Đề tài Những vấn đề chung về tình hình, kết quả hoạt động công tác xã hội tại phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội thành phố Yên Bái

Tại thành phố Yên Bái cứu trợ đột xuất củ yếu là hộ gia đình có nhà bị sập hoặc người bị mất tích do lũ và người lang thang ăn xin. Do điều kiện địa lý nhiều họ gia đình nằm ven bờ sông Hồng đã phải chống chọi với những cơn lũ làm hư hại tài sản và thiệt hại tới tính mạng con người. Trước tình hình đó cơ quan địa phương hết sức quan tâm đến việc phòng chống thiên tai trợ giúp cho ngững đối tượng khi gặp khó khăn trong đời sống do thiên tai gây ra, đồng thời huy động sự ủng hộ, cứu trợ trong nhân dân bằng cách kêu gọi sự đóng góp về vật chất và tinh thần như quần áo, sách vở, lương thực. nhằm giúp cho các đối tượng vượt khó khăn các đối tượng lang thang cơ nhỡ thời gian vừa qua, địa phương đã giúp 8 trẻ lang thang tìm về gia đình và địa phương có 2 em được đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội khi chưa tìm đươc cách giải quyết.

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề chung về tình hình, kết quả hoạt động công tác xã hội tại phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội thành phố Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình hình đó, UBND thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tránh xa các tệ nạn xã hội và đề ra các văn bản, quy định hiện hành về phòng chống tệ nạn xã hội trên. Đồng thời thực hiện các hoạt động cụ thể để nhân dân giác ngộ được sự huỷ hoại của ma tuý về thể chất và kinh tế cũng như nhân cách con người và công tác đó đã đem lại những kết quả nhất định. 1.2.1 Về ma tuý: Thực trạng ma tuý tại thành phố Yên Bái. Ma tuý đang trở thành hiểm họa đối với mỗi gia đình, nó đang gõ cửa vào từng nhà, từng xã hội, không từ bỏ một quốc gia nào. Nó đã và đang lan rộng khắp thế giới với số lượng người buôn bán ''cái chết trắng'' ngày càng nhiều hơn trước với đủ loại thuốc khác nhau. Hiện nay, trong tỉnh Yên Bái thì thành phố Yên Bái đứng thứ tư về số lượng người nghiện ma tuý toàn tỉnh. Đó là con số báo động với 176 người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý ( số liệu tại thời điểm 30/4/2004), như vậy số người nghiện ma tuý còn có thể lên tới hơn 200 người ( kể cả những đối tượng chưa được xác nhận và quản lý). Bảng tổng hợp số người nghiện ma tuý tại thành phố Yên Bái STT Tên đơn vị Số người nghiện ma tuý (người) Tỷ lệ % 1 Phường Nguyễn Phúc 22 12,5 2 Phường Hồng Hà 35 19,9 3 Phường Nguyễn Thái Học 17 9,7 4 Phường Minh Tân 9 5,1 5 Phường Yên Ninh 15 8,5 6 Phường Đồng Tâm 7 3,9 7 Phường Yên Thịnh 18 10,2 8 Xã Tuy Lộc 11 6,3 9 Xã Nam Cường 17 9,7 10 Xã Minh Bảo 19 10,8 11 Xã Tân Thịnh 6 3,4 Tổng 176 100 Từ bảng số liệu trên ta thấy phường có nhiều người nghiện ma tuý nhất là phường Hồng Hà với 35 người, chiếm 19,9%, đây là nơi tâpj trung trung nhiều tệ nạn xã hội bởi đây là khu vực buôn bán lớn trong thành phố đồng thời lại có '' xóm liều'' với số lượng người thất nghiệp nhiều. Vì vậy đây cũng là tụ điểm của bọn buôn bán ma tuý. Ma tuý được đưa tới các đối tượng dưới nhiều hình thức như: Quán nước, cổng trường, trên đường phố, thậm chí giờ đây Công viên Yên Hoà cũng được bọn chúng sử dụng làm nơi trao đổi và tiêm chích ma tuý vào các buổi tối gây nên sự sợ hãi cho dân chúng khi đi qua khu vực này. Hình thức