Đề tài Những rủi ro trong thanh toán quốc tế đối với nhà xuất khẩu cá tra,cá ba sa ở Việt Nam trong những năm gần đây

Theo Vụ Thị trường châu Âu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường không chú ý là giao dịch với một người nhưng khi ký hợp đồng lại với một tư cách pháp nhân khác mà mình không rõ, đến khi không thu được tiền hàng, tranh chấp xảy ra, đối tác đứng ra giao dịch chỉ nhận là đại lý (agent) của pháp nhân đứng ra ký hợp đồng nhập khẩu và không chịu trách nhiệm pháp lý; liên hệ với đối tác là pháp nhân đứng tên ký hợp đồng thì không liên lạc được, doanh nghiệp Việt Nam thường bị thua thiệt

“Với những đối tác nước ngoài không nghiêm túc, phương thức thanh toán lại không chắc chắn mà phụ thuộc vào thiện chí của người mua thì việc đòi tiền hàng chỉ có thể thực hiện thông qua luật sư để tiến hành các thủ tục gây sức ép hoặc khởi kiện tại tòa án Hà Lan”,Vụ Thị trường châu Âu nhận định.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3388 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những rủi ro trong thanh toán quốc tế đối với nhà xuất khẩu cá tra,cá ba sa ở Việt Nam trong những năm gần đây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1 Tình hình xuất khẩu cá da trơn việt Nam:  Từ đầu năm 2010, thị trường tiêu thụ hàng thủy sản số một của Việt Nam vẫn là EU, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta; tiếp theo là Mỹ và Nhật Bản. Trong các chủng loại thủy sản xuất khẩu sang EU, cá tra, cá basa chính là sản phẩm chủ lực. Tính đến hết tháng 10-2010 thị trường Tây Ban Nha tiêu thụ xấp xỉ 44 nghìn tấn cá tra Việt Nam, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2009.  Liên minh châu Âu (EU) đạt giá trị 512 triệu USD và theo sau là thị trường Nhật với 371,6 triệu USD. Được coi là thị trường có nhiều thách thức đối với cá tra Việt Nam với những rào cản thuế quan và kỹ thuật, nhưng Mỹ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mạnh và ổn định về nhập khẩu mặt hàng này. Tại thị trường Mỹ, cá da trơn đang dần lấy lại thị phần. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu cá da trơn vào thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam theo thống kê của Hải quan Mỹ, tháng 2/2008 Mỹ nhập khẩu 4.356 tấn cá da trơn các loại, tăng 26,7% so tháng 2/2007, đưa tổng lượng nhập khẩu cá da trơn vào Mỹ 2 tháng đầu năm 2008 đạt 8.740 tấn, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2007. Nguyên nhân chính là do sản lượng nhập khẩu cá từ Trung Quốc vào Mỹ giảm đột biến trong năm 2008, vì Mỹ áp dụng quy định mới về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá da trơn Trung Quốc, cùng với việc cá rô phi Trung Quốc bị mất mùa do thời tiết lạnh. Tháng 9/2009, Mỹ đã nhập khẩu trên 4 nghìn tấn cá tra Việt Nam, trị giá 13,48 triệu USD, tăng 77% về lượng và 75% về giá trị so với cùng kỳ 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra sang thị trường này tăng gần 63% về giá trị đạt trên 95 triệu USD. Để vượt qua những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng các doanh nghiệp xúât khẩu cá tra. Từ đầu năm 2009 đến nay, xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam đã mở rộng thêm thị trường ra 24 quốc gia mới, nâng tổng số các thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam lên 110 quốc gia vùng lãnh thổ. Năm 2010, mặc dù, phải đối mặt với nhiều khó khăn "sóng gió" song ngành thủy sản vẫn vượt lên về đích vượt kế hoạch với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 4,9 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2009. Dự kiến, năm 2011 tiếp tục là năm khó khăn đối với ngành Thủy sản, song ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (Vasep) tin tưởng rằng, năm 2011 sẽ đánh dấu bước thay đổi về chất cho cá tra của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngày 21/1/2011, Theo Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), đến thời điểm này các nhà nhập khẩu châu Âu đã bắt đầu chấp nhận mua cá tra Việt Nam với giá sàn xuất khẩu cá philê thịt trắng là 3 USD/kg. Biểu đồ giá cá tra biến đổi qua từng năm 2000-20010 Mặc dù vậy, vẫn còn một vài nhà nhập khẩu than phiền rằng giá cá cao và tăng quá nhanh và chỉ mua thăm dò vì e giá có thể hạ. VASEP dự đoán, khoảng thời gian thăm dò sẽ kéo dài từ 1 - 2 tháng. Nếu các doanh nghiệp cá tra Việt Nam vẫn cùng nhau duy trì được mức giá này thì một mặt bằng giá mới sẽ được thiết lập và DN sẽ phần nào thành công trong việc định mức giá sàn xuất khẩu. Hiện theo phản ánh của DN, việc chào giá xuất khẩu cao cũng chỉ bù đắp vào số tiền chênh lệch do giá nguyên liệu tăng. Hiện nay, tuy cá tra nguyên liệu không còn nhiều và giá vẫn đứng ở mức cao, người nuôi không mặn mà với việc thả nuôi tiếp nhưng vẫn có một số DN bán cá tra dưới giá sàn, ở mức 2,9 - 2,95 USD/kg. Mặc dù mức giá này rẻ hơn không nhiều nhưng cũng gây ảnh hướng tới thị trường và vô hình trung đã ghìm giá cá xuất khẩu chung. 1.2 Đánh giá chung về những khó khăn và thuận lợi của ngành cá da trơn Việt Nam 1.2.1 Khó khăn: Tuy đạt được những thành quả vượt mong đợi nhưng xuất khẩu thủy sản năm 2010 cũng gặp phải không ít "sóng gió". Năm 2010, các nước nhập khẩu cá da trơn Việt Nam tiếp tục có các rào cản thương mại như vụ kiện chống phá giá, tên gọi catfish đối với cá tra ở Mỹ, và mới đây là cá tra bị Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) đưa vào danh sách đỏ trong cẩm nang hướng dẫn người tiêu dùng. Chưa tạo thương hiệu riêng Mặc dù nhiều năm nay, Việt Nam là nước sản xuất cá tra với sản lượng lớn nhất thế giới, nhưng đến nay cá tra Việt Nam vẫn chưa có một thương hiệu quốc gia thống nhất. Sản phẩm cá tra của Việt Nam xuất khẩu đang mang rất nhiều tên khác nhau theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, chứ chưa có một sản phẩm cá tra Việt Nam với thương hiệu, tiêu chuẩn chung. Điều này khiến cho giá trị sản phẩm cá tra của Việt Nam thấp. Nguyên nhân là do hầu hết các doanh nghiệp tự xây dựng cho mình một thị trường, thương hiệu riêng mà chưa quan tâm đến thương hiệu chung của cá tra Việt Nam. Thậm chí, một số doanh nghiệp tranh giành thị trường bằng cách tự hạ giá sản phẩm, tăng tỷ lệ mạ băng làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, một số nước trong khu vực như Thái Lan, Philippin, Mailaixia, Inđônêxia cũng đang triển khai nuôi cá tra và được sự ủng hộ tài chính từ Chính phủ. Khó khăn trong đầu vào Trong năm này, đồng Euro giảm giá so với đồng đôla gây ra tác động tiêu cực đến đầu ra cá tra, cá ba sa. Bên cạnh đó, ngành cá da trơn Mỹ đã xây dựng rào cản thương mại đối với xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Sản phẩm chiến lược trong xuất khẩu thủy sản là cá tra năm 2010 có dấu hiệu chững lại.Tình trạng “treo