Đề tài Những nguyên nhân làm nên sự phát triển thần kì của Nhật Bản trong giai đoạn 1950-1973

Cấu trúc kinh tế hai tầng là đặc điểm nổi bật của Nhật Bản thời kì sau chiến tranh thế giới thứ hai, đó là sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực kinh tế hiện đại và khu vực truyền thống. Không có nghĩa là ở các nước tư bản phát triển khác không còn tồn tại bộ phận sản xuất nhỏ nữa. Hơn nữa khoảng cách về cơ cấu trong một nền kinh tế chỉ vừa mới phát triển công nghiệp như Nhật Bản thì cũng không đáng ngạc nhiên. Nhật Bản có nét phát triển độc đáo là sự đóng góp to lớn của khu vực sản xuất truyền thống, kinh doanh nhỏ trong suốt quá trình hiện đại hoá đất nước. Nhật Bản với sự tồn tại rất phổ biến của loại hình sản xuất kinh doanh nhỏ và khả năng thích ứng của nó khi Nhật Bản đã đạt được trình độ hiện đại hoá kinh tế cao. ở đây đi sâu vào sự đóng góp của nó trong sự tăng trưởng sau chiến tranh. Vì sau chiến tranh nó mới lại được phát triển nhanh mạnh trong điều kiện nền kinh tế tự do cạnh tranh. Nguyên nhân là do không phải lúc nào khu vực truyền thống ở Nhật Bản cũng phát huy sức mạnh của nó trong chiến tranh thế giới thứ hai vì mục đích tập trung sức lao động vào các ngành sản xuất vũ khí phục vụ chiến tranh.

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những nguyên nhân làm nên sự phát triển thần kì của Nhật Bản trong giai đoạn 1950-1973, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thường xuyên, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao. *Tích lũy vốn: Nhật Bản trong thời gian này đã tích lũy được một số vốn rất cao, cao nhất trong các nước phát triển. Từ 1952-1973 tỉ lệ tích lũy vốn khoảng từ 30-35% thu nhập quốc dân, hơn gấp hai lần so với Mĩ, Anh. Năm 1966 tổng số vốn đầu tư vào tư bản cố định của Nhật Bản là 30,6 tỉ USD. Đây là một trong những nhân tố quyết định nhất, bảo đảm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao. Tỉ lệ tích lũy vốn trong tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản và một số nước tư bản phát triển (%) *Sở dĩ Nhật Bản có mức tích lũy cao như vậy là vì Nhật Bản đã có những giải pháp hữu hiệu sau: Tận dụng triệt để nguồn vốn lao động trong nước, áp dụng chế độ tiền lương thấp. Trong những năm 50,60 thì tiền lương của công nhân Nhật Bản bằng 1/3 tiền lương công nhân Anh và bằng 1/4 tiền lương công nhân Mĩ. Chế độ tiền lương thấp là nhân tố quan trọng nhất để đạt mức tích lũy vốn cao và hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh nước ngoài. Để tạo vốn cho phát triển kinh tế Nhật Bản còn biết cách khai thác và sử dụng tốt nguồn tiết kiệm cá nhân. Từ năm 1961-1967 tỉ lệ gửi tiết kiệm trong thu nhập quốc dân là 18,6%cao gấp hơn hai lần so với Mĩ (62%)và Anh (7,7%). Năm 1968 -1969 tổng số tiền tiết kiệm lên tới 757,5 tỉ USD. Trung bình mỗi người dân Nhật có số tiền gửi tiết kiệm là 1550 USD. Giảm chi phí quân sự dưới 1% tổng sản phẩm quốc dân, hạn chế các khoản chi tiêu cho phúc lợi xã hội. Tóm lại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã thành công trong việc huy động nguồn vốn trong nước. Ngoài ra, Nhật Bản còn có nguồn vốn đầu tư nước ngoài do viện trợ (ODA) và đầu tư trực tiếp vì vậy Nhật bản có mức tích lũy vốn cao. *Sử dụng vốn: Nhật Bản được coi là một nước sử dụng vốn một cách táo bạo và có hiệu quả. Nhiều ngân hàng cho vay tới 95% tổng số vốn, do vậy mà đã tạo ra điều kiện tăng nhanh số vốn chuyển vào sản xuất kinh doanh. Trong việc sử dụng vốn Nhật Bản tập trung vào những ngành sản xuất lớn, hiện đại có hiệu quả cao. Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra nhanh chóng, đạt trình độ và quy mô quốc tế. Năm 1969 ở Nhật Bản có hơn 10 công ty độc quyền với doanh số trên 1 tỉ đôla, một số công ty như Mitsubisi có doanh số khoảng 10 tỉ đôla. Do đó mà Nhật Bản đã có những điều kiện thuận lợi để nhanh chóng áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, hợp lí hoá quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả của tư bản đầu tư. Về đầu tư trong nước phần lớn số vốn được tập trung vào các ngành then chốt như luyện kim, đóng tầu, chế tạo máy, hoá chất, điện tử và vi điện tử. Vốn đầu tư cũng được tập trung vào đồi mới toàn bộ tư bản cố định . Trong một số ngành như chế tạo máy, luyện kim, đóng tầu biển, điện tử trình độ trang bị kĩ thuật vào loại cao nhất trên thế giới. Nhật Bản còn chú trọng vào đầu tư nước ngoài chủ yếu vào các nước Đông Nam á, có là một yếu tố góp phần tăng trưởng kinh tế. Xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên kĩ thuật công nghệ hiện đại. 3. tiếp cận và ứng dụng nhanh những tiến bộ của khoa học kĩ thuật Chỉ 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai cuộc cách mạng kĩ thuật do Nhật Bản tiến hành đã phát triển nhẩy vọt đã tác động mạnh mẽ tới các yếu tố chủ yếu của sản xuất: công cụ lao động, đối tượng lao động, nguồn năng lượng cũng như các mặt kĩ thuật học và tổ chức sản xuất. Đến đầu những năm 70, Nhật Bản đã đạt trình độ cao về tự động hoá, về trình độ sử dụng máy tính điện tử trong một số ngành đã sản xuất và sử dụng được nhiều loại vật liệu tổng hợp đã đạt trình độ khá cao về hợp lí hoá sản xuất, áp dụng các phương pháp điện tử học và các phương pháp khác của kĩ thuật học vào sản xuất. Cách mạng khoa học kĩ thuật đã trở thành nhân tố tác động rất mạnh đến tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Nhật Bản có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lac hậu về khoa học và về công nghệ. Như vậy là do Nhật Bản đã đi theo một chiến lược khoa học công nghệ với những đặc trưng chủ yếu sau: Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tập trung vốn cao hơn và sản xuất lớn, then chốt và các ngành công nghiệp mới. Nhật Bản đã nhập kĩ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến của nước ngoài. Biện pháp này làm cho Nhật tiếp cận nhanh chóng với khoa học kĩ thuật mà không còn mất nhiều vốn và thời gian do vậy nâng cao được năng xuất lao động. Từ 1950 đến 1974 tổng số vụ nhập kĩ thuật của Nhật Bản lên tới 15.289 vụ, trong đó năm 1950 có 27 vụ và 1970 có 1.572 vụ, tăng 58 lần và gần 70 % từ Mỹ, hơn 10% từ Tây Đức. Những hợp đồng chủ yếu liên quan đến các ngành chế tạo máy, hoá chất, luyện kim… Nhật Bản không máy móc sao chép một cách nguyên vẹn các công nghệ nhập về mà họ ra sức nỗ lực đổi mới, nâng cao biến chúng thành kĩ thuật riêng. Nhờ có kĩ thuật và phương pháp sản xuất hiện đại nên Nhật Bản đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. Việc nhập khẩu của Nhật Bản thu được hiệu quả cao do đội ngũ công nhân lành nghề có khả năng tiếp thu những tiến bộ của khoa học hiện đại. Nhật Bản còn dựa trên việc nhập khẩu rồi cải tiến phát minh và không ít trường hợp Nhật từ chỗ nhập kĩ thuật vươn lên đứng đầu về kĩ thuật đó. Do hệ thống giáo dục của Nhật đã tạo ra được đội ngũ công nhân lành nghề, thích ứng