Đề tài Những giải pháp về chính sách đối với người lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG LUẬN CỨ KHOA HỌC VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

I.Một số khái niệm cơ bản:

 1. Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)

 2. Đổi mới cơ chế quản lý DNNN

 3. Tổ chức sắp xếp và cơ cấu lại DNNN

 4. Công ty cổ phần

 5. Cổ phần hoá DNNN

 6. Giao một DNNN cho tập thể người lao động

 7. Bán một số DNNN

 8. Khoán kinh doanh một DNNN

 9. Cho thuê một DNNN

II. Tính tất yếu của việc sắp xếp lại DNNN dẫn tới việc sắp xếp lại lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp DNNN

1. Sắp xếp doanh nghiệp là tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường

 2. Sự cần thiết phải sắp xếp lại lao động trong quá trình sắp xếp lại DNNN

III. Những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc sắp xếp lại lao động trong các DNNN

1. Quan điểm chung

2. Những nguyên tắc cơ bản trong việc sắp xếp lại lao động trong DNNN

 

IV. Kinh nghiệm giải quyết về chính sách đối với người lao động trong quá trình sắp xếp DNNN ở một số nước

1. Trung Quốc

2. Ân Độ

3. Hungary

4. Đài Loan

PHẦN THỨ HAI

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỔI MỚI VÀ SẮP XẾP LẠI DNNN

A. Các chính sách hiện hành của việt nam đối với người lao động trong quá trình sắp xếp lại DNNN ở Việt Nam

I. Chính sách của Nhà nước về lao động trong quá trình sắp xếp lại DNNN

 1. Các quyết định của Chính phủ

 a. Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/01/1987 của Hội đồng Bộ trưởng

 b. Quyết định 176/HĐBT ngày 10/09/1989 của hội đồng bộ trưởng

 c. Quyết định 315/HĐBT ngày 01/09/1990 của Hội đồng Bộ trưởng

 d. Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng

 2. Chính sách tạo môi trường thuận lợi cho người lao động khi rời khỏi DNNN

II. Chính sách đối với người lao động không bố trí được việc làm

 1. Thực hiện theo quyết định của pháp luật hiện hành

 a. Chính sách đối với người lao động bị mất việc làm do thay đổi công nghệ

 b. Chính sách đối với người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

 c. Chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

 d. Chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá

 e. vận dụng Chế độ hưu trí

 f. Đối với người lao động tự nguyện xin thôi việc

 g. Đối với người lao động không bố trí được việc làm còn lại

 h. nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002

B. Đánh giá thực trạng về việc thực hiện chính sách đối với người lao động trong quá trình thực hiện đổi mới và sắp xếp lại DNNN trong thời gian gần đây

I. Việc thực hiện các chính sách từ giai đoạn 1986 – 1991

1. Vai trò của Nhà nước và quyền tự chủ doanh nghiệp trong sử dụng lao động

II. Việc thực hiện các chính sách từ giai đoạn 1991 đến nay

C. Những kết quả đạt được và nhận xét rút ra của việc thực hiện các chính sách đối với người lao động trong quá trình sắp xếp lại DNNN

I. Kết quả đạt được và những vấn đề cần tháo gỡ khó khăn

 1. Kết quả sắp xếp lại DNNN

 2. Dự kiến lộ trình sắp xếp DNNN theo Chỉ thị 20/CT giai đoạn 2000- 2002

 3.Những vấn đề cần tháo gỡ

PHẦN THỨ BA

KHUYẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

A. GIẢI PHÁP LÂU DÀI

 1. Phát triển sản xuất tạo nhiều chỗ làm việc

 2. Sửa đổi bổ sung một số quy định trong pháp Luật lao động

 3. Nghiên cứu và ban hành chế độ bảo hiểm thất nghiệp

 4. Thúc đẩy việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

B. GIẢI PHÁP TRƯỚC MẮT

I. Quan điểm giải quyết

II. Một số chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết lao động dôi dư

1. Trường hợp nghỉ việc trước khi sắp xếp

2. Đối với người lao động trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản giải thể

3. Trường hợp thực hiện các hình thức chuyển đổi

KẾT LUẬN 1

1

1

1

2

2

2

2

2

3

 

3

 

3

 

6

 

7

7

 

8

 

 

9

9

13

13

14

 

 

16

 

