Đề tài Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4. Giả thuyết khoa học

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

7. Phương pháp nghiên cứu

8. Cấu trúc của luận văn

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL TTHTCĐ

1.1. Vài nét tổng quan về nghiên cứu Trung tâm học tập cộng đồng

1.1.1. Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ở một số nước trên thế giới

1.1.2. Vấn đề nghiên cứu, phát triển mô hình TTHTCĐ ở Việt Nam

1.2. Trung tâm học tập cộng đồng (mô hình của Việt Nam)

1.2.1. Khái niệm trung tâm học tập cộng đồng

1.2.2. Mục tiêu hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng

1.2.3. Đặc điểm tổ chức của trung tâm học tập cộng đồng

1.2.4. Nội dung, phương pháp, hình thức học và dạy ở các TTHTCĐ

1.2.5. Người học và người dạy trong trung tâm học tập cộng đồng

1.2.6. Đặc điểm các nguồn lực của trung tâm học tập cộng đồng

1.3. Hoạt động quản lý TTHTCĐ và người cán bộ quản lý TTHTCĐ

1.3.1. Quản lý trung tâm học tập cộng đồng

1.3.2. Người cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng

1.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong các TTHTCĐ

1.4.1. Khái niệm đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng

1.4.2. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng

* Kết luận chương 1

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TTHTCĐ VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TTHTCĐ Ở HUYỆN YÊN HƯNG - TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến quy mô và chất

lượng hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của huyện Yên Hưng

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của huyện Yên Hưng

2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục của huyện Yên Hưng

2.2. Thực trạng hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng

2.2.1. Quá trình chỉ đạo tổ chức xây dung các trung tâm học tập cộng đồng

2.2.2. Nội dung hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng

2.2.3. Kết quả hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng

2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng

2.3.1. Về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ CBQL TTHTCĐ

2.3.2. Về động cơ tham gia hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL các TTHTCĐ

2.3.3. Khả năng phù hợp đặc điểm công việc quản lý TTHTCĐ của đội ngũ CBQL

2.3.4. Kỹ năng quản lý của đội ngũ CBQL trung tâm học tập cộng đồng

2.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ ở Yên Hưng

2.4.1. Thực trạng quản lý đội ngũ CBQL TTHTCĐ của cấp xã

2.4.2. Thực trạng quản lý đội ngũ CBQL TTHTCĐ của cấp huyện

* Kết luận chương 2

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TTHTCĐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN HƯNG - TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tự chủ của cộng đồng và phát huy cao nhất sự tham gia của nhân dân vào công tác quản lý TTHTCĐ

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của chính quyền các cấp đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL ở TTHTCĐ

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phối hợp và liên kết trong chỉ đạo phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng và tương hỗ trong đội ngũ CBQL từng TTHTCĐ

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp hài hoà các lợi ích trong công tác và trong đãi ngộ cho đội ngũ CBQL các TTHTCĐ

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp giữa từng ban giám đốc TTHTCĐ với tất cả đội ngũ CBQL các TTHTCĐ trên địa bàn huyện

3.2. Một số biện pháp phát triển đội ngũ CBQL TTHTCĐ trên điạ bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Xây dựng quy hoạch CBQL theo đặc thù tổ chức,hoạt động TTHTCĐ

