Đề tài Những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005

Tiếp tục cải thiện thủ tục và trình tự giải ngân cho các dự án ODA đã quy định trong Nghị định 87/CP sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế là trong vòng 56 ngày. Hiện nay trình tự và thủ tục thanh toán còn rườm rà, tốn nhiều thời gian. Đã có một số nhà thầu yêu cầu chủ dự án thanh toán trả chậm, điều này sẽ gây khó khăn lớn cho chủ dự án và thiệt hại cho Nhà nước. Đối với một số dự án do phải chờ phê duyệt bổ sung giá trị hợp đồng nên một số khối lượng đã hoàn thành không được giải ngân gây khó khăn cho nhà thầu.

Ban hành chế độ, chính sách đặc thù riêng về thủ tục và trình tự giải ngân để đặc biệt đối xử với một số dự án gặp nhiều khó khăn song vẫn phải đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Hiện nay, các quy định về thủ tục và trình tự giải ngân vẫn mang tính chung chung, chưa lường trước được những khó khăn của chủ đầu tư và Ban quản lý dự án.

Rà soát lại các thủ tục tài chính trong nước, đặc biệt là thủ tục rút vốn nhằm cải tiến thủ tục rút vốn theo hướng giảm phiền hà trong quá trình này.

Quy định về việc mở một tài khoản riêng phục vụ công tác lập đề cương và xây dựng báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi cho dự án, vì hiện nay nguồn kinh phí này hầu như không được cấp, ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA.

 

doc69 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển,...). Trong tình hình thế giới gặp nhiều khó khăn, một số nhà tài trợ tập trung nguồn lực để đối phó với những khó khăn trong nước nên đã cắt giảm nguồn ODA cho những nước đang phát triển. Cuộc khủng hoảng tiền tệ tại các nước Đông Nam á lan sang một số nước châu á khác vốn là các nền kinh tế mạnh của châu lục cũng đã có tác động nhất định đến tình hình cung cấp viện trợ cho Việt Nam. Khối lượng vốn ODA giải ngân đều được quy ra đồng đô la Mĩ nên trong bối cảnh các đồng ngoại tệ mạnh giảm giá so với đồng đô la Mĩ thì mức giải ngân trong những năm gần đây là có tích cực. Mặc dù vậy cũng không thể phủ nhận được tốc độ giải ngân trong những năm qua còn nhiều hạn chế, không có sự chuyển biến đáng kể, đây chính là những yếu kém mang tính hệ thống trong quá trình thực hiện vốn ODA của Việt Nam. 1.4-Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam giai đoạn 1993-1999 theo các tiêu thức khác nhau 1.4.1-Giải ngân ODA theo ngành Từ năm 1993, cơ sở hạ tầng ngày càng trở thành lĩnh vực nhận được nhiều ODA nhất. Chiều hướng này diễn ra đồng thời với sự gia tăng danh mục đầu tư của ba nhà tài trợ lớn nhất, đó là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới và ADB cũng như sự gia tăng các dự án sử dụng vốn vay ODA. Trong những năm qua , nguồn vốn ODA dành cho phát triển con người tăng dần về giá trị tuyệt đối, nhưng hiện nay tỷ trọng đầu tư cho lĩnh vực này trong tổng vốn ODA bị giảm dần. Để phục vụ cho những ưu tiên của Việt Nam, các nhà tài trợ cũng đã cam kết đầu tư cho phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo. Từ năm 1997, các khoản vay giải ngân nhanh chủ yếu chỉ để cho vay lại phục vụ các quỹ tín dụng nông thôn, trong khi mức giải ngân nhanh hỗ trợ cán cân thanh toán và điều chỉnh cơ cấu là không đáng kể do không có các chương trình tín dụng điều chỉnh cơ cấu của Ngân hàng thế giới và Qũy tiền tệ quốc tế. *)Giải ngân ODA cho cơ sở hạ tầng: Trong những năm qua, ngành năng lượng đã có mức giải ngân lớn nhất, do xuất phát từ tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nó. Các dự án ODA tập trung chủ yếu vào xây dựng nhà máy phát điện. Hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực quản lý hệ thống cấp điện cũng đi kèm với các dự án đầu tư này. Hầu như toàn bộ mức tăng giải ngân trong năm 1997 và 1998 xuất phát từ việc thực hiện ba dự án lớn do JBIC hỗ trợ nhằm xây dựng và mở rộng ba nhà máy phát điện. Tuy nhiên, vẫn còn 40% dân số chưa có điện. Có thể nhanh chóng giải quyết nhu cầu điện ở nông thôn thông qua các phương án mở rộng mạng lưới điện, ví dụ như áp dụng các hệ thống phân cấp quản lý các hệ thống cấp điện hay sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh. Biểu 1: Giải ngân ODA cho cơ sở hạ tầng Triệu USD 700 600 500 400 300 200 100 0 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Năng lượng Đường giao thông Nước sạch, vệ sinh Phát triển đô thị (Nguồn: Điều tra của UNDP) Trong hai năm qua mức giải ngân cho ngành giao thông vận tải đã tăng lên gấp đôi từ 110 triệu USD trong năm 1996 lên 212 triệu USD trong năm 1998. Các chương trình tập trung vào một số ít các nhà tài trợ (JBIC Ngân hàng thế giới và ADB). Đáng chú ý là 10 dự án đường giao thông lớn nhất chiếm khoảng 90% tổng vốn viện trợ dành cho mục đích này từ năm 1993, trong khi đó hệ thống đường giao thông nông thôn rất kém phát triển, làm khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm và giảm khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Các chương trình khôi phục hệ thống cấp nước và phát triển đô thị: Năm 1998, mức giải ngân cho các chương trình này đạt 45 triệu USD. Con số này đã được duy trì khá ổn định từ năm 1994 đến nay. Hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng việc nâng cao sức khỏe cho người dân, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Trong những thập kỷ qua, chính phủ đã phát động các chương trình hằm cải thiện hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường. Tuy nhiên số liệu điều tra chính thức cho thấy chưa đến một nửa số dân được cung cấp nược sạch và có điệu kiện vệ sinh thực sự. *)Giải ngân ODA cho phát triển nông thôn: Các chương trình ODA ngày càng tập trung nhiều hơn cho công tác phát triển nông thôn, phù hợp với việc Chính phủ khẳng định dành ưu tiên cho lĩnh vực này từ năm 1997. Biểu đồ 2: Giải ngân ODA cho phát triển nông thôn Triệu USD 250 200 150 100 50 0 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Chương trình thông thường Chương trình giải ngân nhanh (Nguồn: Điều tra của UNDP) Năm 1993, mức giải ngân ODA mới chỉ là 73 triệu USD, chiếm tỷ lệ 17,6% trong tổng số ODA đã giải ngân của năm. Năm 1999, giải ngân ODA cho phát triển nông thôn đã là 240 triệu USD, chiếm 17,7%. Như vậy, lượng tuyệt đối có tăng lên, nhưng về tỷ trọng giải ngân ODA cho phát triển nông thôn trên tổng số thì vẫn không có thay đổi nhiều. Vài năm gần đây, các chương trình giải ngân nhanh ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số ODA giải ngân cho phát triển nông thôn. Các chương trình này đã góp phần làm cho mức giải ngân ODA cho lĩnh vực này tăng nhanh. Các khoản ODA dùng để cho vay lại phục vụ tín dụng nông thôn cũng như đầu tư vào các công trình hạ tầng cơ sở nông thôn đều tăng. Dự kiến mức đầu tư ODA cho phát triển nông thôn sẽ tiếp tục tăng thông qua một số chương trình hỗ trợ (Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình hỗ trợ 1.715 xã nghèo và Chương trình 5 triệu ha rừng). *)Giải ngân ODA cho phát triển con người: Trong khuôn khổ "sáng kiến 20/20" được