Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI 6

1.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng hiện đại 6

1.1.1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng 6

1.1.2. Dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại 9

1.1.3. Đặc điểm chung của các dịch vụ ngân hàng hiện đại 19

1.2. Xu hướng phát triển của hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại và vai trò của nó. 20

1.2.1. Cơ sở khách quan của sự phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại.

1.2.2. Sự bùng nổ của các dịch vụ ngân hàng hiện đại và các xu hướng phát triển 23

1.2.3. Vai trò (Vị trí) của các dịch vụ ngân hàng hiện đại 26

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại28.

1.3.1. Nhân tố khách quan 29

1.3.2. Nhân tố chủ quan. 31

1.4. Kinh nghiệm Trung Quốc. 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM. 41

2.1. Các nhân tố tác động cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam. 41

2.1.1. Nhu cầu thực tế của nền kinh tế 41

2.1.2. Nhu cầu của chính hoạt động NHTMVN 42

2.1.3. Hệ thống pháp lý 44

2.1.4. Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin viễn thông 44

2.2. Tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam 45

2.2.1.Tình hình phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại 45

2.2.2. Tình hình phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại 47

2.3. Nhận xét và đánh giá chung về tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam. 69

2.3.1. Những thành tựu đạt được 69

2.3.2. Những tồn tại 73

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 76

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC. 86

3.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 86

3.1.1. Mở của hội nhập kinh tế quốc tế và thách thức đặt ra đối với hệ thống NHTMVN 86

3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập 91

3.2. Giải pháp thúc đẩy các hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 92

3.2.1. Về phía các NHTMVN 92

3.3.2. Về phía Chính phủ và ngân hàng nhà nước 102

KẾT LUẬN 107

 

