Đề tài Phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty Cho thuê Tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam

Chương1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 3

1.1 Vai trò của hoạt động cho thuê tài chính trong nền kinh tế thị trường 3

1.1.1 Cho thuê tài chính - hoạt động của công ty cho thuê 3

1.1.1.1 Lịch sử ra đời của hoạt động cho thuê 3

1.1.1.2 Hoạt động của công ty cho thuê 5

1.1.1.3 Giao dịch cho thuê tài chính 6

a Đặc điểm của giao dịch cho thuê tài chính 7

b Phân biệt cho thuê tài chính với vay vốn ngân hàng 9

c Phân biệt cho thuê tài chính với cho thuê vận hành 10

d Hợp đồng cho thuê tài chính 11

1.1.2 Các phương thức cho thuê tài chính 16

1.1.2.1 Các loại cho thuê tài chính cơ bản 16

a Cho thuê tài chính hai bên 16

b Cho thuê tài chính ba bên 16

1.1.2.2 Các loại cho thuê tài chính đặc biệt 17

a Tái cho thuê 17

b Cho thuê hợp tác 18

c Cho thuê giáp lưng 19

1.1.3 Kinh nghiệm của một số nước về hoạt động cho thuê tài chính 20

1.1.3.1 Hoạt động cho thuê tài chính ở Nhật Bản 20

1.1.3.2 Hoạt động cho thuê tài chính ở Trung Quốc 20

1.1.3.3 Hoạt động cho thuê tài chính ở Hàn Quốc 21

1.1.3.4 Hoạt động cho thuê tài chính ở Malaixia 21

1.1.3.5 Bài học rút ra qua kinh nghiệm của các nước 22

1.1.4 Những lợi ích của hoạt động cho thuê tài chính 23

1.1.4.1 Lợi ích của cho thuê tài chính đối với nền kinh tế 23

1.1.4.2 Lợi ích đối với người cho thuê (Công ty cho thuê tài chính) 23

1.1.4.3 Lợi ích của cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp đi thuê 24

1.1.5 Hạn chế của cho thuê tài chính 27

1.1.6 Quy trình nghiệp vụ cho thuê tài chính 27

1.1.7 Các nhân tố tác động đến hoạt động cho thuê tài chính 29

1.1.7.1 Nhóm nhân tố cơ chế, chính sách, pháp luật và môi trường kinh doanh 29

1.1.7.2 Nhóm nhân tố thuộc về công ty cho thuê tài chính 30

1.1.7.3 Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp đi thuê 31

1.2 Sự cần thiết phải phát triển hoạt động cho thuê tài chính đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay 31

1.2.1 CÁC NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC 33

1.2.1.1 Vốn ngân sách nhà nước cấp 33

1.2.1.2 Vốn tự có của các doanh nghiệp 33

1.2.1.3 Vốn đi vay từ các tổ chức tài chính 33

1.2.1.4 Huy động vốn trên thị trường chứng khoán 34

1.2.2 Nguồn vốn từ nước ngoài 34

1.2.2.1 Nguồn vốn ODA 34

1.2.2.2 Đối với nguồn FDI 34

ChươngII: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 36

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cho thuê tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam 36

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty Cho thuê tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam 36

2.1.2 Chức năng và các mặt hoạt động chính của công ty Cho thuê tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam 37

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ 37

2.1.2.2 Nội dung hoạt động của Công ty 38

2.1.3 Mô hình tổ chức Công ty 38

2.1.3.1 Nguyên tắc tổ chức và điều hành 38

2.1.3.2 Bộ máy tổ chức 38

2.1.3.3 Nhiệm vụ, chức năng của các phòng 39

2.2 Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại công ty Cho thuê tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam 41

2.2.1 Tình hình hoạt động của các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam 41

2.2.1.1 Nguồn vốn 41

2.2.1.2 Sử dụng vốn 41

2.2.1.3 Kết quả kinh doanh 42

2.2.2 Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại công ty Cho thuê tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời gian qua (từ năm 1998 - 2002) 43

