Đề tài Những giải pháp khắc phục khuyết tật và phát huy mặt tích cực của kinh tế hàng hóa ở nước ta

Cũng như những nền kinh tế khác trên thế giới vận hành dưới sự chi phối của cơ chế thị trường, nền kinh tế Việt Nam cũng có những khuyết tật không nhỏ.

Thứ nhất, do nền kinh tế Việt Nam không bao giờ là hoàn hảo nên dẽ nảy sinh những vấn đề làm cho cơ chế thị trường kém hiệu quả. Như còn độc quyền điện, nước, giao thông, bưu chính . Đó là hậu quả của chiến tranh và bao cấp mà chúng ta cần khắc phục để cuộc sống của nhân dân được dễ dàng.

Thứ hai, trong thời kì đổi mới và hội nhập các doanh nghiệp phát triển nhanh và nhiều cả về số lượng cũng như quy mô. Khiến cho việc quản lý hết sức khó khăn. Các doanh nghiệp chay theo lợi ích trước mắt mà có thể lam dụng tài nguyên thiên nhiên và những nguồn lực khan hiếm của xã gây những hậu quả hết sức nguy hại cho xã hội. Ví dụ như vì lợi nhuận mà các doanh nghiệp đã nhập khẩu hàng trăm tấn rác được về cảng Sài Gòn. Đây là vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội vào đầu năm 2004.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17085 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp khắc phục khuyết tật và phát huy mặt tích cực của kinh tế hàng hóa ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị trường dần dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, sự phân cực của của cải, tác động xấu đến đạo đức và tình người. Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng không tự động mang lại nhưng giá trị chân, thiện, mỹ mà xã hội vươn tới. Cũng tại ở Mỹ, một đất nước vô cùng phát triển về cả kinh tế lẫn khoa học, nhưng lại có hàng loạt những sự kiện mà sinh viên, học sinh, vì quá căng thẳng với cuộc sống cong nghiêp tai nước mình, mà cầm súng xả vào bạn bè thầy cô ngay trong trường mình, rồi cuối cùng tự sát. Thứ tư, một nền kinh tế do cơ chế thị trường thuần túy điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ và thất nghiệp. Người ta nhận thấy rằng, một nền kinh tế thị trường hiện đại đứng trước một khó khăn nan giải của kinh tế vĩ mô: không một nước nào trong một thời gian giài lại duy trì được một mức lạm phát thấp và đày đủ công ăn việc làm. [2,trg112-113] Đó là những khuyết tật mà bất cứ một nền kinh tế nào hoạt động dưới sụ điều tiết cua cơ chế thị trường đều gặp phải. 1.3 Bài học kinh nghiệm của các nước, mà tiêu biểu là Trung Quốc trong việc khắc phục những khuyết tật của kinh tế hàng hóa. Có rất nhiều nét tương đồng với Viêt Nam trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, những gì Trung Quốc đã làm rất có giá trị đối với chúng ta: Thứ nhất, quyết tâm cải cách, đổi mới trong đường lối và thực hiện. Hội nghị trung ương 3 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (1978) đã đề ra quyết sách chiến lược là chuyển từ tình trạng kinh tế bị kìm hãm do mặt trái của cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cải cách, mở cửa bằng thể chế kinh tế định hướng thị trường. Đại hội XVI (2002) đề ra phải "kiên trì lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, không ngừng giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội". Đại hội xác định: "Nhiệm vụ chủ yếu của xây dựng và cải cách kinh tế trong 20 năm đầu của thế kỷ này là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy điều chỉnh chiến lược kết cấu kinh tế, cơ bản thực hiện công nghiệp hóa, đẩy mạnh tin học hóa, xây dựng nhanh hiện đại hóa, duy trì kinh tế quốc dân phát triển nhanh, lành mạnh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân". Thứ hai, những biện pháp xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường. Tuy thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã được xác định, nhưng nó còn phải tiếp tục được hoàn thiện. Những thể chế mà Đảng đề ra và tổ chức thực hiện là tiến hành cải cách kinh tế ở nông