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng khác... Nhờ đó, năng lực công nghệ thông tin của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được cải biến. Các NHTM lớn đã xây dựng được nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển và tiêu chuẩn quốc tế. Các tiểu dự án như: “Thanh toán điện tử liên ngân hàng” được đưa vào khai thác vận hành từ tháng 5/2002. Tiểu dự án của WB với 5 module chính là bán lẻ, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, chuyển tiền và thông tin quản lý... và hàng loạt các dự án công nghệ thông tin khác nhằm mục đích nâng cấp, mở rộng, phát triển nền tảng Công nghệ thông tin hiện đại cũng được đồng loạt triển khai. Đặc biệt là từ năm 2001, NHNTVN bắt đầu triển khai hình thức giao dịch một cửa cho phép khách hàng thực hiện được nhiều yêu cầu tại một nơi, tiết kiệm được thời gian giao dịch. Với sản phẩm VCB-Online được triển khai vào tháng 5/2002, lần đầu tiên dịch vụ gửi một nơi, rút nhiều nơi được cung cấp tại Việt Nam, được khách hàng hưởng ứng nhiệt tình. Sau đó loại hình này đã được triển khai và nhân rộng tới các NHTMQD khác như NHCT, NHĐT&PT (năm 2003) và một số NHTMCP đã tạo đà cho các dịch vụ ngân hàng hiện đại phát triển. Chỉ chừng 3- 4 năm trước đây, khách hàng có thể chưa hề biết đến những tiện ích như ngồi nhà giao dịch với ngân hàng hay như gửi tiền một nơi rút tiền nhiều nơi. Giờ đây, tiện ích này có vẻ dần quen thuộc hơn khi ngày càng nhiều ngân hàng nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá ngân hàng. Cho đến nay, hầu hết các Ngân hàng đều đã mở các Website riêng để giới thiệu về các dịch vụ của mình như thủ tục chuyển tiền, mức phí chuyển tiền, thủ tục và điều kiện vay vốn, tỷ giá hàng ngày, biểu lãi suất đang áp dụng… Dịch vụ thẻ và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, phát triển rất đa dạng và phong phú, phát triển như một làn sóng mới ở Việt nam. *- Dịch vụ ngân hàng điện tử: NHNTVN và ngân hàng thương mại cổ phần á Châu (ACB) là hai ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng điện tử. Tháng 3 năm 2001 ACB khai trương dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking) thông qua mạng Intranet. Để làm nghiệp vụ này ACB đã hợp tác với Công ty phát triển phần mềm và truyền thông VASC ký kết “ứng dụng chứng chỉ số trong giao dịch ngân hàng điện tử”. Khách hàng được quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch với Ngân hàng. Với dịch vụ Home Bangking, khách hàng có tài khoản tại ACB có thể dùng tiền trên tài khoản của mình để thực hiện tất cả các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng như: Chuyển khoản (Funds transfer): Cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình đến các tài khoản khác trong cùng hệ thống ACB. Thanh toán hoá đơn (Bill payment): Cho phép thanh toán hoá đơn điện, điện thoại, nước, Internet,…có đăng ký trước với ngân hàng. Chuyển tiền (Money transfer): Cho phép chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại ACB đến người nhận tiền bằng chứng minh thư nhân dân, passport…trong hoặc ngoài hệ thống; Ngoài ra khách hàng còn có thể thực hiện tra cứu thông tin, liệt kê giao dịch tài khoản của mình. Mỗi doanh nghiệp sẽ được sử dụng hai user, một để xác nhận lệnh có mã số truy cập, mật khẩu khác nhau. VASC bảo mật và bảo đảm an toàn các chữ ký điện tử trong thanh toán cho khách hàng. Từ cuối năm 2002 VASC cũng đã phối hợp với ACB phát triển và đưa vào thử nghiệm dịch vụ Mobile-Banking (viết tắt là M-Banking). Bắt đầu từ ngày 01/08/2003 dịch vụ này chính thức được đưa vào hoạt động qua số 997. Theo đó, tất cả khách hàng có điện thoại di động, mở tài khoản tại ACB, được cấp mã số truy cập và mật khẩu là có thể thực hiện thanh