Đề tài Những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức trong thực tiễn

MỤC LỤC

Trang

Tóm tắt đềtài. 4

Lời mởđầu . . . 6

1. Lý luận tổng quan . 7

1.1 Chính sách cổtức trong thịtrường hoàn hảo. 7

1.2 Các chính sách cổtức trong thực tiễn . 7

1.2.1 Chính sách lợi nhu ận giữlại thụđộng. 7

1.2.2 Chính sách tiềnmặt ổn định . 10

1.2.3 Các chính sách khác . 11

1.3 Các phươngbthức chi trảcổtức . 12

1.3.1 Cổtức trảbằng tiền mặt. 12

1.3.2 Cổtức trảbằng cổphiếu . 15

1.3.3 Cổtức trảbằng tài sản và cổphiếu thưởng . 16

1.4 Quá trình chi trảcổtức . 18

1.5Các y ếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách cổtức trong thực tiễn của doanh nghiệp . 21

1.5.1 Chi phí giao dịch . . . 21

1.5.2 Chi phí phát hành . . 22

1.5.3 Lạm phát . . 25

1.5.4 Lãi suất. 27

1.5.5 Điều khoản hạn chế . 28

1.5.6 Hạn chếpháp lý . 29

1.5.7 Ảnh hưởng của thuế . 30

1.5.7.1 Đối với doanh nghiệp . 30

1.5.7.2 Đối với nhà đ ầu tư cá nhân . 30

1.5.8 Ưu tiên cổđông . 31

1.5.9 Nhu cầu thanh khoản . . 32

1.5.10 Khảnăng vay và tiếp cận thịtrường vốn. 32

1.5.11 Các cơ hội tăng trưởng vốn. 32

1.5.12 Bảo vệchống loãng giá. 33

2. Thực trạng chính sách cổtức của một sốcông ty trên thịtrường Việt Nam. 33

2.1 Sốliệu chi trảcổtức qua các năm. 33

2.2Xây dựng mô hình hồi quy kiểm định những nhân tốnội sinh tác động đến

chính sách cổtức của các doanh nghiệp Việt Nam . 36

2.2.1 Tính toán các biến . 37

2.2.2 Phương pháp tiến hành . 38

2.2.3 Kết qu ảhồi quy . 39

2.2.4 Tóm tắt và nhận xét . 44

3. Những bất cập trong chính sách cổtức tại Việt Nam . 46

3.1 Chính sách trả c ổt ức theo nhu cầu của nhà đầ u tư mà không quan tâm đến s ựphát

tri ển bền vững c ủa công ty. 46

3.2 Sửdụng công cục ổt ức đểđánh bóng hình ảnh của doanh nghiệp . 47

3.3 Chính sách cổtức bịchi phối bởi ban quản lý, tiếng nói của cổđông nhỏchưa

được bảo vệ . . 48

Kết luận . 50

Tài liệu tham khảo . . 51

Phụlục . . 53

pdf52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4694 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức trong thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à cổ đông được lợi về cổ tức thì bị thiệt về giá và ngược lại. Giá tham chiếu ngày giao dịch không hưởng quyền = giá đóng cửa ngày giao dịch hưởng quyền cuối cùng - cổ tức Ngày chốt danh sách cổ đông hay ngày đăng ký cuối cùng (holder-of- record date): là ngày Trung tâm lưu ký đóng sổ, chốt danh sách những cổ đông được hưởng cổ tức. Ở Việt Nam, do qui chế giao dịch là T+3 nên ngày chốt danh sách cổ đông thường sau 3 ngày so với ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền hay sau 2 ngày so với ngày giao dịch không hưởng quyền. Ngày thanh toán cổ tức (dividend payment date): là ngày mà các cổ đông sẽ nhận được cổ tức (thường là 2-3 tuần sau ngày chốt danh sách cổ đông). Quy trình chi trả cổ tức 2-3 tuần 2 ngày 2- 4 tuần Ngày công bố Ngày không hưởng quyền Ngày chốt danh sách Ngày thanh toán 19 Ví dụ : Ngày 30/07/2009 Công ty cổ phần CƠ ĐIỆN LẠNH Thông báo trả cổ tức đợt 1 năm 2009 bằng tiền mặt HĐQT CTCP CƠ ĐIỆN LẠNH trân trọng thông báo đến quý cổ đông: 1.Chi trả cổ tức đợt 1 năm 2009 bằng tiền mặt : Tên cổ phiếu : Cổ phiếu CTCP CƠ ĐIỆN LẠNH Mã chứng khoán : REE Mệnh giá : 10000VND/cổ phiếu Loại cổ phiếu : cổ phiếu phổ thông Mục đích : chi trả cổ tức đợt 1 năm 