thôn; đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp quốc hữu theo phương châm "ưu thắng kém thải"; chuyển biến chức năng quản lý kinh tế của chính quyền, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các xí nghiệp; phát triển hệ thống thị trường; kiện toàn hệ thống điều hành vĩ mô; tăng cường chế độ pháp luật của kinh tế thị trường; cải cách về tài chính, thuế, tiền tệ, ngoại thương, ngoại hối, đầu tư, giá cả; thực hiện các chính sách xã hội và việc làm. Thứ ba, về chế độ phân phối. Trong công cuộc cải cách mở cửa, Trung Quốc đi sâu thực hiện cải cách chế độ phân phối, căn cứ vào yếu tố sản xuất và yếu tố cống hiến để định ra các hình thức phân phối cho phù hợp, trong đó lấy phân phối theo lao động làm chủ thể, tức "ưu tiên hiệu suất" nhưng cũng "tính đến công bằng"; tăng cường chức năng điều tiết của chính quyền đối với việc phân phối. Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc thực hiện các chính sách xã hội và công bằng xã hội. Thứ tư, về thị trường Lý luận về thị trường đóng vai trò cơ sở trong việc phân bố tài nguyên (hiểu theo nghĩa rộng). Trung Quốc xem đây là bản chất của cuộc cải cách thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Tăng nhanh tốc độ phát triển thị trường sản xuất và thị trường tiêu thụ trở thành nhiệm vụ trọng điểm. Quy phạm hóa trật tự thị trường; từng bước hình thành hệ thống thị trường lớn, thống nhất trong phạm vi cả nước sẽ làm cho các yếu tố sản xuất có thể lưu thông tự do trên thị trường. Tấn công mạnh vào các hiện tượng làm giả, mạo danh và các hành vi xâm phạm quyền lợi chính đáng; xây dựng và kiện toàn kinh tế chữ "tín" và kinh tế pháp chế thị trường; kết hợp đúng đắn giữa đức trị và pháp trị. Hệ thống điều hành vĩ mô chủ yếu áp dụng biện pháp kinh tế và pháp luật. Kinh tế thị trường đòi hỏi cạnh tranh công bằng, bất luận kinh tế công hữu hay kinh tế phi công hữu đều không được hưởng bất cứ một đặc quyền nào. Thứ năm, vấn đề chủ thể và chủ đạo trong kinh tế thị trường Trung Quốc lấy chế độ công hữu làm chủ thể, coi đó là chế độ kinh tế cơ bản. Không có chế độ công hữu thì không có chủ nghĩa xã hội, nhưng không có kinh tế phi công hữu thì không có kinh tế thị trường. Từ khi cải cách, mở cửa đến nay, kết cấu chế độ sở hữu ở Trung Quốc có sự chuyển biến lớn. Không nên hiểu quan điểm lấy chế độ công hữu làm chủ thể một cách giản đơn là lấy kinh tế quốc hữu hay chế độ công hữu truyền thống "nhất đại, nhì công, tam thuần" (tức: một - quy mô lớn, hai - công hữu hóa toàn bộ, ba - thuần túy chủ nghĩa xã hội) làm chủ thể. Chế độ công hữu làm chủ thể chủ yếu thể hiện ở chỗ tài sản công hữu chiếm ưu thế trong toàn bộ tài sản xã hội, và, sức khống chế, địa vị chủ thể của kinh tế quốc hữu đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, các loại hình kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau hoàn toàn có thể phát huy ưu thế của mình, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong cạnh tranh thị trường, thực hiện "dân làm, dân doanh, dân có, dân hưởng". Thứ sáu, phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hóa, xã hội; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách, đổi mới, ổn định và phát triển. Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa liên quan chặt chẽ đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực hiện tốt vấn đề này tức cũng là thực hiện sự đổi mới xã hội sâu sắc. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định theo nguyên tắc "cải cách là động lực, phát triển là mục đích, ổn định là tiền đề". Đó là "ba quân cờ chiến lược gắn bó khăng khít với nhau trên bàn cờ xây dựng hiện đại hóa của Trung Quốc". Thứ bảy, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. Trung Quốc coi việc mở cửa với bên ngoài là một quốc sách cơ bản lâu dài, là con đường tất yếu trong tiến trình đẩy nhanh hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Để xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa thì phải kiên trì mở cửa với bên ngoài. Cục diện mở cửa với bên ngoài đa phương hóa, nhiều tầng nấc, lĩnh vực rộng, thực hiện chiến lược "đi ra thế giới" và "đón thế giới vào". Mở cửa đối ngoại đã thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc phát triển. Thứ tám, vai trò của Đảng và Nhà nước trong kinh tế thị trường Trung Quốc thực hiện hiệp thương chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, nhưng quyết không đa nguyên chính trị, không đa đảng đối lập, không tam quyền phân lập. Đảng là hạt nhân lãnh đạo trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đại diện cho lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân Trung Quốc. Đảng lãnh đạo Nhà nước pháp trị và coi trọng điều hành vĩ mô của Nhà nước. [www.tapchicongsan.org.vn ] Đó là những kinh nghiệm của Trung Quốc, và trên thực tế, những điều họ làm đang mang lại một kết quả vô cùng tốt đẹp cho nền kinh tế thị trường cũng như cho đất nước. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHỮNG KHUYẾT TẬT CỦA NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM óóóóó 2.1 Mặt đạt được và tồn tại của kinh tế hàng hóa ở nước ta. a, Mặt đạt được. Bằng đường lối đổi mới, mà một trong những đổi mới quan trọng là thực hiện cơ chế thị trường, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-vã hội. đó là một thành tựu rất quan trọng, cho phép đất nước mở ra một thời kì mới, một thời kì mà con đường tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa dễ dàng hơn, lòng tin của nhân dân vào Đảng ngày càng được củng cố . [4,trg152] . Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục và ổn định. Trong 5 năm 1991 – 1995, bình quân GDP nước ta đạt 8,2%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra(5,5% – 5,6%). 1994-2005 là 6,81% [www.undp.org.vn], và năm 2007 dự kiến sẽ đạt 8,2-8,5% [www.laodong.com.vn] . Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, đặc biệt là sản xuất lương thực, năm 2005 tỷ trọng GDP của nông nghiệp là 20,89%. Năm 1997 đã tăng từ nghèo đói lên đến 27.523 nghìn tấn, năm1998 là 29.141 nghìn tấn gạo xuất khẩu và sản lượng, đến năm 2007 dự đoán sẽ đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan với số lượng khoảng trên 40 ngìn tấn. [ www.gso.gov.vn ] Thắng lợi trên mặt trận nông nghiệp đã tạo tiền đề cho công nghiệp, dịch vụ, tạo tiền đề cho tích lũy vốn. [4,trg154] Các ngành xây dựng, vận tải, thương nghiệp, du lịch và đều có bước phát triển khá. Mức bán lẻ hàng hóa xã hội qua các năm đều tăng, 19.031 tỷ năm 1990 lên 580.710,1 tỷ năm 2005. So với năm 1990 đến năm 2005, cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực: tỷ trọng nông nghiệp trong GDP từ 38,7% giảm xuống 20,89%, công nghiệp tăng từ 22,7% lên 41,03%, dịch vụ tăng từ 16.190 tỷ lên 319.003 tỷ [ www.gso.gov.vn ] Hoạt động khoa học gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thích nghi dần với nền kinh tế thị trường . Nhờ hoạt động khoa học – công nghệ đã tạo ra cách làm mới có lợi cho sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ mới ở nước ta. [4,trg154] Quan hệ kinh tế được mở rộng theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, tính đến cuối năm 1995, tổng số vốn đăng ký của các dự án nước ngoài khoảng 18 tỷ USD. Trong đó đến 2004 thì 1/3 đã thực hiện được. Năm 1995 có 370 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 6.530,8 triệu USD, năm 1997 có 345 dự án với tổng số vốn là 4.649,1 triệu USD, năm 1998 có 275 dự án với tổng số vốn là 3897,4 triệu USD. Số vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài năm 1989 là 0,8 triệu USD, đến năm 2005 tăng lên đến 133,5 triệu USD, và năm 2006 tăng lên 320,8 triệu USD. Đó là tốc độ đầu tư tăng vọt và khổng lồ với một nước đang phát triển như Việt Nam. [www.gso.gov.vn]. Việc