công bố năm1995 tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển xã hội ở Copenhagen, cả Chính phủ và cộng đồng tài trợ đều cam kết dành 20% ngân sách của mỗi bên cho các dịch vụ xã hội cơ bản (DVXHCB). Theo định nghĩa của Hội nghị Copenhagen, DVXHCB bao gồm giáo dục tiểu học và mẫu giáo, xoá mù chữ cho người lớn, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, các chương trình tiêm chủng, kế hoạch hoá gia đình, bệnh viện cấp huyện và xã, cứu trợ thiên tai, nước sạch và vệ sinh nông thôn. Biểu đồ 3: Giải ngân ODA cho phát triển con người Triệu USD 250 200 150 100 50 0 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Giáo dục Ytế Phát triển xã hội (Nguồn: Điều tra của UNDP) Qua biểu đồ cho thấy, nguồn vốn ODA đã giải ngân dành cho phát triển con người có sự tăng dần kể từ năm 1993 đến 1999. Năm 1993 mới chỉ là 68 triệu USD, nhưng đến năm 1999 đã giải ngân được 210 triệu USD. -Giải ngân ODA cho giáo dục có bước tăng trưởng khá. Thông qua các chương trình hợp tác giữa các trường đại học và cơ sở giáo dục trong và ngoài nước cũng như các chương trình đào tạo và học bổng. Một khoản 30 triệu USD được chi cho các chương trình giáo dục tiểu học. Tỷ lệ nhập học ở các cấp tiểu học trên toàn quốc rất cao. Tuy nhiên, việc đảm bảo khả năng tiếp cận bình đẳng (về giới, dân tộc và vùng lãnh thổ) cũng như chất lượng giáo dục là những thách thức cần giải quyết. -Mức giải ngân cho ngành y tế cũng tăng đáng kể. Chiều hướng tăng mức giải ngân cho lĩnh vực này là rất đáng hoan nghênh vì tình trạng sức khỏe sinh sản ở Việt Nam hiện nay là rất đáng lo ngại. Hiện nay, các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đang được triển khai với phạm vi và mức độ sử dụng cao, song tỷ lệ nạo phá thai và tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh chứng tỏ khả năng sử dụng các biện pháp tránh thai vẫn còn hạn chế và khả năng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ còn yếu kém. Về phía các nhà tài trợ, mức viện trợ cho các lĩnh vực xã hội nói chung vẫn tăng thường xuyên. Tuy nhiên mức chi tiêu cho các DVXHCB vẫn tăng chậm so với yêu cầu. Khoảng 50% nguồn vốn ODA dành cho các DVXHCB được chi cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, chăm sóc bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản. Giáo dục tiểu học chiếm 30% nguồn vốn ODA dành cho các DVXHCB thông qua một số chương trình khôi phục trường học và nâng cấp trang thiết bị, cũng như nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận với giáo dục cho tất cả trẻ em. 1.4.2-Giải ngân ODA theo loại hình viện trợ Nguồn vốn ODA cung cấp cho Việt Nam trong những năm qua luôn tồn tại dưới hai hình thức là viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi. Kể từ năm 1993 đến 1999, tỷ lệ giữa hai loại hình viện trợ này đã có những thay đổi, thể hiện qua biểu đồ dưới đây. Biểu đồ 4: Giải ngân ODA theo loại hình viện trợ Triệu USD 1400 1200 1000 800 600 400 200 0 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Viện trợ không hoàn lại Cho vay (Nguồn: Điều tra của UNDP) Xu hướng giải ngân nguồn vốn ODA theo các điều kiện tài chính trong những năm qua là tăng ODA cho vay và giảm ODA viện trợ không hoàn lại. Năm 1993, các nhà tài trợ cung cấp cho Việt Nam chủ yếu dưới dạng viện trợ không hoàn lại, ODA cho vay chiếm tỷ lệ nhỏ. Nhưng năm 1999, tỷ lệ giữa ODA vốn vay và ODA viện trợ không hoàn lại đã rất lớn. Vì vậy, nếu không sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này thì ODA sẽ trở thành gánh nặng nợ nần mà thế hệ sau phải gánh chịu. 1.4.3-Giải ngân ODA của một số nhà tài trợ chủ yếu Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác phát triển với hầu hết các nhà tài trợ song phương và đa phương trên thế giới. Trong số này, thời gian qua, nổi trội ba tài trợ thường chiếm trên 70% tổng số cam kết ODA là Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển Châu á và Ngân hàng thế giới. *)Nhật Bản Tỷ lệ giải ngân ODA Nhật Bản giai đoạn 1993-1999 là 23,01% không cao so với các nguồn ODA khác. Ba năm 1994-1996 tỷ lệ giải ngân thấp do nhiều đề xuất không được Chính phủ Nhật Bản chấp thuận, tốc độ giải ngân các dự án đã ký rất chậm. Nhìn tổng thể thời gian qua, hình thức viện trợ không hoàn lại chung và hỗ trợ kỹ thuật có chất lượng tương đối cao, giải ngân khá tốt. Do nguyên tắc của Chính phủ Nhật Bản là "viện trợ theo chương trình" chứ không phải theo "lượng tiền rót vào". Cũng chính do nguyên nhân này, các dự án thường có giá thành cao hơn mặt bằng chung ở Việt Nam, gây khó khăn cho khâu xét duyệt dự án. Một số dự án còn bị thay đổi nội dung sau khi đã ký Công hàm trao đổi (E/N). Điều này làm cản trở tiến độ giải ngân ODA. Vốn vay là hình thức tài trợ có tỷ lệ giải ngân thấp nhất. Thời gian đầu, tình hình giải ngân ODA vốn vay rất thấp, năm 1994 chỉ đạt xấp xỉ 2,3% lượng vốn cam kết. Có rất nhiều nguên nhân làm cho việc giải ngân vốn vay kém, nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn là công tác chuẩn bị chưa tốt, không đáp ứng được yêu cầu của phía Nhật Bản. Trong những năm gần đây, công tác giải ngân vốn vay được cải thiện rất nhiều. Năm 1999, tỷ lệ giải ngân đạt cao nhất là 13,9%. Vốn vay được tập trung vào hai lĩnh vực: năng lượng và giao thông. Tuy tỷ lệ giải ngân của vốn vay rất thấp so với các hình thức tài trợ khác của Chính phủ Nhật Bản nhưng cũng có những dự án làm tốt công tác này. Điển hình là nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 bắt đầu tổ chức đấu thầu tháng 11-1996 và hoàn thành vào đầu năm 2001. Tổng số vốn đầu tư là 653,33 triệu USD (trong đó vốn vay của Nhật Bản là 590,03 triệu USD). Tính đến hết năm 1999 đã giải ngân được 386,91 triệu USD. Riêng trong năm 1999, lượng vốn giải ngân là 253,38 triệu USD và năm 2000 giải ngân được 172,1 triệu USD. Tốc độ giải ngân một số dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải khá tốt. Như dự án xây dựng 42 cầu trên Quốc lộ 1 giai đoạn 1 có thời gian thực hiện là 5 năm thì đến hết năm 1999 đã giải ngân được trên 70% và đã đưa vào sử dụng trong năm 2000. Dự án Quốc lộ 18 đoạn Chí Linh- Bãi Cháy có thời gian thực hiện là 3 năm, trong 2 năm 1998-1999 đã giải ngân được 456,9 tỷ đồng, bằng 60% tổng giá trị dự án. Dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng tiến độ trong năm 2000. Vốn đối ứng trong nước chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, tuy nhiên là điều kiện bắt buộc trong đa số các dự án thuộc lĩnh vực giao thông. Bởi vì theo quan điểm của Chính phủ Nhật Bản thì việc bỏ tiền ra sẽ nâng cao chất lượng của công trình. Đây chính là thiện chí của phía Nhật Bản. Ngoài ra, còn cho phép Việt Nam chọn hình thức góp vốn thuận lợi nhất (đa số là quyền sử dụng đất). Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều dự án giải ngân rất chậm do một số khâu như chuẩn bị vốn đối ứng chưa kịp thời và đúng với điều ước đã ký, thủ tục phê duyệt các dự án còn rườm rà, công tác giải phóng mặt bằng còn khó khăn do mức đền bù chưa thoả đáng... Dự án nâng cấp Quốc lộ 10 có thời gian thực hiện là 3 năm 1998-2000, nhưng đến hết năm 1999 mới giải ngân được 231,9 tỷ đồng, bằng 6% tổng giá trị dự án. Dự án xây dựng 19 cầu trên Quốc lộ 1 giai đoạn 3 theo đúng dự kiến ban đầu thì sẽ hoàn thành trong năm 2000, nhưng đến hết năm 1999 mới chỉ giải ngân được 38% tổng giá trị dự án. Nhìn chung, công tác giải ngân trong những năm qua chưa tốt, nhiều dự án không được Chính phủ Nhật Bản chấp thuận, tốc độ giải ngân nói chung vẫn còn chậm. Cam kết vẫn chỉ là lời hứa. Sẽ rất lãng phí nguồn lực nếu chúng ta không biết cách tận dụng những cam kết đó. Trong những năm tới, chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao số vốn ODA được giải ngân. *)Ngân hàng thế giới (WB) Kể từ năm 1993 đến năm 1999, thông qua 7 Hội nghị của các nhà tài trợ, WB đã cam kết cung cấp một lượng ODA trị giá 3.253 triệu USD cho Việt Nam. Tính đến hết năm 1999, WB đã ký kết các Hiệp định vay với tổng số vốn là 2.366 triệu USD theo các điều kiện tín dụng là lãi suất 0%, dịch vụ phí 0,75%/năm; thời hạn vay là 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn. Các dự án giải ngân bằng vốn vay của WB Sẽ được thực hiện thông qua đấu thầu quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam đã đàm phán 3 dự án với tổng số vốn vay 245,5 triệu USD, hiện đang hoàn tất các thủ tục để ký kết. Nguồn vốn đã ký vay này tập trung vào các dự án thuộc cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội như giao thông (Quốc lộ 1, giao thông nông thôn, giao thông đường sông ở Nam Bộ), truyền tải điện, tín dụng điều chỉnh cơ cấu (SAC), dịch vụ khuyến nông, thủy lợi, lâm nghiệp, các dự án thuộc hạ tầng cơ sở xã hội như giáo dục, dân số, y tế... Ngân hàng thế giới dành 50% nguồn viện trợ của mình cho các dự án cơ sở hạ tầng qui mô lớn, 23% cho tín dụng nông thôn và cơ sở hạ tầng qui mô nhỏ ở nông thôn, 14% cho viện trợ trả nợ và 12% cho chương trình phát triển con người. Phương thức phân bổ này được phản ánh trong các loại hình trợ giúp của Ngân hàng thế giới: 2/3 nguồn vốn ODA của ngân hàng được giải ngân cho các dự án đầu tư, phần còn lại cho các dự án giải ngân nhanh. Tính đến cuối năm 1999, nếu chỉ tính riêng các dự án, mức giải ngân vốn ODA của WB đạt được là 835 triệu USD, chiếm tỷ lệ 35,2% so với các Hiệp định đã ký kết. Như vậy, trong ba nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam thì vốn ODA của WB có tỷ lệ giải ngân cao hơn cả. Tỷ lệ giải ngân nói trên được coi là tương đối khả quan trong khu vực, đặc biệt là với một nước tiếp nhận viện trợ như Việt Nam. Một số dự án vốn vay của WB thực hiện là tốt như phục hồi ngành điện, giải ngân đạt 80% so với kế hoạch đặt ra là 47%; Phát triển điện lực, giải ngân đạt 96% so với kế hoạch là 89%. Tuy nhiên, những dự án thực hiện tốt như vậy không nhiều. Một số dự án có tỷ lệ giải ngân thấp chủ yếu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng xã hội như Giáo dục tiểu học, Hỗ trợ Y tế quốc gia, Dân số và Sức khoẻ gia đình. Tình trạng này đang được từng bước khắc phục, nhưng đến nay chưa có nhiều chuyển biến tích cực. *)Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) Qua 7 Hội nghị các nhà tài trợ (1993-1999), ADB đã cam kết cung cấp cho Việt Nam 2.131 triệu USD. Đến nay, Việt Nam đã ký với ADB 1.608 triệu USD với lãi suất là 0%, dịch vụ phí là 1%/năm, thời hạn vay là 40 năm trong đó có 10 năm ân hạn. Các dự án này được thực hiện qua đấu thầu quốc tế. Đến hết năm 1999, vốn vay ADB đã giải ngân được 495 triệu