Đề tài Những vấn đề kinh tế chủ yếu để phát triển nông nghiệp Đông Mỹ – Thanh Trì - Hà Nội theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch

Lời nói đầu. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Mục đích nghiên cứu. 2

3. Phạm vi nghiên cứu. 2

4. Kết cấu chuyên đề. 2

Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển nông nghiệp theo 4

hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. 4

1.1. Sự cần thiết phải kết hợp giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế quốc dân. 4

1.1.1. Các xu hướng phát triển của nông nghiệp hiện đại. 4

1.1.2. Sự cần thiết kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch. 10

1.1.3. Nội dung của sự kết hợp. 12

1.1.4. ý nghĩa của sự kết hợp. 14

1.2. Kinh nghiệm kết hợp. 16

1.2.1. Kinh nghiệm của một số vùng trong cả nước: 16

1.2.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. 22

Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp ở xã Đông Mỹ – Thanh Trì theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. 26

2.1. Khái quát về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp 26

2.1.1.Điều kiện tự nhiên. 26

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 28

2.1.3. Đánh giá chung về các ảnh hưởng của các điều kiện đến phát triển phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. 32

2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch tại Đông Mỹ – Thanh Trì. 35

2.2.1.Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 1997 - 2002 35

2.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở Đông Mỹ theo hướng kết hợp. 37

2.2.2.1. Sự kết hợp nuôi trồng thuỷ sản với du lịch. 37

2.2.2.2. Sự kết hợp giữa trồng cây ăn quả, hoa với du lịch 42

2.2.2.3.Sự triển khai dự án hiện nay 44

2.2.3. Đánh giá chung. 45

2.2.4. Kết quả và những tồn tại cần giải quyết 46

 

