Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thủy sản Mekong

So với 2008, chu kỳ vốn lưu động năm 2009 tăng lên một ngày. Kết quả này có được chủ yếu là do gia tăng thời gian thu tiền bán hàng lên bốn ngày, số ngày tồn kho tăng lên một ngày, đồng thời gian chiếm dụng vốn của công ty cũng tăng lên bốn ngày nên làm cho chu kỳ vốn lưu động tăng lên một ngày. Thời gian thu tiền bán hàng tăng lên bốn ngày, sở dĩ như vậy là do thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là EU .Đồng thời công ty cũng mới gia nhập thị trường quốc tế nên việc DN muốn mở rộng thị trường là không tránh khỏi. Do đó, doanh nghiệp chấp nhận bán chịu để thu được lợi nhuận nhiều hơn trong tương lai. Thời gian dự trữ tồn kho tăng lên một ngày là do doanh nghiệp nhận định thị trường nước ngoài đang ưa chuộng thủy sản của Việt Nam, đồng thời giá cả thủy sản Việt Nam tương đối rẻ hơn so với các nước xuất khẩu thủy sản khác. Ngoài ra, Chính Phủ Việt Nam đang có những chính sách khuyến khích, ưu đãi cho ngành. Do đó, doanh nghiệp tận dụng sản xuất nhiều hơn để tung sản phẩm kịp thời ra thị trường, chấp nhận tồn kho tăng để gia tăng doanh thu trong tương lai. Bằng chứng doanh thu thuần trong hai năm tăng liên tục. Rõ ràng đây là một chính sách phù hợp với tình hình kinh tế, doanh nghiệp đã tận dụng khá tốt những ưu thế sẵn có. Số ngày trả tiền tăng lên bốn ngày là do nhà cung cấp chủ yếu của doanh nghiệp là các hộ nông dân có quá trình gắn bó mật thiết với công ty. Do đó, công ty dễ dàng thương lượng với họ. doanh nghiệp một lần nữa lại tận dụng tốt những ưu thế trong ngành.

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7062 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thủy sản Mekong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hưởng của doanh thu. Điều đó, có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng chi phí không hiệu quả. chi phí bán hàng tăng nhẹ. Sở dĩ như vậy là do Sản phẩm của công ty chịu sự ảnh hưởng lớn từ những thủ tục nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm ứng với mỗi thị trường khác nhau: các nước nhập khẩu thủy sản đặc biệt là EU thường xuyên thay đổi về quy cách sản phẩm, kiểm tra chất lượng kháng sinh, hóa chất khắt khe. Do đó, chi phí cho việc bảo quản sản phẩm tăng lên. Việc lựa chọn thời điểm bán hàng cũng ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của công ty, bởi nó, còn tùy thuộc vào tỷ giá, công ty luôn lựa chọn thời điểm phù hợp nhất để tung sản phẩm ra thị trường. Do đó, phải mất một khoảng chi phí cho khoảng thời gian này. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2008 so với năm 2007 tăng khoảng 2,3 tỷ đồng (39,91%) giảm xuống gần 1,7 tỷ đồng (20,68%) năm 2009 so với 2008. Tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thuần. Kết quả này thể hiện qua chỉ tiêu chi phí quản lý trên 100 đồng doanh thu tăng lên liên tục (nhưng không đáng kể). Tuy chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng nhưng không đáng kể lắm. Do đó, không ảnh hưởng lắm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Việc tăng chi phí quản lý doanh nghiệp chủ yếu là do ảnh hưởng của doanh thu thuần, còn ảnh hưởng của hiệu quả thì tương đối thấp. Điều đó, có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng chi phí hiệu quả. Còn ảnh hưởng của doanh thu thuần đến chi phí quản lý doanh nghiệp ta vẫn có thể chấp nhận được. Bởi lẽ, khi công ty tăng quy mô tiêu thụ sản phẩm thì các chi phí liên quan đến quản lý doanh nghiệp vẫn có thể tăng lên. Nhìn chung, dù chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhưng không ảnh hưởng lắm đến hoạt động kinh doanh. Do đó, kết quả trên là vẫn có thể chấp nhận được. Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính năm 2008 so với 2007 tăng khoảng 12 tỷ đồng (94,19%). Năm 2009 so với năm 2008 tăng khoảng 11,2 tỷ đồng (45,13%). Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính có xu hướng tăng giảm dần. Mặt khác, tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính trên doanh thu thuần năm 2008/2007 là 2,55%. Năm 2009/2008 tăng 1,55%. Dù tỷ suất Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính/ doanh thu thuần tăng (là điều đáng mừng) nhưng lại có xu hướng giảm dần (trong tương lai, nếu công ty không có chính sách phù hợp thì có nguy cơ thua lỗ). Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính tăng chủ yếu là do ảnh hưởng của hiệu quả. Điều đó có nghĩa DN đã sử dụng cơ cấu chi phí trên doanh thu thuần một cách có hiệu quả. Trong khi đó ảnh hưởng của doanh thu thuần lại thấp hơn. Dù quy mô tiêu thụ sản phẩm tăng nhưng đóng góp không đáng kể vào Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính. Tình hình kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa tốt, chưa sử dụng tối ưu. Đáng lẽ ra, doanh thu thuần đạt được phải nhiều hơn nữa. Nếu có chiến lược kinh doanh tốt hơn thì Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính còn tăng nữa. Việc tăng Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính do ảnh hưởng của hiệu quả là điều tốt, cần tiếp tục phát huy. Nhưng còn tốt hơn nếu việc tăng Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính là do ảnh hưởng của doanh thu thuần. Doanh thu hoạt động tài chính tăng liên tục qua các năm, và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2008. Nguyên nhân tăng chủ yếu do: + Trong năm công ty đã đầu tư vào các cổ phiếu lớn như FPT, Vinamilk, TTP, thủy sản Bến Tre… và các cổ phiếu chưa niêm yết (Eximbank, Vietcombank…) và lãi gần 3 tỷ đồng + AAM không sử dụng vốn vay ngân hàng, mà còn dư vài chục tỷ đồng gửi ngân hàng nên được hưởng lãi từ tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn gần 8 tỷ và không phải chịu chi phí lãi vay tăng thêm khi lãi suất cơ bản tăng . Bên cạnh đó lãi cho vay 3.5 tỷ, cũng góp phần không nhỏ vào sự gia tăng của doanh thu hoạt động tài chính. + Vì AAM là một công ty hoạt động chủ yếu là xuất khẩu thủy sản nên khi tỷ giá tăng thì AAM cũng được hưởng lợi, và khoản lãi từ chênh lệch tỷ giá này đã đem lại hơn 10 tỷ đồng, chiếm 41.1% tổng Doanh thu hoạt động tài chính. Đây là khoản chiếm tỷ lệ lớn nhất trong Doanh thu hoạt động tài chính của AAM AAM là công ty rất đa dạng trong các hoạt động tài chính. Đây sẽ là nguồn lợi bổ sung cho lợi nhuận của doanh nghiệp, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao do không phải là hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Doanh thu hoạt động tài chính 2009 ngoài những khoản trên còn do 2009 AAM kinh doanh ngoại hối và được lãi gần 4 tỷ, chiếm khoảng 6.07% doanh thu hoạt động tài chính. Bên cạnh đó AAM có một khoảng doanh thu lớn từ hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, chiếm 64.4% tổng doanh thu hoạt động tài chính Lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2008 âm và mức âm rất lớn, hơn 2.3 tỷ. Và mức âm này do doanh thu hoạt động tài chính không đủ bù đắp chi phí tài chính trong năm. Mức chi phí tài chính gần gấp đôi doanh thu hoạt động tài chính và cao nhất trong cả ba năm (tăng 1772% so với 2007 và giảm 