Đề tài Phân tích thực trạng việc làm của người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

Lời nói đầu: 1

Phần 1: Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động. 2

1.Khái niệm việc làm và phân loại việc làm. 2

2.Nội dung tạo việc làm cho người lao động. 5

3.Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm. 7

4.Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động. 11

Phần 2: Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 14

I.Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến việc làm ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 14

1.Đặc điểm tự nhiên. 14

2.Đặc điểm kinh tế xã hội. 15

II.Phân tích thực trạng việc làm của người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 20

1.Quy mô và tỷ lệ lao động có việc làm qua các năm ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 20

2.Cơ cấu và phân bố việc làm qua các năm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.22

3.Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 31

Phần 3: Giải pháp và kiến nghị về việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 42

I.Mục tiêu việc làm trong những năm tới của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. .42

II.Giải pháp và kiến nghị về việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 44

1.Giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.44

1.1.Phát triển kinh tế xã hội để tạo việc làm và giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động xã hội 44

1.2.Nhóm giải pháp hỗ trợ. 45

1.3.Các giải pháp kiểm soát việc thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm. 47

1.4.Giải pháp đối với lãnh đạo và tổ chức thực hiện. 48

2.Một số kiến nghị tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 48

2.1.Hoàn thiện công tác đào tạo nghề. 48

2.2.Công tác quản lý, sử dụng lao động đối với các ngành nghề truyền thống. 51

Kết luận 55

Tài liệu tham khảo: 56

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2159 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng việc làm của người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam Định. 1. Quy mô và tỷ lệ lao động có việc làm qua các năm ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Là một huyện đông dân, với mật độ dân số thuộc hàng cao, huyện Trực Ninh có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đạt 54,4 %, hàng năm huyện có khoảng 1000 người bước vào độ tuổi lao động. Tuy nhiên, số lao động có việc làm chiếm tỷ lệ chưa cao so với tổng số lao động trên địa bàn huyện. Bảng 3: Quy mô và tỷ lệ lao động có việc làm qua các năm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 1. Tổng số lao động (1). + Số lao động có việc làm. + % so với (1). 2. Số lao động được giải quyết việc làm mới. Người Người % Người 113.743 99.662 87,62 2.950 114.573 100.236 87,49 3250 115.047 100.844 87,65 3750 115.368 101.125 87,65 4035 115.780 101.486 87,65 4256 (Nguồn: Báo cáo kết quả giải quyết việc làm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) Qua bảng số liệu trên có thể nói nguồn lao động của huyện là rất dồi dào, số lao động hàng năm có tăng lên nhưng số lao động của huyện cũng khá ổn định. Cụ thể: năm 2002 số lao của huyện là 113.743 người đến năm 2006 con số này là 115.780 người, tức là bình quân mỗi năm số lao động tăng lên khoảng 500 lao động. Điều này là do số lao động này chịu ảnh hưởng lớn bởi tỷ lệ người hàng năm bước vào độ tuổi lao động mà điều này lại phụ thuộc vào mức sinh của 15 năm trước. Theo đặc điểm chung của lao động cả nước với nguồn lao động dồi dào nhưng lại lãng phí trong sử dụng sức lao động do số việc làm được tạo ra hàng năm chưa cao. Số lao động có việc làm so với tổng số lao động chiếm tỷ lệ chưa cao.Năm 2002, số lao động có việc làm là 99.662 người (chiếm 87,62% tổng số lao động) đến năm 2006 số lao động có việc làm là 101.486 người (chiếm 87,65% tổng số lao động), tức là sau 5 năm số