Đề tài Những thành tựu tạo giống bằng công nghệ gen

Essaidi Jalila, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết dự án "tơ nhện" còn được gọi là"2,6g 329m/giây" theo trọng lượng và vận tốc của một viên đạn dùng cho súng trường cỡ nòng 0,22. Bà Jalila nói, mục tiêu của dự án là nhằm thay thế các chất sừng trên da của chúng ta bằng tơ nhện.

Bước đầu tiên bao gồm việc phát triển một lớp da thật quanh một mẫu da chống đạn. Quá trình này kéo dài khoảng 5 tuần.

Tơ lụa từ lâu đã được sử dụng trong chiến đấu và Thành Cát Tư Hãn từng ban sắc lệnh yêu cầu các kỵ binh của ông mặc áo tơ để tránh tên bắn trúng. Con người hiện đại cũng đã chế ra nhiều loại áo chống đạn trong nhiều thập kỷ qua nhưng da người có thể chống đạn xuyên thủng cho đến nay vẫn chỉ có trong truyện hoặc phim viễn tưởng khoa học.

 

doc27 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 13862 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những thành tựu tạo giống bằng công nghệ gen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chuột siêu đẳng có mang mẫu gen của hổ Tasmania. Bằng cách sử dụng hai loại thuốc, một loại có tác dụng kích thích lên gen kiểm soát quá trình vận động và một loại tác động lên các prôtêin, các nhà khoa học cho biết, họ có thể làm tăng khả năng vận động và sức bền của những con chuột lên tới 75% và 45%. Phát hiện các gen liên quan đến tuổi thọ Nghiên cứu trên các loài sinh vật như vi khuẩn gây men và loài giun cho thấy: ở chúng có ít nhất 25 gen liên quan đến tuổi thọ. Trong khi đó ở con người, chỉ có 15 trong số 25 gen này. Đây được xem là một phát hiện quan trọng, nó giúp mở ra triển vọng trong việc tìm ra cách kéo dài tuổi thọ cho con người trong tương lai. Phát hiện loại vi khuẩn mới và hệ gen đặc biệt Tháng 8/2008, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một loại vi khuẩn khá thú vị có tên gọi là Candidatus Desulforudis audaxviator. Chúng được tìm thấy tồn tại trong các mỏ vàng nằm sâu trong lòng đất ở Nam Phi. Điều đặc biệt ở loại vi khuẩn này không chỉ ở khả năng thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt sâu trong lòng đất, mà còn ở việc chúng có mang tất cả các loại gen qui định các đặc tính giúp cho chúng có thể thích nghi với cuộc sống độc lập. Triển vọng từ vi-rút chống ung thư Sử dụng vi-rút để tấn công bệnh ung thư không còn là một điều mới mẻ, tuy nhiên, loại vi-rút này cần được tiêm trực tiếp vào các khối u để tránh hệ thống miễn dịch. Còn loại vi-rút JX-594, có khả năng tự sao chép, và tấn công 1 số loại ung thư phổ biến, là biến thể của vi-rút gây bệnh đậu mùa, được dùng để làm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu, được tiêm thẳng vào máu. Cả 23 bệnh nhân đều được tiêm vi-rút với liều lượng khác nhau nhưng chỉ là 1 lượng nhỏ, nhằm đảm bảo an toàn. 7/8 bệnh nhân được tiêm nhiều nhất có vi-rút đang nhân đôi chỉ trong khối u chứ không phải ở các mô khỏe mạnh. Khối u ở 6 bệnh nhân đã không phát triển thêm. Tuy nhiên, vi-rút không chữa hoàn toàn bệnh ung thư. GS John Bell, trưởng nhóm nghiên cứu và đang công tác tại ĐH Ottawa (Mỹ), tin tưởng rằng mặc dù mới chỉ là bước khởi đầu một phương pháp tiếp cận sinh học mới đối với bệnh ung thư. Ngoài ra, nhiều nhà khoa học tin rằng có thể tiêm vi-rút này trực tiếp vào khối u với liều lượng lớn. Người ta nghĩ rằng, loại vi-rút này có thể