doc78 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề kinh tế chủ yếu để phát triển nông nghiệp Đông Mỹ – Thanh Trì - Hà Nội theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp kết hợp với du lịch, cụ thể như: - Đông Mỹ có điều kiện địa hình trũng (khoảng 60 ha), với đất đai có tính chất là đất thịt và thịt nặng phù hợp với việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp vùng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra, Đông Mỹ còn với điều kiện tự nhiên của mình khá thuận lợi cho việc chuyển sang trồng cây ăn quả chất lượng cao, tạo ra vùng vườn cây phục vụ du lịch, cộng với Đông Mỹ có nhiều di tích lịch sử văn hoá như chùa, đình và khu dân cư kiểu làng phố khá thuận lợi trong việc hấp dẫn khách cho du lịch trong tương lai. Đồng thời, Đông Mỹ năm gần sát với sông Hồng, có tiềm năng trở thành một điểm trong tua du lịch Hà Nội – Bát Tràng – Đông Mỹ – Phố Hiến… - Đông Mỹ là một xã mà người dân và cán bộ địa phương có trình độ nhận thức, trình độ dân trí khá cao có thể đáp ứng các yêu cầu về phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch ở trình độ cao. - Có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh tương đối hoàn chỉnh, hệ thống giao thông thuận tiện. - Điều kiện về đất đai, về hệ thống sông và kênh, hồ đầm còn cho phép xây dựng các mô hình sinh thái- đô thị – du lịch của huyện ven đô, vừa đáp ứng nhu cầu về nông sản cao cấp, vừa góp phần giải quyết những vấn đề môi trường do sự phát triển của công nghiệp và sự tập trung dân cư gây ra. - Vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch tại xã Đông Mỹ hiện nay là một ý tưởng rất mới, rất táo bạo nên đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, đầu tư của Thành uỷ và các cấp chính quyền Thành phố về nhận thức và về đầu tư triển khai thực hiện dự án. - Thương mại và dịch vụ của Đông Mỹ khá thịnh vượng, đó cũng là thế mạnh để Đông Mỹ phát triển thương mại – dịch vụ – du lịch. - Hệ thống tổ chức chính trị xã hội của Đông Mỹ vững mạnh, đoàn kết và nhiệt tình với nhân dân. Nhân dân giàu truyền thống cách mạng và yêu nước, có lịch sử văn hoá lâu đời có truyền thồng hiếu học. + Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp kết hợp với du lịch cũng gặp những khó khăn sau: - Thiếu vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư vào các cơ sở hạ tầng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý để phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động. Ngoài ra, do thu nhập của người dân còn thấp, tích luỹ ít nên nguồn vốn huy động trong dân còn hạn chế. - Trong sản xuất nông nghiệp, chuyển từ sản xuất lúa sang nuôi trồng thuỷ sản gắn với trồng cây ăn quả, nông dân chưa có kinh nghiệm cả về kỹ thuật và thị trường tiêu thụ. - Quá trình đô thị hoá vừa thu hẹp diện tích sản xuất nông nghiệp, vừa tạo mức độ tập trung cao dân cư, vừa tiềm ẩn khả năng ô nhiễm do hoạt động của công nghiệp và dân cư. Điều đó vừa hạn chế khả năng phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, vừa gây sức ép về yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng du lịch. - Hạ tầng cơ sở tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn dàn trải và thiếu sự đồng bộ, từ hệ thống giao thông, thoát nước thải, hệ thống điện sinh hoạt và hệ thống điện chiếu sáng công cộng - Đông Mỹ là một vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hoá, nhưng hiện tại đang bị xuống cấp chưa được quan tâm và điều kiện tôn tạo , khôi phục sửa chữa. - Chưa có sự chú ý quan tâm đúng mức đến bảo vệ môi trường sinh thái ở các cơ sở sản xuất trong thôn, ngõ xóm,… - Dưới tác động của cơ chế thị trường, một bộ phận nông dân chạy theo lợi nhuận đã sử dụng nhiều hoá chất độc hại vào sản xuất nông