Đề tài Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1. Tổng quan về thẻ tín dụng 2

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thẻ tín dụng 2

1.1.2. Khái niệm và phân loại thẻ tín dụng 5

1.1.3. Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng 8

1.1.4. Vai trò của thẻ tín dụng 11

1.1.4.1. Đối với nền kinh tế- xã hội: 11

 1.1.4.2. Đối với người sử dụng thẻ 11

 1.1.4.3. Đối với Đơn vị chấp nhận thẻ 12

1.1.4.4. Đối với ngân hàng 12

1.2. Nội dung phát triển dịch vụ thẻ tín dụng Ngân hàng thương mại 12

1.2.1. Quan niệm về phát triển 12

1.2.2.1 Phát triển doanh số phát hành và sử dụng thẻ dựa trên việc đảm bảo các quy trình, nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng. 13

1.2.2.2. Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng trên cơ sở giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh thẻ 14

1.2.3. Hoạt động của Ngân hàng thương mại trong việc phát triển thẻ tín dụng 15

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng thương mại. 20

1.2.4.1 Các nhân tố khách quan 20

1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan 22

1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng ở một số nước trên thế giới và bài học rút ra đối với Việt Nam 22

Kết luận chương 1 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 24

2.1. Tổng quan về Sở Giao dịch 24

2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch 25

2.2.1. Một số quy định về thẻ tín dụng do Sở Giao dịch phát hành 25

2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch 32

2.3. Đánh giá về phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch 40

2.3.1. Những kết quả đạt được 40

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 42

2.3.2.1 Hạn chế 42

2.3.2.2 Nguyên nhân 43

Kết luận chương 2 45

CHƯƠNG 3: Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 46

3.1. Mô hình SWOT và định hướng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của Sở Giao dịch 46

3.1.1. Mô hình SWOT với dịch vụ thẻ tín dụng của Sở Giao dịch trong điều kiện kinh doanh hiện nay của Việt Nam 46

3.1.2. Định hướng phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng của Sở Giao dịch trong thời gian tới 50

3.2. Đề xuất nhằm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch 51

3.2.1. Phát triển chiến lược Marketing 51

3.2.1.1. Thực hiện chính sách sản phẩm, nghiên cứu nhu cầu khách hàng, đề xuất với Hội sở chính trong công tác đa dạng hoá sản phẩm, tạo hình thức độc đáo, phù hợp 51

