chế độ này giúp cho người lao động có được khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất do không làm việc khi bị ốm đau. - Chế độ trợ cấp thai sản: chế độ này giúp cho lao động nữ có được khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập bị mất do không làm việc vì sinh sản, đồng thời quy định thời gian nghỉ có tính đến yếu tố điều kiện, môi trường lao động nhằm đảm bảo sức khoẻ cho sản phụ thuộc các nhóm lao động khác nhau. - Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: góp phần đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động không may bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với các trường hợp xảy ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. - Chế độ hưu trí: đây là chế độ nhằm cung cấp một khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập khong được nhận nữa từ nghề nghiệp do nghỉ hưu. - Chế độ tử tuất: chế độ này đã giúp cho thân nhân người chết có được khoản trợ cấp bù đắp một phần thiếu hụt thu nhập của gia đình do người lao động bị chết. Nội dung cơ bản của 5 chế độ nêu trên được quy định thống nhất trong chương II của Điều lệ BHXH. 3.3. Quỹ bảo hiểm xã hội. Theo điều lệ BHXH hiện hành, quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau đây: - Người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị; trong đó 10% để chi các chế độ hưu trí, tử tuất, 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Người lao động đóng 5% tiền lương tháng để chi cho các chế độ hưu trí và tử tuất. - Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động. - Các nguồn khác. Hàng tháng, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH gồm lương theo ngành bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ, thâm niên, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Hàng tháng, Bộ Tài chính trích từ ngân sách Nhà nước số tiền chuyển vào quỹ BHXH đủ chi các chế độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, bảo hiểm y tế của những người đang hưởng BHXH trước ngày thi hành điều lệ này và hỗ trợ để chi lương hưu cho người lao động thuộc khu vực Nhà nước về hưu kể từ ngày thi hành điều lệ này. Việc tổ chức thu BHXH do tổ chức BHXH Việt Nam thực hiện. Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Quỹ BHXH được sử dụng để chi cho 5 chế độ mà điều lệ BHXH đã qui định. Đồng thời được sử dụng để chi phí cho sự cho sự nghiệp BHXH ở các cấp, các ngành. Phần quĩ nhàn rỗi được phép đầu tư để bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo qui định của Chính phủ. 3.4. Tổ chức và quản lý bảo hiểm xã hội. Theo Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ, hệ thống BHXH Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống lao động - thương binh xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quĩ BHXH và thực hiện các chế độ chính sách BHXH theo luật pháp Nhà nước. Theo nghị định này BHXH Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Tổ chức việc thu BHXH theo qui định của Chính phủ. - quản lý quĩ BHXH và tổ chức chi trả cho người lao động tham gia BHXH và các khoản trợ cấp BHXH đầy đủ thuận tiện và đúng thời hạn. - Có quyền từ chối việc chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng được hưởng BHXH khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi man trá làm giả hồ sơ tài liệu, đồng thời ra văn bản thông báo việc từ chối chi trả đó cho đương sự, cơ quan sử dụng lao động và cơ quan pháp luật. - Bồi thường mọi khoản thu, chi sai các qui định của Nhà nước về BHXH cho các đối tượng tham gia và chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án, biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng quĩ theo qui định của Chính phủ. - Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về mức chi phí quản lý, định mức lệ phí thu - chi quĩ BHXH và các qui định khác có liên quan đến hoạt động BHXH và tổ chức thực hiện. - Kiến nghị với Chính phủ và cơ quan Nhà nước có liên quan việc sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách BHXH phù hợp với tình hình của đất nước trong từng giai đoạn. - Tổ chức thực hiện công tác thống kê, hạch toán, kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ thu, chi BHXH và kiểm tra thực hiện và tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền giải thích các chế độ chính sách về BHXH. - Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu - chi BHXH. - Giải quyết kịp thời các khiếu nại của người tham gia BHXH về việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH. - Thực