Đề tài Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn

Năm 1997 tại Thái Lan, các nhà đầu tư nước ngoài ào ạt rút vốn, làm giá đồng Bath giảm mạnh. Chính phủ nước này đã nỗ lực cứu vãn khi tung dự trữ ngoại tệ ra thị trường nhưng quá trình rút vốn vẫn không dừng lại. Ngân Hàng Trung Ương phải bán khoản dự trữ ngoại tệ để chống đỡ các cuộc tấn công đầu cơ. Tuy nhiên số dự trữ ngoại tệ của một nước nhỏ như Thái Lan không đủ để làm điều này. Dự trữ ngoại tệ ròng (dự trữ ngoại tệ đã trừ đi số tiền cam kết sẽ bán ra vào thời gian tới) tụt xuống 2.9 tỷ USD vào thời điểm cuối tháng 6 năm 1997. Cùng lúc đó nước này nợ 36.5 tỷ USD nợ nước ngoài ngắn hạn. Thâm hụt tài khoản vãng lai tăng 1 tỷ USD mỗi tháng. Ngày 2 tháng 7, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố thả nổi đồng Baht và ngay lập tức nó bị mất giá gần 50%. Đồng baht đang ở mức 30 baht/USD, tụt xuống 32 ngày 28/7/1997 khi chính phủ loan báo sẽ nhờ IMF trợ giúp. Sau khi công bố các biện pháp của IMF, đồng baht tụt giá xuống 35 vào ngày 11/9/1997, và xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ vào tháng 1 năm 1998. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản

doc43 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
càng tiến gần đến quan điểm của Stiglitz. v Maylaisia : Một quốc gia cũng chịu ảnh hưởng mạnh từ cuộc khủng hoảng. Thủ tướng Mahathir Mohamad đã nhận thấy rằng thay vì thả nổi đồng tiền (trong thời gian dài trước đây, Chính phủ Malaysia đã thực hiện chính sách tự do hóa) và cầu cứu IMF thì đã sử dụng biện pháp kiểm soát vốn gắt gao như : - Ấn định tỷ giá ở mức 3,8 Ringgit/USD. - Tập trung thị trường thứ cấp vào thị trường chứng khoán Kuala Lumpur. - Hạn chế các giao dịch tiền tệ và vốn của người không thường trú. - Hạn chế và đi tới cấm sử dụng đồng Ringgit bên ngoài lãnh thổ Malaysia; chỉ cho phép chuyển đổi ngoại tệ trong hoạt động xuất nhập khẩu, FDI và chuyển lợi nhuận về nước. - Cấm chuyển vốn ra nước ngoài trong một thời gian nhất định, kiểm soát nguồn vốn đầu tư ngắn hạn. è bản chất tách rời lãi suất với tỷ giá, chủ động hạ lãi suất § Thoạt đầu, đại đa số các nhà kinh tế theo học thuyết thị trường tự do phản đối kịch liệt và coi là một bước thụt lùi trong tiến trình phát triển kinh tế Malaysia. Song theo thời gian, một số nhà kinh tế kể cả Paul Krugman cũng đã tán thành thậm chí cho rằng việc kiểm soát vốn mang đến cho các chính phủ thời gian điều chỉnh chính sách của họ trước khi nó trở thành quá trễ để làm bất kỳ điều gì. Ông kết luận kiểm soát vốn được coi là lựa chọn khi một quốc gia đang chìm sâu trong khủng hoảng. § Athukorala cũng chia sẻ ý kiến của Krugman, đã chỉ ra rằng các chính sách kiểm soát vốn năm 1998 là rất quan trọng đối với Malaysia. § Ngay cả Dornbusch, người luôn hoài nghi về các biện pháp của Malaysia, cũng phải thừa nhận rằng kiểm soát vốn đầu tư nếu được áp dụng trong giai đoạn khủng hoảng, bất ngờ, và tạm thời sẽ làm giảm áp lực về lãi suất và hối đoái. Điều này giúp một nền kinh tế tránh được một sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống tài chính. § Edison và Reinhart đã đưa ra một vài tóm tắt về các lợi ích và cũng như chi phí để kiểm soát vốn trong thời kỳ khủng hoảng. Có hai lợi ích : + Trước tiên, việc hạn chế dòng vốn chảy ra nước ngoài sẽ giúp ngân hàng trung ương cắt giảm được sự sụt giảm trong dự trữ ngoại tệ và duy trì