Đề tài Niềm vui từ công trình măng non

A-Mục đích của hoạt động:

-Nhằm tạo nguồn quỹ trong liên đội để tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch cho đội viên, mua sắm tu sửa các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho các hoạt động giáo dục của liên đội cụ thể là:

*Trang bị 20 chiếc ghế đá để phục vụ các em tại khu nội trú và lớp học.

*Mua sắm giàn âm thanh, loa máy, phục vụ cho các hoạt động thường xuyên tại liên đội.

*Tổ chức cho các em tham quan, du lịch, các hoạt động về nguồn (Tổ chức thăm Bến Nhà Rồng, Suối Tiên ).

*Tổ chức khen thưởng tổng kết phong trào “Em là chiến sĩ giải phóng quân” chào mừng 30 năm giải phóng Miền nam.

-Giáo dục tinh thần lao động, ý thức tiết kiệm cho đội viên, đây cũng là hoạt động ngoại khóa, đem lại hiệu quả thiết thực nhất.

-Tạo điều kiện để các em được về thăm và giúp đỡ gia đình trong những ngày mùa cao điểm, bận rộn.

-Trong khi trình bày kế hoạch, chúng tôi trực tiếp phân tích, tham mưu thêm với ban lãnh đạo và các thành phần liên quan. Phân tích cái cần thiết của việc tổ chức, cái cần thiết của việc mua sắm trang bị và những quyết tâm để mọi người đồng tình ủng hộ. Và bước đầu chúng tôi đã thành công.

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3951 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Niềm vui từ công trình măng non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH LIÊN ĐỘI DTNT ĐIỂU ONG Bù Đăng ngày 30 tháng 4 năm 2005 ĐỀ TÀI “NIỀM VUI TỪ CÔNG TRÌNH MĂNG NON” I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đội TNTP Hồ Chí Minh là môi trường thuận lợi để các đội viên thi đua học tập và rèn luyện. Qua đó, đội viên có điều kiện tốt nhất để thể hiện hết khả năng của mình. Cũng từ môi trường này, giúp đội viên phát triển về mọi mặt, nhằm nâng cao chất lượng học tập, góp phần nâng cao công tác giáo dục toàn diện trong nhà trường. Có thể nói, kết quả giáo dục trong nhà trường có một phần quyết định từ các hoạt động của tổ chức Đội. Ơû nơi nào tổ chức Đội hoạt động tốt, có nhiều hoạt động phong phú, có nhiều mô hình mới hấp dẫn, ở nơi đó tinh thần thi đua của các em cao hơn, học sinh chăm chỉ hơn và tất yếu kết quả học tập tốt hơn. Hiện nay, đất nước ta đang trên đường hội nhập và phát triển về mọi mặt. Đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao, do vậy công tác giáo dục nói chung và hoạt động của tổ chức đội nói riêng cũng phải được đổi mới để kịp thời đáp ứng với nhu cầu chung của xã hội hiện nay. Thật vậy - Cách đây khoảng 10 năm về trước, những người làm công tác đội chỉ cần có một cây đàn Ghi Ta thùng và biết hát một số bài hát phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên là có thể thu hút được các em tham gia. Hoặc là tổ chức hội thi văn nghệ, chỉ cần có âm thanh, chẳng cần âm thanh có hay hay không, có Bát, Chét hay không, âm thanh trong hay rè…là có nhiều người tham gia và trình diễn một cách say sưa. Nhưng bây giơ,ø nhiều dịch vụ giải trí vui chơi như: Bida, Điện tử, KaraOke, Inter net…với những trang thiết bị máy móc hiện đại, đang thu hút lớp trẻ. Còn những trang thiết bị cũ kỹ, thô sơ chất lượng của “Mười năm về trước” thì khó có thể thu hút các em trong các hoạt động. Do đó, tất yếu nó có ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giáo