ao” đã kéo dài gần như suốt cả năm nay nên dường như động lực đầu tư nuôi của người dân cũng bị hạn chế. Những tháng cuối năm 2010, nhu cầu thủy sản lên cao, giá cá tra từ 15.000 - 16.000 đồng lên đến 19.500 - 21.000 đồng/kg, tuy nhiên vẫn không thực sự thu hút người nuôi. Do vấn đề lớn hiện nay những hộ nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long đang khó khăn về vốn, cộng thêm vấn đề về tỷ giá USD làm cho giá thức ăn thủy sản tăng cao, càng làm cho người nuôi gặp khó khăn. Bên cạnh đó, do hàng loạt cơ sở cung cấp giống ngưng sản xuất nên cá tra giống hiện nay khá khan hiếm, hiện ở mức 25.000 đồng/kg. Chưa kể gần đây điện, thuê nhân công, thuốc men phòng trị bệnh... cũng đồng loạt tăng giá. Chi phí nuôi tăng đòi hỏi vốn đầu tư cao, trong khi nông dân cho biết họ rất khó vay ngân hàng. Số bị thua lỗ liên tục chưa trả hết nợ nên ngân hàng không cho vay đã đành, nhưng số đã trả nợ rồi cũng khó vay lại. Hộ nào có đất đai tài sản lớn được vay rất hạn chế. Ngoài ra, những đại lý thức ăn, thuốc thú y không còn bán thiếu như trước. “Chi phí đầu tư cao, khả năng khó có lời. Đã vậy, nông dân bị thua lỗ kéo dài lại đang khó khăn về vốn Đặc biệt là trong khi giá lương thực - thực phẩm tăng đến 60%, nhưng giá cá xuất khẩu từ đầu năm đến nay vẫn không tăng. Trên TTCK, nhóm cổ phiếu ngành thủy sản là một trong những nhóm cổ phiếu rớt giá đầu tiên, mở màn cho sự rớt giá sâu và liên tục của thị trường. Cổ phiếu cá da trơn từ vị thế là loại cổ phiếu được nhiều người săn đón đã trở thành cổ phiếu rớt giá mạnh và liên tục, gây tâm lý ngao ngán cho nhà đầu tư. Do phát triển quá nhanh và ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm cho các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thiếu vốn lưu động. Nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ (khoảng 100 tấn nguyên liệu/ngày), gây nên cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp không có tiếng nói chung trong việc áp đặt giá bán xuất khẩu cũng như trong việc điều tiết nguồn cung. Đây chính là nguyên nhân chính của việc giá cá xuất khẩu không tăng, mặc dù nhu cầu thị trường xuất khẩu rất lớn. 1.2.2 Thuận lợi: - Nhu cầu thị trường xuất khẩu rất lớn - Độ rủi ro thấp do cá tra chỉ nhiễm bệnh do vi khuẩn và kí sinh trùng gây ra. - Cá da trơn Việt Nam đã được xuất khẩu đến 69 thị trường và đang mở rộng với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân là 33%/năm. Bên cạnh đó, Thuận lợi từ sự biến động của tỷ giá NHNN đã quyết định điều chỉnh khá mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD và VND lên 22.400 VND/USD (ngày 19/02/2011). Tỷ giá tăng có thể mang đến nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là ngành cá xuất khẩu khi mà chi phí đầu vào chủ yếu tính bằng đồng nội tệ. Nếu chúng ta biết kiểm soát chi phí đầu vào. Nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL là “độc nhất vô nhị” của ngành nuôi trồng thủy sản thế giới. Hệ thống nuôi có thể đạt năng suất trung bình 300-400 tấn sản phẩm/ha, đạt kỷ lục cao nhất trong mọi ngành sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Diện tích ao nuôi chỉ xấp xỉ 5.400 ha nhưng sản phẩm lại chiếm khoảng 65 % tổng sản phẩm nuôi trồng ở châu Âu. Do các ao nuôi cá có sự ưu đãi từ sông Cửu Long đó là cung cấp nguồn nước quanh năm. - Sản phẩm có thể thay thế “ cá trắng” đặc biệt đối với khẩu