Đề tài Những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển đô thị

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự phát triển của nền kinh tế tri thức cùng với thời kì hội nhập mở cửa có sự giao lưu trao đổi về trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ và một trong những chủ trương quan trọng của Đảng ta là ra sức phát triển đô thị cùng với việc công nghiệp hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn, quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng, giải quyết việc làm, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để các đô thị làm hạt nhân thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa trong vùng và trên cả nước.

Quá trình phát triển đô thị ở nước ta bước đầu đem lại những thành quả, chẳng những làm cho bộ mặt và cuộc sống đô thay đổi khá hơn trước mà còn tác động tích cực đến sự đổi mới bộ mặt và cuộc sống nông thôn. Sự phát triển của đô thị tác động đến nông thôn, làm cho cuộc sống của người dân khá giả hơn, nông nghiệp phát triển hơn. Ngược lại sự phát triển của nông thôn và nông nghiệp lại tạo tiền đề cho sự phát triển công nghiệp và đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó quá trình phát triển đô thị cũng có nhiều vấn đề cần giải quyết như vấn đề về dân số, giao thông và vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị

Hiện nay các khu đô thị đang là điểm dừng chân của nhiều công ty, xí nghiệp và là nơi dân số tập trung rất đông. Vì vậy nó đã tác động đến môi trường đô thị làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường của các khu đô thị rất nghiêm trọng. Và sự thay đổi của môi trường nó có làm ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người dân hay không và có ảnh hưởng đến sự phát triển đô thị như thế nào? Cách giải quyết vấn đề này ra sao? Để góp phần trả lời những câu hỏi trên nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài đề tài: “ Những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển đô thị ”.

2. NỘI DUNG

Các nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường đô thị:

2.1. Xe máy nguồn gây ô nhiễm chính ở đô thị

Giao thông là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở các đô thị hiện nay. Đặc biệt ô nhiễm do các phương tiện tham gia giao thông gây ra tác động trực tiếp lên người đi đường, mang đến những hậu quả không nhỏ cho sức khỏe.

Trong khi đó, với mật độ phương tiện giao thông lớn nhưng chất lượng các loại phương tiện kém, cộng với hệ thống đường giao thông chưa tốt làm thải lượng ô nhiễm không khí từ giao thông đang có xu hướng gia tăng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 12168 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI ----------( ( (---------- BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. PHẠM THANH VŨ ĐẶNG VĂN BÉ TÁM MSSV: 4095143 LỚP: Quản Lý Đất Đai 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển của nền kinh tế tri thức cùng với thời kì hội nhập mở cửa có sự giao lưu trao đổi về trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ và một trong những chủ trương quan trọng của Đảng ta là ra sức phát triển đô thị cùng với việc công nghiệp hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn, quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng, giải quyết việc làm, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để các đô thị làm hạt nhân thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa trong vùng và trên cả nước. Quá trình phát triển đô thị ở nước ta bước đầu đem lại những thành quả, chẳng những làm cho bộ mặt và cuộc sống đô thay đổi khá hơn trước mà còn tác động tích cực đến sự đổi mới bộ mặt và cuộc sống nông thôn. Sự phát triển của đô thị tác động đến nông thôn, làm cho cuộc sống của người dân khá giả hơn, nông nghiệp phát triển hơn. Ngược lại sự phát triển của nông thôn và nông nghiệp lại tạo tiền đề cho sự phát triển công nghiệp và đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó quá trình