3.2.2. Tổ chức chặt chẽ quy trình giới thiệu – thẩm định trong khâu tuyển chọn

3.2.3. Sử dụng hiệu quả đội ngũ CBQL trên cơ sở phối hợp thế mạnh cá nhân

3.2.4. Bồi dưỡng năng lực và đào tạo kỹ năng quản lý giáo dục cho CBQL

3.2.5. Kết hợp giám sát, đánh giá với điều chỉnh kịp thời

3.2.6. Đảm bảo các chế độ đãi ngô hợp lý và kịp thời

3.2.7. Xây dung hệ thống hỗ trợ công tác quản lý trên phạm vi toàn huyện

3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất

3.3.1. Mục đích và đối tượng khảo nghiệm

3.3.2. Quá trình khảo nghiệm

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm và nhận xét

* Kết luận chương 3

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

2. Khuyến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc113 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3846 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
507 78 1625 96 1.692 84 1.714 110 Mầm non 233 - 254 - 249 - 265 - 268 - Tiểu học 573 - 535 - 564 - 596 - 598 - TH cơ sở 524 - 565 - 648 - 659 - 662 - TH P T 154 78 145 78 154 96 162 84 174 110 TTGDTX 8 - 8 - 10 - 10 - 12 - (Nguồn “Niên giám thống kê huyện Yên Hưng năm 2008”)[36.Tr59] Đáng chú ý là công tác vận động toàn xã hội chăm sóc, hỗ trợ sự nghiệp giáo dục của huyện được phát triển khá tốt: Hội đồng giáo dục các cấp hoạt động đều đặn; đã có 3 trường THPT tư thục. Đặc biệt là năm 2009 đã có cá nhân hiến tặng cho xã toàn bộ một ngôi trường tiểu học trị giá trên 10 tỷ đồng. Huyện đã hoàn thành và được công nhận đạt chuẩn Xóa mù chữ và Phổ cập giáo dục tiểu học năm 2000, đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi năm 2003 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS năm 2004.. (Diễn biến số lớp, học sinh và giáo viên trong 5 năm gần đây xin xem tại bảng 2.3). Tuy nhiên, với đặc điểm là một huyện nông nghiệp ven biển, số hộ làm ngư nghiệp và vận tải thủy khá cao, Yên Hưng đang phải cố gắng để nâng cao tỷ lệ người học sau xóa mù chữ, củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục THCS và tăng cường dạy nghề cho thanh thiếu niên. 2.2. Thực trạng hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng 2.2.1. Quá trình chỉ đạo tổ chức xây dựng các TTHTCĐ Mô hình TTHTCĐ bắt đầu được giới thiệu ở huyện Yên Hưng từ đầu năm 2003 với sự phối hợp chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ninh. Được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Sở GD&ĐT (với tư cách là huyện chỉ đạo điểm của tỉnh về xây dựng TTHTCĐ), năm 2004, Yên Hưng đã tổ chức 2 đoàn cán bộ lãnh đạo chính quyền và CBQL giáo dục cấp huyện và cấp xã đi tham quan nghiên cứu trực tiếp về kinh nghiệm tổ chức mô hình TTHTCĐ tại hai tỉnh Nam Định và Thái Bình để xây dựng phương án thí điểm phát triển mô hình này nhằm rút kinh nghiệm để nhân rộng ra toàn huyện và toàn tỉnh. Để khởi động công tác xây dựng TTHTCĐ trên địa bàn, Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho Huyện uỷ Yên Hưng ban hành Chỉ thị số 23-CT/HU ngày 16 tháng 11 năm 2004 và UBND huyện ban hành bản Kế hoạch số 63/KH-UB ngày 29 tháng 11 năm 2004 “về tăng cường lãnh đạo công tác Khuyến học và tổ chức thành lập các TTHTCĐ”. Huyện uỷ và UBND huyện đã tổ chức Hội nghị quán triệt và giao nhiệm vụ cho các cấp uỷ cơ sở, các cơ quan, mặt trận và các đoàn thể triển khai thực hiện Chỉ thị và Kế hoạch này. UBND huyện đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng các TTHTCĐ cấp huyện do đồng chí phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, các thành viên gồm lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban Tuyên Giáo huyện uỷ, Hội Khuyến học, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và một số phòng, ban, cơ quan của huyện. Ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch, lập các tiểu ban, phân công nhiệm vụ phụ trách địa bàn cho từng thành viên, chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình TTHTCĐ ở 3 xã tiêu biểu cho các vùng của huyện (gồm vùng ven biển, vùng đồng bằng và vùng miền núi). Trên cơ sở rút kinh nghiệm chỉ đạo điểm, căn cứ Dự thảo về “Quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ các xã, phường, thị trấn” của Bộ GD&ĐT và Hướng dẫn thực hiện tạm thời về tổ chức hoạt động của TTHTCĐ theo Quy chế dự thảo của Bộ do Sở GD&ĐT ban hành, Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho UBND huyện ra Quyết định số 24/2005/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2005 ban hành “Quy chế tạm thời về tổ chức hoạt động của TTHTCĐ các xã, thị trấn” làm cơ sở pháp lý để thực hiện trên địa bàn huyện. (Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành chính thức “Quy chế tổ chức hoạt động của TTHTCĐ các xã, phường, thị trấn” theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 và căn cứ vào các văn bản Hướng dẫn của Sở GD&ĐT Quảng Ninh, Phòng GD&ĐT Yên Hưng đã kịp thời thực hiện chấn chỉnh theo các nội dung quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý các TTHTCĐ, thủ tục quyết định thành lập TTHTCĐ và công nhận Giám đốc, Phó giám đốc TTHTCĐ theo đúng quy định thống nhất của Bộ GD&ĐT). Sau khi UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành “Chương trình thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” (tháng 6/ 2006), đồng thời triển khai “Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các TTHTCĐ theo mức 15 triệu đồng/trung tâm/năm”, Phòng GD&ĐT đã tích cực tham mưu với UBND huyện tổ chức đợt chỉ đạo cao trào, quyết tâm thành lập xong các TTHTCĐ tại tất cả các xã và thị trấn trong năm 2006 Như vậy, công tác chỉ đạo tổ chức thành lập TTHTCĐ của huyện Yên Hưng là rất tích cực (với nhiều hình thức: tổ chức tham quan trực tiếp mô hình của tỉnh bạn, ban hành sớm và khá đầy đủ các văn bản chỉ đạo, tổ chức hội nghị triển khai, chỉ đạo mô hình điểm để rút kinh nghiệm) và có sự chủ động, sáng tạo (lập Ban chỉ đạo cấp huyện, ra Quyết định ban hành Quy chế tạm thời) so với toàn tỉnh. Những ưu điểm đó đã tạo được tốc độ phát triển nhanh, hoàn thành sớm việc thành lập các TTHTCĐ trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc chỉ đạo quyết liệt theo kiểu đồng loạt đó đã dẫn đến sự ra đời vội vã, mang nặng tính hình thức tạo tiền đề cho hoạt động thiếu hiệu quả của TTHTCĐ ở một số địa phương: Do chưa hoàn toàn dựa trên nguyện vọng đích thực của người dân, chưa tương ứng với mức độ trưởng thành của cộng đồng nên ở nhiều địa bàn, TTHTCĐ ra đời chưa đúng thời điểm và chưa phát huy được tác dụng rõ rệt đối với cộng đồng. Thực tế chuyển biến tại các cộng đồng dân cư theo từng xã, thị trấn trước và sau khi các TTHTCĐ ra đời cho thấy điều đó. (xin xem số liệu trước và sau năm 2006 ở Bảng 2.4). Bảng 2.4: SỐ THÔN XÓM ĐẠT TIÊU CHUẨN THÔN - XÓM VĂN MINH TÍNH THEO TỪNG XÃ, THỊ TRẤN TRONG HUYỆN 5 NĂM (2004-2008) Đơn vị tính: Thôn, xóm STT Tên xã, thị trấn 2004 2005 2006 2007 2008 * Toàn huyện 76 37 36 32 59 1 Thị trấn: Quảng Yên 6 2 7 8 6 2 Xã: Đông mai 3 1 2 1 4 3 Minh thành 4 1 1 1 4 4 Sông khoai 1 6 3 3 4 5 Hiệp hoà 8 3 2 2 6 6 Cộng hoà 4 4 4 3 4 7 Tiền an 2 3 2 2 6 8 Hoàng tân 5 - - 1 2 9 Tân an 2 - - - - 10 Yên giang 3 3 4 3 2 11 Nam hoà 6 3 2 1 3 12 Hà an 5 2 3 1 5 13 Cẩm la 1 - - - - 14 Phong hải 8 1 1 - 3 15 Yên hải 2 - - - - 16 Liên hoà 1 - - - 3 17 Phong cốc 7 4 4 4 3 18 Liên vị 5 2 1 - 4 19 Tiền phong 2 - - - - (Nguồn “Niên giám thống kê huyện Yên Hưng năm 2008”)[36.Tr91] 2.2.2. Nội dung hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng Với đặc điểm là một huyện đồng bằng ven biển, có truyền thống lịch sử - văn hoá lâu đời, các cộng đồng dân cư vốn đã phát triển khá mạnh (hầu hết các