2009 bằng tiền mặt Nguồn chi trả : từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009 2. Tỉ lệ và ngày chốt danh sách cổ đông trả cổ tức đợt 1 năm 2009 bằng tiền mặt : Tỉ lệ thực hiện : 7% mệnh giá cổ phiếu Ngày giao dịch không hưởng quyền : 12/08/2009 ( trường hợp giao dịch thoả thuận từ 100.000 cổ phiếu trở lên trong các ngày 12 và 13/08/2009 thì người bán không được hưởng quyền ) Ngày đăng kí cuối cùng : 14/08/2009 Ngày chi trả cổ tức : 14/09/2009 Trung tâm lưu kí CK-CN TP.HCM tạm ngừng nhận lưu kí chứng khoán REE vào những ngày 13,14 và 17/08/2009 Ngày công bố 30/7/2008 là ngày Đại hội đồng cổ đông họp và thông qua quyết định chi trả cổ tức, cổ tức này sẽ được trả cho các cổ đông trong danh sách liệt kê vào ngày ghi sổ - 14/08/2008. Vào ngày này, công ty lập danh sách từ các sổ chuyển giao cổ phần của các cổ đông được nhận sổ cổ tức đã công bố. Ngày công bố Ngày không có cổ tức Ngày ghi sổ Ngày chi trả 12/08 14/08 14/09 30/7 20 Các thị trường chứng khoán đòi hỏi vài ngày làm việc (trong trường hợp này là 2 ngày) trước ngày liệt kê danh sách để ghi nhận các thay đổi quyền sở hữu chứng khoán. Ngày đầu tiên của thời gian này (12/08) gọi là ngày không cổ tức, các nhà đầu tư mua cổ phần trước ngày này được hưởng cổ tức vào ngày 14/09, các nhà đầu tư mua cổ phần sau ngày 12/08 không được hưởng cổ tức. Vào ngày 12/08 là ngày không có cổ tức, giá cổ phần dự kiến sụt giảm một khoản bằng với số tiền cổ tức vì giá trị này đã được rút ra khỏi doanh nghiệp. Chứng cứ thực nghiệm cho thấy rằng bình quân giá cổ phần sụt ít hơn số tiền cổ tức vào ngày không có cổ tức. Trên đồ thị ta thấy giá cổ phiếu REE vào ngày 12/08/09 đã sụt giảm còn 47000VND/CP, sau đó tăng mạnh. Ngày chi trả thường từ 2 đến 4 tuần sau ngày ghi sổ, trong trường hợp này là ngày 14/09. Vào ngày này, REE gởi các chi trả cổ tức đến những người nằm trong danh sách. Nguồn: www.sbsc.com.vn 21 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách cổ tức trong thực tiễn của doanh nghiệp: Trong thị trường hoàn hảo, MM không xét đến các yếu tố như chi phí giao dịch, chi phí phát hành, thuế. Tuy nhiên, thực tế những yếu tố này tác động rất lớn đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Mà chính sách cổ tức lại gửi tín hiệu đến các nhà đầu tư, thông qua đó quyết định trực tiếp đến giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức, ảnh hưởng đến tính thanh khoản cổ phiếu của công ty trên thị trường thứ cấp. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đã từng bước loại bỏ giả định của mô hình thị trường hoàn hảo, nghiên cứu những yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. 1.5.1 Chi phí giao dịch:  Đối với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán: Nhà đầu tư sẽ chịu chi phí giao dịch khi mua cổ phiếu của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Khoản phí giao dịch do công ty chứng khóan thu và công ty chứng khoán phải trích một phần chi phí giao dịch này cho sở chứng khoán. Công ty niêm yết không nhận được khoản thu nhập nào, nên không tác động đến lợi nhuận của công ty, nên không có tác động đến chính sách cổ tức của công ty niêm yết. Nhà đầu tư mua bán cổ phiếu của công ty cổ phần niêm yết sẽ chịu mức phí giao dịch như sau: BIỂU MỨC THU PHÍ TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN TÊN PHÍ MỨC THU 1.Phí sử dụng hệ thống thiết bị 20.000.000 đồng/1 thiết bị đầu cuối/năm 2.Phí giao dịch: 2.1.Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư 0,03%/trị giá giao dịch 2.2.Trái phiếu 0,0075%/trị giá giao dịch 3.Phí quản lý niêm yết hàng năm: 3.1.Niêm yết dưới 10 tỷ đồng 5.000.000 đồng 3.2.Niêm yết từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 10.000.000 đồng 3.3.Niêm yết từ trên 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng 15.000.000 đồng 22 (Thông tư số 11/2006/TT-BTC ngày 21/02/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 110/2002/TT-BTC ngày 12/12/2002, và Quyết định số 1351/QĐ– BTC ngày 13/6/2008 của Bộ Tài chính)  Đối với công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán: Những công ty này sẽ trực tiếp thu phí giao dịch của nhà đầu tư. Khoản thu nhập này sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận tăng, công ty sẽ chi trả cổ tức nhiều hơn. Vì vậy, chi phí giao dịch tác động không nhỏ đến các quyết định về chính sách cổ tức. 1.5.2 Chi phí phát hành: Hiện nay, chi phí khi phát hành cổ phần mới thường chiếm từ 5-10% tổng giá trị đợt phát hành trong khi giữ lại 1 phần hay toàn bộ lợi nhuận hầu như không tốn chi phí nên rre< rne . Nhiều loại phí trong hoạt động đầu tư chứng khoán đã tăng mạnh theo Thông tư số 134/2009/TT-BTC về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán. BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN ÁP DỤNG TẠI ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC MỨC THU STT TÊN PHÍ, LỆ PHÍ TT 110 2002 TT 134 2009 1. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động công ty chứng khoán a) Môi giới 6 trđ 20 triệu đồng b) Tự doanh 24 trđ 60 triệu đồng 3.4.Niêm yết từ 100 tỷ đồng trở lên 20.000.000 đồng 4.Phí lưu ký chứng khoán: 4.1.Lưu ký chứng khoán 2 đồng/lô chứng khoán/tháng 4.2.Chuyển khoản chứng khoán 5 đồng/lô chứng khoán (tối đa không quá 500.000đ/1lần chuyển khoản) 23 MỨC THU STT TÊN PHÍ, LỆ PHÍ TT 110 2002 TT 134 2009 c) Bảo lãnh phát hành 44 trđ 100triệu đồng d) Tư vấn đầu tư chứng khoán 6 trđ 20 triệu đồng 2. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động công ty quản lý quỹ 10 trđ 30 triệu đồng 3. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động của chi nhánh công ty quản lý quỹ đầu tư nước ngoài 10 trđ 20 triệu đồng 4. Lệ phí cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện hoặc gia hạn giấy phép văn phòng đại diện của tổ chức chứng khoán nước ngoài tại VN 1 trđ 1 triệu đồng/giấy phép 5. Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng - a) Từ 50 tỷ đến dưới 150 tỷ - 20 triệu đồng b) Từ 150 tỷ đến dưới 250 tỷ - 35 triệu đồng c) Từ 250 tỷ trở lên - 50 triệu đồng 6. Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động quỹ thành viên - a) Từ 50 tỷ đến dưới 150 tỷ - 10 triệu đồng b) Từ 150 tỷ đến dưới 250 tỷ - 20 triệu đồng c) Từ 250 tỷ trở lên 30 triệu đồng 7. Lệ phí chấp thuận chào bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ ra công chúng a) Dưới 50 tỷ - 10 triệu đồng b) Từ 50 tỷ đến dưới 150 tỷ - 20 triệu đồng c) Từ 150 tỷ đến dưới 250 tỷ - 35 triệu đồng d) Từ 250 tỷ trở lên - 50 triệu đồng 8. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động công ty đầu tư chứng khoán a) Từ 50 tỷ đến dưới 150 tỷ - 20 triệu đồng b) Từ 150 tỷ đến dưới 250 tỷ - 35 triệu đồng c) Từ 250 tỷ trở lên - 50 triệu đồng 9. Lệ phí cấp phép thành lập chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán trong nước 10 triệu đồng/giấy phép 10. Lệ phí cấp phép cho cá nhân hành nghề kinh 1 triệu 24 MỨC THU STT TÊN PHÍ, LỆ PHÍ TT 110 2002 TT 134 2009 doanh dịch vụ chứng khoán và quản lý quỹ đồng/giấy phép 11. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán 6 triệu đồng/giấy phép 12. Phí quản lý công ty đại chúng 10 triệu đồng/năm 13. Phí giám sát a) Đối với Sở Giao dịch và Trung tâm Giao dịch chứng khoán 0,01% giá trị giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ nhưng tối đa không quá 20% doanh thu phí giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ b) Đối với Trung tâm Lưu ký chứng khoán 10%/doanh thu từ hoạt động thu phí lưu ký và phí chuyển khoản Trong chi phí phát hành có các chi phí như bảo lãnh phát hành, chi phí kiểm toán, chi phí thuê đơn vị tư vấn, chi phí phát sinh khi nộp hồ sơ, chi phí in ấn, vận chuyển, chi phí đăng báo, chi phí phát hành khác. Mức cao nhất lên tới 100 triệu đồng thuộc về phí bảo lãnh phát hành chứng khoán. Các khoản chi phí phát sinh này làm chi phí sử dụng vốn của các công ty niêm yết tăng lên, làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp. Nếu một công ty thiếu vốn nhưng không muốn bỏ qua cơ hội đầu tư tốt, công ty có thể huy động vốn bằng cách đi vay hoặc phát hành thêm cổ phiếu mới, nhưng cả hai cách này đều sẽ tốn kém nhiều chi phí. Vì vậy, các doanh nghiệp thường thích giữ lại một tỷ lệ lớn trong lợi nhuận đạt được để có đủ vốn cho các cơ hội đầu tư hơn là việc phát hành cổ phần mới với chi phí sử dụng vốn cao. Do đó, chi trả cổ tức của doanh nghiệp thường thấp hơn khi chi phí phát hành cao. Nhưng chính việc giữ lại lợi nhuận này đôi khi sẽ phải đánh đổi bằng sự từ bỏ sở hữu của một số các cổ đông mà mối quan tâm hàng đầu của họ là được hưởng cổ tức cao, ổn định. 25 1.5.3 Lạm phát: Theo lý thuyết, khi nền kinh tế có lạm phát, doanh nghiệp buộc phải giữ lại lợi nhuận cao hơn để duy trì năng lực hoạt động của mình. Năm 2008, tình hình lạm phát đã kéo thị trường chứng khoán Việt Nam trở lại với những con số thực của nó. Liên tục những phiên giảm giá của thị trường trong những tháng đầu năm 2008. Hy vọng tái lập mốc 1000 lung lay, và VN index nhanh chóng xuống khỏi những mức mà nhiều nhà đầu tư cho rằng đã chạm đáy. 26 Ngay sau khi chỉ thị 03/2007/CT-NHNN về kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ban hành, nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán tháo cổ phiếu khiến cho thị trường liên tiếp đi vào những phiên mất điểm. hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán khiến cho nhiều nhà đầu tư e ngại về tính thanh khoản của thị trường. Ngay sau đó là những chính sách vĩ mô của nhà nước liên tục đẩy thị trường vào tình thế “hiểm nghèo”. Những dự báo về khả năng đột biến của lạm phát thời gian tới là một áp lực chính trong những phiên giao dịch vào tháng 5/2008. Còn trên thực tế, thị trường này giảm mạnh cả về điểm số, giá chứng khoán và khối lượng giao dịch. Có ngày tại sàn Tp.HCM, chỉ còn 3.5 triệu đơn vị, bằng phân nửa khối lượng những phiên gần đây và có giá trị 148 tỷ đồng. Chỉ số VN-Index qua phiên này chính thức về mốc 500 điểm, giảm 7.61 điểm, còn 500.33 điểm HASTC- Index chỉ còn 154.23 điểm, giảm 