16

 

16

16

16

17

18

18

 

20

20

20

 

20

21

 

23

23

24

25

25

25

 

 

28

28

 

28

29

 

 

34

34

34

 

37

39

 

 

 

 

46

46

46

47

49

51

 

51

 

52

52

 

54

54

57

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp về chính sách đối với người lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty cổ phần; được tiếp tục thực hiện hợp đông lao động đã ký trước đó cho đến khi hai bên thoả thuận thay đổi nội dung hoặc ký kết hợp đồng lao động mới; mọi quyền lợi khác theo luật định. Người lao động được đảm bảo việc làm chí ít là 12 tháng. Đối với người lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động thì quyền lợi của họ được giải quyết theo chế độ hiện hành. Người lao động được có cổ phần trong doanh nghiệp: + Nhà nước có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển doanh nghiệp. + Người lao động được chia số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng tiền không phải nộp thuế thu nhập để mua cổ phần (Điều 13-NĐ44). + Người lao động được mua cổ phần ưu đãi tại doanh nghiệp cổ phần hoá, được sở hữu cổ phần này và được hưởng các quyền lợi của nó (Điều 14-NĐ44; TT11/LĐTBXH). Theo quy định này, người lao động được mua cổ phần giảm giá 30% so với các đối tượng khác. Mỗi năm làm việc cho Nhà nước được mua 10 cổ phần ưu đãi, đặc biệt người lao động nghèo được mua cổ phần theo giá ưu đãi nhưng được hoàn trả trong 3 năm đầu để hưởng cổ tức và trả dần tối đa trong 10 năm không phải chịu lãi suất. + Người lao động được hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại để tìm việc làm mới. Nhà nước dành một phần tiền bán cổ phần để doanh nghiệp đào tạo lại nghề giải quyết việc làm mới cho người lao động. d.Chính sách đối với người lao động tronh doanh nghiệp chuyển sang hình thức khác: Khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang các hình thức khác như: Chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp hoặc trong trường hợp sáp nhập, phân chia doanh nghiệp được pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động, cụ thể tại các Điều 31, 52, 66 của Bộ Luật Lao động, được chi tiết và cụ thể hoá tại: Nghị định 103/199/NĐ-CP ngày 10/09/1999 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước; Thông tư số 07/2000/TT-BLĐTBXH ngày 29/03/2000 của Bộ Lao động Thương binh-xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ đối với người lao động là: Đối với doanh nghiệp giao: Người lao động được bảo đảm việc làm tối thiểu là 3 năm(Điều 10-NĐ 103). Số lao động trong doanh nghiệp giao được người sử dụng lao động cam kết sử dụng hết, trừ trường hợp người lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 12-NĐ103) . Người lao động được sở hữu một phần giá trị doanh nghiệp với số cổ phần tương ứng với số năm làm việc cho Nhà nước, được hưởng cổ tức trên số cổ phần được giao đó và có quyền thừa kế nhưng không được chuyển nhượng trong thời gian tối thiểu là 3 năm sau khi giao doanh nghiệp (K2-Đ13-NĐ103). Được đào tạo lại để giải quyết việc làm mới. - Đối với doanh nghiệp bán: Người lao động được hưởng các chính sách: Về bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật (K2a-Đ21-NĐ103). Được trợ cấp mất việc làm trong các trường hợp mất việc(K5-Đ21-NĐ103). Được trợ cấp thôi việc trong các trường hợp thôi việc (K2b-Đ21-NĐ103). Nếu số tiền bán doanh nghiệp không đủ thanh toán nợ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc cho người lao động thì số tiền thiếu được trích từ quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày 30/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. - Đối với doanh nghiệp khoán kinh doanh, cho thuê: Được người sử dụng lao động đảm bảo theo hợp đồng thuê và hợp đồng khoán về quyền lợi của người lao động không trái với quy định của pháp luật hiện hành theo Điều 9-NĐ 103 và Điều 31-BLLĐ. -Đối với doanh nghiệp Nhà nước quan trọng được giữ lại: Theo phân loại của chỉ thị 20/1998/CT-TTg là những doanh nghiệp quan trọng, cần duy trì hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước để pháy huy vai trò nòng cốt và dẫn dắt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là những doanh nghiệp cần duy trì 100% vốn Nhà nước thì được tập trung chỉ đạo, kiện toàn về tổ chức, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được Nhà nước hỗ trợ bổ sung vốn để phát triển(K1-Đ2-QĐ177). e. Vận dụng chế độ hưu trí: - Đối với người lao động có đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng còn thiếu 5 năm tuổi đời hoặc thiếu 1 năm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 25 và 26 điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995, thì ngân sách Nhà nước hỗ trợ để đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho thời gian còn thiếu đó (mức đóng hàng tháng bảo hiểm xã hội là: 15%; bảo hiểm y tế là: 3%). - Những người tự nguyện nghỉ hưu sớm với mức lương hưu thấp hơn được miễn giám định suy giảm sức khoẻ. - Khi nghỉ việc Nhà nước hỗ trợ thêm 1 tháng lương cơ bản cho 1 năm làm việc hoặc khi nghỉ hưu sớm được trợ cấp một khoản kinh phí tương ứng với số năm nghỉ hưu sớm so với độ tuổi quy định. f. Đối với người lao động tự nguyện xin thôi việc: - Nhà nước hỗ trợ thêm 1 tháng lương cơ bản cho một năm làm việc. - Người lao động có thể nhận chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu trong thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Nếu có nguyện vọng tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì được tiếp tục đóng hàng tháng cho đến khi đủ điều kiện nghỉ hưu, mức đóng hàng tháng là 15% tiền lương do người lao động tự túc nguồn kinh phí. - Người lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo một lần là 10 tháng lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước tại thơì điểm xin nghỉ (tương ứng với một khoá học 6 tháng ). g. Đối với số lao động không bố trí được việc làm còn lại: - Người lao động có sức khỏe mà tuổi đời dưới 45 nếu có nguyện vọng thì được doanh nghiệp tạo điều kiện cho đi đào tạo lại hoặc đào tạo nghề mới, được Nhà nước hỗ trợ 6 tháng lương cơ bản tại thời điểm đi đào tạo để bố trí việc làm mới. Nếu không bố trí được việc làm mới cho người lao động thì doanh nghiệp cho họ nghỉ và hưởng lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 3 Điều62 Bộ luật Lao động. - Đối với người lao động không thuộc diện đi đào tạo thì cho nghỉ và hưởng lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động. h. Nghị định số 41/2002/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 11/04/2002: Về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước: - Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được nghỉ hưu, nhưng không trừ phần trăm lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi. Và được hưởng thêm hai khoản trợ cấp sau: trợ cấp 03 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi và trợ cấp 5 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp thêm 1/2 tháng lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng. Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hôị tối đa 1 năm, thì được nhà nước đóng một lần số tiền bảo hiểm xã hội cho những tháng còn thiếu với mức 15% tiền lương tháng để giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng. Các đối tượng còn lại thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ như sau: + Trợ cấp mất việc làm được tính theo số năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước, cứ mỗi năm được trợ cấp 1 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng tiền lương, phụ cấp lương đang hưởng. + Được hỗ trợ thêm hai khoản sau: trợ cấp 1 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước. Và trợ cấp một lần với mức 5 triệu đồng. + Được hưởng 6 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng để đi tìm việc làm. trường hợp người lao động có nguyện vọng học nghề thì ngoài khoản tiền được hưởng đi tìm việc làm nói trên còn được đào tạo tối đa 6 tháng tại các cơ sở dạy nghề do nhà nước quy định. Nhà nước cấp kinh phí cho các cơ sở dạy nghề này để đào tạo lao động dôi dư. + Người lao động còn thiếu tối đa 5 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, ngoài việc được hưởng các chế độ quy định trên còn được tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội với mức 15% tiền lương tháng trước khi nghỉ việc cho cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Trường hợp chưa đủ điều kiện để đóng tiếp bảo hiểm xã hội nói trên thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc hưởng trợ cấp một lần theo quy định hiện