Đề tài Phân tích tình hình về hoạt động quản lý thu chi ngân sách Nhà nước

Sau khi nhận được thông báo số kiểm tra và các văn bản do Bộ Tài chính gửi về, thì phòng tài chính kế toán cụ thể hoá các văn bản trình tổng cục giao cụ thể tổng mức thu, tổng mức chi dự kiến của từng đơn vị cấp dưới trong năm kế hoạch.

Sau đó phòng tài chính kế toán Tổng cục sẽ triệu tập tất cả các trưởng phòng tài chính ở các đơn vị dự toán cấp II, III để thảo luận và tập huấn về công tác lập dự toán ngân sách năm. Dựa vào sổ kiểm tra Tổng cục giao và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục kết hợp với tình hình cụ thể ở đơn vị để tiến hành lập dự toán ngân sách cho đơn vị mình.

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình về hoạt động quản lý thu chi ngân sách Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười là năm 1971 nhưng đến 1979 là 99 người. Viện Tiêu chuẩn từ 1971 đến 1975 được đổi thành Cục Tiêu chuẩn theo quyết định số 192/CP Cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Nhà nước được thành lập theo quyết định số 325/CP ngày 13/9/1979 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất về mặt tổ chức các cơ quan: Cục Đo lường trung ương, Cục Tiêu chuẩn. Sau thời gian chuẩn bị các điều kiện và sắp xếp về tổ chức bộ máy Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Nhà nước chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/1980 tổng số cán bộ, nhân viên tháng 1/1984 là 399 người. b. Vị trí - chức năng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng là cơ quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng có tư cách pháp nhân, là đơn vị dự toán cấp I, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp tài khoản riêng. Trụ sở Tổng cục đặt tại thành phố Hà Nội. c. Nhiệm vụ và quyền hạn Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng các quy định pháp luật khác có liên quan và những nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây: * Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm và hàng hoá; tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đó sau khi được ban hành. * Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ chính sách, chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, biện pháp phát triển về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm và hàng hoá, tổ chức phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản đó sau khi được phê duyệt. * Về tiêu chuẩn: - Giúp Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ thống nhất quản lý Nhà nước hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam. - Tổ chức xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ ban hành tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) - Hướng dẫn hoạt động xây dựng và tổ chức đăng ký tiêu chuẩn ngành (TCN) - Tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế và khu vực - Tổ chức hoạt động áp dụng tiêu chuẩn và mã số, mã vạch * Về đo lường - Giúp Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ thống nhất quản lý Nhà nước hệ thống chuẩn đo lường - Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống chuẩn đo lường quốc gia. Hướng dẫn các ngành và các địa phương xây dựng hệ thống chuẩn đo lường - Tổ chức, quản lý và thực hiện việc kiểm định và hiệu chuẩn các phương tiện đo, công nhân khả năng kiểm định, uỷ quyền kiểm định phương tiện đo. - Chứng nhận và cấp thẻ kiểm định viên đo lường - Chứng nhận mẫu chuẩn, phê duyệt mẫu phương tiện đo trước khi sản xuất, hoặc nhập khẩu. * Về chất lượng - Giúp Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu - Trình Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ quy định nguyên tắc, điều kiện, tiêu chí của các tổ chức công nhân, chứng nhận và giám định chất lượng, tổ chức đánh giá, xác nhận, công nhận, chỉ định của tổ chức dịch