nghiệp vừa gây ô nhiễm môi trường vừa không tạo các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của nông nghiệp sinh thái bền vững (nông nghiệp sạch). - Hệ thống tổ chức phân phối hiện nay còn nhiều bất cập nên các sản phẩm gắn với nền nông nghiệp sinh thái bền vững (nông nghiệp sạch) chưa có sự phân định rõ với nông nghiệp thông thường, vì vậy chưa gắn được lợi ích của người sản xuất với chất lượng sản phẩm. Các hoạt động triển khai trong mô hình nông nghiệp kết hợp với du lịch sẽ gặp rất nhiều những khó khăn. Tóm lại có thể thấy Đông Mỹ có rất nhiều thuận lợi để có thể phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch ở mức độ cao nếu như trong tương lai Đông Mỹ có thể khắc phục được các hạn chế của mình, đồng thời có được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ đầy đủ kịp thời của Thành phố, Huyện. Khi đó, Đông Mỹ hoàn toàn có thể xứng đáng với vị trí là nền nông nghiệp thủ đô của cả nước. 2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch tại Đông Mỹ – Thanh Trì. 2.2.1.Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 1997 - 2002 Đông Mỹ là một xã nằm phía Đông Nam của huyện Thanh Trì, với số dân hơn 5.500 người và diện tích hơn 274 ha. Đây là vùng đất đã được phát triển cách đây hàng ngàn năm, còn để lại nhiều dấu ấn và di tích lịch sử. Trong những năm qua, Đông Mỹ đã phát triển kinh tế – xã hội theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại rất nhiều khó khăn, hạn chế: trong sản xuất nông nghiệp đất đai thì nằm trong khu vực trũng, bị ngập úng vào mùa mưa, hiệu quả kinh tế thấp, sản phẩm hàng hoá nông sản ít, giá trị thấp…Tích luỹ chưa cao, cho nên các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế xã hội – văn hoá chưa được cải thiện. Mặt khác, Đông Mỹ lại là một xã có tiềm năng trở thành một điểm phát triển kinh tế- xã hội gắn với môi trường sinh thái, tạo cảnh quan du lịch, có điều kiện phát triển kinh tế, có truyền thống văn hoá, có lịch sử lâu đời và có vị trí thuận lợi. Đông Mỹ không phải là một làng nghề truyền thống nhưng có rất nhiều ngành nghề thủ công đã phát triển từ khá lâu và đang ngày càng phát triển, như: sơn dầu, sơn mài, đồ mộc, đồ mây tre đan… Có thể nói nông nghiệp là ngành có vai trò quan trọng không chỉ đối với đời sống của người dân trong xã Đông Mỹ, mà còn là một hoạt động đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm thực phẩm tươi sống như: thịt, rau, hoa, quả, cá, trứng ... cho đời sống hàng ngày của người dân Thủ đô. Trong những năm qua, mặc dù do sự tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá và việc chuyển đổi làm diện tích đất nông nghiệp của Đông Mỹ ngày càng bị thu hẹp dần, song sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã vẫn liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1997 đến 2002 đạt 4,52%/năm. Đó là do, việc thâm canh sản xuất lúa ở cánh đồng Sóc Đa Kô, Bìm Bìm, Ao Khoai, Ma Vang và đồng Nội tăng năng suất và chất lượng. Ngoài ra, do việc chuyển đổi toàn bộ diện tích 18,28 ha ở cánh đồng Vạn, đồng Hoa giáp với vùng nuôi trồng thuỷ sản sang trồng rau, hoa chất lượng cao và thâm canh vườn quả ở khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập trung và tạo vườn tập trung trong dân cư. Kết quả đạt được 904,2 triệu đồng giá trị ngành trồng trọt. Biểu 3: Kết quả phát triển sản xuất nông nghiệp tại Đông Mỹ giai đoạn 1997-2002 Các chỉ tiêu 1997 1998 1999 2001 2002 GTSX N – TS 6.541,4 6.823,2 7.245,6 8.588,8 9.243,6 1-Nông nghiệp 4887,4 5074.2 5382,6 6546,8 6781,2 -Trồng trọt 1321 1330,2 1403 1846,4 904,2 - Chăn nuôI 1473,4 1547 1642 2026 2315 - Dịch vụ NN 2093 2197 2337,6 2674,4 3.562 2-Thuỷ sản 1654 1749 1863 2042 2462,4 Trong 2 ngành Nông nghiệp và Thuỷ sản