ổn định tỷ giá hối đoái. + Thứ hai, việc ngăn không cho phép vốn chảy ra nước ngoài sẽ làm cho chính phủ duy trì được lãi suất thấp, có nghĩa là, để khôi phục lại quyền lực trong chính sách tiền tệ là điều rất quan trọng cho việc phục hồi của nền kinh tế. Mặc dù vẫn còn tồn tại những chi phí di động vốn không hoàn hảo. Tính không lỏng trên thị trường sẽ làm giảm sự tin cậy của các quốc gia này đối với các nước chủ nợ nước ngoài. Thêm nữa, nếu dòng vốn đầu tư bị giới hạn, thì sau đó gánh nặng về điều chỉnh trong các thị trường tài sản phụ thuộc nhiều hơn về giá cả. Do đó, giá tài sản có thể trở nên bất ổn định. 2. Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn ở Việt Nam hiện nay : 2.1 Sơ lược về luồng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam: Từ năm 2001 dòng vốn FDI có xu hướng phục hồi chậm và bắt đầu từ năm 2004 đến nay dòng vốn FDI lại bắt đầu tăng trở lại. - Vốn đăng ký năm 2001 là 2,592 tỷ USD, bằng 128% năm 2000. - Hai năm tiếp theo vốn đăng ký giảm sút, năm 2002 là 1,621 tỷ USD, bằng 62,5% năm 2001. - Năm 2003 là 1,914 tỷ USD, xấp xỉ năm 2000. - Vốn đăng ký năm 2005 là 6,8 tỷ USD, bằng 261% năm 2001. - Đến năm 2006, vốn FDI đã tăng ngoạn mục và đạt 10 tỷ USD, tức tăng 149,1% so với năm 2005. Nguyên nhân của dòng vốn FDI tăng mạnh tại Việt Nam là do Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO với những điều kiện thuận lợi cho thu hút FDI như: cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, giảm thuế suất thuế nhập khẩu, giảm bảo hộ và xoá bỏ phân biệt đối xử quốc gia. - Năm 2007 là 13 tỷ USD, thế nhưng số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa được công bố cho thấy, 12 tháng qua, cả nước đã thu hút được 20,3 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký bao gồm cả cấp mới và tăng vốn, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm trước, vượt 56% kế hoạch dự kiến. Tổng vốn thực hiện cũng đạt kết quả khả quan là 4,6 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước, vượt 2,2% kế hoạch năm đề ra (4,5 tỷ USD). Trong 12 tháng, cả nước đã có 1.406 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký lên 17,6 tỷ USD, tăng 68,8% về số dự án và 94% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Số lượt dự án tăng vốn trong 12 tháng qua cũng đạt 361 lượt dự án với tổng vốn tăng thêm hơn 2,65 tỷ USD, bằng 74,3% về số dự án và 91,2% về vốn bổ sung so với cùng kỳ năm 2006 - Năm 2008 được xem là điểm nhấn đánh dấu thành công lớn nhất trong lịch sử hơn 20 năm thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Với nhiều dự án quy mô vốn đặc biệt lớn, thu hút FDI 2008 đã tăng đột biến, đạt kỷ lục chưa từng có: hơn 64 tỷ USD ( là vốn đăng ký ), gấp 3 lần mức FDI thu hút được trong năm 2007 và gấp hơn 2 lần so với con số của các năm 2006 và 2007 cộng lại. Một con số quan trọng hơn, vốn FDI thực hiện trong năm 2008 cũng xác lập kỷ lục, đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007, cao gấp 5,3 lần mức giải ngân bình quân năm trong giai đoạn 20 năm trước. Đây là một kỷ lục rất đáng ghi nhận bởi tổng mức vốn FDI thực hiện trong suốt 20 năm đó (1988-2007) chỉ là 43 tỷ USD, trung bình đạt 2,15 tỷ USD/năm. 2.2 Vì sao phải kiểm soát vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ? Các nhà ĐTNN chuyển vốn dưới dạng ngoại tệ vào để đầu tư và phải bán lấy VND để mua chứng khoán (CK). Kết thúc qui