vụ kỹ thuật tham gia phục vụ quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng - Giúp Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ chủ trì tổ chức giải quyết các tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hoá. - Quản lý và tổ chức các hoạt động công bố, công nhân và chức nhận chất lượng sản phẩm hàng hoá. - Giúp Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các thoả thuận, điều ước quốc tế về thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động công nhận và chứng nhận chất lượng * Chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật đối với các cơ quan tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng qua các ngành, cac địa phương, các cơ sở * Tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật, thử nghiệm, chuyển giao công nghệ, thông tin tuyên truyền và tư vấn về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, năng suất, mã số mã vạch; là đại diện của Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. * Tổ chức và thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng * Thực hiện thu phí, lệ phí và các khoản thu khác trong hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và các lĩnh vực liên quan theo qui định của pháp luật * Tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức người lao động, tài chính và tài sản của cơ quan theo phân cấp của Bộ Khoa học và công nghệ và qui định của Nhà nước. * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ giao. d. Cơ cấu tổ chức của tổng cục * Các tổ chức giúp Tổng cục trưởng - Ban tơng hợp pháp chế - Ban kế hoạch hợp tác - Phòng tài chính - kế toán - Ban tổ chức cán bộ - Thanh tra Tổng cục - Văn phòng Tổng cục * Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục - Trung tâm tiêu chuẩn chất lượng - Trung tâm đo lường - Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 đặt tại thành phố Hà Nội - Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 đặt tại thành phố Đà Nẵng - Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 3 đặt tại thành phố Hồ Chí Minh Các đơn vị sự nghiệp khác thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng do Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ quyết định theo quy định của pháp luật e. Lãnh đão Tổng cục Lãnh đạo tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng gồm có Tổng cục trưởng và một số phó Tổng cục trưởng. Tổng cục trưởng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ. Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Sơ đồ tổ chức Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Lãnh đạo tổng cục Trung tâm tiêu chuẩn chất lượng Trung tâm đo lường Trung tâm kỹ thuật TCĐLCL 1 QUATEST 1 - Hà Nội Trung tâm kỹ thuật TCĐLCL 3 QUATEST 2 - Đà Nẵng Trung tâm kỹ thuật TCĐLCL 3 QUATEST 3 - TP. HCM Trung tâm thông tin TCĐLCL Trung tâm năng suất VN (VPC) Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (QUACERT) Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDEC) Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ Việt Đức(HWC) Tạp chí TCĐLCL Ban quản lý dự án đâu tư phát triển hệ thống TCĐLCL Văn phòng công nhận CL Văn phòng TBT Văn phòng Ban tổng hợp pháp chế Ban kế hoạch hợp tác Ban tổ chức cán bộ Thanh tra TCĐLCL Phòng TC - KT Khối chức năng II. Phân tích thực trạng công tác quản lý thu chi ngân sách ở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 1. Chu trình quản lý ngân sách tổng cục: 3 bước: lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Để phòng Tài chính kế toán lập tốt được dự toán ngân sách, trước tiên đòi hỏi phải có sự chuẩn bị cho công việc lập dự toán 2. Khâu chuẩn bị của phòng Tài chính kế toán cho công việc lập dự toán Hàng năm vào tháng 7 Tổng cục uỷ quyền cho phòng tài chính kế toán giao số kiểm tra dự toán thu chi xuống cho các đơn vị cấp dưới. Nhưng