Đề tài Nội dung đề yếu các sách Hán Nôm được ghi chú có ghi chép ca dao tục ngữ (qua khảo sát di sản Hán Nôm Việt Nam – thư mục đề yếu)

Khác với Tìm hiểu kho sách Hán Nôm của Trần văn Giáp đi sâu vào phân tích một cách tương đối tỉ mỉ về từng bộ sách cụ thể thì Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu lại được xây dựng theo nguyên tắc khác – các văn bản Hán Nôm được sắp xếp theo trật tự chữ cái – có thể xem đây là một bộ từ điển các văn bản Hán Nôm bao gồm 5038 đơn vị văn bản Hán Nôm. Một đơn vị văn bản cụ thể được giới thiệu theo trình tự như sau:

- Tên sách (bằng chữ Việt và Hán)

- Tên tác giả và tình hình công bố sách

- Số liệu ( số bản, số trang, khổ sách, bài tựa )

- Ký hiệu ( phân loại, xếp giá)

- Giới thiệu nội dung

- Phụ chú : giới thiệu những điều cần biết mà chính văn chưa mô tả.

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung đề yếu các sách Hán Nôm được ghi chú có ghi chép ca dao tục ngữ (qua khảo sát di sản Hán Nôm Việt Nam – thư mục đề yếu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khác với Tìm hiểu kho sách Hán Nôm của Trần văn Giáp đi sâu vào phân tích một cách tương đối tỉ mỉ về từng bộ sách cụ thể thì Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu lại được xây dựng theo nguyên tắc khác – các văn bản Hán Nôm được sắp xếp theo trật tự chữ cái – có thể xem đây là một bộ từ điển các văn bản Hán Nôm bao gồm 5038 đơn vị văn bản Hán Nôm. Một đơn vị văn bản cụ thể được giới thiệu theo trình tự như sau: - Tên sách (bằng chữ Việt và Hán) - Tên tác giả và tình hình công bố sách - Số liệu ( số bản, số trang, khổ sách, bài tựa…) - Ký hiệu ( phân loại, xếp giá) - Giới thiệu nội dung - Phụ chú : giới thiệu những điều cần biết mà chính văn chưa mô tả. Trong đó bộ sách tổng hợp tất cả các sách vở, văn bia, khế ước…Hán Nôm từ 5038 cuốn sách Hán Nôm từ trước đến nay. Đồng thời nhóm tác giả của bộ sách đã thống kê từng phần, từng mảng chủ đề để giúp người đọc dễ dàng tra cứu. Bộ sách dày 2926 trang gồm 3 tập với tính tổng hợp cao. Khi tìm hiểu và phân tích nội dung đề yếu trong bộ thư mục này, chúng tôi dựa vào một số thông tin đặc trưng để lựa chọn ra một danh sách tối thiểu có thể có của các sách vở Hán Nôm được thư mục đề yếu xác định là có ghi chép ca dao tục ngữ. Các thông tin đặc trưng như: - Tên sách và những liên hệ tên sách với việc ghi chép sưu tầm ca dao tục ngữ: Đó là trường hợp các sách có tên như Ca trù các điệu, Đào Nương ca trù xướng loại, Lí hạng ca dao, Nam quốc phương ngôn tục ngữ bị lục, Nhân sự thường đàm ngạn ngữ tập, Tục ngạn lược biên, Nam giao cổ kim lí hạng ca dao chú giải … Các nhà Nho xưa thường muốn so sánh thơ ca dân gian nước ta với thập ngũ quốc phong trong Kinh Thi của Trung Quốc. Và những tên sách như Nam Phong giải trào, Nam Phong nữ ngạn thi, Quốc Phong ngẫu vịnh, Quốc Phong thi diễn ca, Quốc Phong thi tập hợp thái, Việt Nam phong sử… đều bao hàm ý nghĩa so sánh ấy. - Các từ, cụm từ trong phần nội dung đề yếu có liên hệ với việc ghi chép sưu tầm ca dao, tục ngữ: Những sách có những cụm từ như “ca dao”, “dân ca”, “tục ngữ”, “ngạn ngữ”, “phương ngôn”, “phỏng thi Kinh Quốc phong”, cũng được gọi là sách có sưu tầm ca dao tục ngữ. Với cách tìm hiểu từ tiếp cận nội dung đề yếu như thế, chúng tôi hiểu rằng sự tồn