Đề tài Phân tích mã chứng khoán SJS

Mục lục

* Giới thiệu về mã chứng khoán SJS

1. Phân tích kinh tế vĩ mô

1.1. Thực trạng nền kinh tế vĩ mô của nước ta hiện nay

1.2. Dự báo

2. Phân tích ngành

2.1. Tác động của các yếu tố vĩ mô đến ngành

2.1.1. Lãi suất

2.1.2. Lạm phát

2.1.3. Vốn đầu tư nước ngoài

2.2. Mối quan hệ của ngành với chu kỳ kinh doanh

2.3. Chu kỳ ngành

2.4. Mô hình 5 nhân tố (5-Forces)

2.4.1. Áp lực cạnh tranh tiềm tàng

2.4.2. Nhà cung cấp

2.4.3. Những người mua

2.4.4. Sản phẩm thay thế

2.4.5. Áp lực cạnh tranh trong nội bô ngành

2.4.6. Tác động của luật pháp

* Kết luận

 

doc50 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích mã chứng khoán SJS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tâm lí kì vọng giá nhà đất tiếp tục sụt giảm nên người mua cũng không mặn mà với thị trường mà vẫn chờ đợi giá nhà xuống thấp hơn. Trên thế giới Thị trường bất động sản của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu tích cực và đang ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng. Tại Mỹ, thị trường nhà đất chưa phục hồi, giá nhà đất đã giảm tháng thứ 6 liên tiếp và chỉ cao hơn 1% so với mức đáy trong thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất năm 2009, khiến cho hơn 800 ngân hàng nước này tiếp tục lâm vào tình trạng khó khăn. Còn tại Trung Quốc, kế hoạch làm dịu cơn sốt giá nhà đất của Chính phủ nước này chưa có kết quả (giá bất động sản tăng bình quân hơn 6%/tháng) trong khi giá trị các khoản vay dành cho bất động sản trong hai năm qua đã lên tới 2,7 nghìn tỷ USD. Mối quan hệ của ngành với chu kỳ kinh doanh Đầu tư xây dựng – bất động sản là ngành có tính chu kỳ, nghĩa là ngành có biến động cùng chiều với ngành kinh tế. - Năm 2011 : Thị trường Bất Động Sản đóng băng Kinh tế thế giới và Việt Nam đang bước vào thời kỳ khó khăn nghiêm trọng, khủng hoang tài chính và kinh tế đang diễn ra. Cùng lúc thị trường vàng đang lên cơn sốt khiến các nhà đầu tư tập trung vào mảng này. Bất động sản Việt nam cũng rơi vào tình trạng đóng băng. Mặt khác, chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ cũng làm cho ngành bất động sản thiếu vốn, gây khó khăn trong vệc đầu tư và mở rộng. Hiện tượng đầu cơ, găm hàng theo tâm lý đám đông đã tác động lớn đến thị trường, đẩy thị trường hoạt động không ổn định và méo mó, làm tình trạn bong bong bất động sản càng lúc càng lớn Dự báo cuối năm 2011, Theo các chuyên gia bất động sản, tình trạng thiếu vốn của cả nền kinh tế do chính phủ kiềm chế lạm phát vẫn sẽ tiếp tục, đang là nguyên nhân chính dẫn đến việc thị trường bất động sản tiếp tục khó khởi sắc trong những tháng cuối năm 2011. Việc siết chặt tín dụng việc đương nhiên phải làm trong bối cảnh lạm phát tăng cao, các chỉ số tiêu dùng tăng mạnh. Nguồn vốn cho thị trường bất động sản đang bị siết lại dẫn đến nguy cơ các ngành nghề liên quan đến bất động sản cũng bị ảnh hưởng.Thị trường BĐS cả nước trong những tháng tới đây thậm chí còn bi quan hơn so với những gi đang diễn ra. - Dự báo năm 2012 : Xu hướng phát triển kinh tế thế giới trong 10 năm trở lại đây cho thấy: Giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 kéo dài hơn dự đoán. Nhiều yếu tố rủi ro còn tiềm ẩn khiến nền kinh tế thế giới mặc dù tăng trưởng cao hơn mức kỳ vọng trong năm 2010 nhưng dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ chỉ phục hồi trở lại vào năm 2012. (Nguồn : IMF) Theo đó, ta thấy Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ nửa cuối năm 2008 kéo dài sang năm 2009 lan rộng trên toàn thế giới đã khiến GDP toàn cầu năm 2009 giảm 5.826 tỷ USD so với năm 2008 (đây là lần đầu tiên GDP toàn cầu tăng trưởng âm trong vòng 20 năm trở lại đây), kéo tốc độ phát triển trung bình của toàn giai đoạn đi xuống, từ 4,04%/năm cho giai đoạn 2001 đến 2007, xuống còn 3,2% cho cả giai đoạn 2001-2010. Trong năm 2010, ước tính kinh tế thế giới đã bước đầu phục hồi với tốc độ tăng trưởng là 4,8% tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này được dự báo sẽ giảm xuống 4,2% trong năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012 (IMF). Theo dự đoán của nhiều nhà chuyên gia, nền kinh tế Việt Nam dự báo trong năm 2012 cũng sẽ dễn biến ổn định và tăng nhẹ, làm tiền đề để ngành bất động sản sẽ ấm dần lên. Nền kinh tế Việt Nam sẽ ổn định vào quý 4/2011 khi lạm phát giảm, chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng, kinh tế tăng trưởng khả quan hơn thì đầu tư bất động sản được xem là có hiệu quả cao hơn và ít rủi ro hơn so với các thị trường khác như vàng, chứng khoán…, Dự kiến, đầu quý I/2012, sức tiêu thụ của thị trường sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, thị trường sẽ không quá náo nhiệt mà chỉ được cải thiện dần trong những năm tới, dự báo một kỳ tăng trưởng mới khi nền kinh tế thực sự hồi phục. Tuy nhiên, vẫn có một số chuyên gia khác lại cho rằng nền kinh tế vẫn sẽ tiếp tục không kiềm chế nổi lạm phát, chính sách tiền tệ vẫn thắt chặt, nguồn cung vốn cho nền kinh tế bị hạn chế, ngành bất động sản tiếp tục đóng băng và ảm đạm. các dự án bị đình trệ, các doanh nghiệp gặp khó khăn trầm trọng, kéo dài, có thể dẫn đến phá sản.Điều đó tùy thuộc vào góc nhìn và đánh giá của từng nhà kinh tế. Chu kỳ ngành Doanh thu và lợi nhuận Thị trường bất động sản khó khăn, tín dụng bị thắt chặt, lạm phát và lãi suất cao, khiến thị trường bất động sản đóng băng nên các doanh nghiệp trong lĩnh vực này buộc phải hạ mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011. Dẫn tới theo đó,trong 6 tháng đầu năm, hầu hết các công ty bất động sản có kết quả kinh doanh đều tăng trưởng âm so với cùng kỳ, một số doanh nghiệp còn lỗ trong kỳ này. Tình hình một hoạt động và xu hướng hạ mục tiêu kế hoạch sản xuất của một số doanh nghiệp bds trong năm 2011 Các chỉ tiêu đạt được 6 tháng đầu 2011 CTCP tập đoàn Hà Đô(HDG) CTCP Xây lắp và địa ốc Vũng Tàu (VRC) Doanh thu hơn 116 tỷ đồng, so với cùng kỳ giảm 71%, gần 47 tỷ đồng, bằng 16% kế hoạch năm 2011 Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 27,5 tỷ đồng, giảm 81% so với 6 tháng đầu năm 2010 15,4 tỷ đồng và hoàn thành 19% kế hoạch lợi nhuận Điều chỉnh giảm kế hoạch công ty đã điều chỉnh kế hoạch doanh thu năm 2011 từ 1200 tỷ đồng xuống 730 tỷ đồng, giảm 39% so với trước đó. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế cũng được điều chỉnh giảm xuống 136 tỷ đồng, giảm 159 tỷ đồng (tương đương giảm 54%). điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh năm 2011 còn doanh thu đạt 153 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt trên 33,7 tỷ đồng, giảm lần lượt 46% và 59% Ngoài ra,CTCP đầu tư và xây dựng HUD3 (HU3) còn thông qua điều chỉnh giảm chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất kinh doanh tư 1.163 tỷ đồng xuống 755 tỷ đồng, vốn đầu tư chỉ còn 221 tỷ đồng, giảm 64% so với chỉ tiêu đầu năm. Theo đó, doanh thu giảm 275 tỷ đồng ( 20%) xuống còn 725 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế giảm 30% so với kế hoạch cũ và mục tiêu đạt 70 tỷ đồng CTCP phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (HDC) cũng điều chỉnh giảm một số chỉ tiêu như tổng giá trị sản lượng điều chỉnh đạt 650 tỷ đồng, thay vì 750 tỷ đồng như kế hoạch cũ, giảm 13%. Nhiều doanh nghiệp giảm lợi nhuận mạnh Công ty Cổ phần (CTCP) Đầu tư địa ốc Khang An (KAC) thông báo kết quả kinh doanh quý 1/2011 với lợi nhuận sau thuế đạt 508,9 triệu đồng, giảm đến 95% so với cùng kỳ năm trước. Đây không phải là trường hợp cá biệt, CTCP Vạn Phát Hưng (VPH) cũng báo cáo quý 1/2011 đạt doanh thu tương đương quý 1/2010 nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 2,8 tỉ đồng, giảm 86%. Danh sách các công ty bất động sản có lợi nhuận giảm mạnh còn khá dài như CTCP đầu tư Căn nhà Mơ ước (DRH), CTCP địa ốc Sài Gòn Thương tín (SCR),… -> Thị trường bất động sản vẫn đang tiếp tục trong trạng thái “ngủ đông” khiến nhiều doanh nghiệp bị sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận. Chi phí Chi phí đầu vào tăng do lạm phát cao, Doanh nghiệp bds lại thiếu vốn do các chính sách vĩ mô không mang tinh hỗ trợ cho ngành này. Ngoài ra, đặc điểm riêng của ngành BĐS thường có chỉ tiêu hàng tồn kho lớn vì chủ yếu là chi phí sản phẩm xây dựng dở dang, trong đó bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất, chi phí thiết kế xây dựng.Trong điều kiện thị trường kém thanh khoản hiện nay thì hầu hết các doanh nghiệp bất động sản chọn cách bán đến đâu xây đến đó được hầu hết các công ty bds lựa chọn để giảm bớt chi phí và không bị động về nguồn vốn Rủi ro Thị trường bất động sản năm 2011 đang chứa đựng quá nhiều rủi ro khi nguồn cung nhiều,thiếu vốn, sức cầu hạn chế và thanh khoản chậm. Mức độ cạnh tranh Mức độ cạnh tranh trong ngành cao vì ở thời điểm hiện tai,nguồn cung nhiều hơn cầu nên các doanh nghiệp ra sức níu kéo khách hàng về phía mình với nhiều hình thức đa dạng khác nhau Công ty Vạn Phát Hưng đang áp dụng chính sách giảm giá 2% cho khách hàng mua căn hộ B1 tại dự án La Casa theo hình thức nhóm mua như các website bán hàng theo hình thức mua chung mới xuất hiện tại Việt Nam. Từ giữa tháng 6, Công ty Phát Đạt đã đưa ra chương trình thanh toán cho khách hàng mua căn hộ EverRich 2 lên đến 48 tháng với số tiền thanh toán từ tháng thứ 2 trở đi chỉ khoảng 40 triệu đồng. Việc này nhằm làm giảm gánh nặng thanh toán cho khách hàng so với trước đây. Tuy nhiên, tâm lý nhiều nhà đầu tư hiện nay vẫn chờ giá BĐS giảm tiếp mới mua vào,do đó lại càng gây khó khăn nhiều hơn cho các doanh nghiệp này đặc biệt là khả năng luân chuyển nguồn vốn bị hạn chế trong điều kiện nguồn vốn đầu vào tiếp cận với bất động sản lại hết sức hạn chế bởi các chính sách tiền tệ,vĩ mô -> Tuy rằng tất cả những yếu tố trên, không hỗ trợ tốt cho những doanh nghiệp bất động sản với doanh thu và lợi nhuận thấp, mức độ cạnh tranh cao, nhưng bất động sản được các nhà chuyên gia kỳ vọng tỷ lệ lợi nhuận 30 - 40% trên vốn sau 2 - 3 năm nữa nên có thể thấy, bất động sản vẫn còn có khả năng phát triển -> ngành bất động sản đang ở