19% so với 2009). Chi phí tài chính cao như vậy chủ yếu do công ty phải trích một khoản dự phòng rất lớn, chiếm 97% chi phí tài chính. Như chúng ta đã biết, chi phí tài chính dù giảm 19% so với 2008. Mặc dù 2009 công ty đã hoàn nhập dự phòng lớn nhưng vì danh mục đầu tư chứng khoán của công ty quá nhiều lĩnh vực nên trong năm nó vẫn bị lỗ từ việc bán chứng khoán, chiếm 83.5% tổng chi phí tài chính. Chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong chi phí tài chính Lợi nhuận khác: năm 2007 lớn nhất và giảm dần ở những năm sau, tuy nhiên với kết quả dương của các năm góp phần làm EBIT của doanh nghiệp tăng lên. Lợi nhuận khác có được là do thu từ hỗ trợ hàng xuất khẩu, thu khác, ngoài ra trong 2008 có thu thêm tiền bồi thường từ quy hoạch, thu tiền nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. Năm 2007 co thêm tiền bồi thường từ hoàn nhập dự phòng. Xét những yếu tố cấu thành EBIT: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính đóng góp nhiều hơn vào EBIT. Lợi nhuận hoạt động chính năm 2008 tăng so với 2007 94.19%, tương đương 12.073 tỷ, năm 2009 tăng so với 2008 45.13%, tương đương 11.233 tỷ. Từ đó, cho thấy sự gia tăng của EBIT 2008 chủ yếu nhờ vào Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính, và một tỉ lệ rất ít từ lợi nhuận khác. Nếu không có sự giảm của hoạt động tài chính thì EBIT còn tăng nhiều hơn nữa. còn EBIT 2009 tăng chủ yếu do Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính, lợi nhuận khác chiếm rất ít. Do chi phí lãi vay không đáng kể nên EBIT và EBT không chênh lệch nhiều. EBT 2009 so với 2008 tăng 1844%. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cùng với sự tăng của EBT thì thuế cũng gia tăng và gia tăng đột biến so với năm 2008, tăng hơn 10 lần (số tuyệt đối). Tuy nhiên xét tương đối thì tỷ lệ tăng của thuế lại thấp hơn tỉ lệ tăng của EBT. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2009 doanh nghiệp đã được một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp được hoãn lại không phải nộp phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ và các khoản chênh lệch phải chịu thuế, do đó gánh nặng nộp thuế của công ty năm 2009 ít hơn năm 2008. Xét tỉ lệ T/EBT 2009 = 16%, tức cứ 100đ EBT doanh nghiệp phải dành 16đ nộp thuế. Vì thuế suất của hai năm là như nhau nhưng tỉ lệ thuế T khác nhau là do thu nhập chịu thuế khác nhau. EAT 2009 tăng 2082% so với 2008 góp phần lấy lại niềm tin cho chủ sở hữu vào hoạt động kinh doanh. Nếu xét trên 100đ doanh thu thì: Tỉ suất LNST/DT 2009 tăng 10,73% so với 2008 nguyên nhân do: @ Gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính tạo nhiều lợi nhuận hơn trên 100đ doanh thu, tức ROS tăng 1.55% @ Gia tăng hiệu quả hoạt động tài chính không kể lãi vay nên lợi nhuận trên 100đ doanh thu tăng 11.61%, tức ROS tăng tương ứng 11.61% @ Lợi nhuận khác giảm so với năm 2008 nên ROS cũng giảm tương ứng 0.42% @ Dù quy mô hoạt động tăng lên nhưng chi phí lãi vay tiếp tục giảm có thể do doanh nghiệp vay ít hơn hoặc tìm được nguồn chi phí rẻ hơn. Chi phí không đáng kể nên không ảnh hưởng nhiều đến ROS @ Gia tăng nghĩa vụ thuế nên làm ROS giảm 2.01% II/ PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN: 1/ Phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn: a/ Năm 2008: Theo bảng số liệu (đính kèm) thì trong năm doanh nghiệp đã sử dụng vốn với tổng giá trị: 56,327 triệu đồng, trong đó doanh nghiệp tập trung vốn để gia tăng tài sản và đồng thời cũng giảm bớt nợ và vốn chủ sở hữu. Cụ thể, tăng tài sản 36,913 