dục. Từ những thực trạng đó, mỗi chúng ta-những người làm công tác giáo dục. Ngoài việc cần phải suy nghĩ, tìm tòi, đổi mới các mô hình hoạt động. Đổi mới các buổi sinh hoạt Đoàn – Đội. Đổi mới các hoạt động du khảo, dã ngoại….và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thì việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động là một nhu cầu hết sức cần thiết và cấp bách. Ở Trường DTNT Điểu Ong - một trong những trường chuyên biệt của huyện Bù Đăng. Nguồn kinh phí ít ỏi (được trích 5% trong nguồn học bổng của các em - Quỹ Văn -Thể - Mỹ), không đủ để đáp ứng cho các hoạt động thường xuyên theo chủ đề, chủ điểm hàng tháng, hàng tuần. Đặc biệt, không có nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động về nguồn, tham quan du lịch…trong khi đó chính các hoạt động này đem lại hiệu quả giáo dục rất cao và đang hấp dẫn, thu hút Đội viên tham gia. Và đối với Đội viên của liên đội trường Dân tộc nội trú Điểu Ong chúng tôi lại là vấn đề nóng bỏng, khát khao của các em. Bởi vì các em là con em dân tộc thiểu số đang sinh sống tại huyện, do điều kiện kinh tế và nhiều lĩnh vực khác còn khó khăn, ít có điều kiện để được tham gia các hoạt động này. Mặt khác, cơ sở vật chất và trang thiết bị như âm ly, loa máy… bị phục vụ cho các hoạt động đội đã cũ kỹ và kém chất lượng (trang bị từ năm 1991- Ngày thành lập trường đến nay). Trong khi đó, ở trường chúng tôi lại thường xuyên tổ chức các hoạt động như: Sinh Hoạt chào cờ đầu tuần, hoạt động của đội tuyên truyền măng non, sinh hoạt đội, sinh hoạt nội trú…âm thanh thường trục trặc, do đó các hoạt động thường bị gián đoạn, chất lượng không cao, khiến cho các em nhàm chán. Hơn nữa, âm thanh loa máy không có, mỗi khi tổ chức các hoạt động lớn như: 20/11; Tết nguyên Đán, Hoạt động 26/3…lại phải đi mướn, mỗi đợt hoạt động như thế tốn khoảng từ 300.000 đến 500.000. Chỉ tính trong năm học 2003 – 2004 đã tốn gần 1 triệu đồng cho việc mướn âm thanh. Như vậy vừa tốn tiền, vừa bị động trong các hoạt động. Từ những nhận thức đó và điều kiện thực tế tại trường. Trong thời qua, Sau khi đã khảo sát tinh hình thực tế ở trường cũng như tìm hiểu, thăm dò ý kiến của các bậc phụ huynh, ý kiến của hội đồng sư phạm, ý kiến của Ban chỉ huy liên-chi đội và tập thể đội viên. Chúng tôi đã quyết định tìm các mô hình gây quỹ đội nhằm có nguồn kinh phí chủ động cho các hoạt động của đội, kịp thời đáp ứng với những bức xúc đã nêu trên. Sau hơn một năm thực hiện mô hình này, chúng tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Hình thức tổ chức là: *Thứ nhất: Tổ chức lao động tập trung để gây quỹ. *Thứ hai: Tăng cường sự ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh. Những hoạt động này cũng chính là “Công trình Măng non” của liên đội trong năm học 2004-2005 này. Từ mô hình này, đã đem lại nhiều kết quả rất cao, đem lại niềm vui và thắng lợi lớn cho liên đội trong năm học 2004-2005 này. Do vậy chúng tôi đặt tên cho đề tài “Niềm vui từ công trình Măng Non” để giới thiệu cùng các bạn. Có thể nói, mô hình này về cơ bản thì không mới, song với điều kiện thực tế và hiệu quả đem lại rất khả quan, do vậy chúng tôi xin mạnh dạn giới thiệu để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. II/THỰC TRẠNG: 1-Thuận lợi: -Được