tại của những trường hợp như sau là hoàn toàn có thể xảy ra và đòi hỏi có những khảo sát sâu hơn ở các bước tiếp theo. Đó là các trường hợp như: Sách được mô tả là có sưu tầm ca dao tục ngữ nhưng lại không có sưu tầm ca dao tục ngữ thật, hoặc có trường hợp sách có sưu tầm ca dao tục ngữ nhưng lại không được mô tả trong thư mục đề yếu. PGS.Trần Nghĩa khi thống kê số sách trong kho sách của Viện nghiên cứu Hán Nôm đã nhận xét: “Nội dung sách và nhan đề không phải bao giờ cũng đi đôi với nhau. Khi thì có sự không khớp về tính chất. Thí dụ Quốc triều thi văn tạp kí VHv403. “Quốc triều” đây chỉ triều Nguyễn Gia Long, vậy mà bên trong lại có cả thơ văn đời Trần, đời Lê trước đó. Khi thì có sự không khớp về thể loại. Thí dụ Song thất lục bát Quốc âm ca VNv226. Tuy gọi là “song thất lục bát” nhưng bên trong lại có cả một bài phú; hoặc tuy gọi là “Quốc âm” nhưng bên trong lại có cả tác phẩm chữ Hán, chứ không phải chỉ có tác phẩm toàn Nôm [ 21;22].” Hiện tượng này là phổ biến và nó cũng do nhiều nguyên nhân dẫn tới. Có thể do các cụ ta ngày xưa làm sách không cốt lưu danh, chỉ cốt lưu lại làm của riêng truyền cho con cháu, hoặc để khỏi quên; hoặc là của riêng nên tự ý sửa đổi, thêm thắt, rồi binh lửa chiến tranh loạn lạc khiến sách bị mất mát, hư hỏng … có vô số nguyên nhân gây nên. Vì vậy, danh sách các sách Hán Nôm có sưu tầm ca dao, tục ngữ mà chúng tôi thống kê được tất nhiên tồn tại tính tương đối của nó. 1.2.2. Danh sách các sách Hán Nôm được ghi chú có ghi chép ca dao, tục ngữ: TT Tên sách chữ Quốc ngữ Thông tin tác giả / niên đại Chữ viết (thuần Nôm hay lẫn Hán) Số TT trong Thư mục đề yếu Ghi chú 1 An Nam phong thổ thoại Thiên bản cư sĩ Trần Tất Văn lươc biên Thuần Nôm 19 các câu phương ngôn,tục ngữ,ca dao phần nhiều sưu tầm từ các vùng Hà Đông, Kiến An…có chú thích bằng chữ Nôm 2 Bắc Ninh tỏa kí ko thông tin Thuần Nôm 191 có truyền thuyết, thơ, ca dao, câu đối, … 3 Bằng trình thản bộ ko thông tin Thuần Nôm 214 29 bài thơ vịnh cảnh đẹp trên đường, trong đó có một bài thơ của Lí Thường Kiệt lúc đi đánh nhà Tống và một số câu ca dao viết bằng chữ Nôm. 4 Ca trù các điệu 2. thơ, phú, ca dao Nôm ko thông tin Thuần Nôm 307 phần 2.thơ,phú,ca dao nôm:lấy chồng cho đáng tấm chông… 5 Chấp trung quốc âm chân kinh Đàn Chính Tâm, Hải Dương in năm Khải Định Kỉ Mùi 1919 Lẫn Hán 412 có trích dẫn nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về cách sống, cách đối nhân xử thế 6 Cưu đài thi tập Nguyễn Húc,tự Di Tân, hiệu Cúc Trang soạn và viết tựa năm Thuận Thiên Kỉ Dậu 1429 Lẫn Hán 635 150 bài thơ của Nguyễn Húc gồm các loại: ca dao điệu, ngũ ngôn cổ, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ngũ ngôn tuyệt…. 7 Di tình thi tập CN Vũ Công Thành soạn năm Khải Định Canh Thân 1916.Vũ Ngọc Đỉnh hiệu đính Lẫn Hán 707 hơn 180 bài thơ Nôm nói về tình vợ chồng. Đầu đề thơ đều là những câu ca dao tục ngữ liên quan đến chuyện vợ chồng, như "vắng chồng thương kẻ nằm không".v.v.. 8 Đại Nam quốc túy Tam thanh Hiếu liêm Ngô Giáp Đậu biên tập năm Duy Tân 2(1908) Thuần Nôm 871 1800câu phương ngôn,tục ngữ,xếp thành 46bài(mục)…ngoài ra còn có khoảng 600 câu ca dao. 9 Đào Nương ca trù xướng loại Cống Đình Nguyễn Thị Tí chép năm Thành Thái 13(1901) Lẫn Hán 936 các điệu hát ả đào và cách điểm trống chầu. 10 Khẩu sử kí Châu Thụ Tử(Nguyễn Hữu Qúy) biên tập. Trịnh Tuấn Thắng sao chép có lẫn ít chữ Hán 1669 các câu ca dao,tục ngữ,phương ngôn..