Đề tài Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí

Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí là doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập dưới sự chỉ đạo của tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp thuộc Bộ công nghiệp. Công ty được nhà nước giao vốn, quyền quản lý và sử dụng vốn. Có trách nhiệm bảo tàon và phát triển vốn, đồng thời làm nghĩa vụ với nhà nước và người lao động theo chế độ hiện hành, công ty là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được tự do tiến hành sản xuất - kinh doanh theo quy định của pháp luật và thông lệ thị trường, chịu sự điều chỉnh trực tiếp của DNNN Việt Nam.

Tiền thân của công ty là một phân xưởng dụng cụ của Công ty Cơ khí Hà Nội. Công ty được thành lập ngày 25 tháng 3 năm 1968 theo Quyết định số 74/QĐ/KB2 do bộ trưởng Bộ Công nghiệp ký, khi đó công ty mang tên là nhà Máy dụng cụ cắt gọt, thuộc Bộ cơ khí luyện kim. Công ty có trụ sở tại số 26 đường nguyễn Trãi, phường thượng Đình, Quận Đống Đa (nay là Quận Thanh Xuân) Hà nội.

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1995 đến 1999 1999 so với 1995 Tổng sản lượng của công ty tăng bình quân. Doanh thu bình quân tăng. Nộp nâng sách nhà nước tăng bình quân. 9,2% 36,6% 10,6% 56%-1,56 lần 62%-1,26 lần - Trong 5 năm qua. Tổng sản lượng của công ty tăng bình quân là : 9,2% Năm 1999 tổng sản lượng 56% so với năm 1995 đạt 1,56 lần. Doanh thu bình quân là 36,6% Năm 1999 tổng doanh thu tăng 62% so với năm 95 đạt 1,26 lần. Nộp ngân sách nhà nước tăng bình quân là 10,6% Tổng sản phẩm chủ yếu do công ty sản xuất tăng trưởng 2,05 so với năm năm trước đó. Đặc biệt công ty đã tự nghiên cứu, tự thiết kế, chế tạo thành công dàn máy sản xuất kẹo cứng kẹo mềm giá thành sản xuất bằng 50% giá nhập từ nước ngoài. Các sản phẩm dụng cụ phụ tùng cơ khí có kỹ thuật cao cho ngành khai thác dầu khí Việt Nam. Bơm nước biển, bộ đo sức căng, bộ căng áp, ống khói chế áp suất và tấm sàn chống trượt lắp đặt trên các dàn khoan dầu khí... * Về công tác kỹ thuật: Công ty đã đầu tư gần 4 tỉ đồng để đổi mới công nghệ và thiết bị, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng nhằm nâng cao năng lực sản xuất cải thiện điều kiện làm việc lên một bước mới, cụ thể: - Thiết kế lắp đặt thiết bị và đưa vào sử dụng dây chuyền sản xuất tấm sàn chống trượt phục vụ cho ngành khai thác dầu khí, khai thác mỏ. - Đầu tư, nâng cấp toàn bộ phân xưởng nhiệt luyện đưa vào sử dụng, đảm bảo điều kiện làm việc và bảo vệ môi trường. - Thiết kế, chế tạo đưa vào sản xuất ổn định các sản phẩm cơ khí cao cấp thay thế nhập khẩu, dụng cụ phụ tùng cho ngành dầu khí, dụng cụ cắt nguyên liệu thuốc lá, thực phẩm... - Xây dựng và điều hành sản xuất kinh doanh 3 tầng: bổ sung trang thiết bị mới: 28 thiết bị máy móc như: Máy dập 400 tấn, máy cắt tôn dày 12mm, máy ép nhựa bao gói 8p, máy vi tính... - Đổi mới công nghệ cán phôi để tạo phôi định hình thép góc phi tiêu chuẩn, làm hàng nhập khẩu cho Nhật Bản, tiết kiệm vật tư, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động. - Không ngừng đa dạng hoá sản phẩm cơ khí đáp ứng nhu cầu thị trường, cải tiến mẫu mã bao bì, nhãn hiệu hàng hoá, giữ vững tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá và dấu chất lượng sản phẩm được nhà nước phong tặng. - Phong trào sáng kiến, cải tiến, trong năm qua đã phát huy áp dụng vào sản xuất 