được sử dụng trực tiếp vào tế bào ung thư với liều lượng cao. “Nghiên cứu mới này thực sự rất quan trọng bởi nó chỉ ra rằng vi-rút có thể được sử dụng một cách an toàn như một loại vacxin chống lại căn bệnh đậu mùa đang hành hạ hàng triệu người bây giờ lại có thể thông qua đường máu tiếp cận tế bào ung thư thậm chí ngay cả khi chúng đã lan rộng khắp cơ thể" Hoa hồng xanh sắp được bán tại Mỹ Hoa hồng truyền thống chỉ có hai màu đỏ và trắng, những sắp tới hoa hồng biến đổi gen màu xanh sẽ lần đầu tiên được bán trên thị trường Mỹ và Canada. Những bông hoa hồng xanh, có tên là Applause, được tạo ra bằng phương pháp biến đổi gen để thay đổi màu sắc của cánh hoa, Hoa hồng xanh là kết quả nghiên cứu trong vòng 20 năm của công ty Suntory (Nhật Bản). Công ty này đã tạo ra bông hồng xanh đầu tiên trong phòng thí nghiệm vào năm 2009 và mất hai năm phát triển để đưa giống hoa này thị trường Bắc Mỹ. Hoa hồng xanh rất được ưa chuộg tại Nhật Bản. Hoa hồng xanh cũng từng được đề cập trong văn chương như một loài hoa huyền bí không có thật. Tuy nhiên, công nghệ biến đổi gien đã giúp các nhà khoa học biến điều không thể này thành hiện thực. Mèo phát sáng có thể chống lại HIV/AIDS Ba con mèo biến đổi gene với cơ thể phát sáng trong bóng tối có thể ngăn ngừa vi rút suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) đang mở ra con đường mới cho nghiên cứu chống lại căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS. Phát hiện này cũng giúp các bác sĩ thú y tìm ra phương pháp chống lại loại virus giết chết hàng triệu con mèo hoang dã mỗi năm và có thể lây nhiễm sang các loài khác thuộc họ mèo, bao gồm cả sư tử. Ba con mèo 1 tuổi được đặt tên là TgCat1, TgCat2 và TgCat3, gọi nôm na là những con mèo GM, có cơ thể phát sáng màu xanh lá cây dưới ánh sáng tia cực tím đầy vẻ ma quái vì các nhà khoa học đã đưa loại gen protein huỳnh quang màu xanh lá cây (GFP) có nguồn gốc từ con sứa vào cơ thể chúng. Mèo GM cũng mang thêm một loại gen khỉ, gọi là TRIMCyp, bảo vệ khỉ nâu đuôi ngắn không bị nhiễm trùng bởi virus FIV. Nhóm nghiên cứu hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp bảo vệ động vật nói chung khỏi FIV. Qua đó, các nhà khoa học có thể phát triển và thử nghiệm các cách tiếp cận tương tự trên con người khỏi bị nhiễm trùng bởi virus HIV. Hiện tại, họ cũng chứng minh được rằng việc nuôi cấy các tế bào máu trắng trong phòng thí nghiệm từ những con mèo sẽ giúp con vật miễn dịch với FIV. Những con mèo với cơ thể phát sáng màu xanh lá cây. (Ảnh: Newscientist) “Các loài động vật có gen bảo vệ trong tất cả các mô bao gồm các hạch bạch huyết, tuyến ức và lá lách”, Eric Poeschla đến từ trường Đại học Y khoa Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota, người đứng đầu nghiên cứu cho biết. “Điều này rất quan trọng bởi vì đó là nơi mà căn bệnh thực sự xảy ra, và là nơi bạn có thể nhìn thấy virus HIV phá hủy tế bào T ở người”. Đây không phải là những con mèo GM đầu tiên, nhưng phương pháp mới được áp dụng lại hiệu quả và linh hoạt hơn các kỹ thuật trước. Kỹ thuật của Poeschla trực tiếp, hiệu quả và đơn giản hơn nhiều. Nó đã được áp dụng thành công trong việc tạo ra những con khỉ GM, bò GM, lợn GM và chuột GM. Poeschla cấy loại gen nghiên cứu vào một virus mãn tính rồi đưa trực tiếp vào một noãn bào hoặc tế bào trứng của mèo. Noãn bào kết hợp với các