Đề tài Phân tích chuyên dùng trong kiểm định chất lượng thủy sản

MỤC LỤC

I.LỜI MỞ ĐẦU . 2

II.PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU . . 3

1.Mục đích và yêu cầu . 3

2.Thủ tục lấy mẫu và quản lý mẫu . 3

2.1. Trách nhiệm của người phụ trách phòng thí nghiệm . 3

2.2. Trách nhiệm của người lấy mẫu 3

2.3. Quy định lấy mẫu . 3

III. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA NHANH 6

1.Kiểm tra hàm lượng Urê trong thủy sản 6

2.Kiểm nhanh dư lượng Chloramphenicol 8

3.Phân tích thủy ngân bằng phương pháp CV-AAS . 9

4. Nguyên tắc kỹ thuật nguyên hóa không ngọn lửa . 11

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH . 14

1. Phương pháp định lượng Sulfit trong sản phẩm thủy sản . 14

2. Phương pháp định tính axit boric và muối borat trong sảm phẩm thủy sản 15

3. Phương pháp định tính Urê trong sản phẩm thủy sản . 16

4. Phương pháp định lượng bằng sắc ký ion muối Polyphosphat trong sản phẩm thủy sản . 16

5. Phương pháp định lượng bằng sắc ký khí hàm lượng . 18

6. Ứng dụng của phương pháp nguyên tử hóa bằng ngọn lửa . 23

7. Salmonella trong sản phẩm thuỷ sản. 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 26

 

 

 

 

 

