Đề tài Phân tích của ảnh hưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài tới đổi mới công nghệ trong công nghiệp Việt Nam

MỞ ĐẦU 1

I- mục tiêu và vai trò đổi mới công nghệ trong công nghệ: 2

Nhận thức về đổi mới công nghệ

Mục tiêu đổi mới công nghệ

Tác động của đổi mới công nghệ tới sự phát triển KT-XH

II- tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới đổi mới: 5

Công nghệ trong công nghiệp.

Bản chất và ý nghĩa của FDI.

Quan hệ của FDI và đổi mới công nghệ trong công nghiệp

III- tình hình đổi mới công nghệ bằng đầu tư trực tiếp nước 8

ngoài trong công nghiệp việt nam

Những kết quả đạt được

Những mặt còn tồn tại

 

 Kết luận: 17

 

 

 

 

 

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích của ảnh hưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài tới đổi mới công nghệ trong công nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu vào vật chất ngày càng giảm, đầu vào trí tuệ ngày càng tăng. Trongdoanh nghiệp đầu tư phi vật chất tăng nhanh như nghiên cứu , triển khai , dào tạo ,tin học …xí nghiệp từ chỗ khai thác tài nguyên thiên nhiên là chủ yếu chuyển sang khai thác trí tuệ là chủ yếu . - Đổi mới công nghệ có thể làm trẻ lại những nghành công nghiệp đã già cỗi. Đây chính là quá trình “ Tái công nghiệp hoá “ , hiện đại hoá các nghành công nghiệp đang có, các nghành nghề thủ công nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm tạo thế đứng vững chắc cho các doanh nghiệp trong kinh tế thị trường. Đồng thời hình thành những nghành kinh tế nũi nhọn tạo sức vươn lên cho cả nền kinh tế quốc dân. - Bên cạnh những tác động làm chuyển biến tích cực nền kinh tế đổi mới công nghệ còn làm biến đổi sâu sắc bộ mặt văn hoá của xã hội đó là: Không ngừng cải thiện điều kiện làm việc của con người từ lao động chân tay đến việc áp dụng ngày càng phổ cập kỹ thuật cơ giới vàtự động hoá đến lao động trí óc với việc ngày càng thâm nhập rộng rãi máy vi tính và các công nghệ thông tin viễn thông vào mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Gây ảnh hưởng to lớn đến lôí sống của con người. Đổi mới công nghệ còn nâng cao trình độ văn minh và mức sống vật chất của xã hội vì “trình độ văn minh và mức sống vật chất của xã hội vẫn được đánh giá bằng vật liệu và trình độ công nghệ chế tạo ra công cụ lao động bằng vật liệu” (1) Đổi mới cong nghệ cũng giữ phần ổn định trật tự an ninh quốc phòng. Nói tóm lại đổi mới công nghệ có sự tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội, thúc đầy sự tăng trưởng kinh tế nhanh, nâng cao năng lực tư duy của con người hợp lý hoá lối sống, đưa đất nước chuyển dần sang nền văn minh công nghiệp… II- Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) tới việc đổi mới công nghệ trong công nghiệp: Bản chất và ý nghĩa của đầu tư trực tiếp nước ngoài. (FDI) Khái niệm đầu tư trực tiếp nứoc ngoài là một khái niệm phổ biêns trong các đạo luật về đầu tư cuả hầu hết các nức. ở Việt Nam văn bản pháp luật đầu tiên về đầu tư trực tiếp nước ngoài là điều lệ về đầu tư nước ngoài ( Ban hành theo nghị định số 115 CP nagỳ 18/4/1997). Thông qua điều lệ này thì đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI – foreign direct Investment ) được hiều như sau: “ FDI là việc các tổ chức các cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt nam vốn bằng tiền nước ngoài hay bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài ”. Về thực chất đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư bỏ vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh hoặc dịch vị cho phép họ trực tiếp tham gai điều hành đối tuợng mà họ trực tiếp bỏ vốn đầu tư. Trong đầu tư trực tiếp quyền sở hữu và quyền sử dụng của chủ đầu tư thống nhất với nhau; Tức là người có vốn đầu tư tham gia trực tiếp vào việc tỏ chức quản lý, điều hành các dự án đầu tư, chịu trách nhiệm vê kết quả kinh doanh và thu được lợi nhuận kinh doanh. Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là một hoạt động kinh doanh hay một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Nhân tố nước ngoài ở đây khong chỉ thể hiện ở việc di chuyển tư bản vượt qua ngoài tầm kiểm soát của một quốc gia mà còn thể hiện ở sự khác nhau về quốc tịch, hoặc về lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia vào quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc di chuyển tưu bản này nhằm nục đích kinh doanh mang lại lợi nhuận và việc kinh doanh do chủ đầu tưu thực hiện hoặc kết hợp với chur đầu tưu của nước tiếp nhận đầu tư thực hiện. ở Việt Nam theo luật đầu tư nước ngoài 1996 DG trình độ văn minh và mức sống vật chất của xã hội FDI vào Việt Nam thường heo hình thức sau: - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết giữa hai hay nhiều bên ( gọi tắt là các bên hợp doanh ) để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hạot động kinh doanh ở Việt Nam trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên và không thành lập pháp nhân mới. - Xí nghiệp liên doanh hoặc công ty liên doanh: Gọi chung là xí nghiệp liên doanh, ký kết giữa hai hoặc các bên Việt Nam với các bên nước ngoài ( Gọi tắt là bên liên doanh ) nhằm hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Xí nghiệp liên daonh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và pháp nhân mới của Việt Nam. - Xí nghiệp 100% vốn đầu tư của nước ngoài là xí nghiệp thuộc quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức nuớc ngoài, do tổ chức, cá nhân nước ngàoi thành lập tại Việt nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là một pháp nhân Việt Nam. Quan hệ của đầu tư trực tiếp nước ngoài và đổi mới công nghệ trong CN: - Ơ? nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển nguồn vốn đầu tư cho đổi mới cong nghệ còn quá ít so với nhu cầu do đó FDI là một trong nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt này. - FDI mang lại lợi ích quan trọng trong tiến trình đổi mới công nghệ đó là công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến của các nước đi trước. Đứng về lâu dài đây là lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu tư như: Góp phần tăng năng suất các yếu tố sản xuất, thya đổi cấu thành của sản phẩm và cấu thành của sản phẩm và suất khẩu, thúc đẩy phát triển các nghề mói, đặc biệt là những nghề đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao vì thế nó có tác dụng lớn đối với qua trinhf công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư. Đổi mới công nghệ bằng vốn, ngân sách của nhà nước cấp de dẫn tới tình trạng dựa dẫm , không phát huy hết khả năng , đánh giá, trả giá không đúng cho giá trị của công nghệ. Ngược lại đổi mới bằng FDI phải chịu sự quản lý điều hành của người nước ngoài, phải làm việc theo tốc độ khẩn trương nhanh chóng của người nước ngoài và với kỷ luật cao… sẽ khắc phục được nhữnh nhược điêmr của đổi mới công nghệ bằng nguồn vốn tự có hoặc bằng nguòn ngân sách cấp. FDI mang lại kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cho tác nhân đầu tư thông qua quá trình đào tạo và vừa học vừa làm. FDI cũng mang lại cho họ những kiến thức sản xuất phức tạp trong khi tiếp nhận các công nghệ phức tạp của cá nước đàu tư. FDI còn thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo những kỹ sư, những nhà quản lý có trình độ quản lý chuyên môn để tham gia vào công ty liên doanh với nước ngoaì. Đầu tư trực tiếp nước ngoài do chủ đầu tư thực hiện trực tiếp để vận hành các đối tượng đầu tư do đó các công nghệ được chuyển giao một cách thuận lợi, các kiến thức kỹ thuật, bí quyết kỹ thuật, trình độ quản lý tiên tiến được sử dụng nhằm tạo điều kiện cho chúng ta học hỏi kinh nghiệm kỹ thuật, bí quyết kỹ thuật và tiếp thu trình độ quản lý tiên tiến từ đó giúp chúng ta tự cải tiến kỹ thuật và cho ra đời những phát minh sáng chế mới. Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước thu hút FDI đã cải thiện đáng kể trình độ công nghiệp của mình, chẳng hạn đầu năm 1960 Hàn Quốc còn kém về lắp ráp xe hơi nhưng nhờ tiếp nhận công nghệ mới dưới hình thức FDI của Mỹ, Nhật và một số nước khác đến đầu năm 1993 họ đã trở thành nước sản xuất ô tô thứ bẩy trên thế giơí - Đổi mới công nghệ thông qua FDI sẽ giúp cho sản phẩm của quá trình đổi mới có trhể tiếp cận với thị trường thế giới Các nước đang phát triển nếu có khả năng đổi mới công nghệ sản xuất ở mức chi phí có thể cạnh tranh được thì lại rất khó khăn trong việc thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Trong khi đó thông qua FDI, cac nước này có thể tiếp cận với thị trường thế giới vì hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty đa quốc gia thực hiện mà các công ty này có lợi trong việc tiếp cận với khách hàng bằng những hợp đồng dài hạn trên cơ sở những thanh thế và uy tín của họ về chất lượng ,kiểu dáng của sản phẩm và việc tuân thủ thời hạn giao hàng. Bên cạnh những mặt tích cực mà đổi mới công nghệ thông qua FDI đem lại thì việc đổi mới công nghẹe bằng FDI cũng không tránh khỏi một số ảnh hưởng tiêu cực như . Chuyển giao công nghệ lạc hậu :Các chủ đầu tư thường ở các nước phát triển do sự tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật cho nên máy móc công nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu vì vậy họ thường chuyển giao những máy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để năng cao đổi mới công nghệ ,đổi mới sản phẩm của chính họ. Ví dụ theo báo cáo của ngân hàng phát triển Mỹ thì 70% thiết bị các nước Mỹ La Tinh nhập khẩu từ các nước tư bản phát triển là công nghệ lạc hậu . Chuyển giao công nghệ gây ô nhiễm :Các thiết bị đã cũ và lạc hậu thường không đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường được các nhà đầu tư chuyển đến đã gây ô nhiễm nặng nề cho các nước nhận đầu tư .Tuy nhiên mặt trái này một phần phụ thuộc vào chính sách công nghệ ,pháp luật bảo vệ môi trường và khả năng tiếp nhận công nghệ của nước nhận đầu tư . Chẳng hạn ở Mêhicô có 1800 nhà máy lắp ráp sản phẩm của các công ty xuyên quốc gia của Mỹ . Một só lớn những nhà máy này được chuyển sang là tránh những quy định chặt chẽ về môi trường ở Mỹ và lợi dụng nhũng khe hở của luật môi trường ở Mêhicô. Việc chuyển giao công nghệ do các chủ đầu tư nước ngoài thường không kèm các bí quyết kỹ thuật nhằm làm cho các nước nhận đầu tư phải lệ thuộc chặt chẽ vào mình đã gây rất nhiều khó khăn cho nước nhận đầu tư không có khả năng tiếp thu công nghệ mới cải tiến công nghệ trên cơ sở đó cho ra đời những phát minh mới . Chuyển giao công nghệ do các chủ đầu tư nước ngoài thực hiện thường bị tính giá cao hơn rất nhiều so với giá trị thực của nó. III- Tình hình đổi mới công nghệ bằng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong công nghiệp Việt Nam. Sau khi đất nước dành độc lập việc tiến hành cải tiến kỹ thuật công nghệ không đem lại kết quả khả quan vì trong giai đoạn này công nghệ chưa được coi là một loại hàng hoá, chưa có thị trường khoa học công nghệ .Doanh nghiệp không được lựa chọn công nghệ ,không mua và bán công nghệ công nghệ được trả giá và đánh giá đúng. Các doanh nghiệp nhà nước được trang bị máy móc thiết bị và có công nghệ là nhờ cấp phát vốn và phân phối máy móc thiết bị từ nhà nước ,mà không ít trường hợp máy móc thiết bị đó có được là nhờ viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa, cho ta máy gì nhận máy đấy chứ không có sự lựa chọn các doanh nghiệp tập thể cũng ở vào tình trạng muốn trang bị máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ phải trông chờ vào chỉ tiêu phân phói rất hạn chế từ nhà nước .Mặt khác cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp đa không đòi hỏi và tạo động lực cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ đổi mới sản phẩm . Chính tình trạng này là một trong những nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển nền kinh tế. Trước tình hình trên trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI(1986) đưa ra chủ trương chuyển đổi nền kinh tế trong đó có chủ trương mở cửa giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới nhằm thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước thực hiện chủ trương này ,tháng 12 năm 1987 nhà nước đa ban hành luật đầu tư trực tiếp nước ngoài và từ đó đến nay đã được bổ sung ,sửa đổi nhiều lần nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài .Sau hơn mười năm thực hiện luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ta có thể rút ra một nhận xét :Trong danh mục các hoạt động của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài thì hoạt động đổi mới công nghệ diễn ra hết sức sôi động và mạnh mẽ. Theo số liệu của bộ khoa học công nghệ và môi trường tính đến hết tháng 8 năm 1997 có 2137 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vố đăng ký là 32,341 tỷ USD, trong đó khoảng trên 70% dự án có nội dung chuyển giao công nghệ hoặc sản xuất sản phẩm mới. Nhưng chỉ có 4% tổng số các dự án có hợp đồng chuyển giao công nghệ được trình bộ khoa học và công nghệ .Có 52 hợp đồng đã được phê duyệt với tổng trị giá trên 130 triệu USD bao gồm các lĩnh vực :điên tử ,luyện kim vật liệu xây dựng ,hoá chất dầu mỡ bôi trơn ,diên lắp ráp ô tô ,thực phẩm ,mỹ phẩm ….Trong só các hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt só hợp đồng thuộc lĩnh vực công nghiệp chiếm 62%; chế biến nông sản thực phẩm chiếm 26% và y dược,mỹ phẩm chiếm 11%. Những kết quả đạt được : Thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài trong mười năm qua nhiều công nghệ mới đã được thực hiên và nhiều sản phẩm mới đã được sản xuất trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ,nhiều cán bộ công nhân đã được đào tạo mới và đào tạo lại phù hợp với yêu cầu mới .Đồng thời hoạt động đầu tư nước ngoài cũng có tác dụng thúc đẩy phát triển công nghệ ở trong nước trong bối cảnh có sự cạnh tranh của cơ chế thị trường. Dưới đây xin tóm tắt một số kết quả cụ thể về các mặt có liên quan đến đổi mới công nghệ do hoạt động đầu tư nước ngoài mang lại. Về trình độ công nghệ của sản xuất : Kết quả hoạt động chuyển giao công nghệ do các dự án đầu tư nước ngoài trong thời gian qua đã góp phần năng cao một cách rõ rệt trình độ công nghệ của sản xuất so với thời kỳ trước đây .Một số ngành đẫ tiếp thu được công nghệ tiên tiến ,tiếp cận với trình độ hiện đậi của thế giới trong đó phải kể đến ngành khai thác công nghệ bưu chính viễn thông ,thăn dò khai thác chế biến dầu khí.Như dây chuyền sản xuất bột nhựa PVC từ dầu khí của công ty MITSUIVINA đầu tiên đã đi vào hoạt động tại khu công nghiệp Gò Dầu-Long Thành-Đồng Nai,day chuyền sản xuất bột nhựa của MITSUIVINA là loại PVC huyền phù có chỉ só polyme K66,K58,K72,K66 là bốn loại PVC phổ biến trên thế giới ;đang chuyển giao công nghệ hiện đại khác thuộc công nghệ hoá dầu dự kiến năm 2002 là các dây chuyền chưng cất khí ,xử lý naphtha bằng hyđro ,refoning xúc tác xử lý khí và thu hồi propylen ,nhà máy sản xuất methol và nhiều sản phẩm khác .Một số dây chuyền sản xuất tự động cũng được đưa vào trong nước như công nghệ CAD,CAM được đưa vào trong thiết kế cơ khí ,chế tạo ,dệt may ,nhựa…. Cùng với dây chuyền chế biến dầu khí là công nghệ mới được đưa vào nước ta ,còn có công nghệ sẩn xuất ống gang chịu áp lực bằng gang graphit cầu ,sản xuất ống thếp bằng phương pháp cuốn và hàn tự động theo đường xoắn ốc,sản xuất cáp quang ,sản xuất dồ trang sức bằng kim loại quý với quy mô công nghiệp bằng phương pháp đúc khuôn mẫu chẩy…. Về trang thiết bị : Hầu hết các trang thfiết bị được đưa vào các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tương đối đồng bộ và là trang thiết bị có trình dộ cơ khí hoá trung bình ,cao hơn các trang thiết bị cùng loại đã có trong nước và thuộc loại phổ cập ở các nước trong khu vực.Phần lớn các thiết bị đó được trang bị các bộ gói chuyên dùng kềm theo các phương tiện nâng hạ phục vụ cho dây chuyền sản xuất chuyên môn hoá (các máy đột ,ép ,dập trên các dây chuyền sản xuất các kết cấu kim loại….). Một số dây chuyền sản xuất chuyên môn hoá trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trang bị các thiết bị riêng lẻ có trình độ tự động hoá cao như cac dây chuyền lắp ráp các bản mạch điện tử,lắo ráp tổng đài điện thoại tự động ,kỹ thuật số ,lắp ráp các mặt hàng điện tử…một số ít các dây chuyền sản xuất chuyên môn hoá có các thiết bị tự động hoá hoàn toàn,sản phẩm thiết kế và sản xuất được điều khiển bằng kỹ thuật vi tính (thêu nhiều màu). Nói chung bên cạnh một số tồn tại ,công nghệ và thiết bị được nhập vào nước ta qua các dự án đầu tư nước ngoài vào nước ta trong thời gian qua nhằm mau chóng tạo ra lợi nhuận,đáp ưng nhu câu trước măt của các nhà nước ngoài trong sản xuất kinh doanh . Đồng thời cũng phù hợp với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế thị trường ,đổi mới công nghệ trong sản xuất sản phẩm, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Đây là những công nghệ đã ổn định và phổ cập ở các nước đang phát triển, phù hợp với quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Về sản phẩm và chất lượng sản phẩm: Nhiều mặt hàng trước đây phải nhập nguyên chuếc hoặc lăp ráp đơ giản nay qua hoat động đầu tư nước ngoài, bằng công nghệ mới và trang bị kỹ thuật tương đối hiện đại, đã sản xuất được ở trong nước, gop phần nâng cao dần tỉ lệ chế tạo nội địa các sản phẩm, linh kiện, bộ phận, chi tiết…Trong đó có nhiều sản phẩm có công nghệ chế tạo phức tạp như đèn hình, các bộ phận của xe máy, tổng đài điện tử, máy biến thế điện áp cao… Hoạt động chuyển giao công nghệ trong đầu tư nước ngoài đã tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt và hình thức, mẫu mã đẹp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Việc đầu tư và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào đã hạn đến mức chế tối các loại hàng trướ đây phải nhập khẩu với số lượng lớn như bia, các loại gạch đá ốp lát, sứ vệ sinh, xi măng, sắt thép xây dựng… Chất lượng sản phẩm của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói trên hầu hết đạt tiêu chuẩn Việt Nam, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế (ISO). Cũng phải nói do thúc ép của thị trường cạnh tranh được tạo ra bởi sản phẩm của các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hàng ngoại ,nhiều doanh nghiệp trong nước đã cố gắng đổi mới công nghệ ,nhập các thiết bị mới công nghệ mới và đã tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt mẫu mã đẹp không thua kém hàng nhập với giá cả hợp lý ,được người tiêu dùng ưa chuộng ,như các loại quạt điện ,giầy da ,giầy vải các sản phẩm nhựa dân dụng ,bánh kẹo bàn ghế…. - Về trình độ quản lý sản xuất kinh doanh : Thông qua đầu tư nước ngoài ,trong một thời gian dài nhiều cán bộ quản lý các xí nghiệp ,các tổ chức kinh doanh kể cả quản lý nhà nước đã tiếp cân được với phương thức quản lý mới-quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường mở rộng quan hệ ra ngoài phạm vi lãnh thổ đất nước .Hàng ngàn cán bộ quản lý ,cán bộ ,công nhân kỹ thuật được đi học tập ,tham quan tại các công ty ,các xí nghiệp các nhà máy ở nước ngoài .Hàng chục nghìn cán bộ quản lý sản xuất,cán bộ, công nhân kỹ thuật khác được đào tạo ngay tại các xí nghiệp có vốn