nước ta quan hệ buôn bán với trên 100 nước, hơn 50 lãnh thổ và vùng lãnh thổ có quan hệ đầu tư trực tiếp vào nước ta, nhiều chính phủ tổ chức quốc tế viên trợ, cho vay để phát triển là bằng chứng đánh dấu bước chuyển mới quan trọng trong thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế ở nước ta. [4,trg152] Cơ cấu thành phần kinh tế đã có nhiều tiến bộ. Quan hệ sản xuất đã được điều chỉnh lại cho phù hợp cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và nền kinh tế hàng hóa. Khu vực kinh tế nhà nước từng bước được củng cố và phát huy “vai trò trò quyết định trong việc giữ vững định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Các hình thức kinh tế khác phát triển đa dạng và mạnh mẽ. Về đời sống nhân dân cũng được cải thiện nhiều. Số hộ có thu nhập trung bình và số hộ giàu tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm, dù mức sống của nhân dân ta so với nhiều nước trong khu vực nhìn chung còn thấp. Trong cả nước mỗi năm chúng ta đã tạo ra 1,2-1,3 triệu việc làm mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ trên 30% xuống 11%. Tỷ lệ tăng dân số giảm từ 2,31% xuống 1,53%. Tuổi thọ bình quân tăng từ 65 lên 71 tuổi (2004) [www.undp.org.vn] Việc mua bán thuận tiện hơn, khách hàng được coi trọng hơn; do vậy đã tạo được sự phấn khởi và đồng tình của nhân dân. Năm 1996 xuất-nhập khẩu đạt hơn 18 triệu USD, trong đó xuất khẩu 7 triệu USD, tăng 31,2% so với 1995, cao hơn mức tăng bình quân giai đoạn 1991-1995 (26%), năm 1997 tổng trị giá xuất-nhập khẩu đạt hơn 20 triệu USD, năm 1998 đạt gần 21 triệu USD, năm 2000 trên 31 triệu USD. Năm 2005 chỉ mình xuất khẩu đã đạt 32.447,1 tỷ đồng. [22/1/2007 www.gso.gov.vn]. Thêm nhiều nhà ở và đường giao thông được cải tạo, xây dựng; nâng cấp và xây dựng mới nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng ở nông thôn và thành thị. Công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, ngăn chặn dịch bệnh có nhiều tiến bộ.Thể dục, thể thao có bước phát triển hơn so với trước. Trình độ dân trí và mức độ hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng lên. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin đại chúng và mạng lưới điện đã về tới phần lớn các vùng nông thôn. Công tác kế hoạch hóa gia đình và nhiều hoạt động xã hội khác có nhiều tiến bộ. Các hoạt động “uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” chăm sóc các lão thành cách mạng, người có công với nước, các hoạt động nhân đạo-từ thiện, v v…được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Việc phòng chống tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc, tham nhũng, ma túy…đã có những bước đầu. [4,trg152-160] b) Những tồn tại : Bên cạnh những thành tựu kinh tế-xã hội đạ đạt được, nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém cần được giải quyết, đó là: - Các mặt văn hóa-xã hội “còn nhiều điểm nhức nhối”. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, làm ăn phi pháp chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư có chiều hướng tăng lên. Đời sống và mức sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng còn khó khăn. Sức mua của thị trường còn yếu. - Hiện tượng thiếu việc làm, thất nghiệp còn nhiều. Chất lượng,hiệu quả của công tác giáo dụcvà đào tạo còn thấp, chất lượng phục vụ y tế chưa cao. Một bộ phận người nghèo không đủ tiền để chữa bệnh và cho con đi học…Các tệ nạn xã hội vẫn có chiều hướng gia tăng… - Hệ thống chính trị ở nước ta vẫn còn những hạn chế nhất định. Một bộ phận cán bộ đảng viên giảm sút lý tưởng cách mạng, có biểu hiện tha hóa về lối sống, phẩm chất đạo đức. Tình trạng tham nhũng ngày càng nghiêm trọng hơn. -Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng hiệu quả và chất lượng còn thấp, hàng hóa có sức cạnh tranh thấp. Công nghệ - kỹ thuật còn lạc hậu, chưa sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. -Việc