dùng ma tuý của các đối tượng nghiện ma tuý là trích, hút, tiêm, uống, hít... những phổ bién nhất vẫn là trích ma tuý bởi vì cách sử dụng này thuận tiện, rẻ tiền, phù hợp cho các đối tượng. Trong danh sách tổng hợp số lượng các đối tượng nghiện ma tuý cho thấy số người ở tuổi vị thành niên đã bắt đầu gia tăng trong đó: - Dưới 15 tuổi: 9 người - Từ 15 tuổi đến 20 tuổi: 38 người - Từ 20 đến 35 tuổi: 101 người - Từ 35 tuổi đến 55 tuổi: 28 người Như vậy số người nghiện ma tuý lại tập trung củ yếu là lứa tuổi thanh niên với số lượng rất lớn là 1001 người, theo điều tra cho thấy số người nghiện này chủ yếu là rơi vào những người không nghề nghiệp, không được học hành đầy đủ và một số ít là cán bộ Nhà nước do bị bạn bè lôi kéo, kích động đã không làm chủ yếu được bản thân rơi vào nghiện ngập. Trước tình hình đó Sở LĐTBXH đã phối hợp với các tổ chức, ban ngành đề ra kế hoạch cai nghiện ma tuý chó các con nghiện nhằm phục hồi nhân cách và giúp họ với gia đình và cộng đồng. b) Kế hoạch cai nghiện ma tuý: Căn cứ Quyết định số 156/2000/QĐ - TTg ngày 28/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động phòng chống ma tuý giai đoạn 2001 - 2005; Thực hiện Kế hoạch số 06/ KH - UB ngày 20/3/2002 của UBND tỉnh Yên Bái về xây dựng chỉ tiêu kế hoạch và các giải pháp cho công tác cai nghiện ma tuý giai đoạn 2001 -2005. Căn cứ tình hình nghiện ma tuý và kết quả nghiện ma tuý giai đoạn 2002 - 2004. Căn cứ tình hình tệ nạn nghiện ma tuý và kết quả công tác cai nghiện từ năm 2001 - 2004, Sở LĐTBXH xây dựng kế hoạch cai nghiện ma tuý năm 2005. Đã có chính sách khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện ma tuý, áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiên ma tuý, tổ chức các cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc và khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các hình thức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng khuyến khích tổ chức cá nhân và nước ngoài hỗ trợ các hoạt động cai nghiện ma tuý. Từ đó thành phố Yên Bái đã đề ra chỉ tiêu cai nghiên ma tuý cho các đối tượng từ phường, xã như sau: Chỉ tiêu cai nghiện ma tuý năm 2005 là 176 người, trong đó: - Cai nghiện tai trung tâm cai nghiện tỉnh là 102: - Cai nghiện tại gia đình và cộng đồng là 74 người Kế hoạch cai nghiện cụ thể của từng phường, xã theo biểu sau: STT tên đơn vị Số người nghiện ma tuý và hồ sơ quản lý Chỉ tiêu cai nghiện năm 2005 Tổng số Cai nghiện bắt buộc tại trung tâm cai nghiện tỉnh Cai nghiện tại gia đình và cộng đồng 1 Phường Nguyễn Phúc 22 22 12 10 2 Phường Hồng hà 35 35 26 9 3 Phường Nguyễn Thái Học 17 17 6 11 4 Phường Minh Tân 9 9 4 5 5 Phường Yên Ninh 15 15 10 5 6 Phường Đồng Tâm 7 7 5 2 7 Phường Yên Thịnh 18 18 9 9 8 Xã Tuy Lộc 11 11 3 8 9 Xã Nam Cường 17 17 13 4 10 Xã Minh Bảo 19 19 12 7 11 Xã Tân Thịnh 6 6 2 4 Tổng 176 176 102 74 Quyết định đưa người vào cai nghiên bắt buộc tại trung tâm cai nghiên tỉnh thực hiện theo Luật phòng chống ma tuý: Nghị định số 135/2004/NĐ - CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ, biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh. - Việc quyết định đưa người vào cai tại cộng đồng và gia đình được thực hiện theo Nghị định số 56/NĐ - CP ngày 15/5/2002 của Chính phủ về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng. Để thực hiện kế hoạch, hoàn thành tốt chỉ tiêu