vị của người phương Tây. 1.3 Định hướng phát triển Với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011, mặt hàng cá tra đạt khoảng 1,45 -1,55 tỷ USD. Một trong những giải pháp mà ngành Thuỷ sản đề ra là tiếp tục duy trì tốc độ phát triển của ngành thủy sản trên cơ sở tăng cường các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững như: tái tạo nguồn lợi, an toàn cho ngư dân, từng bước điều chỉnh cơ cấu nghề cá, giảm khai thác ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ. Bên cạnh đó, ngành thủy sản phải quyết liệt đẩy mạnh việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn về đánh giá chất lượng trong nuôi trồng và chế biến được thị trường quốc tế chấp nhận Để đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng tốt hơn, các sản phẩm thủy sản Việt Nam cần phải thực hiện được việc truy suất nguồn gốc, trước hết là cá tra, tôm và cá ngừ. Trong thời gian tới, Việt Nam cần kết hợp với các đối tác hoặc tự mình phải tìm ra những kênh phân phối, tiêu thụ riêng. Việc này sẽ góp phần nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng nhanh hơn, đặc biệt sẽ gia tăng được những sản phẩm giá trị gia tăng. Để giúp ngành này phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu về chất lượng vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt. CARD đã phối hợp với Vụ nghề cá bang Vic-to-ria và liên kết với các cơ quan trong nước như Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, Khoa Thủy sản - Trường ĐH Cần Thơ triển khai dự án PMPs cho các hộ nuôi cá tra ở các tỉnh ĐBSCL. Người nuôi cá tra ĐBSCL nếu sớm dụng PMPs sẽ giảm bớt được chi phí nuôi, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, duy trì sự bền vững môi trường… đảm bảo sản phẩm được làm ra đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng mang tính toàn cầu. . Để ngành nuôi và chế biến cá tra phát triển bền vững, phải giải quyết thấu đáo chuỗi giá trị “ nuôi - chế biến - xuất khẩu”. Sau thời gian phát triển rầm rộ, đã đến lúc phải sắp xếp lại nghề này. Cá tra đã có sân chơi lớn nên phải được tổ chức, quy hoạch, có sự đầu tư bài bản về vốn, kỹ thuật, công ghệ hiện đại… Xu thế phát triển tới đây là “liên kết", đặt chất lượng lên hàng đầu; theo đó cần xem xét ưu tiên về vốn, cơ chế thông thoáng với những doanh nghiệp làm tốt, có đóng góp tích cực cho nghề cá để các doanh nghiệp này an tâm đầu tư mở rộng sản xuất đồng thời phải xử lý nghiêm những doanh nghiệp làm ăn gian dối. 1.4.Rủi ro trong xuất khẩu cá da trơn: 1.4.1 Rủi ro về chính trị : - Rủi ro này gặp phải khi chính sách chính trị, môi trường pháp lý, tập quán thương mại ở mỗi nước có sự khác biệt. - Do rào cản thương mại. - Rủi ro này còn được thể hiện qua sự khác biệt về yếu tố pháp lý, sự hiểu biết nhận thức khác nhau về hệ thống pháp lý, về qui chế quản lý ngoại hối của một số quốc gia… Giải pháp : - Tìm hiểu kỹ về tình hình chính trị của các nước nhập khẩu cá da trơn của Việt Nam - Yêu cầu các công cụ của ngân hàng như bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 1.4.2. Rủi ro về tiêu thụ, vận chuyển: - Rủi ro này xảy ra và liên quan đến chất lượng hàng hoá, cự ly vận chuyển quá xa, phương tiện vận chuyển không thích hợp. Giải pháp : Giành quyền chủ động thuê tàu + Thuê hãng tàu có uy tín, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng đại diện tại nước nhà nhập khẩu + Mua