làng, xã đã xây dựng được Hương ước, nhiều dòng họ có các Quy ước chặt chẽ, nền nếp sinh hoạt cộng đồng thông qua Đình làng - Miếu Tiên công, nhà thờ họ...từng là nếp sinh hoạt được trân trọng và duy trì, số lượng cá nhân có uy tín cao trong từng cộng đồng dân cư khá nhiều, các Nhà sinh hoạt cộng đồng đã được xây dựng đều khắp ở thôn, xã...) do đó mô hình TTHTCĐ khi triển khai ở Yên Hưng đã được các cộng đồng dân cư chấp nhận khá dễ dàng . Hoạt động của TTHTCĐ ở Yên Hưng bước đầu được thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và tập trung vào những nội dung sau: 2.2.2.1. Tuyên truyền về cơ hội tham gia học tập tại TTHTCĐ Đây là hoạt động đầu tiên mà nhiều TTHTCĐ ở Yên Hưng đã tiến hành vì TTHTCĐ là một mô hình mới, lại không có khuôn viên độc lập mà sử dụng cơ sở vật chất của các thiết chế đã có trước đây (như Hội trường, Nhà văn hoá xã, Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn...) và không có đội ngũ CBQL, giáo viên chuyên trách. Việc tuyên truyền mà các TTHTCĐ thực hiện đã có tác dụng thu hút người dân đến với TTHTCĐ và từng bước tham gia hoạt động tại đây. Ở Yên Hưng, việc tuyên truyền thường được tiến hành song song với việc đầu tư cơ sở vật chất tối thiểu (như niêm yết biển tên trung tâm và lịch trực của cán bộ quản lý, bổ sung phương tiện thông tin, nâng cấp phòng học chung...). Với các TTHTCĐ có sự quyết tâm cao (như các TTHTCĐ xã Hà An, Tiền An, Nam Hoà, Yên Giang, Phong Hải và Cộng Hoà) những hoạt động này đã có sự bổ sung tích cực cho nhau và đạt kết quả rõ nét. 2.2.2.2. Tổ chức tìm hiểu nhu cầu học tập của cộng đồng TTHTCĐ là cơ sở học tập của cộng đồng và phải được hoạt động chủ yếu trên cơ sở nhu cầu của người dân, không giống hoạt động của các cơ sở giáo dục khác chủ yếu nhằm thực hiện Chương trình giáo dục do Bộ GD&ĐT xây dựng và yêu cầu. Từ nhận thức đó, các TTHTCĐ trong huyện đã chú trọng khâu điều tra, tìm hiểu nhu cầu học của cán bộ, nhân dân địa phương để từ đó xây dựng nội dung và hình thức học tập từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, phù hợp từng loại đối tượng, từng thời điểm trong năm. Hai cách triển khai tìm hiểu nhu cầu của người dân đã được hầu hết các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng thực hiện là: phát “Phiếu lấy ý’’ kiến tới mọi người dân thông qua Trưởng thôn và phát “Phiếu lấy ý kiến’’ theo từng nhóm đối tượng (thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi, cựu chiến binh...) thông qua người phụ trách các tổ chức, đoàn thể đó. 2.2.2.3. Xây dựng kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ Các TTHTCĐ (trước hết là các cán bộ quản lý trong Ban giám đốc các TTHTCĐ) đã được tập huấn về công tác kế hoạch hoá hoạt động ở TTHTCĐ. Việc xây dựng kế hoạch được tiến hành trên cơ sở kết quả tìm hiểu nhu cầu học tập của cộng đồng, kết hợp với chương trình hoạt động của từng tổ chức, đoàn thể trong xã và nhiệm vụ hàng năm do cấp trên triển khai. Ở những TTHTCĐ mà Ban giám đốc trung tâm hoạt động tốt như các TTHTCĐ Hà An, Tiền An, Nam Hoà, Phong Hải, Yên Giang, Cộng Hoà..., kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ đã có sự phản ánh các yêu cầu của cộng đồng, triển khai sát nhiệm vụ của cấp trên và bao quát công tác theo từng thời điểm trong năm. Sau khi xây dựng, bản kế hoạch còn được công bố bằng các kênh thông tin khác nhau (phát trên loa truyền thanh, niêm yết trên bảng tin, lưu trữ và thông tin kịp thời qua các văn bản hành chính gửi các đối tác...). Tuy nhiên, các trung tâm làm được như vậy mới đạt 40% (6/19) tổng số TTHTCĐ. 