với khoa học hiện đại: Nhật Bản đã xác định được trình tự phát triển phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình bắt đầu từ các ngành công nghiệp cơ bản đến các ngành công nghiệp lắp ráp mới, sự ra đời của ngành hoá dầu đã tạo ra sự biến chuyển lớn.Trung tâm tiến bộ kĩ thuật chuyển từ các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu sang ngành công nghiệp chế biến. Tiến bộ kĩ thuật còn đi vào các ngành các lĩnh vực rộng lớn như ngành xây dựng, giao thông vận tải …kĩ thuật công nghệ xây dựng cũng đã có sự phát triển đáng kể nhờ công nghệ mới. Nhiều loại vật liệu xây dựng mới như gỗ dán, các sản phẩm bằng nhựa … Nhật Bản cho ra đời tầu hoả Shinkansen, trong đó vận dụng những kết quả tiến bộ về máy điện và cơ khí điện tử. 4. Vai trò tổ chức , lập kế hoạch và điều hành của nhà nước Mặc dù sự tăng trưởng kinh tế nhanh hay “thần kì” của Nhât bản đã đạt được là do những nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể nhân dân Nhật Bản và chủ yếu là do đóng góp của ngành công nghiệp tức là các công ty xí nghiệp. Song người ta không thể phủ nhận được một sự thật hiển nhiên là chính sách kinh tế hay chính phủ Nhật Bản cũng đã góp một vai trò đáng kể trong quá trình này, với tư cách là người vạch ra đường lối, lập kế hoạch, tổ chức và điều hành quá trình kinh tế sau chiến tranh. Đặc điểm nổi bật về vai trò của chính phủ Nhật Bản thể hiện qua kế hoạch kinh tế, nâng đỡ các ngành công nghiệp, chuyển hướng hoạt động của các ngành suy thoái, dự đoán triển vọng phát triển và hỗ trợ các ngành kinh tế mới, vai trò thể hiện: Trước hết là qua các kế hoạch kinh tế mà chính phủ Nhật Bản thường xuyên vạch ra ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai và nhiều thập kỉ sau đó. Với tính chất chỉ dẫn không mang tính bắt buộc đối với hoạt động kinh tế của các tổ chức kinh tế xí nghiệp, tư nhân đã đóng góp đắc lực cho phát triển kinh tế. Trên cơ sở kinh tế chính trị xã hội trong và ngoài nước sau chiến tranh, chính phủ Nhật Bản kiên quyết đưa nước Nhật đi theo đường lối hướng về sản xuất trên nguyên tắc “kinh tế trên hết” làm phương châm chỉ đạo. Một là nguyên tắc “kinh tế trên hết”dựa trên phương châm chỉ đạo này mà kinh doanh đã thu hút được những bộ óc giỏi nhất trong thanh niên, tài năng ý thức của các nhà kinh tế học và kĩ sư đã được dốc vào sản xuất và cải tiến các mặt hàng dân sự. Trong lĩnh vực chính sách đối ngoại cũng vậy Nhật Bản luôn theo đuổi chính sách “kinh tế trên hết”. Trong nhiều vấn đề Nhật Bản đã có một thái độ thụ động xem xét tác động của chúng đối với nền kinh tế của Nhật Bản và bảo vệ như quyền quốc gia trước mắt của nó. Thái độ này đã có hiệu quả trong việc thực hiện nhanh chóng và phát triển của nền kinh tế trong nước.Trong khi đó nền kinh tế của Nhật Bản còn yếu kém đang cố sức vươn lên từ những hậu quả của chiến tranh như vậy thái độ này ít nhiều được các nước trên thế giới chấp nhận. Và dần dần những thành tựu kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh đã được công nhận rộng rãi ở nước ngoài, thì người ta mong đợi ở Nhật Bản nhiều hơn trong việc đề xuất chính sách kinh tế quốc tế và trong việc thực hiện nhiệm vụ của nó với tính chất một trong những nước buôn bán hàng đầu trên thế giới. Trên con đường xây dựng đất nước hùng mạnh với đường lối hướng về sản xuất, Nhật Bản lập ra các chính sách hướng về sản xuất. Chỉ từ những năm 70 người ta mới bắt đầu cho rằng chính