bảo hiểm hàng hóa 1.4.3 Do không xuất trình được bộ chứng từ theo đúng quy định L/C: Giải pháp: + Bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ + Làm ăn với đối tác có thiện chí + Thỏa thuận ngay với nhà nhập khẩu những chứng từ cần xuất trình ngay khi ký hợp đồng ngoại thuơng + Nghiên cứu kỹ những rủi ro sai sót thuờng gặp đối với từng chứng từ + Đọc, nghiên cứu kỹ những quy định của L/C đối với bộ chứng từ + Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần 1.4.4. Rủi ro về tỷ giá hối đoái: Là sự không cân nhắc về giá trị của một khoản thu nhập hay chi trả do sự biến động tỉ giá gây ra, có thể làm tổn thất đến giá trị dự kiến của hợp đồng Giải pháp : Lưu theo dõi dòng tiền ít biến động nhất. Theo dõi hàng ngày sự biến động về tỷ giá giữa các loại ngoại tệ mạnh với đồng tiền Việt Nam để kịp thời có phương án ngăn ngừa rủi ro.sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro như nghiệp có kỳ hạn(Forward), nghiệp vũ việc chọn (Option)…. Đa dạng hoạt động kinh doanh Tạo lập và sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro hối đoái. Áp dụng những điều khoản giá cả và thanh toán rất linh hoạt có tính đến khả năng điều chỉnh trị giá hợp đồng nếu có sự biến động tỉ giá xảy ra. 1.4.5.Rủi ro về lựa chọn phương thức thanh toán: Có khá nhiều phương thưc thanh toán, mỗi phương thức có ưu và nhược điểm khác nhau. Một trong những phương thức được các nhà đầu tư Việt Nam sử dụng là Phương thức thanh toán TT (Telegraphic Transfer Remittance). 1.4.5.1 Phương thức thanh toán TT (Telegraphic Transfer Remittance): a. Định nghĩa: Là hình thức thanh toán người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích trước 1 số tiền nhất định để trả cho người bán vào 1 thời điểm nhất định. b. Hình thức: 3 hình thức - Thanh toán trả trước: người mua trả tiền trướccho người bán trước thời hạn giao hàng, có thể là trả trước : 100% giá trị invoice/ 30%-> 70% trị giá hợp đồng và trả hết sau khi giao. - Thanh toàn trả sau: trả 100% giá trị hoá đơn sau khi nhận hàng hoá (100% invoice value after receiving goods). - Thanh toán trả trước và trả sau: Giữa người mua và người bán ko quen, nhưng trong giao dịch lần đầu, người bán yêu cầu thanh toán trước số tiền như là tiền cọc. c. Rủi ro: Đối tác sau khi nhận được hàng sẽ viện vào nhiều lý do như hàng kém chất lượng, không đủ số lượng hay kể cả hàng khó bán do biến động thị trường… để chần chừ trả nốt số tiền còn lại trong hợp đồng. Rủi ro tại Việt Nam: Sáng 5.1.2010, ban điều hành xuất khẩu thuỷ sản sang Nga cho biết, tính đến hết tháng 12.2009, doanh nghiệp Việt Nam bán qua thị trường Nga trên 39.000 tấn cá tra, thu về 64 triệu USD, giảm 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Kể từ khi phía Nga chính thức cấp phép nối lại nhập khẩu cá tra của Việt Nam hồi tháng 5.2009, theo ban điều hành, thị trường này đã được doanh nghiệp khai thác khá hiệu quả. Từ tháng 5.2009 đến nay, trong khi giá cá xuất qua châu Âu, Trung Đông, Á, Mỹ giảm 10 – 15% thì giá xuất sang Nga lại tăng 5 – 7%.Tuy nhiên, rào cản khiến doanh nghiệp không thể đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu cá tra sang Nga là phương thức thanh toán tiền hàng quá rủi ro. Ông Lý Ngọc Minh, trưởng ban điều hành xuất khẩu cá tra sang Nga thừa nhận do phí mở tín dụng thư (L/C) tại hệ thống ngân hàng Nga quá cao nên nhà nhập khẩu