Đề tài Phân tích môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh khách sạn 5 sao ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch nước ngoài. Du lịch phát triển cộng với việc mức sống được cải thiện cũng làm tăng thêm nhu cầu đi lại và nghỉ dưỡng của nhóm khách hàng trong nước. Vì vậy, ngành khách sạn đang trở thành 1 ngành có tiềm năng lớn, với rất nhiều cá nhân và tổ chức trong nước cũng như nước ngoài mong muốn và có ý định đầu tư.

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20035 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh khách sạn 5 sao ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tropole Hanoi (khách sạn 5 sao đầu tiên) tại Việt Nam hay khách sạn Caravelle ở Sài gòn. Hầu hết những khách sạn này đều được đầu tư xây dựng bởi các tập đoàn hoặc chủ đầu tư quốc tế, với bộ máy quản lý và nhân viên đa số là người nước ngoài. Từ 1992 đến nay Ngành kinh doanh khách sạn Việt Nam mới thực sự bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng từ đầu thập kỷ 90 khi Việt Nam mở cửa, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đa phương và bước vào nền kinh tế thị trường. Ngày 17/10/1992, chính phủ đã có nghị định 05/CP thành lập lại Tổng cục du lịch, quy định lại về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức lại bộ máy của Tổng cục. Đồng thời các cơ chế chính sách phát triển du lịch được bổ sung cũng tạo điều kiện cho du lịch hoạt động thông thoáng. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn cũng được đưa ra, đặt ra tiêu chuẩn về chất lượng cho các cơ sở lưu trú. Chính trị ổn định, lại thêm sự kiện Việt Nam gia nhập WTO cũng làm tăng sức hấp dẫn về đầu tư tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Từ chỗ chỉ đón tiếp khoảng 250 000 khách quốc tế vào năm 1990, đến năm 2011, số lượng du khách đến Việt Nam đã vượt ngưỡng 5 triệu. Nếu như 20 năm trước, cả nước mới có khoảng vài trăm cơ sở lưu trú với khoảng hơn 10000 phòng thì hiện nay số cơ sở lưu trú trên cả nước đã lên tới hơn 10000 với hơn 200000 buồng. Trong đó, có khoảng 2000 khách sạn được xếp hạng, cung ứng khoảng hơn 70000 buồng phục vụ nhu cầu lưu trú của khách. Bảng 1. Số lượng cơ sở lưu trú 1990-tháng 6/2009 Năm 1990 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2007 2008 6 tháng đầu năm 2009 Số lượngCSLTDL 350 1928 2540 2510 3267 4390 5847 6720 8550 10.400 10.800 Số buồng(1000) 16 36 50 61 72,2 92,5 125,4 160,5 184,8 205 213,2 Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam Bảng 2. Khách sạn xếp hạng (tính đến tháng 6/2009) Stt Hạng Số lượng Số buồng 1 5 sao 33 8.564 2 4 sao 90 10.950 3 3 sao 176 12.674 4 2 sao 850 31.450 5 1 sao 990 20.790 6 Đạt tiêu chuẩn tối thiểu 3.100 46.724 Tổng cộng 5.239 131.152 Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam Trong 2 năm gần đây, sau khi bị ảnh hưởng bởi suy thoái toàn cầu năm 2009, ngành kinh doanh khách sạn Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu phục hồi và tiến lên đà phát triển. Công suất thuê phòng, giá phòng cũng như doanh thu lợi nhuận đều tăng trung bình 3,4%/năm. Dự báo trong thời gian tới, ngành nghề kinh doanh khách sạn sẽ còn tiếp tục phát triển, do tiềm năng du lịch của ta còn dồi dào, mức sống được cải thiện tạo ra nhiều nhu cầu hơn cùng với sự ra đời của hàng loạt những khách sạn và khu nghỉ dưỡng mới với cơ sở vật chất tiện nghi hiện đại nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng gia tăng đó. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ Môi trường chính trị Mức độ ổn định về chính trị Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có mức độ ổn định về chính trị cao. Theo đánh giá của Viện kinh tế vào hòa bình (IEP), năm 2011, Việt Nam đứng thứ 30/153 về mức độ ổn định về chính trị, trong đó, bao gồm cả sự đánh giá về rủi ro chiến tranh, độ an toàn chính trị. Chỉ số GPI (chỉ số hòa bình thế giới) tại Việt Nam Nguồn : IEP Sự ổn định chính trị-xã hội là hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế. Có thể thấy từ năm 1990 trở lại đây, các nước lân cận với Việt Nam hầu hết đều có nền chính trị thay đổi bất thường, khó