trình kinh doanh, nhà ĐTNN phải mua lại ngoại tệ để chuyển vốn và lãi (nếu có) về nước. Tuy nhiên vấn đề không có gì đáng nói nếu không xảy ra cùng lúc các nhà đầu tư nước ngoài (thường là các nhà đầu tư ngắn hạn) đồng loạt đổi ngoại tệ mang về nước làm cho cầu ngoại tệ tăng đột biến gây áp lực lớn lên tỷ giá. Trong trường hợp có quá nhiều nhà ĐTNN đầu tư theo kiểu ngắn hạn, cùng lúc bán CK thu hồi vốn và mua ngoại tệ để chuyển về nước làm nhu cầu về ngoại tệ tăng đột biến, gây áp lực lớn lên tỉ giá. Tức là nếu dòng vốn này đỗ vào 1 cách ổ ạt lập tức gây nền những sóng gió cho tỷ giá hối đoái, bong bóng trên thị trường chứng khoán và bất động sản. Còn nếu dòng vốn này rút ra một cách ồ ạt thì cũng gây nên sóng gió cho tỷ giá và sụp đổ của TTCK và nhà đất, khủng hoảng cán cân thanh khoản. Vì vậy, một số nước đã có những biện pháp quản lý để hạn chế luồng vốn đầu tư vào TTCK mang tính ngắn hạn, khuyến khích các dòng vốn đầu tư dài hạn. 2.3 Các quan điểm về kiểm soát vốn ở Viêt Nam: Hiện nay có rất nhiều quan điểm về vấn đề nên hay không nên kiểm soát vốn, các quan điểm “đối đầu nhau” kịch liệt. § Đại diện cho nhóm lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài thì lấy lý do chúng ta đã gia nhập WTO, phải theo thông lệ chung của thế giới, phải tự do hóa dòng vốn, phải để thị trường tự điều tiết, bất cứ sự can thiệp nào từ phía nhà nước cũng là không tốt. Nhóm này tiêu biểu cho quan điểm ủng hộ tự do hóa vốn. § Đại diện cho quan điểm chính phủ thì cho rằng, cần thiết phải kiểm soát vốn để nhằm ổn định thị trường, đưa thị trường phát triển lành mạnh, tránh những cú sốc từ các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ồ ạt, gây náo loạn thị trường, gây khủng hoảng nền kinh tế. § Dragon Capital - một trong những quỹ đầu tư lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Năm 2006, tài sản của Dragon Capital ở Việt Nam tăng gần 1,5 tỷ USD. Dragon Capital hoàn toàn có thể trông đợi việc kiểm soát vốn sẽ không xảy ra. Nhưng trên thực tế, ông Dominic Scriven – Giám đốc quản lý của Dragon Capital lại ủng hộ điều này một cách thận trọng. Scriven thấy rằng không cần thiết phải hạn chế vốn ngay trong lúc này mà có thể đợi một thời gian thích hợp. Ông nói: “Không một quốc gia nào ở châu Á phát triển thị trường vốn mà không có biện pháp để kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, nếu Việt Nam không đưa ra biện pháp kiểm soát sẽ là một ngoại lệ trong khu vực. Ngay những quốc gia có thị trường vốn phát triển cũng có biện pháp giám sát luồng vốn nước ngoài”. Do đó ông nghĩ : “Sẽ là hợp lý nếu một quốc gia có cơ chế vừa kiểm soát vừa khuyến khích dòng vốn”. Ngoài ra ông còn nhận định rằng “tỉ lệ vốn đầu tư ngắn hạn của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường Chứng khoán Việt Nam hiện nay cao hơn tỉ lệ vốn đầu tư trung và dài hạn. Không nên khuyến khích xu hướng này vì cái mà Việt Nam cần là những đồng vốn trung và dài hạn. Việt Nam cần có những biện pháp quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Chứng khoán trong tầm nhìn tổng thể và dài hạn của nền kinh tế. Các biện pháp kiểm soát, nếu có, cần phải nghiên cứu kỹ dựa trên những nguyên tắc kinh tế chứ không dựa vào những công cụ hành chính. Có nhiều biện pháp kiểm soát, chẳng hạn như giữ vốn lại một thời gian, đăng ký qua trung gian, đánh một khoản lệ phí trên vốn ngắn hạn... Điều quan