hiện việc hợp tác quốc tế về sự nghiệp BHXH theo qui didnhj của Chính phủ. - Quản lý tổ chức, viên chức và cơ sở vật chất của BHXH Việt Nam theo qui định của Nhà nước. BHXH Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - thương binh xã hội, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, sự giám sát của tổ chức công đoàn. Hội đồng quản lý là cơ quan quản lý cao nhất của BHXH Việt Nam, Hội đồng quản lý và giám sát kiểm tra việc thu - chi, quản lý quĩ, quyết định các biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng quĩ BHXH, thẩm tra quyết toán và thông qua dự toán hàng năm; kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan bổ sung sửa đổi các chế độ chính sách BHXH; giải quyết các khiếu nại của người tham gia BHXH; đề xuất việc bổ nhiệm miễn nhiệm Tổng Giám đốc, các phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Thành viên của hội đồng quản lý bao gồm: đại diện có thẩm quyền của Bộ Lao động - Thương bình xã hội, Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Hội đồng quản lý có 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và các thành viên do thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm. Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương có cơ cấu như sau: - ở Trung ương: BHXH Việt Nam - BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. BHXH Việt Nam do Tổng Giám đốc trực tiếp quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng, giúp việc Tổng Giám đốc có các phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam. Sơ đồ hệ thống tổ chức BHXH Việt Nam Thủ tướng Chính phủ Hội đồng quản lý Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Các phòng ban nghiệp vụ BHXH BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương BHXH quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Sơ đồ quản lý BHXH Người sử dụng lao động góp 15% Người lao động góp 5% Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm Thu khác Thu khác từ các dự án phát triển Cơ quan BHXH Tài sản đầu tư các dự án Chi trả trợ cấp Chi phí quản lý Chi đầu tư các dự án Trợ cấp ngắn hạn - ốm đau - Thai sản - Tai nạn lao động trợ cấ 1 lần Trợ cấp dài hạn - Hưu trí - Tử tuất - Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng Với việc hình thành hệ thống BHXH Việt Nam thống nhất từ Trung ương đến quận, huyện, việc thực hiện các nhiệm vụ thu BHXH, chi trả cho đối tượng quản lý đối tượng tham gia hưởng chế độ và xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH đã được tập trung vào một đầu mối bảo đảm thực hiện các chế độ BHXH và quản lý quĩ BHXH thống nhất trong cả nước, bảo đảm cho việc quản lý BHXH đến từng đơn vị tham gia BHXH, đến từng người tham gia và hưởng chế độ BHXH; quản lý và theo dõi mức đóng, mức hưởng thường kỳ hàng tháng với từng người. Thực hiện cấp sổ BHXH cho từng người tham gia BHXH để theo dõi mức đóng, thời gian đóng làm căn cứ hưởng các chế độ BHXH. II- Tình hình thực hiện các chế độ BHXH. 1. Những kết quả chung. Trong những năm qua, mặc dù ngành BHXH còn rất nhiều khó khăn như điều kiện vật chất, điều kiện làm việc vẫn còn thiếu thốn, công việc rất mới mẻ… song ý thức được việc thực hiện tốt của chế độ, chính sách BHXH đối với người lao động là đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động theo qui định của pháp luật, mặt khác là nhiệm vụ hàng ngày, là trách nhiệm của cơ quan BHXH. Vì vậy kết quả thực hiện các chế độ BHXH đạt được là rất đáng khích lệ nó đã chứng minh được việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH theo sự đổi mới về kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng và thực sự phát huy tác dụng góp phần ổn định cuộc sống cho hàng triệu người lao động đồng thời góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới. Kết quả thực hiện của chế độ BHXH trong những năm qua như sau: - Trong 5 năm 1995 - 1999, BHXH các tỉnh, thành phố đã chi trả đầy đủ, kịp thời và an toàn 24.076.089 triệu đồng. Trong đó chi từ ngân sách Nhà nước cho các đối tượng hưởng trợ cấp và hưu trí hàng tháng trước ngày 1/1/1995 là: 20.838.016 triệu đồng, chi từ quĩ BHXH là 3.238.073 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi năm còn chi trả khoảng 200 tỷ đồng cho hàng triệu lượt người hưởng các chế độ ốm đau, thai sản. BHXH Việt Nam cũng đã tiếp nhận và giải quyết cho 161.888 người hưởng chế độ dài hạn và 247.943 người hưởng trợ cấp một lần. Nhìn chung công tác xét duyệt các chế độ BHXH được bảo đảm kịp thời, chặt chẽ, đúng