Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng tscđ tại công ty cổ phần xây lắp điện I

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1

I.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 1

I.1.1. Khái niệm tài sản cố định ( TSCĐ) 1

I.1.2 Đặc điểm TSCĐ 1

I.1.3 Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp. 2

I.1.4. Vai trò của Tài sản cố định. 9

I.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QỦA TSCĐ VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH 10

I.2.1. Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định: 10

I.2.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định: 12

I.2.4.Phân tích hiệu quả sử dụngTSCĐ. 15

I.2.5. Phương hướng cải thiện các chỉ tiêu đánh giá. 15

PHẦN II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I 19

II.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I 19

II.1.1Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 19

II.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 19

II.1.3 Một số sản phẩm, dịch vụ chủ yếu và quy trình công nghệ. 21

II.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 22

II.1.5. Hình thức tổ chức hệ thống sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp. 25

II.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I 26

II.2.1 Phân tích tỷ trọng và tình hình tăng giảm TSCĐ. 26

Tăng giảm 26

Tổng 26

Tổng 27

Tổng 28

II.2.2 Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ. 29

II.2.3. Phân tích tình trạng kỹ thuật của Tài sản cố định. 32

II.2.3 Phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ 33

 

doc55 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng tscđ tại công ty cổ phần xây lắp điện I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải có phương án chống cháy nổ … Thực hiện chế độ thanh tra kiểm tra an toàn lao động thường xuyên hoặc đột xuất. Công ty có trách nhiệm tổ chức thu mua, bán vật tư, thiết bị phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, được xuất và nhập khẩu vật tư theo đúng phân cấp và quy định của Nhà nước II.1.3 Một số sản phẩm, dịch vụ chủ yếu và quy trình công nghệ. Các sản phẩm chủ yếu của Công ty bao gồm các công trình về điện, như các trạm biến áp …các đường dây tải điện, các công trình dân dụng và công nghiệp... Đặc điểm quy trình công nghệ xây lắp đường dây tải điện Giai đoạn 1. Khảo sát và thiết kế: Đây là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định đến quá trình thi công của một công trình. Công việc ở giai đoạn này là tiến hành khảo sát thực tế địa điểm của công trình. Từ đó thiết kế và chọn phương án thi công hợp lý. Giai đoạn 2. Thi công. Giai đoạn này gồm 2 bước: Khảo sát tuyến nhằm lập phương án thi công cụ thể, chi tiết ( dựa vào bản vẽ chi tiết đã lập ở giai đoạn 1) Thi công gồm các phần việc sau: Phần móng .Phần này gồm các việc sau: a/ Chuẩn bị mặt bằng. b/ Tập kết máy móc. c/ Đào móng. d/ Đúc móng công trình.: Đổ lót móng. Gia công và lắp đặt cột thép và bu lông neo. Tập kết vật liệu e/ Bảo dưỡng bê tông. f/ Lắp và đầm đất cho móng. Phần cột. Phần này gồm các việc sau: a/ Ghép bản đế cột với móng qua bu lông neo. b/ Các thanh chính của cột bắt vào bản đế bằng liên kết bu lông. c/ Các thanh cột phụ và các thanh xà được bắt vào thanh chính theo thứ tự từ dưới lên trên. Kéo dây và lắp đặt sứ điện và phụ kiện.. a / Kéo dây từ cột này sang cột khác bằng thiết bị chuyên dùng. b/ Lắp sứ cách điện và các phu kiện kèm theo cho đường dây. c/ Đấu nối hai đường dây vào trạm điện ( hoặc nhà máy điện ) II.