218 sáng kiến làm lợi gần 450 triệu đồng cho công ty, nhiều sáng kiến đã tháo gỡ khó khăn sản xuất như: Sáng kiến cán phôi để tạo phôi định hình thép góc tiết kiệm được gần 4 tấn thép 45, tận dụng phế liệu của sản phẩm này sang tạo phối cho sản phẩm khác đạt chất lượng hiệu quả. * Về công tác quản lý và đời sống thu nhập của cán bộ công nhân viên. Công ty đã xây dựng và thực hiện chương trình hạch toán nội bộ các phân xưởng sản xuất, tiết kiệm chi phi sản xuất, tăng thu nhập, việc làm cho người lao động, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý kinh tế mới, hàng năm đã tiết kiệm hơn 200 triệu đồng chi phí sản xuất tại các phân xưởng do quản lý nội bộ phân xưởng đem lại. Xây dựng các quy định, quy chế quản lý chặt chẽ trên cơ sở bảo đảm các luật quy định của Đảng và Nhà nước như: + Nội quy lao động và ký thoả ước lao động tập thể giữa Giám đốc và tập thể người lao động. + Quy chế quản lý tiền lương và trả lương cho cán bộ CNVC gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. + Quy chế tổ chức và nhiệm vụ của các đơn vị phòng ban phân xưởng, quy chế ban giám đốc. + Tập quy chế quản lý các mặt công tác về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Đồng thời xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy định khác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo đảm sự công bằng trong việc đánh giá hiệu quả công việc và phân phối trong công nhân lao động. Công ty bảo đảm việc làm cho cán bộ CNVC đạt mức thu nhập bình quân 210.000đ/người trong thời kỳ (1989 - 1992) lên mức bình quân 600.000 - 710.000người/tháng của thời kỳ (1995 - 1999) đó là thể hiện sự cố gắng vượt bậc của công ty trong những năm qua. - 5 năm qua, công ty đã đầu tư 523 triệu đồng để trang bị bảo hộ lao động và an toàn lao động, và đã hạn chế được các tai nạn lao động xảy ra. Công ty luôn luôn nhận thức và coi trọng công tác an toàn lao động là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình nhiệm vụ công tác của công ty, quan tâm và đầu tư hợp lý, bảo đảm điều kiện làm việc an toàn lao động, giữ được môi trường, cảnh quan văn minh, sạch đẹp của một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Trong 5 năm qua cùng với sự phát triển sản xuất kinh doanh. Công ty đã tổ chức cho 82 người đi điều dưỡng sức khoẻ, 140 chị được khám bệnh phụ khoa thực hiện tốt chính sách sinh đẻ có kế hoạch. Bố trí một bác sĩ nữ chuyên trách chăm sóc sức khoẻ của chị em, trên 80% CBCNV đều được phân phối nhà ở theo tiêu chuẩn quy định, hàng năm con em của CBCNV được công ty tổ chức đi tham quan, nghỉ mát. * Về thực hiện chế độ chính sách: Trước những khó khăn thử thách của cơ chế thị trường về việc làm, đời sống, thu nhập. Song đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty luôn luôn giữ vững truyền thống của giai cấp công nhân, chấp hành nghiêm chủ trương chính sách nghị quyết của Đảng và pháp luật nhà nước. Chấp hành các nghị định chính phủ góp phần cùng với Đảng và chính phủ đưa pháp luật đi vào cuộc sống của cộng đồng xã hội Việt Nam. Công ty đã chấp hành thực hiện nộp đúng , đủ chỉ tiêu giao nộp ngân sách với nhà nước đạt mức tăng trưởng bình quân 1 năm trong 5 năm là10,6%. Thực hiện đảm bảo đúng chế độ chính sách quyền lợi đối với người lao động đã nâng cấp, nâng bậc 410 công nhân viên chức. Bảo đảm đúng, đủ chính sách chế độ cho 219 công nhân viên chức nhỉ hưu