hành. - Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến 3 năm thì chấm dứt họp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau: + Trợ cấp mất việc làm được tính theo số năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước, cứ mỗi năm được trợ cấp 1 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng. + Trợ cấp 70% tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho những tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng lao động đã giao kết, nhưng tối đa cũng không quá 12 tháng. + Người lao động còn thiếu tối đa 5 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, ngoài việc được hưởng các chế độ quy định còn được tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội với mức 15% tiền lương tháng trước khi nghỉ việc cho cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Trường hợp chưa đủ điều kiện để đóng tiếp bảo hiểm xã hội nói trên thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm hoặc hưởng trợ cấp một lần theo quy định. - Người lao động đã nhận trợ cấp tại nghị định này nếu được tái tuyển dụng làm việc ở doanh nghiệp đã cho thôi việc, hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp này. Doanh nghiệp tuyển dụng lao động có trách nhiệm thu hồi số tiền nêu trên từ người lao động và nộp toàn bộ vào quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. - Người lao động dôi dư được tạo điều kiện vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm để tự tạo việc làm và được giới thiệu tìm việc làm mới theo quy định của pháp luật. B. đánh giá thực trạng về vịêc thực hiện chính sách đối với người lao động trong quá trình thực hiện đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian gần đây: I. Việc thực hiện các chính sách từ giai đoạn 1986-1991 : 1. Vai trò của Nhà nước và quyền tự chủ doanh nghiệp trong sử dụng lao động: Như đã phân tích, doanh nghiệp Nhà nước ở việt nam được hình thành trên cơ sở thành lập mới, quốc hữu hoá và cải tạo công thương sau khi thống nhất tổ quốc kèm theo nó, sự hình thành đội ngũ lao động trong hệ thống các doanh nghiệp là tuyển mới hoàn toàn (xây dựng doanh nghiệp mới )và tuyển bổ sung thêm. Mấy chục năm qua, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, chính sách tuyển dụng lao động chủ yếu nhằm cung ứng lao động cho khu vực Nhà nước dưới các hình thức sau: - Tuyển dụng vào cơ quan, xí nghiệp theo chỉ tiêu biên chế được duyệt. -Tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp và dạy nghề sau đó phân phối học sinh tốt nghiệp theo chỉ tiêu phân phối được duyệt; -Thuyên chuyển và điêù động công tác theo yêu cầu của tổ chức và cá nhân (kể cả chuyển vùng). Tuyển quân sau đó chuyển ngành ra các cơ quan xí nghiệp; -Tuyển thanh niên xung phong. Quan hệ lao động diễn ra chủ yếu giữa Nhà nước và người lao động (quan hệ trực tiếp) theo phương thức tuyển dụng vào biên chế suốt đời và được kế hoạch hoá đến từng người lao động theo chỉ tiêu biên chế được duyệt. Tuy nước ta chính thức chuyển sang cơ chế thị trường bắt đầu từ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 6 (1986)và bước mạnh hơn là từ năm 1989. Nhưng chế độ tuyển dụng này được thực hiện trong một giai đoạn khá dài và nó được phấp luật hoá bằng Nghị định số 24/CP năm 1963 và được tiếp tục thực hiện đến năm 1990 khi quốc hội ban hành pháp lệnh hợp đồng lao động và Nghị định số165/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ). Đây là một cái mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản từ chế độ biên chế suốt đời sang chế độ hợp đồng lao động, thông thoáng hơn tạo điều kiện thụân lợi hơn cho người lao động và cho người sử dụng lao động thực hiện quan hệ lao động bình đẳng hơn. Tiếp đó năm1995 việc tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động được nâng cao và hoàn thiện thêm một bước bằng việc thông qua Bộ Luật Lao động ngày 23/06/1994 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1995. Như vậy, quan hệ lao động được xác lập, các quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động được thoả thuận và ghi trong hợp đồng lao động. II. Việc thực hiện các chính sách từ giai đoạn 1991 đén nay: 1.Thực hiện các chính sách theoquyết định của chính phủ : Thực hiện theo Quyết định 176/HĐBT đã giải quyết trên khoảng 70 vận lao động thôi việc (không kể hành chính sự nghiệp ) từ các doanh nghiệp thuộc khu vực quốc doanh sang làm việc ở các thành phần kinh tế khác và tổng số kinh phí giaỉ quyết chế độ chính sách cho người lao động khoảng 300 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 168 tỷ chiếm 56% tổng kinh phí, còn lại do địa phương và doanh nghiệp chi trả.