Đề tài Những yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU . 2

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU VÀ MÔ HÌNH HẤP DẪN TRONG

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ . 5

I. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu . 5

1. Khái niệm xuất khẩu . 5

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia 6

2.1. Tạo vốn chủ yếu cho nhập khẩu, tạo nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài cho

quá trình sản xuất trong nước . 6

2.2. Xuất khẩu góp phần mở rộng tiêu thụ hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm,

cải thiện đời sống nhân dân. . 6

2.3. Xuất khẩu góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển 6

2.4. Xuất khẩu góp phần thúc đẩy và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại . 7

2.5. Khai thác lợi thế kinh tế quốc gia . 7

II. Mô hình hấp dẫn . 8

1. Mô hình hấp dẫn trong thƣơng mại . 8

2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của từng nhóm hàng . 10

2.1. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung và nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến

cầu 11

2.1.1. Thu nhập của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu . 11

2.1.1.1. GDP của nƣớc xuất khẩu . 11

2.1.1.2. GDP của nƣớc nhập khẩu . 12

2.1.2. Dân số . 16

2.1.2.1. Dân số của nƣớc xuất khẩu . 16

2.1.2.2. Dân số của nƣớc nhập khẩu . 17

2.2. Các yếu tố cản trở, hấp dẫn . 18

2.2.1. Các chính sách khuyến khích/quản lý xuất nhập khẩu của các quốc gia . 18

2.2.1.1. Các chính sách liên quan đến điều chỉnh những rào cản thƣơng mại. . 18

2.2.1.2. Chính sách tỷ giá hối đoái . 19

2.2.2. Khoảng cách giữa các quốc gia . 22

2.2.2.1. Khoảng cách địa lý . 22

2.2.2.2. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tê . 23

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI KIM NGẠCH XUẤT

KHẨU CÁC NHÓM HÀNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 . 27

I. Khái quát tình hình xuất khẩu và những yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu

các nhóm hàng của Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2008 . 27

1. Thực trạng xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2004 – 200827

1.1. Tình hình chung xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008 . 27

1.2. Thực trạng xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam . 29

1.2.1. Nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế . 29

1.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng . 29

1.2.1.2. Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu . 30

1.2.1.3. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu. . 31

1.2.2. Nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế . 31

1.2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng . 31

1.2.2.2. Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu . 32

1.2.2.3. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu. . 33

2. Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của

Việt Nam . 33

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu . 34

2.1.1. GDP của nước nhập khẩu . 34

2.1.2. Dân số nước nhập khẩu . 37

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung. 39

2.2.1. GDP của Việt Nam . 39

2.2.2. Dân số Việt Nam . 41

2.3. Các yếu tố cản trở, hấp dẫn . 43

2.3.1. Các chính sách khuyến khích/quản lý xuất nhập khẩu của các quốc gia . 43

2.3.1.1. Các chính sách liên quan đến điều chỉnh những rào cản thương mại. . 43

2.3.1.2. Chính sách tỷ giá . 44

2.3.2. Yếu tố khoảng cách . 46

2.3.2.1. Khoảng cách địa lý . 46

2.3.2.2. Khoảng cách kinh tế . 46

2.3.2.3. Sự tương đồng về văn hóa . 47

II. Phân tích định lượng tác động của các yếu tố tới xuất khẩu các nhóm hàng

của Việt Nam . 48

1. Mô hình định lƣợng . 48

2. Số liệu . 50

3. Kết quả ƣớc lƣợng . 51

3.1. Yếu tố GDP của nước nhập khẩu . 51

3.2. Yếu tố dân số nước nhập khẩu . 52

3.3. Yếu tố GDP của Việt Nam . 55

3.4. Yếu tố dân số Việt Nam. 56

3.5. Yếu tố hiệp định thương mại tự do . 56

3.6. Yếu tố tỷ giá hối đoái. 57

3.7. Yếu tố khoảng cách địa lý . 58

3.8. Yếu tố khoảng cách kinh tế . 59

3.9. Biến số cùng chung biên giới . 59

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO XUẤT KHẨU CÁC NHÓM HÀNG CỦA VIỆT