triệu đồng chiếm 65.53%, ngoài ra doanh nghiệp dùng vốn giảm bớt nợ và giảm bớt vốn chủ sở hữu là 19,414 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34.47%. Năm 2008 doanh nghiệp đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu sau: Gia tăng khoản phải thu khách hàng 8,411 triệu đồng chiếm 14.93% tổng vốn sử dụng vốn trong kỳ, dự trữ thêm hàng tồn kho 10,089 triệu chiếm 17.91%, gia tăng tài sản ngắn hạn khác 7,704 triệu chiếm 13.68%, gia tăng tài sản cố định 8,668 triệu chiếm 15.39%, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng thêm 1,896 triệu (3.37%), tài sản dài hạn khác tăng 145 triệu (0.26%); trả bớt các khoản phải trả 5,155 triệu chiếm 9.15%, phân phối lợi nhuận 13,890 triệu chiếm 24.66%... Để tài trợ cho các mục đích sử dụng vốn trên doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn vốn sau: giảm tiền và các khoản tương đương tiền 43,785 triệu đã tài trợ được 77.73%, thu hồi các khoản phải thu khác 3,311 triệu (5.88%) và thu hồi các khoản đầu tư tài chính dài hạn 265 triệu (0.47%); chiếm dụng thêm của người bán 5,243 triệu đã tài trợ được 9.31%, vay thêm nợ dài hạn 218 triệu (0.39%), tăng thêm nguồn vốn kinh doanh 3,505 triệu (6.23%). Như vậy, trong năm 2008 doanh nghiệp đã sử dụng vốn để mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất và tăng mức dự trữ hàng tồn kho, gia tăng các khoản phải thu khách hàng, phân phối lợi nhuận trong năm. Để tài trợ cho việc đầu tư mở rộng doanh nghiệp đã sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền là chủ yếu chiếm 77.73% tổng nguồn vốn, doanh nghiệp đã giảm một khoản tiền rất lớn để trang trải các nhu cầu của doanh nghiệp trong kỳ, tuy nhiên nó sẽ làm cho khoản tiền dự trữ kỳ tới ít đi và như vậy sẽ gây ra rủi ro thanh toán cho doanh nghiệp; bên cạnh đó doanh nghiệp cũng đã thu hồi về các khoản đã đầu tư và các khoản phải thu khách hàng. Trong năm doanh nghiệp không tăng thêm vốn góp trực tiếp của chủ sở hữu, vì vậy vốn đầu tư của chủ sở hữu và quỹ đầu tư phát triển tăng la do doanh nghiệp dành phần lợi nhuận sau thuế để lại mở rộng đầu tư, nguồn vốn này chiếm 6.23% tổng nguồn vốn huy động trong năm. Đây là biểu hiện tốt, một mặt làm gia tăng tính ổn đinh cơ cấu nguồn vốn, mặt khác nó làm tăng phần đảm bảo tài chính của chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đồng thời làm tăng giá trị công ty. Trong năm 2008, doanh nghiệp cũng tăng nợ vay dài hạn, chiếm dụng thêm vốn của người bán, điều này cho thấy doanh nghiệp đã thành công trong đàm phán với người bán, tạo được uy tín đối với khách hàng và tất cả các khoản đó đều trong hạn phải trả nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn có thể trả được số nợ này. b/ Năm 2009: Trong năm doanh nghiệp sử dụng vốn với tổng giá trị 121,944 triệu đồng. Trong đó doanh nghiệp tập trung toàn bộ vốn để gia tăng tài sản. Cụ thể các mục đích sử dụng vốn như sau: Trong năm 2009, doanh nghiệp sử dụng 65,919 triệu đồng để gia tăng tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 54.06%. Tăng các khoản phải thu khách hàng là 17,454 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14.31%. Gia tăng tài sản ngắn hạn khác 10,779 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8.84%. Gia tăng đầu tư tài sản cố định 24,027 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19.07%. Như vậy chúng ta thấy trong năm doanh nghiệp đã sử dụng một phần khá lớn để gia tăng tiền và các khoản tương đương tiền, mà trong đó chủ yếu là tiền gửi ngân hàng và tiền gửi có kỳ hạn không quá 