Đề tài Nội dung đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế Những khó khăn thách thức của ngoại giao Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa

- Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc ngày 20/9/1977

- Từ năm 1991 đến nay Việt Nam tham gia tích cực và chủ động hơn trên nhiều lĩnh vực liên quan đến hoà bình an ninh, giải trừ quân bị cũng như phát triển kinh tế xã hội, dân số và bảo vệ môi trường là những chủ đề chíng trong chương trình nghị sự của Liên hợp quốc.Sự tham gia đóng góp và vị thế của Việt Nam tại Liên hợp quốc được từng bước cải thiện và nâng cao cả về chiều rộng và chiều sâu, phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đang phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước.

Lần đầu tiên, Việt Nam đã tham gia vào một số chức vụ và ứng cử vào một số cơ quan của Liên hợp quốc như là Phó Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc năm 1997, 2000 và 2003, là thành viên Hội đồng Kinh tế-Xã hội (1997-2000), Chủ tịch Đại Hội đồng Tổ chức Nông Lương khoá 33, thành viên Uỷ ban Nhân quyền (2001-2003), Hội đồng Chấp hành Chương trình Phát triển và Quỹ Dân số LHQ (2000-2002), Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (1991-1993, 1997-1999 và 2003-2005), Hội đồng điều hành Liên minh Bưu chính Thế giới (1999-2004), Liên minh Viễn thông Quốc tế (1994-1998, 1998-2002, 2002-2006).

Đặc biệt, trong khoá họp thứ 62 Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Việt Nam đã được bầu vào cương vị thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 với số phiếu rất cao (183/190 phiếu hợp lệ). Vị thế và vai trò của Việt Nam tại Liên hợp quốc ngày càng được nâng cao

 

docx18 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 11975 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nội dung đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế Những khó khăn thách thức của ngoại giao Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à đẩy nhanh quá  trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới             + Điểm mới so với ĐH VII: Mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác; Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ; Kinh tế đối ngoại lần đầu tiên chủ trương: thử nghiệm để tiến tới thực hiện đầu tư ra nước ngoài. + Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1-1994) và Đại hội VIII (tháng 6-1996) của Đảng ta đã chính thức khẳng định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với tinh thần "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển". ĐH IX (Diễn ra từ ngày 19-22/4/2001 tại Hà Nội.)             + Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực             + Lần đầu tiên đưa ra quan điểm xây dựng nền kinh tế độc lập tự  chủ             + ĐH IX có bước phát triển trong phương châm đối ngoại của ĐH VII: “Việt Nam muốn là bạn với các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” thành “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển - Hội nghị Trung ương 8, khóa IX (tháng 7-2003) đã ra Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trong đó đề cập nhiều nội dung hết sức quan trọng về đối ngoại, đặc biệt là ba vấn đề: về các mâu thuẫn của thế giới hiện nay; về lợi ích của Việt Nam; về đối tượng, đối tác. Cần nhấn mạnh vấn đề cốt lõi trong mọi hoạt động đối ngoại là phải tìm cách thực hiện tối đa lợi ích của đất nước. Do đó, việc nhận thức thật rõ lợi ích của đất nước ta, dân tộc ta là điều vô cùng quan trọng. Hội nghị Trung ương 8, khóa IX đã khẳng định một lần nữa: "độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cơ bản của cách mạng và cũng là lợi ích căn bản của quốc gia", "kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của Tổ quốc". Hội nghị cũng đã nhấn mạnh cách nhìn biện chứng về đối tượng, đối tác: "trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta", làm cơ sở mở rộng và phát triển các mối quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh với các chủ thể quan hệ quốc tế. ĐH X (Diễn ra từ ngày 18-25/4/2006 tại Hà Nội.)             + Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tư chủ, hoà  bình, hợp tác và phát triển             + Chính sách đối ngoại rộng mở đa phương hoá, đa dạng háo các quan hệ  quốc tế             + Điểm mới so với ĐH IX: chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế             Chủ  động hội nhập kinh tế quốc tế là: Hoàn toàn chủ động quyết  định đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã  hội nói chung và hội nhập KTQT nói riêng Phải sáng tạo, lựa chọn phương thức hành động đúng, dự  báo được những thuận lợi, khó khăn khi hội nhập             Tích cực hội nhập kinh tế  quốc tế là: Khẩn chương chuẩn bị,  điều chỉnh, đổi mới từ bên trong (Phương thức lãnh đạo, quản lý, hoạt động thực tiễn, Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp) Xây dựng lộ trình, kế  hoạch, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế Tích cực nhưng phải thận trọng, vững chắc ĐH XI (Diễn ra từ ngày12.1.2011 đến ngày 19.1.2011, tại Hà Nội) + Tiếp nối và phát triển những quan điểm, và chính sách đối ngoại mà Đảng ta đã xây dựng và phát triển trong suốt hơn 80 năm tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam: Lợi ích quốc gia, dân tộc vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc cao nhất của các hoạt động đối ngoại Hội nhập quốc tế trở thành định hướng đối ngoại lớn Phương châm mới “thành viên có trách nhiệm” bổ sung cho phương châm “là bạn, đối tác tin cậy” Xây dựng cộng đồng ASEAN trở thành ưu tiên đối ngoại Phương châm triển khai hoạt động đối ngoại là đồng bộ, toàn diện. + Văn kiện của Đại hội XI cũng nêu rõ 6 ưu tiên trong đường lối đối ngoại của Việt Nam: Tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu, thực chất với phương châm chủ động hơn, tích cực hơn Coi trọng, tiếp tục củng cố, tăng cường phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, sự hợp tác toàn diện với các nước láng giềng, thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, về ranh giới biển, thềm lục địa với các nước liên quan trên cơ sở luật pháp quốc tế và các quy tắc ứng xử của khu vực. Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước trong khu vực xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh và đoàn kết Kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng với ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hoá, giữa đối ngoại với quốc phòng và an ninh Nâng cao hiệu quả của hội nhập quốc tế Tiếp tục phát huy vai trò và sự đóng góp của các nguồn lực từ cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm ăn ở ngoài nước. + Điểm mới so với ĐH X: chuyển từ chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đến “chủ động tích cực hội nhập quốc tế”             Chủ  động hội nhập quốc tế là: Chủ động triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế mạnh mẽ, toàn diện hơn, phát huy tư cách là thành viên tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam lên một tầm cao mới. Chủ động cùng các nước đối tác triển khai mạnh mẽ và hoàn thiện các khuôn khổ quan hệ, nhất là với các đối tác hàng đầu, mang tầm chiến lược hoặc có nhiều tiềm năng hợp tác với Việt Nam nhằm đưa các khuôn khổ này đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững trong thập niên tiếp theo của thế kỷ. Trên cơ sở thẳng thắn nhìn nhận các vấn đề còn tồn tại trong công tác đối ngoại thời gian qua, chúng ta cần chủ động tìm kiếm các biện pháp khắc phục. Chủ động tìm kiếm các cơ chế phối hợp một cách chặt chẽ và hiệu quả giữa các Bộ, ngành, địa phương, đoàn thể và doanh nghiệp trong quản lý và triển khai các hoạt động đối ngoại. "Chủ động kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của Việt Nam” Tích cực hội nhập quốc tế là: Tích cực nghiên cứu, tìm giải pháp thúc đẩy giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại về biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng trên tinh thần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, duy trì cục diện quan hệ ổn định với các nước liên quan, góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Tích cực huy động và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài phục vụ chiến lược tăng trưởng mới, vì sự phát triển bền vững của đất nước. Tích cực rà soát, đôn đốc đàm phán và triển khai các thoả thuận đã ký với đối tác. Tích cực hơn nữa trong công tác nghiên cứu, thông tin, dự báo nhằm theo sát được các diễn biến tình hình quốc tế và khu vực, nắm bắt kịp thời các vấn đề phát sinh để đưa ra những kiến nghị, đối sách sâu sắc và kịp thời. "Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống và nhất là tình trạng biến đổi khí hậu; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền” Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế  quốc tế         - Mục