trọng là phải có sự trao đổi trước, đối thoại với thị trường, tránh đưa ra những chính sách mà chưa có sự đối thoại sẽ khiến nhà đầu tư bị sốc, tác động không hay đến thị trường.” àĐiều này cho thấy những giám đốc các quỹ đầu tư như Scriven đều biết rõ sự bất ổn định của những thị trường mới nổi tại châu Á ra sao để đưa ra quyết định nên đầu tư vào hay ko? § Nhà kinh tế học Joseph Stiglitz-  người từng đoạt giải Nobel- cựu Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh tế dưới thời Tổng thống Bill Clinton, giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) trong thời gian xảy ra khủng hoảng cũng đồng tình. Ông đã trả lời báo chí: “Kiểm soát vốn đang hiện đang phổ biến tại những thị trường mới nổi, và trong nhiều trường hợp thì nó lại là một điều tốt”. § Các chuyên gia của Citigroup cũng khuyến cáo, việc dư thừa vốn ngắn hạn trong hệ thống ngân hàng sẽ gây kích thích tăng trưởng tín dụng nhanh (đặc biệt là vay liên quan đến chứng khoán) và làm tăng cao tỷ lệ lạm phát cũng như nguy cơ hội chứng bong bóng trong thị trường chứng khoán. § Theo ông Supachai, người từng giữ chức vụ Phó Thủ tướng Thái Lan, tổng thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) mặc dù không dẫn đến suy thoái kinh tế, nhưng Việt Nam cũng giống như những quốc gia khác trong khu vực, nơi mức tăng trưởng trung bình chỉ đạt 6% trong năm nay. “Trong năm 2009, nếu vẫn giữ được ở mức này còn là một thành công lớn,” ông Supachai nói. Ông Supachai còn nói thêm rằng “việc hạ mức tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sẽ không gây ảnh hưởng đến những thành quả mà Chính phủ Việt Nam đạt được trong nhiều năm qua, đồng thời khuyến nghị Việt Nam cần củng cố các nền tảng cơ bản của nền kinh tế như ổn định kinh tế vĩ mô và khắc phục thâm hụt tài khoản vãng lai. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện dựa một phần chủ yếu vào xuất khẩu sang các thị trường truyền thống trong đó có châu Âu và Mỹ, bởi vậy để xây dựng được một nền tảng kinh tế trong nước tốt Việt Nam cần thúc đẩy việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, từ đó tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu”. àTheo ông Supachai, việc thắt chặt chính sách tiền tệ không nên thực hiện một cách thái quá và việc này phải tiến hành song song với các chính sách khác như chính sách tài khóa, chính sách tăng thu nhập cho người dân. Vì vậy, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa các chính sách cải cách, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước; giữ ổn định tỷ giá của đồng nội tệ và kiểm soát thị trường vốn một cách linh hoạt Dựa vào các phân tích trên, các ưu và nhược điểm của kiểm soát vốn, chúng ta không thể kết luận được kiểm soát vốn là tốt hay xấu. Tuỳ vào tình hình tài chính của từng nước vào từng thời kỳ khác nhau sẽ áp dụng các hình thức kiểm soát vốn khác nhau và sẽ quyết định nên hay không nên kiểm soát vốn. Ä Sau những tranh luận của các nhà kinh tế học, chính phủ …về chính sách kiểm soát vốn khi khủng hoảng tài chính Châu Á bùng nổ thì nhóm ấn tượng nhất câu nói của nhà kinh tế học Joseph Stiglitz: “Kiểm soát vốn đang hiện đang phổ biến tại những thị trường mới nổi, và trong nhiều trường hợp thì nó lại là một điều tốt”. Điều này cũng thích hợp ở thị trường Việt Nam vì cơ sở hạ tầng tài chính của các nước đang phát triển như Việt Nam còn yếu kém nên khả năng hấp thụ dòng vốn kém bởi vì các nước này quá nhỏ để hấp thụ được nguồn vốn khổng lồ từ bên ngoài. Khi dòng vốn đổ vào ồ ạt mà không hấp thụ được thì rát dễ xảy tình trạng đảo ngược dòng vốn gây ảnh hưởng nghiêm trọng và khủng hoảng tài chính là rất khó tránh khỏi. CHƯƠNG III: MỘT SỐ CHỨNG CỨ THỰC NGHIỆM VỀ KIỂM SOÁT VỐN VÀ BÀI HỌC CHO KIỂM SOÁT VỐN Ở VIỆT NAM: 1/ Kiểm soát vốn ở Thái Lan : 1.1/ Tình hình kinh tế Thái lan trước khủng hoảng tài chính 1997 : Ở Thái Lan, khi tài khoản vốn được tự do cộng với kỳ vọng quá lớn của các nhà đầu tư và sự lỏng lẻo trong việc kiểm soát các khoản nợ vay đã làm cho dòng vốn ồ ạt chảy vào. Từ năm 1987 đến năm 1996, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9%. Chỉ trong 10 năm đã có đến 100 tỷ đôla được đổ vào Thái Lan. Nghiêm trọng hơn, trên 70% số tiền này là vốn vay với hơn nửa là vay ngắn hạn do các tổ chức tài chính, nhất là các công ty tài chính trong nước vay để đầu tư dài hạn và bất động sản chiếm một tỷ trọng không nhỏ . Cuối năm 1996, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và “bong bóng kinh tế” có thể không giữ được lâu. Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh. Cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi. Những chỉ số kinh tế vĩ mô đẹp mắt tồn tại trong thời gian dài như: tốc độ tăng trưởng bình quân 9,5%, thất nghiệp được giữ ở con số dưới 2%, dữ trữ ngoại hối tăng bình quân 26,2% với 35 tỷ đôla được mua thêm, trong khi tốc độ tăng cung tiền chỉ là 18,7% và tỉ lệ lạm phát bình quân 4,7%, năm cao nhất chỉ là 6%..., dường như đã đánh lừa được mọi người. Tuy nhiên, điều gì phải đến đã đến. Áp lực của những khoản nợ đến hạn, áp lực của thâm hụt ngoại thương liên tục đã vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế, nhu cầu ngoại tệ gia tăng đột biến. Mặc dù đã bán ra gần 15 tỷ đôla trong gần 40 tỷ dự trữ ngoại hối, nhưng Thái Lan đã không đủ sức giữ được tỷ giá. Đồng Baht bị phá giá và khủng hoảng xảy ra với những hậu quả khôn lường. 1.2/Chính sách kiểm soát vốn khi khủng hoảng tài chính 1997 xảy ra : Năm 1997 tại Thái Lan, các nhà đầu tư nước ngoài ào ạt rút vốn, làm giá đồng Bath giảm mạnh. Chính phủ nước này đã nỗ lực cứu vãn khi tung dự trữ ngoại tệ ra thị trường nhưng quá trình rút vốn vẫn không dừng lại. Ngân Hàng Trung Ương phải bán khoản dự trữ ngoại tệ để chống đỡ các cuộc tấn công đầu cơ. Tuy nhiên số dự trữ ngoại tệ của một nước nhỏ như Thái Lan không đủ để làm điều này. Dự trữ ngoại tệ ròng (dự trữ ngoại tệ đã trừ đi số tiền cam kết sẽ bán ra vào thời gian tới) tụt xuống 2.9 tỷ USD vào thời điểm cuối tháng 6 năm 1997. Cùng lúc đó nước này nợ 36.5 tỷ USD nợ nước ngoài ngắn hạn. Thâm hụt tài khoản vãng lai tăng 1 tỷ USD mỗi tháng. Ngày 2 tháng 7, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố thả nổi đồng Baht và ngay lập tức nó bị mất giá gần 50%. Đồng baht đang ở mức 30 baht/USD, tụt xuống 32 ngày 28/7/1997 khi chính phủ loan báo sẽ nhờ IMF trợ giúp. Sau khi công bố các biện pháp của IMF, đồng baht tụt giá xuống 35 vào ngày 11/9/1997, và xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ vào tháng 1 năm 1998. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản. Sau khi Thái Lan thực hiện chính sách thả nổi đồng Bath và IMF cho vay 16.7 tỷ USD với thời hạn 3 năm. Đồng thời thực hiện các điều kiện khắc nghiệt của IMF, kết quả Tháng 9 năm 1997, lãi suất ngắn hạn tăng 10% so với mức trước khi thả nổi đồng Bath, và tiếp tục đứng ở mức cao cho tới quý 3 năm 1998. Lãi suất liên ngân hàng tháng 9 năm 1997 là 23.87% so với 8.75% tháng 4. Lãi suất mua bán trái phiếu (repurchase rate) tăng từ 9.06% tháng 4 lên 23.28% tháng 9. ÄTuy nhiên sau đó Thái Lan phục hồi nền kinh tế dựa vào xuất khẩu. Đồng baht tụt giảm xuống mức kỷ lục khiến hàng xuất khẩu vào Thái Lan có sức cạnh tranh. Xuất khẩu đem về ngoại tệ và cải thiện tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai sang thặng dư. Ở đây chính sách của IMF gần như không đóng vai trò gì. Thậm chí nhiều nhà phân tích nhận xét rằng lẽ ra nền kinh tế Thái đã không chịu một tổn thất lớn đến thế - tăng trưởng kinh tế thực tế đã giảm kể từ quý 2 năm 1997, và GDP ước tính giảm 8.4% năm 1998 - nếu IMF đưa ra những chính sách thỏa đáng hơn. 1.3 Một số chính sách kinh tế mới ở Thái Lan :     Năm 2007 được Chính phủ Thái Lan xem là “một năm của những cải cách lớn” với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững hơn, thể hiện ở việc áp dụng các biện pháp như chính sách kiểm soát vốn, giới hạn tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài trong một số ngành nhất định, và thực hiện khái niệm “nền kinh tế hiệu quả” do nhà vua Bhumibol Adulyadej đưa ra.         - Vào giữa tháng 12/2006, chính quyền Thái Lan bắt đầu áp dụng biện pháp kiểm soát vốn. Điều này đã gây ra xáo trộn lớn đối với thị trường chứng khoán Thái Lan, giảm 18% chỉ trong vòng 1 ngày. Tuy nhiên, ngay sau khi các nhà đầu tư cổ phiếu được miễn áp dụng chính sách này, thị trường chứng khoán cơ bản đã hồi phục và hiện nhiều quỹ tự bảo hiểm của nước ngoài đang đổ xô vào Thái Lan nhằm tìm kiếm những cơ hội kinh doanh tiềm năng bắt nguồn từ sự thay đổi trong chính sách.     - Chính sách kiểm soát vốn của Thái Lan được xem như một hành động nhằm đối phó với những chuyển biến lớn của nền kinh tế toàn cầu: Sự sụt giảm trong dài hạn của đồng USD và nền kinh tế Mỹ đang đi xuống. Chính sách này còn nhằm kiềm chế sự tăng giá của đồng bạt trước đồng USD, duy trì sức cạnh tranh của hàng hóa Thái Lan trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, đồng bạt tiếp tục tăng giá so với đồng USD. Tỷ giá gần đây ở mức cao là 33 bạt/USD bất chấp việc kiểm soát vốn được áp dụng đối với giao dịch tiền tệ. Ngoài ra, xuất khẩu của Thái Lan đã tăng 17% trong năm 2006, cao hơn con số dự báo, bất chấp việc đồng bạt tăng giá 15% so với đồng USD.     - Chính sách kiểm soát vốn được đưa ra còn nhằm mục đích bảo vệ số tài sản bằng đồng USD ngày càng tăng nhanh trước xu hướng giảm giá của đồng USD. Việc bảo vệ tài sản bằng đồng USD là vấn đề lớn đối với những nước phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu như Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Trung Quốc - những nước có tỷ lệ xuất khẩu/GDP tương ứng là 108%, 197%, 70% và 42%. Việc Thái Lan chuyển hướng chính sách báo trước một bước chuyển, theo đó nền kinh tế sẽ giảm sự phụ thuộc vào luồng vốn của phương Tây và các thị trường xuất khẩu, từng bước hướng vào thị trường trong nước, thậm chí áp dụng các chính sách kinh tế có mục đích bảo hộ.     