3 tháng, khoản tiền mặt rất ít. Bởi vì trong năm doanh nghiệp xuất khẩu tốt thu về một khoản tiền lớn, đồng thời tính chất hoạt động của ngành thủy sản là theo mùa vụ và các mặt hàng của doanh nghiệp rất đa dạng, có mùa vụ đan xen nhau và có thời gian sản xuất được xác định riêng cho từng thời kỳ, cho từng sản phẩm riêng nên doanh nghiệp cần một khoản tiền sẵn có để chủ động trong hoạt động sản xuất. Trong năm này doanh nghiệp cũng sử dụng vốn để gia tăng đầu tư tài sản cố định. Với việc đầu tư và đưa vào khai thác kho lạnh 2500 tấn và 2 máy làm đông nhanh, công suất 600kg/h/máy. Việc tăng cường cơ sở vật chất này giúp công ty nâng công suất chế biến từ 80 tấn nguyên liệu/ngày lên 120 tấn/ngày. Việc đầu tư tài sản cố định tuy giúp doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh nhưng nếu không đảm bảo khai thác tốt và hiệu quả và hiệu quả thì sẽ tìm ẩn rủi ro kinh doanh lãng phí vốn. Doanh nghiệp cũng đã hoàn nhập một khoản lớn dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. (Giải thích tương tự báo cáo kết quả kinh doanh). Để tài trợ cho các mục đích sử dụng vốn, doanh nghiệp đã tạo vốn bằng cách: giảm tài sản trị giá 58,666 triệu đồng và đã tài trợ được 48.11% cho các mục đích sử dụng vốn, phần còn lại 51.89% sử dụng vốn được tài trợ bằng việc gia tăng nợ và vốn chủ sở hữu. Cụ thể những nguồn vốn được tạo ra để tài trợ cho sử dụng vốn trong năm như sau: Thu hồi các khoản phải thu khác đã tài trợ được 27.51% cho việc sử dụng vốn. Trong đó bao gồm: phải thu các đại lý cá chiếm tỷ trọng nhiều nhất, tạm ứng cho cổ đông. Thu hồi các khoản đầu tư dài hạn (chủ yếu chứng khoán dài hạn) đã tài trợ được 20,384 triệu đồng tương ứng 16.72%. Gia tăng chiếm dụng vốn người bán tài trợ được 5.13%, do doanh nghiệp đã thành công trong đàm phán và được nhà cung cấp bán chịu với thời hạn dài hơn, vì vậy sự gia tăng các khoản phải trả ngắn hạn đều được đánh giá tốt vì các khoản này đều còn trong thời hạn thanh toán. Trong năm công ty không tăng vốn góp trực tiếp của chủ sở hữu, mà vốn đầu tư chủ sở hữu và quỹ đầu tư phát triển là do công ty dành phần lợi nhuận sau thuế để lại để mở rộng đầu tư, nguồn vốn này chiếm 14.31% tổng nguồn vốn huy động trong năm. Đây là biểu hiện tốt, một mặt gia tăng tính ổn định trong cơ cấu nguồn vốn, mặt khác nó làm tăng phần đảm bảo tài chính của chủ sở huuwxtrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tăng giá trị công ty. 2/ Phân tích biến động vốn lưu động và nguồn tài trợ vốn lưu động: (Với bảng số liệu đính kèm) Từ bảng trên ta thấy, vốn lưu động của công ty qua các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 218.801 triệu đồng; 197.821triệu đồng; 238.618 triệu đồng. Vốn lưu động năm 2008 có xu hướng giảm so với năm 2007, nhưng lại tăng mạnh trong năm 2009. Như ta đã biết, các nhân tố hình thành nên vốn lưu động chính là Tài sản ngắn hạn và Các khoản phải trả ngắn hạn, trong năm 2008, với sự sụt giảm của Tài sản ngắn hạn (giảm 20.809 triệu đồng), sự gia tăng của Các khoản phải trả ngắn hạn (tăng 89 triệu so với năm 2007) nên vốn lưu động Công ty năm 2008 giảm xuống 20.980 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2009, tình hình vốn lưu động của Công ty đã tăng vọt so với năm 2008, lý do là Tài sản ngắn hạn tăng mạnh (tăng 63.039 triệu so với 2008, gia tăng đầu tư tài sản cố định với việc đầu tư và đưa vào khai thác kho lạnh 2500 tấn và 2 máy làm đông nhanh, công suất 600kg/h/máy), Các khoản phải trả ngắn hạn mặc dù có tăng nhưng sự gia tăng của nó không nhanh bằng Tài sản ngắn hạn (tăng 22.242 triệu so với 2008). Điều này làm cho vốn lưu động của công ty tăng thêm 40.797 triệu so với năm 2008 Để có cái nhìn đúng đắn về tình hình tài chính của công ty thì chúng ta phải đi sâu vào phân tích xem nguyên nhân nào đã dẫn đến sự gia tăng hay sụt giảm của vốn lưu động. M Năm 2008, vốn lưu động giảm chủ yếu là do tài sản ngắn hạn giảm. Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền giảm 20.891 triệu đồng. M Năm 2009, vốn lưu động tăng mạnh do Tài sản ngắn hạn tăng quá mạnh, vượt xa sự gia tăng của các khoản phải trả ngắn hạn. Các nguyên nhân chính tác động: Tiền và các khoảng tương đương tiền tăng mạnh, trong năm đã tăng 63.039 triệu. Hàng tồn kho năm 2009 tăng, tăng 2.437 triệu đồng Các khoản phải thu khách hàng năm 2009 có sự gia tăng rất đáng kể, tăng 17.454 triệu đồng. Có thể là do công ty đã thực hiện mở rộng chính sách bán chịu cho người mua. Tuy nhiên, nếu việc tăng các khoản phải thu khách hàng là do công ty đã để cho người mua trì hoãn việc trả nợ thì công ty không quản lý tốt các khoản nợ và từ đó làm phát sinh thêm chi phí quản lý nợ cho công ty. Phải trả người bán năm 2009 tăng 6.252 triệu đồng Trong ba năm 2007, 2008 và 2009, ta thấy vốn lưu động ròng đều dương nghĩa là nguồn vốn dài hạn không chỉ đủ tài trợ cho các tài sản lưu động mà còn thừa để tài trợ vào tài sản ngắn hạn, có thể nói công ty không lấy nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn hay nói cách khác, toàn bộ tài sản dài hạn của công ty được tài trợ bằng các nguồn vốn ổn định. Tỷ lệ vốn lưu động ròng / vốn lưu động năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 98%, 98%, 96%. Mặc dù tỷ lệ này có sự thay đổi – năm 2009 thấp hơn 2007 và 2008 là 2% nhưng đều có chung một xu hướng là quá cao. Cứ 100đ vốn lưu động thì được tài trợ bởi 98đ vốn lưu động ròng năm 2007 và 2008, 96đ vốn lưu động ròng năm 2009. Qua số liệu trên ta có thể thấy, công ty đã sử dụng cơ cấu vốn quá an toàn và cẩn trọng, hầu hết nhu cầu vốn lưu động đều được tài trợ từ Nguốn vốn dài hạn. Cơ cấu vốn này có ưu điểm là rất ổn định nhưng đem lại một tiêu cực là làm cho chi phí sử dụng vốn, đồng thời dễ dẫn đến việc kém linh hoạt trong sử dụng vốn.. 3/ Phân tích chu kỳ vốn lưu động: So với 2008, chu kỳ vốn lưu động năm 2009 tăng lên một ngày. Kết quả này có được chủ yếu là do gia tăng thời gian thu tiền bán hàng lên bốn ngày, số ngày tồn kho tăng lên một ngày, đồng thời gian chiếm dụng vốn của công ty cũng tăng lên bốn ngày nên làm cho chu kỳ vốn lưu động tăng lên một ngày. Thời gian thu tiền bán hàng tăng lên bốn ngày, sở dĩ như vậy là do thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là EU…..Đồng thời công ty cũng mới gia nhập thị trường quốc tế nên việc DN muốn mở rộng thị trường là không tránh khỏi. Do đó, doanh nghiệp chấp nhận bán chịu để thu được lợi nhuận nhiều hơn trong tương lai. Thời gian dự trữ tồn kho tăng lên một ngày là do doanh nghiệp nhận định thị trường nước ngoài đang ưa chuộng thủy sản của Việt Nam, đồng thời giá cả thủy sản Việt Nam tương đối rẻ hơn so với các nước xuất khẩu thủy sản khác. Ngoài ra, Chính Phủ Việt Nam đang có những chính sách khuyến khích, ưu đãi cho ngành. Do đó, doanh nghiệp tận dụng sản xuất nhiều hơn để tung sản phẩm kịp thời ra thị trường, chấp nhận tồn kho tăng để gia tăng doanh thu trong tương lai. Bằng chứng doanh thu thuần trong hai năm tăng liên tục. Rõ ràng đây là một chính sách phù hợp với tình hình kinh tế, doanh nghiệp đã tận dụng khá tốt những ưu thế sẵn có. Số ngày