được sưu tập và xếp thành từng mục như:lời người vợ văn sĩ,lời người vợ lính… 11 Lí hạng ca dao Đặng Duy Ổn chép theo bản chính(?) năm 1964 Thuần Nôm 1934 tập ca dao gồm (256 thiên)phản ánh những nét về sinh hoạt, ý nghĩ, nguyện vọng của dân chúng trong các lĩnh vực chính trị,đạo đức,luân lý.. 12 Lưu Bình tiểu thuyết.2. phỏng thi kinh quốc phong ko thông tin Lẫn Hán 2106 2.phỏng thi kinh quốc phong (16 trang cuối)những câu phương ngôn,ca dao,tục ngữ có nội dung răn dạy con trai con gáivề cách làm việc,cách sống,cách cư xử trong gia đình, ngoài xã hội 13 Nam nhã dân chí khảo Nguyễn Trác, tự Bá Ôn soạn năm Duy Tân Nhâm Tí 1912. Trần Hữu Giảng đề từ Lẫn Hán 2250 các câu ngạn ngữ, phương ngôn Việt Nam được xếp thành từng chương và dịch ra thơ chữ Hán, theo kiểu các bài "quốc phong" trong thi kinh. Có chú thích về thể loại. 14 Nam phong giải trào Trần Liễu Am và Ngô Hạo biên tập. Trần Doãn Giác đề bạt Lẫn Hán 2252 bản dịch từ chữ Nôm ra chữ Hán các câu ca dao tục ngữ Việt Nam 15 Nam phong nữ ngạn thi HG Trần Tiên Sinh soạn Lẫn Hán 2254 Các câu ca dao,tục ngữ nói về đời sống cảnh ngộ của người phụ nữ VN do TRẦN DANH ÁN dịch từ Nôm ra Hán,theo thể thơ QUỐC PHONG trong KINH THI 16 Nam quốc phương ngôn tục ngữ bị lục Quán Văn Đường, Hà Nội in năm Duy Tân giáp Dần 1914 Thuần Nôm 2265 ca dao ,tục ngữ viẹt nam nói về trời đất,thánh thần, núi sông, cây cỏ..xếp thành 27 mục 17 Nhân sự thường đàm ngạn ngữ tập Lương Thúc Kì tập giải Lẫn Hán 2518 những câu phương ngôn ,tục ngữ Việt Nam được ghi lại bằng chữ Nôm và giải nghĩa bằng chữ Hán,xếp theo môn loại. 18 Quốc phong ngẫu vịnh 1. bản dịch ra thơ Hán ko thông tin Lẫn Hán 2849 1.bản dịch ra thơ Hán theo kiểu thơ quốc phong trong kinh thi các câu ca dao Việt Nam 19 Quốc phong thi diễn ca Tiên phong Mộng Liên Đình Hi Lương phủ soạn.Đỗ Giám Hồ, Mai Trinh Thúc, Nguyễn tuần phủ bình phẩm Lẫn Hán 2850 bản dịch từ chữ Nôm ra chữ Hán các câu ca dao sưu tập được từ các vùng… 20 Quốc phong thi tập hợp thái Tiên phong Mộng Liên Đình Hi Lương phủ soạn.Đỗ Giám Hồ, Mai Trinh Thúc, Nguyễn tuần phủ bình phẩm Lẫn Hán 2851 như trên 21 Thái Bình địa dư kí ko thông tin Thuần Nôm 3292 …ca dao lưu hành ở địa phương, được ghi lại bằng chữ Nôm 22 Thanh Hóa quan phong Vương Duy Trinh, soạn năm Thành Thái 15(1903) Lẫn Hán 3331 các bài dân ca phản ánh phong tục, tập quán của nhân dân Thanh Hóa 23 Tỉnh Mê phú in năm Thành Thái Ất Tị(1905) Thuần Nôm 3770 văn giáng bút của Vân Hương thánh mẫu( Liễu Hạnh) khuyên ăn ở phải đạo. Có sử dụng nhiều ca dao, tục ngữ như " cha chung không ai khóc"…. 24 Tục ngạn lược biên ko thông tin Lẫn Hán 4019 377câu tục ngữ, ngạn ngữ Việt Nam 25 Tự loại diễn nghĩa ko thông tin Lẫn Hán 4123 Dùng chữ Nôm để giải nghĩa chữ Hán thuộc 32 chuyên mục: thiên văn, địa lý, nhân sự, tục ngữ, ca dao, thảo mộc, côn trùng, v 26 Vân Trì Dương đại nhân tiên sinh đối liên tịch thi văn ko thông tin Lẫn Hán 4246 ca dao. 27 Vị thành giai cú tập biên 4. Nam giao cổ kim lí hạng ca dao chú giải Trần Cao Xương, tự Tử Thịnh soạn Lẫn Hán 4263 4. Nam giao cổ kim lí hạng ca dao chú giải: chú giải bằng chữ Hán một số câu ca dao, tục ngữ, câu đối thường dùng trong dân gian việt Nam. 28 Việt Nam phong sử Nguyễn Văn Mại( tự Tiểu Cao) biên soạn năm 1914 Lẫn Hán 4296 100 câu(chương)ca dao Việt Nam có từ triều Nguyễn trở về trước.