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Công ty cổ phần Xây Lắp Điện I là một đơn vị thi công xây lắp nhận thầu, chịu sự lãnh đạo của Tổng Công ty Xây Dựng Công nghiệp việt Nam, do đó, Công ty có những đặc điểm chung của ngành xây lắp. Quan hệ trực tiếp Quan hệ gián tiếp Giám đốc Công ty PGĐ kỹ thuật PGĐ kinh tế PGĐ nội chính Kế toán trưởng Phòng an toàn Văn phòng chạm xá Phòng tài TC-KT Phòng tổ chức Phòng vật tư Phòng kỹ thuật Phòng KH-TH XN cơ giới và xây dựng điện XN dịch vụ và xây dựng điện XN vật liệu và xây dựng điện Các tổng đội trực thuộc Các tổng đội xây lắp điện Đội xây lắp trạm Đơn vị thành viên XN xây lắp điện Và nội thất XN xây lăp và công trình CN TT tư vấn và xây dựng điện I Cơ cấu tổ chức của Công ty theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu là giám đốc, tiếp theo là các phó giám đốc và kế toán trưởng, có ba phó giám đốc phụ trách công công việc khác nhau là: PGĐ kỹ thuật; PGĐ kinh tế; PGĐ nội chính. Giám đốc là người chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Công ty, trước tổng Công ty và nhà nước, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Ba phó giám đốc của và kế toán trưởng công ty tiếp giúp việc cho Giám đốc được Giám đốc giao quản lý, điều hành các lĩnh vực liên quan, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật Phòng kế hoạch : Có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo tháng, quý, năm, giám sát thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo đúng kế hoạch, lập dự toán, tham gia đấu thầu, thanh quyết toán các công trình và lập dự toán khối lượng các công trình. Phòng kỹ thuật : Có chức năng thực hiện việc giám sát kiểm tra kỹ thuật công trình nhằm đảm bảo tiến độ thi công kịp thời và an toàn. Đưa ra các sản phẩm chất lượng tốt đúng yêu cầu đề ra. Phòng vật tư : Cung ứng vật tư, phụ tùng đúng số lượng và chất lượng kịp thời cho các đơn vị thi công, chỉ định nguồn, duyệt giá trần, mua vật liệu như : Cát, đá, xi măng, sắt thép, .. cho các tổ đội thực hiện đối với các công trình Công ty giao Phòng tổ chức lao động : Hàng tháng, (Quý) tổng duyệt đơn giá sản phẩm, tiền lương, bảo hiểm xã hội cho công nân viên. Cân đối hoặc toán tuyển dụng lao động, tổ chức quản lý nhân sự, bố trí và sắp xếp lao động sao cho khoa học trong Công ty Phòng Tài Chính kế Toán : Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, tham mưu cho Giám đốc về mọi hoạt động kinh tế và có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Công ty kiểm toán khi các Công ty này vào làm việc. Tổng hợp, ghi chép kịp thời mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong toàn Công ty. Phân tích và đánh giá tình hình thực tế nhằm cung cấp cho Giám đốc đẻ ra quyết định và có trách nhiệm áp dụng đúng các chế độ kế toán hiện hành về tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán. lập các báo cáo tài chính cũng như việc đôn đốc đòi nợ khách hàng. Văn phòng : Làm nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ văn thư, quản lý và sử dụng con dấu, ngoài ra còn kiểm tra hướng dẫn nghiệp vụ văn thư cho các đơn vị trực thuộc. Trạm xá : Chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty Phòng an toàn : Phụ trách vè vấn dề an toàn trong khi làm việc của cán cán bộ công nhân viên và toàn bộ công nhân trực tiếp sản xuất. Mỗi