lao động có việc làm chỉ tăng lên được 1.824 người. Điều này là không tương xứng với số việc làm mới được tạo ra hàng năm. Cụ thể: năm 2002 số lao động được giải quyết việc làm mới là 2.950 người, con số này hàng năm tăng khoảng 1000 người; năm 2006 số việc làm mới được tạo ra lên đến 4256 người. Sự bất tương xứng này là do số việc làm được tạo ra hàng năm tuy nhiều nhưng lại thiếu tính chắc chắn, hay là những việc làm ngắn hạn, việc làm không được duy trì lâu dài. Số lao động có việc làm chiếm tỷ lệ chưa cao so với tổng số lao động (khoảng 88%) và tỷ lệ này thay đổi không đáng kể, thậm chí là không đổi qua các năm 2004 đến 2006 là 87,65%. Do số lao động có việc làm tăng chậm và tăng tương ứng với tổng số lao động nên dẫn đến số tương đối gần như không đổi. Số chỗ việc làm mới tăng dần qua các năm, tăng nhiều nhất là năm 2003-2004 (chênh lệch 500 chỗ việc làm) do bắt đầu từ năm 2004 huyện tập trung phát huy triệt để các dự án giải quyết việc làm cho người lao động. Đó là dự án cho vay vốn đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh và hộ gia đình để phát triển sản xuất kinh doanh và chương trình xóa đói giảm nghèo với việc hỗ trợ về vốn, tư liệu sản xuất. Năm 2004, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trực Ninh đã giải ngân cho vay vốn xóa đói giảm nghèo được trên 8 tỷ đồng với trên 3000 lượt hộ nghèo tạo thêm được hàng nghìn chỗ việc làm mới. Ngoài ra huyện thực hiện dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông. 2. Cơ cấu và phân bố việc làm qua các năm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Việc làm qua các năm phân theo thành phần kinh tế của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Trực Ninh là một huyện mà lao động chủ yếu trong ngành nông nghiệp, chủ yếu lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nước. Những năm gần đây do huyện chú trọng phát triển nông nghiệp thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển đa dạng nhiều thành phần – từ đó giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng được nâng cao. Mà chủ yếu những ngành này thuộc thành phần kinh tế khu vực ngoài nhà nước nên lao động thuộc thành phần kinh tế này tăng lên đáng kể. Bảng 4 thể hiện rõ hơn thực trạng việc làm của lao động huyện theo thành phần kinh tế. Bảng 4: Quy mô và cơ cấu lao động có việc làm qua các năm chia theo thành phần kinh tế của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 1. Số lao động có việc làm (1) 2.Lao động làm việc trong khu vực Nhà nước + % so với (1) 3. Lao động làm việc trong khu vực ngoài Nhà nước + % so với (1) Người Người % Người % 99.662 3.299 3,3 96.363 96,7 100.236 3.705 3,7 96.531 96,3 100.844 3.746 3,7 97.098 96,3 101.125 3.706 3,7 97.419 96,3 101.486 3.714 3,7 97.772 96,3 (Nguồn: Báo cáo kết quả giải quyết việc làm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) Số liệu cho thấy về quy mô hầu hết số lao động làm việc trong các thành phần kinh tế đều tăng. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ thì sự tăng giảm này là khác nhau. Cụ thể, số lao động làm việc trong thành phần kinh tế khu vực trong nhà nước năm 2002 là 3.299 người (3,3% so với tổng số lao động có việc làm), từ các năm 2003 đến 2006 số lao động làm việc trong khu vực này tăng lên nhưng không đáng kể (giữ ở mức khá ổn định khoảng 3.700 người – tỷ lệ không đổi ở mức 3,7%). Nguyên nhân là do cơ hội việc làm không nhiều trong khu vực kinh tế nhà nước, đặc biệt là khi quy định mới cho độ tuổi hưu của người lao động. Đối với thành phần kinh tế ngoài nhà nước, hàng năm số lao động làm việc trong khu vực này không ngừng tăng lên. Cụ thể năm 2002 số lao động làm việc trong khu vực này là 96.363 người đến năm 2006 số lao động làm việc trong khu vực này là 97.772 người. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực này so với tổng số lao động có việc làm cũng ổn định và không đổi trong bốn năm từ 2003 đến 2006 là 96,3%. Nguyên nhân là do hầu hết các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện đều hoạt động dưới dạng tư nhân, nhỏ lẻ vì thế chủ yếu lao động được thu hút vào khu vực này. Đó là các cơ sở sản xuất gỗ (ở Trung Lao – xã Trung Đông), mây tre đan (ở An Mỹ - xã Trung Đông), dệt (ở Cự Trữ - xã Phương Định), ươm tơ (ở Cổ Chất – xã Phương Định)… Nhìn chung, số lao động được tạo việc làm ở khu vực ngoài nhà nước là chủ yếu chiếm đến 96% tổng số người có việc làm. Tuy nhiên vấn đề nảy sinh là bảo hiểm và vấn đề an toàn trong lao động, họ thường chịu thiệt thòi. Do đó huyện cần có biện pháp quản lý chặt chẽ vấn đề quyền lợi cho người lao động. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chủ yếu là những cơ sở sản xuất của các làng nghề thủ công mỹ nghệ nhưng đầu ra cho các sản phẩm ở khu vực này còn khó khăn do đó việc làm không được đảm bảo và ổn định lâu dài. Ngoài ra khu vực này không đòi hỏi khắt khe về người lao động, thu hút được nhiều đối tượng lao động là người già, ngoài trẻ - người ngoài tuổi lao động. Như vậy, nhìn chung trong hai khu vực thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước thu hút nhiều lao động hơn. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngày càng thu hút nhiều lao động vào làm việc cho thấy đây là dấu hiệu đáng mừng và cần được phát huy trong những năm tới. Việc làm qua các năm phân theo ngành kinh tế của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của huyện qua bảng 5 cho thấy cơ cấu lao động chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Bảng 5: Quy mô và cơ cấu lao động có việc làm qua các năm theo ngành kinh tế của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Số lao động có việc làm (1) Chia theo: 1. Nông – lâm – thủy sản. + % so với (1) 2.Công nghiệp – xây dựng. + % so với (1) 3. Dịch vụ . + % so với (1) Người Người % Người % Người % 99.662 74.851 75,1 15.757 15,8 9.054 9,1 100.236 74.352 74,2 16.085 16,0 9.799 9,8 100.844 68.808 68,2 21.431 21,3 10.605 10,5 101.125 68.667 67,9 21.500 21,3 10.958 10,8 101.486 68.778 67,8 21.687 21,3 11.021 10,9 (Nguồn: Báo cáo kết quả giải quyết việc làm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) Số liệu cho thấy số lao động tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp. Cụ thể là năm 2002 là 76.851 người có việc làm (chiếm tỷ lệ cao so với tổng số lao động có việc làm là 75,1%) đến năm 2006 giảm xuống còn 68.778 người co việc làm (chiếm 67,8% so với tổng số lao động có việc làm). Nguyên nhân là do huyện Trực Ninh cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, phần lớn lao động trong huyện làm nông nghiệp, có đến 70% lao động làm nghề nông. Gần đây ngành nông nghiệp đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị thu nhập trên một ha canh tác. Do đó, ngành nông nghiệp luôn là ngành thu hút nhiều lao động vào làm việc. Ngành đứng thứ hai thu hút nhiều lao động đó là ngành công nghiệp – xây dựng. Số lao động làm việc trong ngành công nghiệp tăng qua các năm. Cụ thể năm 2002 là 15.757 người đến năm 2006 là 21.687 người. Tuy nhiên, tốc độ tăng này còn thấp nên số lao động làm việc trong ngành này cũng mới chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 21,3% so với tổng số lao động có việc làm, tỷ lệ này không thay đổi từ năm 2004 đến năm 2006. Đây là ngành thu hút và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động nếu như được tập trung phát triển. Những năm gần đây với chương trình GQVL của huyện Trực Ninh đã được UBND huyện tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp chính để GQVL ở địa phương. Một trong những giải pháp nhằm phát triển kinh tế tạo việc làm tại chỗ cho người lao động đó là tập trung đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề ở các xã, thị trấn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm công nghiệp thị trấn Cổ Lễ, xã Trực Hùng, TT Cát Thành, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích và thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp, ưu tiên các dự án đầu tư ở các ngành có lợi thế phát triển và thu hút nhiều lao động: Như cơ khí, dệt may, chế biến nông sản…, có chính sách phát triển các ngành nghề mới, phát triển doanh nghiệp để tạo thêm chỗ làm việc mới cho người lao động. Tuy nhiên việc thực hiện các dự án này còn lúng túng với thời gian đầu thực hiện nên mới chỉ tạo ra nhiều việc làm làm cho số lao động có việc làm năm 2003 là 16.085 người (chiếm 16% so với tổng số lao động có việc làm) đến năm 2004 là 21.431 người (chiếm 21,3% so với tổng số lao động có việc làm). Những năm tới cấn phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm công nghiệp và tập trung đầu tư cho các làng nghề truyền thống bởi đây là những ngành có tiềm năng thu hút lao động rất lớn, nhất là làng nghề ở các xã, thị trấn. Nếu chúng ta biết cách khai thác triệt để việc làm từ các làng nghề thì sẽ giải quyết được một lượng việc làm lớn do huyện có 10 làng nghề truyền thống, một số làng nghề sản phẩm xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Dịch vụ là ngành có đóng góp số lao động làm việc là thấp nhất. Song số liệu cho thấy số lao động làm việc trong ngành này là tăng qua các năm và tăng với tốc độ cao nhất so với hai ngành kia. Cụ thể năm 2002 số lao động làm việc trong ngành này là 9.045 người (chiếm 9,1% tổng số lao động có việc làm) đến năm 2006 là 11.021 người (chiếm 10,9% tổng số lao động có việc làm). Điều này chứng tỏ đây là ngành có tiềm năng tạo ra được nhiều chỗ làm việc cho người lao động với việc phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thương mại dịch vụ. Qua đây ta thấy đang có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. Đó là dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội và tạo việc làm cho người lao động của huyện, tuy nhiên sự chuyển dịch này còn chậm. Huyện cần tìm biện pháp để có kết quả cao hơn nữa, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động hơn. Việc làm qua các năm phân theo miền của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Với 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện được chia lam 4 miền dọc theo vị trí địa lý của huyện, các xã trong cùng miền có đặc điểm gần như nhau. Miền 1 bao gồm: Thị trấn Cổ Lễ, xã Trực Chính, xã Trung Đông, xã Phương Định, xã Liêm Hải. Đây là miền có dân số đông nhất và cũng rộng nhất với Thị trấn Cổ Lễ là trung tâm văn hóa – chính trị của huyện , các trụ sở của cơ quan huyện đều nằm trên Thị trấn Cổ Lễ. Các xã còn lại của miền là những xã có các làng nghề truyền thống, như chế biến gỗ ở Trung Lao – Trung Đông; mây tre đan ở An Mỹ - Trung Đông; dệt ở Dịch Diệp – xã Trực Chính; ươm tơ ở Cổ Chất – xã Phương Định. Xã Liêm Hải chạy dọc theo trục đường 21 nối liền với các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, thuận lợi cho phát triển kinh tế. Miền 2 gồm: xã Việt Hùng, xã Trực Tuấn, Thị trấn Cát Thành, xã Trực Đạo, xã Trực Thanh. Thị trấn Cát Thành là một thị trấn mới được thành lập, trước kia là xã Cát Thành nổi tiếng nới nghề tàu biển ở làng Phú An. Các xã ở miền 2 cũng nổi tiếng với nghề truyền thống như thủ công mỹ nghệ, cói chiếu ở Văn Lãng – xã Trực Tuấn; đan vó ở Hạ Đồng – xã Trực Đạo; đan cót ở Ngọc Đông – xã Trực Thanh. Xã Việt Hùng nằm trên trực đường giao thông của huyện nối liền giao thông liên lạc với các huyện khác trong tỉnh. Miền 3 gồm các xã: Trực Nội, trực Khang, Trực Mỹ, Trực Hưng, Trực Thuận. Miền nay không có làng nghề truyền thống lại ở xã trung tâm huyện, lao động chủ yếu làm nghề nông là chính. Miền 4 gồm các xã: Trực Đại, Trực Thái, Trực Thắng, Trực Phú, Trực Cường, Trực Hùng. Miền 4 nằm giáp huyện Giao Thủy, Hải Hậu, nơi có bãi biển Quất Lâm, Hải Thịnh thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và giao lưu phát triển kinh tế với các huyện. Ngoài ra Trực Hùng con có làng nghề kéo cán và se sợi ở làng Tân