(() Nguồn: Vụ Chính sách Lao động việc làm, Bộ LĐTBXH. ) Có khoảng trên 12.000 người lao động rời khỏi doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định 315/HĐBT. Có thể nói quyết định 176/HĐBT là một chủ trương lớn có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế xã hội. Quyết định này đã góp phần tháo gỡ những khó khăn cho các đơn vị kinh tế quốc doanh sau một quá trình kéo dài của thời kỳ bao cấp chuyển sang kinh tế thi trường. Thông qua việc sắp xếp lại lao động theo quyết định này cũng thể hiện sự yếu kém của doanh nghiệp Nhà nước chưa thích ứng được với cơ chế thị trường khi cắt khỏi bao cấp nhiều doanh nghiệp đã tự mình không xoay sở được buộc phải thu hẹp sản xuất hoặc lâm vào tình trạng giải thể phá sản kéo theo hàng vạn lao động phải tạm thời nghỉ việc, bị mất việc làm. Mà cao điểm là tháng 2/1989 số lao động tạm thời nghỉ việc lên tới 25-30% cá biệt có đơn vị tới 40-50%. Quyết định 176/HĐBT đã có tác dụng quan trọng góp phần sắp xếp lại sản xuất kinh doanh và lao động trong doanh nghiệp Nhà nước. Đại bộ phận số lao động trong khu vực Nhà nước chuyển ra đã có việc làm và ổn định cuộc sống.Theo điều tra chọn mẫu của Bộ Lao động Thương binh –xã hội ở thời điểm sau 176 thì 70% số người lao động rời khỏi doanh nghiệp có việc làm và thu nhập ổn định; 15% có vịêc làm và thu nhập chưa ổn định;15% lao động gặp nhiều khó khăn, chưa tìm được việc làm.Trong khi đó Nhà nước cũng chưa kịp thời có các chương trìng dự án giải quyết việc làm cho người lao động.(()Nguồn: Vụ Chính sách Lao động việc làm, Bộ LĐTBXH. ) Các đơn vị quốc doanh sau khi cho người lao động ra khỏi doanh nghiệp cũng chưa quan tâm đầy đủ đén người lao động thôi việc, mất việc, nhất là đối tượng đặc biệt khó khăn để có biện pháp giúp đỡ. Một số doanh nghiệp Nhà nước sau khi sắp xếp lại theo Quyết định 176 lại tiếp tục đình đốn sản xuất, không đứng vững trong cơ chế thị trường buộc phải sắp xếp lại hoặc thu hẹp sản xuất và hậu quả là người lao động lại tiếp tục mất vịêc làm hoặc không có việc làm. Song do nguồn ngân sách thì có hạn không thể tiếp tục nguồn này để giải quyết số lao động dôi dư tiếp theo các doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn cũng không đủ kinh phí để có thể đảm bảo phần đóng góp của doanh nghiệp mình, chi trả cho người lao động theo quyết định 176/HĐBT. Vì vậy không thể tiếp tục giải quyết lao động dôi dư theo chế độ này ở giai đoạn tiếp theo. 2. Việc thực hiện các chính sách đối với lao động dôi dư hiện nay: a. Một số nguyên nhân chủ yêú dẫn đến lao động dôi dư: Qua phân tích tình hình sử dụng lao động trong đổi mới doanh nghiệp Nhà nước cho thấy lao động dôi dư tập trung vào một số nguyên nhân cơ bản sau: - Khi chuyển sang cơ chế mới – cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Nhà nước ta đã mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong đó có quyền tuyển dụng lao động. Nhà nước không có cơ chế quản lý định biên lao động và định mức lao động gắn với công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh dẫn đến hiện tượng nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã tuyển dụng lao động nhiều hơn yêu cầu sản xuất kinh doanh kể cả lao động đảm nhiệm các sự nghiệp phúc lợi xã hội (nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, bệnh viện, nhà điều dưỡng ). Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều doanh nghiệp Nhà nước hiện nay làm ăn kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh kém. - Nhiều doanh nghiệp Nhà nước do sản xuất gặp khó khăn không có lãi, thậm chí bị thua lỗ nên không có nguồn để giải quyết quyền lợi cho người lao động khi họ bị mất việc làm. Mặt khác, các chính sách hỗ trợ tài chính theo luật định để giúp các doanh nghiệp Nhà nước gặp khó khăn chưa được các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước hướng dẫn thực hiện hoặc một số văn bản quy định nhưng thực tế không thể thực hiện được (Điểm c Khoản 3 Điều 10 của Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994” trường hợp đơn vị cũ đã giải thể hoặc thực sự khó khăn về tài chính thì khoản trợ cấp thôi vịêc do ngân sách Nhà nước chi trả’’; Khoản 4 Điều 17 Bộ Luật Lao động “ hỗ trợ về tài chính cho những địa phương và ngành có nhiều người thiếu việc làm hoặc mất việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ ” ). Đây là yếu tố không tích cực, cần tìm mọi cách để khắc phục tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp. - Phần đông người lao động không muốn rời khỏi doanh nghiệp mặc dù thu nhập có thấp hoặc thiếu việc làm vẫn hơn là phải về nghỉ hưu sớm hoặc hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm; hoặc vẫn muốn có tên trong danh sách để hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội, y tế và những quyền lợi khác. - Đối với người lao động đã vào làm việc trong doanh nghiệp trước năm 1995, gắn với hai cuộc kháng chiến nên theo luật lao động quy định đều thuộc loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn nên doanh nghiệp không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. - Chậm ban hành chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện, nên những người lao động khi thôi việc ở các doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang làm việc tại các đơn vị không thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội dẫn đến họ vẫn muốn giữ tên trong danh sách của doanh nghiệp để tiếp tục được bảo hiểm xã hội. - Các chế độ trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, trợ cấp đào tạo nghề, chưa khuyến khích người lao động tự nguyện đi tìm việc làm, tạo việc làm ở các đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ngoài khu vực kinh tế Nhà nước. - Một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng đó là một bộ phận doanh nghiệp đã có đổi mới về công nghệ và sản phẩm. Việc áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh đã kéo theo việc phải đổi mới lao động và đã dẫn đến tình trạng có một số lao động bị dôi dư ra. Đây là yếu tố tích cực và tình trạng này còn tiếp diễn chưa thể dừng lại được vì tốc độ cơ giới hoá, hiện đại hoá ngày càng cao. b. Các chính sách hiện nay đang áp dụng đối với lao động dôi dư: - Chế độ khuyến khích người lao động tự nguyện nghỉ hưu sớm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Một số doanh nghiệp đã chủ động giải quyết theo hướng sau: * Đối với những người đủ điều kiện nghỉ hưu theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995: + Thưc hiện chế độ hưu trí theo điều lệ Bảo hiểm xã hội Việt Nam. + Quà tặng của doanh nghiệp ( mức khoảng 1 triệu đồng / người). * Đối với những người đủ điều kiện giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 12/CP và đủ điều kiện nghỉ hưu theo Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 1998: + Thực hiện chế độ hưu trí theo điều lệ Bảo hiểm xã hội Việt Nam. + Trợ cấp thêm của doanh nghiệp cho mổi năm về hưu sớm theo độ tuổi Quy định số 12/CP (mức khoảng 500.000 đồng/ người). *Chế độ đối với các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động: + Đối với các trường hợp ở thời điểm sắp xếp lại lao động đã hết thời hạn hợp đồng lao động: Trợ cấp thôi việc theo Khoản 1 Điều42 Bộ Luật Lao động: Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm công tác tại công ty được hưởng 1/2 tháng lương cơ bản theo cấp bậc bản thân hiện hưởng, cộng với phụ cấp lương nếu có. Trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Điều 28 điều lệ Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 mức: Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng một tháng lương bình quân của 5 năm cuối trước khi nghỉ việc. + Đối với lao động đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc ở thời điểm sắp xếp lại lao động mà chưa hết thơì hạn của hợp đồng lao động: Trợ cấp mất việc làm theo Điều 17 Bộ Luật Lao động do doanh nghiệp trả. Trợ cấp thêm của doanh nghiệp (mức khoảng 300.000 đồng cho mỗi năm công tác tại doanh nghiệp ). Trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Điều 28 Điều lệ Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995. C. những kết quả đã đạt được và nhận xét rút ra của việc thực hiện các chính sách đối với người lao động trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. I. kết quả đạt được và những vấn đề cần tháo gỡ khó khăn trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước với việc thực hiện chính sách với người lao động: 1. Kết quả sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước: Thực hiện Chỉ thị 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã quy hoạch tổng thể sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Theo đó thì, tổng số doanh nghiệp Nhà nước (theo số liệu của ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp )đến năm 2001 là 5200 doanh nghiệp, bao gồm728 doanh nghiệp hoạt động công ích; 4472 doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh (xem phụ lục số 1a). Số doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển quyền sở hữu đến 15/8/2001 (xem phụ lục số 2a).Trong đó: a. Cổ phần hoá : Tính đến 15/8/2001 cả nước đã có 532 doanh nghiệp Nhà nước có quyết định cổ phần hoá toàn bộ doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp, trong đó theo Nghị định 202/CT là 12 doanh nghiệp, theo NĐ 28/CT là 50 doanh nghiệp và 460 doanh nghiệp theo NĐ 44/CP. Riêng năm 1999 hoàn thành cổ phần hoá 250 doanh nghiệp, gấp 7 lần so với 6 năm trước khi ban hành NĐ 44/1999/NĐ-CP. Trong số 532 doanh nghiệp đã cổ phần hoá đến 10/8/2001. Biểu số1: Số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá thuộc các ngành Đơn vị tính: % Loại doanh nghiệp cổ phần hoá thuộc các ngành Số lượng doanh nghiệp % trong tổng số DNNN CPH - Địa phương 336 73 - Bộ ngành 85 18,4 - Tổng công ty 35 8 - Công nghiệp và xây dựng 174 44,2 - Dịch vụ thương mại 163 39,2 - Giao thông vận tải 47 9,5 - Nông nghiệp 26 4,1 - Khác và thủy sản 12 2,1 Nguồn : Vụ chính sách lao động việc làm- Bộ Lao động Thương binh và xã hội. Qua cổ phần hoá vốn Nhà nước không những được bảo toàn mà còn tăng thêm (460 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá có tổng số vốn 1920 tỷ đồng). Huy động thu hút thêm gần 1900 tỷ đồng của các cá nhân, pháp nhân trên mọi thành phần kinh tế khác đầu tư vào các doanh nghiệp cổ phần hoá, góp phần đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, đồng thời Nhà nước đã rút bớt khoảng 1230 tỷ đồng ở các doanh nghiệp này đầu tư vào các doanh nghiệp khác có hiệu quả hơn. Phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hoá khi xác định đều tăng từ 10-50% so với giá trị ghi trên sổ sách. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá đến tháng 8/2000 có khoảng trên 100 doanh nghiệp đã cổ phần hoá từ một năm trở lên. Trong đó có 40 doanh nghiệp đã báo cáo kết quả thực hiện cổ phần hoá. Kết quả như sau: Doanh thu bình quân tăng gấp 2 lần số trước khi cổ phần hoá; lợi nhuận tăng từ 1-2 lần; nộp ngân sách Nhà nước tăng 2 lần; lao động tăng 20%; thu nhập của người lao động tăng 20%(chưa kể thu nhập từ cổ tức). Vốn điều lệ tăng 1,5 lần từ nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp và phát hành thêm cổ phiếu. Phần vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá trên 1 năm tăng 60 tỷ đồng. Như vậy vấn đề lao động dôi dư không phải là vấn đề lớn với các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá vừa qua, mà là vấn đề dư thừa lao động tiềm ẩn khi hiệu quả của công ty cổ phần giảm xuống, vì theo quy định của Nghị định 44/CP khi cổ phần hoá và trong thời gian một năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần không có khả năng cắt giảm lao động. b. Giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước: Theo phân loại của Chỉ thị 20/CP được Thủ tướng Chính phủ cho phép tiến hành các biện pháp giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, theo Nghị định 103/1999/NĐ-CP. Tính đến tháng 1/2001 cả nước có 24 tỉnh, thành phố,1 Bộ, 1 Tổng công ty 91 đã tiến hành thực hiện giao,bán,khoán,cho thuê doanh nghiệp Nhà nước.Số doanh nghiệp Nhà nước thực hiện giao,bán,khoán kinh doanh,cho thuê là 105 doanh nghiệp,trong đó có 90 doanh nghiệp đã và đang thực hiện Nghị định 103/CP và 15 doanh nghiệp được thực hiện trước khi Chính phủ ban hành NĐ103/CP. Biểu số 2: Bảng tổng hợp số liệu về tình hình thực hiện giao,bán,khoán kinh doanh,cho thuê doanh nghiệp Nhà nước tính đến hết tháng 1/2001 Chỉ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3582.doc
Tài liệu liên quan