giai đoạn chuyển giao từ 3 sang 4. Mô hình 5 nhân tố (5-Forces) (trong file dàn bài mô hình 5-force) Áp lực cạnh tranh tiềm tàng Tính kinh tế theo quy mô: Đối với công ty bất động sản, thì khi xây dựng, thực hiện dự án càng lớn thì càng tiết kiệm được nhiều chi phí như: Mua nguyên vật liệu và phụ tùng ( xi măng, sắt thép, gạch…) với khối lượng lớn nhờ thì sẽ được hưởng chiết khấu cao hơn. Hiệu quả của công suất lớn đối với nhiều loại thiết bị đầu tư ( các loại máy móc sử dụng trong lúc thi công ( máy trộn nguyên vật liệu, ròng rọc, dàn giáo…) cả chi phí khởi động và vận hành máy móc đều giảm khi thực hiện với quy mô lớn. Hiệu quả tài chính : công ty lớn có điều kiện huy động vốn với điều kiện thuận lợi (lãi suất, chi phí đi vay thấp hơn, có khả năng thỏa thuận với ngân hàng và được sự giúp đỡ của nhà nước) Hiệu quả marketing thu được từ việc sử dụng phương tiện quảng cáo đại chúng vì khi quy mô tăng lên cao thì chi phí dành cho marketing phân bổ cũng sẽ giảm xuống Mật độ sử dụng lực lượng nhân công ( kiến trúc sư, thợ xây….) lớn hơn, do đó tiết kiệm chi phí thuê nhân công do công việc của công ty nhiều nên sẽ tránh được thực trạng là vẫn phải trả lương cho nhân viên nhưng nhân viên không có việc làm. → Quy mô càng lớn thì tính kinh tế và hiệu quả kinh doanh của công ty trong lĩnh vực bất động sản càng cao. Tính khác biệt của sản phẩm công ty so với công ty khác Trên cơ sở điều tra, khảo sát thị trường và tìm hiểu nhu cầu khách hàng thì mỗi công ty sẽ tiến hành nghiên cứu, phát triển những mô hình thiết kế phù hợp với đặc trưng của từng khu đô thị, từng nhu cầu từng thị phần. Mỗi dự án khu đô thị khác nhau sẽ hướng đến những đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau. Vì vậy kiến trúc của các căn hộ, biệt thự, mỗi khu đô thị sẽ mang những dáng vẻ khác biệt. → Mỗi công ty bất động sản khác nhau sẽ có các đội ngũ kiến trúc sư trong nước cũng như hợp tác với nước ngoài là khác nhau. Cho nên, sản phẩm của các công ty khác nhau tạo ra là hoàn toàn khác nhau, về ý tưởng kiến trúc,sản phẩm nội thất, giá thành…. Lợi thế nhờ phí tổn tuyệt đối Lợi thế về việc thực hiện chuẩn chất lượng: bất cứ sản phẩm nào thì đều được khách hàng chú ý tới chất lượng hàng đầu. Vì vậy, công ty nào có tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng, phù hợp với tiêu chuẩn trong nước và tiêu chuẩn quốc tế sẽ được khách hàng tin cậy sử dụng hơn. Lợi thế do kiểm soát được các yếu đầu vào. Chi phí của nguồn đầu vào của công ty bất động sản chủ yếu là tiền đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho người dân, giá trị các hợp đồng ký kết với nhà thầu, với đối tác về tư vấn và thi công các công trình xây dựng trong dự án. Các khoản tiền đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được xác định dựa trên khung giá đất theo quy định của Uỷ ban nhân dân địa phương nơi có các dự án, tuỳ theo từng khu vực của mỗi dự án đầu tư mà chi phí đền bù là khác nhau. Nhìn chung chi phí đền bù khá ổn định và không có ảnh hưởng đến các khoản đầu tư. Chi phí xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả vật liệu xây dựng như sắt, thép, đá, ximăng, cát, sỏi... Khi giá cả vật liệu xây dựng tăng đột biến sẽ tác động đến giá các yếu tố đầu vào của Công ty, đẩy chi phí lên cao đối với những hợp đồng thi công dài hạn đã ký, điều này