năm, Công ty tổ chúc bồi dưỡng về an toàn cho công nhân một lần và phát cho mỗi người một thẻ an toàn về lao động. Các tổng đội xây lắp : Gồm các đội :1; 2; 3; 5; 8; vận tải. Đây là các đơn vị thực hiện chế độ hạch toán tập chung tại Công ty. Các đội này trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm xây lắp điện của toàn Công ty. Mô hình tổ chức của mỗi đội gồm có : Một đội trưởng, hai đội phó, một kế toán, một thủ quỹ, một cán bộ kỹ thuật và các cán bộ công nhân trực tiếp sản xuất. Các đội 1, 2, 3, 5 đều có chức năng xây lắp các công trình điện và trạm biến áp, phục vụ cho các công việc sản xuất kinh doanh điện ở các địa điểm như : Đội 1 : Địa điểm đóng tại thị xã Ninh Bình. Đội 2 : Địa điểm đóng tại Ba La Hà Đông – Hà Tây. Đội 3 :Địa điểm tại Xuân Phương - Từ Liêm – Hà Nội. Đội 5 : Địa điểm tại Xổm – Thanh Oai – Hà Tây. Đội Vận tải : Địa điểm trụ sở tại Mỹ Đình - Từ liêm – Hà Nội. Chức năng chuyên trở vật liệu như : Cát, sỏi ,sắt thép …để phục vụ cho việc xây dựng và lắp đặt các công trình điện và trạm biến áp. Đội vận tải có nhiệm vụ chuyên trở các nguyên vật liệu tới chân các công trình kịp thời kịp thời và đầy đủ đảm bảo cho việc thi công các công trình hoàn thành và kịp bàn giao đúng thời hạn đã đề ra. Các đội trên đều trực thuộc Công ty cổ phần Xây Lắp Điện I, chịu sự điều hành và quản lý của Giám đốc Công ty. Để đảm bảo cho việc xây lắp các công trình điện và trạm, Giám đốc Công ty phân ra các đội để phụ trách từng khu vực đạt hiệu quả cao trong việc sản xuất, kinh doanh đồng thời đảm bảo chất lượng các công trình đã xây lắp và xử lý kịp thời những sự cố bất ngờ xẩy ra đảm bảo cho an toàn lao động. Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh hoạt động của Công ty phân tán ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, vì vậy Công ty đã lập ra các ban tiền phương tại những nơi Công ty đang thực hiện công việc công trình xây lắp điện để giám sát theo dõi các công trình thi công như : Ban Nghệ An, ban Hà Tĩnh, ban Miền Nam. Mỗi ban thường gồm 10 người. Có nhiệm vụ kiểm tra trực tiếp, sát sao quá trình các công trình xây lắp điện và đảm bảo yêu cầu an toàn lao động, hiệu quả cao, tiết kiệm nguyên vật liệu tại các địa phương. Các đơn vị thành viên của Công ty được thành lập và có tư cách pháp nhân riêng. Tổ chức hệ thống kế toán : Hạch toán độc lập nhưng thuế thu nhập do Công ty cổ phần Xây Lắp Điện I nộp. Các đơn vị thành viên gồm 6 xí nghiệp : Các xí nghiệp này bao gồm : Một Giám đốc, một phó Giám đốc kỹ thuật, bốn phòng ban là : phòng Tổ chức lao động; phòng Tài Chính - Kế Toán; phòng Kế toán - Tổng hợp; phòng Kỹ thuật; và các đội, xưởng gia công. II.1.5. Hình thức tổ chức hệ thống sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp. Bộ phận sản xuất chính bao gồm 6 đơn vị thành viên: XN cơ giới và xây dựng điện XN vật liệu và xây dựng điện XN dịch vụ và xây dựng điện. XN xây lắp điện, và nội thất XN xây lắp và công trình CN TT tư vấn và xây dựng điện I Các tổng đội: Các tổng đội trực thuộc Các tổng đội xây lắp điện Đội xây lắp trạm Do dặc điểm của Công ty là sản xuất sản phẩm mang tính đơn chiếc, sản phẩm có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian xây dựng và thời gian sử dụng lâu dài, khối lượng thi công chủ yếu được tiến hành ngoài giời, do đó quá trình xây dựng được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm nhiều công việc khác nhau. Các sản phẩm xây lắp chính là nhũng công trình kiến trúc có giá trị lớn, kết cấu phức tạp được sản xuất theo đơn đặt hàng, (Chỉ định thầu) hoặc đơn vị tham gia đấu thầu và chúng thầu. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, đối với công ty nói riêng và các đơn vị xây lắp nói chung phải than gia đấu thầu và chúng thầu. Điều đó đòi hỏi các đơn vị phải có phương thức kỹ thuật, hạch toán chi tiết từng hạng mục để đưa ra các gói thầu đảm bảo chúng thầu công trình hoặc hạn ngạch công trình. Có nhiều phương thức kỹ thuật khác nhau để thi công, dẫn đến các giá trị công trình khác nhau, và do hoạt động thi công diễn ra chủ yếu ngoài trời nên nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến hao hụt, mất mát lãng phí nguyên vật liệu làm tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận của Công ty . II.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I II.2.1 Phân tích tỷ trọng và tình hình tăng giảm TSCĐ. a./ Phân tích tỷ trọng TSCĐ Việc phân tích tỷ trọng TSCĐ nhằm đánh giá tính hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng loại TSCĐ trên cơ sở đó có hướng đầu tư xây dựng TSCĐ một cách hợp lý Stt 2003 2004 Tăng giảm Nhóm TSCĐ Nguyên giá (%) Nguyên giá (%) Giá trị (%) Nhà cửa vật kiến trúc 7,376,702,872 18.5 7,482,599,162 16.21 105,896,290 -1.44 Máy móc thiết bị 15,350,946,684 38.6 18,473,830,679 40.01 3,122,883,995 20.34 Phương tiện vận tải và truyền dẫn 14,538,512,870 36.5 17,632,158,620 38.19 3,093,645,750 21.28 Thiết bị dụng cụ QL 2,538,467,318 6.38 2,574,090,318 5.57 35,623,000 -1.40 TSCĐ khác 10,568,923 0.03 10,769,074 0.02 200,151 -1.89 Tổng 39,815,198,667 46,173,447,853 6,358,249,186 15.97 Qua số liệu bảng trên cho thấy: Nguyên giá TSCĐ của Công ty năm 2004 đã tăng lên so với năm 2003, cụ thể là năm 2004 nguyên giá là 46,173,447,853đ so với năm 2003 là 39,815,198,667 đ mức tăng là 6,358,249,186đ chiếm tỷ lệ tăng so với năm 2003 là 15.97%. Điều này cho thấy TSCĐ của Công ty so với năm trước đã tăng lên đáng kể. Nhìn vào tỷ trọng của các loạiTSCĐ năm nay so với năm trước ta thấy: - TSCĐ của Công ty tập chung vào máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, đây là nhóm TSCĐ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, thi công của Công ty. Mặt khác các loại TSCĐ phục vụ quản lý và các loại TSCĐ khác có tỷ trọng thấp hơn, và giảm về tỷ trọng so với năm 2003. Phương tiện vận tải và truyền dẫn nguyên giá năm 2004 là 17,632,158,620 đ so với năm 2003 nguyên giá là 14,538,512,870 đ tăng 3,093,645,750 đ tương ứng tăng so với năm 2003 là 1.69 % về tỷ trọng Máy móc thiết bị năm 2004 chiếm tỷ trọng là 40.1% tăng 1.41 % so với năm 2003, về nguyên giá tăng 4,006,973,548 đ TSCĐ dùng trong quản lý và các loại TSCĐ khác không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất thi công năm 2004 chiếm tỷ trọng thấp hơn và giảm so với năm 2003, lý do giảm là do năm 2004 Công ty không có đầu tư đáng kể cho nhóm nhà cửa vật kiến trúc đồng thời các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được Công ty bổ xung mua mới có năng suất cao hơn nhằm nâng cao hơn nữa năng suất lao động, do vậy mặc dù nhóm tài sản cố định là nhà cửa vật kiến trúc, dụng cụ thiết bị quản lý có tăng nhưng về tỷ trọng thì giảm. Tỷ trọng các tài sản cố định khác không tham gia vào quá trình thi công của Công ty có tỷ trọng giảm nhưng về giá trị thì chưa giảm, cho thấy Công ty vẫn chưa có biện pháp