sự giúp đỡ của phòng giáo dục đào tạo huyện, về việc cho chủ trương để trường sắp xếp công việc chuyên môn, (học trước hai tuần so với thời gian quy định chung). Do đó liên đội chủ động thời gian trong việc tổ chức các hoạt động vào dịp mùa Điều chín rộ. -Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của chi bộ, của ban giám hiệu trường, của hội đồng sư phạm và các đoàn thể trong trường, đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi về chủ trương, thời gian và các cơ sở vật chất, nguồn kinh phí cần thiết để phục vụ cho các hoạt động. Đặc biệt, các đồng chí giáo viên – phụ trách chi cũng như các đồng chí giáo viên được phân công rất nỗ lực để hoàn thành công việc của mình. -Được sự đồng tình ủng hộ, phối hợp của các bậc phụ huynh học sinh, đặc biệt là các đồng chí trong Ban chấp hành hội, đã có nhiều đóng góp trong công tác vận động và trực tiếp tham gia thực hiện. -Vào thời điểm mùa Điều, phần lớn gia đình các em học sinh đều cần người phụ giúp việc, mà những công việc này lại nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe các em học sinh ( THCS). -Tinh thần lao động của các em rất cao, đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức thực hiện phong trào. 2-Khó khăn: -Gia đình học sinh ở rải rác trên địa bàn toàn huyện, giao thông đi lại khó khăn, nên việc giám sát theo dõi các em ở các địa phương trong quá trình lao động, đặc biệt là mỗi khi tập hợp các em ở các địa phương gặp không ít khó khăn. -Đời sống kinh tế của các em phần lớn còn gặp khó khăn, nên việc phát động các phong trào gây quỹ, hay một hoạt động nào đó bằng tiền mặt (nếu không phải là mùa Điều) là rất khó, kết quả các hoạt động đó không cao. -Nguồn kinh phí không có để tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử trong nước để qua đó các em có dịp chứng kiến và tự hào quê hương của mình giàu đẹp. Từ đó có ý thức học tập rèn luyện tốt hơn để mai này góp tay dựng xây đất nước. -Mặc dù học sinh ở nội trú những Trường chưa có những điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức lao động thường xuyên tạo nguồn quỹ cho các hoạt động của đội, qua đó để giáo dục tinh thần lao động cho các em. -Nguồn kinh phí còn hạn chế, trong khi đó, giá cả hàng hóa cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động thiếu, cũ và kém chất lượng. Đây chính là yếu tố quan trọng, quyết định cho chất lượng các hoạt động. Cũng chính những bức xúc này là vấn đề then chốt khiến chúng tôi đến với đề tài. III/NHỮNG VIỆC LÀM CỤ THỂ: Từ những điều kiện thực tế tại Liên đội và nhiệm vụ của năm học 2004-2005, chúng tôi đã tiến hành làm những công việc như sau: Trước hết, chúng tôi luôn nhận thức rằng, năm học 2004-2005 là năm học diễn ra với nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc: Chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, Chào mừng 115 năm ngày sinh Bác Hồ, chào mừng đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10. Đặc biệt, chào mừng 30 năm giải phóng miền nam thống nhất đất nước... Từ những ý nghĩa quan trọng đó. Ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch cho hoạt động theo từng chủ đề, chủ điểm. Đặc biệt chúng tôi chú trọng tới việc thực hiện “Công trình Măng non”. Trước hết, tôi tham mưu với chi bộ, với ban giám hiệu trường và Ban chấp hành hội Phụ huynh học sinh về kế hoạch tổ chức thực hiện công trình măng non. Trong kế hoạch có xây dựng cụ thể, chi tiết về thời gian tiến hành, dự kiến nguồn quỹ thu từ công trình và dự kiến chi tiêu nguồn quỹ….Có thể nói là kế hoạch chuẩn bị khá cụ thể chi tiết. Do đó khi trình bày với chi bộ và lãnh đạo nhà trường, BCH Hội PHHS chúng tôi đã đón nhận được sự nhất trí cao. Đây chính là thuận lợi và thành công bước đầu cho hoạt động. Sau đó khi triển khai kế hoạch trong hội đồng sư phạm, và trong đại hội hội phụ huynh học sinh được mọi ngừơi nhất trí cao – sở dĩ chúng có được thành công đó là nhờ vào chi bộ, Ban giám hiệu trường đã quán triệt là giải thích rất cặn kẽ với từng thành viên. *Kế Hoạch đó được xây dựng như sau: A-Mục đích của hoạt động: -Nhằm tạo nguồn quỹ trong liên đội để tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch cho đội viên, mua sắm tu sửa các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho các hoạt động giáo dục của liên đội cụ thể là: *Trang bị 20 chiếc ghế đá để phục vụ các em tại khu nội trú và lớp học. *Mua sắm giàn âm thanh, loa máy, phục vụ cho các hoạt động thường xuyên tại liên đội. *Tổ chức cho các em tham quan, du lịch, các hoạt động về nguồn (Tổ chức thăm Bến Nhà Rồng, Suối Tiên…). *Tổ chức khen thưởng tổng kết phong trào “Em là chiến sĩ giải phóng quân” chào mừng 30 năm giải phóng Miền nam. -Giáo dục tinh thần lao động, ý thức tiết kiệm cho đội viên, đây cũng là hoạt động ngoại khóa, đem lại hiệu quả thiết thực nhất. -Tạo điều kiện để các em được về thăm và giúp đỡ gia đình trong những ngày mùa cao điểm, bận rộn. -Trong khi trình bày kế hoạch, chúng tôi trực tiếp phân tích, tham mưu thêm với ban lãnh đạo và các thành phần liên quan. Phân tích cái cần thiết của việc tổ chức, cái cần thiết của việc mua sắm trang bị …và những quyết tâm để mọi người đồng tình ủng hộ. Và bước đầu chúng tôi đã thành công. B-Cách thức tổ chức: Chúng tôi chia hoạt động thành 2 đợt: 1-Đợt 1: 1.1-Chủ đề: “Những chiếc ghế Măng non” 1.2-Thời gian: Từ ngày 20 / 8 đến 5/ 9/2004. 1.3-Nội dung: Trong năm học 2004-2005, trường chúng tôi được nhà nước đầu tư cải tạo, nâng cấp 10 phòng ở của học sinh. Các phòng đều lát gạch bông, cửa kiếng, quạt trần, la phông… Các phòng ở khang trang sạch đẹp. Nhìn vào thật mát mắt. Chúng tôi nghĩ rằng, liên đội cần phải góp phần mình vào trong nơi ở của Đội viên. Ý tưởng đã nảy sinh, chúng tôi tham mưu với chi bộ, ban giám hiệu trường, BCH chi đoàn và Ban chấp hành hội PHHS xây dựng kế hoạch tổ chức vận động 20 chiếc ghế đá để đặt ngoài hành lang của mỗi phòng để cho các em ngồi vui chơi và học bài…Kế hoạch đã được mọi người thống nhất thông qua. 1.4-Dự kiến đối tượng vận động: Vận động các mạnh thường quân là những phụ huynh học sinh trong trường, có điều kiện kinh tế sẽ ủng hộ. 1.5-Thành phần tham gia vận động: Tổng phụ trách đội, Ban chỉ huy liên đội, đại diện hội phụ huynh ở địa bàn các xã và những đội viên là con những gia đình dự kiến vận động. 1.6-Cách tiến hành: Chúng tôi tham mưu với Ban giám hiệu trường mở một cuốn sổ vàng của trường (Ai ủng hộ sẽ tự ghi số tiền và ký tên vào đó) Sau đó đến vận động những người có điều kiện kinh tế và tinh thần cao nhất, ủng hộ đầu tiên. Những vị phụ huynh này sẽ là những “ngòi châm” cho phong trào chung của cuộc vận động. Ở ngày ra quân đầu tiên, chúng tôi đã đi vào địa bàn xã Thống Nhất, dự kiến vào phụ huynh của 2 em là: Lê Xuân Hành (Đội viên 7a), Hoàng Thị Xoa (Đội viên 8). Những phụ huynh này được xem là những người “Có máu mặt”. Sau khi trình bày mục đích ý nghĩa và kế hoạch cụ thể. Chúng tôi đã đón nhận được niềm vui bất ngờ và ngoài ý định (dự kiến mỗi xã 2 ghế x 10 xã). Gia đình đầu tiên đã ủng hộ 500.000đ (3 chiếc ghế). Chia tay gia đình trong niềm vui và những lời cảm ơn sâu sắc. Chúng tôi đến với gia đình em: Hoàng Thị Xoa (Đội Viên 8) và cũng đã được đón nhận sự ủng hộ 500.000đ. Xem như ngày đầu tiên thành công vượt mức kế hoạch trong vui mừng khôn xiết của thầy và trò chúng tôi. Ngày thứ hai, chúng tôi đến với các xã Đak Nhau, rồi xã Đồng Nai, Xã Phước Sơn…cũng đã đón nhận được tinh thần ủng hộ rất cao. Có gia đình ủng hộ 1 chiếc, hoặc 2 gia đình 1 chiếc… Và chỉ sang ngày thứ năm, chúng tôi đã đón nhận được sự ủng hộ với số tiền là: 3 triệu 2 trăm ngàn đồng. Đủ để đặt mua và vận chuyển 20 ghế đá theo dự kiến. Trên các ghế đá, chúng tôi có khắc tên phụ huynh học sinh và địa chỉ của những người ủng hộ, ở dưới ghi chữ nhỏ: Công trình măng non. Ví dụ: Trên thành ghế: PH em: Lê Xuân Hành (7a) Xã Thống Nhất Kính tặng Công trình măng non. PH em: Hoàng Thị Xoa(8) Xã Thống Nhất Kính tặng Công trình măng non. Việc khắc tên lên ghế đá như vậy vừa thể hiện lòng biết ơn những phụ huynh đã ủng hộ, vừa tuyên truyền cho các phụ huynh khác về tinh thần ủng hộ trong các đợt vận động sau này, vừa tạo niềm vui cho những phụ huynh này mỗi khi đến thăm trường, thăm con em mình. Đặc biệt hơn cả là giáo dục cho học sinh ý thức, trách nhiệm, tinh thần tiết kiệm, nâng cao ý thức bảo vệ, trân trọng và giữ gìn những đồ vật mà các bậc phụ huynh đã tặng, tự hào về những việc bố mẹ mình làm và từ đó học tập tốt hơn. Sau khi hoàn thành xong số ghế (Trước dự kiến), chúng tôi tổ chức khánh thành đợt vận động này vào đúng ngày khai giảng và có mời phụ huynh này đã ủng hộ đến dự, khiến cho ngay vui khai trường lại tăng thêm niềm vui. 2-Đợt 2: 2.1-Chủ đề: “Niềm vui ngày mùa” 2.1-Thời gian: Từ ngày 22/ 2 đến 5/3/2005. Theo chủ trương phòng giáo dục cho phép, trường chúng tôi được tổ chức học trước thời gian quy định là 2 tuần, do vậy vào thời điểm Điều chín rộ, chúng tôi tiến hành cho các em tham gia lao động 2 tuần. Tùy theo thời tiết hàng năm nhưng cơ bản là thường sau tết nguyên đán, mà ở huyện Bù Đăng, trong những năm gần đây cứ sau tết là trường lại cùng với huyện tham gia hội trại giao quân - “Tuổi trẻ giữ nước”. Trong khi đó, theo quy định của UBND Huyện là trường DTNT Điểu Ong phải tham gia. Do đó, nhiều thầy cô giáo và Đoàn viên, thanh niên phải tham gia, (Khoảng 7/10 thầy cô và 20/175 học sinh tham gia), cả công tác chuẩn bị và tham gia trại gần 1 tuần. Nên trong thời gian này cho học sinh lao động là rất phù hợp, không ảnh hưởng tới công tác chuyên môn. 2.3-Cách quản lý khi tham gia lao động: a-Đội viên: Trước hết, chúng tôi lập danh sách học sinh theo từng xã, thị trấn. Sau đó gửi cho đại diện hội phụ huynh ở địa phương đó, để họ theo dõi trước và nắm bắt tình hình chung về điều kiện từng em (Kinh tế, hoàn cảnh, chỗ ở… đây cũng chính là cơ sở để nhà