NAM TRONG THỜI GIAN TỚI . 60

I. Tổng quan tình hình chung trong thời gian tới. . 60

1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu. . 61

1.1. GDP của nước nhập khẩu. . 61

1.2. Dân số các nước nhập khẩu. . 62

2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến cung. . 62

2.1. GDP của Việt Nam . 62

2.2. Dân số của Việt Nam. . 62

3. Các yếu tố cản trở hấp dẫn. . 63

3.1. Yếu tố chính sách. . 63

3.1.1. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu. . 63

3.1.2. Chính sách tỷ giá. . 63

3.2. Yếu tố khoảng cách. . 64

II. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. . 65

1. Các giải pháp đẩy mạnh sản xuất và chế biến hàng hóa xuất khẩu: . 65

1.1. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất các mặt hàng chế biến

hoặc đã tinh chế . 65

1.2. Nâng cao năng suất lao động nhằm tăng cung hàng xuất khẩu. . 65

1.3. Nâng cao tỷ lệ nhóm hàng xuất khẩu đã qua chế biến trong cơ cấu các mặt

hàng xuất khẩu của Việt Nam. . 66

1.4. Tiếp tục nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, phát huy lợi thế cạnh

trnah của nước ta, đặc biệt là các mặt hàng lương thực thực phẩm. . 66

2. Các giải pháp về thị trƣờng xuất khẩu . 66

2.1. Trước mắt tập trung vào những thị trường có khoảng cách địa lý gần với

nước ta, đặc biệt là những thị trường ở khu vực châu Á nhằm giảm bớt các cản trở

về khoảng cách địa lý. . 66

2.2. Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu, xác định rõ thị trường chiến lược