được xếp theo các thể phú, tỉ, hứng.mỗi câu ngoài phần Nôm,còn có những chú thích hoặc trưng dẫn lịch sử bằng chữ Hán. Giới thiệu danh sách các sách Hán Nôm được ghi chú có ghi chép ca dao, tục ngữ theo nội dung đề yếu trong Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu Chúng tôi dành một phần nội dung của chương một để giới thiệu toàn bộ nội dung đề yếu của 28 đơn vị văn bản, theo trình tự giới thiệu các nội dung một đơn vị văn bản như đã trình bày ở mục 1.2.1.( Danh sách xếp theo số thứ tự của Thư mục đề yếu). 19. AN NAM PHONG THỔ THOẠI/ 安南風土話 Thiên bản cư sĩ Trần Tất Văn/ 天本居士陳必聞 lược biên 1 bản viết 39 tr, 28 x 16. AB. 483. MF. 1676. Paris. EFEO. MF. II/1/6. Các câu phương ngôn, tục ngữ, ca dao phần nhiều sưu tầm từ các vùng Hà Đông, Kiến An, Hưng Yên, Nghệ An, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn... nói về kinh tế, lịch sử, di tích, sản vật, nhân sự... Có chú thích bằng chữ Nôm. 191. BẮC NINH TỎA KÍ / 北寧瑣記 1 bản viết, 48 tr., 30 x 17, có chữ Nôm. A. 87. Một số bài văn bia như: Lí bát đế điện thạch bi văn (văn bia ở điện thờ 8 vua đời Lí) của Phùng Khắc Khoan; Sĩ vương lăng thạch bi (bia ở lăng Sĩ Nhiếp)... Bài kí về đền Cao Vương, về Triệu Vũ Đế... ở t. Bắc Ninh. Có truyền thuyết, thơ, ca dao, câu đối (trong đó có thơ vịnh Mị Châu). 214. BẰNG TRÌNH THẢN BỘ / 鵬程坦步 1 bản viết, 267 tr., 29x19, có chữ Nôm. A. 802. PARIS. EEO. MII141. Tên các trạm, các cung đường, thời gian đi, nơi hiểm trở... của các tuyến đường bộ: - Từ Thăng Long (Hà Nội) vào kinh đô Huế. - Từ Thăng Long đi các trấn Miền Bắc, tới Nam Quan; từ Thăng Long đi Cao Miên, từ Cao Miên trở về Thăng Long. - 29 bài thơ vịnh cảnh đẹp trên đường, trong đó có 1 bài thơ của Lí Thường Kiệt lúc đi đánh nhà Tống và một số câu ca dao viết bằng chữ Nôm. 307. CA TRÙ CÁC ĐIỆU / 歌籌各調 1 bản viết, 70 tr., 28 x 16. VNv. 268. 1. Một số bài ca trù của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Thắng, Trương Quốc Dụng... 2. Thơ, phú, ca dao Nôm: Lấy chồng cho đáng tấm chồng của Lê Quí Đôn; Chính khí ca diễn âm; thơ Nôm của Nguyễn Khuyến; Nam phong giải trào; thơ vịnh Kiều v. v... (*) Xem thêm Các điệu ca trù và một vài bài ca trù cổ, VNv. 100. 412. CHẤP TRUNG QUỐC ÂM CHÂN KINH / 執中國音真經 Đàn Chính Tâm, Hải Dương in năm Khải Định Kỉ Mùi (1919). 1 bản in, 196 tr., 27 x 16, 1 tựa, có chữ Hán. AB. 504. Văn giáng bút của Quan Thánh Đế Quân, Vân Hương Thánh Mẫu, Ngũ Lĩnh Đại Tiên... bằng thơ, ca, từ, dụ, ngâm, thoại, huấn, phú... khuyên bỏ điều ác, làm điều thiện, yêu thương nhau... Có trích dẫn nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về cách sống, cách đối nhân xử thế. 635. CƯU ĐÀI THI TẬP / 鳩苔詩集 Nguyễn Húc/ 阮旭 , tự Di Tân/ 寅賓 hiệu Cúc Trang / 菊庄 soạn và viết tựa năm Thuận Thiên Kỉ Dậu (1429). 1 bản viết, 76 tr., 30 x 17. A. 2132. MF. 3169. 