có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, để hạn chế ảnh hưởng này, các công ty bất động sản có thể phát triển mạng lưới các đối tác cung ứng truyền thống. Đồng thời, chủ động trong việc xác định sớm thời điểm phát sinh nhu cầu nguyên vật liệu để xây dựng dự toán khối lượng công trình chính xác; dự phòng các khoản phát sinh (bao gồm cả giá) để đảm bảo hiệu quả của dự án đầu tư. → Đối với công ty bất động sản thì vật liệu xây dựng và tiêu chuẩn chất lượng là rất quan trọng. Khi công ty luôn biết chắc được nguyên vật liệu mình lấy ở đâu, giá cả như thế nào, khi tăng giá sẽ được báo trước thì lượng vốn lưu động của họ sẽ ổn định, không sợ bất ngờ thiếu vốn vì giá nguyên vật liệu tăng hoặc không có nguồn cung nguyên vật liệu khi cần. Vốn lưu động Lượng vốn lưu động = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn = Các khoản phải thu ngắn hạn (mã 130)+ Hàng tồn kho (mã 140) + Tài sản ngắn hạn khác (mã 150) – (Nợ ngắn hạn (mã 310) - Vay và nợ ngắn hạn (mã 311) Công ty SUDICO – JSJ, vốn thị trường 3,170 tỷ VND Lượng vốn lưu động của công ty SUDICO năm 2010 = 31,303,880,193. Vốn lưu động của một số công ty cùng ngành, tương đồng điều kiện vốn. + Công ty cổ phần Cường Quốc Gia Lai - QCQ , vốn thị trường 2,977 tỷ VND Lượng vốn lưu động năm 2010 của công ty = 2,249,628,444,305. + Công ty Phát triển hạ tầng kỹ thuật – IJC, vốn thị trường 2,742 tỷ VND. Lượng vốn lưu động của công ty năm 2010 = 2,047,281,117,204 + Công ty phát triển bất động sản Phát Đạt – PDR, vốn thị trường 3,268 tỷ VND Lượng vốn lưu động của công ty năm 2010 = 2,849,124,113,843. Vốn lưu động trung bình ngành = (31,303,880,193 + 2,249,628,444,305 + 2,047,281,117,204 + 2,047,281,117,204) /5 = 1,275,000,000,000. → Dựa vào các số liệu trên, nhóm định lượng, đối với công ty bất động sản thì vốn lưu động trên 2000 tỷ VND là cao. Sở dĩ, vốn lưu động của công ty SUDICO trong năm 2010 thấp hơn các công ty khác là do các dự án mà công ty đầu tư thì năm 2010 là thời gian chủ yếu để hoàn công. Thương hiệu Ta có số liệu chỉ tiêu Theo thông tin lấy từ tài liệu về công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà của công ty chứng khoán Thăng Long công bố ( số hiệu tài liệu JSJ-10/2010.VN.pdf-TLS) thì chi phí bán hàng của các công ty bất động sản chủ yếu là chi phí quảng cáo và chi phí khuyến mại, nên nhóm sử dụng chi phí Marketing là chi phí bán hàng. Công ty STUDICO trong 5 năm như sau: đơn vị tính 1.000.000đ Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh thu thuần 336,109 708,107 314,149 1,114,884 1,016,750 Chi phí Marketing 510 935 1,247 737 3,410 Kết quả chỉ tiêu 0.15173649% 0.132042191% 0.396945399% 0.066105532% 0.335382346% Ta thấy chi phí bán hàng của công ty trong 5 năm luôn giữ ổn định ở mức nhỏ khoảng 0.3% Doanh thu. Các công ty trong ngành và có điều kiện vốn tương đương + Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai – QCQ Năm 2007 2008 2009 2010 Doanh thu thuần 13,269 72,132 328,440 717,281 Chi phí Marketing 612 2,261 2,449 14,929 Kết quả chỉ tiêu 4.612254% 3.134531% 0.745646% 2.081332% + Công ty Phát triển hạ tầng kỹ thuật – IJC Năm 2007 2008 2009 2010 Doanh thu thuần 50,999 223,254 234,388 350,500 Chi phí Marketing 3,828 11,538 17,547 32,314 Kết quả chỉ tiêu 7.50603% 5.168104% 7.486305% 9.219401% + Công ty phát triển bất động sản Phát Đạt – PDR Năm 