Đề tài Phân tích cơ hội đầu tư vào công ty cổ phần công nghiệp cao su miền Nam CSM

Ngành xăm lớp có nhiều tiềm năng mở rộng thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Năm 2009, các doanh nghiệp trong ngành đã thu được lợi nhuận cao đột biến nhờ sự giảm giá của nguyên liệu đầu vào và đẩy mạnh mở rộng thị phần. Hơn thế, việc chính phủ Mỹ áp thuế bán phá giá 35% đối với lớp xe sản xuất từ Trung Quốc sẽ mang lại nhiều cơ hội cho sản xuất lớp xe của Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường thế giới đang hồi phục, thị trường oto đang có những dấu hiệu tốt. Nhu cầu đi lại trở thành nhu cầu tất yếu trong mọi nền kinh tế. Hiện nay phương tiện được sử dụng chính trong sản xuất kinh doanh, đi lại là ôtô, do đó nhu cầu săm lốp để thay thế và lắp mới là rất lớn. Nhu cầu đó ngày càng lớn lên với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới nói chung và ngành công nghiệp ôtô nói riêng. Thực tế trên thế giới nhu cầu lốp xe khoảng 1,3 tỷ chiếc lốp/năm, tăng bình quân 2%/năm trong đó nhu cầu lắp ráp mới theo xe chỉ khoảng 25-30%. Hiện có 2 loại lốp chính là lốp mành chéo (Bias) và lốp mành hướng tâm(Radial) trong đó lốp radial được sử dụng 92% đối với xe khách và xe tải nhẹ và 53% đối với xe tải nặng. Mỗi năm thị trường Việt Nam tiêu thụ 1,2 triệu lốp Radial trong đó trong nước sản xuất chỉ có 50.000 chiếc và tiêu thụ 2,1 triệu lốp Bias trong đó trong nước chỉ sản xuất 1,7 triệu lốp. Là nước khai thác cao su thiên nhiên đứng thứ 5 thế giới do đó ngành sản xuất săm lốp tại Việt Nam có những lợi thế riêng về nguyên liệu đầu vào bởi cao su thiên nhiên chiếm 58% trong cơ cấu nguyên liệu. CSM sẽ tiếp cận được với nguồn cao su ổn định, đảm bảo về chất lượng và giá cả hợp lý. Các doanh nghiệp sản xuất săm lốp trên sàn là các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ lớn nhất trong ngành. Thị trường tiêu thụ có nhiều tiềm năng mở rộng đặc biệt với loại lốp Radial. Tuy nhiên nguyên liệu cao su gần đây đã phục hồi mạnh mẽ cùng xu hướng tỷ giá gia tăng do đó chi phí nguyên vật liệu đầu vào của các công ty sản xuất săm lốp sẽ tăng lên. Do đó lợi nhuận lợi nhuận sẽ không cao đột biến như năm nay, để có thể duy trì mức lợi nhuận như năm nay các doanh nghiệp cần phải có chiến lược mở rộng thị phần, đẩy nhanh đưa sản phẩm mới vào thị trường. Bên cạnh đó, lãi suất năm 2010 sẽ không hấp dẫn như năm 2009, khi mà gói kích cầu chính phủ đã kết thúc.

doc39 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2117 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích cơ hội đầu tư vào công ty cổ phần công nghiệp cao su miền Nam CSM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp hơn giá trị tài sản. Không phù hợp với những công ty trả cổ tức cao, không tăng trưởng. Cách ước tính giá cổ phiếu: Sau khi thực hiện xong các bước định giá trên, chúng ta sẽ lấy giá bình quân dựa trên các kết quả tính được ( với tưng tỷ trọng khác nhau). P = P1*W1 +P2*W2 +P3*W3 +P4*W4 P : Giá kỳ vọng của cổ phiếu . P1 : Giá tính theo phương pháp P/E P2 : Giá tính theo phương pháp P/B P3 : Giá tính theo phương pháp DDM P4 : Giá tính theo phương pháp FCF Wn : tỷ trọng của các phương pháp trong bảng tổng hợp Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH RỒNG VIỆT & PHÂN TÍCH CƠ HỘI DẦU TƯ VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP CAO SU MIỀN NAM (CSM) Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Rồng Việt Công ty TNHH Rồng Việt là công ty TNHH hai thành viên trờ lên. Bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 05/11/2009. Địa điểm : số 25 đường số 3 