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5206 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chuyên dùng trong kiểm định chất lượng thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần trang bị kiến thức đặc biệt, chỉ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi thực hiện. Rẻ tiền, và không cần phải trang bị các máy móc đắt tiền và chuyên dùng. Kết quả dễ xem xét và đánh giá. Có thể thực hiện ngoài trời, tại điểm thu mua/ thanh tra. Tiết kiệm thời gian: chỉ cần vài phút để đọc kết quả. Chính xác: phát hiện chính xác đến ngưỡng của các thiết bị thông dụng hiện nay, và tương thích với các quy định hiện hành trên thế giới. Sạch và an toàn: không gây hại cho sức khỏe người, súc vật và môi trường. Dễ bảo quản: bảo quản trong điều kiện bình thường, ở nhiệt độ phòng. Phân tích thủy ngân bằng phương pháp CV-AAS Phương pháp: Phương pháp hóa hơi lạnh chỉ được dùng để xác định thủy ngân vì ở nhiệt độ phòng, Hg tồn tại ở thể lỏng với áp suất hơi bão hòa khá cao 1,3.10-3 mm Hg(1,71.10-6atm ở 25o C). Mặt khác ở thể hơi thì Hg tồn tại ở trạng thái đơn phân tử, cho nên thay vì sử dụng nhiệt độ cao để nguyên tử hóa Hg từ các hợp chất của thủy ngân người ta sử dụng chất khử mạnh để khử trực tiếp Hg2+ về Hg0 dễ bay hơi và dòng thời sử dụng một dòng khí mang sục vào dung dịch lôi cuốn hơi Hg đến ống thạch anh, tại đó tiến hành đo độ hấp thu ở bước sóng 253.7 nm từ đèn HCL. Khí mang thường sử dụng là Ar, N2 hoặc không khí sạch. Chất khử mạnh được sử tốt hiện nay là NaBH4 (E0H+/H = -2.107 V) khử Hg2+ ( ) trong môi trường acid HCl theo phản ứng: BH4 - + 3 H2O + H+ = H3BO3 + 8 H HgCl42- + 2 H = Hg 0 + 2 H ++ 8 Cl- Mẫu thủy sản được vô cơ hóa bằng acid nitric đậm đặc trong bình phá mẫu bẳng nhựa teflon có nắp vặn kín. Thủy ngân trong dung dịch mẫu bị hydride hóa bằng dòng khí hydro. Hydride thủy ngân dễ bay hơi bị cuốn theo dòng khí hydro và được bơm vào hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử. Tại đây hydride thủy ngân bị phân hủy thành hơi thủy ngân và được xác định theo phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không dùng ngọn lửa. các phản ứng xảy ra trong hệ thống bay hơi : NaBH4 + HCl = NaCl + BH2 + 2H 4H + HgCl2 = HgH2 + 2 HCl HgH2 = Hg + H2 Thiết bị và dụng cụ: Máy quang phổ hấp thu nguyên tử sử dụng đèn cathode thủy ngân rỗng với hệ thống bay hơi nguyên tử hydride. Bình phá mẫu bằng nhựa teflon có năp vặn kín dung tích 50 ml. Tủ sấy nhiệt độ 150 0C. Dụng cụ thủy tinh đã được rửa sạch bằng acid nitric nồng độ 8N và tráng lại bằng nước cất trước khi sử dụng. Cân phân tích có độ chính xác loại đến 0.01g và loại đến 0.0001g. Hóa chất và chất chuẩn: Acid nitric đậm đặc. Acid sunfuric đậm đặc. HCl 1N. Dung dịch hòa tan cho khoảng 300 – 500 ml nước cất vào bình định mức1000 ml, cho thêm 58 ml acid nitric và 67 mn acid sulfuric, sau đó định mức đến vạch bằng nước cất. Dung dịch NaOH 0.25M: hòa tan 10 g NaOH trong 1000ml nước cất . Dung dịch tetrahydrua boric natri (NaBH4) nồng độ 3%: hòa tan 1.5 g NaBH4 trong 10 ml dung dịch NaOH. Dung dịch thủy ngân chuẩn: Dung dịch chuẩn gốc 1mg/ml: hòa tan 1.000g Hg trong 1000 ml H2SO4 1N. Dung dịch chuẩn trung gian 1 mg/ml: pha loãng 1ml dung dịch chuẩn gốc thành 1000 ml bằng dung dịch H2SO4 1N. Dung dịch chuẩn làn việc: pha loãng dung dịch chuẩn trung gian thành các dung dịch chuẩn làm viếc có hàm lượng Hg lần lượt là 0.0; 2.0; 4.0;6.0; 8.0; 10.0 mg/l bằng dung dịch acid nitric 1N. Phương pháp tiến hành: Vô cơ hóa mẫu Cân khoảng 1.00 g mẫu sao cho khối lượng khô không nhiều hơn 300mg. Đối với mẫu có hàm lượng chất béo cao, lượng mẫu dùng sao cho khối lượng khô không lớn hơn 