Đề tài Phân tích tài chính của công ty cổ phần sông đà 5

MỤC LỤC

PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH iv

Phần 1. Giới thiệu về công ty cổ phần sông đà 5 1

Phần 2. Phân tích tài chính 2

2.1. Nhóm tỷ số thanh khoản 2

2.1.1. Tỷ số thanh toán hiện hành 2

2.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh 3

2.2. Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động 4

2.2.1. Số vòng quay hàng tồn kho 5

2.3. Các tỷ số về đòn bẩy tài chính 6

2.3.1. Tỷ số nợ trên tài sản 6

2.3.2. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay 7

2.4. Nhóm tỷ số khả năng sinh lợi 8

2.4.1. Biên lợi nhuận (Net profit margin ratio) 8

2.4.2. Suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On Total Asset Ratio – ROA) 8

2.4.3. Suất thu lợi của vốn chủ sở hữu (Return On Equity Ratio – ROE) 9

2.5. Các tỷ số giá thị trường (Market Value Ratio) 10

2.5.1. Thu nhập mỗi cổ phần (EPS – Earning per share) 10

2.6. Phân tích Dupont 11

Phần 3. Hoạch định tài chính 13

3.1 Một số thông tin liên quan ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của SD5 trong những năm tới. 13

3.1.1. Đặc điểm hoạt động của Công ty SD5 13

3.1.2. Doanh thu và lợi nhuận ổn định 13

3.1.3. Lợi thế lớn về chi phí 14

3.1.4. Lợi thế về thuế 14

3.1.5. Tiềm năng từ các mảng kinh doanh khác 14

3.2 Dự báo doanh thu và lợi nhuận 14

3.3 Báo cáo tài chính dự kiến cho 03 năm (2011-2013) 16

Phần Phụ lục 26

Phụ lục 1: Phân tích các nhóm chỉ số tài chính công ty cổ phần Sông Đà 5 26

Phụ lục 2: Các bảng báo cáo tài chính 29

PL 2.1. Các bảng báo cáo tài chính của công ty SD5 29

PL 2.2. Các biểu đồ phân tích các chỉ số tài chính của công ty với 5 công ty cùng ngành 33