2.2.2.4. Tổ chức lực lượng phối hợp để triển khai kế hoạch Trên cơ sở Kế hoạch đã xây dựng và theo yêu cầu trực tiếp, cụ thể trong từng thời điểm, Ban quản lý các TTHTCĐ triển khai hoạt động tổ chức các buổi học cho từng đối tượng, theo từng nội dung, ở từng địa điểm khác nhau tại địa bàn trên cơ sở phối hợp cùng với các ban, ngành, đoàn thể (như ban tư pháp xã, trạm y tế xã, trường học, hội phụ nữ xã, đoàn thanh niên xã, hội cựu chiến binh xã...) ở địa phương hoặc các ban, ngành cấp trên (như các Phòng Tư pháp, Y tế, Lao động, Văn hoá - Thể thao, Trung tâm Khuyến nông...), các tổ chức (như các Dự án, các doanh nghiệp...) có nhu cầu phổ biến nội dung giáo dục, chuyển giao kỹ thuật hoặc quảng cáo bán hàng... Trên thực tế, ở một số TTHTCĐ đã tổ chức được sự phối hợp cùng với các ban, ngành, đoàn thể để hình thành những “Tổ công tác chuyên đề” giúp Ban quản lý điều hành hoạt động thì đã cơ bản đảm bảo thực hiện đầy đủ kế hoạch đặt ra. Song, tình trạng hoạt động theo thời vụ vẫn là phổ biến ở các TTHTCĐ trên địa bàn huyện do chưa thực hiện tốt sự phối hợp như vậy. 2.2.2.5. Các hình thức tổ chức học tập đã triển khai ở TTHTCĐ Trong 5 năm hoạt động (từ 2005 tới nay), các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng đã triển khai nhiều hình thức tổ chức học tập cho cộng đồng. Tuy nhiên việc thực hiện chưa đồng đều ở tất cả các địa bàn. Tại những TTHTCĐ hoạt động có nền nếp (như ở Hà An, Tiền An, Nam Hoà, Sông Khoai, Phong Hải, Yên Giang) đã có những hình thức tổ chức như: + Lớp học theo chuyên đề dành cho từng nhóm đối tượng riêng của cả xã (được tổ chức chung tại Hội trường xã, do cán bộ phụ trách đoàn thể chịu trách nhiệm mời và quản lý học viên); + Lớp học phổ biến kiến thức chung dành cho từng địa bàn thôn hoặc liên thôn (thường được tổ chức ở Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, do Trưởng thôn chịu trách nhiệm mời và quản lý học viên); + Buổi sinh hoạt phổ biến các nội dung đột xuất do tình hình đặc biệt, do yêu cầu của cấp trên hoặc của các đối tác (do Ban quản lý TTHTCĐ tự tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan cấp trên, với các đối tác tổ chức, quản lý) + Lớp học dài ngày (theo đợt) có cấp bằng hoặc chứng chỉ (do Ban quản lý TTHTCĐ phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức và quản lý). 2.2.3. Kết quả hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng Qua khảo sát 5 năm hoạt động (từ 2005 tới nay) chúng tôi nhận thấy các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng đã đạt được những kết quả bước đầu cả về thực hiện nội dung nhiệm vụ giáo dục và về xây dựng mô hình tổ chức TTHTCĐ. 2.2.3.1. Về thực hiện nội dung nhiệm vụ giáo dục i- Số lượng các nội dung đã triển khai và số TTHTCĐ đã thực hiện Các TTHTCĐ đã triển khai được 6 nội dung (còn gọi là 6 nhóm chuyên đề) học tập với số lượng và tỷ lệ TTHTCĐ thực hiện (qua số liệu thống kê tại Phòng GD&ĐT vào thời điểm ngày 15 tháng 6 hàng năm) là: + Học các nội dung văn hoá : gồm các chương trình giáo dục sau xoá mù chữ, phổ cập giáo dục THCS theo độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS cho người lớn thuộc đối tượng riêng theo chương trình dự án tài trợ (thực hiện ở 3/19 (=16%) TTHTCĐ của huyện là các TTHTCĐ Liên Vị, Phong Cốc và Nam Hoà thuộc vùng ven biển, nhiều dân chài của khu vực Hà Nam); + Phổ biến Pháp luật, đời sống: Gồm các chương trình phổ biến luật (như Luật giao thông, Luật hôn nhân gia đình,...), phổ biến kiến thức về An ninh, Quốc phòng, Sức khoẻ, môi trường...