200mg. cho mẫu vào bình phá mẫu, thêm 5ml acid nitric đậm đặc rồi vặn chặt nắp đậy kín bình lại. Để bình vào tủ sấy đã đặt ở nhiệt độ 1500C trong vòng 30 – 60 phút hoặc cho đến khi dung dịch trở nên trong. Lấy bình ra khỏi tủ sấy, để nguội đến nhiệt độ phòng rồi mở nắp và chuyển dung dịch mẫu vào bình định mức 250ml. Tráng rửa bình phá mẫu bằng khoảng 95ml dung dịch hòa tan (IV.3.2.d), rót nước rửa vào bình định mức bằng nước cất cho đến vạch rồi lắc đều. Chuẩn bị mẫu trắng Mẫu trắng được chuẩn bị bằng cách thay 1g mẫu bằng 1mm nước cất rồi tiến hành các bước như vô cơ hóa mẫu. Tiến hành phân tích Tối ưu hóa các điều kiện làm việc của máy quang phổ hấp thu nguyên tử nà hệ thống bay hơi nguyên tử hydride. Nối hệ thống nhưng chưa nối đầu khí vào của bình đun chứa mẫu điều chỉnh lưu lượng không khí đầu ra của bơm để đạt được lưu lượng khoảng 2 l/phút bằng cách điều chỉnh tốc độ của bơm thông qua điện áp kế. Nối hoàn chỉnh hệ thống thiết bị theo sơ đồ lắp đặt hệ thống quang phổ hấp thu nguyên tử, Xây dựng đường chuẩn bằng cách bơm các mẫu chẩu với hàm lượng Hg lần lượt là 0.0; 2.0; 4.0;6.0; 8.0; 10.0 ppb rồi xác định độ hấp thu của chúng thông qua diện tích peak. Khi đường chuẩn có độ tuyến tính tốt, tiến hành bơm các dung dịch mẫu thử và mẫu trắng rồi xác định độ hấp thụ của chúng thông qua diện tích peak.Tính hàm lượng thủy ngân trong mẫu thông qua đường chuẩn sau khi đã trừ đi mẫu trắng. Yêu cầu về độ tin cậy của phép phân tích: Độ lặp lại của 2 lần bơm: độ lệch chuẩn (CVs ) tính theo độ hấp thụ của 2 lần bơm liên tiếp của cùng một dịch chuẩn phải nhỏ hơn 0.5%. Độ thu hồi (R) được xác định bằng cách sử dụng 5 mẫu đã cho vào một lượng dung dịch Hg chuẩn biết chính xác nồng độ. Độ thu hồi tính dược phải nằm trong khoảng 85% - 100%, độ thu hồi trung bình phải lớn hơn 90%. Tính kết quả : Hàm lượng Hg trong mẫu thử thủy sản được tính theo công thức sau: Trong đó: CHg là hàm lượng Hg có trong mẫu thử (mg/l) MHg là hàm lượng Hg có trong dịch mẫu tính được theo đường chuẩn (mg/l) V là thể tích dung dịch dùng để hòa tan mẫu thử (ml) M là khối lượng mẫu thử (g) 4. Nguyên tắc kỹ thuật nguyên hóa không ngọn lửa - Nguyên tắc kỹ thuật nguyên hóa không ngọn lửa là dùng năng lượng của dòng điện công suất lớn hay năng lượng của dòng cao tần cảm ứng để nguyên tử hóa gần như tức khắc mẫu chúa chất phân tích trong cuvet graphite và trong môi trường khí trơ để tạo ra các nguyên tử tự do ở trạng thái hơi có khả năng hấp thụ bức xạ đơn sắc tạo ra phố hấp thụ nguyên tử của nó. Mẫu chứa nguyên tố cần xác định được đưa vào lò graphite bằng bộ hút mẫu tự động hoặc bằng tay với thể tích rất nhỏ từ 20 µm - 50 µm. Quá trình phân tích nguyên tố trong lò graphite bằng phương pháp này xảy ra theo 4 giai đoạn kế tiếp nhau trong tổng thời gian là 60 – 80s. Các giai đoạn đó là : Sấy khô mẫu: làm cho dung môi hòa tan mẫu bay hơi nhẹ nhàng và hoàn toàn nhưng không làm mất mẫu. Tro mẫu hóa: nhằm mục đích đốt cháy các hợp chất hữu cơ có trong mẫu sau khi sấy khô. Mỗi nguyên tố đều có nhiệt độ tro hoá mẫu giới hạn cho nó trong phép đo GF- AAS. Nhiệt độ tro hóa giới hạn của mỗi nguyên tố là khác nhau. nó phụ thuộc vào bản chất của mỗi nguyên tố và phụ thuộc vào dạng hợp chất mà nguyên tố đó tồn tại cũng như nền màu. Nguyên tử hóa: thực hiện nguyên tử hóa trong thời gian rất ngắn, thông thường từ 3-6 s nhưng tốc độ tăng nhiệt độ lại rất lớn thường cỡ 18000C/s- 2500 0C/s. mỗi nguyên tố đều có nhệt độ nguyên tử hóa tới hạn cho nó trong phép đo GF-AAS. Nhiệt độ này phụ thuộc vào bản chất của mỗi nguyên tố và cũng phụ thuộc vào bản chất mà nguyên tố đó tồn tại và thành nền của mẫu, nên tiến