toán tiền mua hàng hoá và dịch vụ ở bất kỳ nơi nào có phủ sóng điện thoại di động với nội dung tin nhắn ngắn gọn: mã số đại lý nơi thanh toán tiền, số tiền sẽ trả, mật mã của khách hàng. NHNTVN: Năm 2000 đã triển khai ứng dụng thành công phần mềm hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại dựa trên nguyên tắc cung ứng những dịch vụ ngân hàng phù hợp với thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế với mục tiêu giải phóng khách hàng nhanh nhất mang tên VCB-Vision 2010. Đây là phần mềm hệ thống được phát triển trên nền tảng thiết kế của Mỹ, được Công ty Silverlake Snd.Bhd của Malaysia cung cấp và được phía NHNTVN chỉnh sửa, bổ xung rất nhiều cho phù hợp với môi trường pháp luật của Việt Nam và để phát triển một loạt các dự án công nghệ ngân hàng theo định hướng Chiến lược tổng thể đến năm 2010. Hệ thống này là sự tích hợp của 6 Module (CIF, DD, FD, LN, RM, GL) với mức độ sử dụng và đáp ứng yêu cầu khác nhau: +) Module Quản lý hồ sơ khách hàng (CIF): Đây là hạt nhân trong hệ thống ngân hàng bán lẻ được sử dụng để quản lý tập trung toàn bộ thông tin về một khách hàng bằng việc kết nối đồng bộ với tất cả các Module nghiệp vụ khác trong toàn hệ thống. Theo hệ thống thì mỗi khách hàng chỉ được tạo ra một hồ sơ khách hàng duy nhất có thể mở ra sử dụng ở bất kỳ chi nhánh nào. Như vậy, nó cho phép khai thác triệt để các thông tin từ tổng quát đến chi tiết nhất về bản thân khách hàng và hoạt động giao dịch của khách hàng đó trên toàn hệ thống NHNTVN. Hệ thống này trợ giúp rất nhiều cho công tác quản lý và chăm sóc khách hàng nếu ngân hàng khai thác triệt để các thông tin đã cung cấp. +) Module Quản lý tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (DD): Module này được áp dụng cho hai mảng nghiệp vụ: tiền gửi thanh toán của các đối tượng khách hàng và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Đây là những nghiệp vụ cơ bản trong giao dịch ngân hàng, được sử dụng thường xuyên và được ứng dụng trên phạm vi rộng tại hầu hết các phòng ban trong toàn hệ thống. So với hệ thống cũ, một số tiện ích mới đã được ứng dụng trên Module này để cung cấp dịch vụ mới, hiện đại cho khách hàng. Ví dụ: chức năng điều chuyển tiền tự động, trả lãi hay gốc tiền vay tự động, đầu tư tự động, trả lương tự động cho khách hàng… Hệ thống này đã khẳng định được tính tiện lợi, ưu việt và hiệu quả, nhất là tại những chi nhánh có quy mô hoạt động trung bình và lớn, là những nơi áp dụng tính tự động sẽ giảm được khối lượng lớn thao tác cho người sử dụng. +) Module Quản lý tài khoản tiền gửi có kỳ hạn (FD): Module này được áp dụng cho các nghiệp vụ: tài khoản tiền gửi có kỳ hạn của các đối tượng khách hàng; tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn; kỳ phiếu, trái phiếu. Hệ thống hiện tại đã có nhiều cải tiến và tự động hoá cao so với hệ thống quản lý trước đây và đã được người sử dụng ủng hộ nhiều với các chức năng như: trả lãi tự động theo nhiều phương thức nhận lãi, in ấn tự động trên chứng chỉ của khách hàng, tự động tất toán tài khoản… góp phần vào thành công của ngân hàng trong việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, khai thác và tập trung nguồn vốn ngoại tệ nhàn rỗi trong dân cư để đầu tư cho các dự án lớn. +) Module Quản lý tiền vay (LN): Đây là mảng nghiệp vụ phức tạp và có rất nhiều điểm khác biệt so với hệ thống quản lý cũ của ngân hàng. Do ở Việt Nam có rất nhiều quy chế áp dụng cho hoạt động tín dụng nên Module này phải thay đổi rất nhiều, thậm chí có cả những yêu cầu làm thay đổi tận gốc chương trình được cung cấp cho phù hợp với pháp luật Việt Nam. +) Module Quản lý nghiệp vụ chuyển tiền (RM): Module này được phía đối tác thiết kế mới hoàn toàn theo yêu cầu của VCB