chỉ đạo quan hệ sản xuất mới còn lúng túng, còn chậm tháo gỡ nhưng vướng mắc về cơ chế chính sách để phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. việc quản lý còn lỏng lẻo sơ hở. -Nền kinh tế chưa hình thành đồng bộ hệ thống các loại thị trường. những laọi thị trường như chứng khoán, bất động sản, lao động, vốn… chỉ mới hình thành một vài năm gần đây. -Hệ thống pháp luật còn thiếu và kém hiệu lực, hệ thống bảo hiểm và an toàn xã hội còn chưa rã ràng và lúng túng. Đó chính là một trong những trở ngại trong quá trình đổi mới, cải cách khu vực kinh tế nhà nước, bảovệ quyền lợi, lợi ích của người lao động trước những rủi ro của kinh tế thị … làm gia tăng các vấn đề xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường. Những khuyết tật của kinh tế hàng hóa ở nước ta: Cũng như những nền kinh tế khác trên thế giới vận hành dướiư sự chi phối của cơ chế thị trường, nền kinh tế Việt Nam cũng có những khuyết tật không nhỏ. Thứ nhất, do nền kinh tế Việt Nam không bao giờ là hoàn hảo nên dẽ nảy sinh những vấn đề làm cho cơ chế thị trường kém hiệu quả. Như còn độc quyền điện, nước, giao thông, bưu chính…. Đó là hậu quả của chiến tranh và bao cấp mà chúng ta cần khắc phục để cuộc sống của nhân dân được dễ dàng. Thứ hai, trong thời kì đổi mới và hội nhập các doanh nghiệp phát triển nhanh và nhiều cả về số lượng cũng như quy mô. Khiến cho việc quản lý hết sức khó khăn. Các doanh nghiệp chay theo lợi ích trước mắt mà có thể lam dụng tài nguyên thiên nhiên và những nguồn lực khan hiếm của xã gây những hậu quả hết sức nguy hại cho xã hội. Ví dụ như vì lợi nhuận mà các doanh nghiệp đã nhập khẩu hàng trăm tấn rác được về cảng Sài Gòn. Đây là vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội vào đầu năm 2004. Thứ ba, phân phối thu nhập không công bằng. Kinh tế Việt Nam bước vào dai đoạn hội nhập, chính vì thế, những người được trang bị vốn và kiến thức sẽ có cơ hội tạo ra thu nhập khổng lồ. Trong khi ấy, phần lớn của cải do người công nhân tạo ra, thì họ chỉ được nhận một phần nhỏ. Điều đó làm khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Bên canh đó, cơ chế thị trường làm cho nhiều người chỉ nghĩ đến đồng tiền, bán rẻ trách nhiệm và danh dự của mình để lấy đồng tiền, khiến cho xã hhội, đất nước lâm vào một quốc nạn mới: tham nhũng. Thứ tư, cơ chế thị trường là cơ chế tự điều chỉnh, nên việc nó rơi và khủng hoảng là việc không thể tránh khỏi. Việt Nam đang có những bước tăng trưởng than kì, nhưng tăng trưởng cao cũng có nghĩa là lạm phát ở mức không thấp. Như những tháng cuối năm 2007, giá hàng hóa tăng từng ngày khiến cho những người có thu nhập thấp hết sức khó khăn trong cuộc sống. Đó là những khuyết tật cơ bản nhất của kinh tế hàng hóa của Việt Nam giai đoạn hiện nay CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHUYẾT TẬT VÀ PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC CỦA KINH TẾ HÀNG HÓA Ở NƯỚC TA óóóóó 3.1 Giải pháp khắc phục khắc phục từ thực tế Việt Nam. Những khuyết tật cơ bản nhất cũng là những khuyết tật khó khăn nhất và nhà nước và Đảng phải giải quyết để đất nước vững bước trên con đường hội nhập và tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa. Và những giải pháp đã đề ra, đã thực hiện và được rút kinh nghiệm chủ yếu gồm. -Đường lối đổi mới kinh tế của Việt Nam, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, được hình thành và phát triển từng bước. Quyết tâm khắc phục những yếu kém trong kinh tế và quản lý kinh tế; sắp xếp lại và cải tạo kinh tế, đặc biệt là tập trung phát triển nông nghiệp, cải tiến các chính sách lưu thông, phân phối. -Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, khuyến khích và đãi ngộ xứng đáng tài năng, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Đây là một nguyên tắc phân phối công bằng trong hoàn cảnh thu nhập kinh