Đây không phải là lần đầu tiên Thái Lan đi đầu trong việc thay đổi chính sách kinh tế. Trong thập kỷ 80 và 90 thế kỷ trước, Thái Lan đã nổi lên là nền kinh tế tăng trưởng nhờ xuất khẩu ở châu Á. Thái Lan cũng là nơi khơi nguồn của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Vào thời điểm đó, các nền kinh tế đang phát triển phải đối mặt với nhiều vấn đề khi phát triển kinh tế dựa vào vốn vay và có nhiều rủi ro khi không kiểm soát được các luồng vốn ngắn hạn.     Hướng phát triển mới của Thái Lan có thể được xem là rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Mặc dù Thái Lan vẫn tiếp tục cam kết phát triển nền kinh tế mở và hội nhập nhưng việc Thái Lan áp dụng chính sách kiểm soát vốn và có những điều chỉnh trong Luật kinh doanh nước ngoài theo hướng bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài đã gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài vào trong nước.     Xuất khẩu đã giúp nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng nhanh và giúp Chính phủ cân bằng tài khoản quốc gia kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, cho phép Thái Lan trả nợ cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) sớm 2 năm so với kế hoạch, giảm tỷ lệ nợ nước ngoài từ 90% GDP xuống 34% GDP hiện nay.     Tuy nhiên, hiện trong nền kinh tế Thái Lan đang có một lượng ngoại tệ lớn. Lý do là vì các khoản nợ đã được trả và nhiều kế hoạch chi phát triển cơ sở hạ tầng của chính quyền trước bị trì hoãn, xuất khẩu tăng mạnh. Lượng ngoại tệ này được xem là vượt quá khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Tình hình này tương tự như việc các dòng vốn nước ngoài đổ dồn vào Thái Lan, tạo nên bong bóng tài chính năm 1997. Tuy nhiên, điều khác biệt là dòng ngoại tệ hiện do hoạt động xuất khẩu đem lại chứ không phải là các dòng vốn vay.     Nhà kinh tế Thái Lan, Supavud Saicheua, cho rằng hiện Thái Lan gặp khó khăn trong việc sử dụng hiệu quả lượng USD thu được từ hoạt động xuất khẩu. Ông cho rằng với tỷ trọng xuất khẩu/GDP là 70%, gấp đôi tỷ lệ 34% của Trung Quốc và cao hơn rất nhiều so với mức trung bình 24% trên thế giới, Thái Lan cần phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế.     Đáng chú ý là trong khi áp dụng các biện pháp kiểm soát với một số loại hình vốn nước ngoài vào trong nước từ tháng 1/2007, Ngân hàng trung ương Thái Lan đã giảm bớt hạn chế đối với việc đầu tư ra nước ngoài của công dân Thái, vốn được áp dụng từ lâu. Hiện các quỹ tương hỗ và các công ty chứng khoán có thể đầu tư tới 50 triệu USD ra nước ngoài mà không cần có sự cho phép của Ngân hàng trung ương Thái Lan. Nếu chính sách này được thực hiện tới cùng, Thái Lan có thể sớm trở thành một nước xuất khẩu vốn ròng.     Việc kết hợp đồng thời biện pháp kiểm soát vốn và sửa đổi Luật kinh doanh nước ngoài rõ ràng sẽ khiến một số nhà đầu tư phải cân nhắc lại việc đầu tư vào Thái Lan, theo đó sẽ hạn chế luồng vốn ngắn hạn chảy vào trong nước. Điều này sẽ giúp nền kinh tế phát triển bền vững hơn và bảo vệ đất nước khỏi những bất ổn kinh tế có thể xảy ra trong thời gian tới. z Ngày thứ 3 đen tối với chứng khoán Thái Lan : Chỉ số chứng khoán Thái Lan (SET Index) giảm gần 15%, các nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy, nhiều sàn giao dịch quốc tế cũng chịu ảnh hưởng dây chuyền. Khủng hoảng diễn ra hôm qua, sau khi chính phủ quyền Bangkok quyết định kiểm soát thị trường chứng khoán và ra tay chặn đà tăng giá nội tệ. Cuối chiều 18/12, Ngân hàng Trung ương Thái Lan yêu cầu các nhà băng tư nhân phong tỏa tối thiểu 30% trị giá các tài khoản tiền gửi ngoại tệ được lập để đầu tư