trí và thôi việc 176, đào tạo lại 123 công nhân trực tiếp sản xuất với kinh phí 55.500.000. Đào tạo tại xí nghiệp và kí hợp đồng lao động cho 40 con em cán bộ công nhân viên vào làm việc tại công ty. * Về công tác xã hội - tổ chức phong trào: Công ty thường xuyên làm tất công tác đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình có công với nước, gia đình liệt sỹ thương bệnh binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng đóng góp quỹ từ thiện, quỹ tình thương, ủng hộ đồng bào Cuba... đạt giá trị năm qua trên 40 triệu đồng, đặc biệt công ty phụng dưỡng một bà mẹ Việt Nam anh hùng trợ cấp 200.000 đ/tháng. Tham gia xây dựng hạ tầng cơ sở địa phương, cùng với địa phương bảo đảm tốt an ninh chính trị trật tựu an toàn xã hội trên địa bàn, liên tục là ơn vị quyết thắng của toàn thành phố, tham gia phong trào thi đua do Liên đoàn lao động thành phố hà Nôi và liên đoàn lao động Quận Đống đa phát động. Được lãnh đạo tổ chức đoàn thể cấp trên công nhận đơn vị thi đua xuất sắc trong nhiều năm. Trên đây là những thành tựu mà công ty đạt được, song trước mắt và tương lai gần, công ty còn phải đối phó vói nhiều thách thức. Thị trường có nhiều biến động, đặc biệt là thị trường khách hàng đặt gia công, ngành cơ khí nói chung vẫn trong tình trạng tìm lối thoát. Năm 98 công ty đã thực hiện chậm 25 hợp đồng với trị giá 1.106.000.000 đ. trong đó có 655 triệu đến hết năm 99 chưa có hàng giao cho khách. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu sản phẩm phức tạp, tỷ trọng sản phẩm mới cao, làm cho thời gian chuẩn bị kỹ thuật kéo dài, tổ chức cung cấp vật tư chậm trễ, công nghệ sản xuất còn chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho tổ chức sản xuất... Hầu hết các sản phẩm đầu khí, máy kéo và phụ tùng máy kéo vừa tổ chức sản xuất vừa nghiên cứu chế thử bổ sung và hoàn chỉnh bản vẽ, vừa thử nghiệm tìm tòi vật liệu thay thế vừa nghiên cứu tìm tòi giải pháp công nghệ, tiếp đến là công việc chuẩn bị vật tư, phôi cũng chậm theo. Có một số sản phẩm phôi đúc, rèn, phôi lốc đặt ngoài phải đổi nhiều lần, sản xuất rất bị động như một số chi tiết ĐUB, Cổ hút, dầu chuyển tiếp, khới nối, trục bơm, bạc f132 và nhiều sản phẩm của nhiều hợp đồng dầu khí khác như ống lót, ống bơm, đĩa bơm bằng thuỷ lực, xy lanh... tiếp đến đó là sự chỉ đạo điều hành sản xuất, chỉ đạo chuẩn bị kỹ thuật của các đồng chí trong ban giám đốc còn thiếu kiên quyết. Cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ còn chưa sâu sát với thực tế sản xuất tại các xưởng. Một số công nhân có tay nghề khá thì chân trong chân ngoài, việc chấp hành kỷ luật lao động trong toàn công ty còn rất yếu kém, trong đó có một số đồng chí cán bộ lãnh đạo thiếu gương mẫu, số giờ làm việc trong một ngày quá ít, có nhiều sản phẩm công nghệ đã ổn định nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vì vậy trong thời gian tới, công ty cần xây dựng phương án sản xuất kinh doanh sao cho vừa giải quyết những khó khăn trước mắt vừa tính đến hậu quả lâu dài. Kế hoạch năm 2000 của Công ty TT Chỉ tiêu KH năm 2000 KH năm 2000 so với TT 99 (%) 1 Giá trị tổng SL (Tr.đồng) (theo giá bán) 12.800 105 2 Doanh thu (Tr. đồng) 15.000 97 3 Nộp NS Nhà nước - - 4 Thu nhập bình quân (1000đ) người/tháng 710 100 3. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty a. Quy mô và loại hình sản xuất. Trong mấy năm gần đây, do nhu cầu thị trường thay đổi, sản phẩm truyền thống của công ty đã bị thu hẹp, công ty đã tiến hành nghiên cứu, chế tử nhiều loại sản phẩm mới vì vậy chủng loại sản phẩm của công ty rất đa dạng phong phú, cơ cấu sản phẩm phức tạp, nhiều loại sản phẩm đang trong giai đoạn vừa sản xuất vừa hoàn thiện. Sản phẩm chính của công ty hiện nay là các loại dụng cụ cắt gọt kim loại bao gồm: Bàn sen, ta rô mũi khoan, dao phay, dao tiện, lưỡi cưa, ca líp rối, sản lượng 22 tấn/năm. Ngoài ra, công ty còn sản xuất một số sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường như: Tấm sàn chống trượt, phụ tùng cơ khí, neo cầu, dao cắt tấm lợp, thanh trượt với sản lượng 200 tấn/năm. Những năm trước đây, công ty có cơ cấu sản phẩm đi vào chuyên môn hoá những sản phẩm chính như: Dụng cụ cắt gọt kim loại và phi kim loại. Hiện nay, do chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường để phù hợp với nhiều chủng loại như các loại phụ tùng cơ khí, dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo lường, các sản phẩm cơ khí thiết bị công tác phục vụ cho ngành khai thác dầu khí. Chế biến lương thực - thực phẩm, xây dựng, y tế và nhiều ngành kinh tế khác. Sản phẩm của công ty rất đa dạng và có chất lượng cao, một phần cung cấp cho các nhu cầu trong nước và một phần lớn nữa dành cho xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Tuy vậy để tăng cường sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Khách hàng đảm bảo uy tín bạn hàng trong và ngoài nước đặt ra cho công ty là không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm. Trong thời buổi kinh tế thị trường, các công ty xí nghiệp gặp nhiều khó khăn công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí đang từng bước nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường để sản xuất các loại sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước. Với những đặc điểm về sản phẩm như vậy đã có ảnh hưởng rất lớn tới công tác tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất, đòi hỏi công ty phải củng cố và hoàn thiện công tác tổ chức quản lý chặt chẽ phù hợp với công tác sản xuất nhằm đưa công ty đi vào hoạt động có nề nếp và đạt hiệu quả cao. b. Đặc điểm về chất lượng sản phẩm. Cạnh tranh trong cơ chế thị trường là rất khốc liệt để đứng vững đòi hỏi công ty phải không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Những sản phẩm cơ khí mà công ty sản xuất yêu cầu tính chính xác cao và phải có trình độ bền. Vì vậy công ty đã chú trọng quan tâm công tác quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm là sự sống còn của công ty. Trong những năm qua công ty đã không ngừng đổi mới cải tiến hoàn thiện tiêu chuẩn đặc tính kỹ thuật sản phẩm đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn sản phẩm trong nước và quốc tế. Bằng sự cố gắng nỗ lực, đội ngũ cán bộ công nhân viên trong lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm, công ty có các sản phẩm, công trình được khen thưởng cấp nhà nước đó là: * Những sản phẩm được cấp dấu chất lượng cao của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. - Sản phẩm dao phay lăn răng dạng ghép M1 - M6 - Sản phẩm nối trục giữa xe đạp. * Sản phẩm được cấp dâu chất lượng cấp 1 là: - Sản phẩm mũi khoan đuôi trụ f3 - f20 - Sản phẩm lưỡi cưa máy * Sản phẩm được công ty sản xuất được thưởng huy chương vàng hội chợ triển lãm hàng công nghiệp Việt