trường và các đoàn thể nắm bắt phối hợp với gia đình trong quá trình nuôi dạy các em). Trong số học sinh này, chúng tôi chọn những em uy tính, bầu 1 em làm nhóm trưởng, 1 em làm nhóm phó. Những thành viên này có trách nhiệm cùng với thầy cô phụ trách theo dõi và đôn đốc các bạn trong quá trình lao động, báo cáo kết quả với thầy cô phụ trách để cuối đợt có nhận xét, đánh giá cụ thể để khen chê kịp thời. Ví dụ: Em nào về mà không tham gia phụ giúp gia đình hoặc người thân lao động, sau đó xin tiền để đóng thì cũng không chấp nhận và chịu trách nhiệm trước liên đội (vấn đề này quán triệt từ trước). b-Giáo viên phụ trách: Chúng tôi lập danh sách phân công giáo viên (Đoàn viên, Phụ trách chi) phụ trách các em theo từng cụm xã. Tuỳ theo điều kiện thực tế, phương tiện đi lại, giới tính, sức khỏe để chúng tôi phân công cho người gần, người xa phù hợp. Giáo viên được phân công có trách nhiệm phối hợp với với đại diện hội phụ huynh và các nhóm trưởng, nhóm phó để theo dõi các em. Trong toàn đợt lao động giáo viên phải tổ chức 3 lần tập hợp các em ở địa phương mình quản lý. *Lần một: Là trước khi đi: Tổ chức sinh hoạt vui chơi. Quán triệt tinh thần lao động, thời gian cụ thể các hoạt động, mức quỹ đóng góp, các “Chiến sĩ” nói lên quyết tâm của mình… *Lần hai: Là kết thúc tuần thứ nhất: Tập trung tại nơi trung tâm nhất, phối hợp với chi đoàn của thôn để tổ chức cho các em vui chơi giao lưu với thiếu nhi ở thôn đó, nắm bắt kết quả cụ thể, đồng thời kịp thời khắc phục những khó khăn để kế hoạch được hoàn thành theo đúng thời gian… *Lần ba: Là sơ kết toàn đợt tại xã. Tổ chức sinh hoạt vui chơi, báo cáo kết quả và sơ kết phong trào theo từng cụm xã. Các em góp nguồn quỹ cho giáo viên phụ trách. Chia tay với các bạn ở đia phương và trở về trường học tập. c-Đối với ban tổ chức: Trước khi ra quân, chúng tôi tổ chức lễ phát động tại trường, trong lễ phát động nêu lên những mục đích, ý nghĩa, và những quyết tâm của đội viên. Đồng thời Ban tổ chức (BCH chi Đoàn và Ban chỉ huy liên đội) có trách nhiệm theo dõi toàn bộ đợt hoạt động qua các giáo viên phụ trách các xã. Sau khi đợt lao động kết thúc, tổ chức lễ tổng kết tại trường, có những khen thưởng cho các cụm xã, và cá nhân có thành tích tốt nhất. -Trường hợp gia đình em nào không có Điều (chỉ 2% số học sinh), chúng tôi liên hệ với nhà các em có Điều ở gần đó để các em phụ giúp và đóng góp theo quy định chung của liên đội đề ra. -Sau khi tổng kết, giáo viên phụ trách nhắc nhở và đón các em về trường để ổn định tổ chức và tiếp tục học tập. Và chuẩn bị cho hoạt động của tháng thanh niên năm 2005. 2.4-Dự thu quỹ: Hiện tại theo giá mà người dân có điều mướn lượm: 1000đ/1kg, mỗi ngày mỗi em trích nộp 10 kg (10.000đ), theo thực tế mỗi em có thể lượm 30-50kg/ 1 ngày. Số tiền còn lại do các em tiết kiệm và chi tiêu riêng cho mình. Như vậy: toàn đợt lao động, mỗi em góp vào quỹ 140.000đ Với số lượng: 170 em. Dự thu toàn đợt lao động: 170 em x 140.000đ = 23.800.000đ 2.5-Dự chi quỹ: -Giàn âm ly: 4.500.000đ -Tham quan Bến nhà Rồng, suối tiên. 17.000.000đ -Khen thưởng trong các phong trào: 500.000đ. -Tổ chức liên hoan CNBH: 1.000.000đ -Dự phòng: 800.000đ. Nguồn dự chi trên có dự trù chi tiết và được BCH liên Đội và Ban giám hiệu trường xét duyệt. -Giàn âm thanh (âm ly, Cặp loa lớn, micrô..) này được gắn bảng tên và làm lễ khánh thành trong dịp 26/3 để các em tự hào vì mình cũng có phần đóng góp cho công trình. IV/KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: * - Đợt 1: 3.200.000đ * - Đợt 2:Thu được nguồn quỹ: 23.800.000đ * - Tổng cả 2 đợt là: 26.000.000đ. Đã tiến hành chi: +Mua20 ghế đá: 3.200.000đ +Mua giàn âm thanh loa máy: 4.500.000đ +Tổ chức tham quan: 17.000.000đ +Tổ chức liên hoan cháu ngoan Bác Hồ: 1.000.000đ - Qua đợt tham quan, giúp cho các em có điều kiện tìm hiểu thêm về những danh lam thắng cảnh của nước ta, tự hào về nước Việt Nam tươi đẹp, các em hiểu biết thêm về lịch sử của dân tộc, để từ đó xác định tinh thần học tập tốt hơn để mai này góp phần xây dựng đất nước thêm giàu đẹp. -Giáo dục tinh thần lao động, ý thức tiết kiệm, hạn chế những việc tiêu xài không cần thiết, lãng phí. -Giáo dục tinh thần đoàn kết trong các em, qua đợt lao động các em được thầy cô tổ chức giao lưu vui chơi ngay trên địa bàn của mình cùng với các bạn tại địa phương. -Chủ động nguồn quỹ cho các hoạt động, đồng thời tiết kiệm được nguồn kinh phí cho việc thuê mướn âm thanh trong các hoạt động lớn. -Giúp đỡ gia đình trong ngày mùa bận rộn, và các em có dịp gần gũi gia đình. -Nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa, hạn chế thời gian nhàn rỗi trong các em nhằm ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm nhập vào học đường. Đặc biệt, từ khi có giàn âm thanh mới, có đàn Oc gan nên các tiết mục văn nghệ rất hay, khiến cho buổi chào cờ thêm hấp dẫn các tiết mục văn nghệ trong buổi chào cờ đầu tuần hay hơn, long trọng hơn và chất lượng hơn. Kết quả học tập được ngày một nâng cao hơn: -Tổng số điểm 10 trong năm học: 983 điểm. -Tổng số tiết học xếp loại A: 1819 tiết. Thời gian Học Lực Ghi Chú Giỏi % Khá % TB % Yếu % Đầu năm 10 6.0 30 18 101 60 28 16 Cuối năm 14 8.9 39 22.5 100 59 16 9.6 So sánh Tăng 4 2.9 Tăng 9 4.5 Giảm 1 1 Giảm 12 6.4 -Phát huy tốt được lòng hảo tâm của một số phụ huynh học sinh trong công tác vận động. -Được hội đồng sư phạm và toàn thể nhà trường, chi bộ, đồng tình ủng hộ. V/BÀI HỌC KINH NHIỆM. Từ những hoạt động thực tiễn trong năm học vừa qua, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm trong thực tiễn như sau : -Cần xác định rõ nhiệm vụ, trọng tâm của năm học và xét theo tình hình thực tế của đơn vị mình mà chọn nội dung mô hình hoạt động phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết. -Linh hoạt, khéo léo trong việc tham mưu, phối hợp với các tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường, đồng thời tranh thủ sự đồng tinh, ủng hộ cả về nhân lực, vật lực cho các hoạt động. -Phải có sự đam mê, yêu nghề và ấp ủ hoài bão, dành hết cho thiếu nhi, nâng cao hơn nữa tinh thần của bản thân, Chủ động thay đổi nội dung cách thức tổ chức các hoạt động, tránh sự nhằm chán trong các em, vì lứa tuổi các em thích khám phá, tìm tòi những điều mới lạ. -Thường xuyên theo dõi, giám sát, đôn đốc, động viên giúp đỡ các tập thể, cá nhân trong quá trình tham gia thực hiện nhằm đạt kết quả cao nhất. NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thế Hải Tổng phụ trách Trường DTNT Điểu Ong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNiềm vui từ công trình măng non.doc