gen mới sau đó đã thụ tinh và được đặt trong tử cung của con mẹ. Poeschla cấy được 12 bào thai trong năm trường hợp mang thai, và ba mèo con đẻ ra còn sống. Ngoài 12 bào thai đó, có 11 trường hợp kết hợp gen mới thành công đã cho thấy hiệu quả của phương pháp này. TgCat1, con mèo đực còn sống, đã giao phối với ba mèo cái bình thường và sinh ra tám mèo con khỏe mạnh. Tất cả đều mang các gen như vậy vì chúng được thừa hưởng từ di truyền. Thức ăn làm từ ADN của người Tuần trước, các nhà khoa học đưa ra tuyên bố rằng họ chỉ mất 6 tháng để sản xuất loại thịt nhân tạo đầu tiên trên thế giới bằng cách sử dụng hàng ngàn tế bào gốc được nuôi trong phòng thí nghiệm. Điều này đã làm dấy lên những làn sóng trái ngược trên toàn thế giới. Giờ đây, một ý tưởng mới xuất hiện còn gây “sốc” hơn nữa, đó là việc tạo ra và sử dụng thức ăn nhân tạo có nguồn gốc từ con người. Điều này nghe có vẻ như chỉ có trong khoa học viễn tưởng. Nhưng theo nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Công nghệ hóa học Bắc Kinh, một kỹ thuật mới phát triển gelatin từ ADN của con người đang thu hút sự quan tâm ngày càng lớn từ phía các nhà khoa học cũng như của ngành công nghiệp. Gelatin là chất lỏng trong suốt không có vị, dùng trong chế biến thức ăn hay phim chụp ảnh. Gelatin có một lịch sử lâu dài trong ngành công nghiệp thực phẩm. Và theo Hội Hóa học Mỹ, loại gelatin từ con người “có thể thay thế cho 300.000 tấn gelatin động vật sản xuất các món tráng miệng, kẹo dẻo, kẹo và vô số sản phẩm khác hàng năm”. Virút bệnh đậu mùa có thể tiêu diệt tế bào ung thư Virút bệnh đậu mùa sau khi được biến đổi gien có khả năng tấn công, tiêu diệt các tế bào ung thư và thu nhỏ các khối u ung thư song vẫn hoàn toàn vô hại đối với các tế bào lành. Đây là kết luận của các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Bệnh viện thủ đô Ốttaoa của Canađa trong công trình nghiên cứu khoa học công bố ngày 2/9. Theo phóng viên TTXVN tại New York, các nhà nghiên cứu đã tiêm các liều virút đậu mùa biến đổi gien JX-594 với liều lượng khác nhau vào máu của hơn 20 bệnh nhân ung thư đang trong giai đoạn tiến triển. Kết quả cho thấy, ở những người bệnh được tiêm liều cao nhất, các khối u ác tính đã ổn định trở lại và dần được thu nhỏ. Qua nhiều lần thử nghiệm, các nhà nghiên cứu xác nhận, virút bệnh đậu mùa được tiêm vào máu có thể đầu độc và tiêu diệt tế bào ung thư, và đặc biệt chỉ phát triển trong giới hạn các khối u mà không tấn công các tế bào lành. Các nhà nghiên cứu sử dụng virút đậu mùa vì chúng có thể tự nhân bản nhanh trong tế bào ung thư và biến đổi gien để tăng khả năng chống ung thư của chúng. Kết quả nghiên cứu này mở ra triển vọng mới sử dụng các loại virút biến đổi gien để điều trị các bệnh ung thư song song với một hướng nghiên cứu khác là chế tạo vắcxin chống ung thư. Liệu pháp mới này nếu thành công có thể điều trị hiệu quả trường hợp các khối u đã di căn tới nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể bệnh nhân ung thư. Da nhân tạo chống đạn Các nhà khoa học Hà Lan đã tìm được cách phát triển da người nhân tạo, chắc khỏe gấp 10 lần thép và chống được đạn bắn xuyên thủng. >>> Da người nhân tạo ra đời Theo tờ Daily Mail, các nhà nghiên cứu Hà Lan đã tạo ra dê biến đổi gen cho sữa có chứa cùng một loại protein như tơ nhện. Khi vắt được sữa dê, nhóm nghiên cứu có thể