để sử lý, đưa vào sử dụng hay thanh lý nhóm tài sản cố định này, do vậy đây là một trong những công việc mà Công ty cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Số máy móc thiết bị và phương tiện vận tải của Công ty không dùng đang chờ thanh lý so với năm 2003 không tăng, bao gồm một số xe công nông, xe Zin, máy biến thế … chiếm tỷ trọng không lớn, nhưng ít nhiều chúng đang gây lãng phí và giảm hiệu quả sử dụng của tài sản cố định nói chung. Qua các số liệu về tỷ trọng giữa các nhóm tài sản cố định của Công ty, ta thấy rằng, các nhóm tài sản cố định của Công ty đang có một tỷ trọng hợp lý. Xác định hệ số tăng giảm TSCĐ. Bảng tăng giảm TSCĐ năm 2003 (đơn vị đ) Stt Đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Tồn cuối kỳ Nhóm TSCĐ Nguyên giá % Nguyên giá Nguyên giá Nguyên giá % Nhà cửa vật kiến trúc 6,640,678,245 16.7 756,586,627 20,562,000 7,376,702,872 15.9 Máy móc thiết bị 15,044,360,057 37.8 556,586,627 250,000,000 15,350,946,684 33.3 Phương tiện vận tải và truyền dẫn 14,458,462,870 36.3 128,745,000 48,695,000 14,538,512,870 31.5 Thiết bị dụng cụ QL 2,457,716,660 6.17 139,900,000 59,149,342 2,538,467,318 5.50 TSCĐ khác 10,568,923 0.03 10,568,923 0.02 Tổng 38,611,786,755 825,231,627 378,406,342 39,815,198,667 Bảng tăng giảm TSCĐ năm 2004 (đơn vị đ) Stt Đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Tồn cuối kỳ Nhóm TSCĐ Nguyên giá % Nguyên giá Nguyên giá Nguyên giá % Nhà cửa vật kiến trúc 6,140,678,245 15.4 1,256,586,627 20,562,000 7,376,702,872 15.9 Máy móc thiết bị 14,544,360,057 36.5 806,586,627 0 15,350,946,684 33.2 Phương tiện vận tải và truyền dẫn 13,458,462,870 33.8 1,128,745,000 48,695,000 14,538,512,870 31.5 Thiết bị dụng cụ QL 2,457,716,660 6.2 139,900,000 59,149,342 2,538,467,318 5.5 TSCĐ khác 10,568,923 0.03 10,568,923 0.02 Tổng 36,611,786,755 3,331,818,254 128,406,342 39,815,198,667 Giá trị TSCĐ tăng, giảm trong kỳ Nguyên giá bình quân TSCĐ Hệ số tăng (giảm) = Stt Chỉ tiêu 2003 2004 1 Giá trị TSCĐ tăng 3,331,818,254 7,701,036,311 2 Giá trị TSCĐ giảm 128,406,342 1,342,787,125 3 Nguyên giá TSCĐ bình quân 38,213,492,711 42,994,323,260 4 Hệ số tăng (=1/3) 8.72% 17.91% 5 Hệ số giảm(=2/3) 0.34% 3.12% Nhận xét hệ số tăng, giảm qua hai năm 2003 và 2004: Năm 2003 Công ty không có đầu tư về TSCĐ. Việc tăng nguyên giá tập trung vào nhóm tài sản là máy móc và phương tiện vận tải do mua mới. Sang năm 2004 Công ty có sự đầu tư lớn về máy móc và phương tiện vận tải khiến cho hệ số tăng TSCĐ từ 1.34% năm 2004 lên mức 17.91%. Việc đầu tư này nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá trang thiết bị, máy móc… nhằm nâng cao năng xuất lao động và để đáp ứng một số công trình xây lắp mới mà Công ty thi công trong năm này (trạm biến áp 110Kv Tân Hoà, Long Bình), đồng thời nâng cao khả năng canh tranh của Công ty. Tình hình khấu hao cơ bản của Công ty (2001 – 2004) Chỉ Tiêu 2001 2002 2003 2004 Giá trị TSCĐ đầu kỳ 21,052,369,852 22,598,635,450 22,974,688,565 23,815,489,223 Mức khấu hao trong năm 1,819,856,325 2,040,035,188 2,362,611,254 2,825,987,562 Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ 34,195,698,452 36,611,786,755 39,815,198,667 46,173,447,853 Doanh thu 172,810,318,502 212,810,318,502 255,384,657,220 427,210,312,302 Tốc độ tăng giảm giá trị TSCĐ và doanh thu Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tốc độ tăng giá trị TSCĐ 7.34% 1.66% 3.66% Tốc độ tăng KHCB