thông thường sang tháng 8 phòng tài chính kế toán mới nhận được số Dự toán do các đơn vị dưới gửi lên. * Hướng dẫn các chi tiết Sau khi nhận được thông báo số kiểm tra và các văn bản do Bộ Tài chính gửi về, thì phòng tài chính kế toán cụ thể hoá các văn bản trình tổng cục giao cụ thể tổng mức thu, tổng mức chi dự kiến của từng đơn vị cấp dưới trong năm kế hoạch. Sau đó phòng tài chính kế toán Tổng cục sẽ triệu tập tất cả các trưởng phòng tài chính ở các đơn vị dự toán cấp II, III để thảo luận và tập huấn về công tác lập dự toán ngân sách năm. Dựa vào sổ kiểm tra Tổng cục giao và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục kết hợp với tình hình cụ thể ở đơn vị để tiến hành lập dự toán ngân sách cho đơn vị mình. 3. Lập dự toán * Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng khi lập dự toán ngân sách đã đảm bảo đúng các yêu cầu sau: - Phòng Tài chính kế toán, đủ, chính xác các khoản thu, chi theo đúng quy định do cơ quan thẩm quyền ban hành. - Khi các đơn vị và phòng ban gửi số dự toán lên cho phòng tài chính, sắp xếp các khoản thu, chi theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước, đúng biểu mẫu do phòng tài chính qui định. - Trong thông báo, dự toán ngân sách Tổng cục, phòng tài chính còn gửi kèm theo cả bản báo chi tiết các khoản thu, chi và cơ sở tính toán các khoản thu, chi đó. - Dự toán ngân sách Tổng cục sau khi lập xong đảm bảo cân bằng giữa thu và chi trên cơ sở thu ngân sách của Tổng cục như: các khoản thu hưởng 100%, các khoản thu điều tiết theo tỷ lệ qui định, các khoản thu hỗ trợ ngân sách cấp trên. * Căn cứ lập dự toán - Căn cứ vào những qui định chung về phân cấp quản lý kinh tế xã hội và phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước đang có hiệu lực. - Căn cứ vào các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu về phí, lệ phí, chế độ tiêu chuẩn định chi ngân sách do cấp có thẩm quyền qui định, các chế độ chính sách hiện hành để làm cơ sở lập dự toán. - Căn cứ vào sổ kiểm tra về dự toán, ngân sách do phòng tài chính thông báo - Căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán ngân sách Tổng cục năm báo cáo và các năm trước đó. * Phương pháp lập dự toán Phòng tài chính xem xét kế hoạch thu và dự toán kinh phí của các ban, phòng đơn vị trong Tổng cục Sau đó tổng hợp số liệu tổng dự toán ngân sách toàn Tổng tổng cục bao gồm dự toán thu ngân sách toàn Tổng cục và dự toán chi ngân sách Tổng cục. * Trình tự lập dự toán Hàng năm vào tháng 8, phòng tài chính mới căn cứ vào tình hình thực hiện ngân sách 7 tháng đầu năm và ước thực hiện các tháng cuối năm. Trên cơ sở đó đánh giá tình hình và lập dự toán thu, chi ngân sách năm sau. Phòng tài chính kế toán phối hợp với các đơn vị trực thuộc để dự toán các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % thu bổ sung các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư, chi dự phòng để tiến hành lập dự toán ngân sách Tổng cục Về biểu mẫu: áp dụng hệ thống mẫu theo thông tư 103/1998 TT - BTC 4. Nguồn thu nhiệm vụ chi của ngân sách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Trước khi luật ngân sách Nhà nước ra đời năm 1997. Sự mất cân bằng thu, chi của ngân sách Tổng cục là tương đối lớn. Luật ngân sách Nhà nước ra đời và được áp dụng từ năm 1997. Luật đã quy định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách. Đây là nền tảng để việc quản lý ngân sách Tổng cục đi vào nề nếp và phát huy vai trò của ngân sách Tổng cục trong điều kiện chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của ngân sách Nhà nước * Nguồn thu của ngân sách Tổng cục gồm: + Các khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng + Thu từ viện trợ, tài trợ + Thu do ngân sách Nhà nước cấp + Thu khác * Nhiệm vụ chi của ngân sách Tổng cục - Chi thường xuyên (phục vụ nhiệm