3.19 điểm. Đúng như dự đoán, thị trường chứng khoán đã xuống mức “đáy” 366 điểm vào ngày 20/6. nếu xét diễn biến thị trường thời gian qua theo các con số thống kê thì VN-Index đang có xu hướng tăng, tuy có xen kẽ với những phiên giảm. Điều này làm cho các nhà đầu tư lo ngại không dám đầu tư vào thị trường chứng khoán mà chuyển sang đầu tư vào các thị trường an toàn hơn như bất động sản. Doanh nghiệp khó khăn trong việc huy động vốn, nếu được thì phải chịu một chi phí sử dụng vốn cao hơn bình thường, vì vậy chính sách giữ lại lợi nhuận là một quyết định đúng đắn nhất trong giai đoạn này. Trong giai đoạn đầu tiên của lạm phát REE và cũng như các mã chứng khoán khác trong suất 4 tháng giá cổ phiếu của REE đều giảm theo từng biên độ nhỏ nhưng do kéo dài nên giá của cổ phiếu lúc này chỉ còn 1/8 so với giá đỉnh. Và giá thấp nhất trong giai đoạn này là 25000đồng. Trong giai đoạn này giá của REE đã cũng có những phiên giao dịch màu xanh khi Chính phủ có những chính sách cáp bách nhằm cứu vãn thị trường chứng khoán, cụ thể: ngày 25/03/2008 Chính phủ đưa ra các chính sách để hạn chế sự tụt dốc của VN-index xuống xa ngưỡng 500 điểm thì REE có dấu hiệu tăng trong 10 phiên dao dịch liên tiếp. Tuy nhiên sau những cố chính sách không thật đầy đủ và đồng bộ của Chính phủ thì VN-index vẫn tụt xa mốc 500 kéo theo REE tiếp tục đà giảm. Khả năng huy động vốn của REE giảm, công ty quyết định sử dụng tối đa 90% lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư vào các dự án mới của công ty. 27 1.5.4 Lãi suất: Thông thường, việc trả cổ tức tại các công ty cổ phần luôn cao hơn lãi suất ngân hàng, thường ở mức trên 12%/ năm, đặc biệt đối với các công ty đại chúng, các công ty niêm yết, công ty có vốn góp cổ phần của người lao động thì sức ép về cổ tức là rất cao. Lãi suất biến động có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên cả 2 góc độ: ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư và ảnh hưởng gián tiếp vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Theo đó, khi lãi suất tiền gửi tăng, việc gửi tiền vào ngân hàng sẽ có lợi hơn, điều này đồng nghĩa với chi phí cơ hội qua việc đầu tư vào chứng khoán sẽ tăng lên. Do đó, với việc lãi suất ngân hàng tăng, có thể nhà đầu tư vẫn tiếp tục đầu tư vào chứng khoán, nhưng kỳ vọng của họ vào thị trường cũng lớn hơn. Nếu thị trường biến động không đạt được kỳ vọng như nhà đầu tư mong đợi, họ sẽ tính đến việc rút khỏi chứng khoán để gửi tiền vào ngân hàng. Ví dụ,sống động nhất là thời điểm bùng nổ lãi suất trong khoảng giữa năm 2008, khi đó lãi suất huy động đã lên đến mức kỷ lục 18-19%/năm, nhưng chứng khoán còn bùng dữ dội hơn. Vào thời điểm đó, những nhà đầu tư để tiền ở cổ phiếu đã quyết định đúng khi Chỉ số VN- Index từ tháng 7 đến tháng 9/2008 tiến một mạch từ dưới 400 điểm lên tới đỉnh 550 điểm. Trong khi đó, lãi suất huy động tăng thường sẽ gây áp lực tăng lãi suất cho vay. Điều này sẽ làm tăng chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Điển hình, Công ty cổ phần thủy điện Cần Đơn (sàn TPHCM - SJD) chưa bao giờ thua lỗ từ khi đi vào hoạt động. Đầu ra là điện đã có hợp đồng tiêu thụ dài hạn, ổn định. Đầu vào là chi phí quản lý doanh nghiệp, lương nhân viên, khấu hao, bảo trì... cũng hầu như không thay đổi. Mỗi năm công ty lãi ròng 50-60 tỉ đồng. Năm nào nước