thì Nông nghiệp vẫn đựơc coi là ngành chiếm chủ yếu trong ngành nông nghiệp của Đông Mỹ. Trong điều kiện diện tích đất đai bị thu hẹp và chuyển đổi, song giá trị sản xuất vẫn tăng chứng tỏ sản xuất nông nghiệp của Đông Mỹ vẫn đang phát triển theo xu hớng đặc trưng của nền nông nghiệp đô thị có chất lượng và giá trị cao. Trong nông nghiệp của Đông Mỹ , ngành trồng trọt đột biến giảm do có sự chuyển đổi diện tích đất trồng trọt sang nuôi trồng thuỷ sản. Trong giai đoạn từ 1997 đến 2002, có nhiều sụ đột biến xảy rá với Đông Mỹ, đó là ngành trồng trọt giảm rất nhiều , còn ngành dịch vụ nông nghiệp lạI tăn rất nhiều. Điều này chứng tỏ Đông Mỹ đã rất quan tâm chú trọng phát triển theo xu hướng của một nền nông nghiệp sinh thái - đô thị - du lịch. Ngành chăn nuôi cũng phát triển qua một số năm nhưng tốc độ phát triển vẫn chưa cao chưa tương xứng với tiềm năng của Đông Mỹ. Đặc biệt ngành Thuỷ sản phát triển mạnh. Điều này cũng khảng định tính dúng đắn của việc chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp không hiệu quả trên các chân ruộng trungx sang nuôi trồng thuỷ sản. Các hoạt động dịch vụ nông nghiệp phát triển rất nhanh, nhất là từ giai đoạn sau năm 1999 đến năm 2002 , giá trị đem lại của ngành chiếm một tỷ trọng đáng kể trong ngành nông nghiệp của Đông Mỹ. Sự gia tăng mạnh mẽ của dịch vụ tham gia vào quá trình sản xuất trong nông nghiệp một mặt cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, sự can thiệp của công nghiệp và các hoạt động phi nôngn ghiệp vào trong quá trình phát triển nông nghiệp làm cho nền nông nghiệp của Đông Mỹ mang dần màu sắc của các hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn bó với sự thay đổi và phát triển của đô thị. 2.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở Đông Mỹ theo hướng kết hợp. Đông Mỹ là một xã đã được sự quan tâm của thành phố trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch, chính vì vậy trong các dự án phát triển tại Đông Mỹ thời gian gần đây vấn đề này đã được chú ý quan tâm rất nhiều, cụ thể đã có một số dự án được triển khai sau: 2.2.2.1. Sự kết hợp nuôi trồng thuỷ sản với du lịch. Trong dự án đưa nông nghiệp Đông Mỹ chuyển đổi theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch đã rất quan tâm và chú trọng đến việc chuyển đổi những khu vực đất trũng trước kia trồng lúa cho năng suất không cao và không ổn định sang nuôi trông thuỷ sản, để có thể biến những cái không thuận lợi trong ngành này sang lợi thế của ngành khác, cụ thể là tận dụng tối đa sự trũng thấp của 60 ha đất trồng lúa chuyển đổi sang nuôi trông thuỷ đặc sản chất lượng cao. Năm 1996, thực hiện theo Nghị định 64 CP của Chính phủ, xã Đông Mỹ đã tiến hành giao đất ổn định lâu dàI (20 năm) cho các hộ nông dân, với mức bình quân 360 m2 /khẩu. Phương châm giao đất khi đó là có gần có xa, có tốt có xấu, có cao có thấp, binh quân một hộ có từ 3 đến 5 mảnh. Do vậy, khi chuyển đổi 60 ha khu vùng trũng sản xuất lúa sang nuôi trồng thuỷ sản thuộc quyền sử dụng của gần 1.400 hộ, thuộc cả 6 thôn trong xã, diện tích binh quân một hộ đạt 435 m2 xã đã gặp phải không ít khó khăn khi tiến hành. Trước năm 2001, vùng trũng thuộc 60 ha chỉ độc canh 2 vụ lúa (vụ chiêm xuân và vụ mùa ), diện tích manh mún, úng ngập cục bộ nên năng suất lúa rất thấp: vụ chiêm xuân đạtbinh quân 150 kg/sào/vụ (41 tạ/ha ), còn vụ mùa chỉ đạt 125 kg/sào/vụ (35 tạ/ha ). Cả năm chỉ đạt trên 7,6 tấn/1ha. Chính vì thu nhấp thấp và rất bấp bênh, không đản bảo cuộc sống cho nhân dân. Nên xã Đông Mỹ đã được sự chỉ đạo của Thành phố chuyển đổi 60 ha đất nông nghiệp trong khu vực trũng sang nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2001, cùng với chủ trương của Huyện và sự vận động