phủ cần phải quan tâm đúng mức đến quyền lợi của người tiêu dùng trong việc cải thiện nhà ở và các tiện nghi của môi trường xung quanh. Đã nói lên những vấn đề chỉ trích cho rằng trong quá khứ các chính sách của chính phủ quá thiên về sản xuất và coi nhẹ các vấn đề đời sống hàng ngày của dân chúng. Đúng như vậy khi đó thì công nghiệp, nông nghiệp và mậu dịch có tiếng nói ảnh hưởng đến các chính sách của chính phủ thì người tiêu dùng với tính cách một nhóm đã không có được một ảnh hưởng như thế. Từ đó cho thấy tuy chính sách này đã có một số tác động xã hội không hay nhưng chắc chắn đã góp phần vào tăng trưởng nhanh chóng của sản xuất. Ngoài việc đề ra đường lối định hướng cho sự phát triển lâu dài của đất nước, chính phủ Nhật Bản cùng với giới kinh doanh đề ra các kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội khác nhau tương ứng mỗi giai đoạn phát triển cụ thể của nền kinh tế và xâ hội. Kể từ năm 1955 đến năm1973 đã có tất cả bảy kế hoạch với các mục tiêu khác nhau và đã đạt được thông qua đa số các mục tiêu khác nhau và đã đạt được thông qua đa số các mục tiêu khác nhau và đã đạt được thông qua đa số là những kế hoạch 5 năm nhưng thời gian thực hiện các kế hoạch trung bình la hai năm rưõi vì các dự kiến kế hoạch thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng thực tế. *Các kế hoạch của Nhật Bản dều có ba nội dung cơ bản: +Làm rõ phương hướng kinh tế-xã hội. +chỉ rõ phương hướng kế hoạch của chính phủ nhằm thực hiện các mục tiêu. +Chỉ dẫn hoạt động cho các cơ sở kinh doanh các ngành công nghiệp. Trong thực tế các công ty vì căn bản đều hoạt dộng theo sang kiến riêng con các kế hoạch của chính phủ đều chỉ mang tính chất định hướng chiến lược. Chính điều này dã giúp cho các cá nhân, xí nghiệp và mỗi tổ chức kinh doanh đều có thể đánh giá được vị trí của mình trong khuôn khổ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và sự vận động tầm xa. Nhưng một khi họ tiếp thu chính sách của chính phủ mà chịu sự hướng dẫn của nhà nước đều không đạt được kết quả mong muốn, chính phủ tuy không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các công ty đó, nhưng sẽ đứng ra chịu trách nhiệm giúp họ một tay dưới hình thức cho vay vốn với lãi suất thấp…để cứu họ ra khỏi khó khăn. Do đó kế hoạch không có tính chất pháp lệnh nên chính phủ phải áp dụng nhiều chính sách tác động tới hướng hoạt động của các công ty và điều tiết tình hình hoạt động kinh tế, trong đó quan trọng nhất là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ, kế hoạch thành công và có nhiều ảnh hưởng nhất là kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập quốc dân trong mười năm(1961-1970) do thủ tuớng Hayato Ikeda vạch ra năm 1960. Thành công của kế hoạch không phải là ở chỗ nó đã đạt đựoc mục tiêu đề ra: công ăn việc làm đầy đủ, mức sống cao hơn bằng tối đa hoá tăng truởng mà quan trọng hơn cả là các tác động tâm lý tích cực và sâu rộng của nó không chỉ đối với các công ty mà còn đối với nhân dân nói chung. Cụ thể sự tác động này thể hiện ở sự tăng vọt đầu tư các nhà máy trong năm 1961 kéo theo sự phồn vinh chưa từng có cùng với việc tăng lương rộng rãi với mức cao(13,8%) trong cuộc tấn công mùa xuân 1961 của giới lao động. Nhoài những kế hoạch chung cho toàn bộ nền kinh tế còn có những kết quả phát triển ngành được tiến hành theo những nguyên tắc như kế hoạch chung. Còn có chính sách về tài chính, đặc điểm chung của nền tài