cai nghiện năm 2005 cần thực hiện các nhiệm vụ và biện pháp sau: - Thực hiện tại trung tâm cai nghiện tỉnh: +Tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức học tập quán triệt chức năng, nhiệm vụ của trung tâm theo Thông tư Liên tịch số 05/2002/ TTLT/ BLĐTBXH - BTCCBCP ngày 6/2/2002 của Liên bộ Lao động thương binh và xã hội và Ban tổ chức cán bộ Chính phủ. + Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác quản lý giáo dục đối tượng ở trung tâm. Phải chú ý quán triệt quy trình cai nghiện theo 5 bước của Thông tư liên tịch số 31/1999/TTLT/BLĐTBXH - BYT ngày 20/2/1999 của Liên bộ Lao động thương binh và xã hội và Bộ y tế. Đây là mô hình cai nghện có hiệu quả, nếu được thực hiện đầy đủ, đồng bộ 4 bước ở trung tâm với thời gian 24 tháng và thực hiện tôt bước 5 ở cộng đồng 24 tháng tiếp theo thì công tác cai nghiện cho người nghiện ma tuý sẽ đạt kết quả cao. + Tiến hành đầu tư cải tạo, nâng cấp và mở rộng trung tâm cai nghiện tỉnh lên quy mô 700 đối tượng/năm, đảm bảo thu nhận cơ bản số người nghiện ma tuý ở thành phố, thị xã, thị trấn vào trung tâm bắt buộc 24 tháng. + Trước mắt nâng cấp, mở rộng khu C từ quy mô 150 đối tượng lên 300 đối tượng/ năm, đáp ứng yêu cầu tổ chức lao động trị liệu và rèn luyện cho cá đối tượng sau cắt cơn. Đây là điều kiện cơ bản để chữa trị, tổ chức quản lý, giáo dục người nghiện ma tuý trên địa bàn nhằm giảm tác hại nhiều mặt cho gia đình và xã hội do người nghiện ma tuý gây ra. +Tăng cường hơn nữa về công tác quản lý, giáo dục thông qua biện pháp lao động trị liệu nhằm cải thiện những con người lầm lỗi sớm giác ngộ, tích cực phấn đấu tham gia, rèn luyện trở thành công dân tốt, đồng thời thông qua lao động sản xuất tạo ra thu nhập để nuôi dưỡng đối tượng và một phần tích luỹ xây dựng trung tâm. + Khi người nghiện ma tuý chấp hành xong Quyết định cai nghiện tập trung, trung tâm cai nghiện có trách nhiệm bàn giao người đó cho địa phương. Địa phương có người nghiện sau cai trở về có trách nhiệm nhận bàn giao và quản lý theo dõi theo Điều 13 và Đièu 14 Quyết định số 330/QĐ - UB ngày 20/12/2002 của UBND tỉnh. - Cai nghện tại cồng đồng: Cai nghiện tại cộng đồng bao gồm: Cai tại gia đình, xã, phường, thị trấn, Công trường 06 hoặc ở các trung tâm giáo dục, lao động xã hội ở các địa phương. Năm 2005 tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng nhằm đạt được về số lượng và nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác cai nghiện, phục hồi sức khoẻ, quản lý, giáo dục, rèn luyện người nghiện ma tuý tai cơ sở theo Nghị định số 56 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 01/TTLT/BLĐTBXH- BCA với những nhiệm vụ và giải pháp sau: + Tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh và cấp huyện, thị xã, thành phố về công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định số 56/NĐ- CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 01/TTLT/BLĐTBXH -BYT -BCA để cán bộ hiểu và nắm vững quy trình tiến hành cai nghiện tại gia đình, cộng đồng từ đó tổ chức triển khai và hướng dẫn, chỉ đạo cán bộ xã, phường thị trấn trực tiếp thực hiện ở cơ sở theo kế hoạch tỉnh giao. + Hướng dẫn các địa phương thành lập tổ công tác và xây dựng kế hoạch của đại phương về điều tra khảo sát nắm các đối tượng và lập hồ sơ điều tra tại gia đình, cộng đồng, tăng cường đấu tranh phòng chống ma tuý, tích