150 bài thơ của Nguyễn Húc, gồm các loại: ca dao điệu, ngũ ngôn cổ, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ngũ ngôn tuyệt, thất ngôn tuyệt, từ, khúc. 707. DI TÌNH THI TẬP / 怡情詩集 CN Vũ Công Thành / 武公成 soạn năm Khải Định Canh Thân (1916). Vũ Ngọc Đỉnh hiệu đính. 1 bản viết, 108 tr., 22x15, 2 tựa, 1 mục lục, có chữ Hán, có chữ Quốc ngữ. VHv. 243. Hơn 180 bài thơ Nôm nói về tình chồng vợ. Đầu đề thơ thường là những câu ca dao tục ngữ liên quan tới chuyện vợ chồng, như "Lấy chồng cho đáng tấm chồng ", "Vắng chồng thương kẻ nằm không" v. v. 871. ĐẠI NAM QUỐC TÚY / 大南國粹 Tam Thanh Hiếu liêm Ngô Giáp Đậu / 三青孝廉吳甲豆 biên tập năm Duy Tân 2 (1908). 1 bản viết, 236 tr, 32 x 22. AB. 178, MF. 1118. Paris. EFEO. MF. I/1/98. 1800 câu phương ngôn, tục ngữ, xếp thành 46 bài (mục). như Bài thứ nhất, nói về việc trời với người ở đời v. v. Ngoài ra còn có khoảng 600 câu ca dao. 936. ĐÀO NƯƠNG CA TRÙ XƯỚNG LOẠI / 陶娘歌籌唱類 Cống Đình Nguyễn Thị Tí / 貢廷阮氏子 chép năm Thành Thái 13 (1901). 1 bản viết, 70 tr, 29 x 16, 1 mục lục, có chữ Hán. VNv. 129. Các điệu hát ả đào và cách điểm trống chầu. Bài Thu dạ lữ hoài ngâm (Hán); khúc Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (cả phần Hán lẫn phần diễn Nôm). 1669. KHẨU SỬ KÍ //口史記 Châu Thụ Tử //珠樹子 (Nguyễn Hữu Quý) biên tập. Trịnh Tuấn Thắng //鄭俊勝 sao chép. 1 bản viết, 47 tr, 26 x 18. AB. 417. Các câu ca dao, tục ngữ, phương ngôn... được sưu tập và xếp thành từng mục như: Lời người vợ văn sĩ; Lời người vợ lính, Công, Nông, Thương v.v... 3 bài hát nói. 1934. LÍ (LÝ) HẠNG CA DAO //里 巷 歌 謠 Đặng Duy Ổn // 鄧 惟 穩 chép theo bản chính năm 1964. 1 bản viết, 112 tr., 27.5 x 16.5. VNV.303. Tập ca dao (gồm 256 thiên) phản ánh những nét về sinh hoạt, ý nghĩ, nguyện vọng của dân chúng trong các lĩnh vực chính trị, đạo đức, luân lí... 2106. LƯU BÌNH TIỂU THUYẾT //劉 平 小 說 1 bản viết, 37 tr., 29 x 16. AB.479. 1. Lưu Bình tiểu thuyết (21 tr đầu); vở chèo Lưu Bình Dương Lễ. Xem Lưu Bình diễn ca AB.66. 2. Phỏng Thi Kinh quốc phong //倣 詩 經 國 風 (16 tr cuối): Những câu phương ngôn, ca dao, tục ngữ có nội dung răn dạy con trai, con gái về cách làm việc, cách sống, cách cư xử trong gia đình, ngoài xã hội... 2250. NAM NHÃ DÂN CHÍ KHẢO //南 雅 民 志 考 =NAM NHÃ DÂN CHÍ KHẢO TẬP //南 雅 民 志 考 集 Nguyễn Trác //阮 焯 , tự Bá Ôn //伯 溫 soạn năm Duy Tân Nhâm Tí (1912). Trần Hữu Giảng //陳 友 講 đề từ. 2 bản viết, 1 đề từ, có chữ Nôm. A.3175: 165 TR., 22 X 14,5, SÁCH NÁT. VHV.2699: NAM NHÃ DÂN CHÍ KHẢO TẬP VŨ CHỨC CHÉP LẠI NĂM 1964, THEO BẢN A.3175, 248 TR., 27,5 X 16,5. MF.1409 A.3185. Các câu ngạn ngữ, phương ngôn Việt Nam được xếp thành từng chương và dịch ra thơ chữ Hán, theo kiểu các bài "Quốc phong" trong Kinh Thi. Có chú thích về thể loại. 2252. NAM PHONG GIẢI TRÀO //南 風 解 嘲 Trần Liễu Am //陳 了 庵 và Ngô Hạo //吳 浩 biên tập. Trần Doãn Giác //陳 尹 覺 đề bạt. 1 bản in, 3 bản viết, 1 tựa, 1 bạt, có chữ Hán. AB.348: 66TR., 20X14, IN. AB.232: 34TR., 28,5X16, VIẾT. PARIS. SA.PD.2351: 26TR., VIẾT. PARIS. SA.MS.B.16: 104TR., VIẾT. PARIS.EFEO.MF.II/4/502, 3 1200 III 126. Bản dịch từ chữ Nôm ra chữ Hán các câu ca dao, tục ngữ Việt Nam. AB.348 có bài Chinh phu tự tình, nói về nỗi nhớ vợ nhớ con của người chồng đi chinh chiến phương xa. 2254. NAM PHONG NỮ NGẠN THI //南 風 女 諺 詩 HG Trần Tiên Sinh //陳 先 生 soạn. 1 bản viết, 66 tr., 14,5 x 14, có chữ Hán. AB. 343. Các câu ca dao, tục ngữ nói về đời sống và cảnh ngộ... của người phụ nữ Việt Nam, do Trần Danh án dịch từ Nôm ra Hán, theo thể thơ "Quốc phong" trong Kinh Thi. Một số bài ca Nôm như Ngắm trăng, Nhớ chồng, Nhớ ơn cha mẹ... 2265. NAM QUỐC PHƯƠNG NGÔN TỤC NGỮ BỊ LỤC //南 國 方 言 俗 語 備 錄 Quán Văn Đường, Hà Nội in năm Duy Tân Giáp Dần (1914). 