tích cức của xã, đặc biệt vơí sự năng động đột phá của một số hộ nông dân, đã chuyển 1,253 ha đất lúa sang nuôi tôm cá đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa. Phong trào chuyển đổi thuê mướn ruộng để chuyển từ đất trồng lúa sang nuôI tôm cá diễn ra một cách rất mạnh mẽ. Nhiều hộ nông dân đã tình nguyện chuyển quyền sử dụng đất của mình cho một hộ khác để có diện tích liền khoảnh, thực hiện đào ao thả cá theo đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã. Biểu 4: Tình hình chuyển đổi, thuê mướn, nhượng nuôi tôm cá năm 2001 Thôn Số hộ nuôI tôm cá (hộ ) Diện tích đổi, thuê, nhượng (m2 ) Số hộ cho đổi, thuê, nhượng (hộ) 1A 4 59.506 94 1B 4 323.750 62 2 6 44.391 136 3 5 66.815 182 4 8 48.205 121 5 11 68.207 138 Tổng 38 321.874 733 Nguồn số liệu thống kê của xã Đông Mỹ. Nhìn vào bảng có thể nhận thấy, năm 2001 có 38 hộ đã đổi, thuê, nhượng của 733 hộ, tổng diện tích chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản là 32,1874 ha. Bình quân 1 hộ có diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 0,847 ha, phả đổi và thuê của khoảng 19 hộ. Hộ có quy mô đất cao nhất là 3,64 ha thuê đổi của 108 hộ, hộ thấp nhất có 0,26 ha là đất tự có của riêng mình. Quy mô trên 1 ha có 11 hộ, với diện tích bình quân 1,5876 ha/hộ. Quy mô từ 0,5 - 1 ha có 13 hộ, với diện tích bình quân 0,7325 ha/hộ. Quy mô dưới 0,5 ha có 14 hộ, với diện tích bình quân là 0,3714 ha/hộ nuôi trồng thuỷ sản. Biểu 5: Tình hình chuyển đổi, thuê mướn, nhượng nuôI tôm cá năm 2002. Thôn Số hộ nuôI tôm cá (hộ ) Diện tích đổi, thuê, nhượng (m2 ) Số hộ cho đổi, thuê, nhượng (hộ) 1B 5 30.023 73 2 3 19.175 49 3 7 49.739 120 4 6 22.095 46 5 19 91.967 220 Tổng 40 212.999 508 Nguồn số liệu thống kê của xã Đông Mỹ. Năm 2002 có 40 hộ đổi, thuê, nhượng của 508 hộ với tổng diện tích 21,3 ha; bình quân một hộ có quy mô 0.55 ha; phải thuê đổi bình quân cho 13 hộ khác. Hộ có diện tích cao nhất với quy mô 2,9 ha, đổi thuê sang nhượng cho 78 hộ, hộ có diện tích thấp nhất với quy mô là 0,3133 ha cũng phải đổi thuê sang nhượng cho 10 hộ khác. Quy mô hộ có diện tích trên 1 ha có 2 hộ, với diện tích bình quân đạt là 1,99 ha/hộ, phải đổi, thuê bình quân của 54 hộ khác. Quy mô hộ có diện tích từ 0,5 - 1 ha có 14 hộ, với diện tích bình quân đạt là 0,62 ha/hộ, phải đổi và thuê bình quân của khoảng 15 hộ khác. Quy mô hộ có diện tích dưới 0,5 ha có 24 hộ, với diện tích bình quân đạt là 0,36 ha/hộ, phải đổi và thuê bình quân của khoảng 8 hộ khác. Có thể thấy hiện nay, toàn xã đã có 78 hộ đào ao nuôI tôm cá với tổng diện tích 53,4873 ha và đã phảI dồn đổi, thuê, nhượng của khoảng 1241 hộ, diện tích bình quân 1 hộ nuôI tôm cá đạt 0,68 ha. Quy mô hộ có diện tích trên 1 ha có 13 hộ, với tổng diện tích là 21,4449 ha, diện tích bình quân là 1,65 ha/hộ. Quy mô hộ có diện tích từ 0,5 - 1 ha có 27 hộ, với tổng diện tích là 18,204 ha và diện tích bình quân mỗi hộ là 0,67 ha. Quy mô hộ có diện tích dưới 0,5 ha có 38 hộ, với tổng diện tích là 13,8384 ha và diện tích bình quân đạt là 0,36 ha/hộ. Những hộ nhận được quyền sử dụng đất đai phải trả tiền thuê đất hàng năm cho các hộ cho thuê và chuyển nhượng mỗi năm là 64,8 tạ/ha – 75,6 tạ/ha với gia theo giá thóc nộp thuế nông nghiệp. Các hộ gia đinh cho thuê có trách nhiệm phải trả tiền thuế và các khoản dịch vụ cho HTX. Trong 78 hộ nuôi tôm cá đã có 64 hộ đã đăng ký nuôi các loại cá truyền thống như: trắm cỏ, chép, mè, trôi…, còn lại 14 hộ đăng ký nuôi tôm càng xanh. Có thể thấy về cơ bản thực hiện việc chuyển đổi 60 ha ruộng cấy lúa trong khu vực đất trũng sang nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch của đề án đã xong. Trong quá trình thực hiện đã cho thấy được một số thuận lợi và khó khăn, cung