cực tham gia và tố giác tội phạm. + Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về phòng chống ma tuý của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân mà trước hết là đối với thế hệ trẻ thanh niên. + Thực hiện công tác xã hội hoá công tác cai nghiện, phục hồi tạo thành phong trào rộng khắp với sự tham gia tích cực của đông đảo nhân dân, huy động được các nguồn lực từ xã hội và cộng đồng. Đề cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của gia đình, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các cấp, các ngành, lồng ghép chương trình phòng chống ma tuý, cai nghiện phục hồi với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, xoá đói giảm nghèo, dạy nghề, tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định cuộc sống. c) Công tác phòng chống tệ nạn ma tuý. Năm 2005 phấn đấu toàn thanh phố sẽ không còn ma tuý và giảm về số người nghiện ma tuý với những nhiệm vụ cụ thể như sau: - Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phòng chống ma tuý. Tổ chức tập huấn cho cán bộ các cấp về Nghị quyết liên tịch số 546/2003/NQLT của Bộ LĐTBXH, Bộ Van hoá thông tin, UBTWMTTQ Việt Nam cũng như kế hoạch liên ngành số 227/2003/KHLN ngày 12/6/2003 của Sở Văn hoá thông tin, UBTWMTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái vè việc triển khai thực hiện các quy định và chỉ tiêu phân loại đánh giá xã, phường lành mạnh không có ma tuý. - Gần đây công tác xây dựng xã, phường lành mạnh với phong trào ''toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở'', xây dựng gia đình văn hoá, làng bản văn hoá đưa thành tiêu chuẩn thi đua ở địa phương, đơn vị hàng năm. - Thường xuyên tuyên tryền vận động tác hại của ma tuý cho người dân nhất là đối với thanh niên, kết hợp với nhà trường phổ biến cho học sinh thấy được sự huỷ hoại của ma tuý đối với con người, xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án giáo dục phòng chống ma tuý trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác. - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể, ban, ngành như : Công an, y tế, đoàn thanh niên để kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi mua, bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý tại các xã, phường trong toàn thành phố tién tới xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội. - Đối với người nghiện sau khi cai thì cộng đồng cũng như các tổ chức và gia đình tư vấn cho người nghiện lựa chọn phương án phát triển sản xuất đồng thời hỗ trợ vốn, cho vay vốn để tạo việc làm có thu nhập ổn định cuộc sống và từ bỏ ma tuý. 1.2.2 Về mại dâm: a) Thực trạng chung: Toàn thành phố Yên Bái có 7 phường, 4 xã. Thành phố được coi là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Yên Bái. Với sự phát triển và gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế, bên cạnh sự phát triẻn các dịch vụ xã hội cũng có chiều hướng biến động các khu vui chơi, giải trí ngày càng nhiều, hệ thống khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ cũng gia tăng. Theo thống kê, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 108 nhà nghỉ và khách sạn ( trong đó chưa tính các tụ điểm vui chơi như quán nước, cà phê, karaoke). Như vậy, cho thấy nhu cầu của dân trí đã cao hơn trước, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên. Bên cạnh đó có nhiều hoạt động trái phép, trá