Đề tài Pháp luật về hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2

3. Phương pháp nghiên cứu. 2

4. Cơ cấu của đề tài. 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 3

1.1. Khái niệm Ngân hàng, Thanh tra, giám sát Ngân hàng nhà nước. 3

1.1.1. Khái niệm ngân hàng, đặc trưng của hoạt động ngân hàng. 3

1.1.2. Vị trí vai trò của NHNN trong hệ thống ngân hàng. 4

1.1.3 Khái niệm Thanh tra, giám sát ngân hàng. 4

1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN. 5

1.2.1. Chức năng. 5

1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng nhà nước. 7

1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thanh tra ngân hàng. 9

1.3.1. Nhiệm vụ. 10

1.3.2. Quyền hạn. 14

1.3.3. Trách nhiệm. 15

1.4. Pháp luật quy định về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN. 15

1.4.1. Nội dung hoạt động. 15

1.4.2. Phương thức hoạt động. 17

1.4.3. Điểm mới của Thanh tra giám sát trong luật ngân hàng 2010 so với luật ngân hàng 1997 sửa đổi bổ sung 2003. 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 24

2.1. Thực trạng về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN. 24

2.1.1 Thực trạng hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam. 24

2.1.2. Một số điểm hạn chế của pháp luật đối với NHNN ngân hàng. 28

2.1.3. Nguyên nhân. 28

2.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN. 29

KẾT LUẬN: 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4946 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ngân hàng; thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, giấy phép hoạt động ngân hàng của tổ chức khác; các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật; + Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện thông qua công tác thanh tra ngân hàng; + Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, Quyết định xử lý về thanh tra, giám sát của Thống đốc NHNN và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; + Trưng tập cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia Đoàn thanh tra. - Giám sát chuyên ngành về ngân hàng theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc NHNN; + Giám sát các đối tượng giám sát ngân hàng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn hoạt động ngân hàng, về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các điều kiện cấp phép, các quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động ngân hàng; + Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của đối tượng giám sát ngân hàng; phát hiện, cảnh báo các rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; + Kiểm tra, xác minh, tiến hành tiếp xúc trực tiếp với đối tượng giám sát ngân hàng; + Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin có liên quan và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ giám sát ngân hàng; + Yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng báo cáo, cung cấp định kỳ hoặc khi cần thiết các tài liệu, thông tin có liên quan; + Yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng phải thực hiện kiểm toán độc lập để phục vụ yêu cầu thanh tra, giám sát ngân hàng trong trường hợp cần thiết; + Kiến nghị Thống đốc NHNN, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ những quy định trái pháp luật hoặc ảnh hưởng đến an toàn hoạt động ngân hàng; + Áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng trong trường hợp khẩn cấp. - Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. - Giúp Thống đốc NHNN thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn về phòng, chống rửa tiền: + Đàm phán, ký kết các thỏa thuận quốc tế trong việc trao đổi thông tin về các giao dịch đáng ngờ có liên quan tới rửa tiền; tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các thỏa thuận quốc tế đó theo quy định của pháp luật; + Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật; + Hướng dẫn việc thực hiện các yêu cầu hợp tác quốc tế cho các cơ quan, tổ chức tham gia hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền; + Tiếp nhận, tổng hợp, phân tích, xử lý, lưu giữ, cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ về các giao dịch; cảnh báo hoặc khuyến nghị tới các cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan về những vấn đề nảy sinh từ các giao dịch được báo cáo; chuyển cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tài liệu, hồ sơ vụ việc có thể liên quan tới rửa tiền để thanh tra, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; + Yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, hồ sơ các thông tin về các giao dịch theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành ngân hàng thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và phòng, chống rửa tiền trong phạm vi quản lý nhà nước của NHNN. - Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và phòng, chống rửa tiền thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN. - Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của NHNN theo phân cấp, ủy quyền của Thống đốc NHNN. - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền; hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền. - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền theo phân cấp của Thống đốc NHNN. - Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và phòng, chống rửa tiền - Thực hiện cải cách hành chính trong các lĩnh vực hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo kế hoạch cải cách hành chính của NHNN. - Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và chế độ, chính sách đãi ngộ, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo phân cấp của Thống đốc NHNN. - Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo phân cấp của Thống đốc NHNN và quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc NHNN 1.3.2. Quyền hạn. Khi tiến hành thanh tra, thanh tra ngân hàng có những quyền hạn sau: - Yêu cầu đối tượng thanh tra và các bên liên quan cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác thông tin tài liệu theo yêu cầu, và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra. - Lập biên bản thanh tra và đề xuất, kiến nghị biện pháp giải quyết. - Áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. - Thực hiện khác theo quy định của pháp luật ngân hàng trong phạm vi hoạt động của mình. 1.3.3. Trách nhiệm. Khi tiến hành thanh tra thì Cơ quan thanh tra, thanh tra viên trong phạm vi nhiệm vụ hoạt động của mình phải có trách nhiệm: - Xuất trình Quyết định thanh tra và thẻ thanh tra viên. - Thực hiện đúng trình tự thử tục thanh tra, không gây phiền hà sách nhiễu làm cản trở hoạt động bình thường của ngân hàng và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của Tổ chức tín dụng khác có hoạt động ngân hàng. - Báo cáo thống đốc NHNN về kết quả Thanh tra, giám sát và kiến nghị biện pháp giải quyết. - Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiên trước Thống đốc ngân hàng và trước pháp luật về kết luận Thanh tra, giám sát và mọi hành vi Quyết định của mình. - Trong quá trình Thanh tra, giám sát thì cơ quan thanh tra có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan trong nước như: giữa các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan công an, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm; và phối hợp Thanh tra, giám sát ngân hàng giữa NHNN với cơ quan có thẩm quyền Thanh tra, giám sát của nước ngoài. - Trong quá trình Thanh tra, giám sát thanh tra viên có hành vi vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, bao che cho tổ chức cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tùy theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 1.4. Pháp luật quy định về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN. 1.4.1. Nội dung hoạt động. Luật ngân hàng 2010 quy định về nguyên tắc khi tiến hành Thanh tra, giám sát. Theo đó khi tiến hành Thanh tra, giám sát phải thực hiện theo nguyên tắc sau: Thanh tra, giám sát ngân hàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng; Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng; Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng; Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật NHNN 2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Thống đốc NHNN quy định trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng. Dựa trên cơ sở đó Luật ngân hàng 2010 quy định nội dung Thanh tra, giám sát như sau: Nội dung khi tiến hành thanh tra ngân hàng: - Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do NHNN cấp. - Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng. - Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng. - Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành động dẫn đến vi phạm pháp luật. - Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. Nội dung khi tiến hành giám sát ngân hàng : - Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu giám sát ngân hàng. - Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, Quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng. - Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng; xếp hạng các tổ chức tín dụng hằng năm. - Phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. - Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật. 1.4.2. Phương thức hoạt động. Hiện nay, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, thanh tra ngân hàng điều áp dụng 2 phương thức hoạt động là giám sát từ xa và thanh tra tại chổ. Trước yêu cầu đổi mới về hoạt động thanh tra ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc đổi mới tổ chức, Thanh tra ngân hàng đang dần dần thay đổi phương thức hoạt động của mình, từ thanh tra từng vụ việc là chính sang thực hiện hai phương thức giám sát từ xa và thanh tra rại chỗ, từng bước kết hợp hai phương thức một phương thức thanh tra hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra ngân hàng. Phương thức giám sát từ xa: Giám sát từ xa là quá trình thu thập, xử lý số liệu báo cáo của Tổ chức tín dụng; tiến hành phân tích đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng, lập các báo cáo và ra các bản khuyến cáo với Tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của Tổ chức tín dụng, cảnh báo sớm ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra, có tác động định hướng cho thanh tra tại chỗ, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng Theo Quyết định 83/2009 ngày 27/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng thuộc NHNN Việt Nam, quy định về cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra. Trong đó vụ giám sát ngân hàng thực hiện việc giám sát chuyên ngành theo quy định của NHNN. Trên cơ sở của Quyết định 83/2009, ngày 14/07/2009 NHNN đã ra Quyết định 1650/QĐ-NHNN quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của vụ giám sát. Theo đó vụ giám sát ngân hàng có nhiệm vụ giám sát chuyên ngành theo quy định của NHNN và pháp luật. Quyết định 1650/QĐ-NHNN cũng nhận định: Vụ giám sát ngân hàng “tổ chức thực hiện giám sát thường xuyên đối với hệ thống các Tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ”. Có nghĩa rằng vụ giám sát tổ chức giám sát liên tục theo định kì ngắn, có thể là hàng tháng, hàng quý. Qua đó cho thấy khi tiến hành giám sát ngân hàng là việc gián tiếp kiểm tra thông qua tổng hợp phân tích để đánh giá diễn biến về cơ cấu tài sản nợ và tài sản