để dùng cho các nghiệp vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, thanh toán séc nhờ thu, chuyển đổi ngoại tệ… Do được thiết kế mới, chưa qua sử dụng thực tế nên Module này còn một số phần chưa hoàn thiện, còn đang tiếp tục cải tiến. +) Module quản lý tài khoản nội bộ (GL): ở module này, các phương pháp hạch toán và cách thức quản lý được thiết kế tương đối phù hợp với yêu cầu của nghiệp vụ quản lý tài khoản nội bộ. Thực tế cho thấy module này đã hoạt động tốt và ổn định. Tuy nhiên, việc lấy báo cáo từ các tài khoản nội bộ thì chưa đáp ứng được yêu cầu, một số báo cáo vẫn phải tạo trên hệ thống cũ. Với 6 Module trên, hệ thống ngân hàng bán lẻ sau khi triển khai đã mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng: áp dụng hình thức quản lý tập trung, xử lý dữ liệu trực tuyến (on-line) trên toàn hệ thống làm cơ sở để ngân hàng quản lý vĩ mô, giám sát tốt hơn. Xây dựng nền tảng công nghệ hiện đại dựa trên khả năng xử lý tập trung của hệ thống, làm cơ sở cho việc triển khai một số dự án công nghệ tiếp theo của ngân hàng. Giúp ngân hàng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung ứng, tăng chất lượng dịch vụ, vận hành thông suốt hình thức giao dịch một cửa, rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng. Tăng cường được khả năng bảo mật và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh do hệ thống được quản lý phân cấp và phân quyền truy cập chặt chẽ. Dữ liệu được tiêu chuẩn hoá, tạo điều kiện cho việc hòa nhập thị trường tài chính thế giới sau này. Năm 2001, hệ thống ngân hàng lõi “VCB Core Banking” và Tiểu dự án WB với 5 module chính là bán lẻ, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, chuyển tiền và thông tin quản lý đã được nghiệm thu và đưa vào hoạt động cho phép tập trung hoá và vi tính hoá mọi thông tin và xử lí giao dịch cho khách hàng cũng như thay đổi tập quán giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng theo hướng “giao dịch một cửa”. Trên nền tảng này, NHNTVN đã phát triển hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại khác như: . Internet-Banking: Tháng 12/2001, NHNTVN khai trương trang web riêng của mình có địa chỉ truy cập là www.vietcombank.com.vn với các nội dung chính gồm phần giới thiệu chung về NHNTVN, giới thiệu các sản phẩm hiện có, tin tức tài chính-ngân hàng nổi bật trong nước và quốc tế, giải đáp các thắc mắc của khách hàng và có giao diện để link trực tiếp với dịch vụ Ngân hàng trực tuyến. Thông qua môi trường Internet, NHNTVN có thể giới thiệu các sản phẩm của mình cho khách hàng, quảng bá thương hiệu đi khắp nơi với một chi phí rẻ. Với khách hàng có tài khoản mở tại ngân hàng, dịch vụ Internet-Banking cung cấp cho khách hàng một mã số truy cập giúp khách hàng truy vấn được số dư tài khoản. Cách thức này đạt độ linh hoạt cao, thể hiện rõ hơn ý nghĩa của một ngân hàng bán lẻ đa quốc gia, bỏ qua giới hạn về thời gian và địa lý, cho phép khách hàng truy cập bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu trên toàn thế giới. Auto-Banking: Đây là kênh phân phối thông qua mạng lưới máy rút tiền tự động (ATM) và các đơn vị chấp nhận thẻ (POS) của NHNTVN. Hệ thống giao dịch tự động của NHNTVN được khai trương vào tháng 5/2002 cùng với việc tung ra thị trường sản phẩm thẻ Connect-24, tạo ra lợi thế đặc biệt về thời gian phục vụ theo đúng công thức 24*7 (24h/ngày và 7 ngày/tuần). Đến tháng 8/2003, NHNTVN khai trương dịch vụ V-CBP “VCB Cyber Bill Payment” cho phép thanh toán một số loại hoá đơn qua máy ATM. Tuy nhiên, qua kênh ngân hàng tự động này, chức năng rút tiền mặt vẫn là chức năng được sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra, kênh này còn sử dụng các chức năng vấn tin, chuyển