tách loại protein đặc biệt này và dệt thành một vật liệu chắc khỏe gấp 10 lần thép. Loại sợi này sau đó có thể được pha trộn với da người để tạo thành lớp da nhân tạo mà các nhà khoa học hy vọng sẽ đủ cứng rắn để ngăn chặn cả một viên đạn xuyên qua. Essaidi Jalila, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết dự án "tơ nhện" còn được gọi là"2,6g 329m/giây" theo trọng lượng và vận tốc của một viên đạn dùng cho súng trường cỡ nòng 0,22. Bà Jalila nói, mục tiêu của dự án là nhằm thay thế các chất sừng trên da của chúng ta bằng tơ nhện. Bước đầu tiên bao gồm việc phát triển một lớp da thật quanh một mẫu da chống đạn. Quá trình này kéo dài khoảng 5 tuần. Tơ lụa từ lâu đã được sử dụng trong chiến đấu và Thành Cát Tư Hãn từng ban sắc lệnh yêu cầu các kỵ binh của ông mặc áo tơ để tránh tên bắn trúng. Con người hiện đại cũng đã chế ra nhiều loại áo chống đạn trong nhiều thập kỷ qua nhưng da người có thể chống đạn xuyên thủng cho đến nay vẫn chỉ có trong truyện hoặc phim viễn tưởng khoa học. Tuy nhiên, chuyên gia Jalila khẳng định, dự án của bà và các cộng sự đang biến khoa học viễn tưởng thành hiện thực, dù kết quả của các cuộc thử nghiệm chưa hoàn hảo. Kỳ thú động vật phát sáng nhân tạo Để phục vụ mục đích nghiên cứu và thương mại, các nhà khoa học đã tiến hành biến đổi gen nhằm tạo ra những động vật phát sáng nhân tạo. Hãy cùng ngắm nhìn các sản phẩm đặc biệt của họ. Một số ít cá Medaka biến đổi gen phát sáng trong bóng tối khi bơi trong một bể cá tại Đài Bắc ngày 6/9/2001. Tập đoàn Taikong của Đài Loan đã tạo ra những con cá này với ý định bắt đầu tiếp thị chúng trước công luận như những vật nuôi đầu tiên trên thế giới có khả năng phát sáng trong bóng tối. Ảnh: Reuters. Một đàn cá biến đổi gen Medaka của Tập đoàn Taikong khoe khả năng phát sáng đặc biệt trong một bể chứa tại triển lãm ở Đài Bắc ngày 26/7/2007. Ảnh: Reuters. Các con cá Archocentrus Nigrofasciatus Var có khả năng phát sáng nhân tạo tại Triển lãm thủy sinh quốc tế Đài Loan 2010. Ảnh: Reuters. Hình ảnh kết hợp cho thấy một chân của con chó săn nhân bản vô tính, 3 tháng tuổi phát quang trong bóng tối dưới ánh sáng cực tím (trái) và dưới ánh sáng bình thường tại Đại học quốc gia Seoul, Hàn Quốc ngày 13/5/2009. Ảnh: Reuters. Con chó săn đặc biệt trên là một trong những hậu duệ đời đầu của "Ruppy" - con chó biến đổi gen đầu tiên trên thế giới mang gen huỳnh quang. Các nhà khoa học đã lấy một protein huỳnh quang và cấy nó vào các tế bào của con chó săn. Con cái của những con chó như Ruppy cũng sẽ thừa hưởng cùng gen huỳnh quang như mẹ của chúng và có khả năng phát sáng trong bóng tối dưới ánh sáng cực tím. Ảnh: Reuters. Một con cá gấu trúc (Convict Cichlids) biến đổi gen phát sáng trong bể nước tại buổi họp báo giới thiệu Triển lãm thủy sinh quốc tế Đài Loan 2010. Ảnh: Reuters. Ba con lợn biến đổi gen phát sáng màu xanh lục ở Đài Bắc tháng 1/2006. Các nhà khoa học Đài Loan - nơi sản sinh ra những con cá phát sáng nhân tạo đầu tiên trên thế giới - hy vọng thành công mới của họ sẽ tăng thanh thế cho hoạt động nghiên cứu tế bào gốc của vùng lãnh thổ này. Ảnh: Reuters. Ánh sáng neon tỏa ra từ các con cá ngựa vằn biến đổi gen tại Triển lãm thủy sinh quốc tế Đài Loan tháng 11/2009. Bò sữa biến đổi gen sản sinh ra sữa người Trẻ em sơ sinh có thể ăn sữa mẹ được sản sinh từ bò sữa sau khi các