FDI ,trên các dây chuyền sản xuất. Nhiều dây sản xuất phức tạp có quy mô lớn đã được hình thành và đang được vận hành có hiệu quả với sự điều hành phối hợp của cán bộ Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài ,cho đến nay nhiều xí nghiệp có vốn FDI só cán bộ nước ngoài đã rút đi đáng kể một số xí nghiệp do cán bộ Việt Nam điều hành,bên nước ngoài cử người sang kiểm tra định kỳ. Nhìn chung trên mười năm qua trình độ quản lý ,sản xuất kinh doanh của số đông cán bộ trong các liên doanh đã được năng lên đáng kể,có lẽ đây là một trong cái được quan trọng của việc thực hiện các dự án FDI .và đây cũng là một trong những mục tiêu chính cần đạt được trong chuyển giao công nghệ. - Về bảo vệ môi trường : Phần lớn các chủ dự án FDI có ý thức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đặc biệt là từ khi nhà nước ta ban hành luật bảo vệ môi trường ,cho đến nay trên 50% số dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động lên môi trường (ĐMT) đã được trình cho các cơ quan quản lý môi trường theo quy định .Trên 520 báo cáo ĐMT đã được thẩm định.Một số các dự án đã thực hiện tốt các yêu cầu của quyết định phê chuẩn báo cáo ĐMT ,đã đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải ,đảm bảo đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường . Như vậy thông qua chuyển giao công nghệ chúng ta sẽ tiết kiệm được nguồn lực (trí tuệ và tiền của),đồng thời mau chóng tạo ra sản phẩm mới với chất lượng cao ,đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu ,năng cao trình độ cán bộ công nhân trong sản xuất và quản lý kinh doanh ,tiếp cận với trình độ của các nước trên thế giới và trong khu vực . Những mặt còn tồn tại: Bên cạnh những mặt được ,trong hoạt đông chuyển giao công nghệ từ các dự án FDI cũng còn một số tồn tại . -Việc đổi mới công nghệ bằng nguồn vốn FDI còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế quốc dân . Theo thống kê toàn bộ nền kinh tế thì hệ số đổi mới công nghệ rất thấp đạt khoảng dưới 10% trong đó ngành cơ khí đạt 6 đến 7% Hiện tại ngành cơ khí mới chỉ có diều kiện trang bị 9% nhu cầu của đất nước .Ngành dệt may là một trong những ngành có nhiều cố gắng đổi mới công nghệ nhưng đến nay tỷ lệ thiết bị hiện đại trung bình mới chỉ đạt 43,5% .Ngành sản xuất đường đang phát triển mạnh mẽ (đang triển khai xây dựng 27 nhà máy đường đến 2005 còn xây dựng tiếp 31 nhà máy),các thiết bị nhập của Trung Quốc cũng là loại trung bình tiên tiến chỉ có một số thiết bị đạt trình độ tiên tiến .ở Hà Nội tỷ lệ đổi mới công nghệ là 6-7% quá chậm so với yêu cầu là 13-15% hàng năm ,ở thành phố Hồ Chí Minh theo thống kê giá trị tài sản cố định mới tăng từ 49% lên 56% .Chỉ có dệt may đạt 70-80% . So với thế giới và khu vực trình độ công nghệ Việt Nam lạc hậu nhiều thế hệ ,ở nước ta công nghệ phổ biến còn ở trình độ thấp ,thô sơ,lạc hậu nhất là ở khu vực nông thôn và miền núi.Theo sự phân chia giai đoạn phát triển chung của công nghệ trên thế giới thì Việt Nam chủ yếu đang ở vào giai đoạn sơ khởi trên con đường phát triển công nghệ. Sự đóng góp của công nghệ trong giá trị gia tăng của sản phẩm chế biến còn rất thấp ,tuỳ theo từng mà có tỷ lệ từ 10 đến 20%. Hệ số đổi mới thiết bị theo thời gian chỉ đạt được 7% /năm (chỉ băng một nửa mức tối thiểu của các nước khác . Trong khi đó vào những năm đầu thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào Việt Nam có tính chất thăm dò ,quy mô dự án còn nhỏ ,công nghệ phổ cập nên nhiều dự án không đặt ra vấn đề chuyển giao công nghệ hoặc chưa có yêu cầu về chuyển giao công nghệ. Vài ba năm gần đây, quy mô dự án càng lớn ,việc chuyển giao công nghệ đặt ra ngày càng nhiều nhưng trong giai đoạn này có những dự án quy mô nhỏ công nghệ rất thông dụng cũng đặt ra vấn đề chuyển giao công nghệ .Các hợp đồng chuyển giao công nghệ loại này rất nghèo nàn và thường không nêu một cách rõ ràng về nội dung. Về cơ cấu đổi mới công nghệ thông qua FDI còn nhiều bất hợp lý :Một số ngành then chốt cần thiết bị để trang bị kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân như luyện kim ,chế tạo cơ khí chưa được đặc biệt chú ý trong đó một số ngành không khai thác theo chiều sâu mà trong nước cũng có thể phát triển được không cần đến FDI thì lại được tập trung vao như sản xuất bánh keọ ,bột giặt,văn hoá,thể thao,thực phẩm đồ uống ,may mặc,dệt…Chứng tỏ tình trạng đầu tư tràn lan thiếu quy hoạch. -Về công nghệ ,thiết bị chất lượng sản phẩm và bảo vệ môt trường : Một vấn đề quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ là phía chuyển giao phải đảm bảo cho phía nhận chuyển giao làm chủ được công nghệ tự mình có thẻ nắm công nghệ và sản xuất ra sản phẩm theo tiêu chuẩn thoả thuận giữa hai bên mà không cần sự có mặt của bên giao công nghệ sau khi hết hạn hợp đồng chuyển giao công nghệ .Đây là trách nhiêm của cả hai bên trong hợp đòng nhưng qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ cho thấy không ít các hợp đồng không xác định rõ vấn đề này. Phía chuyển giao công nghệ góp vốn bằng công nghệ ,thiết bị với giá cao và dùng giá này để chia lãi suất thời hạn liên doanh . Trong nhiều dự án việc chuyển giao công nghệ chỉ được thực hiện trong thời gian rất nngắn đã sán xuất được sản phẩm nhưng việc trả chi phí kéo dài rất nhiều năm thậm chí suốt cả thời gian liên doanh 20-30 năm và chi phí phải trả cho chuyển giao công nghệ của các dự án này còn lớn hơn lãi để chia cho các đối tác trong liên doanh .Phía chuyển giao công nghệ thường tận dụng tỷ lệ và thời hạn tối đa trong việc trả chi phí .Một dự án ở giai đoạn lắp ráp ô tô (ô tô ,điên tử…) chế biến đơn thuần (pha trêncác bán thành phẩm nhập và đóng gói để bán như phân bón, mỹ phẩm ,thực phẩm…)với một số chi phí trả cho chuyển giao công nghệ khá lớn . Việc chuyển giao công nghệ trong các hợp đồng đã được xem xét chủ yếu là chuyển giao kỹ thuậy sản xuất, các bí quyết thường không nêu ra và trên thực tế không được chuyển giao. Trong một số dự án có chuyển giao công nghệ lại dùng cá thiết bị đã hết hạn sử dụng ,có thiết bị sản xuất từ những năm 70-80 .Qua đó có thể thấy rằng những công nghệ được chuyển giao chỉ đạt trình độ thấp của thế giới và điều đó là khó chấp nhận. Mặc dù nhà nước ta khuyến khích chuyển giao công nghệ với mức phí chuyển giao là 5% giá bán tinh hay 25% lợi nhuận sau thuế trong thời hạn 7 năm (theo quy định số 49 HĐBT ).Nhưng bên giao không tìm cách trình duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ (chỉ có 1/10 dự án các hợp đồng chuyển giao công nghệ trình bộ khoa học công nghệ và môi trường xét duyệt theo đúng pháp luật ).Các hợp đồng chuyển giao thường do bên chuyển giao soạn thảo sẵn những điều khoản có lợi cho bên chuyển giao và không rõ ràng trong khi đó trình đô đối tác,bên Viêt Nam thường rất hạn chế nhất là thiếu thông tin ,ít quan tâm dến hơp dồng chuyển giao công nghệ . Đã có không ít trường hợp công nghệ lạc hậu ,thiết bị cũ được nhập vào Việt Nam . Một cuộc khảo sát 700 thiết bị ,3 dây chuyền tại 42 nhà máy cho thấy 76% số máy mới nhập thuộc thế hệ những năm 1950 ,70% số máy đã hết khấu hao ,50% là đò cũ tân trang lại .Do sử dụng nhiều máy thiết bị công nghệ quá lạc hậu gây ra tai nạn khá phổ biến .Ước tính ở Việt Nam có khoảng 300-400 tai dẫn đến chêt người và hơn 20000 tai nạn nghề nghiệp xẩy ra hàng năm. Gần đây, nghiên cứu tình trạng ô nhiễm môi trường ở 14 doanh nghiệp liên doanh có dây chuyền mới nhập cho thấy: ở ngành vật liệu xây dựng nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép 1,21 lần, ở ngành hoá chất nồng độ hơi khí độc và bụi cao hơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0161.doc
Tài liệu liên quan