trả tiền tăng lên bốn ngày là do nhà cung cấp chủ yếu của doanh nghiệp là các hộ nông dân có quá trình gắn bó mật thiết với công ty. Do đó, công ty dễ dàng thương lượng với họ. doanh nghiệp một lần nữa lại tận dụng tốt những ưu thế trong ngành. Phân tích tác động thời gian luân chuyển vốn lưu động đến nhu cầu vốn lưu động: Mức gia tăng vốn lưu động do thay đổi chu kì vốn lưu động là : 1868.16 tỷ đồng. Năm 2008 chu kỳ vốn lưu động là 76 ngày, năm 2009 chu kỳ vốn lưu động là 77 ngày, gia tăng 1 ngày. Chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2009 chậm hơn 2008, làm giảm khả năng sinh lời và thanh toán của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp phải chịu một mức gia tăng vốn lưu động là khoảng 1868.16 tỷ đồng. Mức gia tăng vốn lưu động là do ảnh hưởng của: F Số ngày tồn kho tăng lên 1 ngày, tốc độ luân chuyển tồn kho 2009 chậm hơn 2008 tạo ra một mức gia tăng vốn lưu động là 1,074 tỷ đồng. doanh nghiệp cần có những biện pháp tích cực đẩy mạnh tồn kho để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn cho công ty. F Số ngày thu tiền bán hàng tăng lên 4 ngày. Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều hơn, với mức bị chiếm dụng vốn là 4688.47 tỷ đồng.Vốn bị ứ đọng nhiều trong khâu thanh toán. F Số ngày trả tiền tăng lên 4 ngày. Doanh nghiệp đã thanh toán chậm tiền hàng cho nhà cung cấp. Mức tiết kiệm vốn lưu động do ảnh hưởng của số ngày trả tiền là khoảng 3894.41 tỷ đồng. Từ những gì đã phân tích ta thấy chu kỳ vốn lưu động năm 2009 gia tăng hơn so với 2008 chủ yếu là do Tốc độ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm, điều này không hẳn đã xấu, bởi lẽ doanh nghiệp đang có chiến lược phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường nên chấp nhận một sự gia tăng vốn lưu động để gia doang thu trong tương lai. Tuy nhiên Doanh nghiệp đã chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Đây không phải do doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả mà do doanh nghiệp đã thành công trong việc thương lượng với nhà cung cấp. Doanh nghiệp đã tận dụng những ưu thế sẵn có khá tốt. Nhưng doanh nghiệp cũng phải cố gắng phát huy hơn năng lực sản xuất và đồng thời phải có chính sách bán hàng tốt để có thể thu tiền sớm, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. III/ PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CỦA CÔNG TY: a/ Năm 2008: Tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động là 45 tỷ nhưng do trong năm nhu cầu vốn lưu động tăng 28.8 tỷ nên NCF hoạt động kinh doanh của năm là 16.3 tỷ là cơ sở chia lãi cho chủ sở hữu, trả nợ vay và mở rộng đầu tư. Cụ thể doanh nghiệp sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau: Chia lãi cho chủ sở hữu: 8 tỷ Trả bớt nợ vay: 16 tỷ Mua tài sản cố định: 14 tỷ Tổng cộng: 38 tỷ Cân đối thiếu: 21.7 tỷ Tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh doanh nghiệp dùng để chia lãi và trả một phần nợ vay (8.4 tỷ). Ngoài ra trong năm doanh nghiệp có mở rộng đầu tư sản xuất mua sắm tài sản cố định (Với việc đầu tư và đưa vào khai thác kho lạnh 2500 tấn và 2 máy làm đông nhanh, công suất 600kg/h/máy )nhưng lại không có dòng tiền do thanh lý tài sản cố định nên cần nguồn tiền bù đắp. Xét lưu chuyển tiền tệ hoạt động đầu tư: NCF hoạt động đầu tư (liên quan đầu tư tài chính): -45 tỷ NCF hoạt động đầu tư (liên quan tài sản cố định): -14 tỷ Điều này chứng tỏ doanh nghiệp vừa mở rộng đầu tư tài chính vừa mở rộng đầu tư tài sản cố định và cần tổng nguồn tiền cho hoạt động đầu tư là 52.8 