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4905 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính của công ty cổ phần sông đà 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1,66 1,44 Tỷ số thanh toán hiện hành của các công ty Sông Đà 5 Các tỷ số thanh toán của công ty trong 3 năm đều ở tình trạng tốt (>1) cho thấy tình hình tài chính của các công ty ổn định, dễ dàng thanh toán các khoản nợ khi cần thiết. Tuy nhiên, nếu so sánh với trung bình ngành (tỷ số thanh toán hiện hành của ngành là 1.31) thì ta thấy năm 2010 có tỷ số thanh toán cao hơn trung bình ngành, còn hai năm 2008 và 2009 thấp hơn trung bình ngành. Trong 3 năm tỉ số tỷ số thanh toán có xu hướng tăng tuy nhiên sự dao động không quá lớn, năm 2010 tỷ số thanh toán hiện hành khá cao so với 2 năm còn lại là do thời gian này khoản nợ ngắn hạn của Công ty thấp.Năm 2008 và năm 2009, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, giá cả một số loại vật tư chính tăng đột biến, thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp, chính sách thắt chặt cho vay của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã gây không ít khó khăn về vốn để đầu tư và SXKD ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thực hiện kế hoạch SXKD của Công ty. Do đó, Công ty có nhu cầu sử dụng tài sản tiền mặt để chuyển thành chi phí sản xuất, điều này làm giảm tổng tài sản lưu động nên tỷ số thanh toán hiện hành giảm so với các năm trước. Bên cạnh đó, ta cũng xét đến rủi ro đặc thù của ngành xây dựng là thời gian thi công kéo dài, việc nghiệm thu, bàn giao được thực hiện theo từng giai đoạn, các công trình thi công xây dựng thường là các công trình có quy mô lớn nên phát sinh thường xuyên nhu cầu tín dụng ngắn hạn,… Do đó, chỉ nên duy trì tỉ số này ở mức thấp so với các ngành khác. Mặc dù, tỷ số này thấp hơn không nhiều so với tỷ số ngành điều đó thể hiện công ty đang giảm ít khả năng thanh toán nợ nhưng không đáng quan tâm vì công ty đang sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn vào đầu tư và sản xuất. Tỷ số thanh toán nhanh Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp. Do đó, tỷ số này có mức độ đánh giá tính thanh khoản chính xác hơn. Tỷ số thanh toán nhanh của công ty Hòa Bình STT Tỷ số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Ngành năm 2010 1 Tỷ số thanh toán nhanh: Rq = (TSNH – HTK)/NNH 0,29 0,62 0,89 0,86  Tỷ số thanh toán nhanh của các công ty Sông Đà 5 Tỷ số Rq qua 3 năm 2008, 2009, 2010 nhỏ hơn 1 cho nên để trả hết nợ ngắn hạn công ty là phải thanh lí hàng tồn kho tuy nhiên trong lĩnh vực ngành xây dựng làm việc này khá khó khăn vì các công trình chỉ tạo doanh thu khi đã được nghiệm thu hoàn thành. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho của công ty luôn ở mức cao. Đây sẽ là rủi ro nhất là đối với các doanh nghiệp có tỉ số nợ lớn. Trong 3 năm cho thấy Rq có xu hướng tăng. Năm 2008 Rq thấp, tiềm ẩn rủi ro trong tình hình khủng hoảng kinh tế kéo theo tình hình thi công một số công trình bị trì trệ về tiến độ cũng như khả năng thanh quyết toán chậm nên giá trị hàng tồn kho ứ động cao. Sang năm 2009, tỷ số thanh toán lớn hơn (0.62) tương ứng với khả năng thanh toán cao hơn. Năm 2010 tỷ số thanh toán cao nhất trong 3 năm (0.89) và cao hơn trung bình ngành (0.86) nên khả năng thanh khoản cũng khá tốt hơn so với tình chung của toàn ngành. Tóm lại, trong các tỷ số đánh giá tính thanh khoản: các tỷ số lưu động RC, Tỷ số thanh toán nhanh Rq có giá trị càng cao thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp càng lớn. Doanh nghiệp càng ít chịu rủi ro nhưng lợi nhuận cũng ít đi. Như vậy mỗi doanh nghiệp đều phải lựa chọn đánh đổi giữa lợi nhuận và khả năng thanh toán nợ. Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động Đứng trên góc độ ngân hàng khi phân tích tài chính doanh nghiệp chúng ta quan tâm nhiều nhất đến các tỷ số thanh khoản, tỷ số nợ và tỷ số trang trải lãi vay vì các tỷ số này trực tiếp đo lường khả năng thanh toán nợ và lãi của khách hàng. Tuy nhiên cũng cần phân tích thêm các tỷ số đo lường hoạt động kinh doanh của công ty để các nhà quản trị có cơ sở giám sát tính hiệu quả của việc sử dụng tài sản trong việc tạo ra doanh thu và các phản ứng về tốc độ trả nợ của khách hàng. Do đó, các tỷ hoạt động còn là thước đo lường tốc độ chuyển các tài khoản bộ phận thành tiền. Trong đó, chu kỳ thanh toán của các khoản phải thu ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của công ty. Số vòng quay hàng tồn kho Để đánh giá hiệu quản lý tồn kho của công ty chúng ta có thể sử dụng tỷ số hoạt động số quay hàng tồn kho. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho việc thi công không đủ dẫn tới không đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Vòng quay hàng tồn kho STT Tỷ số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Ngành năm 2010 1 Số vòng quay hàng tồn kho: GVHB/HTK 0,05 0,06 0,05 0,07 2 Tương đương số ngày luân chuyển hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho của công ty Sông Đà 5 Đồ thị vòng quay hàng tồn kho cho thấy rằng năm 2010 vòng quay hàng tồn kho cao hay số ngày luân chuyển hàng tồn kho khá nhanh nghĩa là trong điều kiện nền kinh tế ổn định thì sản phẩm của công ty được tiêu thụ rất nhanh điều này cũng phản ánh đúng năng lực, uy tín của công ty trong lĩnh vực xây dựng với mức độ đáp ứng yêu cầu khách hàng tốt. Các công trình luôn đáp ứng đúng về mặt tiến độ thi công bàn giao cũng như về chất lượng công trình do đó đảm bảo tốt về mặt thanh quyết toán với chủ đầu tư. Điều này làm tăng doanh thu nhưng giảm giá trị hàng tồn kho. Riêng năm 2008, nền kinh tế khủng hoảng nên kéo theo các đối tác cũng khó khăn về kinh tế nên tình trạng luân chuyển giá trị công trình đã thực hiện thành doanh thu cũng kéo dài vì vậy giá trị vòng quay hàng tồn kho thấp. Song song đó năm 2008 số lượng các công trình thực hiện ít đi hoặc chỉ mang tính cầm chừng nên nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho thi công cũng giảm. So sánh năm 2010 với ngành thì gần như tương đương, điều này thể hiện công ty đã đảm bảo được sự cân bằng trong việc luân chuyển hàng tồn kho so với các công ty cùng ngành Các tỷ số về đòn bẩy tài chính Tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ một công ty sử dụng nguồn vốn vay vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các tỷ số này thể hiện mức độ vay nợ của công ty. Khi vay nợ ngân hàng căn cứ vào các tỷ số này để đánh giá mức độ rủi ro và tính lãi suất cho vay. Điều đó có nghĩa là công ty càng vay nhiều lãi suất càng cao. Đối với công ty, tỷ số nợ giúp các nhà quản trị lựa chọn cấu trúc nguồn vốn hợp lý cho công ty mình. Ngoài ra, các ty số này còn thể hiện mức độ rủi ro về tài chính của công ty. Cụ thể một doanh nghiệp vay nợ càng nhiều so với tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp sẽ có đòn cân nợ càng lớn, rủi ro và lợi nhuận cũng càng lớn. Có hai dạng đo lường nợ vay: Đo lường mức độ nợ vay và đo lường khả năng hoàn trả nợ vay. Tỷ số nợ trên tài sản Chỉ số này cho thấy tỷ lệ nợ được sử dụng trong tổng cấu trúc vốn của công ty. Nói chung tỷ số này nên biến động từ 0 đến dưới 1. Nếu bằng 1 hoặc lớn hơn 1 có nghĩa là toàn bộ giá trị tài sản của công ty không đủ để trả nợ và thực tế công ty sẽ phá sản ngay nếu các chủ nợ đòi nợ cùng một lúc.Nhưng lưu ý, Công ty tận dụng vốn vay để gia tăng lợi nhuận cho các cổ đông cũng nên