hình dưới nhiều hình thức kinh doanh. Nhiều nhà hàng khách sạn sử dụng nhân viên nữ để tổ chức mua, bán mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm. Trong năm 2004 vừa qua, dưới sự theo dõi, điều ra, Công an đã tiến hành bắt giữ tại chỗ 8 vụ mua bán mại dâm tại các nhà hàng nhà nghỉ trên địa bàn thành phố, đã có 12 nữ tiếp viên tại các nhà hàng, khách sạn đã bị đưa đi cải tạo tại trung tâm. Qua hồ sơ lý lịch của họ ho thấy, tuổi đời của các nữ tiếp viên còn rất trẻ chủ yếu là từ 16 đến 25 tuổi ( có 01 trường hợp dưới 16 tuổi). Hầu hế những cô gái tham gia bán dâm đều xuất thân từ nông thôn, gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn nhưng không muốn làm việc mà vẫn có tiền ăn chơi vì vậy họ đã không từ bỏ được con đường cũ, trở lại cuộc sống bình thường. b) Các hoạt động về phòng chống mại dâm: Trong năm 2004 và quý I năm 2005, Sở LĐTBXH tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng chống tệ nạn xã hội, mại dâm, ma tuý năm 2005. Thực hiện Kế hoạch số 06/KH - UB ngày 20/3/2003 về phòng chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001 - 2005 của UBND tỉnh. Căn cứ vào tình hình diễn biến tệ nạn mại dâm trên địa bàn thành phố, sở Lao động TBXH xây dựng kế hoạch phòng chống tệ nạn mại dâm năm 2005 như sau: - Chỉ đạo phòng Tổ chức LĐTBXH tham mưu cho UBND tổ chức hội nghị quán triệt pháp lệnh phòng chống mại dâm. Nghị định số 178/NĐ - CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh phòng chống mại dâm. Tổ chức cho các chủ cơ sở trên ký cam kết với các cơ quan chức năng ở địa phương thực hiện nghiêm túc các quy định trong Pháp lệnh phòng chống mại dâm và các quy đinh chi tiết tại Nghị định số 178/NĐ - CP của Chính phủ. - Phối hợp với Công an tỉnh tổ chức công tác kiểm tra và điều tra, khảo sát nắm tình hình diễn biến tệ nạn mại dâm trên thành phố. Thống kê cơ sở kinh doanh dịch vụ nữ tiếp viên làm việc tại các cơ sở này, phối hợp trong việc triệt phá các tụ điểm hoạt đọng mại dâm, tư vấn, giáo dục, hướng nghiệp... cho đối tượng 05 để họ có cơ hội hoàn lương. - Mở lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ở cấp xã, phường về các chủ trương, chính sách mới của Chính phủ, các bộ, ngành về công tác phòng chống tệ nạn xã hội như: Nghị định số 178/NĐ - CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết môt số điều của pháp lệnh phòng chống mại dâm; Nghị đinh 135/NĐ - CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa váo cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh, chương trình, nghĩa vụ phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương trong năm 2005. - Phối hợp chặt chẽ với các chức năng tăng cường sâu sát cơ sở để nắm tình hình thực hiện kế hoạch phòng, chống mại dâm 2005 để có biện pháp chỉ đạo phù hợp và đôn đốc thực hiện nhiệm vụ công tác được giao. - Thường xuyên phối hợp tốt cơ quan thông tin đại chúng như: Báo chí, đài phát thanh, truyền hình... MTTQ và các tổ chức tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về mại dâm, tác hại của tệ nạn này. Tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là thanh thiếu niên giúp họ nhận thức đúng đắn và từ đó biết cách phòng tránh cho mình và cho xã hội. - Phối hợp với các ngành như giáo dụ, y tế kết hợp phòng chống mại dâm và phòng chống HIV - AIDS để nâng cao nhận thức và thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống mại dâm và phòng chống HIV - AIDS. - Vận động nhân dân tích cực tham gia phòng chống mại dâm, thương xuyên kiểm tra đôn đốc, rút kinh nghiệm và phát hiện những mô hình, những tập thể cá nhân làm công tác phòng chống tệ nạn mại dâm để động viên, khen thưởng kịp thời, đồng thời đề nghị xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. c) Nhận xét đánh giá: * Kết quả đạt được: Nhìn chung trong công tác phòng chống ma tuý, mại dâm tong toàn thành phố đã có những tiến triển tích cực và đạt hiệu quả đề ra. Số lượng vụ việc liên quan đến ma tuý, người nghiện ma tuý và tham gia buôn bán ma tuý đã giảm hơn trước, các tổ chức hoạt động kinh doanh đi vào nề nếp, hoạt động lành mạnh. Công tác tuyên truyền vận động tới người dân đã đạt hệu quả nhất định, người dân đã có ý thức tự giác tránh xa các tệ nạn xã hội và tố cáo với cơ quan địa phương khi phát hiện buôn bán ma tuý hay tổ chức hoạt động mại dâm. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh về phòng chống mại dâm, ma tuý đảm bảo kịp thời, đúng kế hoạch đề ra. * Những tồn tại, hạn chế: Công tác tuyên tuyền về mại dâm, ma tuý ở các xã còn hạn chế, một bộ phận đông nhân dân vẫn chưa được cung cấp đầy đủ các thông tin về ma tuý, mại dâm, nhiều người chưa thấy được tác hại của ma tuý. Sự quản lý lỏng lẻo, không đồng bộ giữa chính quyền các cấp, các ngành trong công tác phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm. Tại thành phố việc kiểm soát, ngăn chặn hoàn toàn tệ nạn ma tuý, mại dâm còn nhiều khó khăn, phức tạp. Việc mua, bán vận chuyển và sử dụng trái phép ma tuý vừa tinh vi, phổ biến thì việc cai nghiện ma tuý tại trung tâm là mô hình phù hợp nhất để giúp người cai nghiện cách ly khỏi cơ hội tiếp xúc với ma tuý. Đa số người nghiện và gái mại dâm có trình độ học vấn thấp, không có nghề nghiệp, việc làm không ổn định sống phụ thuộc vào gia đình lại thích ăn chơi, hưởng thụ do vậy sau thời gian ngắn họ lại trở về con đường cũ, bị ban bè xấu lôi kéo dẫn đến tái nghiện. 2.3 Về công tác cứ trợ đột xuất và cứu trợ thường xuyên: Trong bất cứ xã hội nào dù phát triển hay đang phát triển những con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì bên cạnh họ cũng sẽ luôn tồn tại một số người rơi vào hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng đảm bảo đời sống ở mức tối thiểu hay không có đủ năng lực hành vi để tự quyết định. Đó là những đối tượng '' yếu thế '' trong xã hội bởi vậy, hoạt động cứu trợ đột xuất và cứu trợ thường xuyên ra đời là một trong các hình thức nhằm đảm bảo an sinh cho những con người đặc biệt như: Trẻ mồ côi, trẻ em khuyết tật, người già cô đơn, không nơi nương tựa, hộ gia đình gặp rủi ro... mỗi đối tượng có hoàn cảnh, môi trường sống, mức sống và nhu cầu cứu trợ khác nhau, vì vậy cần phải xem xét hoàn cảnh cụ thể của các đối tượng để có các hình thức cứu trợ thích hợp. trong những năm qua, hoạt động cứu trợ xã hội tại thành phố Yên Bái được tiến hành dưới các hình thức: 2.3.1 Cứu trợ thường xuyên: Theo Nghị định số 07/2000/NĐ - CP ngày 9/3/2000 của Chính phủ và thông tư số 18/2000/ TT - BLĐTBXH ngày 28/7/2000 đã xác định đối tượng thuộc diện trợ cấp thường xuyên là trẻ mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật nặng, người tâm thần mãn tính sẽ là những người có đủ điều kiện sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của pháp luật. Theo thông tư số 24/2003/TT - BLĐTBXH ngày 6/11/2003 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 120/NĐ - CP ngày 20/10/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, điều 9 của Nghị định số 30/2002/ NĐ - CP ngày 26/3/2002 của Chính phủ đã có sự bổ xung về đối tượng được hưởng trợ cấp thường xuyên là: Những người già cô đơn trên 90 tuổi sẽ được hưởng trợ cấp không kể nguồn thu nhập sẽ vẫn được hưởng trợ cấp xã hội. Theo số thống kê cuối năm 2004 toàn thành phố Yên Bái có: - 24 đối tượng là người già cô đơn không nơi nương tựa và sống độc thân. - 80 trẻ khuyết tật. - 30 người tâm thân không nơi nương tựa và gia đình thuộc diện đói nghèo. - 10 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ ( 2 trường hợp bố mẹ đi tù). - 3 trẻ mồ côi cha hoặc mẹ. Các đối tượng kể trên hiẹn đang sống tại trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh và hưởng mức trợ cấp hàng tháng là 45.000 đồng/người/tháng cùng với các hoạt động sinh hoạt nhằm giúp các đối tượng ổn định về mặt tinh thần như: Sinh hoạt hội người cao tuổi, tổ chức giao lưu văn hoá văn nghệ với các cơ quan, tổ chức... Để nâng cao mức sống cho các đối tượng từ ngày1/4/2005 toàn tnhr Yên Bái thực hiện theo Quyết định số 73/QĐ - UB ngày 9/3/2005 cuar UBND tỉnh về việc điều chỉnh mức trợ cấp thường xuyên từ 45.000 lên 65.000 người/ thnág. Đến quý 1/2005 tại các xã, phường có 17 người già trên 90 tuổi được hưởng trợ cấp xã hội. Ngoài sự hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất, trung tâm còn phối hợp với các cơ quan, tổ chưc, đơn vị mở các buổi sinh hoạt như '' tuổi già cho các cụ'', phối hợp với doanh nghiệp Thành Thu Bảo Tín mở một lớp dạy nghề kim hoàn cho trẻ em khuyết tật co hoàn cảnh khó khăn nhằm giúp đỡ đối tượng ổn định về tinh thần và được học tập đày đủ. 2.3.2 Cứu trợ đột xuất: Tại thành phố Yên Bái cứu trợ đột xuất củ yếu là hộ gia đình có nhà bị sập hoặc người bị mất tích do lũ và người lang thang ăn xin. Do điều kiện địa lý nhiều họ gia đình nằm ven bờ sông Hồng đã phải chống chọi với những cơn lũ làm hư hại tài sản và thiệt hại tới tính mạng con người. Trước tình hình đó cơ quan địa phương hết sức quan tâm đến việc phòng chống thiên tai trợ giúp cho ngững đối tượng khi gặp khó khăn trong đời sống do thiên tai gây ra, đồng thời huy động sự ủng hộ, cứu trợ trong nhân dân bằng cách kêu gọi sự đóng góp về vật chất và tinh thần như quần áo, sách vở, lương thực... nhằm giúp cho các đối tượng vượt khó khăn các đối tượng lang thang cơ nhỡ thời gian vừa qua, địa phương đã giúp 8 trẻ lang thang tìm về gia đình và địa phương có 2 em được đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội khi chưa tìm đươc cách giải quyết. 3 Về công tác xuất khẩu lao động: Nhằm góp phần XĐGN tăng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm và giảm sức ép về số lượng thất nghiệp thiếu việc làm tại địa phương, trong 2 năm vừa qua thành phố Yên Bái được tỉnh chỉ đạo làm điểm công tác XKLĐ. Dưới sự hướng dẫn thực hiện, chỉ đạo của phòng TC - LĐTBXH thành phố đã tiến hành triển khai tốt công tác XKLĐ cho những người lao động. Trong những năm qua đạt kết quả và hiệu quả nhất định góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho chính bản thân người lao động, gia đình họ cũng toàn xã hội. a) Công tác tổ chức