Đề tài Phát triển cây cao su - Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La

Cây lương thực tăng trưởng khá cao và ổn định, đảm bảo an ninh lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hoá, tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng lương thực đạt 5,25%/năm. Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt tăng từ 10,5 vạn ha năm 2002 lên 13,5 vạn ha năm 2007, chiếm trên 60% tổng diện tích gieo trồng các loại cây ngắn ngày. Hầu hết cây lương thực đã được chuyển đổi giống mới như ngô lai, lúa lai cho năng suất cao và làm tăng sản lượng lương thực có hạt, việc canh tác các giống cũ năng suất thấp giảm mạnh nhất là cây lúa nương. Sản lượng lương thực tăng từ 31,5vạn tấn năm 2002 lên 49,3vạn tấn năm 2007. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 335 kg/người/năm năm 2002 lên 477 kg/ người/năm năm 2007.

doc82 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2332 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển cây cao su - Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng đã triển khai đầu tư sang các lĩnh vực khác kể cả đầu tư ra nước ngoài nhầm đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa ngành cao su đi đôi với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chủng loại sản phẩm để sẵn sàng hội nhập vào nền kinh tế Thế giới. Kết quả cụ thể được thể hiện qua các mặt như sau: - Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn ổn định và có lãi, ngay cả những năm 2001-2002 là thời điểm giá cao su trên thị trường xuống thấp nhất trong 30 năm qua thì hạch toán tổng hợp chung của công ty vẫn lãi trên 160 tỷ đồng. Về mặt sản xuất kinh doanh cao su, có thể khẳng định đến nay Tổng công ty đủ sức cạnh tranh trên thị trường Thế giới về mặt chất lượng, chủng loại sản phẩm ngay cả khi nước ta gia nhập vào tổ chức WTO. - Mặt khác do các vườn cây cao su chủ yếu phát triển ở vùng sâu, vùng xa nên hiệu quả của nó còn thể hiện trên các mặt khác như vừa bảo vệ môi sinh môi trường, phủ xanh đất trống đồi trọc, vừa đảm bảo lợi ích xã hội, ổn định chính trị và an ninh quốc phòng. Cụ thể như sau: + Do đặc điểm vườn cây phải gắn liền với cơ sở hạ tầng nên cây cao su đi đến đâu thì các công trình như điện, đường giao thông, trường học, trạm xá đi đến đó; qua đó đã góp phần hình thành và mở rộng các khu thị tứ ở những vùng kém phát triển, nhất là ở khu vực Tây Nguyên( thị trấn ChưPrông, Chưsê, Ngọc Hồi…). Trong kế hoạch 05 năm( 2001-2005) đã đầu tư hơn 340 tỷ đồng để xây dựng 1.411km đường giao thông. Riêng các công trình điện nước đã đầu tư trong 05 năm là 65 tỷ đồng. Với việc xây dựng các cơ sở hạ tầng nêu trên đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội ở các vùng sâu, vùng xa và các vùng giáp biên giới. + Mức sống của người lao động tại các vùng sâu, vùng xa được nâng lên rõ rệt, các chính sách của Nhà Nước được đảm bảo đầy đủ, kịp thời. Các công ty cao su cũng đã đầu tư hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, trạm xá, bệnh viện để phục vụ cho người lao động cũng như dân cư trong vùng dự án. + Sử dụng tốt người lao động dân tộc thiểu số, có những đơn vị tỷ lệ người lao động thiểu số chiếm trên 45%, đã có một bộ phận người dân tộc thiểu số được sử dụng làm công tác khoa học kỹ thuật… + Công tác sản xuất kinh doanh gắn với an ninh quốc phòng cũng được quan tâm đúng mức, đến nay Tổng công ty đã xây dựng được 01 lực lượng tự vệ tương đối mạnh với quân số khoảng 15-16.000 người, chiếm tỷ lệ 20% trên tổng số cán bộ công nhân viên. Lực lượng này đã góp phần không nhỏ trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đã phối hợp chặt chẽ với địa phương xây dựng phương án phòng thủ, chống bạo loạn. Qua đó lực lượng tự vệ cao su đã kịp thời điều động hơn 1.000 người góp phần chống bạo loạn theo sự điều động của cơ quan quân sự địa phương trong 02 lần bạo loạn ở Tây Nguyên vừa qua. II- Tình hình phát triển cây cao su của một