tài chính. Việc phong tỏa này có hiệu lực từ 19/12 và kéo dài trong vòng 1 năm. Nếu nhà đầu tư muốn rút trước hạn quy định, chỉ được giải ngân tối đa 2/3 khoản tiền bị giữ lại đồng thời chịu phạt 10% tổng số tiền gửi ban đầu. Bên cạnh đó, chính phủ quân sự Thái Lan yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép dùng tối đa 70% tiền trong tài khoản của mình để đầu tư chứng khoán, các giấy tờ có giá và bất động sản. Trước đó, các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại đã được khuyến cáo không bán những khoản nợ ngắn hạn bằng đồng baht cho nhà đầu tư nước ngoài. Các biện pháp trên đây được đưa ra nhằm chặn đà tăng giá của đồng baht so với đôla Mỹ. Từ đầu năm tới nay, baht Thái tăng 16% và đạt mức cao nhất trong 9 năm qua vào cuối phiên giao dịch hôm thứ 2. Tuy nhiên, ngay trong ngày đầu tiên quy định kiểm soát tiện tệ có hiệu lực, thị trường chứng khoán Thái Lan rơi vào thế hoảng loạn. Chỉ số chuẩn SET mở cửa với mức thấp hơn 20% so với thứ 2 và đến cuối phiên chốt 622,14 điểm, giảm 14,8%. 622,14 điểm là mức chốt thấp nhất kể từ 29/10/2004. Mức giảm gần 15% cũng được xem là lớn nhất kể từ 1975. Cú mất điểm này khiến giá trị thị trường chứng khoán Thái Lan sụt 23 tỷ USD. Tác nhân chính là cơn tháo chạy hoảng loạn của các nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ nội phiên hôm qua, họ bán ra tới 25,1 tỷ baht, tương đương 699 triệu USD, mức bán ra lớn nhất kể từ 4/1/1999. Hiệu ứng ngày thứ ba đen tối ở Thái Lan nhanh chóng lan rộng sang các thị trường khu vực. Chỉ số Jakarta Composite của Indonesia giảm 2,9%, trong khi Kuala Lumpur Composite Index ở Malaysia mất 2%. Chỉ số Hang Seng ở Hong Kong sụt 1,2% và Sensex ở Bombay (Ấn Độ) giảm 2,5%. Dow Jones tại Mỹ cũng chịu ảnh hưởng đôi chút dù đang trong thời gian thăng hoa. Lo sợ trước đà tháo chạy của các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ Thái Lan ngay lập tức có sự điều chỉnh. Cuối chiều qua, Bangkok tuyên bố sẽ dỡ bỏ quy định hạn chế đối với việc đầu tư cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài. Song tỷ lệ trần 70% với việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ và các giấy tờ có giá vẫn được duy trì, bởi Thái Lan coi đây là biện pháp quan trọng ngăn đà tăng giá đồng nội tệ. 2. Kiểm soát vốn ở Malaysia : 2.1. Tình hình kinh tế của Malaysia trước khủng hoảng tài chính 1997: Trong thập kỷ 1970, Malaysia bắt đầu bắt chước Những con Hổ Châu Á và bắt đầu quá trình chuyển tiếp từ nền kinh tế phụ thuộc vào công nghiệp mỏ và nông nghiệp sang nền kinh tế chế tạo. Với đầu tư từ Nhật Bản, các ngành công nghiệp nặng nhanh chóng phát triển trong vài năm. Xuất khẩu của Malaysia trở thành khu vực mang lại tăng trưởng chủ yếu. Malaysia liên tục đạt mức tăng trưởng GDP hơn 7% với tỷ lệ lạm phát thấp trong thập niên 1980 và 1990. Cùng trong giai đoạn này, chính phủ đã tìm cách xóa bỏ nghèo đói với Chính sách Kinh tế Mới (NEP) gây nhiều tranh cãi, sau vụ nổi loạn sắc tộc ngày 13 tháng 5 năm 1969. Mục tiêu chính của nước này là xóa bỏ sự liên hệ sắc tộc với chức năng kinh tế, và kế hoạch năm năm đầu tiên áp dụng Chính sách Kinh tế Mới là Kế hoạch Malaysia lần Hai. Thành công hay thất bại của Chính sách Kinh tế mới là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận, dù nó đã bị chính thức bãi bỏ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn.doc
Tài liệu liên quan