thực hiện XKLĐ: Thực hiện chỉ thị 41/CT - TW ngày 22/9/1998; Nghị định số 81/NĐ - CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ về XKLĐ có thời hạn ở nước ngoài; Chỉ thị số 11/CT - TU ngày 30/1/2003 của Thành uỷ Yên Bái về việc tăng cường thực hiện công tác XKLĐ và kế hoạch chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tập chung giải quyết nhiệm vụ XKLĐ. XKLĐ là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần XĐGN, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và toàn xã hội. Năm 2003 thành phố Yên Bái được tỉnh chỉ đạo làm điểm để rút kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện công tác XKLĐ. Trên cơ sở điều tra số người lao động chưa có việc làm ở các xã, phường với sự giới thiệu của BCĐ XKLĐ tỉnh, BCĐ XKLĐ thành phố đã ký hợp đồng với các đơn vị tuyển dụng lao động đi xuất khẩu làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Năm 2003 với 2 đơn vị đó là Tổng Công ty Vinaconex và Công ty cơ khí giao thông vận tải. Năm 2004 với 4 đơn vị đó là Tổng Công ty Cơ khí giao thông vận tải, Công ty Cổ phần thương mại và Đầu tư Cửu long chi nhánh tại Hà Nội, Công ty Dịch vụ lao động hợp tác Quốc tế Hà Nội và công ty XNK tổng hợp Sài Gòn thuộc TW Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ban chỉ Đạo thành phố đã xây dựng chương trình phối hợp với các đơn vị tuyển dụng lao động là ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh trực tiếp xuống 11 xã, phường để tổ chức hội nghị triển khai công tác XKLĐ nhằm tổ chức tuyên truyền hướng dẫn công tác tuyển chọn theo quy định và thủ tục vay vốn. b) Kết quả thực hiện công tác xuất khẩu lao động: Năm 2003 thành phố Yên Bái đã tuyển chọn và đưa 35 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó số lao động của từng phường, xã như sau: TT tên đơn vị Chỉ tiêu giao (người) Thực hiện (người) 1 Phường Nguyễn Phúc 9 5 2 Phường Hồng Hà 7 4 3 Phường Nguyễn Thái Học 8 7 4 Phường Minh Tân 8 3 5 Phường Yên Ninh 6 5 6 Phường Đồng Tâm 7 0 7 Phường Yên Thịnh 10 6 8 Xã Tuy Lộc 6 2 9 Xã Nam Cường 4 1 10 Xã Minh Bảo 4 0 11 Xã Tân Thịnh 4 2 Tổng 80 35 Tổng số nguồn vón vay là : 228 triệu đồng, trong đó; + Vay tại Ngan hàng Chính sách xã hội tỉnh: 107 triệu đồng; + Vay tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nong thôn tỉnh: 121 triệu đồng; - Tổng số tiền đã trả là 36 triệu đồng; + Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh là 12 triệu đồng; + Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 24 triệu đồng. Năm 2004, Ban chỉ đạo thành phố đã tuyển chọn và đưa 60 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó số lao động từng phường, xã như sau: TT tên đơn vị Chỉ tiêu giao (người) Thực hiện (người) 1 Phường Nguyễn Phúc 9 8 2 Phường Hồng Hà 9 11 3 Phường Nguyễn Thái Học 8 8 4 Phường Minh Tân 10 6 5 Phường Yên Ninh 8 3 6 Phường Đồng Tâm 7 11 7 Phường Yên Thịnh 9 4 8 Xã Tuy Lộc 10 5 9 Xã Nam Cường 10 0 10 Xã Minh Bảo 10 4 11 Xã Tân Thịnh 10 0 Tổng 100 60 Tổng số có 27 đối tượng vay vốn với số tiền là 508 triệu đồng, trong đó: + Vay tai ngân hàng chính sách xã hội tỉnh: 18 lao dộng với số tiền là 243 tiệu đồng. + Vay tại ngân hàng nông gnhiệp và phát triển nông thôn tỉnh: 9 lao động vay với số tiền là 265 triệu đồng; - Tổng số tiền đã trả là 99 triệu đồng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc78.doc
Tài liệu liên quan