nhà khoa học thuộc trường đại học Nông nghiệp Trung Quốc tạo ra thành công một giống bò biến đổi gen mới có thể cho sữa giống như sữa người. Các nhà khoa học thuộc trường đại học Nông nghiệp Trung Quốc đã tạo ra 300 con bò sữa được cấy gen từ con người giúp chúng có thể sản sinh ra một loại sữa có thành phần dinh dưỡng và hàm lượng chất béo giống như sữa người. Nhóm nghiên cứu tin tưởng loại sữa mới này giúp các bà mẹ có thể nhiều lựa chọn hơn khi chăm sóc những đứa con sơ sinh của mình và giúp những bà mẹ không có sữa có thể yên tâm khi con của họ có thể được ăn một loại sữa bò giống với sữa mẹ. Ảnh minh họa. “Các nhà khoa học cho biết họ đã sử dụng nhân bản vô tính để cấy gen ở người vào ADN của bò sữa trước khi thay đổi một số gen trong phôi thai của con bò này và chuyển sang một con bò sữa khác để mang thai, tạo ra giống bò sữa biến đổi gen mới, có thể sản sinh ra sữa chứa lysozyme và lactoferrin giống như sữa người. Những protein này giúp bảo vệ trẻ sơ sinh tránh bị nhiễm khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Gia cầm biến đổi gen không truyền virus cúm H5N1 Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học số ra ngày 13/1, các nhà khoa học châu Âu đã thành công trong việc tạo ra các chú gà biến đổi gen không lây truyền virus cúm A/H5N1. Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia thuộc hai trường đại học Cambridge và Edinburgh của Anh đã khẳng định gia cầm biến đổi gen có thể bị mắc cúm A/H5N1 nhưng lại không thể lây sang con khác để bùng phát thành dịch. Theo giới nghiên cứu, đây là một kết quả đáng khích lệ và ngăn chặn thành công virus A/H5N1lây lan trong đàn gia cầm sẽ góp phần giảm các thiệt hại kinh tế cũng như giảm nguy cơ truyền bệnh sang người. Nhà khoa học Laurence Tiley cho biết, nghiên cứu hiện đang ở những giai đoạn đầu và biến đổi gen là bước đi quan trọng đầu tiên trong nỗ lực phát triển đàn gia cầm có khả năng miễn dịch với bệnh cúm. Ngoài ra, công nghệ biến đổi gen đã chứng minh khả năng tăng cường sức đề kháng của vật nuôi, giúp cải thiện đáng kể an ninh kinh tế và lương thực tại nhiều nước bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Ba thành tựu mới của công nghệ gen   Dùng cây thuốc lá biến gen để tạo ra các protein trị liệu cho người bệnh Công ty CropTech ở bang Virginia (Mỹ) đang trồng những loài cây thuốc lá được biến nạp bằng 9 loại gen của người. Những cây này có khả năng sản sinh ra các protein chữa được rất nhiều bệnh ở người. Một ví dụ về protein do cây thuốc lá này tạo ra mặc dù chỉ là một lượng nhỏ, đó là enzym glucocerebroside có công dụng chế biến chất béo trong cơ thể. Nếu người nào do đột biến di truyền mà bị thiếu enzym này thì mỡ sẽ tích tụ lại ở các bộ phận, đôi khi làm vỡ não của trẻ sơ sinh. Đó là bệnh Gaucher có thể gây tử vong cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bệnh Gaucher có thể chữa được bằng cách thay thế enzym bị thiếu. Để có được một liều thuốc cần thực hiện kỹ thuật chiết lọc từ 400-2000 bộ nhau. Đây được coi là loại thuốc đắt nhất thế giới. Một người bệnh hàng năm phải tiêu tốn 150.000 USD để dùng loại thuốc này. Cuối năm ngoái, một loại thuốc mới được chế từ nhau động vật có vú, nhưng không hề rẻ hơn. Đây chính là lý do thúc đẩy công ty CropTech tìm cách tạo loại enzym nói trên ở thuốc lá. Công ty CropTech cũng đang nghiên cứu để nhận được các protein khác như albumin huyết tương, protein máu. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng thừa nhận rằng để có được những "xí nghiệp dược phẩm" ở thực vật này có lẽ phải mất 10-20 năm nữa. Tiến bộ trong nhân bản lợn Một công ty ở Scottish, nơi mà lần đầu tiên đẫ dùng kỹ thuật nhân bản vô tính để cho ra đời chú cừu Dolly hiện tạo thêm 5 con lợn cũng được nhân bản bằng gen. Công ty PPL Therapeutics cho biết công trình này là một bước tiến trong việc tạo ra các con lợn mà có thể dùng các bộ phận của chúng để cấy ghép cho người. Đây không phải là lần đầu tiên thưc hiện việc nhân bản vô tính ở lợn: cuối năm ngoài cũng có một đàn được tạo ra. Nhưng đây là lần đầu tiên lợn được nhân bản có thêm một gen bên ngoài bổ sung vào trong các tế bào tạo ra chúng. Những tiến bộ tới nay của phương pháp này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng rồi sẽ đến ngày họ có khả năng tạo ra được những con lợn mà khi dùng các bộ phận của chúng cấy ghép sẽ không bị cơ thể người chối bỏ. Lợn là một loài thích hợp cho việc này, vì các bộ phận nội tạng của nó có kích thước gần như ở người, dễ sinh sản và việc sử dụng chúng trong y học và khoa học không gây ra phản ứng của công chúng. Van tim của lợn đã được dùng thay thế van tim ở người bệnh, mặc dù vẫn còn phải giải quyết tiếp vấn đề để cơ thể người chấp nhận bộ phận này. . Vi khuẩn chống sâu răng Công ty ONI BioPharma ở Florida (Mỹ) đã thiết kế giống vi khuẩn mới có tên gọi SmaRT có tác dụng ngăn cản quá trình sinh lactic acid từ những vi khuẩn sống bám trên răng. Ngoài ra vi khuẩn còn tiết ra một chất kháng sinh để tiêu diệt dòng vi khuẩn tự nhiên gây sâu răng. Giới nha sĩ chỉ cần trát lớp SmaRT lên bề mặt răng là chúng ta có được hàm răng mạnh khỏe đến suốt đời! Hạch bạch huyết nhân tạo Các nhà khoa học của Viện RIKEN, Nhật Bản, đã phát triển thành công một thế hệ hạch bạch huyết nhân tạo, cơ quan sinh ra các tế bào miễn dịch chống nhiễm trùng. Ban đầu, hạch bạch huyết nhân tạo được sử dụng như cơ cấu tăng cường miễn dịch tùy biến. Các bác sĩ có thể lắp đầy hạch với các tế bào đặc biệt để chữa trị một số bệnh, như là ung thư hay HIV. Súp lơ cầu vồng Tags: màu sắc sặc sỡ, nhà khoa học, súp lơ, cầu vồng, truyền thống, mang đến, cây Loại thực phẩm mới có tên “Súp lơ cầu vồng” này được cho là có mùi vị giống hệt như những cây súp lơ trắng truyền thống. Tuy nhiên, công dụng của nó là mang đến một bữa ăn “ngon mắt” với nhiều màu sắc hơn bởi vì chúng hoàn toàn không bị mất màu khi được đem ra đun nấu. Các nhà khoa học thì cho rằng loại súp lơ này thậm chí còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người hơn. Ông Andrew Coker, người phát triển của công ty phát triển thực vật Syngenta, nhấn mạnh những cây súp lơ màu sắc sặc sỡ này không chỉ là kết quả của công nghệ gen mà còn là thành quả của quá trình lai tại, chọn giống suốt nhiều thập kỉ nay Dê sản xuất sữa người nhờ công nghệ chuyển gen . Bầy dê cho sữa người là thành quả của dự án BelRosTrans. Chúng được tạo ra do sự ghép gen người với những đoạn ADN đặc trưng, điều khiển việc sản xuất ra sữa người vào cơ thể giống dê bản địa. Chúng đã cho thế hệ nối tiếp đầu tiên để thực hiện điều kỳ diệu: vắt sữa dê ra sữa người. Đàn dê mang gen người. Trước khi “cấy” gen người cho dê, người ta đã thử nghiệm trên chuột. Sau khi đã thực hiện thành công trên 6.000 con chuột trong các phòng thí nghiệm, các nhà sinh học đã đi đến kết luận rằng khả năng cho sữa người ở chúng có thể di truyền theo cả dòng chuột đực lẫn chuột cái sau 10 thế hệ, thể hiện ở 50% thí nghiệm.  