chế độ qui định, luôn tạo thuận lợi cho người lao động và các đơn vị sử dụng lao động. - NĂm 2000, BHXH Việt Nam chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng 7.566.427 triệu đồng an toàn và kịp thời đúng chế độ trong đó có khoảng trên 1 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau với số tiền trên 76 tỷ đồng và 118.914 người được hưởng chế độ thai sản với số tiền trên 200 tỷ, đồng thời giải quyết chế độ cho 54.335 người hưởng BHXH thường xuyên tăng 17% so với năm 1999. - 6 tháng đầu năm 2001, BHXH Việt Nam đã chi trả an toàn, chu đáo 4.708 tỷ đồng cho 1,8 triệu đối tượng hưởng BHXH hàng tháng và trên 30 vạn lượt người hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn trong đó kinh phí do ngân sách Nhà nước đảm bảo là trên 3.707 tỷ đồng và kinh phí do quĩ BHXH đảm bảo là 1.001 tỷ đồng. Qua những con số trên cho ta thấy bình quân số tiền chi trả lương hưu và các loại trợ cấp của BHXH Việt Nam cho các đối tượng là khoảng 6.000 tỷ đồng/năm. con số này là rất lớn và vẫn còn tiếp tục tăng lên hàng năm. 2. Tình hình thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn. Tổ chức chi trả các chế độ trợ cấp ngắn hạn bao gồm: - Chế độ trợ cấp tiền lương khi nghỉ ốm đau - Chế độ trợ cấp tiền lương khi nghỉ sinh con (thai sản) - Chế độ trợ cấp khi bị suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp gây ra. Đây là ba nội dung chi trả cho người lao động đang tham gia đóng BHXH. Việc chi trả trợ cấp cho 3 chế độ trên phải thể hiện sự công bằng, công khai, an toàn, kịp thời, đúng nguyên tắc có đóng BHXH mới được hưởng quyền lợi về BHXH theo qui định của pháp luật nhằm giữ vững mối quan hệ ba bên: người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan BHXH, từ đó đẩy mạnh hoạt động thu BHXH không xâm hại đến quyền lợi của người lao động BHXH quận, huyện trực tiếp tổ chức thực hiện chi trả chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản theo cơ quan, đơn vị sử dụng lao động trên cơ sở hồ sơ chứng từ nghỉ ốm, nghỉ thai sản của từng người đã được qui định. Cán bộ BHXH quận huyện được phân công theo dõi cơ quan đơn vị sử dụng lao động nào có nhiệm vụ đối chiếu kết quả đóng BHXH, hướng dẫn ghi sổ BHXH và đối chiếu chứng từ nghỉ ốm, nghỉ thai sản để thực hiện chi trả căn cứ vào thời điểm đóng BHXH củ từng đơn vị cơ quan đó để thanh toán trợ cấp trước một tháng thay cho việc tạm ứng tiền trước, giảm phiền hà cho đơn vị sử dụng lao động trong việc quyết toán sau này. Việc chi trả được thực hiện theo 2 phương thức: chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho người lao động có chứng từ nghỉ ốm đau, thai sản hoặc chi trả bằng chuyển khoản thông qua đơn vị sử dụng lao động nếu thực tế đơn vị đã ứng tiền chi trả cho người lao động. Riêng trường hợp nghỉ sinh con, nghỉ ốm dài ngày và hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, BHXH quận huyện có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở lập hồ sơ chuyển lên BHXH tỉnh, thành phố xem xét giải quyết. Nếu đối tượng hưởng trợ cấp 1 lần (mức suy giảm khả năng lao động dưới 31%), BHXH tỉnh, thành phố trực tiếp chi trả cho người bị tan nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Từ những qui định củ BHXH Việt Nam, trong những năm qua (1995 - 1999) các cơ quan BHXH trên cả nước đã giải quyết và chi trả cho hơn 3 triệu lượt người nghỉ ốm, 7 vạn người hưởng chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hơn 30 vạn người nghỉ thai sản với số tiền bình quân trên 200 tỷ đồng một năm. Riêng năm 2000 đã giải quyết cho khoảng trên 1 triệu lượt người hưởng các chế độ ốm đau với số tiền trên 76 tỷ đồng và 118.914 người được hưởng chế độ thai sản với số tiền trên 200 tỷ đồng. 3. Tình hình thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn. Về chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng bao gồm: - Lương hưu - Trợ cấp mất sức lao động - Trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên). - Trợ cấp tử tuất - Trợ cấp người nuôi dưỡng. Việc chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng do BHXH quận, huyện trực tiếp thực hiện theo địa bàn dân cư phường, xã; cụm, xóm, tổ dân phố… Danh sách đối tượng được hưởng do BHXH tỉnh, thành phố chuyển về cùng với nguồn kinh phí chi trả hàng tháng do điều chỉnh tăng, giảm theo danh sách quận, huyện đã báo lên. Mỗi xã phường lập ra một ban chi trả có nhiệm vụ chi trả lương hưu, trợ cấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35194.doc
Tài liệu liên quan