khoản, làm từ thiện. Chức năng nhận tiền gửi vẫn chưa được thực hiện qua kênh giao dịch này. Ngoài thẻ Connect-24, hệ thống ATM của NHNTVN còn chấp nhận cho 5 thẻ quốc tế thông dụng nhất rút tiền VND. NHNTVN là ngân hàng đi đầu trong việc trang bị hệ thống máy ATM với số lượng hiện có lên tới hơn 700 máy. Mạng ATM của NHNTVN là lớn nhất Việt Nam, phân bố chủ yếu ở các trung tâm thương mại lớn, các văn phòng chi nhánh của ngân hàng. Kênh phân phối này từ khi ra đời đã được khách hàng hưởng ứng nhiệt tình thể hiện ở chỗ số lượng thẻ VCB-Connect 24 tăng đột biến và tại một số ATM đặt trong các khu vực trọng điểm. .“VCB Money” là sản phẩm cung ứng dịch vụ "Home-Banking” và “eBank” (Ngân hàng tại nhà, ngân hàng điện tử/ trực tuyến) giúp cho khách hàng có thể thực hiện giao dịch với ngân hàng không cần phải tới ngân hàng, tiết kiệm được chi phí và thời gian đi lại, miễn phí sử dụng. Kênh này cung cấp hai mảng dịch vụ: Dịch vụ cung cấp thông tin cho phép truy vấn số dư tài khoản, truy vấn thông tin chung như tỷ giá hối đoái, biểu phí, lãi suất, in sổ phụ tài khoản, truy vấn sao kê hoạt động tài khoản theo yêu cầu. Dịch vụ thanh toán gồm chuyển tiền đi trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, trả lương nhân viên. .“VCB Global Trade” là sản phẩm tài trợ thương mại với khả năng tích hợp với các sản phẩm khác đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch thương mại của khách hàng trên toàn thế giới. .“VCB Treasure” là sản phẩm kinh doanh vốn với khả năng quản lý tập trung nguồn vốn của khách hàng sẽ đem lại nhiều tiện ích, làm tăng khả năng sinh lời cho đồng vốn gửi ngân hàng. Mặt khác, với việc quản lý tập trung thông tin, NHNTVN còn đưa ra các sản phẩm tư vấn cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ, đảm bảo đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng. .SMS-Banking( Dịch vụ ngân hàng di động) và dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB i-B@nking: Chính thức được VCB triển khai thực hiện vào tháng 12 năm 2006, hiện tại chỉ thực hiện cung ấp cho khách hàng các tiện ích như: Cung cấp các thông tin chung của ngân hàng: . Tỷ giá, lãi xuất do NHNTVN công bố. . Tra cứu địa chỉ các điểm giao dịch, địa điểm đặt máy ATM của NHNTVN. Cung cấp các thông tin cá nhân: . Tra cứu số dư tài khoản các loại: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, các loại giấy tờ có giá, tiền vay; . Tra cứu hạn mức thẻ tín dụng; Cho đến nay, nhìn chung nhiều NHTM ở nước ta đã chú ý phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh ngân hàng đi đầu là NHNTVN và ACB, nhiều ngân hàng khác cũng đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Techcombank đã lắp đặt và triển khai phần mềm Globus (giải pháp công nghệ ngân hàng hiện đại của hãng Temenos Holding NV Thụy Sĩ được triển khai tại các chi nhánh của ngân hàng này). Các sản phẩm đang được thiết lập là : Tài khoản thấu chi, F@sti-Bank. Techcombank là NHTM đầu tiên cho ra sản phẩm F@sti-Bank vào tháng 06/2007. Với sản phẩm này, khách hàng truy cập qua Internet có thể thực hiện các dịch vụ và tài khoản của mình như: chuyển khoản thanh toán tiền cho các tài khoản trong hệ thống Techcombank, tài khoản tại ngân hàng khác, cập nhật giao dịch tài khoản…Bên cạnh đó Techcombank đang cung ứng hai dịch vụ ngân hàng điện tử là Telebank và Home-Banking. Telebank là hệ thống dịch vụ thanh toán trực tuyến từ xa cho phép khách hàng có tài khoản tiền gửi tại Techcombank thực hiện thanh toán điện tử với ngân hàng ngay tại nơi làm việc của mình. Telebank có độ bảo mật cao vì sử dụng công nghệ sinh mã ngẫu nhiên duy nhất có tên Certificate của Microsoft, được thiết kế theo dạng một phần mềm ứng dụng được cài đặt vào máy khách hàng. Phần