Trưởng phòng thí nghiệm ghép gen tại Viện Sinh học thuộc Viện HLKH Nga Elena Sadnikova khẳng định:“Chất đạm mà chúng tôi thu được từ sữa của những con vật chuyển gen giống một cách tuyệt đối với sữa người”.  Trật tự biến đổi gen giúp phát hiện ung thư sớm Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Khám phá Ung thư (tạp chí mới nhất của Hiệp hội nghiên cứu ung thư Mỹ), các nhà khoa học cho biết trật tự của sự biến đổi gen trong các tế bào ung thư là chìa khóa để chẩn đoán sớm và xác định thuốc đặc trị loại bệnh này. Đồng tác giả nghiên cứu trên, Phó giáo sư Raymond Cho đến từ khoa Da liễu của trường Đại học California, San Francisco (UCSF) nói: “Chúng tôi nhận thấy rằng mỗi bệnh ung thư là một sự tập hợp của những biến đổi gen, nhờ đó chúng ta có thể xác định những thay đổi xảy ra trước đó cũng như những thay đổi về sau khi phân tích cấu trúc gen các mẫu Nhóm nghiên cứu này đã tập trung vàoTP53 - gen đột biến gây bệnh ung thư - xuất hiện trong tế bào ung thư biểu mô và ung thư buồng trứng phẩm của người bệnh.” Một bệnh nhân ung thư đang trong giai đoạn điều trị. . Họ đã phân tích những sao chép bổ sung khi TP53 phát triển và phát hiện những thay đổi phức tạp ở TP53 đã xảy ra sớm hơn ở phần lớn các trường hợp bị ung thư chứ không phải mãi về sau này, đúng như họ đã dự đoán. Ứng dụng thực vật biến đổi gen tìm kiếm thuốc nổ Gần đây các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một ưu điểm mới khác của thực vật là sau khi được tiến hành cải tạo gen, chúng có thể được dùng trong chống khủng bố, phát hiện nơi cất giấu thuốc nổ. Các nhà khoa học thuộc Đại học Colorado State của Mỹ, đã tìm được phương pháp mới tìm kiếm thuốc nổ thông qua lợi dụng cơ thế phản ứng tự vệ của thực vật.Theo nhà sinh vật học Dmitry Ford thuộc Đại học Colorado State, trong quá trình tiến hóa của sinh vật, việc con người phát triển ngày càng mạnh mẽ là do không ngừng thích ứng với môi trường sống. Các nhà khoa học đã nuôi cấy một loại cải xanh có thể dùng để kiểm tra thuốc nổ TNT.  Ảnh minh họa Thực vật không có cơ quan cảm giác như động vật và cũng không chạy nhảy khắp nơi như động vật. Tuy nhiên, chúng cũng có thể cảm nhận được môi trường để đi tới những nơi an toàn và tránh nơi nguy hiểm. Vì thế con người có thể lợi dụng những đặc tính này của thực vật để giám sát môi trường.. Ngoài ra có một số cây biến thành màu trắng. Tuy nhiên khi tháo bỏ chất nổ, màu sắc của cây đã chuyển từ màu trắng hoặc vàng sang màu xanh. Theo các nhà khoa học, hiện tại khả năng tìm kiếm chất nổ của thực vật tương đương hoặc thậm chí tốt hơn khả năng của chó. Thực vật chống khủng bố không cần phải có một loài thực vật đặc biệt, bất cứ thực vật nào sau khi cải tiến gen đều có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tìm kiếm chất nổ; đồng thời có thể kiểm tra được nhiều chủng loại chất hóa học khác nhau. Thế giới giải bài toán lương thực bằng công nghệ gen . Áp lực về lương thực đã khiến chính phủ nhiều nước không thể tiếp tục nói "không" với thực phẩm biến đổi gen. Ảnh: ces.purdue.edu. Cấy ghép các gen với những đặc tính ưu việt có thể