tế còn thấp. -Thực hiện phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" là vô cùng quan trọng trong thúc đẩy, và quản lý sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. [www.tapchicongsan.org.vn ] - Những ngành kinh tế mới phát triển, những thị trường mới hoạt động đều được định hướng, nhà nước ban hành những bộ luật mới để đảm bảo việc hoạt động của những thị trường, lĩnh vực đó như: luật kinh doanh, luật doanh nghiệp, luật đầu tư bất động sản, luật đầu tư chứng khoán, luật bảo vệ môi trường… - Đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho nhà nước cũng như cho tư nhân nhằm đảm bảo cho nền kinh tế thị trường vân hành đúng theo quy luật khách quan và ý muốn chủ quan của nhà nước. - Khuyến khích phát triển những thị trường bổ trợ nhằm tạo ra một nền kinh tế thị trường cân bằng và kích thích sự phát triển của nền kinh tế như: bảo hiểm, lao động, vốn… - Quán triệt Nghị quyết ĐH 9 của Đảng, Chính phủ xác định cải cách hành chính là trọng tâm, thường xuyên, đã tiến hành sơ kết giai đoạn 1. Cải cách hành chính trên 4 mặt: Thể chế, thủ tục hành chính, cán bộ công chức, nền hành chính công. - Cán bộ, người đứng đầu phải thực sự là người gương mẫu, và chịu trách nhiệm cao nhất với địa phương mình, cơ quan mình về vấn đề tham nhũng. Nói đi đôi với làm. Ai không thực hiện được phải xử lý nghiêm. [www.laodong.com.vn ] 3.2 Giải pháp phát huy mặt tích cực của kinh tế thị trường a, Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần Thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ là một trong những điều kiện cơ bản để thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển, nhờ đó mà sử dụng thích hợp của mọi thành phần kinh tế. Cùng với việc đổi mới, củng cố kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tư nhân phát triển là một nhận thức quan trọng trong thời kì quá độ. Tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẩng trước pháp luật, tuy vị trí, quy mô, tỉ trọng, trình độ có khác nhau nhưng tất cả đều là nội lực của nền kinh tế phát triể thao định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. b, Mở rộng phân công lao động xã hội, tạo 1ập đồng bộ các yếu tố thị trường. Phân công lao động xã hội là cơ sở của việc trao đổi sản phẩm. để đẩy mạnh quá trình tro đổi hàng hóa, cần phải mở rộng lao động vã hội, phân bố lại lao động và dân cư trong phạm vi cả nước cũng như trong từng địa phương, từng vùng theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa nhằm khai thác mọi nguồn lực, phát triển nhiều ngành nghề, sử dụng có hiệu quả cơ sở sản xuất – kỹ thuật và có điều kiện để tạo việc làm cho nhiều lao động. Cùng với mở rộng phân công lao động xã hội trong nước, phải tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài nhằm gắn phân công lao động trong nước với phân công lao động trên thế giới. Cần phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh: phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ: phát triển vững chắc thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn thiện; phát triển thị trường bất đông sản bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất; phát triển thị trường lao động trên mọi khu vực kinh tế; phát triển thị trường công nghệ… điều này sẽ đảm bảo cho việc phân bố và sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra của qua trình sản xuất phù hợp với nhu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường dịnh hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. c, Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong kinh tế thị trường, các doanh nghiệp chỉ có thể đứng vững trong cạnh tranh nếu đổi mới công nghệ để hạ chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy, phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật về quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. So với thế giới, trình độ công nghệ sản xuất của Việt Nam còn tháp kém, không đồng bộ, do đó, khả năng cạnh tranh của hàng hóa nước ta trên thị trường nội địa và thị trường thế giới còn kém. Bởi vậy, để phát triển kinh tế hàng hóa cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng dịch vụ hiện đại, đồng bộ cũng đống vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống đó ở nước ta đã quá lạc hậu, không đồng bộ mất cân đối nghiêm trọng nên đã cản trở quyết tâm của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, cản trở phát triển kinh tế hàng hóa ở mọi miền đất nước. Vì thế, cần gấp rút xây dựng và củng cố các yếu tố thiết yếu như đường sá, cầu cống, bến cảng, sân bay, điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm… d) Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả : Sự ổn định chính trị bao giờ cũnglà nhân tố quan trọng để phát triển. nó là điều kiên để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư. Giữ vững ổn định chính trị ở nước ta hiện nay là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân. Hệ thống pháp luật đồng bộ là công cụ rất quan trọng để quản lý nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nó tạo nên hành lang pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Với hệ thống pháp luật đồng bộ và pháp chế nghiêm ngặt, các doanh nghiệp có thể làm giàu trên cơ sở tuân thủ luật pháp. Đổi mới chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển; phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, giảm bội chi ngân sách… e) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi : Hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô phải đựơc kiện toàn phù hợp với nhu cầu của kinh tế thị trường, bao gồm: điều tiết băng chiến lược và kế hoạch kinh tế, pháp luật, chính sách và các đồn bẩy kinh tế, hành chính, giáo dục, khuyến khích, hỗ trợ… Mỗi cơ chế quản lý kinh tế có đội ngũ quản lý tương úng. Chuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phầntheo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ kinh doanh cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới h) Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Thực hiện có hiệu quả kinh tế đối ngoại, phải đa dạng hóa hình thức, đa phương hóa đối tác; phải quán triệt nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, không can thiệp vào nội bộ của nhau và không phân biệt chế đọ chính trị xã hội; cải cách cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, thu hút mạnh vốn và đầu tư nước ngoài, thu hút kỹ thuật, nhân tài và kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển. [1,trg263 - 268] 3.3 Kiến nghị bản thân. Là một sinh viên của trường đại học kinh tế, đứng trước vấn đề khuyết tật của kinh tế thị trường ở nước ta hiên nay, bản thân sinh viên thực hiện cũng có nhiều quan tâm và tìm hiểu. sau đây là những ý kiến của cá nhân sinh viên thực hiện. Đất nước ta đã thực hiện chính sách đổi mới kinh tế đươc gần 20 năm, những thành tựu đạt được là không nhỏ, nhưng do chưa có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn mặt trái của kinh tế thị trường, nên vẫn chưa khắc phục triệt để các hiện tượng tham nhũng, lãng phí và nhiều biểu hiện tiêu cực khác trong xã hội. Thứ nhất, là vấn đề phân hóa giàu nghèo. Do đặc thù là nước đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội nên việc lựa chon hình thức phân phối công bằng là vân đề hết sức quan trọng. chính vì thế nhà nước ta đã chọn hình thức phân phối theo lao động. Trên thực tế, khoảng cách giàu nghèo ở nước ta vẫn đang giãn ra một cách nhanh chóng, chênh lệch giữa nhóm 20% người có thu nhập cao so với 20% người có thu nhập thấp nhất năm 1996 là 7,3 lần, đến năm 2003 là 8,1 lần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững khuyết tật của nền kinh tế hàng hóa và giải pháp khắc phục qua thực tiễn kinh tế ở nước ta.doc
Tài liệu liên quan