1 BẢN IN, 90 TR., 27 X 15.5, CÓ CHỮ QUỐC NGỮ. AB. 619. MF. 170. Ca dao, tục ngữ Việt Nam nói về trời đất, thánh thần, núi sông, cây cỏ, cách ăn ở v.v. được xếp thành 27 mục. Một số câu đố có kèm lời giải. 2518. NHÂN SỰ THƯỜNG ĐÀM NGẠN NGỮ TẬP //人 事 常 談 諺 語 集 Lương Thúc Kì //梁 叔 琦 tập giải. 1 bản viết, (2T: Thượng và Hạ), 98tr., 29x17, 1 tựa, có chữ Hán. VNV.70. Những câu phương ngôn, tục ngữ Việt Nam được ghi lại bằng chữ Nôm và giải nghĩa bằng chữ Hán, xếp theo môn loại. 2849. QUỐC PHONG NGẪU VỊNH //國 風 偶 詠 1 bản,164 tr.,21,5x14,5;có chữ nôm. VHV.2248. 1. Bản dịch ra thơ Hán,theo kiểu thơ quốc phong trong Kinh thi, các câu ca dao Việt Nam. 2. Ca trù thơ Thiên thai, kinh nghĩa, phú văn tế. Bài chàng rể tế mẹ vợ của bà huyện Thanh Quan, bài hát vịnh cô đào Liên của Nguyễn Khuyến. 2850.QUỐC PHONG THI DIỄN CA //國 風 詩 演 歌 [QUỐC PHONG THI TẠP CHÍ //國 風 詩 雜 誌 ] Tiên phong Mộng Liên Đình Hi Lương Phủ //仙 峰 夢 蓮 亭 希 亮 甫 soạn. Đỗ Giám Hồ //杜 鑑 湖 , Mai Trinh Thúc //枚 貞 叔 , Nguyễn Tuần Phủ // 阮 循 甫 bình phẩm. 1 bản viết,50 tr.,20x15,5.có chữ Hán. AB.335. Bản dịch ra thơ Hán,theo kiểu thơ Quốc phong trong Kinh Thi,những câu ca dao sưu tập được từ các vùng Thừa Thiên,Sơn Tây,Quảng Oai,Vĩnh Tường,Lạng Sơn,Tuyên Quang v.v. (*) Xem thêm Quốc phong thi tập hợp thái VN.148 2851.QUỐC PHONG THI TẬP HỢP THÁI //國 風 詩 集 合 採 Tiên Phong Mộng Liên Đình Hi Lượng Phủ //仙 峰 夢 蓮 亭 希 亮 甫 soạn .Đỗ Giám Hồ // 杜 鑑 湖 , Mai Trinh Thúc //枚 貞 叔 , Nguyễn Tuần Phủ //阮 循 甫 bình phẩm.Quán Văn Đường in năm Duy Tân Canh Tuất (1910) 1 bản in ,2 bản viết , có chữ Nôm , chữ quốc ngữ NVV.148:88TR.,27.5X15.5, IN. AB.182:94 TR. 31.5X21.5, VIẾT. VHV.2410:38 TR., 27.5X15.5, VIẾT MF.16869VNV.148 PARIS.EFEO.MF.II/4/1677AB.182 Bản dịch ra thơ chữ Hán, theo kiểu thơ Quốc phong trong Kinh thi, những câu ca giao sưu tập được từ các vùng Thừa Thiên , Sơn Tây ,Quảng Oai,Vĩnh Tường , Lạng Sơn, Tuyên Quang ... * Xem thêm Quốc phong thi diễn ca AB.335. 3292. THÁI BÌNH ĐỊA DƯ KÍ太平地歟記 1 bản viết, 78 tr., 27 x 13, có chữ Nôm. A.500. MF. 361. Paris. EFEO. MF. II/6/899. Địa lí và lịch sử của 3 phủ, 12 huyện thuộc t. Thái Bình: sông ngòi, đê điều, cầu cống, sự tích, đền chùa, chợ búa, bến sông, v.v. Ca dao lưu hành ở địa phương, được ghi lại bằng chữ Nôm. 3331. THANH HÓA QUAN PHONG清化觀風 Vương Duy Trinh 王 維 楨 soạn năm Thành Thái 15 (1903). 2 bản in, 2 bản viết, 1 dẫn, 1 mục lục. VHv. 1370: in năm Thành Thái 16 (1904), 140 tr., 32 x 15. Paris. MG. Fv. 57167: Chùa Mật Đa, Hạc Thành in, 248 tr. Paris. BN. 53 vietnamien: 12 tr., viết. AB. 159: chép năm Thành Thái 16 (1904), 110 tr., 32 x 22. Paris. EFEO. MF. II/6/1917 (AB. 159). Các bài dân ca phản ánh phong tục, tập quán của nhân dân Thanh Hóa: mừng đám cưới, mừng năm mới, mừng được mùa, nói về công việc nhà nông, thời tiết, vợ chồng khuyên nhau làm điều tốt, hát giao duyên… Có một số bài hát của dân tộc miền núi tỉnh Thanh Hóa ghi bằng chữ dân tộc, được phiên âm bằng chữ Hán và chữ Nôm. (*) Xem thêm phần Thanh Hóa quan phong trong Thanh Hóa kỉ thăng VHv. 1372/a, từ tr. 32. 