một số tồn tại cần giải quyết, cụ thể: + Thuận lợi: - Vùng đất trũng 60 ha có kết cấu đất với tính chất là đất thịt và đất thịt nặng rất phù hợp với nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. - Đã hình thành vung nuôI tôm cá tập trung đạt trên 50 ha mặt nước với quy mô từng ao khá thuận lợi đối với việc nuôI tôm cá thâm canh công nghiệp. - Đã có một số hộ nông dân nuôI tôm cá đạt hiệu quả kinh tế khá. - Có sự chỉ đạo hỗ trợ vốn của Thành phố, huyện cho vùng chuyển đổi và chỉ đạo vân động tích cưc của Chính quyền xã. + Khó khăn: - Rất khó khăn trong nguồn nước cung cấp cho nuôI tôm cá có giá trị cao và nuôi thâm canh dạng công nghiệp. Hiện tạI vẫn phảI dùng nước của sông Tô Lịch ảnh hưởng đến việc nuôi tròng thuỷ sản sạch, thiếu nước vào màu khô. - Quy hoạch thiết kế vùng nuôi trồng thuỷ sản tiến hành sau tự phát của các hộ dân, do đó rất khó khăn trong việc lựa chọn phương án tối ưu về quy hoạch, thiết kế. -Hạ tầng cơ sở chưa có gì, phảI đầu tư đồng bộ từ đầu. Có như vậy, mới có thể đáp ứng yêu cấu nuôi trồng thuỷ sản chất lượng cao. Cho nên, với diện tích 60 ha, thực hiện trên cơ sở thuê mướn, nhượng đất đai của hơn 1.400 hộ có diện tích manh mún xen kẽ cho gần 80 hộ nuôi trồng thuỷ sản, bình quân diện tích nuôi trồng thuỷ sản 0,6 ha, được hình thành từ 1 – 2 ao nuôi trồng. Trên bờ ao được trồng cây ăn quả và có một nhà làm kho chứa thức ăn, công cụ để sản xuất và trông nom không quá 30 m2, với kiến trúc đẹp mang tính chất nhà truyền thống, hài hoa cảnh quan với khu du lịch sinh thái. Để phục vụ cho khu nuôi trồng thuỷ sản chất lượng cao cần phải có cơ sở hạ tầng phù hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản theo hướng thâm canh, bán công nghiệp. Trong thời gian tới, dự kiến xây dựng cơ sở hạ tầng sau: Hệ thống cấp nước, hệ thống mương tiêu, tưới, hệ thống giao thông, điện, khu chế biến, cây xanh, nhà điều hành. Về cơ bản có thể thấy việc chuyển đổi các vùng đất trũng trồng lúa của Đông Mỹ sang nuôi trồng thuỷ sản đã hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đây là một lợi thé rất lớn cho phát triển kinh tế nông nghiệp Đông Mỹ thời gian tới. Đặc biệt, nếu Đông Mỹ phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch thì cũng không thể phủ nhận đây là một lợi thế mà Đông Mỹ đã có nếu như muốn phát triển các ngành dịch vụ du lịch vui chơi giải trí cuối tuần như: câu cá, du lịch sinh thái, picnic,…và các dịch vụ nghỉ ngơi giải trí khác. 2.2.2.2. Sự kết hợp giữa trồng cây ăn quả, hoa với du lịch Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đông Mỹ hiện nay cũng chuyển dịch theo xu hướng chung của thành phố, song tốc độ chuyển dịch còn chậm, sản xuất nông nghiệp vẫn còn dựa vào trồng trọt là chủ yếu, thuỷ sản là một trong các sản phẩm mũi nhọn của nông nghiệp tại Đông Mỹ song vẫn chưa khẳng định rõ vị trí của mình trong cơ cấu giá trị sản xuất; các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp đã xuất hiện song còn chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Mặc dù ngành trồng trọt có vị trí quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm rau, hoa, quả thực phẩm tươi cho khu vực nội thành, song cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt chuyển dịch còn rất chậm. Trong ngành trồng trọt, ba loại sản phẩm: Rau, Hoa và Cây ăn quả được xác định là sản phẩm mũi nhọn của nông nghiệp Đông Mỹ song tỷ trọng giá trị sản phẩm các cây trồng này vẫn chiếm tỷ trọng thấp và tăng chậm, trong khi đó tỷ trọng giá trị cây lương thực tuy có giảm xuống song giảm chậm và vẫn còn chiếm tỷ trọng cao gần 54% giá trị sản phẩm ngành trồng trọt. Các sản phẩm của ngành trồng trọt ở Đông Mỹ, cũng như khu vực ngoại thành đều có thiên hướng vào phục