tiêu, nhiệm vụ   đối ngoại:     + Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định: tạo điều kiện quốc tế thuận lợi  cho công cuộc đổi mới, để phát triển kinh tế-xã hội    + Tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước    + Kết hợp nội lực với ngoại lực để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện  đại hoá     + Phát huy vai trò và  nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ  quốc tế    + Góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hào bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội     - Tư tưởng chỉ đạo             + Bảo đảm lợi ích dân tộc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế  theo khả năng             + Giữ vững độc lập tự  chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại             + Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế             + Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khôngg phân biệt chế độ chính trị             + Kết hợp đối ngoại của  Đảng, đối ngoại nhà nước và đối ngoại nhân dân             + Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái             + Phát huy tối đa nội lực kết hợp với bên ngoài, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ             + Đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế  phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước             + Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò nhà  nước, Mặt trận và các đoàn thể, phát huy quyền làm chủ nhân dân, tăng cường sự đoàn kết toàn dân trong hội nhập KTQT       - Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế             +Đưa các quan hệ đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững             + Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế  quốc tế theo lộ trình phù hợp             +Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO             +Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước             +Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và  sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế             +Giải quyết tốt các vấn đề văn hoá, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập             +Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập             +Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại             +Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của  Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại.       3.  Các thành tựu đạt được và hạn chế Thành tựu: Mặt trận ngoại giao: Phá thế bị bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 178 (tính đến tháng 4/2010)nước thuộc tất cả các châu lục và lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Đối với các nước láng giềng: Quan hệ Việt Nam-Campuchia: VN tham gia ký Hiệp định Pari (23-10-1991) về giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia, mở ra tiền để để VN quan hệ với các nước.   Từ năm 1993 đến nay, quan hệ Việt Nam-Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển về mọi mặt. Đặc biệt, tại chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3/2005, hai bên đã nhất trí phương châm phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ mới theo hướng “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.    Quan hệ Việt Nam-Thái Lan: 26-27/3/2010 tại Băng Cốc, Thái Lan : cuộc Tham khảo Chính trị cấp Thứ trưởng lần thứ nhất giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Thái Lan : Hai bên cũng chia sẻ nhiều ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm ; nhất trí tăng cường phối hợp và hợp tác chặt chẽ với nhau thúc đẩy các mục tiêu của ASEAN, đẩy mạnh hợp tác tại các khuôn khổ hợp tác khuôn khổ hợp tác khu vực như Tiểu vùng sông Mê-công mở rộng (GMS), ACMECS, Hành lang Đông – Tây và các diễn đàn quốc tế khác. Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác Hành lang Đông – Tây, đặc biệt là hợp tác kết nối mạng lưới giao thông vận tải ; hợp tác trong quản lý và sử dụng khoa học và hiệu quả nguồn nước sông  Mê-công. Quan hệ Việt Nam-Lào: hai nước đang triển khai thực hiện Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật giữa hai nước năm 2009. Hai bên tăng cường cơ chế tiếp xúc trao đổi thường xuyên giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước để thống nhất và định hướng cho việc thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện hai nước.  