Lý. Số lao động được tạo việc làm mới hàng năm của các miền thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 6: Quy mô và cơ cấu lao động có việc làm mới qua các năm theo miền của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 Số lao động có việc làm mới (1) Chia theo: 1. Miền 1. + % so với (1) 2. Miền 2. + % so với (1) 3. Miền 3. + % so với (1) 4. Miền 4. + % so với (1) Người Người % Người % Người % Người % 3.750 1.249 33,3 840 22,4 608 16,2 1.053 28,1 4.035 1.319 32,7 912 22,6 681 16,9 1.123 27,8 4.256 1.378 32,4 973 22,9 700 16,4 1.204 28,3 ( Nguồn: Báo cáo kết quả giải quyết việc làm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) Qua bảng số liệu cho thấy số việc làm mới được tạo thêm hàng năm cảu mỗi miền đều tăng lên, cụ thể: Miền 1 là miền có số việc làm mới được tạo ra nhiều nhất, chiếm trên 30% tổng số việc làm mới được tạo ra hàng năm. Năm 2004 cả huyện tạo thêm được 3750 chỗ làm việc mới thì miền 1 chiếm 33,3 % tương ứng với 1.249 chỗ làm việc mới. Đến năm 2006 cùng với sự tăng lên của tổng số việc làm mới là 4.256 chỗ việc làm thì miền 1 chiếm 32,4% với 1.378 chỗ việc làm mới. Với vị trí là trung tâm đầu não của huyện, miền 1 giữ vai trò quan trọng, thương mại dịch vụ phát triển sớm tạo thêm được nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động. Nông nghiệp ở miền này cũng phát triển, đất đai mầu mỡ nhờ phù sa sông Hồng bồi đắp thuận lợi cho phát triển cây trồng vật nuôi tạo điều kiện thu hút nhiều lao động tham gia sản xuất. Lúc nông nhàn người lao động ở miền này lại tham gia sản xuất những mặt hàng truyền thống của những làng nghề truyền thống trên địa bàn miền. Những làng nghề truyền thống của miền không những thu hút, tạo được nhiều chỗ làm việc cho lao động trong miền mà còn thu hút được nhiều lao động từ những nơi khác. Sản phẩm của những làng nghề truyền thống của miền rất phong phú, chất lượng ngày càng được nâng cao có thể tiêu thụ qua xuất khẩu ra nước ngoài. Vấn đề đặt ra ở đây là duy trì chỗ làm việc cho người lao động. Muốn vậy miền cần phải tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm truyền thống này. Miền 4 là miền có số việc làm mới tạo ra hàng năm đứng thứ hai với 1.053 chỗ làm việc năm 2002 (chiếm 28,1% tổng số việc làm mới). Số việc làm mới được tạo thêm cũng tăng qua các năm, đến năm 2006 miền 4 tạo thêm được 1.204 chỗ việc làm mới (chiếm 28,3 % tổng sô việc làm làm mới). Như phân tích trên chúng ta thấy đây là miền tiếp giáp với huyện Giao Thủy, Hải Hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và giao lưu phát triển kinh tế. Xã Trực Hùng của miền thuộc cụm công nghiệp đang được đầu tư phát triển nên thu hút được khá nhiều lao động vào làm việc. Miền 4 cũng là miền có số lao động tham gia xuất khẩu lao động và lao động đi tỉnh ngoài. Năm 2006 cả huyện có 900 lao động đi làm vệc tỉnh ngoài; 250 lao động đi xuất khẩu thì miền 4 chiếm 31% số lao động đi tỉnh ngoài với 278 lao động; 34% số lao động đi xuất khẩu lao động tương ứng với 85 người. Xã Trực Phù và xã Trực Hùng là những xã điển hình được huyện dùng làm mẫu để tuyên truyền và nhân rộng mô hình phát triển kinh tế và giải quyết việc làm bằng hình thức xuất khẩu lao động. Ngoài ra miền này còn phát triển ngành trồng cây cảnh, nuôi vật cảnh, hội sinh vật cảnh cũng được thành lập ở xã Trực Đại tạo thêm được nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động. Xã Trực Hùng cũng là xã nổi tiếng với nghề tàu biển tạo được rất nhiều việc làm cho lao động nam của miền. Cùng với sự phát triển chung của toàn huyện, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển đa dạng nhiều thành phần, miền 2 là miền mà các xã có sự phát triển kinh tế khá đồng đều. Thị trấn Cát Thành là một điểm công nghiệp thuộc cụm công nghiệp của huyện, được nhiều doanh nghiệp đầu tư, đây là những cơ hội lớn để người lao động tìm kiến việc làm. Thị trấn Cát Thành mới thành lập năm 2006 là một