Đề tài Phân tích các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng phát triển công nghiệp của nước CH DCND Lào trong những năm 1990 - 1998

Muốn cho mặt hàng sản xuất trong nước tiêu thụ được thì Nhà nước cần có một biện pháp chặt chẽ chống nạn buôn lậu, đánh thuế cao đối với những mặt hàng mà khả năng ở trong nước có thể sản xuất được có được như vậy mới khuyến khích được sản xuất trong nước phát triển.

- Chính sách thuế cũng phải được cải tiến sao cho người sản xuất nộp thuế mà không cho mình bị thiệt thòi. Hiện nay nhiều khi thuế không thực sự là công bằng, nhiều cơ sở sản xuất lớn mà thuế không đáng là bao nhiêu, trong khi đó các cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ bị đánh thuế rất cao. Chủ yếu là do các cơ quan hữu trách không làm đúng, làm đủ yêu cầu quản lý của Nhà nước gây ra nhiều phiền hà cho người sản xuất. Mặt khác do chính sách của Nhà nước từ trước tới nay là đánh thuế theo doanh thu, cho nên không phản ánh đầy đủ kết quả sản xuất. Đề nghị thời gian tới sẽ thực hiện việc không đánh thuế doanh thu nữa mà chuyển sang đánh thuế giá trị gia tăng, đây là loại thuế đảm bảo sự công bằng giữa các nhà sản xuất kinh doanh, góp phần chống thất thu thuế cho Nhà nước.

-Nhà nước phải nhanh chóng chuyển hẳn sang tính toán các chỉ tiêu theo SNA vì hệ thống chỉ tiêu cũ đã bộc lộ nhược điểm và không còn phù hợp với cơ chế mới, từ đó để có thể thay đổi được một số chỉ tiêu trong nền kinh tế nói chung và ngành thống kê nói riêng như là: thay đổi chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng bằng tổng giá trị sản xuất hoặc là để có làm rõ thêm nữa về các chỉ tiêu như chi phí trung gian, giá trị tăng thêm,. là các vấn đề mà ở Lào chưa làm được

 

doc74 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng phát triển công nghiệp của nước CH DCND Lào trong những năm 1990 - 1998, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị, nhà cửa. Vốn lưu động là sự biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động như là: Nguyên liệu dự trữ cho sản xuất, sản phẩm dở dang, sản phẩm trong kho, hàng gửi bán, tiền mặt. +Vốn sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp - thủ công quốc doanh được hình thành từ các nguồn sau: -Nguồn vốn liên doanh là vốn do liên doanh với các doanh nghiệp sản xuất khác nó thể hiện là: giá trị tài sản và tiền mặt mà bên liên doanh góp vào. -Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất. -Nguồn vốn đi vay bao gồm vay ngân hàng, vay các tổ chức kinh tế khác. -Nguồn vốn tự bổ xung đó là vốn do doanh nghiệp trích từ lợi nhuận. Vốn sản xuất là chỉ tiêu quan trọng nhất. Nó phản ánh tình hình đầu tư vào công nghiệp - thủ công quốc doanh và cơ cấu vốn phân bố ở các vùng, lãnh thổ, các ngành nghề kinh tế khác nhau. Việc sử dụng chỉ tiêu vốn sản xuất dùng để phân tích cho thấy sự biến động của vốn theo thời gian và từ đó chúng ta có thể xác định được khả năng tiềm tàng để phát triển công nghiệp - thủ công quốc doanh. Nó giúp cho việc nghiên cứu cơ cấu, tỷ trọng vốn sản xuất của các ngành khu vực công nghiệp - thủ công quốc doanh nhằm phát hiện ra những bất hợp lý trong cơ cấu đó. Trên cơ sở đó Đảng và Nhà nước đề ra những chính sách hạn chế hoặc khuyến khích đầu tư làm sao cho hợp lý. Ngoài ra cũng có thể phân tích vốn sản xuất của công nghiệp - thủ công chi tiết theo vốn cố định và vốn lưu động, để biết được tình hình đầu tư đổi mới thiết bị của công nghiệp - thủ công quốc doanh để sản xuất ra được nhiều hàng hoá có chất lượng hơn. * Chỉ tiêu số lượng lao động Số lượng lao động trong công nghiệp - thủ công quốc doanh là toàn bộ những người lao động trực tiếp và gián tiếp tham gia vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và trả lương. Lao động trong các doanh nghiệp quốc doanh chủ yếu là lao động được Nhà nước tuyển dụng theo các hợp đồng dài hạn hoặc ngắn hạn, bao gồm : - Lao động trực tiếp tham gia sản xuất. - Cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý. - Lao động phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh - Lao động hành chính, quản trị và dịch vụ - Chỉ tiêu số lượng lao động của công nghiệp - thủ công quốc doanh phản ánh tình hình sử dụng số lượng và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp - thủ công quốc doanh. Nó được dùng để phân tích sự tăng trưởng bởi lao động là một trong 3 yếu tố quyết định của sản xuất. Lực lượng lao động dồi dào với chất lượng cao thì sẽ phản ánh tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước CHDCND Lào hiện nay, kỹ thuật sản xuất chưa cao, các cơ sở sản xuất chủ yếu là sử dụng những thiết bị thu hút nhiều lao động. Việc phân tích chỉ tiêu số lượng lao động của công nghiệp - thủ công quốc doanh cho thấy kết quả thực hiện một trong những mục tiêu xã hội quan trọng hiện nay để tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. C. Chỉ tiêu phản ánh hiêu qua kinh tế của công nghiệp - thu công quốc doanh ở CHDCND Lào. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được hình thành từ việc so sánh giữa các chỉ tiêu kết qủa và chi phí có mối liên hệ biện chứng lẫn nhau, tức là việc so sánh chúng có ý nghĩa và phản ánh một khía cạnh kinh tế nào đó. Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả được sử dụng để đánh giá một cách tổng hợp hiệu quả kinh tế một doanh nghiệp, một ngành, một thành phần kinh tế... tuy nhiên, mỗi chỉ tiêu hiệu quả với ý nghĩa kinh tế của nó có thể sử dụng để phản ánh chất lượng hoạt động trên từng mặt của doanh nghiệp, ngành... được cải thiện hay xấu đi như thế nào qua các thời kỳ khác nhau. * Nhóm chỉ tiêu ,ức năng suất lao động bình quân. Khái niệm: Mức năng suất lao động là số lượng sản phẩm (hay giá trị sản phẩm) trung bình do mỗi lao động làm ra trong một thời gian nhất định: W = Trong đó: W: Mức năng suất lao động bình quân. T: Tổng số lao động hao phí để tạo ra Q Q: Khối lượng sản phẩm hiện vật hoặc giá trị sản phẩm tính theo phương pháp MPS hoặc tính theo phương pháp SNA. Mức năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả quan trọng nhất phản ánh trình độ sử dụng lao động của công nghiệp - thủ công quốc doanh. Phân tích chỉ tiêu năng suất lao động cho ta thấy các doanh nghiệp công nghiệp - thủ công quốc doanh tổ chức, bố trí lực lượng lao động của mình hợp lý như thế nào bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động cao hay thấp. * Chỉ tiêu hiệu suất vốn sản xuất. Hiệu suất vốn sản xuất là số đơn vị giá trị kết quả sản xuất (hay doanh thu) tổng sản lượng được tạo ra trên một đơn vị vốn sản xuất. Ta có công thức tính: N = Trong đó N: Hiệu suât vốn sản xuất (đồng /đồng) Q: Giá trị tổng sản lượng tổng giá trị sản xuất hay tổng doanh thu K: Giá trị tài sản cố định bình quân V: Tổng số vốn lưu động. Hiệu suất vốn sản xuất cũng như năng suất lao động bình quân có thể được tính cho từng xí nghiệp, toàn ngành công nghiệp và từng ngành công nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh tế của toàn bộ vốn sản xuất. Khi Nghiên cứu hiểu suất vốn sản xuất sẽ thấy được trình độ sử dụng vốn của công nghiệp - thủ công quốc doanh. Hiện nay nhiều doanh nghiệp quốc doanh đã biết sử dụng đồng vốn của Nhà nước có hiệu quả để tạo ra ngày càng nhiều của cải cho xã hội. Nhưng còn không ít doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả gây lãng phí vốn của Nhà nước. Vì vậy, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua các năm sẽ phản ánh được công nghiệp - thủ công quốc doanh đã cải thiện tình hình sử dụng vốn đầu tư như thế nào. * Chỉ tiêu mức doanh lợi chung + Khái niệm: Mức doanh lợi chung là chr tiểu phản ánh mức lợi nhuận thu được từ một đồng vốn sản xuất trong sản xuất kinh doanh. Công thức: R = Trong đó: R : Mức doanh lợi chung (đồng / đồng) B : Tổng mức lợi nhuận K + V : Tổng giá trị tài sản cố định và tai sản lưu động. Chỉ tiểu cho biết cứ một Đồng vốn sản xuất bỏ vào kinh doanh trong kỳ tạo ra được mấy Đồng lời nhuận. 2.4. Một số phương pháp thống kê sử dụng trong phần tích tính hình phát triển sản xuất công nghiệp. a. Phương pháp phân tổ. "Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau". Phân tổ thống kê thực hiện việc nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp. Tổng thể nghiên cứu được chia thành các tổ có quy mô, đặc điểm khác nhau. Mặt lượng và quan hệ số lượng của các tổ phản ánh mức độ mức độ kết cấu của hiện tượng và mối liên hệ giữa các tiêu thức. Trong phân tổ thống kê có các loại phân tổ : Phân tổ theo một tiêu thức hay còn gọi là phân tổ đơn. Phân tổ theo một tiêu thức là xây dựng tần số phân bố của một tập hợp theo một tiêu thức. Đây là cách phân tổ đơn giản nhất và cũng thường được sử dụng nhất. Phân tổ theo nhiều tiêu thức có hai loại : + Phân tổ kết hợp : - Khi phân tổ kết hợp cần phải xác định số tổ, phải xác định thứ tự các tiêu thức. - Xác định số tổ (nếu có) khoảng cách tổ của từng tiêu thức. - Phải tiến hành phân tổ theo từng tiêu thức một + Phân tổ nhiều chiều - Trong phân tổ nhiều chiều các tiêu thức nguyên nhân đồng thời là tiêu thức phân tổ vì vậy người ta phải đưa các tiêu thức phân tổ về dạng một tiêu thức tổng hợp rồi căn cứ vào tiêu thức tổng hợp này để tiến hành phân tổ theo một tiêu thức. - Các lượng biến của tiêu thức được ký hiệu Xij (i = 1, n ; j = 1, k) Trong đó : i là thứ tự của lượng biến j là thứ tự của tiêu thức - Tiêu thức tổng hợp : nhằm đưa các lượng biến lớn khác nhau về dạng tỉ lệ bằng cách lấy các lượng biến chia cho số bình quân của các lượng biến đó. Trong đó : Cộng các Pij có cùng thứ tự của tiêu thức Tính : Coi các hoặc Pi là tiêu thức phân tổ - gọi là tiêu thức tổng hợp - Tác dụng của phân tổ nhiều chiều : + Nghiên cứu kết cấu của tổng thể theo một số tiêu thức cơ bản có mối liên hệ với nhau. + Dùng phân tổ nhiều chiều để nghiên cứu mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức mà khi dùng phân tổ kết hợp không giải quyết được. + Dùng để xác định lại tài liệu đồng nhất của tài liệu ban đầu nhằm vận dụng các phương pháp thống kê toán. b. Phương pháp bảng số liệu thống kê. * Về hình thức : Bảng thống kê bao gòm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và các số liệu. Các hàng ngang và cột dọc phản ánh quy mô của bảng. Số hàng ngang, cột dọc càng nhiều thì bảng thống kê càng lớn và phức tạp. Các hàng ngang, cột dọc cắt nhau tạo thành các ô dùng để điền các số liệu thống kê vào đó. Các hàng ngang, cột dọc thường được đánh số thứ tự để tiện cho việc sử dụng và trình bày vấn đề. Tiêu đề của bảng phản ánh nội dung của bảng và của từng chi tiết trong bảng. Trước hết có tiêu đề chung, là tên gọi chung của bảng, thường viết ngắn, gọn, dễ hiểu và đặt ở phía trên đầu của bảng. Các tiêu đề nhỏ (còn gọi là tiêu mục) là tên riêng của mỗi hàng và cột phản ánh rõ nội dung các hàng và cột đó. Các số liệu được ghi vào các ô của bảng, mỗi con số phản ánh một đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. * Về nội dung : Bảng thống kê gồm hai phần : Phần chủ đề và phần giải thích. - Phần chủ đề (còn gọi là phần chủ từ) nêu lên tổng thể hiện tượng được trình bày trong bảng thống kê. Tổng thể này được phân thành các bộ phận, nó giải thích đối tượng nghiên cứu là những đơn vị nào, những loại hình gì. Có khi phần chủ đề là các địa phương hoặc thời gian nghiên cứu khác nhau của hiện tượng nào đó. - Phần giải thích (còn gọi là phần tân từ) gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, nghĩa là giải thích phần chủ đề của bảng. Phần chủ đề thường đặt ở vị trí bên trái của bảng, còn phần giải thích ở phía trên của bảng. Cũng có trường hợp người ta thay đổi vị trí của hai phần cho nhau. * Các loại bảng thống kê. Căn cứ vào kết cấu của phần chủ đề, có thể chia làm ba loại bảng thống kê : Giản đơn, phân tổ và kết hợp. - Bảng giản đơn. Là loại bảng mà phần chủ đề không phân tổ, chỉ sắp xếp các đơn vị tổng thể theo tên gọi, theo địa phương hoặc theo thời gian nghiên cứu . - Bảng phân tổ : Là loại bảng trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được phân chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó. - Bảng kết hợp : Là loại bảng thống kê trong đó đối tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ đề được phân tổ theo hai, ba tiêu thức kết hợp với nhau. Nó dùng để biểu diễn kết quả của việc phân tổ theo nhiều tiêu thức. * Những yêu cầu đối với việc xây dựng bảng thống kê. - Quy mô của bảng thống kê không nên quá lớn (quá nhiều tổ và quá nhiều chỉ tiêu). - Các tiêu đề và tiêu mục trong bảng thông kê cần được ghi chính xác, đầy đủ, gọn và dễ hiểu. - Các hàng và cột thường được ký hiệu bằng chữ hoặc số để tiện trình bày và theo dõi. - Các chỉ tiêu giải thích trong bảng thống kê cần được sắp xếp theo thứ tự hợp lý, phù hợp với mục đích nghiên cứu, các chỉ tiêu có liên hệ với nhau nên sắp xếp gần nhau. - Cách ghi các ký hiệu vào bảng thống kê. Theo nguyên tắc các ô trong bảng thống kê dùng để ghi số liệu, song nếu không có số liệu thì dùng các ký hiệu quy ước sau đây : + Ký hiệu (-) biểu hiện hiện tượng không có số liệu đó. + Ký hiệu (...) biểu hiện số liệu còn thiếu sẽ bổ sung sau. + Ký hiệu (x) nói lên rằng hiện tượng không có liên quan đến điều đó, nếu viết số liệu vào ô đó sẽ vô nghĩa. * Phần ghi chú ở cuối bảng thống kê được dùng để giải thích rõ nội dung của một số chỉ tiêu trong bảng, để nói rõ các nguồn tài liệu đã sử dụng trong bảng hoặc các chi tiết cần thiết khác. * Trong bảng thống kê bao giờ cũng phải có đơn vị tính cụ thể cho từng chỉ tiêu. c. Phương pháp phân tích dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Có hai loại dãy số thời gian. - Dãy số thời kỳ biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. - Dãy số thời điểm : biểu hiện quy mô (khối lượng của hiện tượng tại những thời điểm nhất định) Dãy số thời gian cho phép thống kê nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian vạch rõ xu hướng và tính chất quy luật phát triển và dự đoán các mật độ của hiện tượng trong tương lai. Để phân tích dãy số thời gian thống kê thường sử dụng các chỉ tiêu sau : * Mức độ trung bình theo thời gian : Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian. Tùy theo là dãy số thời kỳ hay thời điểm mà có công thức tính khác nhau. * Đối với dãy số thời kỳ mức độ trung bình thời gian được tính theo công thức : Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau : Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau, thì mức độ trung bình theo thời gian được tính bằng công thức : * Lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối : Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu (+) và ngược lại mang dấu (-) Tùy theo mục đích nghiên cứu, ta có các chỉ tiêu về lượng tăng giảm sau đây : - Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (Yi) và mức độ kỳ đứng liền trước đó (Yi-1) d1 = Yi - Yi-1 Trong đó d1 là lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (Yi) và mức độ của một kỳ nào đó được chọn làm gốc (thường lấy mức độ đầu trên Y1). Di = Yi - Y1 (i = 1, 2,...n) Trong đó Di là lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc Mối liên hệ Di = Sid1 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình là số trung bình cộng của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn ký hiệu d. * Tốc độ phát triển. Tốc độ phát triển là một số tương đối thường được biểu hiện bằng lần hoặc % phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau ta có các loại tốc độ phát triển sau đây : - Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau : Trong đó Ti : là tốc độ phát triển định gốc Mối liên hệ : Tốc độ phát triển định gốc bằng tích cực các tốc độ phát triển liên hoàn Ti = pi ti - Tốc độ phát triển trung bình là mức độ đại biểu cho các tốc độ phát triển liên hoàn. t là tốc độ phát triển trung bình. * Tốc độ tăng (hoặc giảm). "Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu phần trăm). Và ta có các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây : - Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn. Trong đó ai : là tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn, tính bằng đơn vị lần. - Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc là tỷ số giữa lượng tăng (giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định. Trong đó Ai : Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc, tính bằng đơn vị lần Ai -= Ti - 100 (tính bằng %). - Tốc độ tăng (hoặc giảm) trung bình là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu. a = t - 1 Trong đó a là tốc độ tăng hoặc giảm trung bình. * Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm). Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu ký hiệu là gi (i = 2,...n) là giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) thì. Chú ý : Tất cả các chỉ tiêu bình quân (tốc độ phát triển, lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân, tốc độ tăng bình quân) chỉ tính với dãy số có cùng xu hướng tức là trong dãy số thời gian các mức độ phải cùng tăng hoặc cùng giảm. * Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian. Phương pháp này được sử dụng khi một dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh được xu hướng biến động của hiện tượng. Nội dung : Ghép 1 số thời gian liền nhau vào thành khoảng thời gian dài hơn (VD : ghép 3, tháng - quý). + Phương pháp số bình quân trượt. Số bình quân trượt (còn gọi là số bình quân di động) là số trung bình cộng của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số được tính bằng cách lần lượt loại bỏ các mức độ đầu, đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo, sao cho số lượng các mức độ tham gia tính số trung bình không đổi. Vấn đề quan trọng khi tính số bình quân trượt là : việc xác định nhóm bao nhiêu mức độ để tính toán điều này tùy thuộc vào tính chất biến động của hiện tượng và số lượng mức độ của dãy số nhiều hay ít. + Phương pháp hồi quy. Nội dung : Từ 1 DSTG, xây dựng phương trình hồi quy biểu diễn sự biến động của hiện tượng qua thời gian gọi là hàm xu thế. Phương trình này xây dựng trên cơ sở dãy số thời gian với biến độc lập là thời gian (t) và có dạng tổng quát như sau : Yt = f (t, ao, a1,...an) Yt : là mức độ lý thuyết ao, a1..., an là các tham số Một số dạng thường gặp : - Tiếp tuyến : Yt =ao + a1t - Phương trình hàm mũ : Yt = ao + a1t - Phương trình Parabol : Yt = ao + a1t + a2t2 + Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ : Sự biến động của một số hiện tượng kinh tế xã hội thường có tính thời vụ nghĩa là hàng năm trong từng thời gian nhất định sự biến động được lặp đi lặp lại. Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm đề ra những chủ trương biện pháp phù hợp, kịp thời, hạn chế những ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt xã hội. Nhiệm vụ của nghiên cứu thống kê là dựa vào số liệu của nhiều năm để xác định tính chất và mức độ của biến động thời vụ. Phương pháp thường được sử dụng là tính các chỉ số thời vụ và chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau đây : - Trường hợp hiện tượng biến động thời vụ nhưng có xu hướng ổn định. Trong đó : i : Thứ tự thời gian ( có thể là tháng hoặc quý) Ii : Chỉ số thời vụ của thời gian thứ i Y1 : Số trung bình các mức độ của các thời gian cùng tên i Y0 : Số trung bình của tất cả các mức độ trong dãy số. - Trường hợp có xu hướng tăng lên : d) Dự đoán dựa vào dãy số thời gian : * Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân. Phương pháp dự đoán này có thể được sử dụng khi các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Ta đã biết lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân được tính theo công thức : Từ đó ta có môi hình dự đoán : Yn+h = Yn + dh (h = 1, 2, ...n) Trong đó : Yn là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian h : là tầm xa dự báo Yn+h : Mức độ dự báo * Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân. Phương pháp dự đoán này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Ta đã biết tốc độ phát triển trung bình được tính theo công thức : Trong đó : Y1 là mức độ đầu tiên của dãy số thời gian Yn : Là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian Từ công thức trên ta có : Yn+h = Yn x (t)h (h = 1, n) Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình hàng năm như trên có thể được mở rộng cho những khoảng thời gian dưới một năm. Ví dụ như cho các quý của từng năm khi đó mô hình dự đoán là : Trong đó : Yij : Mức độ dự đoán quý i năm j Tổng các mức độ của các quý i dt = 1 + t- + t-2+... + t-(n-1) * Dự đoán dựa vào ngoại suy hàm xu thế. Phương pháp này dựa vào hàm hồi quy theo thời gian để dự báo. Từ phương trình hồi quy theo thời gian : Yt = f (t, ao, a1,...an) Ta có mô hình dự đoán là : Yt+h = (t + h, ao, a1,..., an) Trong đó h là tầm xa dự báo rối h = 1, 2, 3...n Yt+h là mức độ dự đoán ở thời gian t + h. * Dự đoán dựa vào ham xu thế tuyến tính và biến động thời vụ. Thành phần của dãy số thời gian được chia làm 3 phần. - Xu thế phát triển : Xu hướng cơ bản kéo dài theo thời gian - Biến động thời vụ St : mang tính chất lặp đi lặp lại trong thời kỳ. - Biến động ngẫu nhiên Zt : Do tác động của các nhân tố ngẫu nhiên và 3 trở thành phần được kết hợp thành 2 mô hình : + Mô hình cộng Yt = ft + St + Zt + Mô hình nhân : Yt = ft. St. Zt Để đơn giản thường xét hàm là hàm xu thế tuyến tính ft = a + b.t Biến động thời vụ St = Cj (j = 1...m) Khi ta xét kết hợp cộng Yt = a + bt + Cj + Zt và ta xác định a, b, Cj bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. * Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ. Trong các phương pháp dự đoán trước, xây dựng mô hình dự đoán thì ta coi các mức độ của dãy số là như nhau. Song trong thực tế các mức độ của hiện tượng ở các thời gian khác nhau thì chịu sự tác động của những nhân tố khác nhau. Có một số nhân tố mất đi và một số nhân tố nhân tố khác xuất hiện va cường độ tác động của nhân tố nên hiện tượng ở thời gian khác nhau thì không khác nhau vì vậy để phản ánh sự thay đổi này đòi hỏi các mức độ của dãy số phải được chú ý khác nhau, khi ta xây dựng mô hình dự đoán. Cụ thể là mức độ càng mới thì cần phải được chú ý nhiều hơn so với các mức độ trước chính là ý tưởng chủ yếu của một loạt các phương pháp thích nghi, đi xây dựng mô hình tự điều chỉnh để phản ánh được những thay đổi của dãy số thời gian và trên cơ sở đó đưa ra được những dự đoán chính xác hơn. Một trong những phương pháp cơ bản của phương pháp thích nghi là phương pháp san bằng mũ. * Dự đoán bằng phương pháp hồi quy tương quan. Bản chất của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ tương quan giữa các hiện tượng để ngoại suy cho tương lai. Trong dự đoán bằng phương hồi quy tương quan có thể dùng cả hồi quy tương quan cặp và hồi quy tương quan bội. * Dự đoán bằng phương pháp chuyên gia. Dự đoán bằng phương pháp chuyên gia thường được dùng trong trường hợp thiếu thông tin, những hiện tượng phát triển không đều đặn các bước nhảy vọt không lường trước được. Vì vậy chỉ còn dựa vào ý kiến các chuyên gia là các nhà khoa học am hiểu sâu sắc về hiện tượng cần dự báo, nhằm nêu ra các đường nét đại cương của hiện tượng đó trong tương lai phương pháp này đòi hỏi phải chọn được số chuyên gia đúng yêu cầu, có cách lấy ý kiến khác nhau một cách khoa học. Phương pháp chuyên gia có nhiều hình thức tổ chức khác nhau để tiến hành dự báo như phương pháp phỏng vấn, hội đồng, chương trình tương tác thay đổi. Trong đó phương pháp DELPHI là phương pháp có nhiều ưu điểm nhất và thường được sử dụng nhất. e. Phương pháp chỉ số. "Chỉ số thống kê là phương pháp biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng kinh tế xã hội". Phương pháp chỉ số có tác dụng biểu hiện biến động của hiện tượng kinh tế xã hội qua thời gian, không gian, phân tích nhiệm vụ kế hoạch và thực hiện kế hoạch, ngoài ra còn phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với biến động của toàn bộ hiện tượng phức tạp. Các chỉ số thống kê được chia thành nhiều loại. - Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu có chỉ số chỉ tiêu chất lượng, chỉ số chỉ tiêu số lượng. + Chỉ số chỉ tiêu chất lượng nói lên biến động của các chỉ tiêu chất lượng như giá cả giá thành. + Chỉ số chỉ tiêu khối lượng nói lên biến động của các chỉ tiêu khối lượng như hàng hóa. - Căn cứ vào phạm vi tính toán có chỉ số số cá thể và chỉ số chung. + Chỉ số (cá thể) nói lên biến động của từng phần tử, từng đơn vị cá biệt của hiện tượng phức tạp và chỉ số cá thể là cơ sở để tính các chỉ số chung. Công thức : Trong đó : ix : Chỉ số cá thể hiện tượng x X1 : mức độ hiện tượng X kỳ nghiên cứu Xo : mức độ hiện tượng X kỳ gốc + Chỉ số chung : nói lên biến động của tất cả các đơn vị, các phần tử của hiện tượng phức tạp. Tùy theo mục đích nghiên cứu có các loại chỉ số chung sau : * Chỉ số phát triển dùng để nghiên cứu sự phát triển của hiện tượng qua thời gian. Công thức : Trong đó : Ix - chỉ số chung của nhân tố X1, Xo - mức độ của nhân tố X kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Y - quyền số của chỉ số Ix + Chỉ số không gian : Nhằm so sánh mức độ của hiện tượng kinh tế qua điều kiện không gian khác nhau có công thức : Trong số : XA và XB - mức độ nhân tố X của không gian A và B. Y - Quyền số của chỉ số Ix + Chỉ số kế hoạch : biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kế hoạch đối với từng chỉ tiêu. Chỉ số kế hoạch : Chỉ số hoàn thành kế hoạch : Tuỳ vào tình hình thực tế và mục đích nghiên cứu mà quyền số y được lấy từ số thực tế ở kỳ nghiên cứu hay từ chỉ tiêu kế hoạch. - Hệ thống chỉ số được hình thành trên cơ sở một tập hợp các chỉ số có liên hệ với nhau và có nhiều loại hệ thống chỉ số : + Hệ thống chỉ số kế hoạch : biểu hiện mối liên hệ giữa các chỉ số kế hoạch với chỉ số phát triển. Chỉ số phát triển = Chỉ số kế hoạch X Chỉ số hoàn thành kế hoạch + Hệ thống chỉ số của các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau. Cơ sở để hình thành hệ thống chỉ số là mối liên hệ thực tế giữa các chỉ tiêu. Chẳng hạn từ mối liên hệ. Mức tiêu thụ hàng hóa = Giá cả x Lượng hàng hóa tiêu thụ Ta xây dựng được hệ thống chỉ số : Chỉ số mức tiêu thụ hàng hóa = Chỉ số giá cả x Chỉ số lượng hàng hóa tiêu thụ Hệ thống chỉ số có tác dụng. + Phân tích mối liênhệ giữa các hiện tượng trong quá trình biến động xác định vai trò ảnh hưởng biến động của mỗi nhân tố đối với biến động của hiện tượng gồm nhiều nhân tố, tìm ra nguyên nhân chủ yếu. + Trong trường hợp, lợi dụng hệ thống chỉ số có thể tính toán các chỉ số chưa biết khi biết các chỉ số khác trong hệ thống chỉ số. + Để phân tích sự tăng trưởng kinh tế qua các chỉ tiêu thống kê, người ta sử dụng các công thức: t0 = Yj / Y0 và Tj = Yj / Y j-1 Trong đó: t0 : Tốc độ tăng trưởng định gốc. T1: Tốc độ tăng trưởng liên hoàn. Yj:: Là quy mô chỉ tiêu phân tích năm thứ j. Y0:: Là quy mô của chỉ tiêu phân tích năm được chọn làm gốc so sánh Yj-1: là quy mô của chỉ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0010.doc
Tài liệu liên quan