Về biên giới, hai bên đang xúc tiến triển khai Dự án tăng dày và tôn tạo mốc quốc giới trên toàn tuyến. Đối với ASEAN: Ngày 28/7/1995 tại Bru-nây: Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASIAN,đánh dấu sự hội nhập của nước ta với khu vực Đông Nam Á Từ năm 1993, Việt Nam đã tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực: khoa học-công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá-thông tin, phát triển xã hội. Việt Nam cũng tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những nước sáng lập Diễn đàn này. Từ tháng 7/2000 – 7/2001, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ủy ban Thường trực ASEAN; tổ chức thành công Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 34 (AMM-34) và các Hội nghị liên quan Nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2010 của Việt Nam thành công tốt đẹp, đạt được các mục tiêu đề ra, góp phần tăng cường đoàn kết và thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho các yêu cầu đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam Đối với các nước XHCN lớn: Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc : + Bình thường hoá quan hệ  với Trung Quốc (10-11-1991) +Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2/1999, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc tháng 12/2000, hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, cụ thể hoá phương châm 16 chữ đó thành những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên cũng đã thoả thuận đưa hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Đặc biệt, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5/2008, hai bên nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, đồng thời nhất trí thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước tạo cơ sở cho quan hệ hai nước phát triển ổn định, lâu dài trong thời gian tới. +Ngày 18/4/2011, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Trung Quốc Trương Chí Quân đã có cuộc gặp tại Hà Nội.Hai bên trao đổi về các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương và các vấn đề về biên giới lãnh thổ giữa hai nước. Về quan hệ chính trị, hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy các chuyến thăm và gặp gỡ cấp cao nhằm tạo động lực mới cho quan hệ hai nước; tăng cường hơn nữa giao lưu giữa các cấp, các ngành và các địa phương.  Về biên giới trên đất liền, hai bên cho rằng tình hình khu vực biên giới ngày càng đi vào ổn định; việc triển khai các văn kiện biên giới trên đất liền đã được hoàn thành theo đúng kế hoạch, trong đó có việc chính thức khởi động cơ chế Ủy ban liên hợp Biên giới. Hai bên nhất trí đôn đốc các ngành, địa phương hai nước nghiêm túc thực hiện các văn kiện đã ký kết để cùng quản lý có hiệu quả đường biên giới mới, góp phần duy trì trật tự trị an trên vùng biên giới. Hai bên nhất trí cùng nhau nỗ lực sớm ký kết Hiệp định tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân và Hiệp định hợp tác và khai thác tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc.  Về vấn đề trên biển, hai bên đã trình bày rõ quan điểm của mỗi bên. Hai bên cho rằng việc triển khai thực hiện DOC có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Hai bên nhất trí sẽ sớm ký kết Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển và thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 để giải quyết bất đồng và các vấn đề nảy sinh liên quan đến vấn đề trên biển. Quan hệ Việt Nam-Nga: Việt Nam (lúc đó là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) đã thiết lập quan hệ với Liên Xô (Liên bang Nga ngày nay) vào ngày 30/1/1950. Quan hệ chính trị không ngừng được tăng cường và củng cố do các chuyến thăm cấp cao và cấp Bộ, ngành, địa phương diễn ra thường xuyên. Năm 2001, hai Bên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong dịp chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Nga V. Pu-tin. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, tạo động lực cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước. Gần đây nhất là các chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (26-29/10/2008), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (22-26/4/2009), chuyến thăm làm việc LB Nga của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (14-15/12/2009). Cơ sở điều ước pháp lý mới cho quan hệ hợp tác song phương đã được tạo dựng khá đầy đủ. Từ năm 1991 đến 2007 đã có khoảng 50 văn kiện song phương được ký kết. Đặc biệt, hai nước đã thúc đẩy giải quyết dứt điểm thỏa đáng một số vấn đề tồn đọng trong quan hệ từ thời Liên Xô để lại như xử lý nợ của Việt Nam, vấn đề Nga chấm dứt trước thời hạn việc sử dụng quân cảng Cam Ranh. Hai Bên có đồng quan điểm trên nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế như LHQ, APEC, ASEAN, ARF. Cấp cao ASEAN - Nga sẽ diễn ra tại Hà Nội năm 2010, năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN. Ta ủng hộ Nga tham gia ASEM và Cấp cao Đông Á. Đối với các nước TBCN lớn: Quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ Kể từ khi bình thường hoá quan hệ (tháng 7/1995) đến nay, quan hệ Việt-Mỹ đã phát triển trên nhiều lĩnh vực. Hai bên đã có nhiều cuộc tiếp xúc và trao đổi đoàn cấp cao: Tổng thống Bush thăm Việt Nam (11/2006) và các vị lãnh đạo Việt Nam thăm Mỹ (Thủ tướng Phan Văn Khải - 6/2005, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết - 6/2007 và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - 6/2008). Ba Tuyên bố chung và những thoả thuận đạt được qua các chuyến thăm nói trên đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quan hệ hai nước phát triển ổn định trong khuôn khổ “Đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, cùng tôn trọng lẫn nhau” vì lợi ích của nhân dân hai nước và đóng góp cho hoà bình và hợp tác quốc tế. Các cơ chế hợp tác cụ thể được thiết lập và đang được triển khai trên các lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế-thương mại, khoa học-công nghệ, giáo dục, đào tạo, nhân đạo... góp phần tiếp tục củng cố quan hệ Việt - Mỹ. Bên cạnh những tiến bộ đạt được, hai bên vẫn còn có quan điểm khác biệt về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo. Nhiều nhóm Việt kiều cực đoan ở Mỹ tiếp tục tìm cách vận động quốc hội Mỹ ra các dự luật, nghị quyết "phê phán" tình hình nhân quyền ở Việt Nam và đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách "các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo". Ở quốc hội do Đảng Dân chủ kiểm soát vấn đề gắn nhân quyền với thương mại đang được một số nghị sỹ thúc đẩy, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới đà phát triển quan hệ Việt - Mỹ. Đối với các nước ở thế giới thứ 3:cuối những năm 1980, Việt Nam đã đẩy mạnh quan hệ với các nước gần xa, lớn nhỏ ở khắp nơi trên thế giới như ở Mỹ La tinh, châu Phi..., những nước có tiềm năng to lớn để phát triển quan hệ hợp tác về mọi mặt. Với các nước Mỹ La tinh, Việt Nam đã từng bước thiết lập Đại sứ quán ở nhiều nước trong khu vực, trao đổi đoàn các cấp để tăng cường hiểu biết, phối hợp lập trường, ký nhiều thỏa thuận và hiệp định hợp tác. Từ năm 1991 đến nay, Việt Nam và các nước châu Phi đã ký kết nhiều hiệp định khung về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hiệp định thương mại. Việt Nam và các nước châu Phi đều là những nước đang phát triển, có nhiều khó khăn về kinh tế, tài chính, vốn đầu tư, vì vậy quan hệ kinh tế, thương mại chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp đầy tiềm năng. Đối với các nước Trung Đông - Bắc Phi, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trong khu vực này. Đối với Liên Hợp Quốc: Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc ngày 20/9/1977 Từ năm 1991 đến nay Việt Nam tham gia tích cực và chủ động hơn trên nhiều lĩnh vực liên quan đến hoà bình an ninh, giải trừ quân bị cũng như phát triển kinh tế xã hội, dân số và bảo vệ môi trường là những chủ đề chíng trong chương trình nghị sự của Liên hợp quốc.Sự tham gia đóng góp và vị thế của Việt Nam tại Liên hợp quốc được từng bước cải thiện và nâng cao cả về chiều rộng và chiều sâu, phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đang phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước. Lần đầu tiên, Việt Nam đã tham gia vào một số chức vụ và ứng cử vào một số cơ quan của Liên hợp quốc như là Phó Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc năm 1997, 2000 và 2003, là thành viên Hội đồng Kinh tế-Xã hội (1997-2000), Chủ tịch Đại Hội đồng Tổ chức Nông Lương khoá 33, thành viên Uỷ ban Nhân quyền (2001-2003), Hội đồng Chấp hành Chương trình Phát triển và Quỹ Dân số LHQ (2000-2002), Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (1991-1993, 1997-1999 và 2003-2005), Hội đồng điều hành Liên minh Bưu chính Thế giới (1999-2004), Liên minh Viễn thông Quốc tế (1994-1998, 1998-2002, 2002-2006).... Đặc biệt, trong khoá họp thứ 62 Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Việt Nam đã được bầu vào cương vị thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 với số phiếu rất cao (183/190 phiếu hợp lệ). Vị thế và vai trò của Việt Nam tại Liên hợp quốc ngày càng được nâng cao Đối với Liên Minh Châu Âu EU ( European Union): Tháng 11/1990, Việt Nam và Cộng đồng châu Âu thiết lập quan hệ ngoại giao Tháng 1/1996, Ủy ban châu Âu (EC) lập Phái đoàn đại diện thường trực và cử Đại sứ - Trưởng Phái đoàn tại Hà nội. Từ tháng 3/1997, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN - EU. Trong thời gian gần đây, quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển rất tích cực trên tất cả mọi lĩnh vực. Hai bên tăng cường tiếp xúc và trao đổi đoàn với các nước EU, các định chế của Liên minh châu Âu, kể cả ở cấp cao nhất. Về phía Việt Nam: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đi thăm Đức, Bỉ và Liên minh Châu Âu (tháng 3/2004); Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm chính thức Pháp (tháng 10/2004) và Anh (tháng 5/2004); Thủ tướng Phan Văn Khải dự Hội nghị cấp cao Á-Âu lần thứ 4 (ASEM 4) ở Đan Mạch và thăm chính thức Luxembourg, Bỉ và  Ủy ban Châu Âu (EC, tháng 9/2002); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm Anh, Italy, Thụy sĩ, Bỉ, Nghị viện châu Âu (3/2005); chuyến thăm chính thức Pháp của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (6/2005); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm EC (9/2006); Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Pháp (30/9 – 03/10/2007). Ngày 14/6/2005, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Tổng thể quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu và Chương trình Hành động của Chính phủ về phát triển quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu đến 2010 và định hướng tới 2015 Mặt trận kinh tế thương mại:       - Tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế như: 1966: ADB - Ngân hàng Phát triển châu Á. 1978: COMECON hoặc CMEA - Hội đồng Tương trợ Kinh tế. 1980: Công ước Viên của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1994: ARF - Diễn đàn khu vực ASEAN 1995:AFTA- Khu mậu dịch tư do ASEAN 1-2/3/1996: ASEM - Diễn đàn hợp tác Á–Âu, tham gia sáng lập. 1997: Hội nghị cấp cao ASEAN+3. Tới 2005 chuyển thành Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. 11/1998: APEC - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á–Thái Bình Dương. 14/12/2005: EAS - Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. 11/1/2007: thành viên thứ 150 của WTO (chính thức là thành viên, ký quyết định gia nhập 7/11/2006). Ngày 21/9/1956 : WB - Ngân hàng thế giới       - Thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị  trường, tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý.       - Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và  cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh.                  b. Hạn chế  Trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn chúng ta còn lúng túng, bị động Một số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới so với yêu cầu mở  rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế; luật pháp, chính sách quản lý kinh tế - thương mại chưa hoàn chỉnh Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết Doanh nghiệp nước ta còn yếu cả về sản xuất, quản lý và khả năng cạnh tranh Đội ngũ cán bộ công tác đối ngoại còn thiếu và yếu; công tác tổ chức chỉ đạo chưa sát và chưa kịp thời.  Sự phối hợp không phải lúc nào cũng thực sự chặt chẽ và hiệu quả giữa các Bộ, ngành, địa phương, đoàn thể và doanh nghiệp trong quản lý và triển khai các hoạt động đối ngoại. Việc rà soát, đôn đốc đàm phán và triển khai các thỏa thuận với các đối tác tuy đã có bước tiến lớn, song có lúc có nơi vẫn chưa đủ quyết liệt, mạnh mẽ. Công tác nghiên cứu, thông tin, dự báo đã được tăng cường đáng kể, theo sát được các diễn biến tình hình quốc tế và khu vực và các vấn đề phát sinh nhưng các kiến nghị đối sách cần sâu sắc hơn, kịp thời hơn. NHỮNG KHÓ KHĂN THÁCH THỨC CỦA NGOẠI GIAO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA Thuận lợi : Xu thế hòa bình, hợp tác phát triển và xu t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNội dung đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế Những khó khăn thách thức của ngoại giao việt nam trong quá trình toàn cầu hóa.docx