hàng năm 12.10% 15.81% 19.61% Tốc độ tăng nguyên giá 7.07% 8.75% 15.97% Tốc độ tăng doanh thu 23.15% 20.01% 67.28% Qua những số liệu trên ta nhận thấy rằng, đến trước năm 2004 tài sản cố định của Công ty có tốc độ tăng về nguyên giá không cao, hệ số ăn mòn duy trì ở mức cao, sang năm 2003 Công ty có sự đầu tư cho tài sản cố định, đặc biệt là năm 2004, tốc độ tăng nguyên giá của tài sản cố định là 15.97% gần gấp đôi tốc độ tăng nguyên giá năm 2003. Việc tăng nguyên giá khiến cho tốc độ mức khấu hao cơ bản của năm cũng tăng. So sánh với tốc độ tăng doanh thu thì ta thấy tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng mức khấu hao, trên lý thuyết điều đó cho thấy Công ty đẵ sử dụng có hiệu quả tài sản cố định. II.2.2 Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ. Do đặc thù của Công ty là hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, do đó địa điểm hoạt động thi công có sự thay đổi liên tục. Khu vực nhà cử chủ yếu là khu văn phòng, nhà xưởng, xửa chữa các phương tiện, mý móc. Với các lý do trên khi phân tích về tình hình sử dụng Tài sản cố định của Công ty, ta chỉ xét trên hai mặt sau: Phân tích tình hình sử dụng Tài sản cố định là các máy móc thiết bị về mặt số lượng, thời gian hoạt động và công xuất. Phân tích tình hình sử dụng các phương tiện vận tải. a / Phân tích tình hình sử dụng Tài sản cố định là các máy móc thiết bị về mặt số lượng, thời gian hoạt động và công xuất. Stt Chỉ tiêu 2003 2004 Tăng/Giảm Đon vị Giá trị % 1 Số MMTB hiện có 86 95 9 10.47% Chiếc 2 Số MMTBlàm việc thực tế bình quân 78 91 13 16.67% Chiếc 4 Số MMTB không làm việc 8 4 -4 -50% Chiếc 3 Số MMTB làm việc thực tế BQ/Số MMTG hiện có 0.91 0.96 0.05 5.6 Chiếc - Về số lượng: Trong những năm qua, Công ty dã đầu tư mua sắm, mở rộng danh mục máy móc trang thiết bị. Qua bảng thiết bị ta thấy năm 2003 tổng số máy móc thiết bị là khoảng 88 chiếc sang năm 2004 là 95 tăng 7 chiếc. Số máy móc thiết bị không sử dụng và chưa sử dụng giảm từ 10 xuống còn 8. Số máy móc thiết bị không sử dụng bao gồm 2 máy biến thế đang chờ thanh lý, 1 máy trộn bê tông đang sửa chữa, ngoài ra có 2 máy kéo dây 5 tấn chưa sử dụng. Về số lượng các máy móc thiết bị của Công ty, trong thời gian trước mắt có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất, tuy nhiên việc một số loại máy móc của Công ty không được đưa vào sản xuất và còn đang chờ xủa chữa là một tồn tại làm giảm hiệu quả của việc đầu tư. - Về công suất máy móc thiết bị: Nhìn chung, máy móc thiết bị của Công ty đều được phát huy được công suất thiết kế, tuy nhiên bên cạnh đó một số máy móc thiết bị của Công ty vẫn phải hoạt động với cường độ cao liên tục do thiếu về số lượng và đã lỗi thời không đáp ứng được yêu cầu công việc như một số máy, máy phát điện, máy xúc, máy ủi …Ngược lại một số máy móc lại không hoạt động hết công suất như máy trộn bê tông xi măng chỉ làm việc khoảng 60% công suất thiết kế. Đây là một thực tế đang tồn tại trong việc sử dụng máy móc thiết bị của Công ty, và thực tế này đã làm giảm hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của Công ty. b/ Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian. Tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất. Do hoạt động xây dựng chịu ảnh hưởng lớn của thiên nhiên( thời tiết, địa hình …), hơn nữa có những máy móc thiết bị chỉ hoạt động trong một giai đoạn nhất định của cả quá trình thi công công trình như