3.2.1.2. Hợp lý hoá chi phí sử dụng thẻ 53

3.2.1.3. Thực hiện mở rộng các kênh phân phối, các điểm bán sản phẩm thẻ tín dụng 54

3.2.1.4. Thực hiện chính sách khuyếch trương, quảng cáo 54

3.2.1.5. Đẩy mạnh công tác tiếp thị và có chính sách khách hàng phù hợp 55

3.2.2. Hoàn thiện và đơn giản hoá quy trình phát hành thẻ 55

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng thẻ 56

3.2.4. Tăng cường các biện pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sản phẩm thẻ ghi nợ 57

3.2.5. Thúc đẩy việc thanh toán thẻ tín dụng 58

3.2.6. Tăng cường đầu tư cho hệ thống trang thiết bị kỹ thuật 58

3.2.7. Tăng cường công tác quản lý và phòng ngừa rủi ro 60

3.2.8. Phát triển nguồn nhân lực 62

Kết luận chương 3 63

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 6333 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển thẻ tín dụng tại NHTM nói chung và Sở Giao dịch VCB nói riêng, trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp khắc phục. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về Sở Giao dịch Được thành lập từ 1 tháng 4 năm 1963 mà tiền thân là Cục ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VCB là 1 trong 5 NHTM lớn nhất Việt Nam. VCB được biết đến rộng rãi trong cộng đồng tài chính trong nước và quốc tế như là một ngân hàng hoạt động lâu đời và có uy tín nhất trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ngân hàng quốc tế. Khi mới thành lập, VCB chỉ có một cơ sở tại Hà Nội, đến nay đã phát triển lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng hoạt động tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Qua nhiều năm đổi mới và tự hoàn thiện, VCB đã nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế dành cho những thành tựu mà Ngân hàng đã đạt được và những đóng góp cho ngành ngân hàng trong hơn 40 năm hoạt động. Năm năm liên tục Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được Tạp chí The Banker (Anh) bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Danh hiệu trên cũng được Tạp chí Euromoney và Global Financial (Mỹ) trao tặng cho VCB trong năm 2003 và 2004. Năm 2006 là một năm đánh dấu mốc son của Sở Giao dịch VCB, Sở Giao dịch tách ra hoạt động độc lập từ Vietcombank Trung Ương. Bên cạnh những thuận lợi về thương hiệu và ưu thế sẵn có, Sở Giao dịch cũng gặp rất nhiều khó khăn do xáo trộn về tổ chức, nhiều nghiệp vụ mới được đưa vào thực hiện, khách hàng lớn chuyển lên Trung Ương quản lý khiến cho xuất phát điểm của Sở Giao dịch tính đến thời điểm cuối năm 2005 là thấp. Đặc biệt trong tình hình nền kinh tế của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2008 phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, giá nhiều loại vật tư quan trọng và hàng tiêu dùng thiết yếu bị đẩy cao, diễn biến tích cực của thiên tai, dịch bệnh... Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2008 đã tăng 15,96 % so với cuối năm 2007. Giá cả nguyên liệu nhập khẩu tăng là nguyên nhân khiến một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng tăng trưởng thấp. Trong sản xuất nông nghiệp, việc tăng giá đầu vào cũng khiến người nông dân rơi vào cảnh lao đao... Đứng trước những khó khăn như vậy, nhưng đến cuối tháng 6 năm 2008, dư nợ cho vay nền kinh tế tại Sở Giao dịch quy VND ước đạt 4.849,28 tỷ VND chiếm 13,06% tổng sử dụng vốn quy VND của Sở Giao dịch tăng 2.040,48 tỷ VND (72,65%), tiền gửi tại ngân hàng Ngoại Thương Trung Ương đạt 30.741,41 tỷ VND chiếm 82,82 % tổng sử dụng vốn quy VND của Sở Giao dịch và giảm 1.956,24 tỷ VND (5,98%) so với 30/06/2007. So với cùng kỳ năm ngoái, tỷ trọng dư nợ tín dụng so với tổng nguồn vốn tại Sở Giao Dịch đã tăng mạnh do Sở Giao Dịch tích cực tìm kiếm khách hàng và đẩy mạnh hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn. Xác định được những khó khăn trước mắt cũng như tương lai, nhằm hội nhập với bên ngoài, áp dụng các chuẩn mực ngân hàng quốc tế trong khu vực cũng như trên thế giới, Sở Giao dịch đã xây dựng chiến lược phát triển với những định hướng lớn và toàn diện bảo đảm cho ngân hàng phát triển lành mạnh mang lại hiệu quả thiết thực cho khách hàng, bạn hàng cũng như cho ngân hàng. Sở Giao dịch luôn khẳng định vị trí là một chi nhánh ngân hàng lớn trong hệ thống VCB, đem lại lợi nhuận lớn trong toàn hệ thống. 