USD, đạt 33,9% số vốn đã ký kết. Tỷ lệ giải ngân vốn ODA cao hơn so với Nhật Bản. Tuy nhiên, vẫn còn ở mức thấp. ADB vẫn tiếp tục giữ vị trí thứ ba về mức độ giải ngân ODA ở Việt Nam. ADB tăng cường các hoạt động của mình trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng với hơn 50% tổng vốn ODA. Phát triển nông thôn chiếm vị trí thứ hai trong các hoạt động của ADB với các dự án tập trung vào tín dụng nông thôn và một dự án mới có qui mô lớn về cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn. 1.4.4-Giải ngân ODA theo vùng kinh tế Cho tới nay, tất cả các vùng trong nước đều được hưởng lợi từ nguồn vốn ODA đã được giải ngân. Nhiều chương trình, lĩnh vực thuộc nguồn vốn này đã được trải đều trên cả nước như: Chương trình y tế cơ sở, chương trình tiêm chủng mở rộng; chương trình sinh đẻ có kế hoạch; chương trình phòng chống HIV; chương trình đường giao thông nông thôn; chương trình cấp nước sạch cho các thành phố, thị xã các tỉnh; chương trình trồng rừng các tỉnh ven biển; chương trình hạ tầng nông thôn... Bảng 4: Nguồn vốn ODA thuộc các vùng Các vùng ODA đã ký kết (1993- 1999) (Triệu USD) % tỷ lệ trong tổng số ODA đã ký (%) ODA bình quân / người (USD/người) Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 2169,6 20 206,7 Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ 599,3 5,5 139,2 Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ 1070 10 124,5 Vùng Tây Nguyên 293,1 2,7 71,4 Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 1081,9 10 66,9 Vùng núi Bắc Bộ 478 4,4 47,4 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Thời gian qua, chênh lệch về lượng vốn ODA giữa các vùng ngày càng được cải thiện (các địa phương đều có ODA). Sự đa dạng, phong phú về vốn ODA thực hiện theo lĩnh vực, theo tính chất nguồn vốn trên các vùng trong những năm gần đây tăng lên rõ rệt. Tuy vậy, sự chênh lệch về vốn ODA giữa các vùng còn khá lớn, sự chênh lệch này được thể hiện trong bảng số liệu trên. Như vậy, sự chênh lệch về thu hút và giải ngân ODA giữa các vùng là rất lớn. Do đó, mục tiêu trước mắt và lâu dài của Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ là phải ưu tiên đầu tư nhiều hơn nữa cho các vùng còn gặp nhiều khó khăn theo hướng tập trung vào hạ tầng cơ sở (điện, đường, thủy lợi, khuyến nông...) và hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, văn hoá...). Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế cũng có sự nhất trí cao về tập trung nguồn lực và tăng cường giải ngân cho chương trình xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa. *Vùng núi Bắc Bộ: Cho đến nay vẫn là khu vực nghèo nhất Việt Nam với 59% dân cư được coi là nghèo đói. Trong những năm gần đây, nguồn vốn ODA đầu tư vào vùng đã tăng lên đáng kể , tuy nhiên, vẫn còn thấp nhất so với các vùng khác trong cả nước. Trong giai đoạn 1993-1999, tổng vốn ODA đầu tư vào vùng mới chỉ đạt 478 triệu USD, với tỷ lệ trong tổng số ODA đã ký kết rất thấp là 4,4%. Nguồn vốn ODA này được tập trung đầu tư mới toàn bộ hệ thống cấp nước sạch cho các tỉnh lỵ như: Hà Giang (Pháp), Tuyên Quang (ADB), Cao Bằng (Pháp), Lạng Sơn (Pháp), Sơn La (Pháp), Điện Biên Phủ- Lai Châu (Pháp), Việt Trì- Phú Thọ (Đức), Bắc Giang (úc), Lào Cai (Pháp), Yên Bái (Pháp), Thái Nguyên (ADB), Bắc Cạn (Nhật Bản). Nâng cấp, cải tạo các bệnh viện của tỉnh như: Yên Bái (Pháp), Phú Thọ (ý), Cao Bằng (Đan Mạch), Chương trình y tế của WB cho các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Chương trình y tế của