hành nguyên tử hóa ở nhiệt độ không được lớn hơn nhiệt độ tới hạn và chọn thời gian nguyên tử hóa sao cho peak cường độ vạch phổ nhọn. Làm sạch cuvet: thực hiện ở nhiệt độ trên 27000C để bốc hơi tất cả các chất còn lại trong lò, chuẩn bị cho lần phân tích tiếp theo. Khí argon tinh khiết 99.999% được dùng làm môi trường cho quá trình nguyên tử hóa. Các nguyên tố Hg, Cd, Pb, As đều có nhiệt độ hóa hơi thấp vì vậy nếu tro hóa cũng như nguyên tử hóa ở nhiệt độ cao thì xảy ra sự mất mát đáng kể các nguyên tố phân tích. Để khắc phục người ta sử dụng các chất modifier trong phân tích các nguyên tố trên bằng phương pháp GF-AAS. Các chất modifier tạo với nguyên tố phân tích bền với nhiệt nên cho phép tro hóa và nguyên tử hóa ở nhiệt độ cao hơn, làm tăng độ nhạy của phương pháp Pd là chất có tác dụng modifier rất mạnh trong việc xác định hầu hết các nguyên tố phân tích. Pd loại trừ được nhiễu hóa học nói chung cũng như cho phép tiến hành nguyên tử hóa ở nhiệt độ cao mà không bị hao hụt chất phân tích. Trong quá trình nguyên tử hóa hợp kim Pd – kim loại bay hơi một cách đột ngột và hoàn toàn giúp ổn định tín hiệu hấp thu của kim loại. Ngoài ra mỗi nguyên tố còn có thể sử dụng các chất modifier khác nhau tùy theo yêu cầu của nhà sản xuất hoặc khi có sự nhiễu rõ. Đối với phép đo GF – AAS phần lớn các trường hợp phải hiệu chỉnh nền. Ngoại trừ trường hợp đo ở λ > 450 nm. Một trong các kĩ thuật hiệu chỉnh cản nhiễu do matrix là hiệu chình nền dựa trên hiệu ứng Zeeman. Nguyên tắc theo sơ đồ trên: Bức xạ phát ra từ đèn HCL hoặc EDL là bức xạ không phân cực sau khi khi đi qua phân kính cực quay bức xạ này tách thành 2 thành phần phân cực mà các mặt phẳng phân cực trực giao với nhau. một từ trường mạnh được áp vào hơi nguyên tử trong lò graphite. Từ trường tách ra các mức năng lượng điện của nguyên tử thành vài vạch hấp rất sít nhau ( gần bằng 0.1 nm). Bức xạ phân cực đi qua hơi nguyên tử đặt trong từ trường. Ở nửa chu kì quay, tại đó thành phần phân cực có mặt phẳng song song với trường ngoài ta đo được tín hiệu Vmẫu + matrix. ở giữa chu khì quay tiếp theo tại đó thành phần phân cực trực giao với từ trường ngoài ta đo được tín hiệu Vmatrix. Vậy : Vmẫu = Vmatrix - Vmẫu + matrix Các ứng dụng: Xác định Pb Nhiệt độ tro hóa 8000C. Nhiệt độ nguyên tử hóa 12000C. Các chất modifier thường được dùng là: 50 µg NH4NO3,hoặc 50 µg La(NO3)2,hoặc 50 µg Mg(NO3)2,hoặc 50 µg ascorbic acid Tín hiệu hấp thụ: 20µL của 1.7 µg/L dung dịch Pb cho tín hiệu 0.1A Xác định Cd: + Khi không có modifier : Nhiệt độ tro hóa 3000C. Nhiệt độ nguyên tử hóa 9000C. + Khi có modifier 10 µg Pd(NO3)2 hoặc 20 µg NH4NO3 hoặc 20 µg Mg(NO3)2: Nhiệt độ tro hóa 8000C. Nhiệt độ nguyên tử hoá 10000C Tín hiệu hấp thu : 20µL của 0.6 µg/L dung dịch Cd cho tín hiệu khoảng 0.1A. Xác định As : + Không có modifier nhiệt độ tro hóa 4000C: Nhiệt độ nguyên tử hóa 21000C. + Khi có modifier 20 µg Ni(NO3)2. Nhiệt độ tro hóa 12000C. Nhiệt độ nguyên tử hóa 26000C. Tín hiệu hấp thu: 20 µL của 0.6 µg/L dung dịch As cho tín hiệu khoảng 0.1A. Xác định thủy ngân : + Khi không có modifier Nhiệt độ tro hóa 2000C. Nhiệt độ nguyên tử hóa 7500C. + Có modifier 50 µg (NH4)2Cr2O7 hoặc 500 µg vàng hoặc 500 µg Pd. Nhiệt độ tro hóa 5000C. Nhiệt độ nguyên tử hóa 7500C. Tín hiệu hấp thu 20µL của 60 µg/L dung dịch Hg cho tín hiệu cỡ 0.1A. Ưu nhược điểm của phương pháp GF-AAS Ưu điểm: Có độ nhạy cao cỡ ppb, có khi gấp hàng trăm đến hàng ngàn lần phép đo F-AAS. Do đó khi phân tích hàm lượng vết các kim loại trong mẫu thực phẩm không cần phải làm giàu mẫu. Phép đo đòi hỏi lượng mẫu nhỏ mỗi lần đo chỉ cần từ 20 µL - 50 µL dung dịch mẫu. Do đó không cần lượng lớn mẫu phân tích ít tốn hóa chất cũng như các dung môi tinh khiết cao, đắt tiền.Thao tác đo dễ dàng và có thể xác định liên tiếp nhiều nguyên tố trong cùng một mẫu. Kết quả phân tích ổn định, sai số nhỏ. Nhược điểm: Do có độ nhạy cao nên tránh sự nhiễm bẩn, các dụng cụ hóa chất phải có độ tinh khiết cao. Ảnh hưởng của phổ nền lớn nhưng hiện nay đã khắc phục được bằng các hệ thống bổ chính nền để đảm bảo độ nhạy cỡ ppb đối với nhiều nguyên tố. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THEO TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG Phương pháp định lượng Sulfit trong sản phẩm thủy sản Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng sulfit trong thủy sản và sản phẩm thủy sản. Giới hạn phát hiện của phương pháp là 10 mg/g. 1.2. Phương pháp tham chiếu Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa theo phương pháp của Ủy ban Phân tích thực phẩm khối Bắc Âu NMKL số 132 - 1989 (NODISK METODIKKOMMITTE FOR LIVSMEDEL Nordic committee on food analysis - Sulphite Spectrophotometric determination in foods). 1.3.Nguyên tắc Mẫu sản phẩm được axit hóa bằng axit sulfuric H2SO4 và chưng cất trong thiết bị Kjeldahl bán vi lượng. Hơi SO2 tạo thành phản ứng với 2,2'- đinitro-5,5'-đithiobenzoic axit (DTNB) trong cốc nhận để hình thành phức axit 5-mercapto-2- nitrobenzoic có mầu vàng chanh đậm. Cường độ mầu của phức axit được đọc trên máy quang phổ tại bước sóng l là 412 nm. Nồng độ của SO2 trong mẫu được tính toán theo cường độ mầu của phức axit theo phương pháp ngoại chuẩn. 1.4. Phương pháp tiến hành Chuẩn bị mẫu Chuẩn bị mẫu thử: đồng nhất mẫu thử bằng máy nghiền đồng thể .Cân 2 mẫu, mỗi mẫu 5,00 g trong cốc có mỏ 100 ml. Trộn đều mẫu đã cân với 15 ml nước cất. Chuẩn bị mẫu trắng: mẫu trắng là mẫu được xác định trước không chứa sulfit. Chuẩn bị mẫu trắng giống như đối với chuẩn bị mẫu thử quy định như trên. Lập đường chuẩn Cho vào 2 bình tam giác dung tích 250 ml, mỗi bình 5 ml dung dịch chuẩn Iot Chuẩn độ với dung dịch chuẩn đisulfit (0,0005 M) (0,064mg SO2/ml) đến mầu vàng nhạt. Thêm dung dịch hồ tinh bột và tiếp tục chuẩn độ cho đến khi dung dịch đổi mầu. Dùng pipette nhỏ lần lượt 0,1, 2, 3, 4, và 5 ml dung dịch đisufit đã được chuẩn độ ở trên vào trong các bình định mức 50 ml có chứa 25 ml dung dịch thuốc thử 2,2'-đinitro-5,5'-đithiobenzoic axit (DTNB). Sau đó, pha loãng đến vạch với dung dịch đệm phosphat pH=8 rồi để yên trong 10 phút. Hiệu chỉnh máy quang phổ UV-VIS với nước cất ở 412 nm (độ hấp thu là 0 đối với nước cất). Xác định lần lượt độ hấp thụ của các dung dịch đã được chuẩn bị ở trên bằng máy quang phổ. Thành lập đồ thị theo các giá trị của độ hấp thu và nồng độ sulfit của dãy chuẩn theo mg/ml. Hàm lượng SO2 trong dịch mẫu được tính theo đường hồi quy tuyến tính của đồ thị thu được sau khi hiệu chỉnh với giá trị hấp thu của mẫu trắng. Tiến hành thực nghiệm Chuyển mẫu trắng và các mẫu thử đã chuẩn bị theo Điều 5.1 lần lượt vào các bình chưng cất. Tráng rửa các cốc đựng mẫu với 10 ml nước cất rồi cho hết vào bình chưng cất. Lắp đặt bình vào bộ chưng cất Kjeldahl bán vi lượng, dung tích 100 ml. Đặt bình tam giác thu hồi chứa 50 ml DTNB ở đầu ra của ống ngưng tụ. Nối các đường dẫn khí nitơ và nước làm nguội vào thiết bị chưng cất. Cho vào bình chưng cất 20 ml axit sulfuric 10 N qua chiếc phễu gắn ở phía trên bộ chưng cất và nhanh chóng đóng kín hệ thống lại.Chưng cất trong vòng 4 phút. Lấy bình hứng ra khỏi bộ chưng cất. Rửa bình ngưng và ống nối với dung dịch đệm phosphat pH = 8, chuyển dịch rửa vào bình thu hồi. Chuyển toàn bộ dịch cất vào bình định mức dung tích 50ml rồi rửa bình thu hồi với dung dịch đệm