2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch 2.2.1. Một số quy định về thẻ tín dụng do Sở Giao dịch phát hành VCB bắt đầu phát hành thẻ tín dụng quốc tế vào năm 1996. Sở Giao dịch là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện việc phát hành thẻ tín dụng của VCB ra công chúng. Đối tượng phát hành thẻ tín dụng quốc tế là các cá nhân người Việt Nam có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý, người nước ngoài sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam, được các tổ chức nơi cá nhân công tác đứng ra uỷ quyền cho cá nhân đó sử dụng thẻ với trách nhiệm thanh toán chi tiêu thẻ của chính tổ chức đó; hoặc người có thu nhập cao, ổn định; hoặc người có tiền ký quỹ, chứng từ có giá dùng để thế chấp, cầm cố tại các tổ chức tín dụng hoặc người được các đối tượng trên bảo lãnh. Sở Giao dịch lúc đó kinh doanh thẻ tín dụng với tư cách vừa là nơi nghiên cứu đưa ra các qui định, thể chế chung cho hoạt động thẻ tín dụng toàn hệ thống vừa là nơi trực tiếp phát hành, kinh doanh thẻ tín dụng. Trong những năm đầu tiên, lượng thẻ phát hành ra trên thị trường rất khiêm tốn. Mọi tầng lớp dân cư, ngay cả tầng lớp trí thức tại thành phố vẫn coi thẻ tín dụng là một khái niệm rất xa lạ. Thẻ chỉ được những người thường xuyên đi công tác ở nước ngoài chú ý tới. Bên cạnh đó, vào thời điểm này sau một loạt các vụ đổ vỡ tín dụng có quy mô lớn, tình hình cấp phát tín dụng của các ngân hàng rất khó khăn. Chính vì thắt chặt tín dụng, việc thẩm định khả năng tài chính của khách hàng được Sở Giao dịch thực hiện rất thận trọng, hầu hết khách hàng đều được yêu cầu thế chấp hoặc ký quỹ để phát hành thẻ. Số lượng thẻ phát hành vì thế tăng trưởng rất chậm. Năm 1998, ban Lãnh đạo ngân hàng đã nhận thức đúng đắn xu hướng phát triển dịch vụ bán lẻ trong điều kiện mới và quyết định thay đổi cơ cấu quản lý nhân sự cho hoạt động Thẻ. Phòng Thẻ của Sở Giao dịch được tách thành 2 phòng chuyên trách: Phòng Quản lý thẻ với chức năng nghiên cứu và đưa ra các qui định, chính sách thể chế chung... cho hoạt động kinh doanh thẻ của toàn hệ thống và Phòng Thanh Toán Thẻ với chức năng kinh doanh trực tiếp các nghiệp vụ thẻ. Kể từ đó, phòng Thanh Toán Thẻ - Sở Giao dịch chỉ thực hiện chức năng kinh doanh bán lẻ giao dịch trực tiếp với khách hàng, thực hiện công tác phát hành, thanh toán thẻ. Những ngày đầu mới thành lập, với chỉ vọn vẹn 10 cán bộ mà phải đảm trách một khối lượng công việc lớn. Tuy nhiên, với sự nhận thức đúng đắn của ban Lãnh đạo về vai trò của dịch vụ thẻ trong hệ thống ngân hàng hiện đại trong tương lai, và bằng sự nỗ lực không biết mệt mỏi của các anh chị em cán bộ phòng Thanh Toán thẻ, trải qua 12 năm với bao thăng trầm, đến nay, dịch vụ thẻ Sở Giao dịch luôn luôn là một trong 2 đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực thẻ của VCB và nhiều năm liền đều được công nhận là tập thể lao động giỏi và tập thể lao động xuất sắc. Thẻ tín dụng do VCB phát hành bao gồm 2 loại: - Thẻ cá nhân: được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đầy đủ các điều kiện phát hành thẻ. Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các chi tiêu về thẻ bằng nguồn tiền của bản thân mình. Trong trường hợp cá nhân được bảo lãnh bởi cá nhân có uy tín khác hoặc công ty, nếu chủ thẻ không có khả năng thanh toán, trách nhiệm thanh toán thuộc về người/công ty bảo lãnh. Thẻ cá nhân có hai loại là thẻ chính và thẻ phụ (trừ thẻ American Express Vietnamairlines). Thẻ chính: do cá nhân đứng tên xin phát hành thẻ cho chính mình sử dụng. Thẻ phụ: chủ thẻ chính có thể đứng tên xin phát hành thẻ phụ cho người khác (chủ thẻ phụ) sử dụng và chịu trách nhiệm đối với các chi tiêu của chủ thẻ phụ. Chủ thẻ chính có thể yêu cầu ngân hàng phát hành thêm tối đa 02 thẻ phụ cho người được mình uỷ quyền sử dụng. Đối với những cá nhân đi nước ngoài trên 3 tháng sẽ đứng tên chủ thẻ phụ và phải có một người ở Việt Nam đứng tên chủ thẻ chính và chịu trách nhiệm hàng tháng thanh toán những khoản chi tiêu của cả 2 thẻ. Và khi có bất cứ yêu cầu gì với ngân hàng, ngân hàng chỉ giải quyết trực tiếp với chủ thẻ chính. - Thẻ công ty: được phát hành cho các cá nhân thuộc một tổ chức, công ty đứng tên xin phát hành thẻ và uỷ quyền cho cá nhân đó sử dụng thẻ. Tổ chức, công ty xin phát hành chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu thẻ bằng nguồn tiền của tổ chức, công ty đó, đồng thời phải nêu rõ việc uỷ quyền sử dụng trong đơn xin phát hành thẻ. Trong các loại thẻ trên, tuỳ theo hạn mức tín dụng bằng VND mà Sở Giao dịch cung cấp cho chủ thẻ sử dụng trong một chu kỳ tín dụng có thể chia thành 2 hạng thẻ khác nhau: Loại thẻ Hạn mức tín dụng của thẻ chuẩn Hạn mức tín dụng của thẻ vàng Visa 10 000 000 đến dưới 50 000 000 50 000 000 đến 90 000 000 Mastercard 10 000 000 đến dưới 50 000 000 50 000 000 đến 90 000 000 Amex 50 000 000 đến dưới 100 000 000 100 000 000 đến 250 000 000 Amex vietnam airlines 10 000 000 đến 200 000 000 Thực chất của thẻ tín dụng là ngân hàng cho khách hàng vay tiền để chi tiêu. Chủ thẻ chi tiêu trước, trả tiền sau. Khách hàng có thể phát hành thẻ theo hình thức tín chấp hoặc thế chấp. Muốn được phát hành thẻ tín chấp: Các cá nhân phải có vị trí cao, có uy tín trong xã hội, có thu nhập ổn định. Hoặc nếu không thì phải có một đơn vị, tổ chức có uy tín đứng ra bảo lãnh, trong trường hợp chủ thẻ không có khả năng thanh toán thì đơn vị, tổ chức đó sẽ có trách nhiệm thanh toán trả ngân hàng. Với trường hợp phải thế chấp: Đối với cá nhân có hộ khẩu tại địa bàn Hà Nội thì tài sản thế chấp phải bằng 125% hạn mức tín dụng. Nếu hộ khẩu tại địa bàn khác Hà nội thì tài sản thế chấp phải bằng 200% hạn mức tín dụng. Có 3 hình thức thế chấp: * Nộp tiền mặt mở tài khoản ký quỹ: Số tiền này khách hàng sẽ được hưởng lãi như lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn. Nếu chủ thẻ ngừng sử dụng thẻ, rút tiền ký quỹ trước kỳ hạn thì số tiền đó sẽ được hưởng lãi không kỳ hạn. * Cầm cố sổ tiết kiệm: Ngân hàng sẽ giữ sổ gốc của khách hàng. Sổ tiết kiệm có thể gửi ở ngân hàng khác không nhất thiết của VCB * Phong toả tài khoản cá nhân tại VCB: Phòng Thẻ sẽ tiến hành phong toả số tiền cần thiết để phát hành thẻ tín dụng. Khách hàng sẽ chỉ được sử dụng trên số tiền còn lại trong tài khoản của mình. Một số quy định về thẻ tín dụng - Hạn mức tín dụng: Đây là mức dư nợ tín dụng tối đa trong một chu kỳ tín dụng - Hạn mức tiền mặt: Mỗi chủ thẻ được phép sử dụng thẻ để rút tiền mặt trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Đó là tổng số tiền mặt tối đa chủ thẻ được phép sử dụng thẻ để rút tiền mặt trong một chu kỳ tín dụng. Hạn mức tiền mặt được quy định tối đa bằng 1/2 hạn mức tín dụng chung đối với thẻ Visa và Master và 2/3 hạn mức tín dụng đối với thẻ Amex Tuy nhiên, nếu chủ thẻ có yêu cầu đặc biệt khác, chẳng hạn muốn hạn mức tiền mặt nhiều hơn quy định hoặc bằng toàn bộ hạn mức tín dụng thì có thể yêu cầu với ngân hàng. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt này, chủ thẻ chỉ có thể yêu cầu trong một khoảng thời gian nhất định chứ không thể đặt vĩnh viễn - Hạn mức chi tiêu hàng hoá, dịch vụ: Là phần còn lại của hạn mức tín dụng được cấp sau khi trừ đi tổng giá trị giao dịch tiền mặt sử dụng trong kỳ. Hạn mức tiền mặt không sử dụng sẽ tự động chuyển sang hạn mức chi tiêu hàng hoá, dịch vụ. - Hạn mức quản lý sử dụng thẻ: Căn cứ vào từng khách hàng, Sở Giao dịch sẽ ấn định loại hạn mức chi tiêu, hàng hoá, dịch vụ và tiền mặt mà mỗi chủ thẻ được sử dụng trong một ngày hoặc một số ngày nhất định - Hạn mức chi tiêu ngày: Là hạn mức tối đa mà khách hàng có thể thực hiện rút tiền hoặc chi tiêu bằng thẻ tín dụng trong một ngày. Loại thẻ Hạn mức chi tiêu/1ngày Hạn mức rút tiền mặt/1 ngày Thẻ chuẩn Thẻ vàng Thẻ chuẩn Thẻ vàng Visa/Master 10 000 000 VND 30 000 000 VND 5 000 000 VND 15 000 000 VND Amex/Amex-VN Airlines 70 000 000 VND 50 000 000 VND - Nguyên tắc cho vay đối với chủ thẻ tín dụng: Tín dụng thẻ là loại tín dụng tuần hoàn: Số tiền vay thực tế được xác định bằng số dư nợ cuối kỳ. Sau khi đã trả toàn bộ dư nợ cuối kỳ hạn mức tín dụng sẽ tự động lặp lại như cũ Dư nợ cuối mỗi kỳ sao kê phải được trả ít nhất = mức dư nợ tối thiểu, chậm nhất vào ngày đến hạn thanh toán kỳ sao kê đó. Mức trả nợ tối thiểu bằng 20% số dư nợ cuối kỳ sao kê của mức dư nợ tối thiểu của kỳ sao kê trước chưa trả + số tiền vượt quá hạn mức tín dụng trong kỳ (nếu có) - Lãi cho vay: Mức lãi suất cho vay tín dụng thẻ được Sở Giao dịch thông báo theo từng thời kỳ. Để khuyến khích sử dụng thẻ, VCB ưu tiên miễn lãi đối với những khách hàng thanh toán toàn bộ dư nợ cuối kỳ chậm nhất vào ngày đến hạn thanh toán Quy định này cụ thể với các loại giao dịch như sau: Giao dịch thanh toán hàng hoá, dịch vụ: Khi đến hạn thanh toán, nếu chủ thẻ trả toàn bộ số dư cuối kỳ thì sẽ được miễn lãi trong kỳ cho chủ thẻ. Nếu chủ thẻ chỉ trả một phần số dư nợ cuối kỳ, thì chủ thẻ sẽ bị tính lãi kể từ ngày giao dịch thực hiện, được thể hiện trên sao kê ngay kỳ tiếp theo Nếu chủ thẻ không trả nợ (ít nhất bằng mức trả nợ tối thiểu), ngoài lãi, chủ thẻ sẽ phải chịu phí phạt chậm trả bằng 3% số thanh toán tối thiểu. Nếu sau 3 tháng, chủ thẻ không thanh toán, chủ thẻ sẽ phải bị tạm thời khoá thẻ để chủ thẻ không thể tiếp tục chi tiêu Giao dịch tiền mặt: khi thực hiện giao dịch rút tiền mặt, chủ thẻ phải chịu phí rút tiền mặt và lãi ngay từ ngày giao dịch được cập nhật vào hệ thống quản lý thẻ tính đến ngày sao kê. Khoản lãi này được thể hiện ngay trong sao kê đó. Nếu chủ thẻ trả toàn bộ số dư nợ cuối kỳ đúng hạn, chủ thẻ sẽ được miễn lãi từ ngày sao kê đến ngày trả nợ. Nếu chủ thẻ không trả nợ hoặc chỉ trả một phần dư nợ, chủ thẻ sẽ bị tính lãi đối với các giao dịch rút tiền mặt kể từ ngày sao kê và khoản lãi này sẽ được thể hiện trên sao kê tiếp theo. - Giao dịch tra soát: Lãi và phí phạt đối với các giao dịch tra soát của chủ thẻ chưa thanh toán cũng được tính theo nguyên tắc trên. Các khoản lãi và phí phạt sẽ được hoàn lại cho chủ thẻ nếu là những giao dịch khiếu nại, tra soát đúng. - Thứ tự ưu tiên thanh toán: Phí thường niên -Lãi - Phí rút tiền mặt -Phí khác- Giao dịch rút tiền mặt - Giao dịch thanh toán hàng hoá, dịch vụ theo thứ tự ngày giao dịch cập nhật vào hệ thống. 2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch Bảng 2.1. Tình hình hoạt động phát hành thẻ tín dụng quốc tế tại Sở giao dịch và toàn hệ thống VCB (tích luỹ) Đơnvị: chiếc Loại thẻ 2004 2005 2006 2007 2008 Thẻ Visa VCB 27 117 35 035 40 272 50 514 56 069 Sở giao dịch 8 402 10 251 11 948 13 725 14 790 Tỷ trọng SGD/VCB %) 30,98 29,25 29,66 27,17 26,37 Thẻ Master VCB 7 666 11 840 14 126 35 038 38 679 Sở giao dịch 2 050 2 939 3 595 4 209 4 583 Tỷ trọng SGD/VCB(%) 26,74 24,82 25,44 12,01 11,84 Thẻ Amex VCB 1 492 4 666 5 710 7 424 8 445 Sở giao dịch 560 1 527 2771 3836 3 