nhiều, điện sản xuất ra nhiều, lợi nhuận còn cao hơn. Tuy nhiên quí 4-2008 SJD lỗ 15.6 tỉ đồng, kéo lợi nhuận sau thuế cả năm chỉ còn 35.4 tỉ đồng, EPS giảm xuống còn 1415 đồng/cổ phiếu. Nguyên nhân lỗ là chi phí tài chính (trả lãi vay ngân hàng). Năm nào công ty cũng trả một khoản vốn và lãi vay xây dựng nhà máy, nhưng năm nay do lãi suất biến động, hợp đồng tín dụng ký dài hạn với lãi suất thả nổi, nên khoản lãi trả ngân hàng tăng vọt. 28 1.5.5 Điều khoản hạn chế: Các điều khoản hạn chế thường tác động nhiều đến chính sách cổ tức. Về cơ bản các hạn chế này giới hạn tổng mức cổ tức một doanh nghiệp có thể chi trả. Đôi khi, các điều khoản này có thể quy định không thể chi trả cổ tức cho đến khi nào lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được một mức ấn định nào đó. Khoảng tháng 12/2008, nhà đầu tư sững sờ với thông tin công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC) tạm hoãn thanh toán cổ tức đợt 1 bằng tiền, tỷ lệ 3%, vốn dự kiến sẽ chi cho cổ đông vào giữa cuối tháng 11. Quyết định này được đưa ra khi công ty dự báo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 sẽ không đạt lợi nhuận đủ để chi trả cổ tức do biến động đồng USD đẩy chi phí tài chính xác định lại tỷ giá tăng lên. Tại thời điểm lập báo cáo tài chính Quý 3/2008 lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt trên 793 tỷ đồng, chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện vượt kế hoạch năm. Căn cứ theo tình hình sản xuất kinh doanh, Lợi nhuận còn lại được chia cổ tức 228.5 tỷ đồng .Như vậy lợi nhuận PPC có thể trả cổ tức 228.5 tỷ đồng tương đương 7%/Vốn điều lệ đạt gần 50% so với kế hoạch. Từ thời điểm PPC chốt danh sách cổ đông đến nay; do chịu ảnh hưởng bởi sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ làm cho USD bị mất giá so với JPY Tỷ giá JPY do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố từ mức 154.69 VND/JPY tại thời điểm 30/09/2008 lên tới mức 166.42 VND/JPY thời điểm 19/11/2008. Do trong hợp đồng kí kết với đối tác nước ngoài, công ty PPC đã cam kết thanh toán hợp đồng theo tỷ giá hối đoái thực tế, với việc mất giá của VND so với JPY hiện nay sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi nhuận của PPC trong năm 2008. Nếu mức 166.42 VNĐ/JPY như hiện nay duy trì đến hết năm 2008, tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm 2008, PPC sẽ phải trích một khoản chi phí tài chính để xác định lại khoản nợ vay có nguồn gốc ngoại tệ qui đổi theo tỷ giá tại thời điểm với số tiền: 872 tỷ đồng. Vì vậy lợi nhuận còn lại có thể là 0 đồng Căn cứ theo Luật doanh nghiệp trường hợp PPC không có lợi nhuận trong việc sản xuất kinh doanh của năm 2008 thì không được trả cổ tức. Hội đồng quản trị Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại quyết nghị việc hoãn trả cổ tức đợt 1 năm 2008 và ghi nhận danh sách cổ đông đã được chốt danh sách tại thời điểm 29 30/10/2008 đến khi kết thúc năm tài chính 2008. Công ty sẽ tiến hành chi trả theo danh sách chốt ngày 30/10/2008 với mức cổ tức đã thông báo 3%. Đây là một rủi ro bất khả kháng do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ trên thế giới và tình hình lạm phát của nền kinh tế nước ta, dẫn đến VND bị mất giá so với JPY và nằm ngoài khả năng dự báo của PPC. 1.5.6 Hạn chết pháp lý: Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định: Hạn chế suy yếu vốn - Không thể dùng vốn của doanh nghiệp để chi trả cổ tức: Nguồn vốn của doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2006, bao gồm vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần – vốn góp cao hơn mệnh giá, các quỹ và lợi nhuận giữ lại. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn Hạn chế lợi nhuận ròng - Cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện nay và trong thời gian qua. Điều này nhằm ngăn cản các chủ sở hữu thường rút đầu tư ban đầu và làm suy yếu vị thế an toàn của các chủ nợ của doanh nghiệp. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Hạn chế mất khả năng thanh tóan - Không thể chi trả cổ tức khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (nợ nhiều hơn tài sản), nhằm đảm bảo quyền ưu tiên của chủ nợ đối với tài sản của doanh nghiệp. Điển hình, năm 2007, công ty cổ phần đường Biên Hòa có tỷ số thanh toán nhanh là 2.8, công ty quyết định chi trả cổ tức trên mỗi cổ phiếu là 18% . Nhưng đến năm 2008, do những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế làm nền kinh tế suy thoái, hàng tồn kho không tiêu thụ được, chi phí nhân công tăng, sự biến động quá thất thường của giá 30 nguyên liệu, làm khả năng thanh toán của BHS giảm xuống còn 1.01 và cũng làm cho khả năng chi trả cổ tức của công ty giảm xuống 15%. 1.5.7 Ảnh hưởng của thuế: Khi quyết định chi trả cổ tức, doanh nghiệp sẽ cân nhắc đến sự chênh lệch giữa thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn và thu nhập cổ tức nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho cổ đông. Ngoài ra, thu nhập cổ tức bị đánh thuế ngay (trong năm hiện hành), còn thu nhập lãi vốn có thể hoãn đến các năm sau. 1.5.7.1 Đối với doanh nghiệp (căn cứ thông tư 100/2004): “Hoạt động đầu tư chứng khoán là hoạt động tài chính, do vậy, thu nhập từ đầu tư chứng khoán trong kỳ tính thuế phải gộp chung với thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định chung”. Như vậy, công ty phải nộp thuế đánh trên hoạt động đầu tư tài chính bằng với thuế thu nhập doanh nghiệp. Tc = 25%. 1.5.7.2 Đối với nhà đầu tư cá nhân (căn cứ thông tư 72/2006): Hai cách đánh thuế, tùy theo nhà đầu tư đăng ký trước với cơ quan thuế là đánh thuế toàn phần hay từng lần:  Thuế toàn phần: Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 20%  Thuế từng lần: Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng * Thuế suất 0.1% Tuy nhiên, trong thời gian khủng hoảng kinh tế, Bộ tài chính đã ban hành các thông tư giãn thời hạn nộp thuế tiến tới miễn nộp thuế trong năm 2009 để khuyến khích các nhà đầu tư ( TT27/2009, TT160/2009). Năm 2010, dự kiến thị trường chứng khoán sôi động trở lại, chúng ta sẽ chứng kiến rõ nét hơn tác động của thuế. Khi nào nhà đầu tư có lợi nhất? Giả sử: Giá ban đầu Giá có cổ tức Giá không có cổ tức Pb P0 Pex 31 Tỷ suất sinh lợi có tính đến thuế là: 0( )(1 ) ( )(1 ) (1 )b cg ex b cg d b b P P T P P T DIV T r P P         0 1 1 d ex cg TP P DIV T      Trong đó: Td thuế trên cổ tức chính là thuế thu nhập cá nhân Tcg thuế đánh trên lãi vốn (20% toàn phần hoặc 0,1% từng lần) Biểu thuế Phần thu nhập tính thuế /năm ( Triệu đồng ) Phần thu nhập tính thuế /tháng ( Triệu đồng ) Thuế xuất ( %) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 (Biểu thuế thu nhập cá nhân theo thông