phosphat .Chuyển dịch rửa vào bình định mức rồi định mức với dung dịch đệm. Đọc chỉ số ABS sau 10 phút với bước sóng 412 nm và dùng nước cất là dung dịch so sánh. Nếu trị số ABS > 1,5, phải pha loãng dung dịch với hỗn hợp với tỷ lệ 1:1 của dung dịch đệm phosphat và dung dịch thuốc thử DTNB rồi tiến hành đọc lại. 1.5. Tính kết quả Tính nồng độ dung dịch gốc đisulfua theo công thức sau: Trong đó: V0 là số ml dung dịch iot 0.05M được sử dụng tại Điều 5.2.1. VSO2 là số ml dung dịch gốc đisulfit 0.0005M dùng cho chuẩn độ, C0 là nồng độ của dung dịch iot , tính theo mol/1, MV là phân tử gam của SO2 (64,06 g/mol). Tính hàm lượng SO2 trong mẫu . Tính lượng SO2 trong dung dịch mẫu từ đường chuẩn . Tính nồng độ SO2 trong mẫu theo công thức sau: Trong đó: A là nồng độ SO2 tìm thấy từ đường chuẩn, tính theo mg/ml, V là thể tích của dịch cất , tính theo ml, g là hệ số pha loãng , g = 1 nếu không pha loãng, m là khối lượng mẫu cân, tính theo g 1.6.Báo cáo kết quả Hàm lượng của sufit là giá trị trung bình của 2 lần thử song song tính theo mg/kg. Phương pháp định tính axit boric và muối borat trong sảm phẩm thủy sản. Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định phương pháp định tính axit boric và muối borat của nó trong sản phẩm thủy sản. Giới hạn phát hiện của phương pháp là 0,1 %. Phương pháp tham chiếu: Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa theo phương pháp chính thức của Hiệp hội các nhà hóa học phân tích quốc tế AOAC 970.33 -1995 (AOAC official method 970.33 - Boric acid and borates in food) và Thường quy kỹ thuật định tính và bán định lượng xít boric hoặc natri borat trong thực phẩm (Quyết định số 3390/QĐ-BYT ngày 28/91/2000 của Bộ Y tế). Nguyên tắc Mẫu sản phẩm được chiết thử sơ bộ bằng dung dịch nước cất hoặc thử xác nhận bằng than hóa trước khi chiết. Axit boric và muối có trong dịch chiết đã được xít hóa tác dụng với curcumin trên giấy nghệ tạo thành phức mầu cam đỏ. Trong môi trường hơi amoniac (NH3) mầu cam đỏ chuyển thành mầu xanh lục và trở lại mầu đỏ bởi hơi axit clohyđric (HC1). Phương pháp tiến hành: Thử sơ bộ. Dùng đũa thủy tinh khuấy trộn đều 25 g mẫu đã xay nghiền với 10 ml nước cất trong bình tam giác 125 ml rồi đậy miệng bình bằng mặt kính đồng hồ. Đun từ từ bình tam giác trên bếp điện cho đến sôi dung dịch. Chú ý phải lắc đều khi đun. Làm nguội mẫu rồi lọc dịch trong bằng giấy lọc whatman số 02. Axit hóa dịch lọc bằng axit HCl đậm đặc tới khi pH = 5 rồi rót dịch vào trong ống nghiệm 15 ml. Nhúng một đầu giấy nghệ vào trong ống nghiệm chứa dịch mẫu cho ngập khoảng 1/2 chiều dài tờ giấy. Lấy giấy ra rồi để khô tự nhiên. Quan sát mẫu của giấy thử, tiến hành đọc kết quả . Thử xác nhận: Tiến hành thử khẳng định đối với các mẫu cho kết quả dương tính trong phép thử sơ bộ theo quy trình sau: Kiểm hóa 25 g mẫu với nước vôi hoặc sữa vôi trong chén sứ . Đun từ từ mẫu trong chén sứ trên bếp điện cho bay hơi đến khô. Đặt chén sứ vào trong lò nung ở nhiệt độ 3500c trong 4 giờ cho đến khi các chất hữu cơ cháy thành than hoàn toàn. Sau đó, để nguội rồi hòa tan cặn với 4 ml nước cất và thêm từng giọt axit HCl đậm đặc cho đến khi dung dịch có tính axit rõ rệt (pH = 5). Lọc dung dịch vào ống nghiệm. Nhúng một đầu giấy nghệ vào trong ống nghiệm chứa dịch mẫu cho ngập khoảng 1/2 chiều dài tờ giấy. Lấy giấy ra rồi để khô tự nhiên. Quan sát mầu của giấy thử, tiến hành đọc kết quả . Đọc kết quả: Nếu có borat trong mẫu thì giấy nghệ chuyển sang mầu cam đỏ đặc trưng. Đặt giấy nghệ lên miệng ống nghiệm chứa dung dịch amoni hyđroxit NH4OH đậm đặc. Giấy nghệ phải chuyển sang mầu xanh lục và trở lại mầu đỏ khi đặt giấy trên ống nghiệm chứa axit HCl . 