tiềm năng lớn thu hút đầu tư, đặc biệt là ngành cơ khí hay nghề tàu biển ở làng Phú An thu hút rất nhiều lao động nam không chỉ ở miền 2 mà còn thu hút những lao động trên địa bàn lân cận. Nông nghiệp ở đây cũng phát triển, được phù sa sông Ninh Cơ bồi đắp thu hút được nhiều lao động. Miền 3 là miền có số lao động được giải quyết việc làm mới hàng năm thấp nhất (16% tổng số lao động), số lao động được giải quyết hàng năm đạt 600 – 700 người. Đây là miền duy nhất không có làng nghề truyền thống, địa phương tự tạo việc làm là chính, lao động chủ yếu làm nông nghiệp, có xã chỉ là thuần nông như xã Trực Thuận. Tuy nhiên, số người trong tuổi lao động của miền này là 14.931 người, ít hơn các miền khác (thấp nhất huyện) chiếm khoảng 15% số người trong tuổi lao động của toàn huyện. Chính vì thế mà số người thất nghiệp ở miền này không phải là cao nhất huyện. Mặc dù số lao động tạo thêm hàng năm của miền 1 là cao nhất song miền này luôn tồn tại tỷ lệ thất nghiệp cao do số người trong độ tuổi lao động của miền này đông chiếm 33,5% số người trong độ tuổi lao động của toàn huyện với 33.389 người trong tuổi lao động. Điều này đòi hỏi những năm tới huyện cần có biện pháp dịch chuyển lao động giữa các xã nhằm làm giảm áp lực cho người lao động ở những xã thuộc miền 1. Tạo điều kiện cho lao động ở xã vay vốn, phát triển kinh tế trang trại, hướng dẫn người lao động lao động áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Điều kiện tự nhiên, vốn, công nghệ. Đất và tình hình sử dụng đất: Với tổng diện tích là 143,5 km2, với khoảng 65% đất dùng trong nông nghiệp tức là khoảng 93,275km2 đất nông nghiệp, dân số đông do đó bình quân đất dùng trong nông nghiệp thấp. Chủ yếu là đất trồng trọt chăn nuôi, đất dùng trong công nghiệp và xây dựng là rất ít. Do được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng và sông Ninh nên chất lượng đất của huyện khá tốt, độ phì nhiêu cao phù hợp với phát triển cây trồng vật nuôi. Với đặc điểm là vùng đồng bằng, huyện xác định hướng chính là thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu cây giống, giống năng suất cao, ngắn ngày…, xác định đúng thời vụ, tận dụng thuận lợi về nhiệt độ, ánh sang, tránh mưa, lũ… Cụ thể các xã miền 3 – chủ yếu lao động làm việc trong ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh công tác hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả; Các xã miền 4 đẩy mạnh hơn nữa công tác trồng cây cảnh, nuôi vật cảnh do công việc này sử dụng nhiều lao ngoài độ tuổi lao động; Những xã này cần phát triển kinh tế trang trại rộng rãi, đặc biệt là trồng hoa, trồng rau sạch xuất khẩu sang khu vực khác tạo điều kiện cơ hội việc làm cho lao động các xã. Xã Phương Định, Trực Chính cần tập trung trồng dâu, nuôi tằm phục vụ cho nghề dệt. Đặc biệt các xã trong huyện cần trú trọng trồng các giống lúa ngắn ngày cho năng suất cao, chất lượng tốt (giống lúa tám thơm, nếp). Ngoài ra cần triệt để sử dụng đất trong thâm canh tăng vụ, gối vụ các xã có thể trồng hoa màu như ngô, khoai, sắn, cà chua… để tạo thêm việc làm lúc nông nhàn tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực. Diện tích đất dùng trong nông nghiệp của huyện ngày một tăng lên mỗi năm vài ha đất dùng vào xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất. Diện tích đất sẽ bị thu hẹp nếu không có biện pháp mở rộng diện tích. Cần thực hiện tốt công tác quy hoạch đối với đất sử dụng vào xây dựng cơ sở hạ tầng tránh tình trạng có quy hoạch những sau đó để đất hoang phí. Việc xây dựng cụm công nghiệp Thị trấn Cổ Lễ, Thị trấn Cát Thành, xã Trực Hùng càng nhanh càng tốt, cần đảm bảo nguồn điện và nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và cho sản xuất. Với diện tích đất hạn chế như hiện nay việc phát triển các ngành kinh tế tạo việc làm cho lao động là vấn đề khó khăn. Huyện cần có biện pháp phù hợp quản lý đất đai chặt chẽ hơn tránh tình trạng lãng phí đất. - Cơ sở