số tỉnh miền núi phía Bắc. 1- Tỉnh Lai Châu a- Kết quả theo dõi vườn cao su trồng năm 1993 của tỉnh Lai Châu Năm 1993, Trung Quốc đã giúp tỉnh Lai Châu trồng một vườn cao su tại huyện Phong Thổ và huyện Than Uyên. Kết quả lập sơ đồ và đánh giá hiện trạng vườn cây như sau: - Vườn cao su tại xã Mường Than, huyện Than Uyên: Đây là vườn được trồng từ tháng 5 năm 1993 thuộc dự án phát triển cây công nghiệp của tỉnh Lào Cai. Diện tích được trồng ban đầu là 3,2 ha, mật độ 571 cây/ha. Do thiếu sự hỗ trợ kinh phí đầu tư chăm sóc cho nên chủ hộ đã bỏ hoang vườn cao su và tiến hành trồng xen keo, mỡ vào diện tích đã trồng cao su. Hiện tại vườn cao su còn 142 cây, số cây này có mức độ sinh trưởng rất khác nhau chỉ có 15% số cây có mức độ sinh trưởng tốt, 27% sinh trưởng trung bình, 48% số cây còn lại sinh trưởng kém. Số cây này nằm phân tán khắp diện tích khu đồi đã trồng. Qua lập sơ đồ theo dõi 37 cây trong đó 17 cây đạt tiêu chuẩn cạo và đã tiến hành mở miệng cạo theo dõi sản lượng. - Vườn cao su tại xã Hoang Thèn, huyện Phong Thổ: Vườn này cũng được trồng từ năm 1993 theo chương trình hợp tác giữa huyện Phong Thổ và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với mật độ 571 cây/ha. Cũng giống như vườn cao su tại Than Uyên vườn cao su này bị bỏ hoang không chăm sóc. Chủ hộ gia đình đã tiến hành trồng xen trầu vào lô cao su. Hiện tại vườn còn 19 cây nằm tập trung trên đỉnh đồi. Toàn bộ 19 cây đã được lập sơ đồ theo dõi, trong đó có 16 cây đạt tiêu chuẩn cạo và đã tiến hành mở miệng cạo theo dõi sản lượng. Hầu hết lớp vỏ nguyên sinh của những cây này đã bị tổn thương nghiêm trọng do những vết băm chặt trên thân cây. - Về sinh trưởng: mức độ sinh trưởng của hai vườn cao su là hoàn toàn khác nhau. Cùng một thời gian trồng nhưng cao su tại Phong Thổ có chu vi thân lớn hơn rất nhiều cao su tại Than Uyên. Chu vi thân cây lớn nhất tại Phong Thổ là 111 cm còn tại Than Uyên là 78 cm. Trong điều kiện cả hộ vườn cây đều bị bỏ hoang không được chăm sóc, lại bị canh tranh của cây trồng xen nhưng chúng vẫn sinh trưởng phát triển và một số cây phát triển rất tốt, điều đó chứng tỏ sự thích ứng về sinh trưởng của cây cao su trên điều kiện của Lai Châu. - Về sản lượng mủ: khối lượng mủ có chiều hướng tăng sau mỗi lần cạo. Mức độ tăng khối lượng mủ không đồng đều giữa hai vườn cao su. Cao su tại Mường Than tăng đều và ổn định còn tại Hoang Thèn khối lượng mủ biến thiên không theo quy luật. Nhìn chung khối lượng mủ trên hai vườn là ít. Về cơ bản cao su có thể mở cạo sau 7 năm trồng. Sau hơn 10 năm không được chăm sóc và mở cạo đúng thời điểm do đó các cây cao su trên địa bàn đã trở thành cây dại, mất đi phản ứng cho mủ vốn có của nó. Mặt khác vườn cao su tại Hoang Thèn, huyện Phong Thổ hầu hết lớp vỏ nguyên sinh của cây do nhiều tác động ngoại cảnh đều bị tổn thương nghiêm trọng không còn khả năng cho mủ. - Tình hình sâu bệnh: về sâu hại không có loài sâu hại nào. Về bệnh: bệnh rễ chưa thấy xuất hiện; bệnh thân cành có bệnh nấm hồng; bệnh lá có bệnh phấn trắng. Đây là hai loại bệnh thường gặp trên cây cao su hiện tại thời tiết đang ở mùa khô nên tỷ lệ nhiễm bệnh của cao su ở mức nhẹ. - Theo dõi sự rụng lá và ra lá qua đông: rụng lá: cuối tháng 12; ra lá bắt đầu ra lộc non vào giữa tháng 2, đến tháng 5 cây đã có bộ lá ổn định. Như vậy cao su trên địa bàn có khả năng cho khai thác mủ từ tháng 5 đến tháng 12. - Một số đặc tính phụ: độ cao phân cành của cao su tại Mường Than và Hoang Thèn đều thấp. Có những cây ở độ cao 60cm đã phân cành, tỷ lệ cây phân cành thấp tại Hoang Thèn là 62,5%, còn tại Mường Than là 44%. Với chu kỳ kinh doanh 25-30 năm thì chiều cao phân cành là yếu tố cần được quan tâm sau sinh trưởng và sản lượng mủ. - Chỉ số bít mạch mủ: cao su tại Mường Than và Hoang Thèn có cường độ dòng chảy cao nhưng thời gian cho mủ ngắn có những cây thời gian cho mủ chưa đến 2 giờ. b. Kế hoạch phát triển trong thời gian tới: - Tỉnh