không chọn cách thanh toán an toàn này mà thường chọn phương thức thanh toán TT (Telegraphic Transfer Remittance), đặt cọc 20 – 30% giá trị, khi nhận hàng nhà nhập khẩu mới thanh toán hết tiền. Nhiều doanh nghiệp có thâm niên trong hoạt động xuất nhập khẩu đều khẳng định, thanh toán TT đưa đến nhiều rủi ro cho người bán hàng, vì đối tác sau khi nhận được hàng sẽ viện vào nhiều lý do như hàng kém chất lượng, không đủ số lượng hay kể cả hàng khó bán do biến động thị trường… để chần chừ trả nốt số tiền còn lại trong hợp đồng. Từ năm 2008 đến nay, theo ban điều hành, chính vì chỉ có một cách lựa chọn thanh toán duy nhất là TT, nên doanh nghiệp mới chỉ “đòi” được khoảng 90% sộ́ tiền mà nhà nhập khẩu Nga nợ. Số còn lại 10% nữa, ban điều hành và hiệp hội Nhập khẩu Nga vẫn đang đàm phán, hối thúc nhà nhập khẩu trả nốt. Tuy nhiên, con số nợ khó đòi 10% (theo ông Lý Ngọc Minh, chỉ khoảng trên 1 triệu USD) có thể chưa chính xác. Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra ở Đồng Tháp kể rằng, ông đang rất lo lắng về khoản tiền 2 triệu đôla mà khách hàng Nga còn nợ sau những hợp đồng mua hàng cá tra philê của công ty. Từ khi thị trường Nga mở cửa trở lại hồi tháng 5.2009, ông này cho hay doanh nghiệp cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu, sau năm tháng, doanh số đạt trên 6 triệu USD. Thế nhưng, ngay từ lô hàng đầu tiên, đối tác Nga đã không trả hết tiền hàng mà tìm cách khất lần, đến nay số tiền nợ trên 2 triệu đôla, quá thời gian mà họ hứa trả đã hơn một tháng rưỡi vẫn chưa lấy được. Qua tìm hiểu, số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga hiện nay còn khoảng trên dưới 10 đơn vị, và theo một nguồn tin thì có khá nhiều công ty chưa đòi hết nợ. Ban điều hành Xuất khẩu thuỷ sản sang Nga được thành lập từ 16.3.2009 có nhiệm vụ giới thiệu nhà máy thuỷ sản Việt Nam đạt chất lượng cho đối tác Nga; kiểm soát nhà máy, kiểm soát chất lượng, số lượng, giá xuất cá sang Nga. Tuy nhiên, ông Lý Ngọc Minh khẳng định việc mua bán, giao dịch, thanh toán hoàn toàn doanh nghiệp nghiệp quyết định và chịu trách nhiệm. Và việc chọn thanh toán TT, doanh nghiệp cần phải hết sức cân nhắc đối tác. Hiện nay TT rất ít được lựa chọn trong giao dịch mua bán quốc tế, chỉ có những đối tác thật sự uy tín, thậm chí có ràng buộc nhau về tài chính mới sử dụng cách thanh toán này. Những rủi ro khác trong việc đòi nợ: Theo Vụ Thị trường châu Âu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường không chú ý là giao dịch với một người nhưng khi ký hợp đồng lại với một tư cách pháp nhân khác mà mình không rõ, đến khi không thu được tiền hàng, tranh chấp xảy ra, đối tác đứng ra giao dịch chỉ nhận là đại lý (agent) của pháp nhân đứng ra ký hợp đồng nhập khẩu và không chịu trách nhiệm pháp lý; liên hệ với đối tác là pháp nhân đứng tên ký hợp đồng thì không liên lạc được, doanh nghiệp Việt Nam thường bị thua thiệt… “Với những đối tác nước ngoài không nghiêm túc, phương thức thanh toán lại không chắc chắn mà phụ thuộc vào thiện chí của người mua thì việc đòi tiền hàng chỉ có thể thực hiện thông qua luật sư để tiến hành các thủ tục gây sức ép hoặc khởi kiện tại tòa án Hà Lan”,Vụ Thị trường châu Âu nhận định. Công ty nước ngoài cũng như công ty Việt Nam khi đã đăng ký kinh doanh là có tư cách pháp nhân, tuy nhiên không phải đối tác có tư cách pháp nhân là yên tâm ký hợp