phát triển đô thị cũng có nhiều vấn đề cần giải quyết như vấn đề về dân số, giao thông và vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị… Hiện nay các khu đô thị đang là điểm dừng chân của nhiều công ty, xí nghiệp và là nơi dân số tập trung rất đông. Vì vậy nó đã tác động đến môi trường đô thị làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường của các khu đô thị rất nghiêm trọng. Và sự thay đổi của môi trường nó có làm ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người dân hay không và có ảnh hưởng đến sự phát triển đô thị như thế nào? Cách giải quyết vấn đề này ra sao? Để góp phần trả lời những câu hỏi trên nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài đề tài: “ Những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển đô thị ”. 2. NỘI DUNG Các nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường đô thị: 2.1. Xe máy nguồn gây ô nhiễm chính ở đô thị Giao thông là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở các đô thị hiện nay. Đặc biệt ô nhiễm do các phương tiện tham gia giao thông gây ra tác động trực tiếp lên người đi đường, mang đến những hậu quả không nhỏ cho sức khỏe. Trong khi đó, với mật độ phương tiện giao thông lớn nhưng chất lượng các loại phương tiện kém, cộng với hệ thống đường giao thông chưa tốt làm thải lượng ô nhiễm không khí từ giao thông đang có xu hướng gia tăng.  Giao thông TPHCM (Ảnh: Lê Hồng Thái /SGTT) Ở TP Hồ Chí Minh nói riêng và các đô thị lớn nói chung đều tập trung rất nhiều phương tiện lưu thông cá nhân mà mô tô, xe gắn máy là chủ lực. Theo số liệu thống kê từ Sở GTVT, toàn TP hiện có khoảng 4,5 triệu xe gắn máy và hơn 400 ngàn xe ô tô. Bên cạnh đó là hàng vạn xe từ các tỉnh lưu thông vào TP hằng ngày. Số lượng xe gắn máy sẽ còn tiếp tục tăng lên để đáp ứng nhu cầu đi lại, nhưng đường sá thì không phát triển theo kịp nên xảy ra ùn tắc triền miên càng làm gia tăng ô nhiễm. Mặt khác, hiện có số lượng xe cũ, xe đã sử dụng nhiều năm không đạt tiêu chuẩn môi trường chiếm tỷ lệ lớn. Ông Chu Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Môi trường (Bộ GTVT) cho biết, ước tính có khoảng 50-60% mô tô, xe gắn máy không đạt tiêu chuẩn khí thải, là nguồn gây ô nhiễm không khí chính ở các đô thị lớn. Theo Vụ Môi trường, kết quả phân tích ở nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường cho thấy, hiện hầu hết các đô thị lớn của Việt Nam đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm trầm trọng, ở mức báo động. Tại các TP lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… bụi trong không khí trung bình gấp từ 200 tới 300% lần tiêu chuẩn cho phép. Thống kê của Bộ GTVT năm 2010 cũng cho thấy, ô nhiễm không khí ở đô thị do các hoạt động giao thông vận tải chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Vụ trưởng Vụ Môi trường nhận định, suy thoái chất lượng môi trường không khí là nguy cơ dễ nhận thấy trong thời gian ngắn sắp tới, đặc biệt là ở các đô thị, dọc các tuyến giao thông quan trọng và trong các cảng biển lớn. Tỷ lệ phương tiện giao thông cá nhân quá cao khiến thực trạng giao thông ở các đô thị ngày càng xấu, biểu hiện qua sự gia tăng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và tai nạn. “Sự phát triển của GTVT dẫn đến ô nhiễm không khí, tiếng ồn, gia tăng lượng nhiên liệu cũng như diện tích đất sử dụng… Điều này đặt ra sự cần thiết phải có những điều chỉnh tạo ra định hướng mới cho ngành GTVT để đạt sự phát triển bền vững”, ông Hùng nói. Trên 750 tỷ đồng kiểm soát ô nhiễm Một đề án kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động GTVT vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng kinh phí chỉ trong giai đoạn 2011-2015 đã lên đến 752 tỷ đồng. Theo ông Hùng, chiến lược kiểm soát ô nhiễm trong giao thông vừa được duyệt xác định nêu rõ mục tiêu kiểm soát, hạn chế gia tăng ô nhiễm, thực hiện hoàn nguyên môi trường trong hoạt động giao thông và hướng tới xây dựng hệ thống giao thông vận tải thân thiện môi trường. Chiến lược xác định phải thực hiện nghiêm túc về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải các loại phương tiện giao thông nhằm hạn chế ô nhiễm không khí; đầu tư trang thiết bị thu gom, xử lý chất thải từ hoạt động giao thông vận tải gây ra. Cụ thể đến năm 2015 ít nhất có 25% số toa xe khách đường sắt đóng mới, 80% bến xe khách loại 1 có thiết bị thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt; 30% cảng biển quốc tế có phương tiện thu gom, xử lý rác thải, dầu thải từ tàu biển… Trước mắt sẽ áp dụng một loạt các giải pháp về kỹ thuật, khoa học công nghệ để giảm thiểu ô nhiễm như nghiên cứu, xây dựng lộ trình nâng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô lên các mức Euro 3, 4, 5; kiểm tra khí thải lần đầu, định kỳ đối với các loại mô tô, xe gắn máy… Rõ ràng, đề án đặt ra nhiều nhiệm vụ nhưng đòi hỏi một nguồn kinh phí khá lớn. Vấn đề nan giải là tìm kiếm nguồn vốn từ các nguồn ngân sách, nguồn tài trợ quốc tế, nguồn xã hội hóa và áp dụng triệt để nguyên tắc, cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm phải chịu chi phí kiểm soát, bảo vệ môi trường để bảo đảm giảm tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động giao thông vận tải gây ra. 2.2. Ô nhiễm do chất thải bệnh viện Tin từ Tổng cục Môi trường cho biết, hiện nay, mới có khoảng 40% chất thải tại các bệnh viện, tập trung tại tuyến bệnh viện Trung ương được xử lý. Thực tế qua kiểm tra 200 lò đốt trên cả nước chỉ có 80 lò đốt hai buồng đạt tiêu chuẩn môi trường, với công suất từ 300 – 450 kg/ngày. Trong khi đó, tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế của năm 2010 đạt hơn 500 tấn/ngày, chất thải rắn y tế nguy hại phải xử lý  khoảng 60 – 70 tấn/ngày. Khảo sát những lò đốt công suất nhỏ và trung bình, phục vụ xử lý chất thải tại chỗ hoặc cho cụm bệnh viện, cho thấy có nhiều lò đốt không được sử dụng hoặc vận hành không hết công suất, nhiều lò đốt không có hệ thống xử lý khí thải, nên không thể kiểm soát được các khí độc hại như dioxin, furan. Thậm chí phần lớn bệnh viện huyện và một phần bệnh viện tỉnh vẫn còn dùng biện pháp chôn lấp chất thải nguy hại trong khuôn viên hoặc chôn lấp tại bãi chất thải chung của địa phương. Nhìn rộng ra toàn tuyến y tế cấp tỉnh, có tới trên 61% cơ sở y tế vẫn thuê xử lý chất thải và 6,4% sử dụng lò đốt 1 buồng và 9% cơ sở tự đốt hoặc chôn lấp. Trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại, chỉ có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy… là những kẽ hở phát tán ô nhiễm, lây lan mầm bệnh. Một lò xử lý chất thải y tế "lộ thiên". (Ảnh : Internet) Theo các chuyên gia của ngành y tế, hiện nay trên thế giới đang loại bỏ công nghệ đốt chất thải rắn y tế, bởi khó kiểm soát khí thải độc hại phát sinh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, là do còn thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải nguy hại. Bên cạnh đó còn có tình trạng phân loại chất thải rắn y tế chưa đúng qui định. Các phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, phần lớn chưa đạt chuẩn. Gần đây, Bộ Y tế cũng đã cho triển khai thử nghiệm công nghệ vi sóng kết hợp nước bão hòa. Hai lò đốt đầu tiên đã được xây dựng tại Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Tuy nhiên, lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh chỉ đạt khoảng 30 kg/ngày. 2.3. Ô nhiễm do các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp  Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đô thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm tới tăng bình quân khoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp khoảng 8-9%/năm, mức đô thị hoá từ 23% năm lên 33% năm 2000, thì đến năm 2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp có thể tăng lên gấp 2,4 lần so với bây giờ, lượng ô nhiễm do nông nghiệp và sinh hoạt cũng có thể gấp đôi mức hiện nay. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông. Ô nhiễm không khí do động của sản xuất công nghiệp: Tại Hà Nội, vào nhưng năm 1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1700 mét và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng 2-4 lần; xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Minh Khai – Mai Động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần. Cũng tại khu công nghiệp Thượng Đình, kết quả đo đạc các năm 1997-1998 cho thấy nồng độ SO2 trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép 2-4 lần. Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm 2010, nếu tất cả 74 khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức là gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại... Trước những điểm nóng về ô nhiễm môi trường như trên, nhiều giải pháp tương đối đồng bộ và cụ thể đã được kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường cả trong hiện tại và trong dự báo về chính sách, chiến lược, quy hoạch đến các giải pháp về công nghệ, nhân lực, giải pháp xã hội, các cộng cụ kinh tế và các biện pháp quan trắc theo dõi, kèm theo một số dự án hoặc nghiên cúu sâu đối với các trường hợp cụ thể. Tại Hà Nội, đang thực hiện gói thầu CP7A nhằm cải thiện hệ thống thoát nước ở Hà Nội trên hệ thống sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, tức lần thực hiện các biện pháp xử lý nước thải hữu hiệu như đã đề ra trong quy hoạch tổng thể thoát nước của Hà Nội thì đến năm 2010 hầu hết các con sông ở Hà Nội có chỉ tiêu BOD dưới 25 mg/lít; còn nếu không có biện pháp cải thiện môi trường rõ rệt thì chỉ số BOD sẽ tăng gấp đôi so với thời kỳ 1992-1994 và khoảng 1,8 lần so với thời kỳ 1997-1998, trong đó sông Lừ sẽ bị ô nhiễm nặng nhất với chỉ số BOD là 130 mg/l, khá nhất là sông Sét thì cũng là 54 mg/l; trong đó tiêu chuẩn cho phép đối với nước loại A không quá 4 mg/l, với nước loại B không quá 25 mg/l. Hà Nội cũng đang tiến hành dự án cải tạo môi trường đối với khu công nghiệp Minh Khai – Vĩnh Tuy, di dời các nhà máy ra khỏi vùng đô thị đông dân, áp dụng nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “Trường hợp tính lệ phí nước thải của một xí nghiệp công nghiệp”. Thành phố Hồ Chí Minh lập dự án xây dựng các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp...Các giải pháp sẽ chỉ có tác dụng giảm bớt ô nhiễm môi trường nếu mọi người cùng coi trọng và bảo vệ môi trường bằng y thức và hành động cụ thể của mỗi người. 2.4. Các chất ô nhiễm khác trong nước thải - pH của nước thải: pH của nước thải có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý. Các công trình xử lý nước thải áp dụng các quá trình sinh học làm việc tốt khi pH nằm trong giới hạn từ 7 ¸ 7,6. Như chúng ta đã biết môi trường thuận lợi nhất để vi khuẩn phát triển là môi trường có pH từ 7 ¸ 8. Các nhóm vi khuẩn khác nhau có giới hạn pH hoạt động khác nhau. Ví dụ vi khuẩn nitrit phát triển thuận lợi nhất với pH từ 4,8 ¸ 8,8, còn vi khuẩn nitrat với pH từ 6,5 ¸ 9,3. Vi khuẩn lưu huỳnh có thể tồn tại trong môi trường có pH từ 1 ¸ 4. Ngoài ra pH còn ảnh hưởng đến quá trình tạo bông cặn của các bể lắng bằng cách tạo bông cặn bằng phèn nhôm. Nước thải sinh hoạt có pH = 7,2 ¸ 7,6. Nước thải công nghiệp có pH rất khác nhau phụ thuộc từng loại công nghiệp. Các xí nghiệp sản xuất có thể thải ra nước thải có tính acid hoặc kiềm rất cao chẳng những làm cho nguồn nước không còn hữu dụng đối với các hoạt động giải trí như bơi lội, chèo thuyền mà còn làm ảnh hưởng đến hệ thủy sinh vật. Nồng độ acid sulfuric cao làm ảnh hưởng đến mắt của những người bơi lội ở nguồn nước này, ăn mòn thân tàu thuyền, hư hại lưới đánh cá nhanh hơn. Nguồn nước lân cận một số xí nghiệp có thể có pH thấp đến 2 hoặc cao đến 11; trong khi cá chỉ có thể tồn tại trong môi trường có 4,5 < pH < 9,5. Hàm lượng NaOH cao thường phát hiện trong nước thải ở các xí nghiệp sản xuất bột giặt, thuộc da, nhuộm vải sợi... NaOH ở nồng độ 25 ppm đã có thể làm chết cá - Các loại muối: Nhiều loại xí nghiệp có nước thải chứa hàm lượng muối khá cao; ngoài ra ở các nước