giữ một tỷ lệ vay thích hợp để phát triển ổn định bền vững, hạn chế các rủi ro tài chính. Tỷ số nợ trên tài sản STT Tỷ số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Ngành năm 2010 1 Tỷ số nợ trên TS (Debt ratio): Rd = Tổng nợ vay/Tổng tài sản 0,83 0,78 0,49 0,62 Tỷ số nợ trên tài sản của Công ty Sông Đà 5 Nhìn vào đồ thị ta thấy, công ty có chỉ số nợ cao trong 2 năm 2008 và 2009 (cao hơn so với ngành), các tỷ số này thể hiện mức độ rủi ro về tài chính của công ty cao, doanh nghiệp vay nợ nhiều so với tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp nên đòn cân nợ lớn, rủi ro và lợi nhuận cũng càng lớn. Năm 2010 với chỉ số nợ trên tài sản thấp nhất trong 3 năm và thấp hơn so với ngành, công ty hoàn toàn có thể vay vốn với lợi thế về lãi suất so với 2 năm 2008 và 2009. Do đó, công ty đang trong giai đoạn nhận hàng loạt công trình có quy mô lớn đòi hỏi nguồn vốn nhiều nên cần thiết tận dụng nguồn vốn vay cho hoạt động sản xuất thi công. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay Là loại tỷ số phản ánh mối quan hệ giữa khả năng trang trải chi phí và chi phí tài chính công ty phải gánh chịu. Chi phí tài chính thường gặp là lãi vay. Phân tích tỷ số khả năng thanh toán lãi vay là đo lường khả năng mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo thanh toán lãi vay hàng năm của công ty như thế nào. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay STT Tỷ số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay: Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT)/ lãi vay 2,18 3,36 2,87 Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay của Công ty Sông Đà 5 Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy là tỷ số thanh toán lãi vay của Công ty trong năm 2008 thấp nhất trong 3 năm, năm 2008 nền kinh tế khủng hoảng kéo theo số lượng công trình thực hiện ít đi hoặc chỉ mang tính cầm chừng nên lợi nhuận hoạt động của Công ty thấp. Sang năm 2009 và 2010, nền kinh tế dần dần có những bước chuyển biến tích cực, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng được đầu tư nhiều hơn và phát triển, Công ty đạt được lợi nhuận hoạt động trước thuế và lãi vay cao. Năm 2009 là có tỷ số thanh toán lãi vay cao nhất chứng tỏ trong năm 2009 Công ty hoạt động tốt, đạt được lợi nhuận ròng sau thuế cao nhất trong 3 năm. Nhóm tỷ số khả năng sinh lợi Tỷ số sinh lợi đo lường lợi nhuận của công ty với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như vốn cổ phần, tổng tài sản, doanh thu. Loại tỷ số này bao gồm các chỉ tiêu sau: Biên lợi nhuận (Net profit margin ratio) Tỷ số này chịu ảnh hưởng của lợi nhuận ròng và các chi phí hoạt động, chi phí trả lãi, thuế. Từ đó có thể thấy được tỉ số này thấp hay cao là do đâu mà có biện pháp điều chỉnh. Tỷ số biên lợi nhuận STT Tỷ số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Ngành năm 2010 1 Tỷ số biên lợi nhuận = Thu nhập ròng / Tổng doanh thu 0,053 0,058 0,052 0,07 Tỷ số biên lợi nhuận Từ đồ thị có thể thấy tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu của Công ty cao nhất vào năm 2009, đồng thời tỉ số lợi nhuận so với doanh thu của Công ty khá thấp so với ngành. Điều này có thể giải thích vì nguồn vốn vay của Sông Đà 5 có chi phí cao hơn so với ngành hoặc là lợi nhuận hoạt động thấp hơn ngành. Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí chưa tốt của Công ty. Suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On Total Asset Ratio – ROA) Suất thu lợi của tài sản được gọi là suất sinh lợi của vốn đầu tư ROI, là thước đo hiệu quả quản lý để tạo lợi nhuận đối với tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp. Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi so với tài sản, hay nói khác đi tỷ số này cho biết 1$ đồng giá trị tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận sử dụng trong công thức tính toán có thể là lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận ròng sau thuế, tùy theo mục tiêu phân tích. Chẳng hạn, đối cổ đông thường quan tâm đến phần lợi nhuận họ được phân chia nên khi tính toán chỉ tiêu lợi nhuận so với tài sản thường sử dụng lợi nhuận ròng sau thuế. Suất sinh lợi trên tổng tài sản STT Tỷ số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Ngành năm 2010 1 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản: ROA = LNR/TS 0,07 0,08 0,09 0,06 Biểu đồ suất sinh lợi trên tổng tài sản Từ đồ thị ta thấy rằng ROA đã tăng đều trong 3 năm và cao hơn so với ngành. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của Công ty trong việc sử dụng tài sản cố định hiện có cao. Suất thu lợi của vốn chủ sở hữu (Return On Equity Ratio – ROE) Thước đo lợi nhuận thu được từ vốn chủ sở hữu (cả cổ phần thường lẫn cổ phần ưu đãi) đầu tư vào doanh nghiệp. Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu STT Tỷ số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Ngành năm 2010 1 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần: ROE = LNR/VCP 0,4 0,38 0,19 0,17 Biểu đồ suất sinh lợi trên cổ phần ROE cao hơn so với ngành nghĩa là công ty có cấu trúc nguồn vốn thích hợp nên có hiệu quả về lợi nhuận ròng trên vốn cổ đông cao. Tuy nhiên việc ROE giảm nhiều trong năm 2010 so với 2 năm 2008 và 2009 chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng vốn cổ phần của công ty tuy cao hơn hiệu quả chung của toàn ngành nhưng lại đang sụt giảm so với chính khả năng của công ty à công ty cần cấu trúc lại nguồn vốn cổ phần để đạt được hiệu quả sử dụng nguồn vốn này là cao nhất. Các tỷ số giá thị trường (Market Value Ratio) Các nhà đầu tư cổ phần thường đặc biệt quan tâm đến các giá trị mà có phản ảnh giá trị thị trường của cổ phần. Cụ thể là vài giá trị sau: Thu nhập mỗi cổ phần (EPS – Earning per share) Đây là đại lượng quan trọng quyết định giá cổ phần vì nó thể hiện thu nhập của nhà đầu tư cổ phần. Thu nhập mỗi cổ phần STT Tỷ số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Thu nhập mỗi cổ phần: EPS = TNRCĐT/Số CPT 8.276 11.211 8.763 Biểu đồ thu nhập trên mỗi cổ phần Nhìn chung, giá trị lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của Công ty trong 3 năm đều cao hơn so với ngành, là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, tạo được uy tín và thu hút được các nhà đầu tư mua cổ phiếu của Công ty. Với những phân tích ở trên, năm 2009 có tỷ số biên lợi nhuận cao nhất, hiệu quả hoạt động cao nên lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu cũng tăng cao. Năm 2008 là năm đầy bất ổn và phức tạp về giá cả, lãi suất ngân hàng. Giá cả đầu vào của ngành xây dựng gồm nguyên vật liệu xây dựng, nhân công, xăng dầu, vận chuyển, đặc biệt sắt thép, gạch xây, ximăng, đá, cát… tăng rất cao trong 2 quý đầu năm. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 tăng 22,97%. Hơn nữa, lãi suất cho vay của ngân hàng tăng đột biến từ khoảng 12% lên đến 21%, đẩy chi phí lãi vay tăng cao. Những yếu tố trên đẩy giá thành xây dựng tăng cao, cùng với lãi suất tăng và việc siết chặt tín dụng đã dẫn đến thị trường địa ốc đóng băng. Các chủ đầu tư giãn tiến độ hoặc giảm mức độ đầu tư nên đã ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Phân tích Dupont Ta dựa vào bảng thống kê các dữ liệu phân tích Dupont để thấy được một cách tổng quát hơn về tình hình tài chính của công ty. Các chỉ số phân tích Dupont STT Tỷ số Cách tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Doanh thu (1) 952.707.049.912 1.174.966.939.648 