Cư Xá Lữ Gia, Quận 11. Vốn điều lệ : 4 tỷ đồng. Website : www.phochungkhoan.com.vn. Ngành nghề kinh doanh Môi giới chứng khoán. Dịch vụ giải trí. Tư vấn chứng khoán. Kinh doanh chứng khoán. Các thành viên góp vốn Nguyễn Quang Khánh Lưu Chí Hòa Lê Công Danh Nguyễn Văn Định Nguyễn Minh Ngọc. Cơ cấu tổ chức công ty Giám đốc : Lưu Chí Hòa. Phó giám đốc : Lê Công Danh. Trưởng phòng phân tích : Nguyễn Minh Ngọc. Trưởng phòng quan hệ khách hàng : Nguyễn Quốc Tú. Kế toán : Nguyễn Thị Ái Quỳnh. Giới thiệu phòng phân tích Phòng phân tích là phòng chịu trách nhiệm trực tiếp các bài phân tích cổ phiếu, các bài nhận định thị trường hằng ngày, cũng như đưa ra những nhận xét đầu tư cho phòng tự doanh. Bên cạnh đó, đưa ra những lời tư vấn đầu tư cho khách hàng. Hiện nay công việc chính của phòng tư vấn công ty TNHH Rồng Việt cũng như công việc em đang thực tập tại đây là: Hỗ trợ nhà đầu tư phân tích diễn biến thị trường, phân tích nhân tố có ảnh hưởng tới biến động của thị trường, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của công ty niêm yết nhằm giúp nhà đầu tư hình thành chiến lược đầu tư phù hợp, xác định và thực hiện tốt các mục tiêu đầu tư.Giúp nhà đầu tư thực hiện các quyết định đầu tư hiệu quả. Tư vấn kiến thức tổng hợp về kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành các kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán, thong tin pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tư vấn cập nhật thông tin về diễn biến của thị trường chứng khoán như giá cả, khối lương giao dịch của các loại chứng khoán, diễn biến thị trường và những thông tin ảnh hưởng tới biến động thị trường. Tư vấn thông tin về các tổ chức phát hành và niêm yết chứng khoán nhằm giúp nhà đầu tư đánh giá lựa chọn ra quyết định đầu tư vào loại chứng khoán phù hợp với mục tiêu, sở thích và phong cách đầu tư. Tư vấn cho nhà đầu tư về các yếu tố rủi ro liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán, các phương pháp phòng ngừa rủi ro giúp nhà đầu tư nhìn nhận các cơ hội đầu tư và xây dựng các giải pháp phòng ngừa rủi ro. Giới thiệu về đối tượng đầu tư, mục đích và phương pháp phân tích. Công ty mà phòng đầu tư của Rồng Việt muốn đầu tư là công ty cổ phần công nghiệp cao su Miền Nam. Đây là một công ty hoạt động trong lãnh vực sản xuất và mua bán sản phẩm cao su công nghiệp, cao su tiêu dùng, nguyên vật liệu hóa chất (trừ hóa chất có tính chất độc hại mạnh), thiết bị ngành công nghiệp cao su, đang được giao dịch trên sàn niêm yết HOSE. Đây là một khoản đầu tư mới của Phòng đầu tư và yêu cầu đặt ra ra phải đánh giá được mọi yếu tố tiềm năng của công ty cũng như phải nắm bắt được diễn biến của thị trường chứng khoán vào thời điểm hiện tại để có quyết định đầu tư phù hợp. Thông thường khi phân tích một công ty, Phòng đầu tư lựa chọn quy trình phân tích như sau: Hình 9: Quy trình phân tích đầu tư của Phòng đầu tư Phân tích nền kinh tế vĩ mô Phân tích ngành Quyết định đầu tư Định giá công ty Phân tích công ty Phân tích cơ bản Mục tiêu và các bước thực hiện. Trên thực tế, đối với bất kỳ khoản đầu tư dài hạn nào thì bước quan trọng nhất trong việc phân tích công ty chính là phân tích cơ bản, tức là làm rõ các yếu tố tiềm năng của công ty trong bối cảnh tình hình chung của cả nền kinh tế cũng như cũng như của ngành kinh tế mà công ty đó đang hoạt động. Chính vì vậy, việc áp dụng phân tích cơ bản trong đề tài của là một bước hết sức cần thiết và hợp lý. Các yếu tố cần phân tích trong phần này bao gồm: 1.Phân tích tình hình kinh tế thế giới (các vấn đề nổi cộm), 2.phân tích kinh tế Việt Nam và Ngành (GDP, lạm phát, lãi suất, cung cầu ngành…), 3.phân tích công ty (Ban quản trị, đối tác chiến lược, doanh thu, chi phí, các chỉ số tài chính..) Phân tích tình hình thế giới. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài, kiều hối và vay nợ quốc tế. Tất cả các yếu tố này đều suy giảm trong năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hệ quả là tăng trưởng GDP năm 2009 chỉ đạt 5.32% so với mức 6.23% và 8.5% qua các năm 2008 và 2007. Năm 2010 hứa hẹn nhiều chuyển biến tích cực hơn khi các nền kinh tế lớn –các đối tác chính , thương mại chính của Việt Nam dần thoát khỏi đáy suy thoái.Các nước phát triển đã bắt đầu tăng trưởng và điều này sẽ là động lực mạnh để hỗ trợ xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư nước ngoài hứa hẹn sẽ tăng mạnh hơn năm 2009. Phân tích nền kinh tế Việt Nam: Tình hình vĩ mô: Bước những bước đầu tiên trên con đường hồi phục sau những ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2009 là năm có những thăng trầm trên bình diện vĩ mô và doanh nghiệp kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Sau một năm thực hiện, hiệu quả của các gói kich cầu là khá rõ rệt trên nhiều phương diện kinh tế xã hội. Với sự quyết liệt trong việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất tín dụng, miễn giảm thuế , khuyến khích xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, từ mức GDP 3.1% (quý 1), tăng trưởng kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực trong nửa cuối năm 2009, GDP đã tăn lên 4.5% trong quý 2, 5.76% trong quý 3, 6.8% trong quý 4. GDP năm 2009 ước đạt 5.32% so với 2008, đây là một kết quả đáng kích lệ trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, vượt xa mọi dự báo từ đầu năm. Mức tăng trưởng tín dụng 37.73% vào cuối năm 2009 trong khuôn khổ chính sách tiền tệ nới lỏng đã góp phần khích lệ sự tăng trưởng GDP và kích thích doanh nghiệp rõ rệt. Đây được coi là động lức chính cho sự tăng trưởng vượt trội thị trường chứng khoán Việt Nam đặc biệt là giai đoạn quý 3 và đạt được sự khởi đầu khá thành công cho năm 2010.Quý 1.2010, nước ta cũng đã đạt được mức tăng 5.83% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số CPI Bên cạnh đó, lạm phát cũng được kiềm chế tốt. Nhìn vào bảng 4(phụ lục) ta có thể thấy được là tốc độ CPI tháng 2 vẫn được coi là chấp nhận được khi mà các năm trước đó (2005-2008) đều có tốc độ CPI khá cao, còn tốc độ CPI của tháng 1 do ảnh hưởng lớn từ tốc độ tăng giá của tháng 12, tốc độ của CPI tháng 3 là 0.75% khá cao so với các năm trước nhưng nếu trừ đi lạm phát do tăng giá điện, nước, giá xăng dầu thì lạm phát vẫn đang ở mức cho phép. Vì thế quý 1 tăng trưởng 5.83% mà vẫn giữ được CPI ổn định, và đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế. Nhưng nếu xem xét ở góc độ tăng trưởng tín dụng thì CPI lại cho chúng ta một cái nhìn hơi đáng lo, hiện tại tốc độ tăng trưởng tín dụng của quý 1 chỉ là 3.34% khá thấp. Trong khi đó mục tiêu năm nay dư nợ tín dụng sẽ là 25% vì thế những tháng tiếp theo sẽ là những tháng có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn, và điều này sẽ góp phần tăng CPI (CPI tăng cùng chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng). Lãi suất Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng tín dụng quý 1 khá thấp là mức lãi suất hiện tại vẫn chưa được những người gửi tiền chấp nhận (10.5%), trong khi đó các doanh nghiệp lại không chịu được mức lãi suất vay qua cao (17-18%). Không chỉ thế, trái phiếu chính phủ đã ở mức lãi suất 12% mà trần lãi suất hiện tại vẫn chỉ là 10.5%, đây là sự trái ngược về chính sách giữa NHNN và chính phủ. Hiện tại nước ta vẫn chưa giải quyết được vẫn đề lãi suất. Hiện tại lãi suất đang ở mức cao khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc vay vốn, và điều này khiến kinh tế trì trệ khó phát triển nhanh được. Tại phiên họp thường kỳ tháng 3 vừa qua, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét để tạo điều kiện giảm dần mặt bằng lãi suất trong thời gian tới. Cơ quan này cũng vừa ban hành chỉ thị tới các ngân hàng thương mại, trong đó một nội dung chính đề cập đến yêu cầu thực hiện định hướng chỉ đạo của Chính phủ. Và đề thực hiện điều này, Ngân hàng Nhà Nước cũng đã có những động thái nới lỏng tiền tệ, “bơm” tiền qua thị trường mở. Điều này có thể chưa thể kéo lãi suất xuống ngay lập tức nhưng lãi suất cũng sẽ dần ổn định hơn, và hơn nữa đây còn tác động tốt đến yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư ( lãi suất có xu hướng giảm thì dòng tiền sẽ chảy vào những thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao). Phân tích ngành Ngành xăm lớp có nhiều tiềm năng mở rộng thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Năm 2009, các doanh nghiệp trong ngành đã thu được lợi nhuận cao đột biến nhờ sự giảm giá của nguyên liệu đầu vào và đẩy mạnh mở rộng thị phần. Hơn thế, việc chính phủ Mỹ áp thuế bán phá giá 35% đối với lớp xe sản xuất từ Trung Quốc sẽ mang lại nhiều cơ hội cho sản xuất lớp xe của Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường thế giới đang hồi phục, thị trường oto đang có những dấu hiệu tốt. Nhu cầu đi lại trở thành nhu cầu tất yếu trong mọi nền kinh tế. Hiện nay phương tiện được sử dụng chính trong sản xuất kinh doanh, đi lại là ôtô, do đó nhu cầu săm lốp để thay thế và lắp mới là rất lớn. Nhu cầu đó ngày càng lớn lên với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới nói chung và ngành công nghiệp ôtô nói riêng. Thực tế trên thế giới nhu cầu lốp xe khoảng 1,3 tỷ chiếc lốp/năm, tăng bình quân 2%/năm trong đó nhu cầu lắp ráp mới theo xe chỉ khoảng 25-30%. Hiện có 2 loại lốp chính là lốp mành chéo (Bias) và lốp mành hướng tâm(Radial) trong đó lốp radial được sử dụng 92% đối với xe khách và xe tải nhẹ và 53% đối với xe tải nặng. Mỗi năm thị trường Việt Nam tiêu thụ 1,2 triệu lốp Radial trong đó trong nước sản xuất chỉ có 50.000 chiếc và tiêu thụ 2,1 triệu lốp Bias trong đó trong nước chỉ sản xuất 1,7 triệu lốp. Là nước khai thác cao su thiên nhiên đứng thứ 5 thế giới do đó ngành sản xuất săm lốp tại Việt Nam có những lợi thế riêng về nguyên liệu đầu vào bởi cao su thiên nhiên chiếm 58% trong cơ cấu nguyên liệu. CSM sẽ tiếp cận được với nguồn cao su ổn định, đảm bảo về chất lượng và giá cả hợp lý. Các doanh nghiệp sản xuất săm lốp trên sàn là các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ lớn nhất trong ngành. Thị trường tiêu thụ có nhiều tiềm năng mở rộng đặc biệt với loại lốp Radial. Tuy nhiên nguyên liệu cao su gần đây đã phục hồi mạnh mẽ cùng xu hướng tỷ giá gia tăng do đó chi phí nguyên vật liệu đầu vào của các công ty sản xuất săm lốp sẽ tăng lên. Do đó lợi nhuận lợi nhuận sẽ không cao đột biến như năm nay, để có thể duy trì mức lợi nhuận như năm nay các doanh nghiệp cần phải có chiến lược mở rộng thị phần, đẩy nhanh đưa sản phẩm mới vào thị trường. Bên cạnh đó, lãi suất năm 2010 sẽ không hấp dẫn như năm 2009, khi mà gói kích cầu chính phủ đã kết thúc. Phân tích công ty Giới thiệu chung về công ty cổ phần công nghiệp cao su miền nam. Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP CAO SU MIỀN NAM Tên tiếng anh : THE SOUTHERN RUBBER INDUSTRY JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : CASUMINA Trụ sở chính : 180 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM Email : casumina@casumina.com.vn Website : www.casumina.com.vn. - www.casumina.vn Vốn điều lệ : 250.000.000.000 Ngành nghề sản xuất kinh doanh : Sản xuất và mua bán sản phẩm cao su công nghiệp, cao su tiêu dùng. Mua bán nguyên vật liệu, hóa chất (trừ hóa chất có tính chất độc hại mạnh), thiệt bị ngành công nghiệp cao su. Kinh doanh bất động sản. Công ty cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, hạch toán độc lập, được quyền sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật để giao dịch với các đơn vị trong và ngoài nước. Các sản phẩm- dịch vụ và phương thức hoạt động. Sản phẩm chủ lực của công ty là các loại xăm lốp xe và các sản phẩm hỗ trợ, cụ thể : Săm lốp xe gắn máy : gần 200 sản phẩm khác nhau về quy cách, kích thước, độ bơm hơi tối đa, tốc độ, mức vận chuyển. Săm lốp xe đạp : trên 80 loại. Săm lốp xe công nghiệp : trên 90 loại. Săm lốp xe oto (xe du lịch và oto tải) : trên 120 loại. Săm lốp xe nông nghiệp : trên 10 loại sản phẩm. Các sản phẩm khác : Ngoài ra, Công ty còn sản xuất một số sản phẩm phụ trợ như: ống cao su kỹ thuật( dùng để truyền dẫn nước, xăng, dầu, khí trong oto), găng tay,… Ban quản trị Danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% vốn cổ phần của công ty (tính đến ngày 20/07/2009) Bảng 5 (phụ lục) Cơ cấu cổ đông công ty tại thời điểm 20/07/2009 Bảng 6 (phụ lục) Danh sách nắm giứ cổ phiếu nội bộ Bảng 7 (phụ lục) Vị thế của công ty trong ngành Công ty có năng lực sản xuất lớn nhất trong ngành sản xuất săm lốp với nhà máy Casumina Bình Dương diện tích hơn 200 nghìn m2 từ năm 2001, công nghệ sản xuất hiện đại được đầu tư mới đồng bộ các sản phẩm tiêu chuẩn khắt khe của Nhật, Đức, công ty có kênh phân phối sản phẩm rộng trên 200 đại lý cấp 1. Hiện tại, thị trường săm lốp trong nước đang được chi phối mạnh bởi 3 thành viên của Tổng công ty hóa chất Việt Nam là CSM, cao su Đà Nẵng (DRC) và cao su sao vàng (SRC). Mỗi công ty chuyên về một số sản phẩm và tập trung vào các phân khúc riêng. CSM chuyên về lốp xe máy và xe tải nhẹ, DRC chủ yếu sản xuất lốp công nghiệp và xe tải nặng, SRC tập trung vào phân khúc xe đạp. Tuy nhiên, CSM chiếm tổng thị phần lớn nhất với : oto và xe tải (32%), xe máy (47%), xe đạp (42%). Phân tích doanh thu và chi phí Doanh thu Quy mô doanh thu tăng khá tốt, tốc độ tăng doanh thu vẫn ở mức khá tốt (16%) mặc dù tài sản năm 2009 hầu như là không thay đổi (đặc biệt tài sản cố định còn giảm). Vì: Nam 2009, công ty CSM đẩy mạnh việc duy trì và mở rộng hệ thống thị phần ( tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh). Nền kinh tế cũng đã có những dấu hiệu phục hồi. Cơ cấu doanh thu : Nhìn vào bảng ta có thể thấy, doanh thu từ lốp oto, săm xe máy, lốp xe máy chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh thu của CSM Bảng 8,9 (phụ lục) Tỷ lệ này hầu nhu không thay đổi so với các năm trước, điều này chứng tỏ thị phần của công ty hiện tại vẫn không thay đổi và đang ngày càng mở rộng ( tăng trưởng đều cùng với doanh thu). Chi phí Cơ cấu chi phí Bảng 10 (phụ lục) Năm 2009, cơ cấu chi phí / doanh thu thay đổi mạnh so với năm 2008, giá vốn hàng bán giảm mạnh ( xuống còn 74.73%), bên cạnh đó các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh. Tại sao năm 2009 lại có sự thay đổi như vậy, vì: Giá đầu vào giảm mạnh. Giá cao su bình quân từ tháng 7 cuối năm 2009 tăng 17.2% so với giá bình quân 6 tháng đầu năm. Giá hiện tại đã tăng 125% so với thời điểm thấp nhất, nhưng