đồng, mà cần chú ý tới khả năng chuyên doanh, số lượng nhân viên, tình hình tài chính, các điều khỏan hợp đồng mà khách hàng đưa ra…Các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý tư cách pháp nhân người, công ty giao dịch và người/công ty đứng ra ký kết hợp đồng (trong trường hợp nêu trên, khi tranh chấp xảy ra, người giao dịch chỉ nhận tư cách là đại lý và không chịu trách nhiệm, lúc ký hợp đồng đã lấy danh nghĩa một công ty khác mà doanh nghiệp ta lại không chú ý đến vấn đề này). Vừa qua, một số cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, như Pakixtan, Singapore, Hà Lan… cũng đã đăng tải thông tin cảnh báo về việc doanh nghiệp Việt Nam không được thanh toán tiền hàng khi chấp nhận phương thức thanh toán D/A, D/P (thanh toán nhờ thu kèm chứng từ - người mua sẽ gửi lại cho ngân hàng lệnh chi), đặc biệt là giao dịch với những đối tác mới. Giải pháp : Để phòng tránh những rủi ro không thu được tiền hàng khi giao dịch với đối tác nước ngoài, Vụ Thị trường châu Âu khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần lưu ý, đối với khách hàng mới quen hoặc mới giao dịch, doanh nghiệp cần yêu cầu phía đối tác cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh và tra cứu thông tin trước khi tiến hành thương thảo, sử dụng phương thức thanh toán chặt chẽ, an toàn nhằm đảm bảo thu hồi tiền hàng. Trong thanh toán quốc tế có nhiều phương thức thanh toán khác nhau như phương thức thanh toán nhờ thu, phương thức giao chứng từ trả tiền…Mỗi phương thức có ưu nhược điểm khác nhau và tác động đến các nhà xuất nhập khẩu. Việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp là vô cùng cần thiết. Phương thức thanh toán quốc tế là một mãn rộng trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kiến thức trong môn thanh toán quốc tế do đó nhóm không thể phân tích từng phương thức. Vì vậy, nhóm chỉ đưa ra một số giải pháp nhằm tránh rủi ro trong phương thức thanh toán quốc tế. II. Các phương án nhằm tránh rủi ro trong thanh toán quốc tế : Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Chức năng ban đầu của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là khuyến khích thương mại quốc tế bằng cách bảo vệ những nhà xuẩt khẩu và những người đầu tư chống lại một loại rủi ro thường không được các công ty bảo hiểm thương mại bảo vệ. Nhà xuất khẩu được bảo vệ chống lại việc không trả tiền do những nguyên nhân sau : Ngân hàng nhà nhập khẩu mất khả năng chi trả. Nhà nhập khẩu từ chối hoặc không có khả năng chi trả Nước của nhà nhập khẩu không có khả năng chuyển trả tiền Sự huỷ bỏ hoặc hết hiệu lực của giấy phép nhập khẩu Chiến tranh giữa các nước của nhà xuất khẩu và nước của nhà nhập khẩu …… Thư tín dụng xác nhận: Khi đưa kèm xác nhận vào thư tín dụng, người thụ hưởng có cam kết của hai ngân hàng độc lập giải quyết việc thanh toán của mình khi bộ chứng từ xuất trình hoàn toàn hợp lệ với các điều khoản, điều kiện của tín dụng thư Nên yêu cầu xác nhận thư tín dụng tại những nước trên thế giới có rủi ro chính trị cao, nền kinh tế thị trường chưa phát triển, các ngân hàng giao dịch còn chưa tuân thủ nghi Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ được sử dụng rất rộng rãi trong kinh doanh XNK của doanh nghiệp vì nó bảo đảm tính an toàn.Là vì : Các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp 2 bên yên tâm về quyền lợi của mình