Đây là hoạt động được triển khai đồng bộ và có sự vào cuộc của nhiều ban, ngành nên được thực hiện ở 19/19 (= 100%) TTHTCĐ của các xã. + Học tập, tiếp thu kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp: triển khai ở 11/19 TTHTCĐ (=58%) gồm các TTHTCĐ ở vùng nuôi trồng hải sản trên đảo Hà Nam và nuôi các giống đặc sản ở vùng núi (Nam Hoà, Phong Cốc, Phong Hải, Liên Vị, Yên Hải , Tiền Phong, Cẩm La, Liên Hoà, Hoàng Tân, Đông Mai, Minh Thành); + Phổ biến, rèn luyện và tổ chức thi các nội dung văn nghệ, thể thao là hoạt động được thực hiện ở nhiều TTHTCĐ (16/19 trung tâm = 84%). Đặc biệt có những TTHTCĐ đã triển khai dạy cả các môn thể thao, văn nghệ truyền thống như dạy bơi chải, hát chèo ở các xã Hà An và Nam Hoà; + Học nghề ngắn hạn, sơ cấp và trung cấp: nội dung chủ yếu là học nghề ngắn hạn được triển khai ở nhiều TTHTCĐ (14/19 trung tâm = 74%). , riêng các lớp học nghề TCCN mới thực hiện ở một số Trung tâm có điều kiện như Hà An, Nam Hoà, Phong Hải, Sông Khoai (4/19 = 21%) + Học Ngoại ngữ, Tin học : là nội dung mới được triển khai tù 2007 tới nay, chủ yếu dạy ngoại ngữ trong hè cho thiếu niên và dạy tin học phổ cập cho cán bộ xã. Nội dung này mới thực hiện ở 4/19 TTHTCĐ (21%) gồm các trung tâm Hà An, Yên Giang, Nam Hoà, Cộng Hoà ii. Về số lượng người dân được huy động đi học tại các TTHTCĐ Theo số liệu thống kê hàng năm của Phòng GD&ĐT, trong 5 năm qua (tính từ năm học 2004-2005 đến 2008-2009, thời điểm thống kê: 15/6), các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng đã huy động được 73.411 lượt người học ở 6 nội dung học tập đã nêu trên. (Số liệu cụ thể xin xem ở Bảng 2.5). Bảng 2.5: THỐNG KÊ SỐ LƯỢT NGƯỜI HỌC TẠI TTHTCĐ 5 NĂM (2005-2009) Các chỉ số Đ. vị Số liệu theo năm học Tổng số lượt thống kê tính 2004-2005 2005- 2006 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 người theo Tổng dân số người 135837 135345 136288 137364 138604 nội dung Số TTHTCĐ T.tâm 10 19 19 19 19 học tập Số lượt người học lượt 12950 14200 15075 14220 16966 73411 Chia theo nội dung: - Học văn hoá người 30 30 25 25 35 145 - Pháp luật, đời sống người 5500 4700 6000 5900 6215 2835 - Kỹ thuật sản xuất người 5520 7070 7200 6350 7895 34035 - Văn nghệ, thể thao người 700 900 830 898 1030 4358 - Học nghề các loại người 1200 1500 1020 1047 1791 6558 - Học N.ngữ, tin học người - - 100 198 300 598 (Nguồn: Báo cáo công tác GDTX của Phòng GD&ĐT Yên Hưng năm học 2008-2009)[35] Từ kết quả phân tích việc triển khai nội dung chuyên đề tại các TTHTCĐ và số liệu thống kê người học ở bảng trên, có thể thấy việc thu hút người học ở các TTHTCĐ tại Yên Hưng chưa đồng đều, các nội dung chuyên đề được quan tâm triển khai chủ yếu tập trung ở hai nhóm là Pháp luật - đời sống và Kỹ thuật sản xuất; số người dân và số THHTCĐ tổ chức được việc học nghề và học Ngoại ngữ - Tin học chưa nhiều. Kết quả đó chứng minh trình độ trưởng thành của các cộng đồng chưa cao, khả năng tuyên truyền vận động và tổ chức môi trường học tập của ban giám đốc các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng còn nhiều hạn chế. 2.2.3.2. Về xây dựng mô hình TTHTCĐ Trong bối cảnh sự chỉ đạo đối với hệ thống TTHTCĐ từ Trung ương tới địa phương chưa thật ổn định, “vừa làm, vừa rút kinh nghiệm” nhưng với cố gắng của các cơ quan quản lý, đặc biệt là Phòng GD&ĐT và Hội Khuyến học huyện, số TTHTCĐ ở Yên Hưng đã phát triển với tốc độ rất nhanh: Năm 2004 có 3 trung tâm/19 xã gồm các trung tâm: Liên Hòa (tháng 6/2004), Cẩm La (tháng 6/2004), Yên Giang (tháng 6/2004) ; Năm 2005 có 10 trung tâm/19 xã gồm các trung tâm: Liên Hòa, Cẩm La, Yên Giang, Phong Cốc (tháng 2/2005), Tiền An (tháng 5/2005), Hiệp Hòa (tháng 5/2005), Liên Vị (5/2005), Hà An (5/2005), Minh Thành (6/2005), Cộng Hòa (6/2005). Từ 30/6/2006, huyện Yên Hưng đã có TTHTCĐ ở 19/19 xã (100%). So với tiến độ thành lập TTHTCĐ chung của tỉnh Quảng Ninh cùng các thời điểm trên, kết quả xây dựng mạng lưới TTHTCĐ của huyện Yên Hưng xứng đáng là một địa phương được chỉ đạo điểm của tỉnh. (xin xem chi tiết tại Sơ đồ 2.1) Về xây dựng mô hình tổ chức quản lý TTHTCĐ, huyện Yên Hưng đã đầu tư xây dựng mô hình điểm tiêu biểu cho các vùng địa hình và kinh tế - xã hội khác nhau của huyện, đồng thời đã thí điểm một số hình thức quản lý cơ sở vật chất gồm: hình thức dùng chung