để giữ ổn định về đầu tư. Trong khi đó sự ổn định chính trị đã góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế, đảm bảo thực thi các chính sách kinh tế nhất quán. Ổn định chính trị ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của các CEO đồng thời, bên cạnh đó, sự ổn định chính trị cũng như mức độ an toàn và thân thiện của điểm đến là yếu tố quyết định lượng khách du lịch. Không một khách du lịch nào lại muốn đến thăm những nơi bất ổn về chính trị. Thái độ của các quan chức Nhà nước, các chính sách Thương mại của nhà nước đối với các doanh nghiệp: Thái độ của chính phủ đối với doanh nghiệp là một yếu tố khá quan trọng, nó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, quyết định về tổ chức cơ cấu làm việc, sản xuất của doanh nghiệp. Việc đánh giá thái độ của các quan chức nhà nước sẽ được đánh giá thông qua: sự hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp. Nhìn chung, chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực đưa ra các chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng nỗ lực tạo ra một sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp nôi địa và các doanh nghiệp nước ngoài. Tháng 5/ 2010, Chính phủ đã đưa ra 6 biện pháp lớn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, liên quan đến vấn đề hỗ trợ vay vốn, thủ tục hành chính doanh nghiệp,… Đặc biệt đối với ngành khách sạn & du lịch, Chính phủ Việt Nam tìm thấy một tiềm năng lớn trong các ngành này, nên cũng có những thái độ quan tâm đặc biệt để phát triển các ngành này. Đây là một cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Môi trường pháp luật Tình trạng tham nhũng, quan liêu Dưới đây là những đánh giá về mức độ gian lận, tham nhũng các quốc gia trên Thế giới năm 2010: Nguồn: Tổ chức minh bạch Thế giới ( Transparency International Organization) Nhìn trên hình vẽ trên ta thấy, Việt Nam thuộc vào khu vực bị đánh giá là có mức độ gian lận rất cao. Điểm số đánh giá của Việt Nam là 2.7 nằm vào top 3 điểm nóng về gian lận hành chính và đứng thứ 116/ 178 quốc gia về sự minh bạch. Những con số trên đã cho thấy một điểm nóng trong pháp luật Việt Nam đã tồn tại từ nhiều năm năm, đó là tình trạng quan liêu, tham nhũng, thiếu minh bạch. Minh bạch là yếu tố quan trọng cho một doanh nghiệp, đặc biệt là cách doanh nghiệp tư nhân. Nếu như một môi trường mà doanh nghiệp tham gia vào lại không minh bạch, khi đó doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh một cách công bằng. Ngoài ra, môi trường kinh doanh không minh bạch mang lại rủi ro lớn cho nền kinh tế - xã hội. Chính vì thế, chúng tôi đánh giá, sự kém minh bạch và tình trạng tham nhũng ở Việt Nam là một thách thức lớn cho ngành. Về quản trị và bảo vệ thương hiệu Việc bảo vệ thương hiệu ở Việt Nam được đẩy mạnh trong giai đoạn gần đây, Bên canh đó, Việt Nam còn tham gia vào thỏa ước Madrid, cho phép các doanh nghiệp đăng ký bản quyền thương hiệu quốc tế. Đây là một cơ hội cho doanh nghiệp khi kinh doanh tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp mới, chưa phát triển. Hỗ trợ của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh - Thủ tục đăng ký kinh doanh: Sự ra đời của Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 cùng với việc áp dụng chính sách thủ tục hành chính một cửa đã giúp cho việc thành lập doanh nghiệp trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Theo số liệu điều tra của Doing Business 2011, thủ tục đăng ký khởi sự doanh nghiệp ở Việt Nam được xếp hạng thứ 100 toàn thế giới: Nhân tố Việt Nam Đông Nam Á & TBD Tổ chức OECD Xếp hạng khởi sự doanh nghiệp 100 Số lượng quy trình 9 7 5 Số ngày đăng ký 44 38 13 Chi phí (tính theo % lãi trên đồng vốn) 10.60% 22.70% 14.70% Thủ tục khởi sự doanh nghiệp là một trong các yếu tố để tiến hành kinh doanh. Quy trình thủ tục đơn giản, tiết kiệm thời gian sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí trong bước đầu kinh doanh. Đặc biệt với ngành kinh doanh khách sạn 5 sao, nơi có rất nhiều các hãng kinh doanh khách sạn nước ngoài tham gia vào kinh doanh ở Việt Nam, vì thế thủ tục hành chính gọn nhẹ sẽ là một