2008 2009 2010 Doanh thu thuần 36,067 491,940 1,573,906 Chi phí Marketing 2,196 5,958 28,693 Kết quả chỉ tiêu 6.088668% 1.211123% 1.823044% Từ biểu dồ trên ta thấy, công ty Sudico thành lập năm 2001 thì có chi phí về thương hiệu trong năm 2010 là thấp nhất, công ty Becamex Bình Dương thành lập năm 2006 có chi phí về thương hiệu là cao nhất. Điều này có nghĩa là ngay khi thành lập công ty đã phải bỏ chi phí lớn hơn trong việc quảng bá thương hiệu của mình, cho đến khi chiếm được lòng tin của người tiêu dùng thì chi phí này bắt đầu giảm, chi phí Marketing của các công ty có xu hướng giảm qua các năm.. Cũng có năm sau tăng so với năm trước là do công ty có các công trình hoàn công hoặc công trình mới nhận đầu tư, họ muốn được người tiêu dùng biết tới sự xuất hiện của những công trình đó Kết luận : từ các yếu tố được nêu ra và tính toán ở trên thì áp lực cạnh tranh tiềm tàng trong lĩnh vực bất động sản là thấp vì rào cản cho các doanh nghiệp mới gia nhâp lớn như vốn lưu động cao, các yếu tố đầu vào phải có nguồn và ổn định, đội ngũ nhân lực phải có chuyên môn cao, cần có sự học hỏi và liên kết với các nước phát triển về bất động sản, kiến trúc, phải tuân theo tiêu chuẩn chất lượng trong ngành do nhà nước ban hành. Mặt khác thương hiệu cũng đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực này, đây là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp mới thành lập. Nhà cung cấp Hoạt động chủ yếu của Công ty là Xây dựng và kinh doanh hạ tầng, nhà ở, do vậy các yếu tố đầu vào chính của Công ty là các quỹ đất nằm trong dự án được quy hoạch, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công trình xây dựng trên đất (các căn hộ, biệt thự, nhà vườn...) và vật liệu xây dựng như: xi măng, cát, đá, sắt, thép... Sự tập trung của nhà cung cấp Thị trường xi măng : Tính đến thời điểm hiện nay có 230 nhà cung cấp, cơ bản chia thành hai nhóm, các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường và các nhà cung cấp theo thị trường. Chỉ nhóm đầu là có khả năng đưa ra giá bán cho xi măng. Hầu hết các nhà cung cấp đều gián tiếp hoặc trực tiếp liên kết với nhau và ngoài ra còn tăng cường mối liên kết dọc với nhau. Do vậy, độ trong suốt của thị trường trên thị trường xi măng thực sự là cao. Việc định giá bán của các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường Tại một thời điểm nhất định, đường cong nhu cầu từng phần là đường cong nhu cầu ngắn hạn của các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường. Điều này cho phép các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường, trong một chừng mực nào đó, có thể định ra giá bán ở bất kỳ mức giá nào, nhưng không làm thay đổi số lượng cung cấp (thường cho thấy là giá bán được các nhà cung cấp khác chấp nhận). Tuy nhiên, việc định giá bán chưa điều chỉnh có những hệ quả tất yếu. Mức lợi nhuận cao dẫn đến nguồn cung không đều từ các thị trường khác trong vùng và về lâu dài sẽ thu hút các nhà cung cấp mới gia nhập vào thị trường, thường với công suất cao. Nhu cầu ổn định đạt được trên thị trường dẫn đến việc giảm thị phần của mỗi thành viên tham gia thị trường. Đường cong nhu cầu do đó có dạng xoắn. Hình 1 cho thấy sách lược giá bán mang lại lợi nhuận tối đa thông thường dựa trên doanh thu biên và các phí tổn biên tế không thể đạt được trong ngành công nghiệp xi măng vì không tồn tại đường cong doanh thu biên (marginal revenue curve) do tính tự chủ của đường cong nhu cầu theo giá bán (tuy nhiên vẫn tồn tại đường cong phí tổn biên tế (marginal cost curve)!). Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường bị buộc phải định hướng sách lược giá bán của mình trên các phí tổn trung bình (Average costs - ATC), thường tăng lên theo mức biên lợi mà đủ để làm thỏa mãn các cổ đông. Việc định giá theo mục tiêu này bị ảnh hưởng bởi: (1) mối đe dọa của các nhà cung cấp mới do biên lợi cao, (2) sự gia tăng tiềm tàng về công suất của các đối thủ cạnh tranh vì họ tái đầu tư để sinh lời cao, (3) mối đe dọa của các đối thủ cạnh tranh nhằm giảm mức giá bán đã ấn định và (4) mối đe doạ từ sự nghi ngờ khả năng cạnh tranh đối với việc lạm dụng ưu thế và vị trí trên thị trường. Hình 1: Việc định giá bán của các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường. Việc định giá bán của các nhà cung cấp theo thị trường Các nhà cung cấp theo thị trường sẽ tối đa hóa các lợi nhuận của họ ở mức giá bán ấn định bằng cách giảm tối đa các chi phí sản xuất. Việc giảm giá bán dẫn đến sự gia tăng nguồn cung cho nhà cung cấp theo thị trường. Mặt khác, việc tăng giá đến mức giá bán ấn định sẽ ngay lập tức đánh mất các khách hàng của nhà cung cấp đó. Điều này có nghĩa là hàm số nhu cầu đối với nhà cung cấp theo thị trường sẽ được hiển thị bằng đường cong phẳng và không song song với trục giá bán. Việc định hướng cho hàm số nhu cầu này, theo đường cong phí tổn trung bình tiêu biểu, nhà cung cấp theo thị trường có khả năng phải giảm giá bán của mình cho đến khi đạt được mức tận dụng công suất tối đa.                  Hình 2: Việc định giá bán của các nhà cung cấp theo thị trường. Hình 2 cho thấy sự gia tăng về lợi nhuận nhờ giảm giá bán so với giá bán ấn định [L] tới giá bán [F]. Tuy nhiên, do phản ứng chậm đối với tổng mức nhu cầu, một nhà cung cấp chỉ có thể tăng nguồn cung của mình ở mức chi phí của các đối thủ cạnh tranh khác. Do tính trong suốt cao của thị trường, các thành viên khác của thị trường sẽ ngay lập tức biết được giá bán mới của nhà cung cấp đó. Các nhà cung cấp mà đang phải đối mặt với tình trạng nhu cầu giảm sẽ chấp nhận mức giá bán mới thấp hơn để thu hút trở lại các khách hàng. Vì vậy, nhà cung cấp theo thị trường sẽ lại đánh mất thêm nhu cầu trước các đối thủ cạnh tranh của mình và nhà cung cấp này sẽ bị giảm đi nhu cầu ban đầu của mình. Tuy nhiên, nhà cung cấp này hiện đã trở nên yếu kém hơn nhiều, vì anh ta không thể tăng giá của chính mình đưa ra. Trường hợp anh ta tăng giá của chính mình lên, anh ta sẽ đánh mất các khách hàng của mình trước các đối thủ cạnh tranh. Chỉ có hành động phối hợp mới làm cho giá bán tăng lên và điều này chỉ có thể thực hiện được với sự trợ giúp của nhà cung cấp dẫn đầu thị trường. Nhu cầu suy giảm Nếu thị trường cho thấy sự sụt giảm nhu cầu đáng kể do các nguyên nhân mang tính chu kỳ và mang tính cơ cấu, đường cong nhu cầu từng phần (partial demand curve) và đường cong nhu cầu sẽ chuyển dịch. Nhà cung cấp sẽ có màu đỏ. Khả năng duy nhất để thoát ra khỏi khu vực thua lỗ là phải giảm giá bán. Trong một thời gian ngắn, nhà cung cấp có thể tận dụng được toàn bộ công suất của nhà máy mình để thu lợi nhuận về. Các đối thủ cạnh tranh sẽ có hành động phản ứng lại, tạo ra một cuộc chiến giá