vụ chuyên môn) + Chi công tác xã hội và hoạt động văn hoá thông tin - thể dục thể thao do Tổng cục quản lý + Chi hoạt động y tế + Chi quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình kiến trúc, tài sản + Chi hoạt động của cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, các đoàn thể. + Chi công tác dân quân tự vệ, trật tư an toàn xã hội + Các khoản chi khác - Chi đầu tư phát triển Là chi để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo phân cấp của Tổng cục sửa chữa lớn tài sản, mua tài sản cố định, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng cơ bản khác. 5. Tình hình thực hiện thu chi ngân sách Nhà nước của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong giai đoạn (2002 - 2003) a. Tình hình thực hiện thu Biểu 1: Cơ cấu các khoản thu ngân sách Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Năm Chỉ tiêu TH 2002 TH 2003 Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) 1 2 3 4 5 Tổng thu 797,941 100 882,397 100 1. Các khoản thu 100% 440,232 55,2 646,947 52,7 2. Thu phân chia % 167,139 20,9 181,45 20,6 3. Thu bổ sung 190,57 23,9 236 26,7 Từ số liệu trong biểu trên ta thấy: Tổng thu ngân sách của Tổng cục năm 2002 đạt 797,941 triệu đồng đến năm 2003 con số này đã là 882,397 triệu đồng. Xét về tổng thu ngân sách năm 2003 so với năm 2002 thì tổng thu 2003 cao hơn 2002. Xét về cơ cấu các khoản thu 100%, khoản thu phân chia tỷ lệ % năm 2003 giảm so với năm 2001, riêng khoản thu bổ sung về cơ cấu thực hiện năm 2003 tăng so với năm 2002. Sở dĩ các khoản thu 100% năm 2003 thực hiện cao hơn năm 2002 là do năm 2003 Tổng cục đã có những biện pháp nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu một cách khoa học, hợp lý và có hiệu quả. Mặt khác, năm 2003 các khoản thu từ phí, lệ phí cũng tăng hơn năm 2002. Đặc biệt là phí thử nghiệm, do năm 2003 Tổng cục đã tiến hành thực hiện các dịch vụ thử nghiệm. Và các hoạt động kinh tế do Tổng cục quản lý cũng được thực hiện triệt để trong năm 2003 đã góp phần tăng thu các khoản 100% cho ngân sách Tổng cục năm 2003. Cụ thể xét về các khoản thu này qua 2 năm (2002 - 2003) như sau: * Các khoản thu ngân sách Tổng cục hưởng 100%. Năm 2002 thực hiện đạt 55,2% trong tổng số thu ngân sách Tổng cục. Nhưng đến năm 2003 chỉ dạt 52,7% trên tổng thu ngân sách tổng cục * Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % Năm 2002 chiếm 20,9% trên tổng thu ngân sách Tổng cục, thì đến năm 2003 chiếm 20,6% trên Tổng thu ngân sách Tổng cục. Tuy xét về giá trị thu năm 2003 vẫn tăng hơn so với năm 2002 là 14,311 triệu đồng. * Thu bổ xung Năm 2002 thực hiện đạt 23,9% trên tổng thu ngân sách tổng cục sang năm 2003 thực hiện đạt 26,7% trên tổng thu ngân sách Tổng cục Như vậy, tổng thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước, giá trị thực hiện thu năm 2003 đạt kết quả cao. Xét về cơ cấy các khoản thu thì các khoản thu Tổng cục hưởng 100% và thu điều tiết giảm, khoản thu bổ sung lại tăng lên. b. Tình hình thực hiện chi Biểu 2: Cơ cấu các khoản chi ngân sách Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Năm Chỉ tiêu TH 2002 TH 2003 Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) 1 2 3 4 5 Tổng thu 795,87 100 880,43 100 1. Chi thường xuyên 515,009 64 527,83 60 2. Chi đầu tư phát triển 260,439 33 342,6 39 3. Chi dự phòng 20,422 3 10 1 Từ số liệu trên biểu 2 ta thấy: Năm 2002 thực hiện chi ngân sách là 795,87 triệu đồng. Đến năm 2003 thực hiện là 880,43 triệu đồng tăng hơn 84,56 triệu đồng so với năm 2002. Năm 2003 cao hơn năm 2002. Xét về cơ cấu các khoản chi thì tỷ trọng chi thường xuyên và chi dự phòng có xu hướng giảm, còn tỷ trọng chi đầu tư phát triển lại tăng lên qua các năm cụ thể như sau: * Về chi thường xuyên: Năm 2002 thực hiện là 515,009 triệu đồng chiếm 64% trên tổng chi năm 2002, thì