Lai Châu xác định cây cao su không chỉ là cây xoá đói giảm nghèo mà là cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh trong thời gian tới. - Năm 2006, tỉnh Lai Châu đã trồng được 132 ha cao su với giống được nhập từ Trung Quốc về trong tại huyện Phong Thổ, hiện nay diện tích cao su này đang sinh trưởng tốt và đang được theo dõi chăm sóc. - Năm 2007, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam phối hợp với các địa phương đã trồng theo một số diện tích cao su mới tại Tam Đường, Sìn Hồ, Phong Thổ. Tuy nhiên vì một số điều kiện không thuận lợi nên tỷ lệ sống của cao su chưa cao. Hiện nay tỉnh Lai Châu đang làm việc với Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam để thành lập Công ty cao su tại Lai Châu. Trong giai đoạn 2008-2010, tỉnh có kế hoạch trồng thêm 5000 ha cao su (năm 2008), phấn đấu đến năm 2020 đạt 20.000 ha tập trung tại các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Than Uyên và Tam Đường. 2- Tình hình phát triển cây cao su tại các tỉnh Điện Biên, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái. Hiện nay các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc đang có chủ trương phát triển cây cao su nhằm mục đích thay đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao hiệu quả kinh tế cao các vùng có tiềm năng đối với cây cao su. -Tỉnh Lào Cai đã phối hợp với một số đơn vị trong và ngoài nước (Trung Quốc) nghiện cứu, quy hoạch và trồng mới cao su tại Thành phố Lào Cai và huyện Bát Xát. . . - Tỉnh Yên Bái cùng xác định cây cao su là cây công nghiệp cần quan tâm đưa vào cơ cấu cây trồng của tỉnh, năm 2008 dự kiến sẽ trồng mới tại các huyện Văn Yên, Mù Cang Chải… - Tỉnh Điện Biên: hiện tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã thành lập Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên, dự kiến năm 2008 trồng 1.000 ha tại huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên, đến 2010 trồng 5.000 ha, đến 2015 trồng 20.000 ha tại các huyện Mường Chà, Mường Nhé, Mường Ẳng. - Tỉnh Hoà Bình: tỉnh đã cấp phép cho doanh nghiệp của Trung Quốc tự đầu tư trồng 10.000 ha cao su trên địa bàn, hiện đang tổ chức khảo nghiệm 10 ha cao su giống Vân Nghiên 77-2 và 77-4. Tỉnh Hoà Bình chủ trương chỉ mở rộng sản xuất trên cơ sở kết quả của nghiên cứu khoa học. 3- Tình hình phát triển cao su tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Theo thông tin của Viện Nghiên cứu cây nhiệt đới tỉnh Vân Nam, diện tích cao su của tỉnh Vân Nam hiện nay khoảng trên 200.000 ha, với năng suất mủ bình quân khoảng 1,5 - 1,7 tấn/ha; tập trung chủ yếu ở vùng Xishaobana (Châu Hồng Hà) và một số vùng khác có khí hậu tương đối ấm về mùa đông; một số huyện ven biên giới Việt Nam như Hà Khẩu, Kim Bình có khoảng 40.000 ha cao su trồng từ những năm 1960, hiện nay vẫn đang sinh trưởng tốt. Kết quả khảo sát tháng 5.2007 của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu tại một số vùng trồng cao su của tỉnh Vân Nam - Trung Quốc cho thấy: mặc dù cao su ở Vân Nam được trồng với diện tích lớn, với nhiều loại địa hình và độ đốc khác nhau nhưng đều được trồng ở những tiểu vùng có khí hậu tương đối ấm với nhiệt độ trung bình về mùa đông không dưới 150c và rất ít khi có sương muối; phần lớn cao su ở Vân Nam do các doanh nghiệp đầu tư trồng, việc thâm canh rất được coi trọng, đặc biệt là việc thiết kế nương đồi: chọn giống tốt, trồng xen, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. 