với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn (16/19 trung tâm) và hình thức bố trí riêng cơ sở vật chất cho TTHTCĐ (tại 3 xã là Tiền An, Phong Hải và Minh Thành). Theo đánh giá của Hội Khuyến học huyện và ý kiến tham khảo chuyên gia từ các cán bộ chỉ đạo tại Phòng GD&ĐT và thực tế kết quả hoạt động, hiện mới có 8 TTHTCĐ được tổ chức và duy trì hoạt động tương đối tốt là các TTHTCĐ của các xã: Nam Hòa, Tiền An, Hà An, Hiệp Hòa, Cộng Hòa, Phong Hải, Phong Cốc và Minh Thành. Đặc biệt là, theo đánh giá của chính lãnh đạo các xã, việc bố trí cơ sở vật chất độc lập cho THTCĐ chưa phát huy rõ ưu điểm vì bên cạnh sự chủ động về địa điểm học tập (do không phải dùng chung) thì rất khó duy trì hoạt động thường xuyên và việc phát huy hiệu quả của cơ sở vật chất của THTCĐ không cao. Đây chính là những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý tại các THTCĐ cũng như công tác chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục khi xây dựng các giải pháp quản lý cho mô hình này. Sơ đồ 2.1: SO SÁNH QUY MÔ TTHTCĐ CỦA HUYỆN YÊN HƯNG VỚI TOÀN TỈNH Tỷ lệ % 100 100% 100% 98% 53% GHI CHÚ 50 46% huyện tỉnh 18% Yên Hưng Quảng Ninh 16% 15% 0 6/2004 6/2005 6/2006 6/2009 Thời gian 2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng Từ sau khi “Quy chế tổ chức hoạt động của TTHTCĐ các xã, phường, thị trấn” được chính thức ban hành theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ GD&ĐT (sau đây quy ước gọi tắt là Quy chế 09), đội ngũ CBQL các TTHTCĐ được điều chỉnh thống nhất về số lượng. (Trước đó, số lượng CBQL ở từng Trung tâm không giống nhau do tính cả số cán bộ thường trực Ban quản lý/ban chủ nhiệm trung tâm và cán bộ thuộc các Tổ chuyên đề ). Tuy việc điều chỉnh mới được diễn ra trong khoảng 1 năm trở lại đây nhưng để phục vụ việc đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ theo mô hình tổ chức hiện tại, Đề tài này chỉ khảo sát thực trạng về CBQL các TTHTCĐ theo quy định tại Quy chế 09 của Bộ GD&ĐT. Việc đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL của các TTHTCĐ huyện Yên Hưng được tiến hành trên cơ sở điều tra, khảo sát bằng hai hình thức: Phiếu xin ý kiến và phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giám đốc và phó giám đốc TTHTCĐ và các đối tượng có liên quan trực tiếp khác như: cán bộ lãnh đạo Phòng GD&ĐT, lãnh đạo một số Phòng, Ban của huyện, lãnh đạo Hội Khuyến học, giám đốc và phó giám đốc TTGDTX, giáo viên tham gia giảng dạy và học viên tại các TTHTCĐ. Số lượng và cơ cấu phiếu điều tra gồm: - 57 phiếu dành cho giám đốc và phó giám đốc TTHTCĐ , - 190 phiếu dành cho giáo viên tham gia giảng dạy tại 19 TTHTCĐ trên địa bàn huyện (10 giáo viên/trung tâm) - 110 phiếu dành cho cán bộ lãnh đạo trực tiếp quản lý, chỉ đạo đội ngũ CBQL các TTHTCĐ (gồm: 95 phiếu dành cho 5 chức danh tại 19 xã (bí thư Đảng uỷ, phó bí thư Đảng uỷ, chủ tịch UBND, thường trực Hội đồng nhân dân, chủ tịch Mặt trận tổ quốc) và 15 phiếu dành cho cán bộ lãnh đạo Phòng GD&ĐT (Trưởng Phòng , Phó phòng, Cán bộ chỉ đạo GDTX của phòng), cán bộ lãnh đạo Hội Khuyến học, và Trung tâm GDTX huyện. - 25 phiếu tham khảo ý kiến học viên tại một số TTHTCĐ tiêu biểu. Căn cứ kết quả xử lý phiếu điều tra và tổng hợp ý kiến từ các cuộc phỏng vấn, trao đổi với CBQL tại Phòng GD&ĐT, lãnh đạo Hội Khuyến học và một số Phòng, Ban khác trong huyện, chúng tôi có một số nhận xét sau. 2.3.1. Về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ CBQL cácTTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng 2.3.1.1. Số lượng và bộ máy cán bộ quản lý của TTHTCĐ Đội ngũ CBQL các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng sau khi điều chỉnh theo đúng Quy chế 09 của Bộ GD&ĐT bao gồm 57 người, trong đó có 19 giám đốc và 38 phó giám đốc. Theo quy định tại Quy chế 