Nam gồm có: - Dao phay làm dạng ghép M1 - M6 - Mũi khoan đuôi trụ f8 - f20 - Lưỡi cưa máy - Dao phay lăn dạng ghép M20. Để nâng cao và hoàn thiện chất lượng sản phẩm của mình sản phẩm công ty làm ra được chuyên môn hoá sâu và công nhân cơ khí phải có tay nghề cao. Điều này sẽ hạn chế khi đưa sản phẩm mới vào và tạo ra một cơ cấu lao động chuyên môn hoá sâu. Do đó công tác tổ chức quản lý của công ty là phức tạp và khó khăn trong việc bố trí sắp xếp và cân đối lực lượng lao động trong toàn công ty. c. Đặc điểm về công nghệ sản xuất. Sản phẩm của công ty đa dạng về mẫu mã, chủng loại mỗi loại sản phẩm được sản xuất trên một quy trình công nghệ khác nhau đo đó mỗi công nghệ sản xuất của công ty rất đa dạng và phức tạp. bên cạnh các loại sản phẩm truyền thống của công ty với công nghệ hiện có công ty còn sản xuất trên một số mặt hàng mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường theo công nghệ mới. Nhưng nhìn chung công nghệ sản xuất của công ty đạt ở mức trung bình, còn công ty dung cụ cắt và đo lường cơ khí đang sử dụng các quy trình công nghệ sau: - Quy trình công nghệ sản xuất bàn ren. - Quy trình công nghệ sản xuất ta rô - Quy trình công nghệ sản xuất Mũi khoan - Quy trình công nghệ sản xuất dao phay cắt - Quy trình công nghệ sản xuất lưỡi cưa máy. - Quy trình công nghệ sản xuất dao tiện cắt thanh. - Quy trình công nghệ sản xuất tấm sàn - Quy trình công nghệ sản xuất Tấm lợp - Quy trình công nghệ sản xuất thanh trượt - Quy trình công nghệ sản xuất Nhôm đen. Hiện nay công ty đang quản lý và sử dụng nhiều quy trình công nghệ sản xuất khác nhau để sản xuất ra sản phẩm cung cấp cho thị trường , mỗi loại sản phẩm được tiến hành sản xuất trên một quy trình công nghệ đặc thù, mỗi phân xưởng chỉ đảm nhận một hoặc 1 số công đoạn của quá trình sản xuất. Như vậy từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi tạo ra thành phẩm cuối cùng phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau. Thành phẩm của phân xưởng này sẽ là bán thành phẩm của phân xưởng tiếp theo. Điều này quy định việc tổ chức sản xuất phải hết sức nghiêm ngặt, đảm bảo sự liên thông giữa các phân xưởng được liên tục, thông tin qua lại rõ ràng, chính xác, nhằm hạn chế đến mức tối thiểu khả năng sản xuất bị gián đoạn. Sự phong phú đa dạng của sản phẩm cùng với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, đã gây nhiều khó khăn cho quá trình tổ chức quản lý. Vì vậy công ty đã thành lập nên khối sản xuất do một phó giám đốc đảm nhiệm điều hành chứ không đơn thuần là một phòng sản xuất như thường gặp ở một số doanh nghiệp. Mốu gổ Mốu phôi Làm ruột Làm khuôn Cắt gọt Làm sạch Rót thép Mẩu thép Gia công cơ khí Đúc Tiêu thụ Lắp sáp Nhập kho bán thành phẩm Trên đây là quy trình cônh nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí Hà Nội. d. Đặc điểm về máy móc thiết bị: Ngay từ khi mới thành lập các trang thết bị máy móc của công ty đều do Liên Xô (cũ) cung cấp với nhiều loại như: máy tiện các loại, máy mài các loại, máy khoan, máy phay, máy dập, máy cắt tôn, máy nén khí và các thiết bị khác. Cho đến nay hệ thống thiết bị này đã cũ và không còn phù hợp nữa. Trong đó có hơn 40% trên tổng số máy móc thiết bị là chuyên dùng đã nát; nà xưởng xuống cấp nghiêm trọng. Thiết bị mang tính chất chuyên môn hoá sâu nên đã hạn chế việc đưa sản phẩm mới vào, song công ty vẫn chưa ổn định. Mặt khác, do