4- Kết luận: Cây cao su sinh trưởng và phát triển tốt tại một số tiểu vùng thuộc miền núi phía Bắc. Việc phát triển cao su ở Trung Quốc và một số nơi ngoài vùng truyền thống là những kinh nghiệm rất quý giá cho chúng ta xây đựng định hướng và kế hoạch phát triển cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Phát triển cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc là khả thi, có cơ sở thực tiễn, tuy nhiên phải xây dựng kế hoạch và lộ trình có đầy đủ cơ sở khoa học. Việc xác định điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tiểu vùng, bộ giống phù hợp và kỹ thuật trồng, chăm sóc là những yếu tố rất quan trọng đảm bảo phát triển thành công cây cao su ở miền núi phía Bắc. Phần thứ tư PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU LÀ HƯỚNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở SƠN LA A- TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA I- Thực trạng đói nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La 1- Tốc độ tăng trưởng GDP - Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 là 11,6%/năm. GDP năm 2005 đạt 15,55%, tăng gấp 1,73 lần so với năm 2000 - Thu nhập bình quân đầu người: 5 năm (2001- 2005) là 245USD; năm 2005 là 260 USD( tương đương với 4,21 triệu đồng/năm); năm 2006 là 316 USD( tương đương với 5,74 triệu đồng/ năm); năm 2007 là 375 USD( tương đương với 6 triệu đồng/năm). 2- Tỷ lệ hộ nghèo 2.1- Theo kết quả điều tra hộ nghèo tính đến tháng 7/2001 toàn tỉnh có 32.942 hộ nghèo, chiếm 20% so với tổng số hộ của toàn tỉnh, trong đó: số hộ nghèo vùng I là 11.246 hộ, chiếm 13,5%; số hộ nghèo vùng II là 7.573 hộ , chiếm 15,5%; số hộ nghèo vùng III là 14.123 hộ, chiếm 46%. Năm 2001 toàn tỉnh có 6/10 huyện thị có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%; có 108/201 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%( trong đó: có 24 xã trên 20%, có 29 xã trên 25%, có 22 xã trên 30%, có 11 xã trên 35%, có 14 xã trên 40%, có 9 xã trên 45%, có 6 xã trên 50%, có 3 xã trên 60%) 2.2- Kết quả điều tra xác định số hộ nghèo của tỉnh Sơn La năm 2005( theo tiêu chí mới) tổng số hộ nghèo là 88.279 hộ, chiếm tỷ lệ 46,03%. Trong đó: - Tỷ lệ hộ nghèo chia theo vùng: vùng I có 91.015 hộ, thì có 29.480 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 32,4% so với số hộ trong vùng và chiếm 33,43% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh. Vùng II có 53.579 hộ, trong đó có 29.834 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 55,68% so với số hộ trong vùng và chiếm 33,79% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh. Vùng III có 47.181 hộ, trong đó có 28.960 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 61,38% so với số hộ trong vùng và chiếm 32,8% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh. - Tỷ lệ hộ nghèo chia theo xã: xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%: 12 xã; xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 10% đến dưới 20%: 10 xã; xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% đến dưới 30%: 17 xã; xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% đến dưới 40%: 28 xã; xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% đến dưới 50%: 66 xã; xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 50% đến dưới 60%: 30 xã; xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 60% đến dưới 70%: 22xã; xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 70% đến dưới 90%: 13 xã; , xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 90% trở lên: 03 xã( xã Xím Vàng, Háng Chú- huyện Bắc Yên; xã Sam Kha- huyện Sốp Cộp). - Tỷ lệ hộ nghèo chia theo dân tộc: +Dân tộc Kinh có 4.181 hộ nghèo, chiếm 12,68% so với số hộ dân tộc Kinh và chiếm 4,73% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh. +Dân tộcThái có 48.985 hộ nghèo, chiếm 46,65% so với số hộ dân tộc Thái và chiếm 55,49% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh. +Dân tộc Mông có 18.534 hộ nghèo, chiếm 75,99% so với số hộ dân tộc Mông và chiếm 21% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh. +Dân tộc Mường có 7.349 hộ nghèo, chiếm 47,02% so với số hộ dân tộc Mường và chiếm 8,33% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh. +Dân tộc Xinh Mun có 3.418 hộ nghèo, chiếm 93,8% so với số hộ dân tộc Xinh Mun và chiếm 3,87% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh. +Dân tộc Dao có 1.533 hộ nghèo, chiếm 43,93% so với số hộ dân