cơ hội cho ngành. Tuy nhiên, thủ tục hành chính ở Việt Nam vẫn còn rườm rà so với khu vực và thế giới, vì thế, chúng tôi đánh giá không quá cao cơ hội này cho ngành. Chính sách tín dụng: Yếu tố Xếp hạng Strength of legal rights index (0 -10) Depth of credit information index (0-6) Public registry coverage (% of adults) Private bureau coverage (% of adults) Việt Nam (2012) 24 8 5 29.8 0 Việt Nam (2011) 21 8 5 26.4 0 Indonesia 126 3 4 31.8 0 Lao PDR 166 4 0 0 0 Malaysia 1 10 6 49.4 83.4 Philippines 126 4 3 0 8.2 Thailand 67 5 5 0 41.7 Timor-Leste 159 2 3 1.8 0 Về chính sách tín dụng, Việt Nam được xếp hạng thứ 24/183 ( năm 2012). So với các quốc gia trong khu vực, chính sách tín dụng của Việt Nam ở mức trung bình. Trong đó, chỉ số về sức mạnh của luật pháp áp đặt lên tài chính là 8/10, chỉ số về thông tin tín dụng ở mức 5/6 là khá cao. Theo đánh giá của Doing Business, chính sách tín dụng của Việt Nam là khá tốt, tao thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Tín dụng là yếu tố cốt lõi của một doanh nghiệp. Nếu không có vốn, doanh nghiệp sẽ không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, chúng tôi cho là việc được đánh giá khá tốt trong chính sách tín dụng là một cơ hội cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào Việt Nam. Chính sách về hợp đồng: Về thủ tục yêu cầu trong việc hình thành hợp đồng giao dịch, Việt Nam được xếp hạng ở mức 30/183. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tiến hành ký kết hợp đồng giao dịch với khách hàng, đối tác. Môi trường kinh tế: Theo định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thi trường định hướng theo xã hội chủ nghĩa hay nói một cách khác thị trường kinh tế Việt Nam là thị trường kết hợp giữa thị trường và chỉ huy. Trên thực tế, thị trường kinh tế ở Việt Nam trong các giai đoạn gần đây đã có những bước phát triển lớn. Nền kinh tế hội nhập hơn với thế giới. Bên cạnh đó, thị trường dần bớt đi sự điều tiết của chính phủ. Tuy nhiên, sự tồn tại của bàn tay chính phủ trong thị trường khiến cho thị trường méo mó, giảm bớt sự cạnh tranh. Đây là một thách thức tương đối lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc tìm kiếm sự cạnh tranh hoàn hảo ở thị trường Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế Năm 2010, trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. Nền kinh tế Việt nam đã có những bước ổn định và phát triển vững chắc trong thời gian gần đây. Sự ổn định của nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành kinh tế trong nước nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng. Việt Nam đã đạt được vị thế quốc gia có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.200 USD trong năm 2010. Tỷ lệ tăng GDP năm 2009 là 5,23% và năm 2010 là 6,78%. Tuy nhiên, sang năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2011 chậm hơn so với cùng kỳ năm trước đạt tỷ lệ tăng trưởng 5,75%. Tăng trưởng GDP qua các quý 2011 Tỉ lệ lạm phát: Việt Nam đang phải đối mặt với các áp lực lạm phát lớn hơn nhiều so với nhiều khu vực trên thế giới. Tám tháng đầu năm 2011, chỉ số tiêu dùng tăng mạnh. Nếu so với cùng kỳ tháng 7 năm ngoái, CPI tháng 7/2011 đã tăng tới 22,16%. Đến tháng 8/2011 chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,93% so với tháng trước, mức tăng đã giảm nhiều và đây là tháng có chỉ số giá tiêu dùng dưới 1% sau 11 tháng. Như vậy, CPI bình quân tám tháng đầu năm tăng 17,64% so với bình quân cùng kỳ năm 2010. Sang tháng 9, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,82% so với tháng trước và chỉ số giá tiêu dùng bình quân chín tháng năm 2011 tăng 18,16% so với bình quân cùng kỳ năm 2010. Lạm phát tại Việt Nam từ 2001 – 2010 (%) Chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 Nguồn: Tổng cục Thống kê Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ. Hiện tại trong số ít các sân bay quốc tế chỉ có Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 cửa ngõ chính đón khách quốc tế bằng đường không; chưa có cảng biển đáp ứng yêu cầu đón tàu du lịch; hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông đến các điểm du lịch chưa đồng bộ và chất lượng thấp, chưa kết nối thành mạng lưới. Vì vậy những trở ngại về cơ sở hạ tầng tiếp tục là điểm yếu cần đầu tư dài hơi.   Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh nhưng nhìn chung tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và phong cách sản phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, vận hành chưa chuyên nghiệp do vậy chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật. Thủ tục thuế: Theo báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới (năm 2012) thì bình quân các doanh nghiệp Việt Nam phải nộp thuế tới 32 lần một năm và mất 1.050 giờ làm việc trong khi ở Indonesia là 266 giờ làm việc. Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2012 đã đánh tụt Việt Nam từ thứ hạng 90 lên 98 trong xếp hạng về mức độ hấp dẫn của môi trường kinh doanh, chủ yếu là do yếu tố thủ tục thuế nhiêu khê. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, cũng là một nhân tố gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế nói chung và của ngành nói riêng. Môi trường Văn hóa – Xã hội: Việt Nam là một đất nước có nhiều tiềm năng du lịch với nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, phong phú và đa dạng khắp trên mọi miền đất nước, có sức hấp dẫn đối với du khách. Hơn nữa, Việt Nam đã từng trải qua các cuộc kháng chiến thần kỳ để lại cho lịch sử dân tộc những dấu ấn hào hùng có sức lôi cuốn du khách muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam. Tính đến năm 2006, Việt Nam có 2888 di tích, thắng cảnh được xếp hạng di tích quốc gia gồm: 1367 di tích lịch sử, 1355 di tích kiến trúc nghệ thuật, 62 di tích khảo cổ, 104 di tích thắng cảnh, trong đó có 110 di tích được xếp hạng đặc biệt. Đặc biệt tới năm 2007,có 5 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam bao gồm Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Việt nam còn được biết tới là quốc gia đa văn hóa, đất nước của những lễ hội. Hằng năm trên cả nước có tới hàng nghìn lễ hội lớn nhỏ. Một số lễ hội lớn như: Lễ hội đền Hùng, Lễ hội Chùa Hương, Hội Lim, Hội Gióng , Lễ hội Đua Voi… Hiện nay cả nước có 1450 làng nghề , các làng nghề có sức thu hút khách du lịch. Các làng nghề nổi tiếng cả trong và ngoài nước như: Gốm Bát Tràng , tranh Đông Hồ , chiếu Cói Nga Sơn, làng đúc đồng Ngũ Xá, đồ gỗ Đồng Kị, gốm Đông Triều, lụa Vạn Phúc…. Không chỉ có các di sản vật thể mà VN còn có những di sản phi vật thể như: Dân ca Quan họ Bắc Ninh, nhã nhạc cung đình Huế, ca trù , cồng chiêng Tây Nguyên…Cả nước hiện có 21 khu du lịch quốc gia tính đến năm 2008, là những trọng điểm để đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch. Môi trường Công nghệ. Hiện nay, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và đặc biệt là Internet đã giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận và quảng bá hình ảnh của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đặc biệt Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có mức độ phát triển internet nhanh hạng nhất trên thế giới. Công nghệ mới tạo cơ hội lớn cho ngành kinh doanh khách sạn, đặc biệt là các khách sạn cao cấp. Các khách sạn cao cấp tại Việt Nam ứng dụng rất tốt các thành tự công nghệ vào quản lý khách sạn. Vào tháng 6/2011, khách sạn Caravelle ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh đã thay các chìa khóa thẻ từ bằng các chìa khóa ứng dụng công nghệ nhận dạng bằng tần số radio (RFID), một công nghệ được ứng dụng bởi nhiều khách sạn hàng đầu thế giới. Cũng trong tháng này, dự án triển khai dịch vụ nhận phòng bằng điều khiển từ xa của Linton cũng sẽ được khởi động. Với 2 Wii-pad, các bảng điều khiển từ xa, khách có thể đăng ký nhận phòng tại bất cứ nơi nào trong khách sạn mà không cần phải đến quầy lễ tân. Khách sạn Metropole mới đây cũng đã lắp đặt một hệ thống buồng phòng được trang bị hệ thống âm thanh Beosound 8 hiện đại cùng với máy iPad cá nhân để khách sử dụng trong trường hợp họ không mang theo máy tính xách tay. Bên cạnh đó, khách sạn Metropole còn ứng dụng những công nghệ mới mang tính đột phá để lưu trữ các yêu cầu của khách hàng, tạo cơ sở dữ liệu lễ tân và điều hành khách sạn. Trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, đây thực sự là một cơ hội mới cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn nói riêng và các ngành kinh doanh khác nói chung. Môi trường Tự nhiên: Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh. Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh khách sạn nói riêng cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước. Tính đến hết năm 2007 Việt Nam được UNESCO công nhận 6 khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Cát Tiên, Biển Kiên Giang, Cần Giờ. Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia với những loại động thực vật đặc biệt quý hiếm, 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ. Việt Nam cũng đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam tự hào sở hữu những vịnh thuộc hàng đẹp nhất là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang trong số 12 quốc gia trên thế giới. Có thể nói Việt Nam là điểm đến rất hấp dẫn thu hút khách du lịch từ những ưu đãi mà thiên nhiên đã ban tặng. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường: Biến đổi khí hậu là một vấn đề thời sự và đang có sức tác động mạnh mẽ hơn so với dự báo. Du lịch Việt Nam với thế mạnh tập trung vào biển đảo sẽ đứng trước thách thức vô cùng lớn và khó lường trước ảnh hưởng của triều cường, mực nước biển dâng ở các vùng duyên hải, vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Những dị thường của khí hậu tác động trực tiếp gây khó khăn, trở ngại tới hoạt động du lịch. Trên bình diện thế giới, Việt Nam được xác định là một trong các quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu bởi mực nước biển dâng. Ngoài ra ô nhiễm môi trường cục bộ đang trở thành mối đe dọa đối với điểm đến du lịch nếu chậm có giải pháp kiểm soát thích đáng, nhất là trong hoàn cảnh du lịch sinh thái, du lịch xanh đang trở thành một xu hướng phổ biến hiện nay. Toàn cầu hóa Xu hướng toàn cầu hóa của Việt Nam ngày càng gia tăng, các chính sách đang có hướng rất mở và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam gia nhập một số các tổ chức thế giới lớn như WTO, mối quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ Á -Âu , Mỹ- Châu Á, Nhật Bản-ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và cộng nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong đó dòng đầu tư FDI và ODA cho phát triển du lịch ngày một tăng. Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu qua và có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng. Kinh nghiệm quản l‎ý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch. Việt Nam có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong phát triển du lịch. Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng; du lịch nội khối chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xoá đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ hội to lớn về xu thế thời đại mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng tận dụng lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển, đặc biệt xu hướng du lịch cộng đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng nghèo và quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hơn thế nữa, Việt Nam có vị trí địa lý gần với thị trường khổng lồ Trung Quốc và các nước Đông bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) với trên 1,5 tỷ người tiêu dùng du lịch có thu nhập cao và đang tăng mạnh. Cơ hội thu hút một phần thị trường khách du lịch đến từ các quốc gia này mở ra cho Du lịch Việt Nam một chân trời rộng lớn. CHƯƠNG III PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch nước ngoài. Du lịch phát triển cộng với việc mức sống được cải thiện cũng làm tăng thêm nhu cầu đi lại và nghỉ dưỡng của nhóm khách hàng trong nước. Vì vậy, ngành khách sạn đang trở thành 1 ngành có tiềm năng lớn, với rất nhiều cá nhân và tổ chức trong nước cũng như nước ngoài mong muốn và có ý định đầu tư. Rào cản gia nhập ngành : lớn. + Để xây dựng khách sạn đáp ứng tiêu chuẩn 5 sao đòi hỏi yêu cầu một lượng vốn lớn, ước tính từ hàng chục đến hàng