cả. Các nhà cung cấp có thể tăng nhu cầu từng phần của mình, không phải vì tổng nhu cầu trong một vùng có tính thay đổi đột ngột về giá bán, mà với giá bán xuất xưởng thấp hơn thì khu vực cung cấp sẽ tăng lên và các khu vực mới có thể là các mục tiêu hướng tới. Nhìn chung, với mức chi phí trung bình giống nhau, nhà cung cấp với các chi phí cố định cao hơn sẽ có ưu thế giảm giá bán tốt hơn. Khi các chi phí cố định không liên quan đến khối lượng sản xuất, nhà cung cấp sẽ sản xuất cho đến khi anh ta có thể bù lấp cho các khoản chi phí biến đổi (variable costs) của mình (đây là mức giá thấp nhất ngắn hạn dựa vào chi phí). Tuy nhiên, mức giá thấp nhất ngắn hạn này được xác định bởi khả năng thanh toán sẵn có. Do đó, các chi phí mà dẫn đến lượng tiền mặt xuất ra và cơ cấu cấp vốn của công ty trở thành vấn đề được chú ý. Có thể là một phần chi phí biến đổi (trong thời gian ngắn) không liên quan đến các chi phí (ví dụ chi phí nguyên liệu khai thác từ nguồn cấp của nhà cung cấp không dẫn đến lượng tiền mặt xuất ra trong thời gian ngắn). Lợi thế này trong việc định giá bán là khác nhau đối với mỗi công ty. Kết quả là, cả công ty hoạt động hiệu quả nhất lẫn công ty sản xuất đạt hiệu suất nhất đều sẽ không vượt qua khó khăn được trừ công ty gặp ít rắc rối về thanh quyết toán. Ngành thép : Theo nhà cung cấp :Trên thị trường chia làm 3 nhóm nhà cung cấp sản phẩm thép trên thị trường bao gồm: Các thành viên của Tổng công ty thép (VNS); các doanh nghiệp liên doanh với VNS; và các doanh nghiệp ngoài VNS. Trong đó các doanh nghiệp bên ngoài VNS có thị phần lớn nhất. Có nhiều doanh nghiệp ngoài VNS hoạt động rất tốt như Pomina, Hoà Phát, Việt Ý và Việt Úc. Các công ty trong ngành Ngành thép hiện nay có trên 60 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và 4 doanh nghiệp sản xuất thép tấm. Trong đó số các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng có 3 doanh nghiệp có công suất lớn trên thị trường hiện nay là Công ty thép Miền Nam với công suất 910.000 tấn/năm, tập đoàn thép Việt – Pomina với công suất 600.000 tấn/năm, công ty Gang thép Thái Nguyên với công suất 550.000 tấn/năm. Có khoảng 20 doanh nghiệp tầm cỡ trung bình có công suất từ 120.000 – 300.000 tấn/năm. Ngoài ra còn rất nhiều các nhà máy với quy mô công suất nhỏ dưới 120.000 tấn/năm, trong đó vẫn tồn tại nhiều nhà máy nhỏ với công suất 10.000 – 50.000 tấn/năm. Trên thị trường niêm yết hiện nay mới chỉ có 2 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng là Hoà Phát (HPG) và Việt Ý (VIS), 1 doanh nghiệp sản xuất ống thép là ống thép Hữu Liên Á Châu (HLA) và 4 doanh nghiệp kinh doanh thương mại thép. Ngoại trừ công ty cổ phần thép Hoà Phát có quy mô vốn lớn, còn lại các công ty khác vốn đều nhỏ. Đầu vào thay thế Ngành xi măng: không thể thay thế hàng hóa từ các thị trường khác nhau được; nghĩa là ‘xi măng’ là chất kết dính duy nhất được biết đến trong quá trình sản xuất bê tong(nhưng be tông trong lĩnh vực xây dựng nhà ở có thể được thay thế bởi sắt thép, nhôm, gỗ, gạch xây…. ). Tuy nhiên, các cơ hội thay thế đều có thể có được trong một thị trường nếu đáp ứng được các đặc tính kỹ thuật cụ thể. Ngành thép : Thép được coi là lương thực của mọi ngành côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích vĩ mô và phân tích ngành - mã chứng khoán sjs.doc
Tài liệu liên quan