09 của Bộ GD&ĐT, bộ máy cán bộ quản lý của TTHTCĐ gồm có 1 giám đốc (GĐ) do cán bộ quản lý cấp xã kiêm nhiệm và 2 phó giám đốc trong đó 1 phó GĐ là cán bộ Hội Khuyến học (sau đây quy ước gọi là Phó giám đốc 1) và 1 phó GĐ là cán bộ lãnh đạo của trường tiểu học hoặc THCS trên địa bàn (sau đây quy ước gọi là Phó giám đốc 2). Như vậy, sau khi bố trí lại theo Quy chế 09 của Bộ GD&ĐT, đội ngũ CBQL các TTHTCĐ ở Yên Hưng có điểm mạnh là bộ máy quản lý có phạm vi chức trách cao hơn trước, tạo ra sự tập trung cao về quyền điều hành, quản lý. Tuy nhiên, số lượng cán bộ được định danh là Cán bộ quản lý của TTHTCĐ hiện tại chỉ bao gồm một số lượng rất hạn chế, tương đương với Bộ phận thường trực của Ban chủ nhiệm hoặc Ban quản lý TTHTCĐ theo quy định trước đây. Do không còn các cán bộ quản lý và hỗ trợ Ban quản lý nằm ở tất cả các ban, ngành, đoàn thể trong xã nên việc triển khai kế hoạch và duy trì hoạt động của trung tâm khó khăn hơn trước. 2.3.1.2. Cơ cấu đội ngũ + Cơ cấu giới tính: Phần lớn CBQL đang công tác tại TTHTCĐ là nam giới, số cán bộ nữ chỉ chiếm 16% (9/57). Phân bố cụ thể như sau: 19/19 (100%) giám đốc và 27/38 (71%) phó giám đốc là nam giới. Nữ giới chỉ có 11/57 người (29%) đều là các phó giám đốc 2 (do là các CBQL trường học) + Cơ cấu độ tuổi: Phần lớn CBQL đang công tác tại TTHTCĐ nằm trong độ tuổi 41-50 (29/57 người = 51%), rất ít người ở độ tuổi dưới 35 (5/57 người = 9%). Tuy nhiên, hiện đang có sự phân bố không đồng đều về độ tuổi giữa các thành phần trong ban giám đốc TTHTCĐ ở Yên Hưng: Bảng 2.6: CƠ CẤU ĐỘ TUỔI CỦA CBQL CÁC TTHTCĐ TẠI YÊN HƯNG NĂM 2009 Đối tượng Số Chia theo độ tuổi CBQL lượng <30 30-35 36-40 41-45 46-50 >50 SL % SL % SL % SL % SL % SL % Giám đốc 19 0 0 02 11 03 16 07 37 04 21 03 16 Phó GĐ 1 19 01 05 02 11 04 21 04 21 03 16 03 16 Phó GĐ 2 19 0 0 0 0 03 16 03 16 08 42 05 26 Cả BGĐ 57 01 02 04 07 10 18 14 25 15 26 11 19 Đối với giám đốc TTHTCĐ, phần nhiều nằm ở độ tuổi từ 41đến 50 (11/19 người = 58%), các độ tuổi dưới 30 và trên 50 có rất ít (3/19 = 16%); Các phó giám đốc 1 phần nhiều nằm trong độ tuổi từ 36 đến 45 (8/19 người = 42%), các phó giám đốc 2 chủ yếu lại ở đội tuổi từ 46 trở lên (13/19 người = 68%). (xin xem chi tiết cơ cấu độ tuổi CBQL tại Bảng2. 6. + Cơ cấu thành phần cán bộ: Theo quy định tại Quy chế 09 của Bộ GD&ĐT, các cán bộ khi kiêm nhiệm công tác quản lý tại TTHTCĐ đều đang đảm nhiệm một chức vụ hoặc trách nhiệm chính quyền, đoàn thể, tổ chức nào đó (tuy không ấn định cụ thể phải là cương vị nào). Trong thực tiễn, cương vị công tác chính của người cán bộ đó có ảnh hưởng rất rõ tới chất lượng và hiệu quả công tác điều hành, quản lý của họ tại TTHTCĐ. Qua điều tra đội ngũ CBQL các TTHTCĐ huyện Yên Hưng tại thời điểm tháng 6/2009, chúng tôi được kết quả như sau: - Đối với giám đốc: có 2/19 người (11%) là Chủ tịch xã, 17/19 người là Phó chủ tịch xã (89%). Không có thành phần cán bộ khác. - Đối với phó giám đốc 1: 100% là cán bộ Hội Khuyến học (theo quy định của Quy chế 09) nhưng trong đó có 2/19 người (11%) là phó chủ tịch xã, 17/19 người là cán bộ các đoàn thể và công chức xã (89%). Không có thành phần khác (cán bộ nghỉ hưu, quân nhân xuất ngũ hoặc nông dân cao tuổi). - Đối với phó giám đốc 2: có 16/19 người là hiệu trưởng THCS (84%), 3/19 người là phó hiệu trưởng THCS (16%) . Không có thành phần khác. Với cơ cấu giới tính, độ tuổi và thành phần cán bộ như trên, có thể nhận định chung là số CBQL các TTHTCĐ huyện Yên Hưng hiện tại có điều kiện tốt về sức khoẻ, điều kiện gia đình và đều là cán bộ, công chức xã hoặc viên chức giáo dục; không có thành phần cán bộ nghỉ hưu hoặc người dân bình thường tham gia quản lý trung tâm. Trong số cán bộ đang đảm nhi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgo Van Hoi.doc
Tài liệu liên quan