trăm triệu đôla, bao gồm chi phí xây dựng, thiết kế, đào tạo nhân viên… + Khả năng tiếp cận kênh phân phối tương đối khó khăn. Nguồn đặt phòng chủ yếu của các khách sạn đến từ các công ty lữ hành (47,5% năm 2009 và 45,4% năm 2010). Tuy vậy, trong tương lai việc tiếp cận khách hàng sẽ dễ dàng hơn (khi công nghệ thông tin phát triển cho phép khách hàng sử dụng Internet nhiều hơn trong việc đặt phòng). Tính kinh tế theo quy mô: Để đạt được mức lợi nhuận cao thì các công ty gia nhập ngành phải tạo dựng hệ thống khách sạn hoặc liên kết với các khách sạn khác trong ngành. - Chính sách từ phía chính phủ: Hiện nay, môi trường kinh doanh tại Việt Nam tương đối mở cửa trong việc cho phép mở các doanh nghiệp. Vì vậy, các yếu tố từ phía chính phủ trong việc hoạt động ngành là khá thuận lợi. Cạnh tranh trong ngành: Cấu trúc ngành: Như đã đề cập tới ở trên, ngành kinh doanh khách sạn là một ngành phân tán, do vậy ở đây có mức độ cạnh tranh tương đối cao: + Số lượng các khách sạn hiện tại tính trên toàn quốc là rất nhiều: Tổng số có trên dưới 2000 khách sạn đạt chuẩn “sao”, trong đó số khách sạn 5 sao là 40 khách sạn, số lượng khách sạn 3 sao và 4 sao lên tới vài trăm. + Số lượng các doanh nghiệp tham gia vào ngành kinh doanh khách sạn: rất nhiều. Có hàng nghìn doanh nghiệp hiện đang kinh doanh trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Ngoài các tập đoàn lớn trên thế giới chuyên quản lý và điều hành khách sạn như: Hilton, Kingdom Hotels, Banyan tree, Colony Resorts và Intercontinental còn có sự tham gia lâu đời từ các công ty trước đây thuộc sở hữu của nhà nước (khách sạn Kim Liên, khách sạn Công đoàn, Majestic Hồ Chí Minh…), và các công ty khác. Tốc độ tăng trưởng ngành: trong các năm qua thì ngành khách sạn có mức tăng trưởng tương đối ổn định. + Lượng khách tới VN năm 2010 đạt hơn 5 triệu tăng 34,8%-->góp phần cải thiện giá phòng và công suất sử dụng phòng. + Công suất thuê phòng trung bình của khách sạn 4 và 5 sao trong năm 2010 tăng 5,3% và 5%. + Kế hoạch mở rộng khách sạn: Nhóm khách sạn 4 sao dẫn đầu trong việc dự kiến mở rộng phát triển khách sạn trong tương lai (13%), sau đó là 3 sao (9.3%) và 5 sao 5,6%. Yêu cầu về Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ: cao + Sản phẩm dịch vụ khách sạn 5 sao dành cho tầng lớp có thu nhập cao. Theo một thống kê năm 2010, giá phòng trung bình của khách sạn 5 sao tại Việt Nam là 131,18 đôla Mỹ, trong khi thu nhập bình quân của người Việt Nam tính đến cuối năm 2010 mới chỉ đạt khoảng 1160 đô la Mỹ, chưa kể tới sự chênh lệch rất lớn về thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn. Bên cạnh đó, Các sản phẩm và dịch vụ đã được quy chuẩn với rất nhiều điều kiện khắt khe. Điều này tạo ra áp lực cho các khách sạn trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ. + Việc điều hành và quản lý khách sạn 5 sao yêu cầu rất khắt khe, vì vậy việc điều hành khách sạn thường được thuê bởi các công ty chuyên cung cấp dịch vụ quản lý khách sạn lớn trên thế giới. Áp lực trong việc giảm giá: đối với loại hình khách sạn 5 sao áp lực này lớn hơn nhiều so với các khách sạn 3 và 4 sao. Ngoài ra với sự phát triển của Internet thì việc khách hàng thay đổi khách sạn sao cho chi phí bỏ ra là hợp lý nhất. Rào cản rút lui trong ngành này là tương đối cao, do chi phí xây dựng khách sạn là rất lớn, cùng với đội ngũ nhân viên đông đảo. Đây cũng là một yếu tố làm cho mức độ cạnh tranh trong ngành tăng lên. Sản phẩm thay thế: Khách sạn 3 và 4 sao: rất lớn. + Trong điều kiện kinh tế đi xuống trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay, điều này ảnh hưởng rất nhiều tới sự lựa chọn của khách hàng. Chênh lệch về mức giá giữa khách sạn 5 sao đối với 3 và 4 sao là rất lớn (Mức giá trung bình: Khách sạn 5 sao là 131,4$, Khách sạn 4 sao là 78,56$ và Khách sạn 3 sao là 46,88$ theo số liệu khảo sát của hãng Thomson Việt Nam 2011). Nguồn : báo cáo của công ty Grant Thornton về ngành khách sạn Việt Nam năm 2011 Nhìn trên đồ thị ta thấy, mặc dù

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh khách sạn 5 sao ở việt nam.doc
Tài liệu liên quan