068 Tỷ trọng SGD/VCB(%) 37,53 32,72 48,52 51,67 36,32 Tổng VCB 36 275 51 541 60 108 92 976 103 193 Sở giao dịch 11 012 14 717 18 314 21 770 22 441 Tỷ trọng SGD/VCB(%) 30,35 28,55 30,47 23,41 21,74 ( Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ thẻ tại Sở Giao dịch- VCB năm 2004- 2008) Tổng số thẻ tín dụng quốc tế VCB phát hành năm 2005 là 51.541 chiếc, tăng 15.266 chiếc về số tuyệt đối, đạt mức tăng trưởng 42,08% so với năm 2004. Trong đó, thẻ Visa vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất 67,97% trên tổng số thẻ tín dụng phát hành, đạt 35.035 chiếc, đạt mức tăng trưởng 29,19% so với năm 2004. Năm 2004 cũng là năm đầu tiên VCB chính thức ký hợp đồng là ngân hàng độc quyền phát hành và thanh toán thẻ American Express trên thị trường trong nước và đã phát hành được 1.492 thẻ Amex. Trong đó, Sở giao dịch phát hành được 11.012, chiếm tỷ trọng 30,35% so với toàn ngành và là một trong những chi nhánh dẫn đầu về doanh số phát hành thẻ. Doanh số phát hành thẻ Visa của Sở giao dịch vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số thẻ phát hành, đạt con số 8. 402 chiếc, chiếm 76,29% tổng số thẻ tín dụng phát hành trong năm. Tuy là năm đầu tiên phát hành thẻ Amex, Sở Giao dịch cũng đã phát hành được 560 thẻ, chiếm 37,53% tổng số thẻ Amex toàn hệ thống VCB phát hành. Số lượng thẻ quốc tế của VCB trong năm 2007 vẫn duy trì ở mức tăng trưởng khá cao, tăng gần 54,7% so với doanh số phát hành năm 2006, đưa tổng số thẻ đang lưu hành lên tới 92.976 thẻ. Thẻ MasterCard có mức tăng trưởng cao nhất, đạt 148%, từ doanh số 14.126 thẻ lên 35.038 thẻ. Có được thành quả này chính là nhờ chương trình hợp tác “Thoả ước phát triển thị trường” giữa MasterCard và VCB năm 2004 bắt đầu phát huy hiệu quả. Biểu 2.1. Tỷ trọng các loại thẻ tín dụng trong tổng số thẻ phát hành của Sở Giao dịch năm 2008 (Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ thẻ tại Sở Giao dịch- VCB năm 2008) Năm 2007, số thẻ tín dụng phát hành tại Sở Giao dịch đạt 21.770 thẻ, chiếm 23,41% tổng số thẻ VCB phát hành, đứng thứ 3 sau chi nhánh VCB Hồ Chí Minh và Tân Thuận. thẻ Visa vẫn đạt được mức tăng trưởng 14,86% so với năm 2006, đạt 13.725 thẻ, chiếm 63% tổng số thẻ tín dụng phát hành trong năm của Sở giao dịch. Năm 2007, số lượng thẻ Amex của Sở Giao dịch đạt 3.836 thẻ, chiếm tỷ trọng 51,67% trong tổng số thẻ Amex VCB phát hành, đứng đầu toàn hệ thống, chiếm 18% số lượng thẻ tín dụng của Sở Giao dịch. Số lượng thẻ Master năm 2007 đạt 4209 tăng 17,07% và chiếm 19% số lượng thẻ tín dụng của Sở Giao dịch. Năm 2008, Sở Giao dịch vẫn phát hành được 22.441 thẻ đạt 21,74 % so với toàn hệ thống, thẻ Visa của Sở Giao dịch vẫn chiếm 54,33 % doanh số toàn ngành. Biểu 2.2. Tỷ trọng phát hành thẻ tín dụng của Sở Giao dịch so với toàn hệ thống VCB ( Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ thẻ tại Sở Giao dịch- VCB năm 2005-2008) Số lượng thẻ tín dụng của sở giao dịch tăng dần qua các năm, nhưng thị phần thẻ tín dụng của Sở Giao dịch so với toàn bộ hệ thống giữ mức tương đối ổn định qua các năm 2005, 2006, 2007. Nhưng đến năm 2008, tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn 23,41%. Điều này thể hiện sự tăng trưởng thẻ tín dụng của các chi nhánh VCB cũng rất mạnh mẽ, đòi hỏi Sở Giao dịch phải có chính sách thúc đẩy dịch vụ thẻ. Tuy nhiên, để biết được được dịch vụ thẻ có thực sự phát triển hay không thì chúng ta phải tìm hiểu về doanh số chi tiêu của thẻ. Bảng 2.2. Tình hình sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của Sở Giao dịch và VCB Đơn vị: Tỷ đồng Loại thẻ 2004 2005 2006 2007 2008 Thẻ Visa NHNT VN 478,30 511,10 576,20 652,31 511,92 Sở giao dịch 126,16 187,86 187,95 217,34 117,917 Tỷ trọng SGD/VCB(%) 26,37 36,76 32,62 33,32 23,03 Thẻ Master NHNT VN 107,70 