3. Phương pháp định tính Urê trong sản phẩm thủy sản 3.1. Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định phương pháp định tính urê trong sản phẩm thủy sản. Giới hạn phát hiện của phương pháp là 0,5 %. Nguyên tắc : Mẫu sản phẩm được chiết với dung dịch nước. Urê có trong dịch chiết phản ứng với thuốc thử p - đimetylaminobenzalđehyt tạo phức mầu vàng chanh đặc trưng. Phương pháp tiến hành: Chuẩn bị mẫu Đồng nhất khoảng 200 g mẫu thủy sản bằng máy nghiền đồng thể . Cân 25 g mẫu đã xay nghiền đưa vào bình tam giác dung tích 50 ml. Thêm 25 ml nước cất rồi khuấy trộn đều bằng đũa thủy tinh. Sau đó, đậy miệng bình bằng mặt kính đồng hồ . Đun từ từ bình tam giác trên bếp điện cho đến sôi. Chú ý, khi đun phải lắc đều. Làm nguội mẫu rồi dùng giấy lọc Whatman để lọc lấy dịch trong. Tiến hành: Nhỏ 5 - 6 giọt dịch mẫu vào trong ống nghiệm chứa 5 ml dung dịch thuốc thử urê. Đun nóng dung dịch trong 1 phút. Quan sát mầu dung dịch. Tiến hành đọc kết quả Đọc kết quả: Kết luận mẫu có Urê nếu mầu dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang mầu vàng chanh đậm. Nồng độ của Urê trong mẫu càng cao thì mầu vàng của dung dịch càng đậm. Phương pháp định lượng bằng sắc ký ion muối Polyphosphat trong sản phẩm thủy sản 4.1.Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng muối polyphosphat bao gồm ortophosphat (monophosphat), pyrophosphat (điphosphat), tripolyphosphat trong thủy sản và sản phẩm thủy sản bằng sắc ký ion. Phương pháp tham chiếu: Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa theo phương pháp của Trung tâm Hóa học tư pháp quốc gia của Cục Thực phẩm dược phẩm Hoa Kỳ (National Forensic Chemistry Center, U.S. Food and Drug Administration, Cincinnati, Ohio: De- termination of tripolyphosphate and related hydrolysis products in processed shrimp). Nguyên tắc: Polyphosphat trong mẫu thủy sản được chiết tách bằng nước cất khử ion. Dịch chiết được làm sạch bằng phương pháp chiết pha rắn (SPE) trên cột chiết pha rắn C18. Hàm lượng polyphosphat có trong dịch chiết được xác định trên máy sắc ký ion sử dụng hệ thống phản ứng sau cột với tác chất phản ứng là sắt nitrate trong axit percloric và đầu dò UV tại bước sóng là 330 cm theo phương pháp ngoại chuẩn. Phương pháp tiến hành: Chuẩn bị mẫu thử: Cân chính xác 0,5 g mẫu thủy sản (ký hiệu m) đã được đồng nhất vào trong chai nhựa dung tích 100 ml . Thêm 50 ml nước cất khử ion vào trong chai rồi lắc mạnh trong 30 phút trên máy lắc mẫu. Sau đó, ly tâm chai trong 10 phút ở tốc độ 3000 vòng/phút trên máy ly tâm. Lọc dịch chiết qua màng lọc mẫu 0,45 âm . Chuẩn bị mẫu trắng: Tiến hành chuẩn bị mẫu trắng giống như chuẩn bị đối với mẫu thử nhưng thay 0,5 g thủy sản bằng 0,5 ml nước cất đã khử ion. Làm sạch dịch chiết: Chuẩn bị cột: Nối cột chiết pha rắn C18 vào đầu ra của một xilanh thủy tinh 100 ml. Thêm lần lượt 10 ml metanol, 10 ml nước cất đã khử ion vào xanh thủy tinh. Loại bỏ dung dịch chảy qua cột. Làm sạch dịch chiết: Cho dịch chiết thu được ở trên vào các cột C18 đã được chuẩn bị . Sau khi cho dịch chiết vào cột, thu dịch ra khỏi cột vào bình định mức 100 ml (đã bỏ 2 ml đầu). Sau đó, tráng rửa bình chứa 3 lần, mỗi lần bằng 2 ml nước cất khử ion. Cho nước tráng qua cột rồi gom dịch qua cột vào bình định mức trên. Định mức tới vạch bằng nước cất (ký hiệu v). Tiến hành phân tích các dịch thu được trên máy sắc ký ion. Tiến hành phân tích trên máy sắc ký ion : Điều kiện phân tích +Đặt chế độ làm việc cho máy sắc ký ion như sau: Cột sắc ký ion: Dionex IonPac (L x ID: 250 x 4 mm, tiền cột IonPac NG1 (L x ID: 4 x 50mm). Nhiệt độ cột: Nhiệt độ trong phòng. Pha động: Dung dịch axit Nitric 70 mm