có, chất lượng tài sản có; vốn tự có; tình hình thu thập, chi phí kết quả kinh doanh; việc thực hiện các quy định và tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính vừa và nhỏ, và các quy định khác của pháp luật. Việc đánh giá các nội dung trên dựa vào việc phân tích các chỉ số tài chính của Tổ chức tín dụng, tổ chức tài chình vừa và nhỏ. Kết quả thực hiện việc giám sát ngân hàng có vai trò trong việc đánh giá, xếp loại các tổ chức tín dụng và đưa vào những cảnh báo, phòng ngừa rủi ro với các Tổ chức tín dụng trung gian. Phương thức thanh tra tại chổ. Thanh tra tại chỗ là phương thức thanh tra truyền thống, là việc thanh tra được tổ chức tại nơi làm việc của đối tượng thanh tra và tại các tổ chức kinh tế, cá nhân là khách hàng của ngân hàng trên cơ sở kiểm tra xem xét các văn bản, thông tin chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, quy chế của ngành; các báo cáo kế toán, thống kê, các chứng từ, tài liệu, sổ sách, hợp đồng… có liên quan đến hoạt động huy động, sử dụng vốn và công tác kế toán tài chính của đối tượng được thanh tra. - Trên tinh thành Quyết định 83/2009 ngày 27/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng thuộc NHNN Việt Nam, quy định về cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra. Cùng với việc ban hành Quyết định 1650 của NHNN về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Vụ giám sát. NHNN đã ban hành Quyết định số 1647/QĐ-NHNN ngày 14/07/2009 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Vụ thanh tra các Tổ chức tín dụng trong nước. Theo Quyết định này vụ thanh tra có nhiệm vụ “thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng trong nước, quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi chung là “Tổ chức tín dụng”), tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác trong nước theo quy định của NHNN và của pháp luật”. Đồng thời Quyết định cũng nêu rõ Vụ thanh tra “thanh tra, giám sát dài hạn, định kỳ quý, 6 tháng, năm đối với các tổ chức tín dụng trong nước, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác trong nước”. Trên cơ sở đó thanh tra tại chổ có nhiệm vụ đánh giá tình hình chấp hành chính sách pháp luật, các chế độ, thể lệ của ngân hàng; giúp các tổ chức tín dụng thấy được mặt tích cực, hạn chế còn tồn tại để tiếp tục phát huy những mặt tích cực và khắc phục những tồn tại và kiến nghị biện pháp cần chấn chỉ; phát hiện những vấn đề mới phát sinh, những quy định chưa hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Không chỉ dừng lại ở việc thanh tra tại chổ hay giám sát từ xa mà pháp luật còn quy định kết hợp hai phương thức này lại với nhau. Sau khi tiến hành thanh tra “căn cứ vào kết quả thanh tra tại chổ kết hợp với thông tin nhận được từ Vụ giám sát ngân hàng và các thông tin khác để giám sát thường xuyên đối vời từng Tổ chức tín dụng”, qua đó lập báo cáo giám sát tổ chức tín dụng theo định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết để thực hiện hoạt động thanh tra, giám sát và báo cáo Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng. 1.4.3. Điểm mới của Thanh tra giám sát trong luật ngân hàng 2010 so với luật ngân hàng 1997 sửa đổi bổ sung 2003. Có thể nói hai năm 2009, 2010 là những năm có những điểm mốc pháp lý quan trọng đối với hoạt động thanh tra nhà nước nói chung và hoạt động Thanh tra, giám sát ngân hàng nói riêng. Trong đó hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN là có nhiều chuyển biến nhất trong hoạt động Thanh tra. Từ khi Luật NHNN 1997 có hiệu lực cho đến luật sửa đổi bổ sung 2003 và đến nay là Luật NHNN 2010 có hiệu lực ngày 01/01/2011. Trong giai đoạn từ năm 2009-2010 hoạt động Thanh tra, giám sát ngân hàng đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm từ Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam, ngày 16/06/2010, Quốc hội đã thông qua Luật NHNN Việt Nam , thay thế Luật NHNN 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung 2003; trong đó, đã dành trọn Chương V, với 13 Điều quy định về Thanh tra, giám sát ngân hàng. Đây là sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; tạo khung pháp lý hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn để hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng phát huy năng lực, hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế và hội nhập ngân hàng trong thời gian tới. So với các quy định về Thanh tra ngân hàng trong Luật NHNN 1997, Luật NHNN 2010 có nhiều điểm mới quan trọng có tính chất đổi mới cơ bản về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Dưới đây là một số điểm mới này trong Luật NHNN 2010 so với NHNN 1997 sửa đổi bổ sung 2003. a). Về tổ chức Thanh tra, giám sát ngân hàng Luật NHNN 2010 tiếp tục khẳng định sự hiện diện của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN như đã quy định tại Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mà trước đây trong NHNN 1997 chỉ quy định về Thanh tra ngân hàng. Cụ thể: “Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Luật NHNN, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền” (Khoản 1, Điều 49). b). Quy định bổ sung về hoạt động giám sát ngân hàng. Theo Luật NHNN 2010 bên cạnh hoạt động thanh tra luật còn có quy định thêm hoạt động giám sát ngân hàng mà trước đây trong Luật NHNN 1997 chỉ quy định về hoạt động thnah tra. Với quy định cụ thể này nó đã và đang hình thành đồng bộ hai hoạt động “thanh tra ngân hàng” và “giám sát ngân hàng” trong hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Khoản 11, 12 – Điều 6 và từ Điều 52 đến Điều 58). c). Về mục đích hoạt động Thanh tra, giám sát ngân hàng (Điều 50) Luật NHNN 2010 đã quy