vẫn giảm 38.8% so với thời điểm cao nhất. Vải mảnh giảm ,than đen tại thời điểm ngày 31/07/09 giảm 8% so với đầu năm và giảm so với 45% so với đỉnh điểm,…Cũng vì lý do này mà giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng ít nhất trong các năm gần đây. Năm 2009, mặc dù CSM không đẩy mạnh mở rộng quy mô sản xuất nhưng lại đầu tư khá nhiều cho việc mở rộng thị phần , đây là lý do mà doanh thu năm nay tăng mạnh hơn năm ngoái khá nhiều. Cũng vì vậy mà chi phí bán hàng và quản lý năm nay lại tăng mạnh. Năm nay các khoản vay của CSM giảm nên năm nay chi phí tài chính cũng giảm. Nhận xét : năm 2009, CSM đã có những bước khởi sắc vượt bậc cả về doanh thu lẫn lợi nhuận. Nhờ tình hình vĩ mô thế giới giá cao su, giá dầu giảm khiến giá vốn hàng bán giảm mạnh nhưng nếu như thế thì cũng chưa làm lợi nhuận và doanh thu tăng đột biến được. Chính sự mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu chi phí ( đẩy mạnh tỷ trọng định phí) công ty đã sử dụng thành công đòn bẩy hoạt động. Năm 2010, ước tính doanh thu của CSM lại tiếp tục tăng trưởng mạnh (nhờ tình hình vĩ mô đang tiến triển tốt, và sự chuẩn bị của năm 2009 để tăng thị phần) bên cạnh đó, theo kế hoạch năm 2010 định mở rộng và tái sản xuất các nhà máy sản xuất xăm lốp. Tuy nhiên, năm 2010 chi phí sẽ không thuận lợi như năm 2009, chi phí tài chính sẽ tăng cao, chi phí giá vốn hàng bán tăng ( mặc dù có CSM có lượng dự trữ hàng tồn kho khá lớn nhưng yếu tố về giá vẫn ảnh hưởng khá nhiều đên chi phí giá vốn), vì thế có lẽ lợi nhuận năm 2010 sẽ không có tỷ trọng cao như năm 2009 nhưng vẫn hứa hẹn sự đột phá. Phân tích chỉ số tài chính Chỉ số thanh toán Bảng 11 (phụ lục) Các chỉ số thanh toán tăng đều theo từng năm và có sự ổn định tốt. Đặc biệt là năm 2009, tỷ số thanh toán tăng không phải do tài sản ngắn hạn tăng (tỷ trọng tái ngắn hạn/tài sản thấp hơn mức trung bình các năm trước) nguyên nhân ở đây là do sự sụt giảm mạnh của nợ ngắn hạn (tỷ trọng nợ ngắn hạn chỉ là 51.9% so với mức trung bình 74.74%) và tỷ trọng hàng tồn kho cũng không có biến động mạnh (42.2%).Năm 2008,là một năm khó khăn đối với ngành cao su khi mà giá cao su giảm mạnh cùng với thị trường xăm,lốp xe giảm mạnh về lượng cầu, vì vậy năm 2009 ban quản trị đã cẩn thận hơn, hơn nữa việc thị trường tiêu thụ xăm,lốp xe chưa hồi phục mạnh thì CSM không mạnh tay vay tiền.Tuy nhiên, đây chưa hẳn là một chính sách đúng khi mà năm 2009 chi phí vay khá rẻ (chính sách kích cầu của chính phủ), công ty hoàn toàn có thể tận dụng để mở rộng quy mô hoạt động là tiền để cho những năm sau khủng hoàng. Tuy nhiên, nếu so sánh với hai công ty trong ngành là DRC (cao su Đà Nẵng), SRC (cao su Mai Vàng) và trung bình ngành thì CSM vẫn còn thấp hơn. Nhưng thấp không nhiều so với trung bình ngành và nếu xét chi tiết thì CSM chỉ sau DRC, và các chỉ số này cũng đã ở mức an toàn. Chỉ số hoạt động Bảng 12 (phụ lục ) Xét ở các chỉ số hoạt động ,nhìn vào những dữ liệu lịch sử công ty đã có những sự thay đổi và tăng trưởng theo từng năm. Trước tiên, chúng ta nhìn vào chỉ số DSO ( số ngày phải thu) tăng mạnh vào năm 2009 (nguyên nhân là tốc độ tăng doanh thu của năm 2009 tuy đã khá cao 16.9% nhưng tốc độ tăng của của các khoản phải thu tới 71.83%)đây là sự thay đổi chính sách bán hàng của ban quản trị (sau khi giảm mạnh chỉ số DSO năm 2008 thì doanh thu và lợi nhuận là rất thấp so với các năm trước) , tuy nhiên so sánh với số ngày trả tiền bình quân thì độ chênh lệch là âm (khá lớn gần 10,cả 3 năm trước chênh lệch đểu dương ).Nhìn vào những số liệu cùng với tỷ trọng của các khoản phải thu (cao