đến năm 2003 tuy số lượng chi là 527,83 triệu đồng tăng hơn 12,821 triệu đồng so với năm 2002, nhưng chỉ chiếm có 60% trên tổng chi ngân sách năm 2003. Trong những năm qua chi thường xuyên luôn chiếm tỷ trọng cao chiếm từ 60% đến 70% trong tổng chi ngân sách các năm. Tuy cơ cấu khoản chi này năm 2003 có giảm xuống so với năm 2002 là 4%. Sở dĩ như vậy là do năm 2003 Nhà nước có điều chỉnh lại mức lương, SHP và phụ cấp theo hướng tăng thêm, do vậy khoản chi sinh hoạt phí, phụ cấp … Còn thực hiện chi thường xuyên của năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là do thu ngân sách của năm 2003 cao hơn so với năm 2002. Trên cơ sở nguồn thu tăng đã tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hơn các khoản chi như chi cho sự nghiệp xã hội, sự nghiệp giáo dục và chi cho QLNN, Đảng, đoàn thể không những chi đúng, đủ các khoản chi về sinh hoạt phí, phụ cấp, thưởng thêm cho những cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao từ đó nâng cao hiệu lực của bộ máy chính quyền Nhà nước, đồng thời còn là cơ sở để mở rộng nguồn thu, khai thác triệt để nguồn thu sẵn có, không ngừng tăng thu cho ngân sách Tổng cục có như vậy mới đảm bảo được nhu cầu chi tiêu và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. * Về đầu tư phát triển Năm 2002 thực hiện là 260,439 triệu đồng chiếm 33% tổng chi. Nhưng đến năm 2003 con số này đã là 342,6 triệu đồng chiếm 39% trên tổng số chi, tăng 82,161 triệu đồng so với năm 2002 Xét trong từng năm thì cơ cấu chi cho đầu tư phát triển còn ở mức hạn chế, chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 1/3 tổng chi, còn so với chi thường xuyên thì con số này chỉ chiếm có hơn một nửa. Năm 2003 cơ cấu chi cho đầu tư tăng hơn 6% so với năm 2002, nhưng như thế là chưa đủ. Tuy nhiên trong 2 năm (2002 - 2003) Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã thực hiện tốt khoản chi cho đầu tư phát triển, sửa chữa, xây dựng nhiều công trình mới. * Về chi dự phòng: Đây là khoản chi mang tính chất thực hiện không ổn định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố và chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi ngân sách Tổng cục. Hàng năm khi lập dự toán chi, Tổng cục đều lập dự toán cho khoản chi này bằng 3% trên tổng dự toán chi. Năm 2002 chi dự phòng là 20,422 triệu đồng chiếm 3% trên tổng chi ngân sách. Đến năm 2003 khoản chi này thực hiện là 10 triệu đồng chiếm 1% tổng chi ngân sách năm 2003 giảm hơn một nửa so với năm 2002 Tóm lại: Tổng chi ngân sách Tổng cục thực hiện năm sau tăng hơn so với năm trước. Nhưng xét về cơ cấu các khoản thì chi thường xuyên và chi dự phòng giảm, chi đầu tư phát triển tăng. Đây là một sự chuyển biến rất lớn. Tuy vậy, khoản chi dành cho đầu tư phát triển còn chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng chi cũng như so với chi thường xuyên. Do vậy cần phải giảm bớt số lượng chi của một số khoản chi trong chi thường xuyên không cần thiết như chi hội nghị tiếp khách … thực hiện tiết kiệm hơn trong chi tiêu hàng năm nhưng vẫn phải đảm bảo chi đúng, chi đủ, các khoản chi mang tính chế độ chính sách như chi: sinh hoạt phí, phụ cấp cho cán bộ. Đồng thời có biện pháp thực hiện tăng thu có như vậy khoản chi cho đầu tư phát triển mới có cơ hội tăng lên. c. Cơ cấu các khoản chi thường xuyên của ngân sách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Năm Chỉ tiêu TH 2002 TH 2003 Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) 1 2 3 4 5 1. Sự nghiệp khoa học 96,652 17,8 95,6 18 2. Sự nghiệp giáo dục 27,53 5,3 30,18 5,7 3. Sự nghiệp y tế 29,708 5,8 20,36 3,9 4. Văn hoá - Thể thao 10,146 2 14 2,7 5. Thể dục - Thể thao 9,4 1,8 7,67 1,5 6. Sự nghiệp kinh tế 43 8,3 40,08 7,6 7. Chi QLNN, Đảng, đoàn thể 261,8 50,8 280,7 53 8. Chi DQTV - TTATXH 30,2 5,9 29 5,6 9. Chi khác 11,6 