1.291.224.631.007 2 Lãi ròng (2) 67.683.330.977 68.321.327.124 50,432,402,384 3 Tổng tài sản (3) 746.959.789.725 819.924.422.939 716.524.405.994 4 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (4)=(2)/(1) 0,053 0,058 0,052 5 Vòng quay tài sản (5)=(1)/(3) 1,275 1,426 1,686 6 ROA (6)=(4)x(5) 0,07 0,08 0,09 7 Thừa số vốn cổ đông (EM) (7) 5,964 4,587 2,102 8 ROE (8)=(6)x(7) 0,4 0,38 0,19 Năm 2008 bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, mặc dù suất sinh lợi trên tài sản ROA thấp nhưng hệ số đòn bẩy (thừa số vốn cổ đông) cao nên suất sinh lợi trên vốn cổ đông ROE cao nhất trong 3 năm. Điều này có nghĩa năm 2008, Công ty có cấu trúc nguồn vốn thích hợp nên hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư rất tốt. Sang năm 2009, công ty qua được giai đoạn khủng hoảng nên đầu tư có hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao nhất trong 3 năm do đó tỷ số lợi nhuận trên doanh thu cũng cao nhất, các tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản, hệ số đòn bẩy và tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ đông cũng khá cao. Năm 2010, công ty có lãi ròng thấp hơn so với 2008 và 2009, tuy nhiên tỷ số vòng quay tài sản cao nên đạt được suất sinh lợi trên tài sản cao nhất trong 3 năm. Một điều đáng chú ý là năm 2010 thừa số vốn cổ đông của Công ty thấp nên dẫn tới tỷ số suất sinh lợi trên vốn thấp, điều này thể hiện việc sử dụng vốn để đầu tư của Công ty trong năm 2010 chưa thật sự hiệu quả. Hoạch định tài chính Để hoạch định tài chính của doanh nghiệp, ta cần đưa ra giả định Doanh thu, giá vốn hàng bán và lợi nhuận của doanh nghiệp trong các năm tiếp theo. Một số thông tin liên quan ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của SD5 trong những năm tới. Đặc điểm hoạt động của Công ty SD5 Công ty cổ phần Sông Đà 5, với ngành nghề kinh doanh của công ty gồm lĩnh vực thi công xây lắp các công trình Thuỷ điện, thi công cầu đường, đào thi công hầm, khoan phun gia cố, xử lý nền móng công trình. Công ty cổ phần Sông Đà 5 đã và đang tham gia xây dựng nhiều công trình trọng điểm lớn của đất nước như: Thuỷ điện Vĩnh Sơn, Thuỷ điện Yaly, Thuỷ điện Cần Đơn, Thuỷ Điện Sêsan 3A, Thuỷ điện Tuyên Quang, Thuỷ điện Bản Vẽ, Thuỷ điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu, Nhà máy Xi măng Sông Đà – Yaly, Xi măng Diêu Trì… Hiện nay Công ty là doanh nghiệp đứng đầu trong ngành thi công bê tông với khối đổ lớn. Công ty đã và đang đầu tư dây chuyền sản xuất bê tông đầm lăn để thi công đập bê tông đầm lăn tại công trình thuỷ điện Sơn La, đây là công nghệ hoàn toàn mới và phức tạp, lần đầu được áp dụng tại Việt Nam. Công ty vượt trội về tất cả các mặt như thương hiệu, quy mô, công nghệ trình độ tay nghề và kinh nghiệm của người lao động, thị trường, chiến lược phát triển Doanh thu và lợi nhuận ổn định Theo báo cáo tài chính của Công ty trong 3 năm gần nhất thì Doanh thu của Công ty luôn duy trì mức cao (hơn 1000 tỷ đồng). Nếu xét tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thì tỷ lệ này của SD5 được duy trì trong khoảng 5.4-6%, Nhóm đánh giá đây là một con số rất cao đối với một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng như SD5 và SD5 sẽ có khả năng duy trì tỷ lệ này trong nhiều năm tới. Lợi thế lớn từ công nghệ hiện đại. Hiện tại, SD5 là một trong số ít doanh nghiệp tại Việt Nam sở hữu dây chuyền sản xuất bê tông đầm lăn liên hoàn công nghệ của Đức, Nhật, Pháp và các thiết bị nhập trực tiếp từ các nước EU có tính ổn định rất cao. Nhờ vậy, chất lượng thi công của SD5 luôn đạt ở mức rất tốt, đây là yếu tố quyết định giúp SD5 khẳng định là doanh nghiệp số 1 tại Việt Nam về thi công các công trình đầm lăn phức tạp và cũng