cho từng nhóm hàng. . 67

2.3. Tập trung khai thác thị trường các nước có chung đường biên giới với Việt

Nam, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. . 69

3. Chính sách tỷ giá và thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế . 69

3.1. Sử dụng chính sách tỷ giá kết hợp với những chính sách khác một cách hiệu

quả. . 69

3.2. Thúc đẩy việc kí kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương và

nâng cao hiệu quả thi hành các hiệp định. . 70

KẾT LUẬN . 71

pdf81 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5972 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân số ở các nƣớc có thu nhập trung bình cao và các thu nhập cao đều chỉ ở mức thấp, nhiều nƣớc có tốc độ gia tăng dân số âm khoảng -0,5%. (Hình 2.1.1.2.1). Tuy nhiên có riêng trƣờng hợp của Singapore dù nằm trong nhóm nƣớc có thu nhập cao song tốc độ tăng trƣởng dân số của nƣớc này khác biệt hẳn và ở mức tăng dần, năm 2008 tốc độ tăng trƣởng dân số ở nƣớc này là 5%. Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp dựa trên số liệu theo thống kê của World Bank: ngày 10/06/2010 Đồ thị 2.1.2.2.a: Tốc độ gia tăng dân số ở các nƣớc bạn hàng có thu nhập cao 38 Trong khi đó ngoài Ukraina, tốc độ gia tăng dân số ở các nƣớc bạn hàng của Việt Nam thuộc nhóm nƣớc có thu nhập trung bình thấp lại khá cao, tốc độ gia tăng dân số thấp nhất trong nhóm này là 0,5%, một số nƣớc có tốc độ gia tăng dân số rất cao lên tới mức 3%. Có thể nhận thấy tại các nƣớc này, tốc độ gia tăng dân số mạnh mẽ này mở ra những thị trƣờng đầy tiềm năng cho những mặt hàng thiết yếu với mức giá và chất lƣợng ở mức trung bình nhƣ hàng hóa Việt Nam. Nhóm các nƣớc bạn hàng có thu nhập thấp của Việt Nam có tốc độ gia tăng dân số cũng khá cao, luôn ở mức từ 1,5% đến 2,5%. Điều này cho thấy đây cũng có thể là thị trƣờng tiềm năng cho những mặt hàng thiết yếu, cả những mặt hàng chế biến với chất lƣợng vửa phải và mức giá thấp. Ngoài những thay đổi về tốc độ gia tăng dân số trong từng nhóm nƣớc, cơ cấu dân số ở tất cả các nƣớc trong giai đoạn này đều có tỷ lệ số dân trong độ tuổi lao động tăng lên, do đó cho thấy nguồn cung lao động ở các nƣớc trở nên dồi dào, đặc biệt là nhóm nƣớc có thu nhập trung bình thấp và thu nhập thấp dân số tăng lên khiến cho thừa lao động và thiếu vốn trong khi các nƣớc có thu nhập cao với tốc độ tăng trƣởng Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp dựa trên số liệu theo thống kê của World Bank: ngày 10/06/2010 39 dân số thấp thì lại thiếu vốn và thừa lao động một cách tƣơng đối. Điều này dẫn đến nhu cầu nhập khẩu các nhóm hàng ở hai nhóm nƣớc này thực sự khác biệt. Căn cứ vào phân tích quy mô và tốc độ tăng dân số của các thị trƣờng xuất khẩu, chúng tôi đƣa ra giả thuyết 2: Yếu tố dân số của nƣớc nhập khẩu có tác động cùng chiều đến xuất khẩu các nhóm hàng thiết yếu (SITC 0) và các nhóm hàng là nguyên đầu vào cho các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động (SITC 2) 2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cung 2.2.1. GDP của Việt Nam Yếu tố GDP của Việt Nam thực chất đại diện cho sản xuất trong nƣớc, cho khả năng cung hàng xuất khẩu. Trong giai đoạn 2001 – 2006, kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc tiến tích cực: nền kinh tế vƣợt qua suy giảm 1997 – 2000 và tăng trƣởng trở lại với tốc độ tăng trƣởng khá cao, trung bình cả giai đoạn 2001 – 2005 đạt mức độ tăng trƣởng là 7.5% nằm trong số các nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng cao trong khu vực và trên thế giới. Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp dựa trên số liệu theo thống kê của World Bank: ngày 10/06/2010 Đồ thị 2.1.2.2.b: Tốc độ gia tăng dân số ở các nƣớc bạn hàng có thu nhập trung bình thấp 40 Trong giai đoạn từ 2006 đến trƣớc khủng hoảng năm 2008, kinh tế Việt Nam đã có bƣớc tăng trƣởng vƣợt bậc thể hiện ở tốc độ tăng trƣởng GDP năm 2006 là 8.23%; năm 2007 đạt 8.44% nhờ vào sự hội nhập kinh tế sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới khi gia nhập WTO Từ năm 2008 đến nay, do tác động của khủng hoảng kinh tế, tăng trƣơng kinh tế Việt Nam tuy có chững lại song đang trên đà phục hồi từ cuối năm 2009, tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2009 dù trong khủng hoảng nhƣng vẫn đạt 5.23%, cao hơn mức dự báo đƣợc đƣa ra bởi nhiều tổ chức nghiên cứu. Tăng trƣởng kinh tế đạt những thành tựu trên cho thấy sản xuất cung hàng cho xuất khẩu cũng phát triển. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế của Việt Nam vẫn nhỏ, các cân đối vĩ mô trong nền kinh tế chƣa vững chắc, dễ chịu ảnh hƣởng bởi những biến động từ bên ngoài. Do đó cung hàng cho xuất khẩu vẫn chƣa thực sự ổn định. Bên cạnh đó, chất lƣợng tăng trƣởng của nền kinh tế chƣa cao, năng suất lao động nhìn chung còn thấp. Về cơ cấu ngành kinh tế trong những năm qua đã tiếp tục chuyển biến tích cực theo hƣớng công nghiệp hóa, tỷ trọng nông nghiệp đã giảm dần, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng. Cho đến năm 2008 tỷ trọng ngành nông nghiệp là 17,57%, ngành công nghiệp là 41,60% và ngành dịch vụ là 40,83%, năm 2009, tỷ trọng ngành nông nghiệp là 17%, ngành công nghiệp là 41,6% và ngành dịch vụ là 41,4%. Điều này hàm ý cung hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng đã chuyển dịch dần sang các sản phẩm công nghiệp với hàm lƣợng chế biến cao hơn. Tuy nhiên tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế Việt Nam còn chậm thể hiện ở tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp và dịch vụ chƣa cao, bên cạnh đó do tác động của khủng hoảng kinh tế năm 2008 nên tốc độ tăng trƣởng của tất cả các ngành đều sụt giảm, ảnh hƣởng tới cung hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tốc độ tăng trƣởng các ngành sản xuất trong nƣớc không đồng đều khiến cho cung hàng của các nhóm hàng là khác nhau (Hình 2.2.1). Nhƣ ở đây có thể 41 thấy đƣợc cung hàng nông sản cho xuất khẩu của Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trƣởng chậm hơn so với hàng công nghiệp chế biến. Với thực trạng nêu trên, nhóm tác giả đƣa ra giả thuyết 3: tăng trƣởng GDP của Việt Nam có tác động lớn hơn tới nhóm hàng chế biến hoặc tinh chế so với nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế. 2.2.2. Dân số Việt Nam Dân số đại diện chủ yếu cho yếu tố lao động ở nƣớc xuất khẩu. Trong năm 2003 – 2004, dân số Việt Nam đã tăng mạnh ở mức 1.47%8 một năm, sau đó tốc độ có giảm dần cho đến năm 2008 chỉ còn 1.2%. Đồng thời tỷ lệ lao động trên tổng dân số nhƣ có thể thấy trong bảng 2.1 cũng dần gia tăng lên mức 52,1% vào năm 2008. Nhƣ vậy có thể thấy dân số gia tăng khiến tăng số lao động cho nền kinh tế, tăng khả năng sản xuất và lƣợng cung hàng. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động trên tổng số dân cũng tăng lên cho 8 Theo Tổng cục Thống kê Nguồn: Nhóm tác giả tính toán và lập theo số liệu của Tổng Cục Thống kê. Đồ thị 2.1.2.2.1: Tăng trƣởng GDP và GDP các ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009 42 thấy yếu tố lao động đóng góp tích cực vào sản xuất tạo cung hàng xuất khẩu. Do đó ở khía cạnh này có thể thấy dân số Việt Nam là yếu tố có ảnh hƣởng tích cực tới xuất khẩu. Bảng 2.1.2.2.2: Dân số và lao động Việt Nam 2000 – 2008 Năm 2000 2002 2004 2006 Sơ bộ 2008 Tỷ trọng lao động trong các ngành (%) Nông nghiệp 65.09 61.90 58.75 55.37 52.62 Công nghiệp 13.11 15.40 17.35 19.23 20.83 Dịch vụ 21.80 22.70 23.90 25.40 26.55 Tổng số lao động (nghìn người) 37609.6 39507.7 41586.3 43338.9 44915.8 Tổng số dân (nghìn người) 77635.4 79727.4 82031.7 84136.8 86210.8 Tỷ lệ lao động trên tổng số dân (%) 48.44 49.55 50.70 51.51 52.10 Nguồn: Nhóm tác giả tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê Tuy nhiên khi xét về chất lƣợng của lực lƣợng lao động tăng lên nhờ gia tăng dân số thì chƣa hẳn tác động của yếu tố dân số tới xuất khẩu đã cùng chiều. Chất lƣợng lao động của Việt Nam còn thấp do tỷ lệ lao động qua đào tạo chƣa cao, cơ cấu đào tạo lực lƣợng lao động còn nhiều bất hợp lý, thiếu lao động chất xám cả về số lƣợng và chất lƣợng, … Khi xét về khía cạnh này thì đóng góp của yếu tố dân số tới xuất khẩu có vẻ nhƣ không đáng kể. Ngoài ra dân số Việt Nam tăng cũng đồng nghĩa với quy mô thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa trong nƣớc tăng lên, vì vậy nếu sản xuất nếu tăng không tƣơng đối sẽ khiến cho cung hàng xuất khẩu, đặc biệt là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của Việt Nam giảm bởi tác động của yếu tố dân số này. Với những tác động trái chiều nhƣ phân tích ở trên, giả thuyết 4 đƣợc đƣa ra là: Yếu tố dân số của Việt Nam có ảnh hƣởng không đáng kể tới xuất khẩu các nhóm hàng nói chung. 43 2.3. Các yếu tố cản trở, hấp dẫn 2.3.1. Các chính sách khuyến khích/quản lý xuất nhập khẩu của các quốc gia 2.3.1.1. Các chính sách liên quan đến điều chỉnh những rào cản thương mại. a. Các chính sách liên quan đến điều chỉnh những rào cản thƣơng mại của các nƣớc nhập khẩu Giai đoạn 2001 - 2006 cho thấy tự do hóa thƣơng mại và toàn cầu hóa trở nên mạnh mẽ hơn, trong xu thế này, ngày càng có nhiều nƣớc tham gia sâu và rộng hơn vào thƣơng mại quốc tế trên hầu hết các lĩnh vực, qua nhiều hình thức nhƣ mở cửa đơn phƣơng, cấu trúc lại các công ty xuyên quốc gia, … Những thỏa thuận về tự do hóa thƣơng mại mở ra cơ hội tiếp cận thị trƣờng cho các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam: Hoa Kì thông qua quy chế thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn với Việt Nam (năm 2006), hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ (năm 2001). Đặc biệt là đối với hàng nông sản, giảm thuế quan và loại trừ trợ cấp xuất khẩu tạo điều kiện thúc đẩy thƣơng mại nông sản thế giới, tạo cơ hội xuất khẩu sang thị trƣờng của các nƣớc phát triển cho các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Tuy vậy, những rào cản về vệ sinh và an toàn thực phẩm đã trở thành những biện pháp bảo hộ hữu hiệu của một số nƣớc và gây khó khăn cho xuất khẩu của các nƣớc đang phát triển. Ngoài ra, các mặt hàng công nghiệp cũng có mức thuế quan giảm mạnh nhƣng với những hình thức rào cản mới tinh vi hơn thì lại gia tăng mức độ bảo hộ đối với sản phẩm trong nƣớc của các ngành này, do vậy các rào cản thƣơng mại vẫn là trở ngại lớn của hàng công nghiệp cũng nhƣ các mặt hàng thô của Việt Nam Giai đoạn từ khủng hoảng tài chính Mĩ đến nay, khủng hoảng kinh tế nên các nƣớc đều cố gắng áp dụng các biện pháp bảo hộ cho nền sản xuất trong nƣớc, điều này gây ra khá nhiều cản trở và ảnh hƣởng đáng kể đến xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam. b. Các chính sách liên quan đến điều chỉnh những rào cản thƣơng mại của Việt Nam 44 Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn này đã hòa nhập sâu hơn theo cùng xu hƣớng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Năm 2001, Việt Nam kí kết thành công hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Mĩ, năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, năm 2009 hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nhật có hiệu lực. Những điều này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với xuất khẩu Việt Nam, chính những hiệp định này đã thúc đẩy việc giảm dần các rào cản đối với luồng hàng hóa. Bên cạnh đó việc tiếp tục tăng cƣờng hợp tác trong khối ASEAN, ASEAN + đã thúc đẩy cả nhập khẩu các đầu vào cho sản xuất xuất khẩu, từ đó càng tăng cƣờng thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đƣợc đẩy mạnh và tận dụng trong mức độ cho phép (đặc biệt là các công cụ đƣợc sử dụng hỗ trợ xuất khẩu luôn nằm trong khuôn khổ quy định của WTO đƣợc sử dụng tối đa). Với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 – 2010 khẳng định: “nỗ lực gia tăng xuất khẩu nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa... Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, áp dụng công nghệ mới để tăng sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ và chất xám cao…”, chính sách khuyến khích bởi nhiều công cụ khác nhau nhƣ tín dụng, trợ cấp, xúc tiến xuất khẩu đã luôn ƣu tiên cho những ngành sản xuất công nghiệp có hàm lƣợng chế biến cao, khai thác lợi thế cạnh tranh quốc gia. Nhƣ vậy việc mở cửa kinh tế rộng hơn cùng những chính sách khuyến khích tích cực góp phần thúc đẩy tăng trƣởng xuất khẩu của Việt Nam mà chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp chế biến. Nhƣ vậy giả thuyết 5 là: Hiệp định thƣơng mại có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam. 2.3.1.2. Chính sách tỷ giá Với bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ của hầu hết các nƣớc đều nới lỏng trong những năm 2001 – 2003 và thắt chặt dần trong khoảng 2005 - 2006. Điều này kết hợp với sự biến động giá cả của hàng hóa thế giới, sự đầu cơ và tâm 45 lí dự đoán về tăng trƣởng của các nền kinh tế thay đổi đã khiến cho các đồng tiền chủ chốt trong thƣơng mại quốc tế biến động trái chiều nhau. Trong suốt giai đoạn 2001 – 2006, xu hƣớng chính của các đồng tiền chủ yêu trong thanh toán quốc tế là sự yếu đi của đồng USD và sự mạnh lên của JPY và EUR. Tuy nhiên kể từ khủng hoảng kinh tế 2008 đến nay thì diễn biến tỷ giá của các đồng tiền này trên thị trƣờng thế giới là hết sức phức tạp. Trong bối cảnh đó, chính sách tỷ giá của Việt Nam đã có những chuyển biến sau: Kể từ năm 1999 đã có sự thay đổi đáng kể với cơ chế hình thành và quản lý tỷ giá khách quan hơn thể hiện ở cơ chế xác định tỷ giá phù hợp và tôn trọng thị trƣờng hơn, ở biên độ dao động đƣợc điều chỉnh linh hoạt hơn, ở sự nới lỏng hơn trong các biện pháp quản lý. Về hƣớng biến chuyển của chính sách tỷ giá thì nhƣ sau: Nếu nhƣ trongkhoảng 1999-2003, chính sách tỷ giá hƣớng tới xuất khẩu thì từ 2004 đến 2006, chính sách tỷ giá lại hƣớng vào mục tiêu chống lạm phát. Tuy vậy chính sách tỷ giá vẫn đảm bảo một đồng Việt Nam yếu khuyến khích xuất khẩu. Mặc dù đồng USD có những biến động trái chiều trong suốt giai đoạn song mức tỷ giá danh nghĩa vẫn đƣợc duy trì tăng nhẹ qua từng năm. Dù chỉ tăng nhẹ, chƣa tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn về giá cho hàng hóa nhƣng do mức tỷ giá tƣơng đối ổn định nên vẫn có tác động hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu. Từ năm 2007 đến nay, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, chính sách tỷ giá của Việt Nam càng linh hoạt hơn và lại quay trở lại hỗ trợ chính cho mục tiêu xuất khẩu. Điều này đƣợc thể hiện ở việc ứng phó với luồng vốn khổng lồ sau gia nhập WTO bằng cách tung ra thật nhiều VNĐ, ở việc điều chỉnh biên độ tỷ giá rộng lên tới mức ± 5% nhằm đƣa mức tỷ giá về mức cạnh tranh thúc đẩy xuất khẩu. Dù diễn biến tỷ giá có căng thẳng nhƣng nhìn chung mức tỷ giá của Việt Nam luôn đạt đƣợc mức phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu và tăng trƣởng kinh tế. Với chiều hƣớng điều chỉnh tỷ giá và thực trạng xuất khẩu nhƣ vậy, giả 46 thuyết 6 đƣợc đƣa ra là: Tỷ giá hối đoái tăng có tác động tích cực tới xuất khẩu các nhóm hàng nói chung. 2.3.2. Yếu tố khoảng cách 2.3.2.1. Khoảng cách địa lý Khoảng cách địa lý vốn là yếu tố không thay đổi, tuy nhiên xét trên toàn thế giới với trình độ khoa học công nghệ phát triển mạnh, chi phí vận tài giữa các quốc gia đã giảm đáng kể. Thời gian vận chuyển hàng hóa cũng nhƣ độ an toàn cho hàng hóa đƣợc vận chuyển trong thƣơng mại quốc tế tại nhiều nƣớc cũng đƣợc cải thiện. Đối với Việt Nam, cơ sở hạ tầng phục vụ cho vận tải trong những năm vừa qua đã đƣợc quan tâm và đầu tƣ. Tuy nhiên thực trạng cải thiện về năng lực vận tải của Việt Nam chƣa đạt kết quả tốt, đặc biệt là năng lực trong vận tải hàng hóa quốc tế. Điều này thể hiện trong chỉ số vể cơ sở vật chất tại các bến cảng9. Chỉ số này của Việt Nam năm 2007 chỉ đạt mức2,78, năm 2008 là 2,83 và năm 2009 là 3,28. Con số này không chỉ thấp so với mức trung bình của thế giới mà thậm chí còn thấp hơn mức trung bình của các nƣớc có thu nhập thấp (đạt chỉ số này ở mức 3,41; 3,47 và 3,63 lần lƣợt trong các năm 2007, năm 2008 và năm 2009). Bên cạnh đó những chỉ số nhƣ chỉ số về vận chuyển hàng hóa đƣờng bộ, vận chuyển hàng hóa đƣờng sắt, những chỉ số về hệ thống thông tin viễn thông của Việt Nam cũng thấp hơn mức trung bình của thế giới. Những con số này cho thấy vận tải, hạ tầng viễn thông của Việt Nam còn yếu kém và chƣa hạn chế đƣợc những ảnh hƣởng tiêu cực từ khoảng cách địa lý đối với hoạt động thƣơng mại quốc tế của Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Từ đó giả thuyết 7 là: Khoảng cách địa lý hạn chế xuất khẩu tất cả các nhóm hàng hóa 2.3.2.2. Khoảng cách kinh tế 9 Chỉ số này đƣợc tính toàn bởi World Bank đánh giá chất lƣợng cảng của các nƣớc, theo đó mức chỉ số thấp nhất là 1: cảng có sở vật chất rất yếu kém và cao nhất là 7: cảng có cơ sở vật chất đáp ứng rất tốt các tiêu chuẩn hoạt động thƣơng mại quốc tế) 47 Sự phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế thế giới giai đoạn này càng thể hiện rõ nét, điều này có thể thấy đƣợc nhờ việc so sánh GDP bình quân đầu ngƣời của các nƣớc có thu nhập cao với các nƣớc có thu nhập thấp. Với trƣờng hợp của Việt Nam, kể từ khi mở cửa nhờ có những chính sách điều chỉnh kinh tế thích hợp mà nƣớc ta đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối cao nhƣ đã nói. Việt Nam lại là một trong số các nƣớc đƣợc đánh giá cao trong quá trình công nghiệp hóa, do đó đã rút ngắn bớt khoảng cách kinh tế đối với nhiều nƣớc. Tuy vậy về chất lƣợng của tăng trƣởng thì kinh tế Việt Nam vẫn chƣa có nhiều chuyển biến tích cực, do đó mặc dù có rút ngắn đƣợc khoảng cách về mức chênh lệch thu nhập nhƣng khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam đối với các nền kinh tế phát triển vẫn rất lớn, chủ yếu là ở trình độ phát triển khoa học kĩ thuật, trình độ lao động và tính hiệu quả của nền kinh tế. Do trình độ khoa học kĩ thuật và hiệu quả của nền kinh tế chƣa cao nên sản xuất hàng hóa của Việt Nam không phản ánh rõ tính kinh tế theo quy mô, do đó lý thuyết H – O về khoảng cách kinh tế càng lớn thì trao đổi thƣơng mại giữa các nƣớc càng nhiều có vẻ đúng đối với trƣờng hợp của Việt Nam Từ đó, giả thuyết 8 là: Khoảng cách kinh tế có tác động mạnh đến kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam 2.3.2.3. Sự tương đồng về văn hóa Ngoài các yếu tố trên thì yếu tố bản sắc văn hóa, các nét đặc trƣng trong truyền thống của ngƣời Á Đông cũng một phần ảnh hƣởng đến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt đối với các mặt hàng mà tiêu dùng chịu ảnh hƣởng bởi yếu tố văn hóa nhƣ các loại thực phẩm, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ… Sự tƣơng đồng về văn hóa thƣờng liên quan đến việc các quốc gia có chung đƣờng biên giới. Nhƣ vậy chúng tôi đƣa ra giả thuyết 9: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu ảnh hƣởng tích cực từ yếu tố chung đƣờng biên giới đất liền. 48 II. Phân tích định lƣợng tác động của các yếu tố tới xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam 1. Mô hình định lƣợng Phần trên đã đƣa ra tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu phân loại theo các nhóm hàng của Việt Nam nói riêng. Đồng thời, phần trên cũng đã phác họa những nét chính về các biến số vĩ mô trong nền kinh tế của Việt Nam và các nƣớc đối tác nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Để làm rõ hơn những tác động này, phần tiếp theo sẽ đi sâu vào phân tích các nhân tố tác động tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sử dụng mô hình hấp dẫn nhƣ đã trình bày trong chƣơng 1. Dựa trên những lý thuyết của chƣơng 1, những phân tích và giả thuyết đƣợc đƣa ra ở mục I chƣơng 2, cùng với sự sẵn có của số liệu, nhóm tác giả đã chọn ra mô hình sau để đánh giá tác động của các nhân tố tới xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam nhƣ sau: Trong đó: :là kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng k tới nƣớc j nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm t k nhận các giá trị từ 0; 2; 3; 5; 6; 7; 8 theo mã SITC nhƣ đã trình bày, ngoài ra k cũng nhận giá trị cho hai nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế (tổng của nhóm SITC 0; 2; 3; 4) và nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế (tổng của nhóm SITC 5; 6; 7; 8) A : là hệ số hấp dẫn, cản trở thƣơng mại giữa Việt Nam và nƣớc j : lần lƣợt là GDP và dân số của nƣớc j tại năm t 49 : lần lƣợt là GDP và dân số của Việt Nam tại năm t : là khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nƣớc j : là khoảng cách kinh tế giữa hai nƣớc tại năm t đƣợc đo bằng mức chênh lệch GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam và nƣớc j trong năm đó : là mức tỷ giá thực tế USD/VND tại năm t (giá trị của đồng USD tính theo VND) :là biến giả nhận giá trị 0 nếu nƣớc j chƣa tham gia hiệp định thƣơng mại tự do với Việt Nam tính đến năm t, nhận giá trị 1 nếu nƣớc j có hiệp định thƣơng mại tự do có hiệu lực trƣớc hoặc từ năm t : là biến giả nhận giá trị 1 nếu nƣớc j có chung biên giới đất liền với Việt Nam, nhận giá trị 0 nếu nƣớc j không chung biên giới đất liền với Việt Nam. : là các hệ số thể hiện mức độ tác động của từng yếu tố trong mô hình : là nhiễu ngẫu nhiên Khi lấy loga tự nhiên cả hai vế ta sẽ đƣa mô hình về dạng tuyến tính để ƣớc lƣợng: (1) Tuy nhiên có một số trƣờng hợp, xuất khẩu một số nhóm hàng của Việt Nam sang một số nƣớc trong năm nhận giá trị bằng 0 nên không thể lấy giá trị loga tự nhiên. Do đó để dễ dàng hơn trong việc ƣớc lƣợng, mô hình đã đƣợc điều chỉnh bằng cách 50 thay giá trị bởi giá trị và mô hình sử dụng trong bài viết này sẽ là: (2) Sự điều chỉnh thay giá trị bởi giá trị nhƣ ở mô hình (2) là rất nhỏ so với số liệu thống kê về kim ngạch xuất khẩu (tính theo USD) của các nhóm hàng nên sẽ ảnh hƣởng không đáng kể tới kết quả của mô hình gốc ban đầu. Do đó có thể coi kết quả ƣớc lƣợng của mô hình (2) là kết quả của mô hình (1) 2. Số liệu Vì số liệu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có nhiều hạn chế nên mô hình sẽ đƣợc ƣớc lƣợng trong khoảng thời gian từ 2004 tới 2008 với giá trị đại diện cho Ek là tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam thuộc nhóm hàng k trong cách phân loại theo dạnh mục tiêu chuẩn ngoại thƣơng nhƣ trên đã nói (ở đây sẽ chỉ bao gồm 7 nhóm hàng mã SITC là 0; 2; 3; 5; 6; 7; 8 do các nhóm hàng 1 và 4 có kim ngạch xuất khẩu tới từng nƣớc bạn hàng rất nhỏ, không phải là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam) ngoài ra nhóm tác giả cũng tổng hợp số liệu xếp các mặt hàng thuộc những nhóm kể đến này vào hai nhóm chính là hàng thô hoặc mới sơ chế và hàng chế biến hoặc đã tinh chế. Số liệu này đƣợc thu thập từ Tổng cục Hải quan Việt Nam. Các số liệu khác nhƣ GDP, GDP bình quân đầu ngƣời tính theo USD hiện hành và dân số đƣợc lấy từ thống kê của World Bank10. Số liệu BTA_FTA và BORDER do nhóm tác giả tự tổng hợp. Số liệu về khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các nƣớc đƣợc lấy dựa trên số liệu của Đào Ngọc Tiến (2010).11 Với việc cân bằng 10 trên website : truy cập ngày 10/06/2010 11 Đào Ngọc Tiến. (2010). "Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong xu thế tự do hóa thương mại". Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng. 51 để có đủ các số liệu của các nƣớc trong ƣớc lƣợng, mô hình đã đƣợc ƣớc lƣợng cho 61 nƣớc bạn hàng của Việt Nam trong 5 năm từ 2004 đến 2008, nhƣ vậy sẽ có tổng cộng 305 quan sát, một số lƣợng tƣơng đối lớn. 3. Kết quả ƣớc lƣợng Mô hình đƣợc ƣớc lƣợng theo phƣơng pháp ƣớc lƣợng TOBIT (ML - Censored Normal)và thu đƣợc kết quả tổng hợp nhƣ Bảng 2.2.3.12 Hệ số R2 của các mô hình đƣợc ƣớc lƣợng chƣa đƣợc cao, mới chỉ ở mức từ 48% cho tới 60%13cho thấy mô hình mới chỉ giải thích đƣợc một phần trong sự thay đổi xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam. Tuy nhiên xét những yếu tố có thể quan sát và có thống kê đƣợc thì hệ số này vẫn có ý nghĩa giải thích cho sự biến động trong xuất khẩu của các nhóm hàng bởi các nhân tố đƣa ra trong mô hình. Dựa vào kết quả ƣớc lƣợng mô hình nói trên, ta có thể đánh giá tác động của từng yếu tố tới xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam nhƣ sau: 3.1. Yếu tố GDP của nƣớc nhập khẩu Đại diện cho yếu tố cầu hàng của nƣớc nhập khẩu, kết quả ƣớc lƣợng ở đây cho thấy yếu tố GDP của nƣớc nhập khẩu gây ra tác động trái chiều nhau với từng nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam, cụ thể khi các yếu tố khác không đổi, nếu thu nhập của nƣớc nhập khẩu tăng sẽ khiến cho xuất khẩu các nhóm hàng: nhóm SITC 0 (lƣơng thực, thực phẩm và động vật sống), nhóm SITC 2 (hàng nguyên liệu thô không dùng để ăn trừ nhiên liệu) và nhóm SITC 8 (hàng chế biến khác) đều giảm đi. Trong khi đó tác động của yếu tố này tới các nhóm hàng còn lại đều dƣơng. Tuy nhiên khi kiểm định giả thuyết 1 về tác động của yếu tố GDP nƣớc nhập khẩu tới xuất khẩu của Việt Nam nhƣ đã nêu trong phần trƣớc, giá trị p đối với hệ số của biến luôn cao hơn mức 10% trong tất cả các mô hình của các nhóm hàng (nhƣ có thể thấy trong Bảng 2.2.3) đã cho thấy yếu tố tăng trƣởng GDP của nƣớc nhập 12 , 13 :Chi tiết có thể xem thêm phần phụ lục 52 khẩu không gây tác động tới tăng trƣởng xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam. giả thuyết đã đƣa ra là phù hợp. Điều này có thể đƣợc giải thích bởi các tác động trái chiều tới cung và cầu hàng tại nƣớc nhập khẩu do yếu tố GDP gây nên nhƣ đã trình bày trong phần 1 đã triệt tiêu nhau, do đó tác động của yếu tố GDP nƣớc nhập khẩu tới xuất khẩu của Việt Nam là mờ nhạt. 3.2. Yếu tố dân số nƣớc nhập khẩu Có thể thấy trong Bảng 2.2.3, tất cả các hệ số của biến trong mô hình xuất khẩu các nhóm hàng SITC 0; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 ; nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế, nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế của Việt Nam đều dƣơng. Nói cách khác, xuất khẩu của Việt Nam tới các nƣớc có đông dân hơn sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy những tác động tích cực tới xuất khẩu của Việt Nam khi dân số nƣớc nhập khẩu tăng trên khía cạnh tăng cầu hàng đã lấn át tác động tiêu cực của yếu tố này tới xuất khẩu của Việt Nam trên khía cạnh tăng khả năng sản xuất hạn chế nhập khẩu Cụ thể, khi dân số của nƣớc nhập khẩu tăng 1% thì tác động mạnh nhất yếu tố này gây ra là tới giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNhững yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của việt nam.pdf