nhất trong 4 năm) ,chứng tỏ năm 2009 nhằm đảm bảo tăng trưởng công ty đã đẩy mạnh hình thức bán trả chậm (lần đầu tiên trong 4 năm công ty lại bị thâm dụng vốn nhiều như vậy) . Trong khi đó, so sánh với các công ty trong ngành thì CSM có sự chênh lệch khá lớn. Như vậy, ta có thể thấy năm 2009 công ty đã có sự thay đổi khá nhiều về cơ cấu tài sản cũng như chính sách bán hàng của mình, ở đây không phải DSO cao là xấu (công ty tích cực mở rộng thị phần, doanh thu đã có sự thay đổi tốt) nhưng việc bị thâm dụng vốn trong năm 2009 là một “điểm tối” trên bản báo cáo của CSM. Đó là chính sách bán hàng của CSM trong năm 2009,còn khả năng sử dụng tài sản của CSM, nhìn vào 2 chỉ số vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tài sản, ta thấy có một sự khác lạ. Vòng quay hàng tồn kho giảm nhưng vòng quay tài sản lại tăng mạnh và ngang bằng với các công ty trong ngành. Nguyên nhân do: Công ty đã áp dụng đòn bẩy hoạt động (giảm biến phí và tăng định phí) để nâng cao lợi nhuận sau thuế, ngoài ra tỷ trọng của hàng tồn kho tăng mạnh, Trong khi đó giá trị tài sản hầu như không thay đổi,nhưng doanh thu lại tăng trưởng khá tốt. Chứng tỏ sự thay đổi cơ cấu tài sản đã mang lại lợi nhuận cao hơn. Vì thế, nếu xem xét kỹ thì ban giám đốc công ty đã có những biện pháp quản lý tài sản tốt (không cần mở rộng vốn mà vẫn có được suất sinh lời cao hơn). Nói tóm lại, năm 2009, CSM đã hoạt động khá thành công (không chấp nhận mạo hiểm khi công ty không có mở rộng sản xuất năm 2009,tỷ trọng tài sản cố định không đổi,tài sản không đổi). Tuy nhiên trong năm 2010, công ty cần phải có những chính sách đầu tư mạnh về tài sản (năm 2010 sẽ là năm nền kinh tế phục hồi và thị trường xăm,lớp xe sẽ tăng mạnh về cầu), không cần phải giảm mạnh DSO nhưng cần phải giảm sự thâm dụng vốn. Chỉ số đòn bẩy tài chính Bảng 13 (phụ lục) Năm 2009, thị trường oto khó khăn, nhu cầu của người dân giảm mạnh (tuy nhiên nhờ giá đầu vào giảm mạnh nên các doanh nghiệp trong ngành vẫn đạt được mức lợi nhuận cao), chỉ vào cuối năm thị trường có chút khởi sắc. Vì thế, mặc dù năm 2009 có chính sách kích cầu và cho vay vốn với chi phí thấp nhưng các công ty trong ngành cao su hầu như không đẩy mạnh đòn bẩy tài chính mà còn hạ thấp, đây là một nước đi an toàn trong bối cảnh thế giới hiện nay. Nhìn vào các chỉ số nợ trong 3 năm 2006,2007,2008 thì ta sẽ thấy CSM đều sử dụng mạnh đòn bẩy tài chính, đặc biệt là năm 2008, bất chấp thị trường khó khăn do khủng hoảng (vì thế mặc dù doanh thu năm 2008 có tăng nhưng với chi phí tài chính tăng mạnh khiến lợi nhuận giảm mạnh,thấp nhất trong 4 năm). Học được bài học năm 2008, năm 2009 công ty đã không sử dụng mạnh đòn bẩy tài chính mà hạ về mức an toàn. Đặc biệt tỷ trọng vay nợ ngắn hạn/vay nợ dài hạn lại giảm, điều này cùng với tổng tài sản không thay đổi nhiều,ta có thể thấy CSM đã sử dụng chính sách cơ cấu và sử dụng vốn một cách thận trọng (không tăng trưởng quy mô vẫn đạt được mức tăng trưởng yêu cầu). So sánh với các công ty trong ngành thì cũng không có sự chênh lệch lớn (chỉ có DRC là hạ mạnh tỷ suất nợ). Tuy không đẩy mạnh sử dụng nợ nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu khá tốt (16% so với 10% của năm 2008). Chỉ số lợi nhuận Bảng 14 (phụ lục) Năm 2009 là một năm mà tỷ suất lợi nhuận của CSM tăng trưởng vượt bậc, với những chính sách khác so với các năm trước: giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính, tăng chỉ số DSO mạnh đến lần đầu tiên bị thâm dụng vốn (kể từ năm 2006),không mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư và chính những chính sách