tộc Daovà chiếm 1,74% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh. +Dân tộc Khơ Mú có 1.315 hộ nghèo, chiếm 60,68% so với số hộ dân tộc Khơ Mú và chiếm 1,49% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh. +Dân tộc Kháng có 625 hộ nghèo, chiếm 37,07% so với số hộ dân tộc Kháng và chiếm 0,6% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh. +Dân tộc La Ha có 985 hộ nghèo, chiếm 84,19% so với số hộ dân tộc La Ha và chiếm 1,11% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh. +Các dân tộc khác có 1.448 hộ nghèo, chiếm 85,56% so với số hộ dân tộc và chiếm 1,64% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh. 2.3- Năm 2006 tỷ lệ đói nghèo của tỉnh còn 41%, giảm 5,03% so với năm 2005. Năm 2007 tỷ lệ đói nghèo của tỉnh còn 37%, giảm 4% so với năm 2006. 3- Nhà ở tạm Năm 2007 đã hộ trợ làm nhà cho 11.230 hộ nghèo có nhà ở tạm( Chương trình 134 của Chính phủ là 7.720 hộ, Quỹ hỗ trợ làm nhà “ Đại đoàn kết” cho người nghèo là 507 hộ và chương trình 925 của tỉnh là 3.003 hộ); còn lại 14.149 hộ tiếp tục triển khai trong năm 2008. 4- Vấn đề việc làm Theo kết quả điều tra năm 2000 tỷ lệ lao động không có việc làm chiếm 5,3% so với tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi; tỷ lệ lao động khu vực nông thôn không có việc làm chiếm 0,03%; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lực lượng lao động khu vực nông thôn chiếm 72% trên tổng số thời gian lao động trong năm. II- Nguyên nhân Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo và thiếu việc làm của tỉnh tập trung vào các nhóm nguyên nhân chính sau: - Địa hình chung của tỉnh chia cắt phức tạp, khả năng tưới tiêu kém( chủ yếu dựa vào thiên nhiên) đã ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi. - Xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh còn thấp; cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại thấp, chưa tạo ra được sự phân công lại lao động và hình thành thị trường lao động trong tỉnh. - Cơ sở kết cấu hạ tầng đang được quan tâm đầu tư, nhưng còn rất nhiều khó khăn, nhất là giao thông, công trình thủy lợi và các công trình khúc lợi khác. - Nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng gần biên giới, tập quán canh tác sản xuất chủ yếu vẫn là tự cấp tự túc, du canh du cư, chưa đạt tới trình độ cần thiết để kích thích sự phát triển xã hội, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ tiêu dùng của gia đình, sản xuất bị rơi vào tình trạng trì trệ, không kích thích sản xuất và lưu thông hàng hoá. Tập quán sản xuất lạc hậu đang bóc lột và làm khan hiếm dần nguồn tài nguyên thiên nhiên, đang làm cho nhiều vùng đất bị cằn cỗi dần và mất cân bằng sinh thái. Mặt khác, các phong tục tập quán lạc hậu còn gây khó khăn cho việc áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nghèo đói trên địa bàn tỉnh. - Hệ thống chính sách hỗ trợ cho nông thôn miền núi, các chính sách xã hội đối với người nghèo chưa đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo. Các cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện, trong đó có chính quyền cấp cơ sở còn nhiều hạn chế dẫn đến làm giảm hiệu quả của chính sách đối với người nghèo. - Phần lớn các hộ nghèo là đông con, thiếu lao động, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn, trình độ học vấn thấp. Một bộ phận lười lao động mắc vào các tệ nạn xã hội… B- TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG Ở TỈNH SƠN LA 1- Sản xuất lương thực Cây lương thực tăng trưởng khá cao và ổn định, đảm bảo an ninh lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hoá, tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng lương thực đạt 5,25%/năm. Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt tăng từ 10,5 vạn ha năm 2002 lên 13,5 vạn ha năm 2007, chiếm trên 60% tổng diện tích gieo trồng các loại cây ngắn ngày. Hầu hết cây lương thực đã được chuyển đổi giống mới như ngô lai, lúa lai cho năng suất cao và làm tăng sản lượng lương thực có hạt, việc canh tác các giống cũ năng suất thấp giảm mạnh nhất là cây lúa nương. Sản lượng lương thực tăng từ 31,5vạn tấn năm 2002 lên 49,3vạn tấn năm 2007. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 335 kg/người/năm năm 2002 lên 477 kg/ người/năm năm 2007. 2- Cây chè Là cây công nghiệp dài ngày phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của tỉnh Sơn La. Việc phát triển cây chè ở Sơn La đã được các doanh nghiệp và nhân dân đưa vào trồng từ nhiều năm nay. Sơn La định hướng để các thành phần kinh tế một mặt tập trung nguồn lực đầu tư nâng cấp nhà xưởng và đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ ở những cơ sở chế biến hiện có; mặt khác đầu tư xây dựng mới nhiều cơ sở chế biến với những thiết bị và công nghệ hiện đại. Theo đó, xưởng chế biến chè đã tăng từ 7 xưởng năm 2000 lên 16 xưởng năm 2006 với tổng công suất 263 tấn búp tươi/ngày, phần lớn các cơ sở chế biến này đều là thiết bị và công nghệ hiện đại. Những cơ sở chế biến này đã đảm bảo thu mua và chế biến hết số nguyên liệu mà nhân dân sản xuất ra; chất lượng sản phẩm chè Sơn La đã được nâng lên một bước đáng kể, chủng loại sản phẩm phong phú hơn. Nhờ vậy mà sản phẩm chè Sơn La làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó và sản phẩm xuất khẩu đạt 75 - 80% tổng sản phẩm sản xuất ra hàng năm, giá chè xuất khẩu của Sơn La đạt bình quân 0,955 USD/kg. Chè Shan tuyết của Sơn La đã có thương hiệu trên thị trường Quốc tế, được nhiều Công ty kinh doanh phân phối chè và người tiêu dùng trên thế giới biết đến... Phần lớn các đơn vị sản xuất chế biến và kinh doanh chè đến nay đều có lãi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ vNhà nước và người lao động. 3- Các cây công nghiệp chủ lực, cây ăn quả, rau, hoa chất lượng cao 3.1- Cây cà phê: diện tích cà phê năm 2002 là 2.651 ha với sản lượng cà phê nhân 1.509 tấn; năm 2007 diện tích cà phê 3.085 ha, sản lượng cà phê nhân 3.412 tấn. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh và cải tạo các giống cà phê mới thay dần các giống cà phê cũ, nên năng suất quả tươi tăng 87,84%. Sản phẩm cà phê chủ yếu là phục vụ cho xuất khẩu, trong 5 năm (2002-2006) đã xuất khẩu trực tiếp sang Đức, Ba lan, Hà Lan, Mỹ với sản lượng 1.565 tấn, tổng doanh thu xuất khẩu 2,1 triệu USD; năm 2007 xuất khẩu được 476,4 tấn. Cà phê Sơn La đang dần khẳng định uy tín trên các thị trường thế giới, Công ty cà phê và cây ăn quả đang hoàn thiện thủ tục xây dựng thương hiệu cà phê "SOLACO". 3.2- Cây mía: diện tích mía năm 2002 có 4.305 ha, sản lượng đường 7.049 tấn, đến năm 2006 diện tích mía toàn tỉnh hiện còn 4.188 ha (giảm 117 ha).Trong 5 năm qua đã liên tục đầu tư đưa giống mía mới có năng suất cao, trữ lượng đường cao vào sản xuất thay thế giống cũ. 3.3- Cây ăn quả: năm 2002, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh có 23.425 ha với sản lượng quả đạt 45.914 tấn, đến năm 2006 diện tích cây ăn quả 25.130 ha, sản lượng quả tươi đạt 89.818 tấn. Nhiều giống cây ăn quả ôn đới có chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao như cây đào Pháp và cây hồng giòn đã được khảo nghiệm tại Sơn La, từng bước triển khai, tổng kết nhân rộng các mô hình phục vụ cho cải tạo vườn tạp của nhân dân. 3.4- Rau, hoa chất lượng cao và cây cảnh: tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng từng bước được nâng cao; diện tích rau các loại tăng từ 2.852 ha năm 2002 lên 3.642 ha năm 2006; năm 2006 toàn tỉnh trồng được 27 ha hoa cao cấp; có nhiều mô hình trồng rau cho thu nhập từ 50-100 triệu đồng, trồng hoa cho thu nhập 500 triệu đến 1 tỷ đồng trên 1 ha đất canh tác. 4- Một số tồn tại hạn chế trong phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La. - Kinh tế nông nghiệp, nông thôn tuy đã chuyển dịch theo định hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, nhưng tốc độ chuyển dịch chậm; cơ cấu sản xuất đã tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt nhưng tốc độ phát triển chưa cao; việc nhân rộng các mô hình điển hình, tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Kinh tế nông nghiệp tuy tăng trưởng khá nhưng chưa thật vững chắc, tiềm năng đất đai và lao động để phát triển chăn nuôi, đặc biệt gia súc ăn cỏ chưa được khai thác có hiệu quả. Địa bàn sản xuất một số sản phẩm chủ lực còn phân tán; các hoạt động dịch vụ chưa đồng bộ. Khối lượng sản phẩm hàng hoá chủ yếu còn thấp, vùng sản xuất hàng hoá còn nhỏ, chưa đủ mạnh. - Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch còn bất cập, chồng chéo, nhiều qui hoạch trồng cây công nghiệp trên một diện tích đất, tình trạng vi phạm quy hoạch chậm được khắc phục. Chậm ứng dụng, triển khai tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất; công nghệ chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm, tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt để phát triển chăn nuôi còn nhiều hạn chế. - Quan hệ sản xuất nông nghiệp, nông thôn tuy được quan tâm củng cố nhưng tốc độ chuyển biến chậm, quy mô của hợp tác xã nông nghiệp còn nhỏ, hoạt động chủ yếu làm dịch vụ cung ứng giống, phân bón, thủy lợi; tiến độ chuyển đổi, thành lập mới chậm, chất lượng sau chuyển đổi còn thấp. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - kinh tế hộ ở một số vùng chưa chặt chẽ nên gặp khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế, thu hút vốn đầu tư vào sản xuất. - Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tuy được quan tâm đầu tư song còn thiếu tính đồng bộ, hiệu quả công tác quản lý khai thác sau đầu tư thấp, chưa thực sự đảm bảo yêu cầu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững . - Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, mặc dù được đẩy mạnh nhưng chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ. Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa thực sự đồng bộ. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, thiếu tính tự chủ, tự lực của một số đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân ở một số nơi vẫn còn cao. - Kết quả xoá đói giảm nghèo mặc dù có nhiều tiến bộ, song chưa thật vững chắc; đời sống của một bộ phận đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới còn gặp nhiều khó khăn; giải quyết việc làm đối với người lao động ở nông thôn còn là vấn đề bức xúc. - Trong quá trình thực hiện: Cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn còn thiếu đồng bộ; chậm sơ kết, tổng kết, nhận diện các mô hình tốt; chưa khai thác được lợi thế của nông nghiệp, nông thôn; chưa thu hút được các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vốn, công nghệ vào lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. C-NHỮNG ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA I- Đặc điểm tự nhiên, xã hội của tỉnh Sơn La 1- Vị trí địa lý: Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.125 km2 chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nước. Toạ độ địa lý: 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; có chung đường biên giới Việt - Lào dài 250 km, có chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. 2- Đặc điểm xã hội: Sơn La có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện), 203 xã, phường, thị trấn, trong đó có 19 xã biên giới, có 2 cửa khẩu quốc gia. Dân số( năm 2005) là 992.700 người, mật độ bình quân là 70 người/ 1km2; có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân số khu vực thành thị chiếm 12%; dân số khu vực nông thôn chiếm 88% tổng dân số toàn tỉnh. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên năm 2005 thực hiện là 1,69%. Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2000-2005 ở mức 1,85%. 3- Đặc điểm địa hình: Sơn La có độ cao trung bình 600 -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển cây cao su - hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh sơn la.doc
Tài liệu liên quan