mềm này được kết nối với ngân hàng qua đường truyền Dial-up, làm việc được ở cả hai chế độ, chế độ Offline cho phép xem thông tin để duyệt điện trước khi chuyển sang chế độ Online để chuyển đi. Còn với Techcombank Home Banking cho phép ngân hàng tiếp cận với ngân hàng qua bốn sản phẩm: - Techcombank Fast Access: Hệ thống truy vấn số dư tài khoản thông qua trang chủ của Techcomnbank. - Techcombank Mail Access: Dịch vụ theo dõi và gửi thông tin giao dịch tài khoản khách hàng tự động qua E-mail mỗi khi tài khoản có giao dịch. - Techcombank Mobile Access: Cung cấp thông tin số dư và giao dịch tài khoản khách hàng tự động bằng tin nhắn SMS. - Techcombank voice Access (Viết tắt Vocaly): Mọi thông tin về số dư và giao dịch tài khoản, thông tin tỷ giá, lãi xuất,…được cấp qua tổng đài tự động khi quay 1570. Cùng với ACB, NHNTVN, Techcombank, các ngân hàng cổ phần khác như Đông á, Phương Nam, Sacombank. Eximbank, VPBank, VIBBank, Hamubank, BIDV, NHCTVN, NHNN&PTNTVN,…cũng đã nỗ lực triển khai một số dịch vụ ngân hàng điện tử như: Internet Banking, Telephone Banking, Mobile banking, Home Banking,…để phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Có thể thấy rằng, thời gian gần đây, với ý thức về vấn đề cạnh tranh và hội nhập, nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin hệ thống ngân hàng thương mại trong nước đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, thu được nhiều kết quả nổi bật trong việc đa dạng hoá dịch vụ, phát triển các ứng dụng ngân hàng điện tử. Đến nay có thể thống kê được các dịch vụ ngân hàng điện tử được cung cấp trong nước như sau: *Với dịch vụ Internet banking, hiện tại ở Việt Nam hầu hết các ngân hàng đều đã có trang Web riêng để khách hàng truy vấn thông tin. Hầu hết các NHTM đã cung cấp dịch vụ xem số dư, còn dịch vụ thanh toán qua Internet thì Techcombank là NHTM đầu tiên đưa thực hiện với tên gọi sản phẩm F@sti-Bank, Khách hàng muốn chuyển tiền qua Internet chỉ cần đến Techcombank xin đăng ký dịch vụ F@sti-Bank, chỉ với mức phí ban đầu là 55.000vnđ và 440.000vnđ để mua thiết bị bảo mật cài đặt tại nhà là có thể thực hiện được dịch vụ chuyển tiền nội địa trong và ngoài hệ thống Techcombank. *Telephone Banking-dịch vụ ngân hàng qua điện thoại hiện đã có một số ngân hàng cung cấp như: NHNT Hồ Chí Minh, ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank, *Mobile Banking- Giao dịch ngân hàng qua điện thoai di động. Hiện tại dịch vụ này đang được một số ngân hàng cung cấp như: ACB, Techcombank, Phương nam, NHCTVN, NHNTVN. Riêng ACB là ngân hàng cung cấp dịch vụ này mạnh nhất với nhiều tiện ích được ưa chuộng như: báo số dư tự động đến điện thoại di động của khách hàng mỗi khi số dư trên tài khoản thay đổi, thanh toán tiền điện, điện thoại, nước, …qua điện thoại di động… *Home Banking- dịch vụ ngân hàng tại nhà. Hiện dịch vụ này đang được cung cấp bởi một số ngân hàng như: NHĐT&PTVN, ACB, Techcombank, Eximbank, NHNTVN. *- Dịch vụ thẻ: Dịch vụ thẻ ngân hàng bắt đầu được triển khai ở Việt Nam vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước với việc NHNN ban hành quyết định số 74/QĐ-NH1 về “ Thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán” và cho phép triển khai thí điểm tại NHNTVN. Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1995, các ngân hàng Việt Nam chủ yếu thực hiện vai trò làm ngân hàng đại lý thanh toán thẻ quốc tế cho các ngân hàng nước ngoài là thành viên chính thức của các Tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard, American Express để phục vụ đối tượng khách hàng là người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam. Dịch vụ thẻ Việt Nam thực sự có những bước chuyển biến đầu tiên với việc 4 NHTM (NHNTVN, ACB, EXIMBANK và ngân hàng liên doanh Chohung Vina) trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard vào năm 1996, thiết lập hệ thống nối mạng trực tiếp với MasterCard để thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế và chính thức cung ứng dịch vụ phát hành thẻ quốc tế đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư thu nhập cao, chi tiêu chủ yếu tại nước ngoài. Cũng trong năm 1996 (tháng8), Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam – một tổ chức nghề nghiệp, trực thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam được thành lập trên cơ sở đề xuất của 4 thành viên sáng lập là các NHTM trên. Năm 1997, NHNTVN và ACB trở thành thành viên chính thức của TCTQT Visa, đồng thời NHNTVN trở thành đối tác độc quyền của Công ty American Express vào năm 2002. Cũng trong năm 2002, với việc triển khai thành công hệ thống core-banking, các ngân hàng Việt Nam bắt đầu phát hành thẻ nội địa và phát triển mạng lưới giao dịch tự động ATM, đáp ứng nhu cầu của dân cư Việt Nam, thực hiện chủ trương đẩy mạnh các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN. Đến nay, Hội thẻ Ngân hàng Việt nam đã có 20 ngân hàng (chiếm 90% thị phần), gồm hầu hết các NHTMVN . Những năm gần đây đã chứng kiến sự nổi lên của các NHTM tham gia phát hành thẻ và sự bùng nổ của số lượng thẻ phát hành sự đa dạng phong phú của các loại hình thẻ phát hành. Sự thay đổi nhảy vọt được bắt đầu từ năm 2002 khi các ngân hàng bắt đầu triển khai phát hành thẻ ghi nợ nội địa/ATM. Chỉ trong năm 2002 đã có 25000 thẻ phát hành mới, gần gấp đôi giai đoạn 1996-2001. Giai đoạn từ năm 2002 đến nay thể hiện sự phát triển theo cấp số nhân của khách hàng sử dụng thẻ. Trong ba năm liên tiếp, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 300%. Cuối năm 2006 số thẻ phát hành tại Việt Nam ước đạt 3,5 triệu thẻ. Số thẻ phát hành gia tăng cũng kéo theo việc doanh số sử dụng thẻ tăng trưởng với mức độ kỷ lục. Chỉ tính riêng doanh số sử dụng thẻ quốc tế trong giai đoạn 2002-2006, doanh số sử dụng thẻ ước tăng 50 lần. Năm 2006, doanh số sử dụng thẻ đạt khoảng 200 triệu USD.(Biểu đồ số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán thẻ) Biểu 1. Số lượng thẻ phát hành của các NHTM Đơn vị: 1000 thẻ (Nguồn: Hội nghị Thanh toán Thẻ 2006) Biểu 2. Doanh số sử dụng thẻ quốc tế của các NHTM Đơn vị: Triệu USD (Nguồn: Hội nghị Thanh toán Thẻ 2006). Biểu 3. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại các NHTM Đơn vị: Triệu USD (Nguồn: Hội Thanh toán Thẻ 2006). Thị trường thanh toán thẻ cũng có những bước phát triển nhanh chóng và vững chắc với mức tăng 09 lần trong giai đoạn 2002-2006. Mạng lưới ĐVCNT (đơn vị chấp nhận thẻ) cũng được mở rộng từ vài trăm đơn vị lên tới 14.000 đơn vị, từ chỗ phục vụ du khách, các doanh nhân nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam đến nay đã mở rộng đến các tầng lớp dân cư trong xã hội. Không chỉ phát triển về lượng, mạng lưới ĐVCNT cũng được phát triển về chất. Nếu như trước đây các ĐVCNT chủ yếu sử dụng máy cà tay, đến nay 80%-90% số ĐVCNT đã được trang bị máy chấp nhận thẻ (EDC). Kênh giao dịch tự động (ATM) cũng được các ngân hàng chú trọng phát triển để mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu giao dịch 24/24 của khách hàng. Cách đây 9 năm (năm 1996), khi NHNTVN kết hợp cùng với NHNN triển khai lắp đặt 2 chiếc máy rút tiền tự động (ATM) đầu tiên tại Hà nội, nhiều người ngay trong lĩnh vực ngân hàng cũng đặt câu hỏi rằng: Dùng máy ATM để làm gì, đầu tư như thế có hợp lý không? Khi đó, việc đầu tiên của các cán bộ tin học ngân hàng là khuyến khích mọi người sử dụng ATM, bằng cách đề nghị ngân hàng trả lương cho cán bộ nhân viên qua máy ATM. Mấy năm