tỷ. Và doanh nghiệp đã dùng các nguồn tiền sau để bù đắp: Vay dài hạn: 16 tỷ ( trong đó trả nợ vay 7.6 tỷ, phần còn lại chi hoạt động đầu tư 8.4 tỷ) Tiền đầu kỳ: 44.4 tỷ Căn cứ theo bảng cân đối kế toán, lượng tiền tồn đầu kỳ của công ty là tương đối lớn nên công ty có thể sử dụng tiền này để chi mở rộng đầu tư tài chính và mở rộng đầu tư tài sản cố định. Việc mở rộng đầu tư tài chính sẽ góp phần tăng thêm thu nhập cho doanh nghiệp và tránh tồn đọng số dư tiền mặt quá lớn không sinh lời nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao do không phải là hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Bên cạnh đó, việc sử dụng nợ vay để mua sắm tài sản cố định tức là đã tìm đến nguồn tài trợ bên ngoài, tuy có chi phí sử dụng vốn thấp nhưng lại dẫn đến rủi ro thanh toán ít nhiều cho doanh nghiệp, nhất là nếu như năm 2009 doanh nghiệp kinh doanh khó khăn và không trả được nợ. Nguyên nhân EAT khác NCF hoạt động kinh doanh? Lưu chuyển tiền tệ hoạt động kinh doanh là 16.3 tỷ, trong khi đó EAT 2.4 tỷ. Nếu so sánh Lưu chuyển tiền tệ hoạt động kinh doanh lớn hơn EAT 13.9 tỷ, do đó ta thấy Lưu chuyển tiền tệ hoạt động kinh doanh đã tạo ra một cách biệt khá lớn so với EAT, doanh nghiệp có thể chia hết toàn bộ lợi nhuận cho chủ sở hữu bằng NCF hoạt động kinh doanh. Từ đây ta có thể thấy khả năng chia lãi cho chủ sở hữu của doanh nghiệp rất tốt. Xét tỷ lệ Lưu chuyển tiền tệ hoạt động kinh doanh/EAT= 6.8, tức một đồng lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra cho chủ sở hữu được đảm bảo phân chia bằng 6.8đ tiền từ hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân tạo ra sự cách biệt nàylà: Nguyên nhân NCF hoạt động kinh doanh>EAT NCF hoạt động kinh doanh<EAT Khấu hao 3 tỷ (số tiền khấu hao tính vào chi phí làm lợi nhuận giảm nhưng không chi tiền ra nên NCF hoạt động kinh doanh>EAT) Trích lập dự phòng 47 tỷ (chi phí tăng, EAT giảm nhưng NCF hoạt động kinh doanh không đổi NCF hoạt động kinh doanh>EAT) Lãi từ hoạt động đầu tư 7.3 tỷ (lợi nhuận tăng nhưng không liên quan đến hoạt động kinh doanh nên NCF hoạt động kinh doanh<EAT) Nhu cầu vốn lưu động tăng 28.8 tỷ (NCF hoạt động kinh doanhgiảm nhưng EAT không đổi nên NCF hoạt động kinh doanh<EAT) Cộng 50 tỷ 36.1 tỷ Bù trừ 13.9 tỷ Phân tích khả năng trả nợ vay bằng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh: doanh nghiệp không có các khoản nợ dài hạn đến hạn đầu kỳ và vay ngắn hạn trong năm 2008 b/ Năm 2009: Tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động là 10,2 tỷ nhưng do trong năm nhu cầu vốn lưu động giảm 22.7 tỷ nên Lưu chuyển tiền tệ hoạt động kinh doanh của năm là 33 tỷ là cơ sở chia lãi cho chủ sở hữu, trả nợ vay và mở rộng đầu tư. Cụ thể doanh nghiệp sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau: Chia lãi cho chủ sở hữu: 17,8 tỷ Trả bớt nợ vay: 27.4 tỷ Mua tài sản cố định: 24.4 tỷ Tổng cộng: 69.6 tỷ Cân đối thiếu: 36.6 tỷ Nguồn vốn bù đắp: Vay nhận được: 35.1 tỷ Thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác: 67.5 tỷ Thu từ thanh lý tài sản cố định: 0.21 tỷ Từ cơ cấu nguồn bù đắp thiếu chủ yếu là do thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (nguồn vốn từ nội lực) và vay dài hạn nhận được (nguồn vốn bên ngoài), chứng tỏ doanh nghiệp kết hợp cả nguồn lực bên trong và bên ngoài. Để trả bớt nợ vay, doanh nghiệp đã dùng tiền từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư nên giảm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbi np thy.doc
  • xls-+ëH23A9_Nh+-ªm 4_AAM.xls
Tài liệu liên quan