đó công ty đã có những kết quả rất tốt. Nếu nhìn nhận xa hơn thì do CSM chi mạnh cho chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp,(tỷ trọng chi phí bán hàng tăng từ 4.2% lên tới 7.32%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 1.43% đến 3.92%) điều này cũng đồng nghĩa với việc năm 2009 cơ cấu doanh thu của công ty CSM đã thay đổi mạnh (biến phí giảm từ 88.4% xuống 7472%,định phí tăng từ 5.64% lên tới 11.24%),năm 2009 công ty đã sử dụng tốt đòn bẫy hoạt động khá tốt khi mà doanh thu chỉ tăng 101% nhưng lợi nhuận thì lại tăng mạnh gấp 6.5 lần so với năm 2006 (gấp 32 lần so với năm 2008).Và điều này cũng cùng nhịp với chỉ số DSO, năm 2009, mặc dù công ty không mở rộng sản xuất nhưng lại chú ý đến khía cạnh thị phần. Nhìn vào các tỷ số lợi nhuận ở bảng 14, chúng ta cũng thấy được sự khác biệt rõ nét so với các năm còn lại. Trước tiên chúng ta xét 3 tỷ số : Lợi nhuận gộp/doanh thu. EBIT/doanh thu. NI/Sales Cả 3 chỉ số đều có sự biến chuyển mạnh trong năm 2009, 3 chỉ số này thể hiện cách sử dụng chi phí để đem lại lợi nhuận. Nhìn vào đây ta có thể khẳng định là lợi nhuận tăng mạnh là do phương pháp cắt giảm chi phí rất tốt trong năm 2009, sử dụng đòn bẩy hoạt động và giảm mạnh chi phí tài chính. Trước tiên, lợi nhuận gộp/doanh thu tăng mạnh chứng tỏ chi phí giá vốn hàng bán là khá thấp, trong khi đó EBIT/doanh thu lại thua tỷ suất trên gần 10% (so với các năm trước chỉ là 5%) đẩy mạnh sử dụng định phí. Tiếp đó, xét đến tỷ suất NI/Doanh thu thì năm 2009 cũng thể hiện sự vượt trội so vơi năm 2006,2007 (bỏ qua năm 2008 quá kém) mặc dù năm 2009 CSM đã bắt đầu chịu thuế. So sánh với các công ty trong ngành thì CSM vẫn xấp xỉ so với trung bình, tuy nhiên nếu nhìn chi tiết thì CSM chỉ thua DRC (cao su Đà Nẵng) còn các công ty còn lại thì đều vượt trội (thị trường cao su tiêu dùng 80% do CSM,DRC,SRC phân phối và sản xuất còn lại 20% là của thị trường nhập khẩu). Lý dó tỷ suất lợi nhuận của các công ty ngành xăm lốp đều đạt tỷ suất cao trong năm 2009 là giá nguyên vật liêu đầu vào giảm mạnh (giá cao su giảm mạnh, giá dầu mỏ cũng không ở mức cao), cùng với chính sách kích cầu của chính phủ. Phân tích dupont Bảng 15 (phụ lục) Ta thấy so với các năm trước năm 2009 trội hơn tất cả từ tỷ suất lợi nhuận, khả năng hoạt động, còn đòn cân nợ thì giảm mạnh. Năm 2008, công ty mặc dù sử dụng nợ mạnh và sử dụng tài sản của CSM tốt nhưng gánh nặng về chi phí đã khiến cho CSM đã có một năm không thành công. Năm 2009, một sự thay đổi mạnh về chỉ số lợi nhuận/ doanh thu (tăng gấp 28 lần so với năm 2008 và đột biến so với các năm còn lại), chứng tỏ năm 2009 quản lý chi phí tốt và cùng với đó là khả năng sử dụng tài sản cũng đã có sư tăng trưởng tốt, thêm vào đó đòn cân nợ của CSM cũng khá an toàn. Tuy nhiên nếu so sánh với các công ty trong ngành thì CSM cũng chưa có sự nổi bậ trong ngành, mặc dù CSM là công ty chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường. Năm 2009, nhìn chung các doanh nghiệp trong ngành đều hạ tỷ số tài sản/ vốn chủ sở hữu để có được sự an toàn khi thị trường chưa có được chuyển biến nhất định ( mặc dù chi phí vay năm 2009 “rẻ”). Năm 2010, công ty muốn tăng ROE thì cần phải tăng đòn cân nợ lên , và điều này cũng sẽ tăng khả năng sử dụng vốn (tăng vòng quay tài sản) nếu ban quản lý công ty hoạt động tốt cùng với sự phục hồi của thị trường xăm lốp (đây cũng là điểm mạnh của công ty trong ngành sản xuất doanh thu thườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích cơ hội đầu tư vào công ty cổ phần công nghiệp cao su miền nam (CSM).doc
Tài liệu liên quan