ôn đới người ta còn dùng muối để rãi lên mặt đường vào mùa đông và muối bị rửa trôi vào hệ thống cống rãnh. Hàm lượng muối cao sẽ làm cho nguồn nước không còn hữu dụng cho mục đích cấp nước hay tưới tiêu, làm hoa màu bị thiệt hại và đất bị ô nhiễm. Các loại muối khóang Ca, Mg còn làm cho nguồn nước bị "cứng", đóng cặn trong các đường ống gây thất thoát áp lực trên đường ống. Nước cứng làm ảnh hưởng đến việc nhuộm vải sợi, sản xuất bia và chất lượng của các sản phẩm đóng hộp. Nước cứng còn gây đóng vẩy trong các đường ống của lò hơi làm giảm khả năng truyền nhiệt. Magnesium sulfate gây xổ nhẹ ở người, ion chloride làm tăng độ dẫn điện của giấy cách điện, ion sắt gây các vết bẩn trên vải sợi và giấy, carbonat tạo vẩy cứng đóng trên đậu Hà Lan trong quá trình chế biến và đóng hộp chúng. Các loại muối có chứa Nitrogen và phosphorus làm cho tảo phát triển nhanh gây hiện tượng tảo nở hoa, làm ảnh hưởng đến hệ thủy sinh vật và mất mỹ quan. - Các kim loại độc và các chất hữu cơ độc: Nước chảy tràn ở khu vực sản xuất nông nghiệp có chứa dư lượng thuốc trừ sâu và thuốc trừ cỏ, trong khi nước chảy tràn ở các khu đô thị chứa chì và kẽm. Nhiều ngành công nghiệp thải ra các loại kim loại và chất hữu cơ độc khác. Các chất này có khả năng tích tụ và khuếch đại trong chuỗi thức ăn, do đó cần phải được quản lý tốt. Hàm lượng chloride 4000 ppm gây độc cho cá nước ngọt, Cr6+ gây độc cho cá ở nồng độ 5 ppm. Đồng ở hàm lượng 0,1 ¸ 0,5% đã gây độc cho vi khuẩn và một số sinh vật khác. P2O5 ở nồng độ 0,5 ppm gây trở ngại cho quá trình tạo bông cặn và lắng trong các nhà máy nước. Phenol ở nồng độ 1 ppb đã gây nên vấn đề cho các nguồn nước. - Nhiệt: Các nước thải từ nhà máy nhiệt điện và lò hơi của một số ngành công nghiệp có nhiệt độ rất cao. Khi thải ra môi trường, nó làm tăng nhiệt độ của các thủy vực ảnh hưởng đến một số thủy sinh vật và làm suy giảm oxy hòa tan trong nguồn nước (do khả năng bão hòa oxy trong nước nóng thấp hơn và vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ sẽ hoạt động mạnh hơn). - Màu (color) Các nước thải từ nhà máy dệt, giấy, thuộc da, lò mổ... có độ màu rất cao. Nó có thể làm cản trở khả năng khuếch tán của ánh sáng vào nguồn nước gây ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của hệ thủy sinh thực vật. Nó còn làm mất vẽ mỹ quan của nguồn nước nên rất dễ bị sự phản ứng của cộng đồng lân cận. - Các chất tạo bọt (foam-producing matter) Các nước thải từ nhà máy dệt, giấy, các nhà máy hóa chất có chưá các chất tạo bọt, đây là một dạng ô nhiễm dễ phát hiện và gây phản ứng mạnh của cộng đồng lân cận. - Các chất gây trở ngại cho quá trình xử lý Lông vũ làm tắt nghẽn đường ống, dầu bơm. Các mảnh mỡ nhỏ làm nghẹt các đầu bơm. Cỏ rác làm nghẹt các đầu bơm. Các chất khí độc gây nguy hại trực tiếp đến công nhân vận hành. Các chất có khả năng gây cháy nổ. 3. KẾT LUẬN Trước tình trạng môi trường bị ô nhiễm chúng ta cần phải có một chiến lược chung, tổng thể phát triển ngành TN&MT làm cơ sở cho xây dựng Chiến lược phát triển các lĩnh vực chuyên ngành thuộc chức năng quản lý của Bộ, những định hướng cơ bản về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường để các Bộ ngành và các địa phương cùng thống nhất thực hiện. Chiến lược phát triển ngành TN&MT cần tiếp tục hướng tới việc ưu tiên các giải pháp, biến tài nguyên đất, nước, khoáng sản trở thành nguồn thu, đồng thời lượng hóa giá trị các nguồn thu từ các số liệu điều tra cơ bản, cũng như những nguồn thu có được từ việc dự báo tốt các lĩnh vực liên quan đến ngành, như ngăn ngừa thảm họa môi trường, xử lý thảm họa tốt. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Quang Trí. 2010. Giáo trình quy hoạch sử dụng đất đai. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. Võ Kim Cương. Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi. Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội-2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển đô thị.doc
Tài liệu liên quan