đầu cũng chỉ triển khai thực hiện ở NHNTVN. Thẻ ATM lúc đó suy cho cùng cũng chỉ là phương tiện để rút tiền mặt. Như vậy mục tiêu sử dụng thẻ để giảm thiểu tỷ lệ giao dịch tiền mặt trong nền kinh tế vẫn chưa thực hiện được. Tuy nhiên, đó cũng là bước khởi đầu quan trọng cho sự phát triển của thẻ ATM sau này. Sau đó một vài NHTM thực hiện trả lương qua thẻ và tiếp tục triển khai thực hiện trên diện rộng cho các doanh nghiệp, tổ chức, công ty. Số lượng người sử dụng thẻ và số lượng máy ATM lắp đặt trên toàn quốc ngày một tăng dần và đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây. Do sự phát triển của khoa học công nghệ, nền kinh tế, chủ trương phát trển các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt của chính phủ, nhu cầu sử dụng thẻ ngày càng tăng, hệ thống máy ATM lắp đặt trên toàn quốc tăng mạnh. Năm 2000 đến 2003 số lượng máy ATM là 300 máy, đến nay số lượng máy trên thị trường đã lên tới hơn 5.000 máy có mặt tại hầu hết các tỉnh thành phố trên cả nước (số liệu cụ thể thể hiện dưới bảng sau). Thống kê số lượng máy ATM ở Việt Nam Năm Số lượng 1996 2000-2003 2004-2005 2006 Tháng8/2007 ATM 02 300 1500 2000 5000 (Nguồn http:// www.vnpost.dgpt.gov.vn/bao_2007/so33/bdkh và báo cáo hội nghị tt Thẻ 2006) Đến nay, các loại thẻ phát hành đã tương đối đa dạng về chủng loại; phong phú về mẫu mã. Ngoài những loại thẻ cơ bản, giờ đây đã có rất nhiều loại thẻ khác nhau; mỗi một ngân hàng đều có những sản phẩm thẻ đặc trưng riêng biệt của mình. Ví dụ như NHNTVN thì có thẻ MTV, VCB Conect 24; NHCTVN thì có thẻ E-Partner; NHNN&PTNTVN thì có thẻ Success; Techcombank thì có thẻ F@stAcces, thẻ chip của VPBank – VPBank Platium…Mỗi đối tượng khách hàng lại được phát hành một loại thẻ riêng đặc trưng như thẻ dành cho thanh niên, thẻ dành cho phụ nữ; thẻ dành cho thương gia… Các dịch vụ đi kèm với thẻ cũng ngày càng phong phú, làm tăng tính năng sử dụng thẻ. Thẻ ngân hàng không chỉ đơn thuần là một phương tiện dùng để rút tiền mặt nữa, và dường như nó đang đi theo chiều hướng mong đợi của Chính phủ, đó là trở thành phương tiện thanh toán điện tử thay cho phương tiện thanh toán bằng tiền mặt. Dịch vụ thẻ ngày nay đã mang lại nhiều tiện ích khác như: Dịch vụ vấn tin số dư, in sao kê tài khoản, chuyển khoản, mua hàng hoá và dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ; trả phí định kỳ đối với các khoản thanh toán thường xuyên như: trả tiền bảo hiểm, trả cước điện thoại, thanh toán tiền điện, nước, chuyển tiền ủng hộ từ thiện, chuyển tiền trong cùng hệ thống… Có thể nói, năm 2000 là năm đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung và của các NHTM nói riêng. Chiến lược hiện đại hoá của các NHTM, trong đó chiến lược hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là chiến lược mang tính tiên phong, dẫn dắt và tạo đà cho các NHTM đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại. Bắt đầu từ đây, chúng ta được chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử phát triển của hệ thống NHTMVN. Đặc biệt là hai năm trở lại đây, với chủ trương thực hiện cơ cấu lại bộ máy NHTM, thực hiện cổ phần hoá các NHTM, với tinh thần củng cố, đổi mới, phát triển hệ thống NHTM, nâng cao tính cạnh tranh và giữ vững vị thế để hội nhập, các NHTMVN đã nỗ lực, gấp rút mở rộng thị phần, tăng cường sức mạnh về mọi mặt: vốn, công nghệ, nhân lực, sản phẩm dịch vụ… Trong đó, rõ ràng là, các sản phẩm dich vụ ngân hàng mới, hiện đại đang là đích ngắm để các NHTM chạy đua phát triển. Đó là hình thức tìm kiếm, chiếm lĩnh và tạo ra sự khác biệt hoá trong mỗi sản phẩm dịch vụ ngân hàng của mỗi một NHTM. Đó là sự sống còn, sự tồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3359.doc.doc
Tài liệu liên quan