là lợi thế lớn giúp SD5 thắng thầu thi công cơ giới trong những công trình lớn có tính chất quan trọng như thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu và các dự án có sử dụng vốn FDI, những công trình lớn này đổi lại đem lại doanh thu và lợi nhuận ổn định cho SD5. Lợi thế lớn về chi phí Dây chuyền sản xuất bê tông đầm lăn của SD5 được đầu tư với số vốn ban đầu là 20 triệu EUR vào năm 2007 để phục vụ cho dự án xây dựng thủy điện Sơn La và hiện đang được chuyển đến để phục vụ dự án Thủy điện Lai Châu. Công ty thực hiện chính sách khấu hao nhanh cho các thiết bị lớn. Những thiết bị quan trọng nhất như băng tải, trạm trộn lạnh, thiết bị điều khiển đều đã được khấu hao tới 95% trong vòng 4 năm kể từ 2007 tới nay. Năm 2011 và các năm tiếp theo, khi dây chuyền trộn bê tông đầm lăn được khấu hao hết, SD5 sẽ cắt giảm đáng kể chi phí khấu hao, vốn chiếm khoảng 15% trong tổng chi phí giá vốn hàng bán của SD5. Lợi thế về thuế Năm 2005 đơn vị chuyển đổi từ hình thức doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần nên được miễn 2 năm đầu (năm 2005,2006) và giảm 50% trong 8 năm tiếp theo theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành. Bên cạnh đó, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp thuộc loại lĩnh vực có ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp. Theo báo cáo tài chính kiểm toán của các năm, cụ thể là năm 2010 trong tổng thu nhập chị thuế là 77.82 tỷ thì khoảng thu nhập chịu thuế được hưởng thuế suất ưu đãi 5% là 75.3 tỷ đồng (chiếm 96.8%), phần còn lại chịu thuế 25%. Đây cũng là một lợi thế tương đối lớn của SD5. Tiềm năng từ các mảng kinh doanh khác Hiện tại, để duy trì hoạt động kinh doanh sau khi các dự án thủy điện hoàn tất, SD5 dự kiến chuyển sang các mảng kinh doanh khác, trong đó bao gồm phát triển bất động sản, thi công đường bộ và phát triển điện hạt nhân do Tổng công ty Sông Đà đầu tư trong đó SD5 sẽ thực hiện công trình ngầm. Dự báo doanh thu và lợi nhuận : Cơ cấu doanh thu của SD5 STT Giá trị 2010 (tỷ đồng) Tỉ trọng Doanh thu sản xuất công nghiệp 616 46% Doanh thu dịch vụ 94 8% Doanh thu hoạt động xây lắp 605 46% Tổng 1315 100% (Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2010) Doanh thu của Công ty thuần của Công ty tăng trưởng nhanh trong các năm 2007-2009, tuy nhiên đến năm 2010 doanh thu thuần đã tăng chậm lại (bằng 10%) so với năm 2009 là vì dự án Thủy điện Sơn La đã đang trong giai đoạn cuối cùng để hoàn thành, doanh thu của Công ty trong năm 2011 chủ yếu là dựa vào doanh thu từ dự án Thủy điện Lai Châu, Nậm Chiến, Hủa Na, Bản vẽ và một công trình sẽ tham gia đấu thầu mới. Dựa trên đánh giá chung tình hình nền kinh tế vĩ mô của đất nước sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2011, lạm phát và lãi suất tăng cao, giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng mạnh, nguồn vốn cho các dự án bị hạn chế, việc cắt giảm hoặc giãn tiến độ của các dự án có thể xảy ra. Đồng thời căn cứ trên kế hoạch triển khai các hợp đồng đã ký kết với đối tác, HĐQT và ban điều hành Công ty đã lên kế dự kiến kế hoạch cho năm 2011 như sau: : Kkế hoạch dự kiến trong năm 2011 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Kế hoạch 2011 Tăng trưởng I Kế hoạch SXKD tỷ 1 Doanh thu thuần tỷ 1315.8 900 -32% 2 Lợi nhuận trước thuế tỷ 72.7 60 3 Lợi nhuận sau thuế tỷ 67.8 57 II Kế hoạch đầu tư tỷ 1 Nâng cao năng lực thi công tỷ 7.34 75.4 2 Đầu tư tài chính tỷ 72 38 Ban lãnh đạo Công ty SD5 đã thận trọng đặt kế hoạch SXKD của Công ty năm 2011 giảm 32% so với năm 2010 vì nhận định sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2011. Theo đánh giá của Nhóm, từ năm 2012 trở đi, tình hình kinh tế vĩ mô sẽ dần ổn