vụ thị trường đô thị Hà nội, song các sản phẩm lương thực của nông nghiệp Đông Mỹ lại không phải là sản phẩm đòi hỏi tất yếu cuả nền nông nghiệp Thủ đô. Trong khi đó các sản phẩm rau hoa quả, thực phẩm và các sản phẩm hoa lại là các sản phẩm gắn liền với nhu cầu và điều kiện phát triển của khu vực nội thành. Do vậy nền nông nghiệp Đông Mỹ phải hướng vào các sản phẩm này là chính. Sự chuyển biến chậm về cơ cấu sản xuất trong ngành trồng trọt cho thấy xu hướng phát triển ngành trồng trọt ngoại thành theo xu hướng nông nghiệp đô thị nhìn chung chưa rõ nét. Tuy nhiên, sự gia tăng của tỷ trọng sản phẩm cây thực phẩm, nhất là sự gia tăng nhanh của tỷ trọng sản phẩm hoa chứng tỏ ngành trồng trọt đã bắt đầu chuyển dịch theo hướng phát triển nền nông nghiệp ven đô. Trồng hoa ở Đông Mỹ hiện nay chủ yếu được duy trì ở quy mô sản xuất của các hộ gia đình song mức độ chuyên môn hoá trong các hộ trồng hoa đã đạt đến trình độ khá cao. Sự phát triển và tồn tại của các hoạt động sản xuất hoa dựa vào lợi nhuận thu lại trực tiếp từ các hoạt động sản xuất hoa mang lại. Mặc dù rằng sản xuất hoa là một hoạt động không phai truyền thống và có lợi thế của Đông Mỹ song do cơ chế thị trường đem lại lợi ích trực tiếp cho người sản xuất hoa. Do vậy, người dân ở đây cũng đã quan tâm phát triển nhưng mới chỉ ở hinh thức tự phát chứ chưa có được quy hoạch cụ thể của xã Đông Mỹ, trong thời gian tới xã mới cho triển khai cho nên trong thời gian hiện nay diện tích trông hoa vẫ chưa có quy hoạch phát triển thành khu vực tập trung. Do đó, trong thời gian tới cần phải có các cơ chế chính sách khuyến khích để người sản xuất hoa có được quy mô sản xuất đủ lớn (tạo thành vùng chuyên môn hoá) để có thể tiếp tục tồn tại, phát triển cao hơn nữa trong tương lai, cho nên cần phải tiếp tục được chú trọng đầu tư quy hoạch phát triển cụ thể hơn nữa. Về sản xuất rau cũng được Đông Mỹ xác định là một trong các cây trồng quan trọng trong qua trình phát triển nông nghiệp của mình vì rau xanh cũng là một sản phẩm tối cần thiết trong đời sống tiêu dùng hàng ngày của người dân. Do nhu cầu tiêu dùng rau xanh ngày càng cao, nhưng đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm cung rất gay gắt nên khi đI vào sản xuất rau Đông Mỹ phảI chú ý tới chất lượng của sản phẩm mới có thể có chỗ đứng trên thị trường,.Mặt khác, do quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh đã lấy đi rất nhiều diện tích trồng rau của Đông Mỹ, tuy nhiên có thể khẳng định rằng diện tích trồng rau cua Đông Mỹ có thể không tăng nhưng trong thời gian tới khi có sự quy hoạch chi tiết cụ thể, sản lượng rau cũng như chất lượng rau của Đông Mỹ sẽ tăng đáng kể. Cây ăn quả hiện nay ở Đông Mỹ không phải là sản phẩm chính của nông nghiệp Đông Mỹ, song cũng là một sản phẩm có tiềm năng phát triển và dễ thích ứng với đặc điểm, điều kiện sản xuất của nền nông nghiệp phát triển theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. Hiện nay Đông Mỹ đã chuyển đổi gần xong 60 ha nuôi trồng thuỷ sản, bên cạnh đó còn khoảng hơn 10 ha tồn tại dưới dạng bờ ao và các khoản đất chưa sử dụng rất có nhiều tiềm năng cho phát triển các vườn cây ăn quả hoặc cây ăn quả kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản hoặc chăn nuôi. Một số giống cây ăn quả có chất lượng cao là mà hiện nay Đông Mỹ đang đưa vào trồng như: Hồng xiêm, táo, ổi, cam,…đây là một hình thức để Đông Mỹ có thể tự làm tăng diện tích cây xanh cho mình nhưng đồng thời cũng tạo sức thu hút khách tham quan giúp triển kinh tế Đông Mỹ theo hướng sản xuất nông nghiệp kết hợp với các hoạt động du lịch dịch vụ. Đây là một tiềm năng phát triển nền nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch, nhưng hiện nay các