hạ tầng và việc áp dụng khoa học kỹ thuật: Nhìn chung tất cả các con đường trong huyện đều được rải nhựa hoặc đổ bê tông. Mạng lưới giao thông đa dạng đang phát triển, trục đường 21 đi qua huyện đang có kế hoạch mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, thu mua nguyên vật liệu, buôn bán và nhu cầu đi lại cho người dân. Mấy năm gần đây hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu được xây dựng đồng bộ và đưa vào sử dụng. Cuối năm 2005 và đầu năm 2006 huyện đã tổ chức sửa chữa lớn và nâng cấp đường dây điện đảm bảo phục vụ sản xuất và tiêu dùng (toàn huyện có 5 hợp tác xã dịch vụ điện). Các công ty, xí nghiệp cũng được xây dựng trên địa bàn huyện. Thông tin liên lạc đang được chú ý phát triển, mạng lưới thông tin rộng khắp (khoảng 30% số hộ dùng điện thoại bàn), tín dụng xã ngày càng phát triển (toàn huyện có 8 quỹ tín dụng nhân dân xã và 1 quỹ tín dụng nhân dân huyện). Khoa học kỹ thuật cũng được đưa vào áp dụng rộng khắp trong nông nghiệp làm năng suất cây trồng vật nuôi có chuyển biến tích cực, có giá trị kinh tế cao. Toàn huyện có khoảng 40 doanh nghiệp vừa và nhỏ, tính trung bình mỗi doanh nghiệp có khả năng thu hút từ 15-20 lao động, các doanh nghiệp được trang bị các máy móc tiên tiến, xây dựng nâng cấp nhà xưởng. Đặc biệt có một nhà máy gạch Tuynel đang hoàn thiện dần và sắp đưa vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn chục tỷ đồng. Ngoài ra năm 2004-2005 có thêm 3 nhà máy dệt được thành lập thu hút từ 30-40 lao động góp phần đáng kể trong giải quyết việc làm ở nông thôn Trực Ninh. Như vậy, nhìn tổng quát có thể thấy cơ sở hạ tầng của Trực Ninh khá phát triển, chỉ cần tính từ đầu năm đến cuối năm đã thấy có sự thay đổi đáng kể, các con đường đổ ra thị trấn liên tiếp được sửa chữa, nâng cấp. Huyện còn đang thi công lắp đặt công trình nước sạch cho các xã và dự định trong năm tới sẽ lắp đặt thêm cho khoảng 5 xã nữa. Tuy vậy, vẫn còn thiếu những máy móc hiện đại phục vụ cho các ngành công nghiệp - dịch vụ và như thế cần có những đầu tư nhiều hơn cho mảng này. Tình hình sử dụng vốn: Trong mọi ngành sản xuất, vốn đóng vai trò hết sức quan trọng. Vốn là điều kiện để có tư liệu lao động. Nói chung, nguồn vốn của huyện còn hạn hẹp, hơn nữa người lao động rất ít vốn, đặc biệt đối với khu vực nông thôn vì thế chưa tận dụng hết các nguồn lực trong sản xuất. Huyện đã có rất nhiều biện pháp tạo vốn cho người lao động và người sử dụng lao động như hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất thấp, đối với doanh nghiệp thì được miễn, giảm thuế sử dụng đất trong những năm đầu. Tổng kinh phí do chương trình quốc gia GQVL năm 2006 là 2374 triệu đồng. Qua báo cáo huyện thì vốn vay đã góp phần phát triển sản xuất, tạo nhiều chỗ làm việc cho người lao động, điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 7: Tình hình sử dụng vốn của quỹ quốc gia GQVL qua các năm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 Tổng vốn. Triệu đồng 2345,6 2551,8 2720 2734 Số dự án. Dự án 134 147 160 161 Số lao động thu hút. Người 200 289 402 950 (Nguồn: Báo cáo thực hiện dự án GQVL từ nguồn vốn quốc gia) Vốn được sử dụng vào giải quyết việc làm ngày càng hiệu quả. Số lao động được thu hút vào làm việc đều tăng lên qua các năm, đặc biệt năm 2005-2006 số dự án chỉ tăng lên 1 trong khi số lao động được giải quyết việc làm tăng lên 548 người (= 950-402). Huyện Trực Ninh với lợi thế phát triển các làng nghề truyền thống, thu hút nhiều lao động tự do. Đó là khu vực kinh tế phi chính thức, là những hộ gia đình và những chủ sản xuất kinh doanh. Chính vì thế nguồn vốn cho vay đối với những đối tượng này được đặc biệt chú ý. Có hai loại vốn là vốn tự có và vốn vay. Nếu tính sơ qua có thể thấy tiềm lực về vốn tự có là mỏng, bình quân khoảng 6 triệu đồng/ hộ gia đình. Số vốn này nếu đem sử dụng phát triển kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36703.doc
Tài liệu liên quan