tư 84/2008-BTC) So sánh với trường hợp không có thuế : P0 = Pex + DIV thì đối với nhà đầu tư có (1 – Td) > ( 1 – Tcg) thì nhà đầu tư nên giữ cổ phiếu để nhận cổ tức – là những nhà đầu tư có thu nhập dưới 32 triệu đồng/ tháng. Nếu thuế lãi vốn lớn hơn thuế cổ tức thì doanh nghiệp nên chi trả nhiều cổ tức. Ngược lại, doanh nghiệp không nên chi trả nhiều cổ tức hoặc có thể trả cổ tức dưới hình thức mua lại cổ phần. 1.5.8 Ưu tiên của cổ đông: SCC có vốn điều lệ xấp xỉ 20 tỷ đồng, hiện đang niêm yết cổ phiếu trên sàn Hà Nội. Nghị quyết ĐHCĐ Công ty họp hôm 16/4/2009 đã thông qua kết quả sản xuất - kinh doanh năm 2008 với doanh thu 71 tỷ đồng, đạt 95.12% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế 5.3 tỷ đồng, bằng 79.9% kế hoạch năm. ĐHCĐ cũng quyết định sử dụng 2.96 tỷ 32 đồng, chi trả cổ tức với tỷ lệ 15% bằng tiền mặt. Cổ tức được chi trả cho cổ đông theo danh sách chốt ngày 6/3/2009 do Trung tâm Lưu ký chứng khoán cấp. Căn cứ vào kết quả sản xuất - kinh doanh năm 2008 đã được kiểm toán, Hội đồng quản trị SCC đã quyết định tỷ lệ cổ tức15%. Trên thực tế, lợi nhuận của doanh nghiệp đủ để trả cổ tức ở mức 18%, trong phiên họp ĐHCĐ năm 2009, lãnh đạo SCC cũng đưa ra phương án 18% để cổ đông biểu quyết, song nhiều cổ đông lớn muốn giữ lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư trong năm nay (hiện cổ đông nhà nước - Tổng công ty Sông Đà sở hữu 37% vốn điều lệ, Sông Đà 12 sở hữu 20% vốn điều lệ), cuối cùng tỷ lệ cổ tức 15%. Như vậy, đối với một số công ty, cổ đông tác động rất lớn đến việc chi trả cổ tức. Đó là ở những công ty mà đa số cổ phần thuộc về một số cổ đông chiến lược, chính sách cổ tức phụ thuộc theo quyết định của họ. Còn ở những công ty có chính sách cổ tức rộng rãi, mỗi cổ đông nắm giữ một phần rất nhỏ trong vốn cổ phần, việc chi trả cổ tức phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố cơ bản như cơ hội đầu tư, dòng tiền, tiếp cận thị trường tài chính. 1.5.9 Nhu cầu thanh khoản: Chi trả cổ tức là dòng tiền đi ra; vì vậy, khả năng thanh khoản của doanh nghiệp phụ thuộc vào các tài sản có tính thanh khoản cao, nhất là tiền mặt. 1.5.10 Khả năng vay và tiếp cận các thị trường vốn: Doanh nghiệp lớn, có uy tín, dễ dàng tiếp cận với thị trường tín dụng và các nguồn vốn bên ngoài thì càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức bởi khả năng thanh khoản linh hoạt và tận dụng các cơ hội đầu tư. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp nhỏ, chỉ có vốn cổ phần, khó tiếp cận vốn bên ngoài thì khi có cơ hội đầu tư mới thuận lợi, thường việc chi trả cổ tức không nhất quán với mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. 1.5.11 Tính ổn định của lợi nhuận: Một doanh nghiệp có lịch sử lợi nhuận ổn định thường sẵn lòng chi trả cổ tức cao hơn doanh nghiệp có thu nhập không ổn định. 33 1.5.12 Các cơ hội tăng trưởng vốn: Thông thường, các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thường có nhu cầu để tài trợ các cơ hội đầu tư hấp dẫn mới. Vì vậy, họ thường giữ lại phần lớn lợi nhuận và tránh bán cổ phần mới ra công chúng vừa tốn kém vừa bất tiện. 1.5.13 Bảo vệ chống loãng giá: Việc quyết định giữ lại lợi nhuận, chi trả cổ tức có thể còn phụ thuộc vào các quyết định tài trợ, cấu trúc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBaiduthi.pdf
Tài liệu liên quan