định, lạm phát và lãi suất sẽ bắt đầu được kiềm chế và do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có thể lấy lại đà tăng trưởng. Nhóm dự báo mức tăng trưởng của Công ty SD5 trong 2 năm 2012 và 2013 như sau: + Doanh thu tăng 10% hàng năm. + Lợi nhuận biên thuần dự kiến: 60/900=6.6% ( đây là mức cao hơn so với các năm 2008-2010 vì Công ty sẽ khấu hao hết giá trị hệ thống sản xuất bê tông đầm lăn trong thời gian chỉ gần 3 năm, giá trị sổ sách thiết bị khoảng 20 triệu Eur. Do đó giá vốn sẽ giảm mạnh do chí phí khấu hao giảm và làm tăng lợi nhuận biên thuần). + Đầu tư máy móc thiết bị nâng cao năng lực thi công: Dự kiến khoảng 70 tỷ/năm + Mức đầu tư tài chính: dự kiến 38 tỷ/năm (bằng 2011) + Các tài khoản ngắn hạn gồm: Khoản phải thu, khoản phải trả, tồn kho hàng hóa dự kiến sẽ thay đổi theo tỉ lệ tăng trưởng doanh thu. + Tài sản nợ dài hạn dự kiến không thay đổi theo tỉ lệ tăng trưởng doanh thu. + Tài sản cố định sẽ thay đổi phụ thuộc vào chi phí khấu hao và mức đầu tư thiết bị máy móc thi công, nhà xưởng theo dự kiến. Báo cáo tài chính dự kiến cho 03 năm (2011-2013) : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: Tỷ đồng BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2008 2009 2010 2011F 2012F 2013F 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 952,707.05 1,194,042.95 1,315,819.32 900,000.00 1,035,000.00 1,190,250.00 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 264.23 387.32 147.37 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 952,442.82 1,193,655.63 1,315,671.95 900,000.00 1,035,000.00 1,190,250.00 4 Giá vốn hàng bán 807,050.84 1,029,526.56 1,126,395.98 760,283.32 874,325.82 1,005,474.69 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 145,391.98 164,129.07 189,275.97 139,716.68 160,674.18 184,775.31 6 Doanh thu hoạt động tài chính 1,956.99 3,779.94 3,029.35 2,072.03 2,382.83 2,740.26 7 Chi phí tài chính 56,506.43 41,038.29 45,710.80 31,265.48 35,955.30 41,348.59 8 Trong đó: Chi phí lãi vay 42,764.42 29,062.14 38,990.97 26,669.22 30,669.60 35,270.04 9 Chi phí bán hàng 2.73 1.87 2.14 2.47 10 Chi phí quản lý doanh nghiệp 41,347.31 57,408.82 74,948.00 51,263.27 58,952.76 67,795.67 11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động Kinh doanh 49,495.24 6,946.19 71,643.79 59,258.10 68,146.81 78,368.83 12 Thu nhập khác 1,067.96 2,132.08 1,146.16 783.95 901.55 1,036.78 13 Chi phí khác 130.80 1,689.50 61.48 42.05 48.36 55.61 14 Lợi nhuận khác 937.16 442.58 1,084.68 741.90 853.19 981.17 15 Tổng lợi nhuận trước thuế 50,432.40 69,904.49 72,728.47 60,000.00 69,000.00 79,350.00 16 Chi phí thuế doanh nghiệp hiện hành 5,045.14 3,000.00 3,450.00 3,967.50 17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 50,432.40 69,904.49 67,683.33 57,000.00 65,550.00 75,382.50 18 LÃI CƠ BẢN TRÊN CỔ PHIẾU 8,267 11,471 8,163 6,333 7,283 8,376 : Bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: Tỷ đồng BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ KIẾN TÀI SẢN 2008 2009 2010 2011F 2012F 2013F Ghi chú A- Tài sản ngắn hạn 457,228 587,331 520,076 354,724 407,933 469,123 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 13,814 2,852 9,260 6,333 7,283 8,376 Tăng theo phần trăm DT 1. Tiền 13,814 2,852 9,260 6,333 7,283 8,376 2. Các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 97,535 285,906 252,435 172,662 198,561 228,345 Tăng theo phần trăm DT 1. Phải thu khách hàng 77,896 184,212 231,704 158,482 182,254 209,593 2. Trả trước cho người bán 19,004 96,084 22,192 15,179 17,456 20,074 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4. Phải thu theo tiến độ kế ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH087.doc
Tài liệu liên quan