chính Nhật sau chiến tranh là hạn chế chi trong phạm vi đảm bảo cân bằng ngân sách. Song chính sách tài chính đã được vận dụng có lợi cho tăng trưởng và cùng với chính sách tiền tệ thực hiện chức năng điều tiết tình hình kinh tế. Chính sách tài chính Nhật Bản ưu tiên cho các mục tiêu tăng trưởng và được biểu hiện: giữ mức giá thấp để kích thích đầu tư sản xuất kinh doanh. Do vậy tỷ lệ thuế trong thu nhập quốc dân ở Nhật Bản thấp hơn các nước tư bản khác. Để tăng nguồn thu ngân sách nhà nước phải tăng cân bằng công trái nhất là tù năm1965. Luật tài chính được sửa đổi cho phép phát hành công trái để tài trợ cho các mục tiêu tăng trưởng và lợi dụng nguồn tiết kiệm của nhân dân một nguồn vốn quan trọng bởi vì tỉ lệ tiết kiệm cao hơn hẳn các nước khác. Dù vậy ngân sách của Nhật Bản so với thu nhập quốc dân vẫn nhỏ nếu so với các nước tư bản khác. Mặc dù nguồn thu hạn hẹp hơn các nước khác nhưng ngân hàng dành ưu tiên cho các mục tiêu tăng trưởng nên hiệu quả của việc sử dụng ngân sách rất cao như trong toàn bộ chi tiêu ngân sách tỷ trọng cho quốc phòng đã giảm liên tục. Năm 1950 1960 1970 Tỷ trọng cho quốc phòng 17,6% 9,4% 7,2% Tỷ trọng trong các cơ quan của chính phủ cũng giảm liên tục Năm 1959 1960 1970 Tỷ trọng cho cơ quan chính phủ 10% 9,7% 6,6% Do đó cho phép chính phủ tập trung ngân sách cho trương trình kế hoạch tập trung ngân sách cho chương trình phát triển kinh tế của các chính quyền địa phương và công trình công cộng như: Năm 1955 1960 1965 1970 Tỷ trọng của các khoản chi phí Cho chính quyền địa phương 15% 19,1% 19,3% 21,6% Năm 1955 1960 1965 Tỷ trọng các khoản chi phí Cho công trình công cộng 13% 16,9% 19,2% Chi tiêu vào công trình công cộng tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng của đường sắt như cầu cống, bến cảng …Đây được coi là khoản chi tiêu ngân sách rất có ý nghĩa đối với sự tăng trưởng. Như hệ thống đường tầu điện siêu tốc Shinkasen đã tiết kiệm bên ngoài cho công nghiệp rất lớn hoặc hệ thống xa lộ thúc đẩy sử dụng ôtô và phát triển công nghiệp ôtô, tác động lớn đến toàn bộ ngành kinh tế do giao thông vận tải được tăng cường.Chính phủ Nhật coi trọng giáo dục vì họ cho rằng con người là yếu tố quyết đình tăng trưởng. Chính phủ Nhật coi giáo dục là công cụ có hiệu quả dạy công chúng các quy tắc xã hội làm họ thấm nhuần tinh thần dân tộc, phát triển khả năng tri thức và tài khéo kéo. Để mọi người đều có điều kiện được giáo dục thì chính phủ Nhật Bản áp dụng chính sách giáo dục bắt buộc miễn phí và tham gia sâu vào giáo dục bậc cao. Khi vấn đề môi trường trở lên nghiêm trọng từ nửa cuối năm 60 thì chính phủ đã điều chỉnh để tỷ trọng chi cho bảo vệ môi trường và bảo hiểm xã hội mới tăng vượt các khoản chi khác 17,2% năm 1965 và cao hơn nữa vào những năm 70 mà cụ thể là 21,7% năm 1975. Như vậy các chỉ tiêu tài chính đã được điều chỉnh thay đổi phù hợp với tình hình nền kinh tế xã hội sao cho có thể tập trung cao độ vào các mục tiêu tăng trưởng khi có điều kiện. Mặt khác, khi mà các khoản chi tiêu được ưu tiên cho các mục tiêu tăng trưởng thì tổng ngân sách hàng năm lại tăng lên rất nhanh làm tăng trưởng kinh tế càng lớn hơn: Năm : 1955-1,3 1963-19,3 1956-7,5 1964-9,3 1957-8,7 1965-12,1 1958-12,5 1966-19,6 1959-13,4 1967-10,6 1960-16,7 1968-11,8 1961-19,4 1969-13,9 1962-21,6 1970-14,7 bảng :tốc độ tăng chỉ tiêu ngân sách (% so với năm trước , đã được điều chỉnh giá ) (theo sách kinh tế Nhật