định bổ sung Thanh tra, giám sát ngân hàng phải đảm bảo các mục đích sau: Bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng; Duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống tổ chức tín dụng; Bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; Góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Trong khi đó tại khoản 2 điều 51 Luật NHNN 1997 chỉ quy định: Mục đích của Thanh tra ngân hàng là góp phần bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Qua đó cũng cho thấy, Luật NHNN 2010, quy định vai trò, trách nhiệm của Thanh tra, giám sát ngân hàng lớn hơn so với quy định tại Luật NHNN 1997. d). Về nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng (Điều 51) Luật NHNN 2010 có quy định về nguyên tắc Thanh tra, giám sát ngân hàng (điều 51). Trước đó Luật NHNN 1997 không có quy định về điều khoản này. Đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật NHNN 1997. Trong đó, có những điểm mới cụ thể như sau: Quy định nguyên tắc: “Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng”.  Đây là nguyên tắc chi phối cả nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Khác với quy định trước đây chủ yếu tập trung vào thanh tra chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. Khẳng định rõ: “Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng”. Trao quyền cho Thống đốc NHNN “quy định trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng” (trước đây chủ yếu quy định tại Luật Thanh tra hoặc các văn bản của Thanh tra Chính phủ). Quy định rõ việc áp dụng pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng. Cụ thể: “Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng của Luật này với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật này”. e). Về Thanh tra ngân hàng. Luật NHNN 2010 quy định cụ thể, bổ sung nhiều diểm mới về thanh tra ngân hàng so với Luật NHNN 1997. Những quy định đó được cụ thể hóa qua những điều, khoản sau: - Về đối tượng thanh tra (Điều 52): quy định bổ sung đối tượng thanh tra như sau: “Trong trường hợp cần thiết, NHNN yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng”; “Tổ chức có hoạt động ngoại hối, họat động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng”. - Về căn cứ ra Quyết định thanh tra (Điều 54): Bổ sung căn cứ ra Quyết định thanh tra: “Khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng”. - Về nội dung thanh tra (Điều 55): Luật NHNN bổ sung các nội dung thanh tra sau: “Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng”. “Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng”. “Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành động dẫn đến vi phạm pháp luật”. f). Về giám sát ngân hàng Đây là một quy định mới trong Luật NHNN 2010. Theo đó giám sát ngân hàng có những quy định sau: - Về đối tượng giám sát (Điều 56): Quy định bổ sung đối tượng giám sát như sau: “Trong trường hợp cần thiết, NHNN yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng”. - Về quyền và nghĩa vụ của đối tượng giám sát (Điều 57): Quy định bổ sung đối tượng giám sát ngân hàng có các quyền và nghĩa vụ sau: “Báo cáo, giải trình đối với khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng”. “Thực hiện khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng”. - Về nội dung giám sát ngân hàng (Điều 58): Quy định bổ sung các nội dung giám sát như sau: “Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, Quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng”. “Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng; xếp hạng các tổ chức tín dụng hằng năm”. “Phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng”. “Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật”. g). Về xử lý đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng (Điều 59) Ngoài các biện pháp xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại, Luật NHNN 2010 đã bổ sung các biện pháp xử lý như sau: Tuỳ theo tính chất, mức độ rủi ro, NHNN còn áp dụng các biện pháp xử lý sau đây đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng: “Hạn chế chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng tài sản; Hạn chế việc mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động; Hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng; Yêu cầu tổ chức tín dụng phải tăng vốn điều lệ để đáp ứng các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng; Yêu cầu tổ chức tín dụng phải chuyển nhượng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần, cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối phải chuyển nhượng cổ phần; Quyết định giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng trong những trường hợp cần thiết bảo đảm an toàn cho tổ chức tín dụng và hệ thống các tổ chức tín dụng; Áp dụng một hoặc một số tỷ lệ an toàn cao hơn mức quy định”. h). Về phối hợp trong việc thanh tra, giám sát tổ chức tín dụng (Điều 60). Quy định bổ sung vấn đề: NHNN “phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng”. i). Về phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài (Điều 61). Luật NHNN 2010 đã bổ sung một số quy định sau: “ NHNN trao đổi thông tin và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài trong việc thanh tra, giám sát đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài. NHNN thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài về hình thức, nội dung, cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp thanh tra, giám sát phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam”. CH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPháp luật về hoạt động thanh tra giám sát của ngân hàng nhà nước.doc
Tài liệu liên quan