2,3 10,24 2 Tổng số 519,009 100 527,83 100 Từ số liệu trong biểu 3 ta thấy: Tổng chi thường xuyên ngân sách Tổng cục năm 2003 thực hiện tăng hơn so với năm 2002 Xét cả về cơ cấu và giá trị chi thì các khoản chi như: Sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp xã hội, văn hoá thông tin, chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể thực hiện năm sau tăng hơn so với năm trước, các khoản chi còn lại cơ cấu đều giảm hơn so với năm trước. Tuy vậy nếu xét trong từng năm thì các khoản chi như chi quản lý Nhà nước, sự nghiệp kho học, sự nghiệp kinh tế đều chiếm một tỷ trọng rất cao, đặc biệt cho quản lý Nhà nước chiếm từ 50 đến 54% trong tổng cho thường xuyên các năm. Nhưng bên cạnh đó cũng có những khoản chi cho thể dục thể thao, chi cho văn hoá thông tin chỉ chiếm từ 1,8 đến 2,7% trong tổng chi thường xuyên của các năm. Điều đó chứng tỏ các khoản chi cho quản lý Nhà nước, đảm bảo xã hội và các khoản chi cho sự nghiệp chính như sự nghiệp kinh tế, giáo dục, y tế luôn được đầu tư một cách thoả đáng, cụ thể các khoản chi như sau: + Sự nghiệp khoa học: Năm 2002 giá trị thực hiện là 96,625 triệu đồng chiếm tỷ tọng là 17,8% trong tổng chi thường xuyên, chỉ đứng sau khoản chi cho quản lý Nhà nước. Đến năm 2003 thực hiện là 95,6 triệu đồng chiếm cơ cấu là 18% trong tổng chi thường xuyên. + Sự nghiệp giáo dục: Thực hiện cơ cấu chi năm sau cao hơn năm trước. Năm 2002 giá trị thực hiện chi là 27,53 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 5,3% trong tổng chi thường xuyên. Đến năm 2003 thực hiện là 95,6 triệu đồng chiếm cơ cấu là 18% trong tổng chi thường xuyên. + Sự nghiệp y tế: Thực hiện cơ cấu năm sau tuy có giảm hơn năm trước nhưng vẫn đạt so với dự toán đề ra. Năm 2002 thực hiện chi cho sự nghiệp y tế là 29,708 triệu đồng chiếm 5,8% tổng chi thường xuyên. Đến năm 2003 thực hiện là 20,36 triệu đồng chiếm 3,9% trong tổng chi thường xuyên + Chi văn hoá thông tin và thể dục thể thao: Hàng năm vẫn thực hiện chi đủ, đảm bảo duy trì và phát triển tốt các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, phát thanh, thông tin và tuyên truyền và phấn đấu xây dựng tốt nếp sống văn hoá mới tại Tổng cục. Năm 2003 thực hiện chi cho văn hoá thông tin tăng hơn so với năm 2002, nhưng chi cho thể dục thể thao lại giảm hơn so với năm 2002. Tuy vậy chi cho văn hoá thông tin và thể dục thể thao chiếm một tỷ trọng rất thấp, thấp nhất trong tổng chi thường xuyên. + Sự nghiệp kinh tế: Đây là một khoản chi lớn và luôn được coi trọng, xét cả về cơ cấu chi thì khoản chi này chỉ đứng sau khoản chi cho sự nghiệp khoa học và quản lý Nhà nước. Năm 2002 thực hiện chi sự nghiệp kinh tế là 43 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 8,3% trong tổng chi thường xuyên, đến năm 2003 thực hiện là 40,08 triệu đồng chiếm 7,6% trong tổng chi thường xuyên năm 2003. Như vậy tuy chi cho sự nghiệp kinh tế năm 2003 cơ cấu giảm hơn năm 2002 nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế của tổng cục. + Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể Hàng năm khoản chi này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, tới 50% trong tổng chi thường xuyên các năm. Về cơ cấu chi thì năm sau luôn tăng hơn so với năm trước. Tuy vậy đây là khoản chi hàng đầu và không thể thiếu, nó đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy chính quyền. Năm 2002 thực hiện khoản chi này là 261,8 triệu đồng chiếm 50,8% trong tổng chi thường xuyên. Đến năm 2003 thực hiện là 280,7 triệu đồng chiếm tới 53% trong tổng chi thường xuyên. + Chi dân quân tự vệ trật tự an toàn xã hội và các khoản chi khác thực hiện năm sau cơ cấu đều giảm hơn so với năm trước. Năm 2002 thực hiện khoản chi cho dân quân tự vệ - trật tự an toàn xã hội chiếm 5,9%. Năm 2003 chiếm 5,6% trong tổng chi thường xuyên. Tóm