3770. TỈNH MÊ PHÚ醒迷賦 In năm Thành Thái ất Tị (1905). Ván khắc để tại đền Ngọc Sơn, Hà Nội. 1 bản viết, 14 tr., 31 x 21. AB.644. MF.1682. Văn giáng bút của Vân Hương Thánh Mẫu (Liễu Hạnh) khuyên ãn ở phải đạo. Có sử dụng nhiều ca dao, tục ngữ, như “cha chung không ai khóc”, “mẹ hát con khen hay”, “lấy chồng cho đáng tấm chồng” v.v. 4019. TỤC NGẠN LƯỢC BIÊN俗諺略編 1 bản viết, 28 tr., 27.5 x 15.5. A.604. 377 câu tục ngữ, ngạn ngữ Việt Nam. 4123. TỰ LOẠI DIỄN NGHĨA 1 bản viết, 77 tr., 30 x 15, có chữ Hán. AB. 593. Dùng chữ Nôm để giải nghĩa chữ Hán thuộc 32 chuyên mục: Thiên văn, Địa lí, Nhân sự, Tục ngữ, Ca dao, Thảo mộc, Côn trùng v.v. 4246. VÂN TRÌ DƯƠNG ĐẠI NHÂN TIÊN SINH ĐỐI LIÊN TỊNH THI VĂN 雲池楊大人先生對聯並詩文 1 bản viết, 124 tr., 28 x 16, có chữ Nôm. A.3007. Thơ văn và câu đối của Dương Khuê: câu đối mừng thọ, mừng thi đỗ, mừng thãng chức… (Hán). Một số bài hát mưỡu, hát nói (Nôm). Ca dao. Tác phẩm Nguyễn Khuyến gửi Dương Khuê. Thơ Nguyễn Thiện Kế. Câu đối của Phan Bội Châu. 4263. VỊ THÀNH GIAI CÚ TẬP BIÊN渭城佳句集編 1 bản viết, 410 tr., 29 x 20, có chữ Hán. AB.194. MF.1656. 1.Vị thành giai cú tập biên (56 tr.): 78 bài phần lớn là thơ Nôm, soạn theo thể 7 – 7/6 – 8 hoặc thất ngôn tứ tuyệt, do Trần Cao Xương soạn. (*) Tác giả Thiên Nam Hương Sơn Quan Âm Phật chân kinh tân dịch là Kiều Oánh Mậu. Xem Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch AB.271. 4296. VIỆT NAM PHONG SỬ越南封史 1 bản viết, 206 tr., 30 x 10, 1 mục lục, 5 bài thơ đề, 1 tựa, 2 bạt, có chữ Hán. AB.320. 100 câu (chương) ca dao Việt Nam có từ triều Nguyễn trở về trước, được xếp theo các thể phú, tỉ, hứng. Mỗi câu ngoài phần Nôm, còn có những chú thích hoặc trưng dẫn lịch sử bằng chữ Hán. Trên đây, chúng tôi đã trình bày một cách khái lược tình hình sách Hán Nôm có sưu tầm ca dao, tục ngữ trong bộ “Di sản Hán Nôm thư mục đề yếu” Qua đó, chúng ta có thể hình dung đươc diện mạo của vấn đề và thấy được vai trò của sách Hán Nôm sưu tầm ca dao, tục ngữ đối với nền văn học nước nhà. Chương 2 MỘT SỐ PHÂN TÍCH VỀ NỘI DUNG ĐỀ YẾU CHO CÁC SÁCH VỞ HÁN NÔM CÓ GHI CHÉP CA DAO TỤC NGỮ 2.1. Nhận xét thông tin tác giả, niên đại và thông tin loại chữ viết sử dụng trong các sách vở Hán Nôm có ghi chép ca dao tục ngữ Trước hết, về thông tin tác giả, niên đại, số sách Hán Nôm mà chúng tôi khảo sát là 28 đơn vị sách. Trong số đó, chúng ta có thể thấy có 16 sách đã xác định đươc tác giả và 15 sách đã xác định được năm biên soạn. Bên cạnh đó, cũng như tình hình chung của các dạng văn bản Hán Nôm khác, khá nhiều sách vở chưa được giám định hoặc không có khả năng để giám định thông tin niên đại hoặc tác giả. Về tình hình loại chữ viết được sử dụng trong nhóm các sách Hán Nôm này, trong 28 sách đưa vào diện thống kê, khảo sát, chúng tôi thấy chỉ có 8 sách là hoàn toàn Nôm, còn lại đều lẫn Hán. Điều này ít nhiều chứng tỏ chữ Hán có vai trò rất quan trọng trong sự biên chép ca dao, tục ngữ trên các tài liệu liên quan đến ca dao tục ngữ phi quốc ngữ. Nếu như việc sử dụng chữ Hán, chữ Nôm đã dẫn tới sự hình thành các kho sách Hán Nôm, thì đến lượt nó, các kho sách Hán Nôm lại tạo điều kiện cho những công trình thư mục Hán Nôm quan trọng được biết tới cho đến ngày nay. Do am hiểu văn tự và văn hóa Hán các nhà nho là những người tiên phong trong việc truyền bá chữ Hán và những tư tưởng Hán. Bộ phận nho sĩ này có vai trò quan trọng trong việc kết hợp văn học dân gian và văn học chính thống, họ là người trực tiếp đưa những tư tưởng của những nhà văn hóa lớn trên thế giới đặc biệt là những tư tưởng của nền Hán học vào nước ta. 2.2. Về kết cấu một số sách được ghi chú có ghi chép ca dao tục ngữ theo thông tin nội dung đề yếu Trong phạm vi báo cáo khoa học này, chúng tôi sẽ nêu kết cấu của một số sách đáng chú ý. Trong đó, có các sách mà toàn quyển là một tập hợp sưu tầm ca dao, tục ngữ. 2.2.1. Việt Nam phong sử: Việt Nam phong sử gồm 100 chương ca dao Việt Nam, có từ triều Nguyễn trở về trước, do Nguyễn Văn Mại (tự Tiểu Cao) biên soạn năm 1914. Trong mỗi chương có một lời ca dao làm tiêu đề viết bằng chữ Nôm, còn phần giải ngĩa, bàn bạc viết bằng chữ Hán, được xếp theo các thể phú, tỉ, hứng. Trong lời tựa cuốn Việt Nam phong sử Nguyễn Văn Mại có viết: “ Lúc làm chức bố chánh sứ ở Thanh Hóa, nhân dân thuần hậu, việc chính khá đơn giản, tôi thường cùng các vị học rộng ở trị sở và những văn nhân trong hạt lo chọn lựa thu nhặt rộng rãi những thơ phong dao, chọn những câu nào có thể làm gương về sự khuyến khích điều thiện và giới trừng điều ác, được một trăm thiên, lấy thơ phong dao làm chánh văn, lấy Việt sử, dã sử ngoại truyện tiểu thuyết làm chú thích”. Như vậy, trong tác phẩm Việt Nam phong sử của Nguyễn Văn Mại gồm hai phần chính, đó là phần ca dao và phần quốc sử. “ Lấy thơ phong dao làm gương trong mà soi tinh thần quốc sử, lại lấy quốc sử làm căn cội mà tháp vào những hoa nhụy của thơ phong dao thì những âm hưởng tự nhiên rít lên để không cẩu hợp với nhân hoàn, đó là điều tự tin của Mại tôi vậy”. Huống chi “lúc tân học mới phát khởi không đọc sử nước Nam thì bị chê là quên tổ tiên nòi giống, không thuộc thơ phong dao lịch sử thì cũng không khỏi bị cười là kẻ quay mặt vào tường chẳng thấy biết gì”. Dưới đây là một vài ví dụ: “ Thương chồng nên phải gắng công, Nào ai xương sắt da đồng chi đây? Thơ phong sử này thuộc phú. Trưng Nữ Vương tên Trắc, họ Trưng, con gái của lạc tướng ở huyện Mê Linh đất Phong Châu (nay là Yên Lãng ), là vợ của Thi Sách ở huyện Chu Diên. Lúc ấy Thái thú Tô Định thi hành chính sách tham bạo.Nữ Vương hận Tô Định giết chồng Bà, bèn cùng em là Trưng Nhị cử binh đánh Phong Châu, hãm châu trị, dẹp yên được hơn 60 thành ở Lĩnh Nam, tự lập làm vua, đóng đô ở Mê Linh, Nhà Hán phong chức cho Mã Viện làm Phục Ba Tướng quân cho đem binh sang đánh Nữ Vương. Mã Viện men theo ven biển mà tiến, đến hồ Lãng Bạc ( nay ở huyện Vĩnh Thuận, nhà Lê đổi gọi là Tay Hồ, Chúa Trịnh đổi gọi là Đoài Hồ) thì gặp quân của Nữ Vương, Nữ Vương thấy thế giặc quá to, tự liệu quân mình ô hợp không thể chống nổi, bèn lui quân giữ Cẩm Khê. Quân sĩ thấy Nữ Vương là đàn bà con gái không thể thắng địch, bèn chạy tán loạn. Nữ Vương chống cự thế cô rồi bại trận mà chết. Mã Viện dựng cột đồng làm ranh giới cùng cực của nhà Hán. Nước Việt ta lại thuộc nhà Hán . Về sau người trong vùng ấy cảm mộ Nữ Vương dựng đền ở Hát Giang mà thờ phụng hai Bà. Câu phong dao này khen ngợi Trưng Nữ Vương. Chồng chỉ Thi Sách. Nữ Vương vì thù chồng mà khởi binh, đuổi Tô Định, dẹp yên vùng Lĩnh Biểu, tuy là đàn bà con gái yếu đuối, không dám lấy việc luyện sách và rèn kim tự khoe mình, nhưng hai Ba là bậc anh hùng trong giới nữ lưu, cùng với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbáo cáo khoa học.doc