168,30 250,10 453,28 360,6 Sở giao dịch 36,84 48,96 56,13 73,14 42,34 Tỷ trọng SGD/VCB(%) 34,2 29,09 22,44 16,13 11,74 Thẻ Amex NHNT VN 58,80 99,40 186,30 252,72 171,624 Sở giao dịch 21,34 39,97 64,89 102,68 64,04 Tỷ trọng SGD/VCB(%) 36,29 40,21 34,83 40,63 37,31 Tổng NHNT VN 644,80 778,80 1012,60 1208,27 1044,144 Sở giao dịch 184,34 276,79 308,97 393,16 224,297 Tỷ trọng SGD/VCB(%) 28,59 35,54 30,51 32,54 21,48 (Nguồn : Báo cáo hoạt động dịch vụ tại Sở Giao dịch VCB năm 2004- 2008) Doanh số sử dụng thẻ năm 2005 đạt 778,8 tỷ đồng, tăng 20,78% so với năm 2004. Trong đó, đạt doanh số sử dụng thẻ ấn tượng nhất thuộc về thẻ American Express,với mức tăng trưởng 69,1%, mức tuyệt đối đạt 99,4 tỷ đồng so với 58,8 tỷ đồng năm 2004, đạt doanh số sử dụng trung bình 21,3 triệu/thẻ, hơn nữa, năm 2005 mới chỉ là năm thứ hai VCB phát hành thẻ American Express. tiếp đến là mức tăng trưởng của thẻ Master card, với mức tăng tới 56,26% so với năm 2004, đạt số tuyệt đối 168,3 tỷ đồng. So với mức tăng trưởng của toàn hệ thống, thì doanh số sử dụng thẻ tín dụng tại Sở giao dịch đạt mức tăng trưởng rất ấn tượng với mức tăng 50,15% so với năm 2004. Chiếm tỷ trọng 35,5% tổng doanh số sử dụng thẻ toàn hệ thống VCB. Trong năm, cũng như VCB, doanh số sử dụng thẻ American Express tại Sở giao dịch cũng đạt mức tăng trưởng lớn nhất: tăng 87,3% so với năm 2004, đạt con số ấn tượng là 39,97 tỷ đồng, đứng đầu hệ thống về doanh số chi tiêu qua thẻ Amex do VCB phát hành. Biểu 2.3. Tốc độ tăng trưởng doanh số sử dụng thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch ( Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ thẻ tại Sở Giao dịch- VCB năm 2005-2008) Doanh số sử dụng thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Năm 2006, doanh số tăng 11,62% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số tăng 27,24% so với năm 2006, doanh số sử dụng thẻ tín dụng toàn hệ thống đạt 1208,27 tỷ đồng, duy trì mức tăng 20% so với năm 2006 và tăng gần 90% so với năm 2004. Dẫn đầu mức tăng trưởng doanh số sử dụng trong những năm gần đây vẫn là thẻ Amex, luôn có mức tăng trưởng gần 100%. Năm 2007, doanh số sử dụng thẻ Amex đạt 102,68 tỷ đồng so với 64,89 tỷ đồng của năm 2006 và 21,34 tỷ đồng của năm 2004. Tuy có sự tăng trưởng cao về doanh số sử dụng thẻ trong những năm qua, nhưng thẻ Amex cũng chỉ chiếm tỷ trọng bình quân gần 20% tổng doanh số chi tiêu thẻ tín dụng. Năm 2007, doanh số chi tiêu thẻ Amex của Sở Giao dịch đạt tỷ trọng cao nhất là 26,11%. Trong khi đó, tuy có tốc độ tăng trưởng không cao qua các năm gần đây như thẻ Amex nhưng doanh số chi tiêu thẻ Visa vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ba loại thẻ tín dụng nói trên. Năm 2007 doanh số chi tiêu thẻ Visa đạt con số 217,4 tỷ đồng chiếm 55,2% so với tổng doanh số 393,16 tỷ đồng của cả ba loại thẻ. Tương tự như vậy, năm 2008, doanh số chi tiêu thẻ Visa vẫn chiếm hơn 52% trong tổng số chi tiêu thẻ tín dụng của cả ba loại thẻ. Biểu 2.4. Tỷ trọng doanh số sử dụng thẻ năm 2008 của từng loại thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch (Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ thẻ tại Sở Giao dịch- VCB năm 2005-2008) Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng của Sở Giao dịch không thể không nói đến yếu tố rủi ro thẻ tín dụng. Từ năm 2005, theo khuyến cáo của TCTQT, rủi ro thẻ giả và giả mạo thẻ thông qua việc đánh cắp dữ liệu thẻ (skimming) đang có chiều hướng gia tăng tại Việt Nam. Bảng 2.3. Tình hình rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch Đơn vị :USD Rủi ro phát hành Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Rủi ro thẻ do NHVN phát hành 168.022 140.099 162.022 173.046 Rủi ro thẻ do VCB phát hành 69.610 57.879  21.232 22.126 Rủi ro thẻ do SGD phát hành