Bản những bước thăng trầm trong lịch sử _Lưu Ngọc Trịnhnhà xuất bản thống kê ) Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản còn duy trì mức thuế thấp, điều này góp phần quan trọng vào việc kích thích đầu tư sản xuất không những không kiềm chế được nguồn thu ngân sách mà thực tế ngân sách được bù lại bởi tổng số thuế không ngừng tăng lên nhờ nguồn thu được mở rộng. Trong lĩnh vực tài chính của Nhật Bản sau chiến tranh các nhà kinh tế học thường chỉ ra rằng cơ chế tài chính ở Nhật Bản là rất đáng chú ý vì nó luôn ở trong một tình trạng kéo dài cho vay quá mức: các xí nghiệp ở Nhật Bản có thực tiễn chung là phụ thuộc nặng nề vào ngân sách thương mại để được cung cấp vốn cần thiết cho sự phát triển kinh doanh. Tuy nhiên cơ chế và thực tiễn tài chính như vậy đã làm cho ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh được một cách hiệu quả các biến động trong kinh doanh bằng cách nâng cao tỷ suất chiết khấu chính thức và cả bằng cách thực hiện cái gọi là “sự chỉ dẫn cửa sổ ”.Và tóm lại thì với chính sách tài chính Nhật Bản đặt ra với tình trạng cho vay quá mức đã cho phép nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ tối đa, đi kèm là những biện pháp tiền tệ của ngân hàng trung ương uốn nắn khi tình hình xấu đi. Chính phủ Nhật Bản còn đề ra chính sách tiền tệ: cung cấp vốn một cách thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Các ngân hàng trung ương của Nhật Bản đã liên tục thực hiện chính sách lãi suất thấp trong những năm 50-60. Do vậy các công ty của Nhật đã tích cực sử dụng nguồn vốn đi vay của ngân hàng hoặc cơ quan tiền tệ khác để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ thứ hai của chính sách tiền tệ là điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh. Mà chức năng nhiệm cụ thì chính sách tài chính và chính sách tiền tệ phải vừa đẩy mạnh tăng trưởng vừa phải kiềm chế tình hình kinh tế khi đã bị kích động quá mức.Trong nhiệm vụ thứ hai chính sách tiền tệ đã tỏ ra năng động hơn. Chính sách kinh tế tiền tệ đã ngăn tình trạng quá nóng của nền kinh tế sau cuộc chiến tranhTriều tiên biện pháp tăng thêm 0,73% lãi suất chiết khấu thi hành lần 2 vào tháng 10 năm 1953 đến mùa thu năm 1954 là một sự đối phó với một cuộc khủng hoảng về thanh toán quốc tế. Kết hợp tăng lãi suất chiết khấu như trên còn tăng tỷ lệ tiền phạt với những khoản vay của ngân hàng Nhật Bản quá mức quy định, huỷ bỏ trợ cấp tài chính đặc biệt cho nhập khẩu… Chính sách hạn chế tiền tệ năm 1953-1954 cũng mang lại hiệu quả nhanh chóng. Làm cho nền kinh tế có những khả năng mới để đi vào tăng trưởng. Trong điều kiện Nhật Bản sau chiến tranh chính phủ đã đảm nhận chức năng phối hợp tốt hơn trên thị trường. Sự phối hợp có hiệu quả này là nhờ có kế hoạch, chính sách phù hợp, nhưng điều quan trọng không thể thiếu được là có các cơ quan thực hiện tốt sự phối hợp này. Trong số các cơ quan của chính phủ có vai trò như thế thì Bộ công nghiệp và mậu dịch quốc tế(MITI) thu hút sự chú ý nhiều hơn, khuyến khích phát triển công nghiệp nặng hoá chất phải đảm đương hai nhiệm vụ đó là: thông tin cho tư nhân về nơi cần thu hút vốn để thu hút khoản đầu tư cần thiết. Hai là, nhiệm vụ phối hợp, đầu tư vào công nghiệp nặng và hoá chất thường rất lớn, do vậy điều quan trọng là không nên để cùng một lúc dồn quá nhiều đầu tư vào một lĩnh vực. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì công suất sẽ dư thừa, đầu tư sẽ không có lãi và tất nhiên sẽ không khuyến khích được đầu tư trong tương lai. MITI đã sử dụng quyền lực của mình để đình chỉ các khoản đầu tư mới khi không có nhu cầu thích hợp. Bằng biện pháp thuyết phục cao hơn là trừng phạt người đầu tư ngoan cố…Trong trường hợp cần khuyến khích: do vậy MITI đã có vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo dựng cơ cấu công nghiệp nặng và hoá chất, sau chiến tranh MITI còn có vai trò to lớn trong việc ngoài lĩnh vực đầu tư. Vai trò của chính phủ Nhật Bản còn được thể hiện trong việc tạo ra môitrường kinh doanh thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bằng hệ thống luật pháp và khả năng duy trì trật tự xã hội bằng pháp luật. Thực tế mọi người đều thừa nhận là hệ thống pháp luật ở Nhật Bản rất chặt chẽ và người Nhật Bản tôn trọng luật hơn người dân nước khác. Do vậy, thông qua khả năng duy trì trật tự xã hội bằng luật pháp ta có thể thấy vai trò của chính phủ Nhật trong việc góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy ở Nhật Bản cũng có một số vấn đề về luật pháp và trật tự như các vụ bê bối liên quan đến các quan chức chính phủ. Phần lớn, là do sử dụng quyền lực của chính phủ có lợi cho nhóm hoặc những cơ sở sản xuất kinh doanh nhất định. Nhưng đại thể thì Nhật Bản khá thành công trong việc duy trì luật pháp và trật tự. Nhiều nhân tố đóng góp vào sự thành công: lịch sử cai trị xã hội bằng luật pháp nghiêm ngặt đã tạo thói quen tuân thủ các nhà chức trách trong nhân dân từ thời chính quyền Tôkugaca; hai là: bộ máy quan chức chính phủ được nhân dân kính trọng, thậm chí nể sợ. Ba là: sức mạnh trên của nhà nước có thể bắt nguồn từ truyền thống phong kiến của Nhật Bản; song điều chắc chắn là do chính phủ đã thu hút được những người có năng lực làm cho bộ máy nhà nước, quan chức này trở thành một tổ chức tinh hoa, được nhân dân thừa nhận. Chính phủ Nhật Bản đã tổ chức lập kế hoạch điều hành mọi hoạt động kinh tế chính trị hợp lý cho nên giai đoạn 1953-1954 tạo nên “thần kì” Nhật Bản. 5. Cơ cấu kinh tế hai tầng Cấu trúc kinh tế hai tầng là đặc điểm nổi bật của Nhật Bản thời kì sau chiến tranh thế giới thứ hai, đó là sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực kinh tế hiện đại và khu vực truyền thống. Không có nghĩa là ở các nước tư bản phát triển khác không còn tồn tại bộ phận sản xuất nhỏ nữa. Hơn nữa khoảng cách về cơ cấu trong một nền kinh tế chỉ vừa mới phát triển công nghiệp như Nhật Bản thì cũng không đáng ngạc nhiên. Nhật Bản có nét phát triển độc đáo là sự đóng góp to lớn của khu vực sản xuất truyền thống, kinh doanh nhỏ trong suốt quá trình hiện đại hoá đất nước. Nhật Bản với sự tồn tại rất phổ biến của loại hình sản xuất kinh doanh nhỏ và khả năng thích ứng của nó khi Nhật Bản đã đạt được trình độ hiện đại hoá kinh tế cao. ở đây đi sâu vào sự đóng góp của nó trong sự tăng trưởng sau chiến tranh. Vì sau chiến tranh nó mới lại được phát triển nhanh mạnh trong điều kiện nền kinh tế tự do cạnh tranh. Nguyên nhân là do không phải lúc nào khu vực truyền thống ở Nhật Bản cũng phát huy sức mạnh của nó trong chiến tranh thế giới thứ hai vì mục đích tập trung sức lao động vào các ngành sản xuất vũ khí phục vụ chiến tranh. Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành tổ chức lại kinh doanh thanh toán các cơ sở kinh doanh nhỏ. Do vậy, vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, phần lớn những cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ không liên quan đến sản xuất vũ khí đã biến mất. Kinh doanh nhỏ phát triển mạnh trong lĩnh vực thương mại và phục vụ. ở Nhật, giai đoạn này cứ 73 người dân thì có một cửa hàng bán lẻ, 91% số cửa hiệu này có 4 nhân viên. Nói tổng quát số doanh nghiệp sử dụng dưới 100 công nhân chiếm 99% tổng số xí nghiệp và 76% tổng số công nhân. Các doanh nghiệp nhỏ thường là các cơ sở gia công phụ tùng máy móc hoặc nhận thầu khoán cho các công ty lớn. Khi nền kinh tế lâm vào khó khăn khu vực truyền thống sẽ trở thành “đệm giảm xóc” cho khu vực hiện đại. Đây là nguyên nhân Nhật Bản duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng. Các xí nghiệp nhỏ phát triển mạnh, đặc biệt trong 594.832 xí nghiệp công nghiệp chế biến thì số xí nghiệp rất nhỏ(1-9 công nhân) là 433.431. Điều đáng quan tâm để ý là ngay trong các ngành công nghiệp do độc quyền khống chế như ngành sản xuất kim loại đen, kim loại màu, chế tạo máy…thì loại xí nghiệp nhỏ vẫn tồn tại và phát triển. Loại xí nghiệp cực nhỏ này chiếm trên 70% tổng số xí nghiệp công nghiệp chế biến; 16%tổng số công nhân trong ngành. Nhưng chỉ cung cấp khoảng 6% sản phẩm. Và tổng kết lạ nếu tính cả xí nghiệp nhỏ và vừa(1-300 công nhân) thì bộ phận này đến cuối những năm 60 vẫn cung cấp trên 50% sản phẩm công nghiệp chế biến, gần 50% giá trị xuất khẩu và một lượng lớn ngoại tệ dùng để tài trợ cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ cũng như nguyên nhiên liệu cho các xí nghiệp lớn. Sản xuất nhỏ cũng rất phổ biến trong nông nghiệp. Đến năm 1967 số nông họ có dưới 2 hecta chiếm 94,5% tổng số nông hộ, trong đó có dưới 1 hecta chiếm 69% dưới 0,5 hecta chiếm 37%. Khác với công nghiệp tư bản phương tây, chủ nghĩa tư bản Nhật Bản ra đời và phát triển kết hợp chặt chẽ với chế độ phong kiến. Do đó những di sản phong kiến mà khu vực truyền thống là một ví dụ thì vẫn còn tồn tại sâu rộng trong nền kinh tế Nhật Bản cho đến chiến tranh thế giới thứ hai và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, trong điều kiện sản xuất nhỏ còn phổ biến, nhân lực lại thừa, vốn đầu tư có hạn, chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhật Bản không thể tăng cường thế lực bằng cách ngay một lúc hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tế. Chúng đã tập trung vốn phát triển khu vực sản xuất hiện đại, quy mô lớn đồng thời duy trì và triệt để lợi dụng khu vực sản xuất nhỏ, biến nó trỏ thành một nguồn tích luỹ quan trọng. Do đó sự tồn tại một cách phổ biến loại hình kinh doanh nhỏ ở Nhật Bản, một mặt phản ánh tính chất lạc hậu của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản với các nước tư bản phát triển. Mặt khác trong điều kiện của Nhật Bản chính sự tồn tại đó là một trong những nhân tố thúc đẩy kinh tế phát triển. Thể hiện ở khu vực sản xuất nhỏ đã thu hút lao động “thừa” của xã hội Nhật Bản vào guồng máy sản xuất, nó không chỉ góp phần làm tăng sản xuất giá trị thặng dư xã hội mà còn góp phần ổn định xã hội nhờ hạn chế nạn thất nghiệp “ công khai”.Vì một số lớn những người đang tìm việc trong khu vực truyền thống sống với một nguồn thu nhập rất thấp, thật sự họ là những người “không” có việc làm đầy đủ, hay là “nửa thất nghiệp”. Tuy tăng năng suất lao động ở khu vực sản xuất nhỏ rất thấp so với khu vực sản xuất lớn hiện đại, nhưng thực tế cho thấy khu vực này là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35563.doc
Tài liệu liên quan