2.2.2.1 Nguồn vốn 44

2.2.2.2 Cho thuê tài chính 45

2.2.2.3 Kết quả tài chính của Công ty 51

2.2.2.4 Về tỷ lệ nợ quá hạn của Công ty 52

2.2.3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu đã đạt được 54

2.2.3.1 Nguồn vốn 54

2.2.3.2 Cho thuê tài chính 54

2.2.3.3 Mở rộng quy mô khách hàng và đa dạng hoá các lĩnh vực cho thuê 55

2.2.3.4 Kết quả tài chính 55

2.2.3.5 Công tác tổ chức cán bộ 56

2.2.3.6 Mô hình tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, phát huy được năng lực nhân viên 57

2.2.3.7 Chất lượng hoạt động cho thuê cao 57

2.2.3.8 Những thành tựu về marketing, tài chính, kế toán 57

2.2.3.9 Công tác kiểm tra, kiểm soát 58

2.2.4 Những hạn chế và nguyên nhân 59

2.2.4.1 Những hạn chế 59

2.2.4.2 Nguyên nhân của những hạn chế trên 62

a Nguyên nhân khách quan 62

b Nguyên nhân chủ quan 65

Chương III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 69

3.1 Những quan điểm cơ bản định hướng hoạt động cho thuê tài chính 69

3.2 Định hướng hoạt động kinh doanh của công ty Cho thuê tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam 70

3.2.1 Định hướng hoạt động chung 70

3.2.2 Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2003 70

3.2.2.1 Các chỉ tiêu kinh doanh 70

3.2.2.2 Một số biện pháp công tác trong năm 2003 70

3.3 Giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty Cho thuê tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam 71

3.3.1 Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty 71

3.3.2 Xây dựng chính sách Marketing tổng hợp 72

3.3.2.1 Mở rộng thị trường cho thuê tài chính của Công ty 72

3.3.2.2 Mở rộng các nghiệp vụ cho thuê tài chính 73

3.3.2.3 Tăng cường công tác tiếp thị của Công ty 74

3.3.2.4 Xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý và linh hoạt 75

3.3.2.5 Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh 75

3.3.3 Tạo lập các nguồn vốn hoạt động 76

3.3.3.1 Vay từ ngân hàng mẹ và các tổ chức tín dụng khác 76

3.3.3.2 Phát hành trái phiếu trong nước 77

3.3.3.3 Nguồn vốn từ huy động tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân 77

3.3.3.4 Nguồn vốn thông qua liên doanh với nước ngoài 78

3.3.3.5 Hợp tác đồng tài trợ 78

3.3.3.6 Nguồn vốn trả chậm trong việc mua máy móc, thiết bị từ nhà cung cấp 78

3.3.3.7 Các nguồn vốn khác 78

3.3.4 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro 79

3.3.4.1 Xét trên giác độ vĩ mô 79

3.3.4.2 Xét trên giác độ vi mô 79

3.3.5 Ổn định tổ chức, đào tạo cán bộ 84

3.4 Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho thuê tài chính Việt Nam 86