quy mô sản xuất bị thu hẹp nên hầu hết các máy móc thiết bị chỉ được sử dụng khoảng 50 - 60 % công suất thiết kế, vì vậy nếu tiến hành thay thế hàng loạt thiết bị, sẽ gây lãng phí lớn. Trong khi đó công ty vẫn phải trích khấu hao hàng năm đưa ra chi phí sản xuất, điều này đã đẩy giá thành cao lên nó sẽ gây nhiều bất lợi cho công ty. Như vậy, việc đầu tư đổi mới trong thiết bị cần được cân nhắc kỹ lưỡng, trên cơ sở tính toán, so sánh kết quả có khả năng mang lại với chi phí bỏ ra. Hiện nay trang thiết bị máy móc sản xuất chính của công ty gồm có: - Máy tiện các loại: 61 cái. - Máy khoan các loại: 10 cái - Máy mài các loại: 105 cái. - Máy phay: 54 cái - Máy ép, lăn số, cán cắt ren và máy xọc: 21 cái - Máy cưa: 8 cái - Máy dập dưới 300 tấn: 8 cái - Máy dập 400 tấn: 1 cái - Máy búa 400 Kg: 2 cái - Máy nén khí: 2 cái - Lò tôi, lò ủ, lò rèn: 12 cái Và các thiết bị khác như cần trục , biến thế, tủ sáp... Mới đây công ty đã đầu tư gần 4 tỷ đồng để đổi mới một số loại thiết bị máy mớc, thiết bị phục vụ cho sản xuất một cơ sở loại sản phẩm mới với yêu cầu chất lượng cao. Nhìn chung, các thiết bị máy móc của công ty do được bảo dưỡng thường xuyên nên vẫn được hoạt động tốt, bảo đảm sản xuất bình thường mặc dù không được cao như công suất thiết kế nhưng cũng đã ổn định đo đó ít có ảnh hưởng xấu tới công tá tổ cức quản lý và phân công lao động trong công ty. e. Đặc điểm về nguyên vật liệu: Từ đặc điểm về sản phẩm là đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại và phức tạp về quy cách, chủng loại dụng cụ phụ tùng đo đó sẽ phức tạp về quy cách chủng loại vật tư. Nguyên nhiên vật liệu mà công ty sử dụng bao gồm nhiều loại chủ yếu là nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất cơ khí như thép cá loại, gang, cùng các loại hoá chất... Nhu cầu nguyên, nhiên liệu - năng lượng mà công ty sử dụng hàng năm như sau: TT Tên NVL, NL, Nlượng Nhu cầu sử dụng (tấn/năm) TT Tên NVL,NL, Nlượng Nhu cầu sử dụng (tấn/năm) 1 Thép gió 13 8 H2SO4 1 2 Thép khác 260 9 NaOH 0,7 3 Ba Cl2 3,2 10 Hàn the 0,2 4 NaNO2 3,3 11 Sơn các loại 2,4 5 NaCl 1 12 NaCO3 0,25 6 Cl2O3 0,014 13 Điện 689.600 Kw/h 7 KNO3 1,5 14 Xăng dầu 20 Qua biểu trên ta thấy nguyên liệu chính của công ty là thép gió, thép dụng cụ kim loại, dụng cụ các bon, các bon thép khác nư theo tấm, thép lá... và nhiều loại hoá chất chuyên dụng khác. Yêu cầu về chất lượng nguyên, nhiên liệu cho sản xuất là rất cao với sản phẩm của công ty đòi hỏi độ bền, độ chính xác với kỹ thuật cao. Vì vậy, công ty đã có phân xưởng nhiệt luyện sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất tại công ty. Tuy nhiên do sự phức tạp về quy cách chủng loại vật tư và yêu cầu chất lượng, công tác thu mua, kế` hoạch hoá vật tư là rất khó khăn, nguồn trong nước thì cạn kiệt, muốn có nguyên liệu nhập ngoại thì phải nhập với số lượng lớn. Vì vậy đây là một vấn đề khó khăn cần được giải quyết đối với hoạt động cung ứng vật tư từ nguyên liệu cũng như đối với tổ cức quản lý công ty để đáp ứng nu cầu nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh,. g. Đặc điểm về lao động: "Lao động là tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp". Số lượng lao động, chất lượng lao động và sự bố trí hợp lý lực lượng lao động sẽ làm tăng năng suất lao động , hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên. là một công ty cơ khí, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí là 455 người. Trong đó có 142 người là nũ, chiếm 21%, Đảng viên có 121 đồng chí, Đoàn viên thanh niên có 50 - Trình độ đại học: 67 người (chiếm 14,57%) - Trình độ trung cấp: 55 người (chiếm 12,1%) - Công nhân kỹ thuật: 317 người + Công nhân bậc 7: 55 người + Công nhân bậc 6: 78 người + Công nhân bậc 5: 42 người + Công nhân bậc 4: 18 người + Công nhân bậc 3: 28 người - Lao động phổ thông: 15 người Với cơ cấu lao động nhu vậy, chất lượng cán bộ quản lý trong công ty phải là tương đối mạnh, song đội ngũ công nhân kỹ thuật, ông nhân sản xuất thực sự có tay nghề chiếm tỷ lệ thấp. Khối lao động gián tiếp tại cá phòng ban là 157 người, chiếm tỷ lệ 31,3%, khối lao động trực tiếp sản xuất chỉ có 236 người chiếm 51,7%. Số còn lại là lao động gián tiếp phục vụ sản xuất. Nư vậy, tỷ lệ lao động gián tiếp là quá lớn trong khi lực lượng lao động trực tiếp 51,7%. Điều này cho ta thấy việc tổ chức sắp xếp lực lượng lao động trong công ty chưa thực sự cân đối. Tuy nhiên với việc đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay, cơ cấu lao động của công ty mang tính chuyên môn hoá sâu rất khó cân đối được với công việc theo nhu cầu thị trường. Tỉ lệ công nhân gián tiếp, công nhân phục vụ tuy lớn hơn công nhân trực tiếp sản xuất nhưng có khâu bộ phận vẫn còn thiếu. Đội ngũ sản xuất đã quen nếp làm việc 1 ca hoặc hành chính nên tâm lý rất ngại đi làm 2 ca do vậy ý thức chấp hành kỷ luật công nghệ và kỷ luật lao động kém. Những đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đối với công tá tổ chức quản lý công ty, việc sắp xếp bố trí lao động cho phù hợp , cân đối là vấn đề rất khó khăn. Trong những năm tới công ty cần có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề đội ngũ công nhân sản xuất, từng bước giảm tỷ lệ lao động gián tiếp và khối quản lý ở mức thích hợp. Đồng thời để quá trình sản xuất - kinh doanh đi vào nề nếp, ổn định và có hiệu quả đòi hỏi công ty có kế hoạch bố trí sắp xếp, tổ chức lực lượng lao động một cách hợp lý cân đối phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của từng khâu, từng phân xưởng, phòng ban nhằm tiết kiệm nhân lực sử dụng hết tiềm năng lao động của công ty. II. Thực trạng về bộ máy quản lý của công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí. 1. Bộ máy quản lý. a. Mô hình bộ máy quản lý. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty là kiểu cơ cấu trực tuyến - chức năng hay còn gọi là cơ cấu hỗn hợp. Kiểu cơ cấu này là kết quả của sự kết hợp giữa cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng, nhằm phát huy tối đa mặt những tích cực của hai kiểu cơ cấu này và khắc phục những mặt hạn chế của nó. Theo kiểu cơ cấu quản lý này thì quan hệ lãnh đạo phục tùng theo tuyến và theo chức năng, vẫn tuân thủ theo chế độ một thủ trưởng mà tận dụng được sự tham gia trợ giúp của các bộ phận chức năng, giảm được gánh nặng cho lãnh đạo cao nhất của công ty. * Nhóm quan hệ theo trực tuyến: là hệ thống chỉ huy sản xuất cấp xí nghiệp, cấp phân xưởng, ca sản xuất, tổ sản xuất ứng với các chức danh giám đốc, các phó giám đốc, quản đốc, đốc công, chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị và toàn công ty, nhóm quan hệ này là quan hệ theo mệnh lệnh, cấp dưới chỉ chịu nhận mệnh lệnh của một cấp trên trực tiếp còn cấp trên thì chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình trước công ty. Các phân xưởng sản xuất chỉ nhận mệnh lệnh của phó giám đốc sản xuất và có quan hệ chức năng với các bộ phận phòng ban khác trong công ty, họ không phải nhận mệnh lệnh từ phó giám đốc kĩ thuật hay kinh doanh các phân xưởng chỉ là các đơn vị sản xuất có chức năng thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật theo nhiệm vụ cụ thể của công ty giao cho. Chức năng chủ yếu của các lãnh đạo trực tuyến là lãnh đạo trực tiếp công nhân sản xuất chỉ thị công nhân viên chức thực hiện kế hoạch và ác biện pháp do các bộ phận chức năng ấn định. Bộ máy trực tuyến (quan hệ theo chiều dọc) của công ty được tổ chức như sau: + Cấp công ty bao gồm giám đốc và các phó giám đốc có quan hệ trực tuyến (quan hệ mệnh lệnh) với nhau Giám đốc Quản đốc Đốc công Tổ trưởng + Cấp phân xưởng bao gồm quản đốc và các phó quản đốc, sau cùng là đốc công, thợ cơ... có quan hệ trực tuyến. Sơ đồ quan hệ tổ chức sản xuất của công ty * Nhóm quan hệ theo chức năng (cơ quan chức năng) Chức năng chung của các phòng ban trong công ty là giúp giám đốc nắm tình hình giám sát kiểm tra nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chuẩn bị sản xuất phục vụ sản xuất, hướng dẫn công tác kỹ thuật, công tác nghiệp vụ cho các cán bộ chức năng và cấp quản lý phân xưởng, giúp thủ trưởng trực tuyến chuẩn bị và thông báo các quyết định kiểm tra quá trình hoạt động chung. Theo dõi để tổ chức công việc không sai lệch với những yêu cầu về kỹ thuật và những điều kiện thời gian. Cơ quan chức năng chịu trách nhiệm về sự đúng đắn của kế hoạch, của các phương pháp công tác, về chất lượng phục vụ của nó đối với các bộ phận ngành dọc (trực tuyến). Chức năng chủ yếu của các phòng ban là làm tham mưu cho bộ phận quản lý trực tuyến nhưng trong những công việc, trường hợp nhất định họ cũng được giao quyền trực tiếp chỉ đạo, hướng đãn đối với cán bộ chức năng và cấp quản lý phân xưởng thậm chí đến tận công nhân sản xuất. Hệ thống cấn bộ chức năng ở cấp phân xưởng như kế hoạch phân xưởng, kỹ thuật phân xưởng, lao động tiền lương chịu sự quản lý trực tiếp về mặt hành chính của quản đốc hoặc phó quản đốc đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ, kỹ thuật của các phòng ban tương ứng. các phòng ban chức năng trong công ty không có quan hệ mệnh lệnh phục tùng lẫn nhau nhưng có mối quan hệ với nhau. Các phòng ban chức năng không có quyền ra quyết định đối với cơ quan ngành dọc mà chỉ có quan hệ hướng dẫn, cung cấp thông tin về kỹ thuật, công nghệ, nghiệp vụ... nhưng họ phải có nghĩa vụ nhất định với nhau trong các mối quan hệ. b. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Bộ máy quản lý của công ty hiện nay được chia thành 3 khối chính đó là: khối kỹ thuật, khối sản xuất, khối kinh doanh. Mỗi khối do một phó giám đốc phụ trách chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Ngoài ra trong bộ máy quản lý còn có các phòng ban chức năng quan trọng khác như: phòng tài vụ, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng tổ chức cán bộ làm tham mưu cho giám đốc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Trong các khối chính còn bao gồm nhiều phòng ban chức năng khác, làm tham mưu cho Ban giám đốc và chịu sự chỉ đạo của các phó giám đốc theo các lĩnh vực, chức năng hoạt động tương ứng. Hiện nay công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34016.doc
Tài liệu liên quan