Thụy Điển cho các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai. Ngoài ra, phát triển nông nghiệp và nông thôn ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ cũng chiếm một khối lượng đáng kể nguồn vốn ODA vào vùng. Như vậy, nguồn vốn ODA vào vùng đã được tập trung đều cho khắp các tỉnh và đáp ứng được các lĩnh vực ưu tiên. Các chương trình, dự án đã đem lại những hiệu quả nhất định. Song vùng núi phía Bắc là vùng kinh tế chậm phát triển, trình độ sản xuất thấp, kết cấu hạ tầng yếu và thiếu, trình độ dân trí và mức sống dân cư còn rất thấp so với các vùng khác trong cả nước. Vì vậy, bên cạnh các nguồn vốn đầu tư khác, Chính phủ cần kêu gọi các nhà tài trợ quan tâm và dành ưu tiên cao nguồn vốn ODA cho khu vực này. Đồng thời, cần áp dụng những biện pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA. *Vùng Tây Nguyên: Hiện nay, Tây Nguyên là một trong ba khu vực nghèo nhất trong cả nước (Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ). Giai đoạn 1993- 1999, Tây Nguyên là khu vực tiếp nhận ít nhất nguồn vốn ODA với giá trị các Hiệp định đã ký kết là 293 triệu USD, chỉ chiếm 2,7% trong tổng số. ODA bình quân đầu người cũng ở mức rất thấp là 71,4%, chỉ đứng trên vùng núi Bắc Bộ. Thời gian qua, ODA đặc biệt gia tăng trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường. Phát triển nông, lâm nghiệp và nông thôn cũng nhận được một phần đáng kể ODA ở Tây Nguyên. Tây Nguyên là vùng thường xuyên bị hạn hán, lũ lụt, do vậy để đảm bảo phát triển nông nghiệp cần tập trung đầu tư vốn cho các công trình thủy lợi. Ytế, giáo dục- đào tạo, cải cách thể chế cũng là những lĩnh vực được tiếp nhận vốn ODA, song chưa phải là lớn. Các chương trình, dự án đã giải ngân thời gian qua, nhìn chung, đều đúng định hướng về cơ cấu ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút viện trợ của Việt Nam. Trong 7 năm qua, hầu hết các dự án viện trợ đều là vốn không hoàn lại hoặc vay ưu đãi. Về công tác quản lý, nhìn chung tính chủ động chưa cao. Hầu hết các dự án viện trợ đều do các nhà tài trợ nghiên cứu, thiết kế. Do vậy, hiệu quả của các dự án đối với phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương trong vùng còn ở mức độ. *Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Đây là vùng sản xuất gần 47,5% sản lượng lúa cả nước, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược an toàn lương thực quốc gia. Giai đoạn 1993-1999, với 1081 triệu USD vốn đầu tư từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, tuy không phải là lớn nếu so với các nguồn vốn đầu tư khác, nhưng đã đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển của toàn vùng. Trong thời gian qua, vốn ODA giải ngân chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng với các dự án điện nông thôn, các nhà máy điện ô Môn, Phú Mỹ và Hàm Thuận- Đa Mi hoạt động ở cả hai khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Các dự án này làm tăng mức giải ngân cho ngành năng lượng. Thời gian qua, ODA đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của các tỉnh trong vùng. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa hiệu quả nguồn vốn ODA đầu tư trong vùng, thời gian tới cần tăng tỷ lệ giải ngân đồng thời hướng các nhà tài trợ tập trung đầu tư hơn nữa vào các lĩnh vực mà các tỉnh trong vùng có thế mạnh như phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực và phát triển nông thôn. *Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Là địa bàn thu hút lớn vốn đầu tư nước ngoài (cả ODA và FDI). Trong giai đoạn 1993-1999, nguồn vốn ODA tập trung vào vùng là 2169,6 triệu USD, chiếm 20% tổng số vốn ODA đã được ký kết. Trong đó các chương trình, dự án các tỉnh trong vùng trực tiếp thụ hưởng là 1020,9 triệu USD, và các chương trình, dự án các tỉnh trong vùng được thụ hưởng thông qua các bộ, ngành trung ương là 1148,79 triệu USD. ODA được phân bổ cho các tỉnh trong vùng chưa được đồng đều, chủ yếu tập trung vào tam giác kinh tế gồm ba tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (đặc biệt Hà Nội chiếm khoảng 650 triệu USD). Có thể nói, cùng với các nguồn vốn đầu tư khác, ODA đã đóng một vai trò quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của toàn vùng. *Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ: Vùng bao gồm 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi, là vùng nằm ở vị trí địa lý thường xuyên bị thiên tai bão lụt xảy ra. So với các vùng kinh tế trọng điểm khác, vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ không có lợi thế về nhiều mặt. Nói riêng về nguồn vốn ODA, vùng nhận được nguồn vốn ODA còn ít. Trong giai đoạn 1993-1999, tổng vốn ODA vào vùng chỉ đạt gần 600 triệu USD, chỉ chiếm 5,5% tổng vốn ODA đã ký kết. Là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, hơn nữa lại nằm trong khu vực chịu nhiều thiên tai bão lụt. Thời gian qua, các địa phương trong vùng đã cố gắng tranh thủ thu hút mọi nguồn vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn ODA để phát triển kinh tế- xã hội. Song, nguồn vốn ODA vào vùng còn hạn chế. Để tương xứng với tiềm năng kinh tế của vùng, Chính phủ cần có những chính sách, biện pháp phù hợp để thu hút và giải ngân ngày càng nhiều nguồn vốn ODA, tạo đà cho sự phát triển của các địa phương. *Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ: Là vùng lãnh thổ phát triển năng động nhất cả nước. Thời kỳ 1991-1999, nhịp độ tăng trưởng bình quân cả nước đạt 7,6% thì vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ đạt 11,2%. Một trong những nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng đạt mức cao là do tạo ra được môi trường thuận lợi huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tương đối lớn, nguồn vốn ODA vào vùng tuy không lớn nhưng đã đem lại hiệu quả nhất định, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển chung của các tỉnh trong vùng. 7 năm qua (1993-1999), vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ đã thu hút một khối lượng ODA trị giá khoảng 1 tỷ USD, chiếm 10% lượng ODA đã ký kết. 2-Nghiên cứu và đánh giá một số Nghị định liên quan đến giải ngân nguồn vốn ODA Các Nghị định liên quan đến giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức như Nghị định 87/CP ngày 5 tháng 8 năm 1997 về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 ban hành Quy chế đầu tư và xây dựng, Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 1999 ban hành Quy chế đấu thầu, Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 về giải phóng mặt bằng là kết quả của một quá trình nghiên cứu công phu, chỉnh sửa và thay đổi nhiều lần cho phù hợp với tình hình thực tế. Ưu điểm của các Nghị định này là cơ bản, song vẫn có nhiều bất cập mới xuất hiện trong quá trình thực hiện. Dưới đây là những xem xét, đánh giá về hai trong số những Nghị định nêu trên: 1.1.1-Nghị định 87/CP Nói chung, Nghị định này được hoan nghênh và đánh giá cao vì nó chỉnh sửa được c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6928.doc
Tài liệu liên quan