máy xúc, máy trộn bê tông, máy kéo dây … nên việc đề ra kế hoạch cụ thể về thời gian hoạt động của các máy móc thiết bị là khá phức tạp. Công tác đánh giá hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian chủ yếu căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức thời gian quy định cho mỗi loại máy móc thiết bị. Stt Chỉ tiêu 2003 2004 Chêng lệch Đơn vị Giá trị % 1 Thời gian làm việc thực tế 137,088.00 190,848.00 53,760.00 39.22% giờ 2 Thời gian làm việc theo chế độ 165,672.00 219,024.00 53,352.00 32.20% giờ 3 Hệ số sử dụng thời gian chế độ (1/2) 0.83 0.87 0.04389 5.30% Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng: Hệ số sử dụng thời gian chế độ của năm 2004 tăng so với năm 2003, việc tăng này là do trong năm 2004, máy móc thiết bị của Công ty được bổ xung do mua mới lên giảm được thời gian ngừng máy do máy hỏng chờ xủa chữa, đồng thời Công ty cũng đã hạn chế được việc bố trí thêm giờ, thêm ca vào các ngày nghỉ. Do đặc thù của ngành xây lắp nên các máy móc thiết bị của Công ty không phải thường xuyên hoạt động, mà chỉ hoạt động trong một giai đoạn nhất định của quá trình thi công. Do đó thời gian còn lại các máy móc thiết bị này hoàn toàn để không. Tuy nhiên Công ty chưa có kế hoạch tận dụng số máy móc thiết bị trong thời gian này, do đó không phát huy được hết năng lực của máy móc thiết bị c/ Phân tích tình hình sử dụng phương tiện vận tải. Trong những năm gần đây, Công ty đã trang bị thêm một số phương tiện vận tải nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của sản xuất. Các loại phương tiện vận tải được trang bị thêm chủ yếu nhằm phục vụ cho công tác thi công, bao gồm các xe như 4 xe tải cẩu HINO-TAKADO, Máy kéo, 6 xe vận tải MAZ 5551. Việc bổ xung các xe này nhằm tăng chất lượng cho phương tiện vận tải của Công ty, đồng thời chủ động trong việc điều động vận chuyển, tiết kiệm chi phí do phải đi thuê ngoài. Trong số các phương tiện vận tải của Công ty, vẫn còn một số thuộc loại chờ thanh lý và hỏng không sử dụng đang chờ xửa chữa. Cụ thể là: 2 xe Zin; 3 xe công nông đang chờ thanh lý, 3 xe MAZ của LienXo đang chờ xửa chữa. Việc các phương tiện này để không đã và đang gây lãng phí cho Công ty, làm giảm hiệu quả sử dụng phương tiện vận tải của Công ty. Bên cạnh việc nâng cấp về mặt chất lượng cũng như số lượng của đội xe, việc sử dụng có hiệu quả các phương tiện này còn đòi hỏi ý thức của các công nhân vận hành, do đó bên cạnh việc quản lý bằng các biện pháp hành chính thì được biết Công ty thường xuyên có các biện pháp khen thưởng đối với các công nhân có thành tích trong sản xuất, như có các sáng kiến đổi mới quy trình công nghệ để phù hợp với tình hình thi công cụ thể. II.2.3. Phân tích tình trạng kỹ thuật của Tài sản cố định. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hao mòn dần đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa. Nhận biết, đánh giá đúng mức độ hao mòn TSCĐ, xem xét TSCĐ còn mới hay cũ là vấn đề rất quan trọng nhằm đề ra những biện pháp đúng đắn để tái sản xuất TSCĐ. Để nhận biết TSCĐ còn mới hay cũ cần thiết phải phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. Số đã khấu hao TSCĐ Nguyên giá TSCĐ 0 < Hệ số hao mòn TSCĐ = < 1 - Nếu hệ số hao mòn TSCĐ càng tiến dần về 1 chứng tỏ TSCĐ càng cũ và doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc đầu tư xây dựng, mua sắm mới TSCĐ, hiện đại hoá TSCĐ. ĐVT đ - Nếu hệ số hao mòn TSCĐ càng