lại, xét về tổng giá trị thực hiện chi thường xuyên thì năm sau cao hơn năm trước. Xét về cơ cấu chi thì các khoản chi như quản lý Nhà nước, sự nghiệp giáo dục, y tế, sự nghiệp kinh tế có cơ cấu tăng dần trong cơ cấu chi của từng năm, các koản chi còn lại tuy có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đều vượt dự toán. Và tương đối ổn định qua các năm Biểu 4: Năm Chỉ tiêu TH 2002 TH 2003 Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) 1 2 3 4 5 Tổng số 260,439 100 342,6 100 1. Sửa chữa lớn tài sản 32,113 12 2. Mua sắm TSCĐ 20,57 8 7,8 2 3. Xây dựng CSHT 64,1 19 4. Xây dựng làm việc 207,736 80 270,7 79 Từ số liệu trong biểu 4 ta thấy: Tình hình thực hiện chi đầu tư phát triển. Năm 2003 thực hiện tăng hơn so với năm 2002. Cơ cấu các khoản chi cho đầu tư cũng dần tăng lên so với chi thường xuyên nhưng vẫn ở mức chậm. Chỉ có những khoản chi cho xây dựng mới cơ sở hạ tầng như trụ sở làm việc là được thực hiện ổn định qua 2 năm (2002 - 2003) + Năm 2002 khoản chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 80% tổng chi đầu tư, khoản chi cho sửa chữa lớn tài sản chiếm 12% trong tổng chi đầu tư, khoản chi cho mua sắm tài sản chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ có 8% trong tổng chi đầu tư. + Năm 2003 không có khoản chi cho sửa chữa lớn tài sản. Nhưng chi cho xây dựng trụ sở làm việc vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 79% so với tổng chi đầu tư. + Khoản chi cho xây dựng hạ tầng chiếm tỷ trọng là 19% trong tổng chi đầu tư. Chi mua sắm tài sản vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất, chiếm 2% trong tổng chi đầu tư và cơ cấu chi giảm hơn so với năm 2000 Tóm lại: Qua 2 năm (2002 - 2003) thực hiện khoản chi cho đầu tư phát triển đã có sự chuyển biến tích cực, năm sau chi tăng hơn năm trước. Trong đó các khoản chi cho xây dựng mới cơ sở hạ tầng vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều các khoản chi giành cho mua sắm và sửa chữa tài sản. Điều đó thể hiện sự quan tâm rất lớn đến việc chú trọng xây dựng một số cơ sở hạ tầng vững chắc của Đảng và của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng. Kết luận chung về chi ngân sách Trong 2 năm (2002 - 2003) các chỉ tiêu chi ngân sách đều đạt và vượt so với dự toán. Tổng chi thực hiện năm sau tăng hơn năm trước, do việc thực hiện thu càng tăng. Xét về cơ cấu chi thì các khoản chi thường xuyên và chi dự phòng cơ cấu chi càng giảm, còn chi đầu tư phát triển có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên khoảng chi dành cho đầu tư phát triển còn chiếm một tỷ trọng khá thấp so với tổng chi và so với chi thường xuyên. Do vậy một mặt ngân sách Tổng cục phải thực hiện tiết kiệm hơn trong chi tiêu, giảm bớt các khoản chi thường xuyên không cần thiết, tránh lãng phí. Mặt khác phải không ngừng nuôi dưỡng và khai thác triệt để nguồn, tận dụng tối đa lợi thế của Tổng cục và các hoạt động khác nhằm tạo thế chủ động trong việc điều hành chi ngân sách. 6. Quyết toán ngân sách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Quyết toán ngân sách Tổng cục là công việc cuối cùng của chu trình quản lý ngân sách. Trình tự, thời gian là phương pháp lập báo cáo quyết toán ngân sách của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thực hiện đúng theo quy định của luật ngân sách Nhà nước. Sau khi thực hiện xong công tác khoá sổ cuối ngày 31/12 số liệu trên số kế toán của phòng tài chính kế toán luôn đảm bảo cân đối. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách là hết ngày 31/1 năm sau. Báo cáo quyết toán ngân sách của phòng tài chính kế toán Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng luôn đảm bảo chính xác, trung thực với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình về hoạt động quản lý thu chi NSNN.doc
Tài liệu liên quan