giúp cây trồng hoặc vật nuôi chống lại côn trùng, thời tiết, và cho năng suất cao. Không chỉ mang lại lợi nhuận cao, vật nuôi và cây trồng với nguồn gen ưu việt sẽ tiết kiệm nhiều tiền của, thời gian cho người trồng cũng như giảm bớt ô nhiễm môi trường do sử dụng hóa chất trong nông nghiệp. Lai tạo thành công giống lúa từ công nghệ gen Minh họa (Ảnh: Genomeindia) Giống lúa biến đổi gen được lai tạo từ ba giống lúa IR64, MTL250 và Taipei 309. Trước mắt, viện sẽ triển khai trồng khảo nghiệm khoảng một năm giống lúa mới này ở các vùng sinh thái khác nhau trong khu vực ĐBSCL. Sau đó sẽ thông qua hội đồng khoa học của Bộ NN&PTNT và đưa ra sản xuất đại trà. Theo TS Trần Thị Cúc Hòa - trưởng bộ môn công nghệ sinh học của viện, giống lúa mới này có hàm lượng các vi chất như vitamin A, E, chất sắt, kẽm cao - những vi chất rất cần thiết đối với con người; đồng thời làm gia tăng đáng kể chất oryzanol - có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Trong phòng thí nghiệm cho thấy giống lúa biến đổi gen này kháng được sâu bệnh, đảm bảo an toàn sinh học, dễ trồng, có thể đưa vào sản xuất lúa hàng hóa Giải mã bộ gen đơn bội loài động vật có vú thứ ba Bộ gen đơn bội của chuột xạ nuôi trong phòng thí nghiệm (có tên khoa học là Rattus norvegicus) đã được giải mã 90%. Đây là động vật có vú thứ ba, sau người và chuộc nhắt có bộ gen được giải mã. Công trình lần này sẽ góp phần đáng kể cho tiến bộ y học. Theo nhà khoa học Kerstin Lindblad-Toh (thuộc trường đại học Kỹ thuật Công nghệ MIT - Mỹ), sự giải mã bộ gen đơn bội của chuột xạ sẽ giúp đỡ các nhà sinh học xác định và hiểu rõhơn bộ gen của người, sự điều tiết gen và nghiên cứu sự tiến hóa bộ gen đơn bội ở các động vật có vú. Ngoài ra, do chuột xạ là một kiểu mẫu quan trọng trong việc mang lại một kiến thức tốt về hình thái con người và các bệnh lý ở người nên kết quả bộ gen được giải mã của chúng sẽ được ứng dụng rộng rãi cho nghiên cứu quá trình tiến triển của các loại bệnh tật hay thử nghiệm các loại dược phẩm điều trị mới. Với 2,75 tỷ cặp gen cơ bản, bộ gen ADN của chuột xạ nhỏ hơn của người (2,9 tỷ) và lớn hơn nhiều so với chuột nhắt (2,6 tỷ). Và cả ba loài này có chung số gen khoảng từ 25.000 đến 30.000. Lần đầu tiên giải mã được DNA của loài chuột túi . Ảnh minh họa Nhóm trên đã tập trung vào một loài kangaroo nhỏ có tên Tammar Wallaby (Macropus eugenii), sinh sống trên hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía Tây Nam của Australia. Đây chỉ là loài thú có túi thứ ba được xâu chuỗi bộ gen. Hai loài còn lại là Tasmania devil và thú có túi ôpôt Nam Mỹ. Nhóm nghiên cứu cho biết, bộ gen chuột túi đầu tiên được giải mã nói trên là một dấu mốc quan trọng trong hoạt động nghiên cứu quá trình tiến hóa của động vật có vú. Tổ tiên của kangaroo và những loài thú có túi khác tách ra khỏi các động vật có vú khác ít nhất 130 triệu năm trước. Giáo sư Marilyn Renfree của trường Đại học Melbourne – nhà nghiên cứu chính của dự án – cho hay: "Dự án xâu chuỗi gen của Tammar Wallaby đã giúp chúng ta có thể hiểu được thú có túi khác chúng ta như thế nào." Tiến sĩ Elizabeth Murchison, chuyên gia về thú có túi tại Viện Wellcome Trust Sanger ở Cambridge, Anh, mô tả công trình nghiên cứu này là “m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững thành tựu tạo giống bằng công nghệ gen.doc
Tài liệu liên quan