Tốc độ dòng: 0,5 ml/phút. Bước sóng cài đặt cho đầu dò UV là 330 nm Thể tích tiêm: 100 m l +Điều kiện trong hệ thống phản ứng sau cột: Tác nhân: 1g/l sắt nitrat trong axit Percloric 2 % Tốc độ dòng là 0,5 ml/phút: Nhiệt độ phản ứng trong ống teflon nhiệt độ trong phòng. Ổn định cột sắc ký trong 30 phút bằng pha động. Tiêm các dung dịch chuẩn vào máy sắc ký. Mỗi dung dịch tiêm 2 lần, tính diện tích pic trung bình. Dựng đường chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa các chiều cao pic thu được và nồng độ từng loại phosphat theo quan hệ tuyến tính bậc 1 (phương trình y = ax + b). Tiêm dung dịch mẫu thử và dung dịch mẫu trắng đã được làm sạch vào hệ thống sắc ký, mỗi mẫu 2 lần. Tính kết quả thu được. Yêu cầu về độ tin cậy của phép phân tích : Độ lặp lại của 2 lần tiêm: Độ lệch chuẩn (CVS) tính theo diện tích pic sắc ký của 2 lần tiêm cùng một dung dịch chuẩn pyrophosphat 10 m g/ml và 25m g/ml phải nhỏ hơn 1,2 %. Đường chuẩn đối với mỗi loại phosphat phải có độ tuyến tính tốt, hệ số tương quan hồi quy tuyến tính (R2) phải lớn hơn hoặc bằng 0,99. Khoảng tuyến tính: Ortophosphat: 10 - 100 m g/ml Pyrophosphat: 0,5 - 50 m g/ml Tripolyphosphat: 10 - 500 m g/ml. Tính kết quả: Hàm lượng các phosphat có trong mẫu được tính trên cơ sở đường chuẩn thu được (5.4.3). Với đường chuẩn ở dạng y = ax + b, hàm lượng các phosphat có trong mẫu được tính theo công thức sau: Trong đó: C là nồng độ các phosphat có trong mẫu, tính theo m g/g Y là hiệu số giữa diện tích pic của dịch chiết và diện tích pic có trong mẫu trắng tiêm vào máy, tính theo đơn vị diện tích. a, b là các thông số của đường chuẩn được xác định. F là hệ số pha loãng mẫu và có giá trị bằng tỷ số giữa thể tích dịch chiết thu được sau khi làm sạch và khoa lượng mẫu m sử dụng . Phương pháp định lượng bằng sắc ký khí hàm lượng Cloramphenicol trong sản phẩm thủy sản 5.1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng cloramphenicol (sau đây gọi tắt là CAP) trong thủy sản và sản phẩm thủy sản bằng hệ thống sắc ký khí (sau đây gọi tắt là GC). Giới hạn phát hiện của phương pháp là 0,3 m g/kg. 5.2. Phương pháp tham chiếu Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa theo phương pháp được công bố trong tạp chí của Hiệp hội các nhà hóa học phân tích; tập 77, số 3, năm 1994 (Journal of AOAC intemational; Voi. 77, No. 3, 1994: Gas chromatographic determination of chloramphenicol residues in shrimp). 5.3. Nguyên tắc CAP trong mẫu thủy sản được chiết tách bằng etyl axetat. Dịch chiết sau đó được cô cạn, cặn được xử lý với sylon (chất tạo dẫn xuất trimetylsylyl), để tạo dẫn xuất trimetylsylyl của CAP. Hàm lượng dẫn xuất CAP được xác định trên hệ thống GC với đầu dò bắt giữ điện tử (sau đây gọi tắt là ECD) theo phương pháp nội chuẩn. HEÄ THOÁNG SAÉC KYÙ KHÍ : Hình 1: Heä thoáng saéc kyù khí Nguyeân taéc hoaït ñoäng: Maãu khaûo saùt daïng loûng hay khí ñöôïc bôm vaøo boä naïp maãu 2 (neáu maãu loûng seõ ñöôïc gia nhieät taïi ñaây ñeå chuyeån sang daïng khí), ñöôïc khí mang cung caáp töø heä thoáng 1 (bao goàm bình khí vaø boä ñieàu chænh löu löôïng) daãn vaøo heä thoáng coät taùch 3 naèm trong buoàng ñieàu nhieät. Sau khi ñöôïc taùch, caùc caáu töû laàn löôït ñi vaøo detector 4 vaø ñöôïc chuyeån thaønh tín hieäu ñieän. Tín hieäu naøy ñöôïc khueách ñaïi roài chuyeån sang boä ghi 5. ÔÛ caùc maùy hieän ñaïi, thay vì chuyeån sang boä ghi, tín hieäu seõ ñöôïc chuyeån sang tích phaân keá vaø maùy tính. Taïi ñaây, caùc tín hieäu ñöôïc xöû lyù v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPTTP-các phương pháp chuyên dùng trong kiểm định chất lượng thủy sản- Nhóm 7.doc
  • docbia bao cao pttp.doc