NA 25.220 5.942 10.861 Rủi ro khu vực châu Á Thái Bình Dương NA 202.819.206 181.699.818 186.686.18 Tỷ trọng rủi ro thẻ VCB/NHVN 41,14% 41,13% 13,1% 12,78% Tỷ trọng rủi ro thẻ SGD/VCB NA 43,57% 27,98% 49,08% (Nguồn: Báo cáo giả mạo của Tổ chức thẻ Visa,Master,American Express và VCB 2005-2008) Năm 2005, rủi ro thẻ của VCB chiếm 41,14% giá trị giả mạo trên cả nước. Tuy nhiên nếu so với rủi tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, rủi ro của VCB năm 2006 chỉ chiếm có 0,069%. Trong đó, rủi ro thẻ giả mạo của Sở Giao dịch năm 2006 mất khoảng 25 220 USD chiếm 43,57% giá trị toàn hệ thống VCB.. Năm 2007, nhờ sự nỗ lực của các cán bộ trong công tác phát hành và quản lý rủi ro của Sở Giao dịch và VCB, rủi ro thẻ giả của toàn bộ VCB và Sở Giao dịch đều giảm trong khi rủi ro thẻ giả của toàn bộ ngân hàng Việt Nam tăng mạnh. Năm 2008, do hoạt động của các tổ chức thẻ ngày càng tinh vi, nên rủi ro thẻ giả mạo của Sở Giao dịch lại tăng, gần gấp đôi năm 2007 chiếm 49,08% giá trị rủi ro toàn hệ thống VCB. Biểu 2.5. Tình hình giả mạo thẻ tại Sở Giao dịch giai đoạn 2005-2008 Trong các loại thẻ, rủi ro do thẻ Visa và MasterCard xảy ra tương đối thường xuyên.Thẻ Amex với đối tượng khách hàng là những người có địa vị cao trong xã hội, ĐVCNT cũng là các đơn vị lớn nên rủi ro hầu như không xảy ra Bảng 2.4. Rủi ro phát hành tại Sở Giao dịch theo loại thẻ giả mạo Đơn vị: USD Rủi ro phát hành Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giả mạo thẻ Visa 17.813 1.692 5.596 Tỷ trọng (%) 70,63% 39,81% 51,52% Giả mạo thẻ Master 7.407 4.250 5.265 Tỷ trọng (%) 29,37% 60,19% 48,48% Giả mạo thẻ Amex 0 0 0 Tổng giả mạo của SGD 25.220 5.942 10.861 (Nguồn: Báo cáo giả mạo phòng thanh toán thẻ- Sở Giao dịch 2006-2008) 2.3. Đánh giá về phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch 2.3.1. Những kết quả đạt được  Trong những năm gần đây, chiến lược kinh doanh của các NHTM đã có những bước thay đổi mạnh mẽ. Các ngân hàng đặt ra mục tiêu lớn về hoạt động kinh doanh bán lẻ. VCB mà Sở Giao dịch là một đơn vị thành viên cũng đang ra sức thực hiện mục tiêu kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần lớn trong mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là dịch vụ thẻ tín dụng, cụ thể : Một là, trong những năm vừa qua, Sở Giao dịch đã góp phần cùng với VCB khẳng định vị thế ngân hàng đứng đầu thị trường thẻ Việt Nam. Dịch vụ thẻ của Sở giao dịch có sức cạnh tranh cao trên thị trường so với các ngân hàng đối thủ và son gay với cả các chi nhánh trong hệ thống VCB. Hai là, Sở Giao dịch luôn khẳng định là một trong ba chi nhánh tiên phong và dẫn đầu về dịch vụ thẻ tín dụng trong toàn hệ thống (tỷ trọng trên dưới 30% toàn hệ thống VCB), là nơi được tập trung đầu tư công nghệ cao, Sở giao dịch luôn là chi nhánh thử nghiệm toàn bộ hệ thống công nghệ mới về thẻ cho toàn bộ hệ thống. Doanh số sử dụng của các thẻ tín dụng do Sở giao dịch phát hành luôn đứng đầu trong toàn bộ hệ thống. Với mục tiêu không phát hành chạy theo số lượng, không phát hành thẻ ‘‘chết’’, chỉ phát hành cho đối tượng có nhu cầu. Sở giao dịch đã thực sự phát huy được đúng tính năng của thẻ tín dụng. Ba là,dịch vụ thẻ của VCB với những sản phẩm thẻ truyền thống đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại... Sản phẩm thẻ được phát triển trên nền tảng công nghệ cao tạo nên nhiều tiện ích và tính năng sử dụng cung cấp cho khách hàng. Cơ sở mạng lưới ĐVCNT, mạng lưới máy rút tiền tự động của Sở giao dịch không ngừng được mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ , trình độ thanh toán không ngừng được cải thiện để đáp ứng nhu cầu khách hàng (đến nay đã có 1400 máy POS trên 1600 ĐVCNT trên địa bàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2092.doc
Tài liệu liên quan