mô hình kinh doanh tổng hợp: nông nghiệp dịch vụ du lịch sinh thái như trồng cây ăn quả kết hợp nuôi thuỷ sản và kinh doanh du lịch dịch vụ… mới chỉ dừng lại trên quy hoạch định hướng mà cha trở thành hoạt động sản xuất thực tế. 2.2.2.3.Sự triển khai dự án hiện nay Trong dự án đưa nông nghiệp Đông Mỹ chuyển đổi theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch đã rất quan tâm và chú trọng đến việc chuyển đổi những khu vực đất trũng trước kia trồng lúa cho năng suất không cao và không ổn định sang nuôi trông thuỷ sản, để có thể biến những cái không thuận lợi trong ngành này sang lợi thế của ngành khác, cụ thể là tận dụng tối đa sự trũng thấp của 60 ha đất trồng lúa chuyển đổi sang nuôi trông thuỷ đặc sản chất lượng cao. Mặt khác, tận dụng tối đa các diện tích đất còn lại để trồng các loại cây ăn quả đặc sản cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn của thị trường thành phố. Chuyển đổi ruộng trồng lúa sang trồng rau. Như vậy Đông Mỹ hiện nay đã triển khai được một số dựa án và vẫn đang tiếp tục theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch được thực hiện triển khai, những dự án này hoàn toàn có tính khả thi cao. 2.2.3. Đánh giá chung. Những thành tựu bước đầu trong việc triển khai các công trình sản xuất tiến tiến trong dự án đang mở ra tiền đề và hướng đi cho việc hình thành và phát triển các mô hình và các hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch, ở Đông Mỹ trong tương lai. Nền nông nghiệp Đông Mỹ trong những năm qua đã phát triển và mang lại nhiều thành tựu trên mọi phương diện, đã tạo ra tiền đề cho quá trình chuyển đổi và phát triển nông nghiệp Đông Mỹ theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. Những thành tựu bước đầu đạt được là: - Huyện Thanh Trì đã sớm nhận thức được xu hướng vận động phát triển của nền nông nghiệp, đã đề ra những chủ trương, đúng đắn và thực thi các chính sách biện pháp chỉ đạo để thúc đẩy quá trình chuyển đổi và hình thành các tiền đề phát triển nền nông nghiệp sinh thái. Những chủ trương chính sách cơ bản mà huyện đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn là: chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đầu tiên là chương trình chuyển đổi ruộng ở khu vực chũng sang nuôi trồng thuỷ đặc sản kết hợp trồng cây ăn quả và kinh doanh du lịch dịch vụ, chương trình chuyển đổi sang sản xuất rau, cây ăn quả. Huyện Thanh Trì cũng đã có các chính sách khuyến khích và xã cũng tích cực vận động quá trình tập trụng ruộng đất để khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất tập trung thông qua các hình thức dồn thửa, đổi ruộng, khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ nông dân thực hiện các quan hệ cho thuê, chuyển nhượng ruộng đất ở các thôn, các loại hình sản xuất cần khuyến khích phát triển tập trung chuyên môn hoá. Huyện cũng đã hỗ trợ vốn cho những hộ chuyển đổi theo mô hình, như: các hộ chuyển đổi từ ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản với diện tích từ 1 ha trở lên thì được hỗ trợ 50% vốn đầu tư đào ao thả cá, còn với diện tích dưới 1 ha thì có những hỗ trợ thoả đáng. Ngoài ra, huyện còn có khối lợng tiền vốn đầu tư lớn cho phát triển các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ việc chuyển đổi theo mô hình, sản xuất nông nghiệp và đảm bảo việc bảo vệ môI trường sinh thái khi tiến hành chuyển đổi sản xuất theo dự án; đầu tư hỗ trợ cho những người tham gia chuyển đổi tiếp thu khoa học kỹ thuật và nâng cao trình độ của họ, khuyến khích các hộ thực hiện các theo các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. - Hoạt động sản xuất nông nghiệp của Đông Mỹ đã bư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0043.doc
Tài liệu liên quan