nghiêm ngặt theo thông lệ quốc tế Phương thức giao chứng từ trả tiền(CAD) CAD là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản kí thác với mức kí quỹ thường là 100% để thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu, khi họ xuất trình đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán . III. Phân tích so sánh: Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Ưu điểm: Là công cụ chiến lược thúc đẩy xuất khẩu. Có tiềm năng thu lợi nhuận trong dài hạn nếu kiểm soát rủi ro tốt. Nhà xuất khẩu được bảo vệ chống lại việc không trả tiền. BHTDXK giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tiếp cận các nguồn vốn cho vay từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng dễ dàng hơn với tỷ lệ giá trị vốn vay/giá trị được bảo hiểm (tài sản bảo đảm) cao hơn để đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm quỹ dự phòng tổn thất. Nhược diểm: BHTDXK mang tính chuyên môn cao, đòi hỏi đầu tư lớn về vốn, công nghệ thông tin, nghiệp vụ đánh giá rủi ro, thu hồi nợ, giải quyết khiếu nại minh bạch, công bằng; phân tán rủi ro thông qua hoạt động tái bảo hiểm và (hoặc) đồng bảo hiểm. Thư tín dụng xuất khẩu Ưu điểm: NH sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không. - Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa. - Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm). - KH có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng - Tín dụng thư không bị lệ thuộc vào cái gọi là “ luât địa phương” mà tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng. Nhược điểm: - Hơi rườm rà trong thực hiện. - Ở một số quốc gia phí mở tín dụng thư (L/C) tại hệ thống ngân hàng quá cao - Đòi hỏi nhà XK phải hết sức am tường không chỉ về nghiệp vụ thanh toán quốc tế mà còn các lĩnh vực khác như ngoại thương, vận tải bảo hiểm…mà không phải nhà XK nào cũng đáp ứng được. Phương thức giao chứng từ trả tiền: Ưu điểm: Có ngân hàng bão lãnh thanh toán Nhược điểm: - Chỉ áp dụng cho các nước thân tín, làm ăn lâu năm - Ưu thế thị trường thuộc về nhà xuất khẩu( hàng khan hiếm, độc quyền……) IV. Áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn tại Việt Nam: Một doanh nghiệp xuất khẩu thường gặp nhiều rủi ro, trong đó rủi ro trong phương thức thanh toán là một trong những rủi ro khá quan trọng. Trong tình hình kinh tế thị trường ngày càng có nhiều cạnh tranh, chính trị xảy ra nhiều bất ổn, vì vậy rủi ro trong phương thức thanh toán ngày càng lớn, dựa vào việc phân tích ưu nhược điểm như trên theo nhóm thì các doanh ngiệp xuất khẩu cá da trơn ở Việt Nam có thể lựa chọn phương pháp: Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, thư tín dụng xuất khẩu để giảm thiểu rủi ro. . Tuy nhiên, để phát triển loại hình bảo hiểm tín dụng này, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức. Ví dụ như đối với BHTDXK: Thứ nhất, BHTDXK cần được phát triển theo mô hình phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, phương thức kinh doanh quốc tế và nguyên tắc WTO, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và chịu sự điều chỉnh của luật pháp về bảo hiểm và thương mại. Trên thế giới, mô hình doanh nghiệp BHTDXK có sự khác nhau ở từng giai đoạn và ở t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận quản trị rủi ro thanh toán quốc tế cho sản phẩm thủy sản Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan