Đề tài Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU 2

PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 6

1.1. Bản chất, chức năng của tài chính doanh nghiệp 6

1.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ và mục đích của phân tích tài chính 6

1.3. Nội dung phân tích tài chính trong các doanh nghiệp 7

1.3.1 Phân tích kết cấu tài sản 7

1.3.2 Phân tích kết cấu nguồn vốn 8

1.3.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 9

1.3.4 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 9

1.3.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 12

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN 16

2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên 16

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 16

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 18

2.1.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất 19

2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán – tài chính của công ty. 22

2.1.5 Hiện trạng của công ty 26

2.2. Thực trạng phân tích tài chính tại công ty 28

2.2.1 Phân tích chung về tình hình tài chính 28

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2007 31

2.2.2 Phân tích kết cấu tài sản 33

2.2.3 Phân tích kết cấu nguồn vốn 35

2.2.4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 40

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006 - 2007 40

2.2.5 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 43

2.2.6 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 50

2.3. Đánh giá tình hình tài chính tại công ty 52

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN 54

3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 54

3.2. Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính tại công ty 54

PHẦN KẾT LUẬN 57

PHỤ LỤC 59

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3084 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tổ chức – hành chính) Năm 2007, do nhu cầu phát triển kinh doanh, công ty tuyển thêm nhân viên, chủ yếu là nhân viên lao động trực tiếp phục vụ việc bán hàng hóa tại các chi nhánh. Những người được tuyển trong năm phần nhiều là lao động trẻ, 14 nam giới và 4 nữ giới. Nam giới tăng cao hơn là do có nhiều công việc nặng nhọc, mang vác. Nhân viên văn phòng của công ty là những người có trình độ tốt và có thể đảm đương được quy mô mới của công ty nên không có nhiều thay đổi về số lượng trong năm. Ngoài việc tuyển thêm lao động có trình độ, công ty cũng tổ chức cho nhân viên được đào tạo nâng cao trình độ văn hóa để thực hiện tốt hơn các công việc. Nói chung, công ty đã có kế hoạch tốt trong việc tuyển dụng thêm nhân viên cho kế hoạch kinh doanh mới. Việc cơ cấu lại nhân viên công ty cũng đi đúng hướng phục vụ tốt hơn cho các công việc cụ thể. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm qua Công ty vật tư nông nghiệp Thái Nguyên là công ty cung ứng vật tư lớn nhất Thái Nguyên cộng với quá trình hình thành và phát triển gần 50 năm là tiền đề lớn khiến công ty có thị trường ổn định trên toàn tỉnh. Những năm trước đây, hoạt động kinh doanh của công ty hoạt động ổn định và ở mức trung bình. Từ khi công ty chuyển sang tổ chức theo công ty cổ phần năm 2004, công ty có nhiều thay đổi lớn mang tính chiến lược, tạo không khí mới mẻ, hào hứng. Đây là bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển, mở ra những vận hội mới cũng như thách thức cho công ty. Tham gia vào loại hình doanh nghiệp phát triển năng động nhất hiện nay đòi hỏi bộ máy lãnh đạo của nhà máy phải luôn đổi mới đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế hội nhập. Từ khi cổ phần hoá,ban giám đốc cùng toàn thể công nhân viên trong nhà máy đều nỗ lực cố gắng đưa nhà máy ngày càng phát triển đi lên. Để thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta có một số phân tích sau. Thực trạng phân tích tài chính tại công ty Cũng như hầu hết các công ty hiện nay, việc phân tích tài chính tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên không được chú trọng. Việc phân tích tài chính được thực hiện bởi phòng kế hoạch và chỉ quan tâm đến một số chỉ tiêu cơ bản. Số liệu cũng chỉ được sử dụng trong các buổi họp giao ban. Thường thì khi cần, công ty phân tích trực tiếp trên các bảng báo cáo. Phân tích chung về tình hình tài chính Trong 2 năm 2006, 2007 Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên đạt được một số chỉ số cơ bản như sau: Năm 2006 Năm 2007 Lợi nhuận sau thuế 772.739.307đ 807.363.890đ Vốn chủ sở hữu 7.659.588.362đ 7.597.494.663đ Tổng tài sản (nguồn vốn) 75.694.618.506đ 130.997.479.475đ Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu 10,09% 10,63% Tỷ lệ lãi gộp/doanh thu 5,40% 6,21% Số vòng quay hàng tồn kho 7,31 5,76 Số vòng quay tài sản cố định 27,96 14,35 Bảng chỉ số trên cho một cái nhìn rất toàn diện và khả quan về công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên. Công ty có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ hữu trên 10% và tăng dần qua 2 năm nghiên cứu cho thấy với một nguồn vốn tự có thấp, bằng uy tín và trình độ quản lý tốt, công ty tạo được một mức lợi nhuận đáng kể. Công ty hiện nay không còn sản xuất, các sản phẩm công ty cung ứng được lấy từ các chân hàng cấp 1, chân hàng cấp 2 từ nhiều nơi. Giá vốn của vật tư do công ty cung ứng phụ thuộc vào việc tìm được nguồn sản xuất tốt hay không tốt, vào chi phí vận chuyển, chi phí mua cao hay thấp. Trong năm 2007 theo diễn biến chung của thị trường, tình hình giá cả sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu và giống cây tăng. Tuy nhiên giá bán sản phẩm trung bình trên thị trường cũng tăng và tăng cao nên tỷ lệ giá vốn trên doanh thu giảm xuống 93,09% thay cho 94,23% năm 2006. Giảm được tỷ lệ giá vốn là nỗ lực của công ty trong điều kiện thị trường biến đổi và có nhiều công ty khác cùng cạnh tranh trên thị trường. Giá vốn giảm khiến tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của công ty từ 5,45% năm 2006 tăng lên 6,21% năm 2007 . Lượng hàng tồn kho tăng cao hơn năm trước 68,26% đồng thời giá vốn hàng bán giảm xuống còn 93,3%, thấp hơn năm ngoái khiến cho số vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh từ 7,31 xuống 5,76. Lượng hàng tồn kho năm nay tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu (34,15%) không phải do khâu kế hoạch kinh doanh của công ty không tốt. Lĩnh vực hoạt động của công ty là nông nghiệp, mang tính thời vụ. Sau tết dương lịch thường là thời gian của vụ chiêm xuân – thời điểm bán hàng của công ty tăng mạnh. Việc tăng lượng hàng tồn kho là để chuẩn bị cho thời điểm kinh doanh đâu năm sau. Năm trước, công ty không thể chuẩn bị được lượng hàng dự trữ lớn do điều kiện kho bãi. Năm nay kho bãi là một phần trong kế hoạch đầu tư mở rộng kinh doanh nên lượng hàng dự trữ tăng cao hơn, tạo điều kiện tốt cho doanh thu năm 2008 tăng trưởng. Do đó dù hàng tồn kho năm nay đạt số vòng quay thấp hơn nhưng nó là một hướng đi tốt của công ty. Tài sản cố định được đầu tư lớn trong năm 2007 khiến cho vòng quay tài sản cố định thực hiện được trong năm chỉ đạt 14,35, giảm một nửa so với năm trước (27,96). Tuy nhiên phải hiểu rằng tài sản cố định trong năm được đầu tư gấp 2,6 lần so với năm 2006. Có nghĩa là số vòng quay tài sản cố định giảm do tài sản cố định được đầu tư lớn trong năm nay. Nhà và kho được hoàn thành vào nửa sau năm 2007 nên chưa thể hiện hết hiệu quả trong năm. Hiệu quả mới chỉ thể hiện một phần khi số vòng quay tài sản cố định đạt 14,35 chứ không phải bằng . (2,6 là tỉ lệ giá trị tài sản giữa 2 năm) Những chỉ tiêu trên phản ánh phần nào tình hình tài chính của công ty trong 2 năm 2006, 2007 tuy nhiên để tìm hiểu kỹ hơn, phần phân tích chi tiết sẽ cho những cái nhìn cụ thể. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2007 Đơn vị tính: đồng Tài sản MS 2006 2007 A-Tài sản ngắn hạn 100 69.174.948.597 114.120.172.385 I- Tiền và các khoản tương đương 110 1.454.819.037 5.786.803.427 1. Tiền 111 1.454.819.037 5.786.803.427 1.1Tiền mặt 1.111.428.266 1.283.201.102 1.2Tiền gửi ngân hàng 343.390.771 4.503.602.325 II-Các khoản đầu tư tài chính n.hạn 120 0 0 III-Các khoản phải thu 130 43.852.892.774 65.803.066.635 1.Phải thu của khách hàng 131 30.464.690.189 57.318.805.141 2.Trả trước cho người bán 132 8.035.071.560 567.447.812 3.Phải thu nội bộ 133 2.986.852.593 3.092.701.244 5.Các khoản phải thu khác 135 2.624.805.078 5.248.186.555 6.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 -258.526.646 -424.074.117 IV-Hàng tồn kho 140 23.134.269.236 38.925.766.299 1.Hàng hoá tồn kho 141 23.134.269.236 38.910.834.735 1.3Công cụ 144 286.778.360 390.308.513 1.4Chi phí sản xuất KD dở dang 145 0 85.510.739 1.6Hàng hoá 147 22.751.142.962 38.406.563.480 1.7Hàng gửi bán 148 96.347.914 28.452.003 2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 0 14.931.564 V-Tài sản ngắn hạn khác 150 732.967.550 3.604.536.024 1.Chi phí trả trước ngắn hạn 151 66.749.855 56.876.331 2.Thuế GTGT được khấu trừ 152 479.213.482 1.785.108.991 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 187.004.213 1.762.550.702 B-Tài sản dài hạn 200 6.519.669.909 16.877.307.090 I- Các khoản phải thu dài hạn 210 100.000.000 100.000.000 II.Tài sản cố định 220 6.419.669.909 16.777.307.090 1.TSCĐ hữu hình 221 5.940.163.510 15.507.657.936 - Nguyên giá 222 10.531.628.969 21.282.095.459 - Giá trị hao mòn luỹ kế 223 -4.591.465.459 -5.774.437.523 2.TSCĐ vốn góp 224 243.874.954 205.374.949 - Nguyên giá 225 385.000.000 385.000.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế 226 -141.125.046 -179.625.051 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 235.631.445 1.064.274.205 III-Bất động sản đầu tư 240 0 0 IV-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 10.000.000 10.000.000 3. Đầu tư dài hạn khác 258 10.000.000 10.000.000 4. Dự phòng giảm giá chứng khoán dài hạn 259 0 0 V-Tài sản dài hạn khác 260 90.000.000 90.000.000 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 3. Tài sản dài hạn khác 268 90.000.000 90.000.000 Tổng cộng tài sản 270 75.694.618.506 130.997.479.475 Nguồn vốn MS 2006 2007 A-Nợ phải trả 300 68.035.030.144 123.399.984.812 I-Nợ ngắn hạn 310 63.119.896.365 117.310.144.198 1.Vay và nợ ngắn hạn 311 18.923.219.135 47.501.959.357 2.Phải trả cho người bán 312 20.291.333.295 42.981.480.852 3.Người mua trả tiền trước 313 597.854.285 760.209.016 4.Thuế và các khoản phải nộp NS 314 254.153.171 47.620.522 5.Phải trả người lao động 315 423.854.258 951.842.828 6.Chi phí phải trả 316 177.385.394 65.434.263 7.Phải trả nội bộ 317 7.078.787.939 8.332.894.463 9.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 15.373.308.888 16.668.702.897 II-Nợ dài hạn 330 4.915.133.779 6.089.840.614 3.Phải trả dài hạn khác 333 4.640.388.809 5.737.461.699 4.Vay và nợ dài hạn 334 200.000.000 254.971.041 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 74.744.970 97.407.874 B-Vốn chủ sở hữu 400 7.659.588.362 7.597.494.663 I-Nguồn vốn, quĩ 410 7.409.773.304 7.413.975.099 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 7.059.474.949 7.030.974.937 Trong đó: - Vốn cổ phần 6.895.600.000 6.895.600.000 - Góp vốn liên doanh 163.874.949 135.374.937 4.Cổ phiếu quĩ 414 -454.000.000 -573.600.000 5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 8.193.591 8.193.590 7.Quĩ đầu tư phát triển 417 673.566.802 792.088.337 8.Quĩ dự phòng tài chính 418 104.241.161 138.029.814 10.Lợi nhuận chưa phân phối 420 18.296.801 18.288.421 II-Nguồn kinh phí, quĩ khác 430 249.815.058 183.519.564 1.Quĩ khen thưởng,phúc lợi 431 178.349.517 167.199.399 2.Nguồn kinh phí 432 71.465.541 16.320.165 Tổng cộng nguồn vốn 440 75.694.618.506 130.997.479.475 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Đánh giá khái quát về sự biến động của tài sản và nguồn vốn BẢNG ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT SỰ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 Mức tăng giữa năm 2006 và 2005 2006 Mức tăng giữa năm 2007 và 2006 2007 A-Tài sản ngắn hạn 54.141 15.034 69.175 44.945 114.120 B-Tài sản dài hạn 3.882 2.638 6.520 10.358 16.877 A-Nợ phải trả 56.987 11.048 68.035 55.365 123.400 B-Vốn chủ sở hữu 7.500 159 7.660 (62) 7.597 Tổng cộng nguồn vốn/tài sản 64.487 11.207 75.695 55.303 130.997 (Trích bảng cân đối kế toán) Kết quả 3 năm 2005, 2006, 2007 doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản cũng như nguồn vốn lần lượt là 64,478 tỷ đồng, 75,695 tỷ đồng và 130,997 tỷ đồng. Quy mô doanh nghiệp tăng cao và tăng nhanh dần qua 3 năm cơ bản là do trong năm 2007, doanh nghiệp quyết định vay nợ ngân hàng với giá trị lớn đồng thời chiếm dụng vốn của các đối tác cung cấp. Trong điều kiện tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty chỉ đạt 10,12% ngân hàng và đối tác cho doanh nghiệp vay với giá trị lớn như vậy là do công ty có uy tín lớn xây dựng trong gần 50 năm. Công ty đã đầu tư một phần nguồn vốn đó cho tài sản cố định và có một năm kinh doanh tăng trưởng. Để nhìn nhận rõ ràng hơn, chúng ta đi sâu phân tích các số liệu. Phân tích kết cấu tài sản Để phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, bên cạnh việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ so với đầu năm còn phải xem xét từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý, mức độ đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Từ số liệu trên BCĐKT năm 2007 ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản như sau BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN Đơn vị: Triệu đồng Tài sản 2006 % trong tổng tài sản 2007 % trong tổng tài sản Tăng % A-Tài sản ngắn hạn 69.175 91,39 114.120 87,12 44.945 81,27 I- Tiền & các khoản t.đương 1.455 1,92 5.787 4,42 4.332 7,83 II-Các khoản đầu tư TC NH 0 0,00 0 0,00 0 0,00 III-Các khoản phải thu 43.853 57,93 65.803 50,23 21.950 39,69 IV-Hàng tồn kho 23.134 30,56 38.926 29,71 15.791 28,55 V-Tài sản ngắn hạn khác 733 0,97 3.605 2,75 2.872 5,19 B-Tài sản dài hạn 6.520 8,61 16.877 12,88 10.358 18,73 II.Tài sản cố định 6.420 8,48 16.777 12,81 10.358 18,73 III-Bất động sản đầu tư 0 0,00 0 0,00 0 0,00 IV-Các khoản đầu tư TC DH 10 0,01 10 0,01 0 0,00 V-Tài sản dài hạn khác 90 0,12 90 0,07 0 0,00 Tổng cộng tài sản 75.695 130.997 55.303 (Phòng kế toán tài chính) Trước hết ta thấy giá trị tổng tài sản trong năm 2007 tăng rất cao từ 75.695 tỷ đồng lên 130.997 tỷ đồng (tăng 55,303 tỷ đồng). Với khả năng tài chính dồi dào đó, năm 2007 công ty điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tăng tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn. Khiến cho tỷ lệ tài sản dài hạn trong năm tăng từ 8,61% lên 12,88% đồng thời tỷ lệ tài sản ngắn hạn giảm từ 91,39% xuống 87,12%. Giá trị tài sản ngắn hạn đã tăng lên một lượng rất lớn 44,945 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ 81,27% nhưng chưa trở thành tiền mặt mà đang bị chiếm dụng hơn một nửa (65.803 tỷ đồng) là lượng tăng thêm của các khoản phải thu trong đó chủ yếu là phải thu khách hàng. Xét về tỷ lệ, khoản phải thu công ty từ đầu năm đến cuối năm giảm từ 58% xuống 50%. Nhưng tỷ lệ này còn cao. Nó có nguyên nhân đặc thù ngành nông nghiệp, sản phẩm bán ra vào tháng 9 năm trước thì đến khoảng tháng 2 năm sau là thời điểm nông dân bán được nông sản mới thu được tiền hàng. Doanh nghiệp cần cân đối lại mức độ bán chịu hàng, giảm tỷ lệ các khoản phải thu để đảm bảo khả năng chi trả cho các hoạt động kinh doanh khác. Một phần lớn giá trị tài sản ngắn hạn nữa đang tồn tại dưới dạng hàng tồn kho. Trong năm 2007 hàng tồn kho của công ty cũng tăng 28,55% từ 23,134 lên 28,165 theo nhu cầu kinh doanh của vụ chiêm xuân năm sau. Nó góp phần làm cho lượng tiền mặt của công ty nằm ở mức khiêm tốn 4,42%, đạt cụ thể 5,787 tỷ đồng. Thời điểm báo cáo kinh doanh trùng với thời điểm công ty cần dự trữ hàng nên số liệu này không hoàn toàn phản ánh đúng giá trị trung bình hàng tồn kho trong năm. Thực chất, lượng hàng tồn kho lớn lại là một dự tính phát triển kinh doanh lớn của công ty vào năm 2008. Tài sản dài hạn tăng lên năm 2007 bao gồm 10 tỷ đồng đầu tư cho tài sản dài hạn bao gồm ôtô, nhà kho và nhà xưởng để mở rộng sản xuất. Tức là tăng mức độ trang bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị. Công ty đã có một sự đầu tư mạnh cho hoạt động kinh doanh về lâu dài. Sự cơ cấu lại tài sản này là một hướng đi đúng của doanh nghiệp trong năm. Qua phân tích có thể thấy: cũng như nhiều công ty khác, tỷ lệ tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị tài sản. Công ty đã có hướng điều chỉnh lại cơ cấu tài sản tốt hơn trong năm 2007. Tuy nhiên, phân tích rõ hơn về nguồn hình thành tài sản, ta sẽ thấy giá trị tài sản tăng thêm có tính chắc chắn hay không. Phân tích kết cấu nguồn vốn Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá sự huy động vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh thông qua việc so sánh tổng số nguồn vốn giữa đầu năm và cuối năm. Qua đó các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các đối tượng quan tâm khác thấy được mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. Dựa vào số liệu của bảng cân đối kế toán ta đi lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn như sau: BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU NGUỒN VỐN Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn vốn 2006 Tỷ lệ trong mục 2007 Tỷ lệ trong mục Tăng Tỷ lệ tăng A-Nợ phải trả 68.035 89,88% 123.400 94,20% 55.365 81,38% I-Nợ ngắn hạn 63.120 92,78% 117.310 95,06% 54.190 85,85% 1.Vay và nợ ngắn hạn 18.923 29,98% 47.502 40,49% 28.579 151,03% 2.Phải trả cho người bán 20.291 32,15% 42.981 36,64% 22.690 111,82% 3.Người mua trả tiền trước 598 0,95% 760 0,65% 162 27,09% 4.Thuế và các khoản phải nộp NS 254 0,40% 48 0,04% -206 -81,10% 5.Phải trả người lao động 424 0,67% 952 0,81% 528 124,53% 6.Chi phí phải trả 177 0,28% 65 0,06% -112 -63,28% 7.Phải trả nội bộ 7.079 11,22% 8.333 7,10% 1.254 17,71% 8.Phải trả theo tiến độ KH HĐ xây dựng 0 0,00% 0 0,00% 0 9.Các khoản phải trả, phải nộp NH khác 15.373 24,36% 16.669 14,21% 1.296 8,43% 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 II-Nợ dài hạn 4.915 7,22% 6.090 4,94% 1.175 23,91% 1.Phải trả dài hạn người bán 0 0,00% 0 0,00% 0 2.Phải trả dài hạn nội bộ 0 0,00% 0 0,00% 0 3.Phải trả dài hạn khác 4.640 94,40% 5.737 94,20% 1.097 23,64% 4.Vay và nợ dài hạn 200 4,07% 255 4,19% 55 27,50% 5.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 0 0,00% 0 0,00% 0 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 75 1,53% 97 1,59% 22 29,33% 7. Dự phòng phải trả dài hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 B-Vốn chủ sở hữu 7.660 10,12% 7.597 5,80% -63 -0,82% I-Nguồn vốn, quĩ 7.410 96,74% 7.414 97,59% 4 0,05% 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 7.059 95,26% 7.031 94,83% -28 -0,40% Trong đó: - Vốn cổ phần 6.896 93,06% 6.896 93,01% 0 0,00% - Góp vốn liên doanh 164 2,21% 135 1,82% -29 -17,68% 2.Thặng dư vốn cổ phần 0 0,00% 0 0,00% 0 3. Vốn khác của chủ sở hữu 0 0,00% 0 0,00% 0 4.Cổ phiếu quĩ -454 -6,13% -574 -7,74% -120 26,43% 5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 8 0,11% 8 0,11% 0 0,00% 6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0,00% 0 0,00% 0 7.Quĩ đầu tư phát triển 674 9,10% 792 10,68% 118 17,51% 8.Quĩ dự phòng tài chính 104 1,40% 138 1,86% 34 32,69% 9.Quĩ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 0,00% 0 0,00% 0 10.Lợi nhuận chưa phân phối 18 0,24% 18 0,24% 0 0,00% 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 0 0,00% 0 0,00% 0 II-Nguồn kinh phí, quĩ khác 250 3,26% 184 2,42% -66 -26,40% 1.Quĩ khen thưởng,phúc lợi 178 71,20% 167 0,13% -11 -6,18% 2.Nguồn kinh phí 71 28,40% 16 0,01% -55 -77,46% 3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 0 0,00% 0 0,00% 0 Tổng cộng nguồn vốn 75.695 130.997 55.302 73,06% (Trích bảng cân đối kế toán) Đầu năm Cuối năm Hệ số nợ 0,899 0,942 Hệ số vốn chủ sở hữu 0,101 0,058 Năm 2007 công ty huy động thêm được 55.303 tỷ đồng nguồn vốn làm tăng tổng nguồn vốn lên 130.997 tỷ đồng. Khoản vốn đó lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giúp cho công ty có điều kiện sử dụng nó vào nhiều hoạt động kinh doanh, tăng tính linh hoạt của hoạt động của công ty. Tuy nhiên tổng lượng tài sản được hình thành gần như hoàn toàn từ các khoản phải trả (94,20%). Đó không phải một nguồn hình thành tài sản bền vững bởi nó là một khoản nợ mà doanh nghiệp sẽ phải trả cho các đối tác sau này. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 0,062 tỷ đồng mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn vốn của công ty nhưng nó làm giảm khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Chiếm 5,8% tổng nguồn vốn thay cho 10,12% trong năm trước. Nợ phải trả tăng đến 123,4 tỷ đồng gồm 95,06% là nợ ngắn hạn và 4,94% là nợ dài hạn. So với năm trước là 92,78% và 7,22%. Như vậy khoản nợ ngắn hạn tiếp tục là nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp trong năm 2007. Nó thể hiện uy tín của công ty đối với các doanh nghiệp khác và với ngân hàng khi họ sẵn sàng cho doanh nghiệp vay với một lượng tiền gấp 20 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động này để tăng uy tín và khả năng vay nợ trong những năm sau. Nợ ngắn hạn đã có một mức tăng 85,85% từ 63 tỷ đồng lên 117,3 tỷ đồng là một mức tăng đột biến trong năm. Nó bao gồm 47,502 tỷ đồng là các khoản vay và nợ ngắn hạn chiếm 40,49%; 42,981 tỷ đồng các khoản phải trả người bán chiếm 36,64%; các khoản phải trả phải nộp khác 16,669 tỷ đồng chiếm 14,21% nợ phải trả. Các khoản khác bao gồm khoản người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp ngân sách, phải trả người lao động, chi phí phải trả, phải trả nội bộ và phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng đóng góp không đáng kể trong tổng số nợ ngắn hạn của công ty. Sử dụng nợ ngắn hạn với tỷ lệ cao là xu hướng chung của các doanh nghiệp hiện nay. Việc huy động thêm nguồn vốn này với tỉ lệ cao đã khiến cho công ty có khả năng mở rộng hơn nữa thị trường và hình ảnh sản phẩm. Nợ dài hạn phải trả cũng có một mức tăng nhỏ 23,91% đóng góp 4,65% trong tổng nguồn vốn. Trong đó chiếm chủ yếu là các khoản phải trả dài hạn khác 5,737 tỷ đồng. Các khoản nợ dài hạn khác ít có thay đổi trong năm. Nói chung nợ dài hạn không được dùng làm kênh huy động chính của công ty do việc vay nợ chỉ dùng để mua hàng và có thể thu hồi lại sau vài ba tháng, việc sử dụng nợ dài hạn không đạt hiệu quả bằng nợ ngắn hạn. Sự tăng lên của tỷ lệ nợ phải trả đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu giảm mạnh từ 10,12% năm 2006 xuống 5,8% năm 2007 không chỉ bởi giá trị các khoản nợ phải trả tăng cao mà còn do giá trị của vốn chủ sở hữu giảm chủ yếu do công ty mua lại cổ phiếu. Như vậy hệ số vốn chủ sở hữu của công ty giảm xuống còn 0,058 tức là 1 tỷ đồng nguồn vốn chỉ có 58 triệu đồng là nguồn vốn tự có. Doanh nghiệp có khả năng sử dụng một nguồn vốn lớn hơn nhiều so với vốn tự có của mình. Đồng thời, công ty có thể sử dụng phần vốn đó vào tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên tỉ lệ nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu cũng thường được so sánh với con dao hai lưỡi. Nó có nghĩa là việc sử dụng tỉ lệ nợ cao vừa mang lại lợi ích to lớn cho người sở hữu nợ đồng thời cũng là nguy cơ cho chính người đấy. Đối với trường hợp công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên, tỉ lệ nợ lên đến 89,88%. Với lượng vốn lớn gấp 10 lần vốn chủ sở hữu ta thấy công ty có thể hoạt động mở rộng tốt hơn rất nhiều nhưng giả sử các chủ nợ đồng loạt thu hồi nợ do có thay đổi về thị trường tài chính. Hoặc có tin đồn không tốt về công ty thì lập tức, công ty mất một lượng tài chính lớn và tất yếu dẫn đến phá sản. Việc sử dụng nợ vay từ các đối tác uy tín như Ngân hàng nông nghiệp Thái Nguyên, các đối tác cung cấp hàng và nhân viên trong công ty sẽ là một tin tốt khẳng định phần nào tính ổn định của nguồn vốn này. Như vậy ta thấy Công ty đang sử dụng một nguồn vốn rất lớn, nhưng công ty cũng nên có chiến lược tăng giá trị vốn chủ sở hữu của mình để tăng tính tự chủ, chắc và uy tín. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006 - 2007 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2006 Năm 2007 1. Doanh thu BH&CCDV 1 179.525.406.731 240.827.581.219 2. Các khoản giảm trừ 3 664.511.780 1.688.277.714 - Chiết khấu 4 383.226.985 792.383.610 - Giảm giá hàng bán 5 0 8.757.272 - Giá trị hàng bán bị trả lại 6 281.284.795 887.136.832 3. Doanh thu thuần về BH&CCDV 10 178.860.894.951 239.139.303.505 4. Giá vốn hàng bán 11 169.159.796.322 224.181.571.523 5. Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 20 9.701.098.629 14.957.731.982 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 9.592.409.417 10.692.943.314 7. Chi phí hoạt động tài chính 22 6.459.120.107 8.428.791.611 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 6.459.120.107 8.428.791.611 8. Chi phí bán hàng 24 6.814.134.589 7.606.917.837 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 5.396.983.237 8.861.175.608 10. Lợi nhuận thuần từ HDKD 30 623.270.113 753.790.240 11. Thu nhập khác 31 284.354.874 185.004.981 12. Chi phí khác 32 9.090.909 0 13. Lợi nhuận khác 40 275.263.965 185.004.981 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 898.534.078 938.795.221 15. Chi phí thuế TNDN 51 125.794.771 131.431.331 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 0 0 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 772.739.307 807.363.890 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 0 0 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Đầu năm Cuối năm Tỷ lệ doanh thu trên tổng nguồn vốn 2,371706342 1,838413855 Năm 2007 công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên có doanh thu bán hàng là 241 tỷ đồng, tăng 61 tỷ đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng là 34%. Như vậy việc công ty tăng nguồn cung cấp vốn thể hiện hiệu quả ngay trong năm. Tuy nhiên xét về tỷ lệ doanh thu trên tổng nguồn vốn thì năm 2007 lại thấp hơn năm 2006. Có thể hiểu là nguồn vốn tăng thêm được đầu tư một cách dài hạn hơn. 10 tỷ đồng tài sản cố định đầu tư trong năm nay sẽ thể hiện hiệu quả cao hơn trong nhiều năm tiếp theo. BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2007 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2.006  Tỷ lệ trong doanh thu 2.007   Tỷ lệ trong doanh thu Tăng Tỷ lệ 1. Doanh thu BH&CCDV 179.525 240.828 61.302 34% 2. Các khoản giảm trừ 665 0,37% 1.688 0,70% 1.024 154% - Chiết khấu 383 0,21% 792 0,33% 409 107% - Giảm giá hàng bán 0 0,00% 9 0,00% 9 - Giá trị hàng bán bị trả lại 281 0,16% 887 0,37% 606 215% 3. DT thuần về BH&CCDV 178.861 99,63% 239.139 99,30% 60.278 34% 4. Giá vốn hàng bán 169.160 94,23% 224.182 93,09% 55.022 33% 5. Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 9.701 5,40% 14.958 6,21% 5.257 54% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 9.592 5,34% 10.693 4,44% 1.101 11% 7. Chi phí hoạt động tài chính 6.459 3,60% 8.429 3,50% 1.970 30% - Trong đó: Chi phí lãi vay 6.459 3,60% 8.429 3,50% 1.970 30% 8. Chi phí bán hàng 6.814 3,80% 7.607 3,16% 793 12% 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.397 3,01% 8.861 3,68% 3.464 64% 10. Lợi nhuận thuần từ HĐ KD 623 0,35% 754 0,31% 131 21% 11. Thu nhập khác 284 0,16% 185 0,08% -99 -35% 12. Chi phí khác 9 0,01% 0 0,00% -9 -100% 13. Lợi nhuận khác ( 40=31-32) 275 0,15% 185 0,08% -90 -33% 14. Tổng lợi nhuận KT trước thuế 899 0,50% 939 0,39% 40 4% 15. Chi phí thuế TNDN 126 0,07% 131 0,05% 6 4% 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0,00% 0 0,00%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên.doc
Tài liệu liên quan