tiến dần về 0, chứng tỏ TSCĐ được đổi mới, doanh nghiệp có chú ý đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị và TSCĐ khác của doanh nghiệp. stt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 1 Số đã khấu hao 12,355,084,475 14,337,098,190 16,599,709,444 19,125,697,006 2 Nguyên giá TSCĐ 34,195,698,452 36,611,786,755 39,815,198,667 46,173,447,853 3 Hệ số hao mòn(=1/2) 0.36 0.39 0.42 0.41 Qua bảng số liệu ta thấy rằng, đến trước năm 2004 hệ số hao mòn của TSCĐ có xu hướng tiến về 1, cho thấy trong các năm trước đây việc bổ xung mới về Tài sản cố định của Công ty không lớn, thực tế là do tình trạng Tài sản cố định vẫn còn tương đối mới cho đến trước năm 2004 thể hiện qua hệ số hao mòn vẫn nằm gần giá trị 0. Năm 2004 Công ty có sự đầu tư nhiều hơn cả do đó đã giảm hệ số hao mòn từ 0.42 xuống còn 0.41. Nhìn chung, tình trạng Tài sản cố định của Công ty vẫn còn tương đối mới. II.2.3 Phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ Đối với kỹ thuật, thì chỉ tiêu số lượng là toàn bộ giá trị thiết bị máy móc, chỉ tiêu chất lượng chính là hiệu suất của thiết bị máy móc. Như vậy chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp là chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ. hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bq Hiệu suất sử dụng TSCĐ biểu hiện 1 đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất càng cao chứng tỏ chất lượng công tác quản lý và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp càng nhiều tiến bộ và ngược lại. Bảng tính hiệu suất sử dụng TSCĐ Đơn vị đ stt Chỉ tiêu 2003 2004 Tăng/Giảm 1 Doanh thu 255,384,657,220 276,210,312,302 8.15% 2 Nguyên giá TSCĐ bq 38,213,492,711 42,994,323,260 12.51% 3 Nguyên giá TSCĐ(là phương tiện kỹ thuật) bq 28,946,141,241 32,997,724,427 14.00% 4 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 5 Toàn bộ TSCĐ(1/2) 6.68 6.42 -3.87% Phương tiện kỹ thuật(1/3) 8.82 8.37 -5.13% Qua bảng phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ ta thấy rằng: So với năm 2003 , hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty giảm chung là 3.87%, riêng nhóm TSCĐ là phương tiện vận tải và máy móc thiết bị thì giảm 5.13%. Chỉ tiêu này giảm vì ta thấy răng tốc độ tăng doanh thu thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng về nguyên giá trong năm 2004. Tuy chỉ tiêu này so với năm trước có giảm nhưng xét trên mặt bằng ngành thì chỉ tiêu này đạt được ở mức khá, nó cho biết với một đồng nguyên giá TSCĐ tham gia vào sản xuất thì đem lại 6.42 đồng doanh thu thuần. II.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ là quá trình tìm hiểu, đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ - vốn cố định trong từng thời kỳ. Từ đó, có thể đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty trong tình hình thực tế kế hoạch sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp xây lắp nhằm huy động và khai thác tốt nhất những TSCĐ vừa mới đưa vào hoạt động. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ được coi là một trong những nội dung cơ bản nhất của việc quản lý và sử dụng TSCĐ. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Trước tiên, nó thể hiện trong việc đẩy mạnh năng suất lao động xã hội tăng lên. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy vòng chu chuyển vốn cố định tăng nhanh, tạo đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0163.doc
Tài liệu liên quan