Đề tài Nông sản Việt Nam - Khó khăn, cơ hội và thách thức

• Hàng nông sản của Việt Nam ở vị trí khá cao so với các quốc gia khác, hàng nông sản của ta có mặt hầu hết trên tất cả các thị trường của thế giới nhưng lượng ngoại tệ thu về từ hàng nông sản vẫn còn rất khiêm tốn do giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su, hạt điều.đều bán thấp hơn giá thế giới từ 20 - 40USD, thậm chí còn thấp hơn. Công nghệ và các cơ sở chế biến nông sản của Việt Nam trong thời gian dài ít được quan tâm đầy đủ, một phần do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên trình độ công nghệ thấp và chậm được đổi mới, tổn thất sau thu hoạch còn rất lớn.

• Cơ sở chế biến hàng nông sản xuất khẩu còn ít như ngành cà phê mới chỉ có khoảng 20 cơ sở chế biến công nghiệp hoàn chỉnh, chủ yếu là sơ chế đảm bảo chiếm khoảng 30% sản lượng cà phê/năm. Mặt hàng hạt điều tuy đã phát triển nhanh và chuyển từ xuất khẩu điều thô sang xuất khẩu nhân hạt điều nhưng mức độ cơ giới hóa trong quy hoạch quy trình công nghệ chế biến điều còn thấp, các nhà máy mới chỉ thu đựoc sản phẩm chính để xuất khẩu là nhân điều, chưa áp dụng được quy trình "chế biến không phế liệu" để thu hoạch các sản phẩm chính và các sản phẩm phụ, nên đã đạt hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy các nhà máy chế biến chưa thể nâng cao được giá thu mua các mặt hàng nông sản thô từ nông dân, một yếu tố để kích thích nông dân tích cực gieo trồng hàng nông sản.

Đa số công nghệ của ta còn giản đơn, thô sơ, lạc hậu, mang nặng tính kinh nghiệm, thậm chí những điều kiện tối thiểu sân phơi, máy sấy, kho bảo quản cũng không đủ

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11703 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nông sản Việt Nam - Khó khăn, cơ hội và thách thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ &œ BÀI TIỂU LUẬN VỀ NÔNG SẢN VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : TUYẾT HOA NIÊ KĐĂM Sinh viên thực hiện : Nhóm 6 tổ nông nghiệp Lớp : Kinh tế nông lâm k08 Chủ đề : Nông sản Việt Nam, khó khăn, cơ hội và thách thức Danh sách thành viên nhóm: Nguyễn Khoa Đăng Bùi Thị Thu Thảo Lê Thị Anh Thư BUÔN MA THUỘT Ngày 17 tháng 5 năm 2011 ĐẶT VẤN ĐỀ Tính cấp thiết của đề tài Từ ngàn xưa Nông nghiệp đã là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam.Từ sau năm 1975, khi đất nước được giải phóng cho đến nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, tuy nhiên không còn là nước nông nghiệp thuần túy nữa mà Việt Nam đã trở thành một ngước Nông - Công nghiệp. Giờ đây các sản phẩm trong nông nghiệp đã ngày một đa dang hơn, phong phú hơn cả về chủng loại, mẫu mã và ngày một hoàn thiện hơn về chất lượng. Từ một nền Nông Nghiệp nghèo nàn lạc hậu, không đủ cung cấp lương thực, thực phẩm cho nền kinh tế quốc dân, thì giờ đây Nông Nghiệp Việt Nam đã không những cung cấp đủ lương thực thực phẩm cho thị trường trong nước mà còn vươn ra các thị trường nước ngoài. Nhà nước ta đã xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ban đầu cực kỳ cần thiết cho phát triển kinh tế đất nước. Chúng ta đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, hàng nông sản của chúng ta đã có mặt ở 150 nước và nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có những thị trường lớn rất khó tính như: EU, Mỹ và Nhật Bản. Thực tế đã chứng minh thời gian qua Việt Nam đã thành công đáng kể trong việc nâng cao giá trị cũng như chất lượng hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, để hàng nông sản thực sự có sức cạnh tranh trên những thị trường này lại là một vấn đề không đơn giản. Trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế, nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng và đã tạo thế ổn định cho cả nền kinh tế. Đặc biệt, vào những thời điểm cam go nhất của nền kinh tế, nông nghiệp và xuất khẩu nông sản đã thể hiện rõ vai trò là nền tảng và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên hiện nay ngành nông sản Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ( WTO). Khi tham gia sân chơi quốc tế Việt Nam luôn có những cơ hội để nâng cáo sức cạnh tranh, giá trị xuất khẩu nông sản với các nước khác. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ nắm bắt những cơ hội ấy như thế nào? Chính vì lý do trên mà chúng em đã chọn đề tài “Nông sản Viêt Nam – khó khăn, cơ hội và thách thức” để tìm hiểu rõ hơn về Nông sản Việt Nam và để nói lên được thực trạng hiện nay của nông sản Việt Nam như: sản xuất, chế biến, xuất khẩu và thị trường để từ đó đưa ra được giải pháp phát triển cho ngành nông sản của Việt Nam. Mục đích và yêu cầu của đề tài Mục đích của đề tài Tìm hiểu về nông sản của Việt Nam Phân tích đánh giá thực trạng nông sản của Việt Nam hiện nay Nêu lên khó khăn, cơ hội, thách thức cho nông sản của Việt nam Yêu cầu của đề tài Nói lên được thực trạng hiện nay của nông sản Việt Nam như: sản xuất, chế biến, xuất khẩu và thị trường. Đưa ra được giải pháp phát triển cho ngành nông sản của Việt Nam TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU Giới thiệu chung về nông sản Việt Nam Nông sản là những sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp thực hiện những công việc gì thì có những loại nông sản đó kể cả trong trồng trọt, chăn nuôi gia cầm, gia súc, thuỷ hải sản....như: lúc, ngô, khoai, rau , đậu, gà, vịt, heo, bò, cá, tôm... Ở Việt Nam với đặc trưng là một nước nông nghiệp, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất hàng nông sản phát triển. Một số mặt hàng nông sản đã là thế mạnh của Việt Nam trong thời gian qua như: gạo, cà phê, cao su, tiêu, hạt điều, chè... Thực trạng của nông sản Việt Nam hiện nay Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản đã thu nhiều thành quả to lớn, là tiền đề nâng cao thu nhập cho khoảng 70% dân số khu vực nông thôn. Đáng chú ý là tổng kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2006, nước ta xuất khẩu đạt 10,8 tỷ USD thì đến năm 2010 đã đạt tới 19,15 tỷ USD, tăng gần 22,8% so với năm 2009 và vượt 77,3% so với mục tiêu Đại hội lần thứ X của Đảng đề ra (tăng bình quân 17%/năm). Đáng mừng là thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục được mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường theo hướng có lợi. Ấn tượng nhất trong số các mặt hàng nông sản thời gian qua và nổi bật trong năm 2010 là thủy sản, đồ gỗ, gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu... Trong số 18 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của cả nước, ngành nông nghiệp chiếm tới 6 mặt hàng. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,95 tỷ USD; lâm sản và đồ gỗ 3,63 tỷ USD; gạo 3,2 tỷ USD; cao su 2,3 tỷ USD; cà phê 1,76 tỷ USD và hạt điều 1,1 tỷ USD. Nông sản Việt Nam đã có mặt ở 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tình hình sản xuất hàng nông sản của Việt Nam Lúa gạo: Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai thế giới. Với hai vùng sản xuất xuất lúa gạo chính là đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long . Với tổng diện tích trồng lúa cả nước là 7440.1 nghìn ha hàng năm sản xuất ra trung bình 33 -34 triệu tấn thóc hàng năm. Năm 1989, lần đầu trong lịch sử, nước ta xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD, và liên tiếp trong mười năm sau, sản lượng lương thực nước ta mỗi năm tăng một triệu tấn. Cho đến năm 2005, Việt Nam xuất khẩu 5,2 triệu tấn, đạt 1,4 tỷ USD. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta đạt con số kỷ lục là gần 3 tỷ USD với sản lượng xuất khẩu có 4.7 triệu tấn. Đến năm 2009 ta đạt kỷ lục về sản lượng xuất khẩu là 6 triệu tấn gạo nhưng chỉ thu về được có 2.6 tỷ. Dự kiến năm 2011 sản lượng lúa gạo cả nước sẽ đạt được 39.75 triệu tấn. h1: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, giai đoạn 2000 – 2009 ( Số liệu từ Cà phê: Được đưa vào trồng thử nghiệm ở Việt Nam năm 1875 ở một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kontum... Đến thế kỷ hai mươi , cây cà phê bắt đầu được trồng phổ biến với quy mô lớn ở Nghệ An, Daklak và Lâm Đồng. Cho đến năm 1975, khi đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 . Việt Nam vốn là nước sản xuất cà phê chỉ đứng sau Brazil và là nước đứng đầu về sản xuất cà phê vối. Theo số liệu từ Vicofa, tốc độ tăng trưởng bình quân diện tích đất trồng cà phê đạt khoảng 15% trong những năm 90, và tới cuối thế kỷ 20 cả nước đã có khoảng nửa triệu hecta cà phê. Nếu năm 1985, năng suất cà phê Việt Nam mới ở mức 1 tấn/ha thì 20 năm sau năng suất đó đã đạt bình quân 1,7 tấn/ha, trong đó có một số năm đạt bình quân 2-2,5 tấn/ha. Bình quân trong 20 năm mỗi hecta cà phê đã cho sản lượng hàng năm là 1,68 tấn. Hiện nay hầu hết cà phê nhân được sản xuất ra là để phục vụ xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu của Việt Nam đạt 600.000-700.000 tấn cà phê nhân mỗi năm. Hai vụ cà phê 2000-2001 và 2003-2004 đã xuất khẩu trên 800.000 tấn cà phê. Theo thống kê của Tổng cục hải quan thì xuất khẩu cà phê trong 2 tháng đầu năm 2011 đạt 289.6 nghìn tấn , trị giá 585.9 triệu USD, tăng 33% về lượng và 90% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2011 ước lượng đạt hơn 1.2 triệu tấn với giá trị hơn 2.6 tỷ USD. H2: Thống kê khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 – tháng 3/2010 nguồn: Hồ tiêu: Ở Việt Nam hồ tiêu được trồng tập trung chủ yếu ở Daklak , Gia Lai và một số tỉnh ở Miền Đông Nam Bộ. Diện tích hồ tiêu của cả nước là 50.5 nghìn ha ( 2009). Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), quý 1/2009 nước ta xuất khẩu được trên 27.075 tấn hạt tiêu với kim ngạch 65,9 triệu USD, tăng 93% về sản lượng và 31,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Năm 2010 sản lượng hồ tiêu trong nước có giảm so với năm 2009. Nhưng giá hồ tiêu trong nước lại tăng liên tục từ năm 2007 – 2010. Mức giá cao nhất ghi nhận được là 125 nghìn đồng / kg hồ tiêu trắng. Giá tiêu xuất khẩu cũng tăng do nhu cầu tiêu của thế giới tăng, cụ thể là trong năm 2010 giá tiêu đen xuất khẩu loại có dung trọng 550 gr/lít ngày 15/12 đạt 4.500 USD/tấn, tăng hơn 1.500 USD (tương đương 53%) so với cùng kỳ năm ngoái trong khi giá tiêu trắng xuất khẩu hiện ở mức 6.750 USD/tấn, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2009 và tăng 51,7% (tương đương 2.300 USD/tấn) so với thời điểm đầu tháng 6/2010. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhận định sản lượng hồ tiêu nước ta năm 2011 dự báo đạt 100 ngàn tấn, tăng 5% so với năm 2010. H3: Diện tích - sản lượng – xuất khẩu ( hồ tiêu). Nguồn: Một số mặt hàng nông sản khác như thủy sản, đồ gỗ có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD, cao su có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, hạt điều là 1 tỷ USD. Theo số liệu thống kê sơ bộ cho thấy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả năm 2010 đạt 3,4 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ là 31,2%. Ba thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, chiếm 66,3% tỷ trọng, đều tăng trưởng khá, trong đó, Trung Quốc gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2009. Lượng xuất khẩu cao su 2010 đạt được trên 760.000 tấn, cộng thêm thuận lợi về giá xuất khẩu nên kim ngạch đạt trên 2,23 tỷ USD (tăng gần gấp đôi so với năm trước). Thực trạng công nghệ chế biến nông sản của Việt Nam Hàng nông sản của Việt Nam ở vị trí khá cao so với các quốc gia khác, hàng nông sản của ta có mặt hầu hết trên tất cả các thị trường của thế giới nhưng lượng ngoại tệ thu về từ hàng nông sản vẫn còn rất khiêm tốn do giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su, hạt điều...đều bán thấp hơn giá thế giới từ 20 - 40USD, thậm chí còn thấp hơn. Công nghệ và các cơ sở chế biến nông sản của Việt Nam trong thời gian dài ít được quan tâm đầy đủ, một phần do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên trình độ công nghệ thấp và chậm được đổi mới, tổn thất sau thu hoạch còn rất lớn. Cơ sở chế biến hàng nông sản xuất khẩu còn ít như ngành cà phê mới chỉ có khoảng 20 cơ sở chế biến công nghiệp hoàn chỉnh, chủ yếu là sơ chế đảm bảo chiếm khoảng 30% sản lượng cà phê/năm. Mặt hàng hạt điều tuy đã phát triển nhanh và chuyển từ xuất khẩu điều thô sang xuất khẩu nhân hạt điều nhưng mức độ cơ giới hóa trong quy hoạch quy trình công nghệ chế biến điều còn thấp, các nhà máy mới chỉ thu đựoc sản phẩm chính để xuất khẩu là nhân điều, chưa áp dụng được quy trình "chế biến không phế liệu" để thu hoạch các sản phẩm chính và các sản phẩm phụ, nên đã đạt hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy các nhà máy chế biến chưa thể nâng cao được giá thu mua các mặt hàng nông sản thô từ nông dân, một yếu tố để kích thích nông dân tích cực gieo trồng hàng nông sản. Đa số công nghệ của ta còn giản đơn, thô sơ, lạc hậu, mang nặng tính kinh nghiệm, thậm chí những điều kiện tối thiểu sân phơi, máy sấy, kho bảo quản cũng không đủ. Tình hình tiêu thụ nông sản trong nước hiện nay Hàng nông sản là sản phẩm thiết yếu của mọi người dân như gạo, chè, cà phê... tuy vậy do mức sống của nhân dân ta còn thấp nên các sản phẩm nông sản được sản xuất ra chủ yếu là phục vụ cho xuất khẩu mà tiêu thụ cho thị trường trong nước chủ yếu là các sản phẩm thô, thứ cấp với giá rẻ hơn gấp nhiều lần như mặt hàng cà phê tiêu thụ trong nội địa chỉ đạt khoảng 6000 tấn/năm chiếm 1,5 - 2% tổng sản lượng cà phê sản xuất ra. Tuy vậy, với mức sống như hiện nay, hơn 300USD/người/năm thì nhu cầu của người dân đã được cải thiện do đó nhu cầu về tiêu thụ nông sản ở thị trường trong nước cũng sẽ tăng lên nghĩa là mức tiêu thụ nội địa sẽ tăng. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam Có thể nhận xét rằng nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng bình quân của thế giới và cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan (ở mặt hàng gạo và cà phê), Indonexia về cà phê, cao su... kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam so với Thái Lan có xu hướng tăng từ dưới 30% (trước năm 1998) lên mức cao hơn trong năm 2000 nhưng với giá cả hạ hơn, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam so với Ấn Độ cũng tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam so với Thái Lan cũng tăng mạnh nhưng tốc độ lại chậm hơn các sản phẩm khác từ 5,87% năm 1992 lên 13,6% năm 2000. Theo tổng cục thống kê thì hai tháng đầu năm 2011 , xuất khẩu nông sản chủ lực của nước ta bao gồm: cà phê, chè, hồ tiêu, điều, gạo và cao su trong 2 tháng đầu năm tăng mạnh về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010 nhờ giá tăng. Hiện nước ta đang đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều và hồ tiêu, đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê và gạo, thứ 4 về xuất khẩu cao su và thứ 5 về xuất khẩu chè.Thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản , Trung Quốc… H4: Nguồn : tincaosu.com NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NÔNG SẢN VIỆT NAM Yếu tố thời tiết đóng vai trò rất lớn đối với sản lượng và chất lượng nông sản. Nông nghiệp của Việt Nam còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thời tiết. Hiện nay sự biến đổi thời tiết do hiện tượng nóng lên toàn cầu đang ngày một biểu hiện rõ và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là ở đồng bằng sông Cửu Long, khi mực nước biển tăng lên thì tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền ngày càng tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc trồng lúa. Nhìn chung, tuy Việt Nam đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhưng khối lượng hàng hóa còn nhỏ bé, thị phần trên thế giới thấp, chất lượng chưa đồng đều và ổn định. Việt Nam chưa hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất hàng tươi sống và vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy chế biến lớn theo yêu cầu kỹ thuật và kinh tế. Điển hình như là gạo của Việt Nam chưa đảm bảo độ đồng nhất về quy cách chất lượng ngay trong từng lô gạo, bao bì đóng gói kém hấp dẫn và chưa có nhãn thương hiệu của doanh nghiệp mình trên vỏ bao bì. Điều này làm giá gạo của Việt Nam không cạnh tranh được với giá gạo của Thái Lan trên thị trường. Phần lớn các loại giống cây con hiện đang được nông dân sử dụng có năng suất và chất lượng thấp, trên địa bàn cả nước chưa hình thành được một hệ thống cung ứng giống cây con tốt cho người sản xuất. Hầu hết người nông dân đã tự sản xuất giống cây con cho mình hoặc mua giống trên thị trường trôi nổi mà không có sự đảm bảo về chất lượng. Ta có thể thấy năng suất lúa của Việt Nam chỉ bằng 61% năng suất lúa của Trung Quốc và thấp thua nhiều so với lúa của Nhật Bản, Italia, Mỹ. So với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam có công nghệ chế biến lạc hậu, chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ. Mặt khác, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bảo quản dự trữ, bốc xếp hàng hóa nông sản, rất yếu kém nên giá thành sản phẩm và phí gián tiếp khác tăng nhanh. Ví dụ: do công suất bốc xếp ở cảng Sài Gòn là 1000 tấn/ngày chỉ bằng 1/2 công suất cảng Băng Cốc (Thái Lan), cho nên cảng phí cho 1 tàu chở gạo 10000 tấn ở Việt Nam là 40000 USD, còn ở cảng Băng Cốc là 20000 USD, như vậy là chi phí tại cảng trong khâu bốc xếp của Việt Nam đã cao hơn gấp đôi so với cảng Băng Cốc. Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hóa thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính dự báo thị trường. Mối liên kết kinh tế giữa các khâu sản xuất - chế biến - xuất khẩu, giữa khâu cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giữa khâu kỹ thuật với khâu kinh tế... chưa thiết lập được một cách vững chắc để đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường. Tuy chủng loại hàng hóa xuất khẩu của ta đa dạng hơn nhưng nhìn chung thì diện mặt hàng vẫn còn khá đơn điệu, chưa có sự thay đổi đột biến về chủng loại, về chất lượng, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào một vài mặt hàng chủ lực, truyền thống như gạo, cà phê, cao su, hải sản... làm khả năng cạnh tranh ngày càng giảm dần. Bộ máy quản lý hành chính Nhà nước vẫn còn quan liêu, trì trệ, chưa thông thoáng và bảo thủ đã làm nản lòng các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước và làm tăng giá thành sản xuất và giá thành sản phẩm xuất nhập khẩu. Do vậy, lợi thế tiềm năng không thể phát huy hết được. Bên cạnh đó thuế nhập khẩu, kể cả hàng rào phi thuế quan, của nước ta hiện nay có lẽ ở vào hàng cao nhất khu vực, cao hơn cả Trung Quốc, trong khi mức thuế quan của nhiều quốc gia Đông Á hiện chỉ còn vào khoảng 4 - 6%. Thuế doanh thu của ta ở mức 32%, cũng vào hàng cao nhất khu vực. Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, phụ thu... đều ở mức cao. Thuế thu nhập đối với người nước ngoài của ta hiện ở mức cao nhất trong khu vực, là 50%, trong khi ở Inđônêx Trong quá trình tự do hóa thương mại, một số doanh nghiệp kinh doanh hàng nông, lâm, thủy sản làm ăn thua lỗ, không có khả năng cạnh tranh sẽ bị phá sản theo quy luật. Nguồn: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NÔNG SẢN VIỆT NAM Cơ hội của nông sản Việt Nam Cơ hội đầu tiên lại chính là tỷ lệ quan trọng của nông sản và thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với các ngành hàng xuất khẩu quan trọng khác như may mặc và giày da, nông lâm thủy sản là những ngành hàng sử dụng nhiều nguồn lực lao động tại chỗ hơn là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, do đó sẽ bị tác động ít hơn so với hai lĩnh vực tài chính và bất động sản. Nông sản xuất khẩu còn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt nam vì liên quan đến hơn 70% dân số, là một thị trường lớn cho các ngành hàng sản xuất khác. Khi xuất khẩu nông sản được giữ ổn định và tăng trưởng, cả nền kinh tế có nhiều cơ hội hơn để phát triển. Vai trò của ngành nông nghiệp trong việc ổn định kinh tế của Việt Nam đã được chứng minh trong quá khứ. Năm 1989, công nghiệp tăng trưởng âm, nhưng sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh nên cứu được khủng hoảng. Đến năm 1999, một lần nữa, công nghiệp – dịch vụ đều chựng lại, chỉ có nông nghiệp tăng trưởng tốt nên đã cứu được nền kinh tế đang bên bờ vực khủng hoảng. Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp không có nguồn vốn tài chính dồi dào, thế mạnh của Việt Nam trong cạnh tranh quốc tế là nguồn lực lao động sẵn có và rẻ tiền. Viêt Nam có thể nhập khẩu nông sản thô với giá rẻ hơn từ các nước láng giềng để chế biến và xuất khẩu đến các thị trường quốc tế đã có. Các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam cũng có thể tìm kiếm các cơ hội trong giai đoạn ngắn hạn hiện nay khi đa dạng hóa thị trường và ngay tại thị trường nội địa. Khi thị trường thế giới đang bị suy giảm, một thị trường sẵn có với hơn 80 triệu người là cần thiết để có thể giúp các nhà xuất khẩu nông sản giải tỏa lượng hàng tồn dư trong ngắn hạn, duy trì sản xuất và đảm bảo việc làm cho người lao động Một cơ hội khác chính là giá thành thấp của nông sản Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng thủy sản với giá rẻ ta có thể chiếm lĩnh các thị trường chính như Mỹ, Eu. Khi Việt Nam gia nhập WTO cơ hội mở ra cho ngành nông nghiệp nói chung và mặt hàng nông sản nói riêng cũng rất nhiều. Khi đó Nhà nước sẽ có những chính sách để phát triển nông nghiệp, mặt hàng nông sản sẽ dễ dàng tiếp cận với thị trường thế giới hơn. Khả năng liên kết 4 nhà, liên kết các ngành, vùng sẽ thực chất hơn và mang tính bền vững hơn. Triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài, hợp tác quốc tế trong nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng sẽ tốt hơn môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư sẽ được cải thiện, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài Nguồn: Thách thức cho nông sản Việt Nam Trước mắt là sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là những diễn biến gần đây về khủng hoảng nợ của một số nước châu Âu sẽ tác động bất lợi đến xuất khẩu nông sản. Phải giải quyết được vấn đề rào cản thương mại của các thị trường chủ lực của nông sản Việt Nam. Như việc cá tra, tôm, cá rô phi Việt Nam bị đưa vào "danh sách đỏ" ở một số nước châu Âu, tôm tiếp tục bị áp thuế bán phá giá tại Mỹ… Phải xây dựng được dựng chiến lược nâng sức cạnh tranh các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trên thương trường. Đặc biệt là khi Việt Nam đã mở cửa hội nhập kinh tế và tự do hóa thương mại toàn cầu chắn chắn sẽ sễ ra sự cạnh tranh rất gay gắt và quyết liệt. Ngành nông nghiệp phải tập trung thực hiện tiêu chuẩn VietGAP nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn và nâng cáo chất lượng cho mặt hàng nông sản tạo ra sức cạnh tranh. Cần đổi mới công nghệ khai thác, chế biến xuất khẩu. Xây dựng những vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu tập trung. Đa dạng hóa các mặt hàng nông sản, đảm bảo đáp ứng tốt các đòi hỏi khắt khe của thị trường Cần hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu; phối hợp với các địa phương tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng và quản lý chất lượng nông sản hàng hóa, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu. Tích cực thực hiện kế hoạch hành động về hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đã ký kết; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, có tính cạnh tranh cao để kinh tế Việt Nam sớm được công nhận là nền kinh tế thị trường. Nguồn: KẾT LUẬN Mặc dù là một nước đang phát triển, nông nghiệp vẫn là ngành chủ lực của nền kinh tế nhưng Việt Nam vẫn có những lợi thế riêng, điển hình như chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản thấp sẽ làm cho thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu cao hơn so với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may, giầy da hay cơ khí… Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất - kinh doanh, đây là một ưu thế vì hàng năm nước ta phải giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu người bước vào tuổi lao động. Điều kiện tự nhiên của một số vùng ở nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất một số loại rau quả vụ đông có hiệu quả như cà chua, bắp cải, tỏi, khoai tây... Một số ít nông sản được các nước phát triển ở châu âu; Bắc Mỹ ưa chuộng như nhân hạt điều, dứa, lạc lại có thể trồng ở Việt Nam trên các đất bạc màu, đồi núi trọc (như điều) hay trên đất phèn, mặn (như dứa). Ngoài ra khi nước ta gia nhập WTO đã làm giảm giá các loại tư liệu sản xuất, giúp người dân tiếp cận được các tiến bộ khoa học của thế giới. Cuối cùng là vì có thể chế chính trị ổn định, môi trường đầu tư, hệ thống pháp luật ngày càng được cải thiện đã tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Với những lợi thế trên, chúng ta cần có những giải pháp để phát huy nhằm phát triển nền kinh tế. Cụ thể là Chính phủ cần có chính sách quy hoạch cho từng địa phương nhằm nâng cao lợi thế so sánh từng vùng. Đồng thời cũng cần có các biện pháp hỗ trợ người nông dân thông qua các ưu đãi về sử dụng đất, tín dụng, đầu tư… Hiện nay hầu hết các cơ sở hạ tầng ở các vùng sản xuất nông nghiệp đã bị xuống cấp hoặc hư hại, chính vì vậy mà nhà nước cần phải đầu tư xây dựng lại cơ sở hạ tầng ở các cùng nông thôn. Đặc biệt là chú trọng vào hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch. Nhà nước cũng cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật và các hoạt động nghiên cứu phát triển giống cầy trồng vật nuôi. Tăng cường công tác khuyến nông để có thể đưa giống cây trồng và vật nuôi mới có năng suất chất lượng cao hơn đi vào sản xuất. Nâng cao dân trí cho vùng nông thôn, phát triển thêm hệ thống trường học, nâng cao chất lượng trường lớp tại các vùng nông thôn. Tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận vốn thông qua phát triển thị trường tài chính nông thôn. Nhà nước cần có biện pháp để hình thành mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, thúc đẩy hơn nữa mối liên kết “4 nhà”, đặc biệt là mối liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp. Nâng cao vai trò của các hiệp hội và của hội nông dân Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề (hiệp hội cao su, hiệp hội cà phê,…) đóng vai trò quan trọng làm cầu nối giữa người nông dân với các cơ quan chức năng. Cần đẩy mạnh tạo lập thương hiệu cho hàng hóa nông sản Việt Nam. Đối với các ngành sản phẩm tạo ra giá trị xuất khẩu cao, đã chiếm lĩnh được vị thế trên thị trường thế giới, cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì và nâng cao thương hiệu hàng hóa. Xây dựng và phát triển các sàn giao dịch hàng hóa nông sản tập trung là đầu mối để người nông dân tiếp cận thị trường cũng như các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn sản xuất, giảm thiểu các khâu trung gian. Tóm lại, trong thời gian tới, VN cần có những đột phá mạnh hơn cả về nhận thức, nới lỏng chính sách, tạo các điều kiện và nhân tố đảm bảo khác nhằm tăng cường  đổi mới, đồng bộ hóa và  đột phá chính sách nhằm tạo động lực phát triển kinh tế nông nghiệp tạo tiền đề phát triển cho các mặt hàng nông sản nói riêng. —˜&™– Nguồn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNng s7843n Vit Nam 8211 kh kh259n c417 h7897i v th.doc
  • pptNng s7843n Vi7879t NamKh kh259n c417 h7897i v thch thamp.ppt
Tài liệu liên quan