3.4.1 Kiến nghị với Chính Phủ 86

3.4.2 Kiến nghị với các Bộ, Ngành liên quan 89

3.4.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 89

3.4.2.2 Kiến nghị với Bộ Tài Chính 90

3.4.2.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam 90

Kết luận 92

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty Cho thuê Tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức tín dụng, phát hành trái phiếu công ty... Với số lao động ít, phải kiêm nhiệm công việc song cán bộ nhân viên Công ty đã khắc phục mọi khó khăn để thực hiện huy động vốn theo kế hoạch đề ra. Đến 31/12/2002 Công ty huy động được 73 tỷ VNĐ, bằng 26% so với tổng nguồn vốn. Trong đó: + Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế: 33 tỷ VNĐ. + Huy động tiền vay các tổ chức tín dụng: 10 tỷ VNĐ. + Phát hành trái phiếu kỳ hạn (13 tháng): 30 tỷ VNĐ. Kết quả đạt được là bước , đánh giá sự cố gắng nỗ lực chủ quan của Công ty trong năm 2002 và cần tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới. 2.2.2.2. Cho thuê tài chính Nhiệm vụ quan trọng có tính chất quyết định là xác định " ra", làm sao tìm được khách hàng tốt và dự án khả thi để thực hiện cho thuê. Do đó, tuy phạm vi hoạt động của Công ty rộng khắp trên toàn quốc nhưng ngay từ những ngày đầu Công ty đã xác định tập trung cho thuê chủ yếu tại 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước là thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho thuê bình quân hàng năm đạt ở mức cao (219%) so với năm trước. Theo báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm: Năm1998, Công ty k‎ý được 11 hợp đồng cho thuê tài chính với tổng trị giá 18.844 triệu VNĐ; năm 1999, Công ty k‎ý được 31 hợp đồng có tổng trị giá 85.117 triệu VNĐ; năm 2000, Công ty k‎ý được 166 hợp đồng có tổng trị giá 155.145 triệu VNĐ; tính đến 31/12/2001. Công ty đã thực hiện cho thuê được 242 dự án, tăng so với đầu năm là 165 dự án. Dư nợ cho thuê tính đến 31/12/2001 đạt 198 tỷ 113 triệu VNĐ, tăng 108 tỷ VNĐ so với đầu năm (gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2000).Trong năm 2002, ngay từ đầu năm Công ty đã tích cực, chủ động tìm đến với khách hàng, lựa chọn dự án khả thi cao từ các khách hàng cũ, hoặc mới trên hai địa bàn kinh tế tập trung tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để thực hiện việc cho thuê như: Công ty Xây dựng số 1, Công ty Bê tông Hà Nội, Công ty TNHH Nhật Linh... và nhiều các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thuộc các ngành, nghề khác nhau. Đến 31/12/2002, tổng số các dự án đầu tư là 396 dự án, trong đó phát sinh của năm 2002 là 163 dự án. Tổng dư nợ và đầu tư đạt trên 364 tỷ VNĐ, trong đó dư nợ cho thuê là 289 tỷ VNĐ bằng 145% so vớiđầu năm . Bảng số 2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho thuê qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/1998 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002 Dư nợ cho thuê 13.867 32.028 90.814 198.113 289.020 Tốc độ tăng trưởng (năm sau so với năm trước) _ 231% 283.55% 218.15% 145.875% (Nguồn: Báo cáo Tổng kết kinh doanh của Công ty Cho thuê Tài chính NHCTVN) Công ty Cho thuê Tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam bước đầu đã khẳng định được hướng đi đúng đắn của mình. Với số lượng hợp đồng cho thuê tài chính tăng nhanh qua các năm: năm 1998 chỉ có 11 hợp đồng được k‎ý; sau 5 năm đi vào hoạt động có 163 hợp đồng được ký trong năm 2002 (bằng 14.82 lần). Cùng với dư nợ cho thuê tăng nhanh qua các năm (được thể hiện qua bảng số 2 trên). Cho thấy vị thế và uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao, thị phần của Công ty được mở rộng, khách hàng xin thuê ngày một tăng. Cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch, điều chỉnh theo hướng đầu tư vào các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu, các ngành có xu hướng phát triển tốt trong thời gian tới và mở rộng địa bàn kinh doanh trên nền tảng hai địa bàn kinh tế tập trung nhằm phát triển kinh tế đi đôi với quản lý. a. Cho thuê theo thành phần kinh tế Quán triệt tinh thần chỉ đạo kinh doanh chung của hệ thống là: " Phát triển - An toàn - Hiệu quả", mở rộng kinh doanh phải đảm bảo yêu cầu quản lý an toàn, không chạy theo thành tích đơn thuần. Điều này có nghĩa là tập trung khai thác, tìm kiếm các dự án tốt của các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế để thực hiện việc cho thuê. Đây là bước chuyển dịch quan trọng, có tính định hướng rõ ràng nhằm từng bước nâng cao chất lượng đầu tư, trong đó một trong những khâu quan trọng là lựa chọn các khách hàng. Trong các năm vừa qua, sức cạnh tranh của cho thuê tài chính trên thị trường vốn còn nhiều hạn chế bởi một số chính sách, chế độ còn quy định chưa phù hợp; đặc biệt là lãi suất cho thuê luôn cao hơn so với lãi suất cho vay của Ngân hàng và một số vướng mắc về cho thuê tài chính liên quan đến các Bộ, Ngành còn chậm được nghiên cứu, chỉnh sửa. Tuy vậy, Công ty cũng đã có rất nhiều cố gắng nỗ lực, luôn chủ động vươn tới khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Bảng số 3: Hoạt động cho thuê tài chính theo các thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Chỉ tiêu QD NQD QD NQD QD NQD QD NQD QD NQD Dư nợ cho thuê 2.051 2.855 12.715 19.313 35.151 55.663 74.811 123.265 92.059 196.961 Tỷ trọng 41.8% 58.2% 39.7% 60.3% 38.7% 61.3% 39% 61% 32% 68% (Nguồn: Báo cáo Tổng kết kinh doanh của Công ty Cho thuê Tài chính NHCTVN) Tính đến ngày 31/12/2001, Công ty đã thực hiện cho thuê được 242 dự án, tăng so với đầu năm là 165 dự án. Dư nợ cho thuê tín đến 31/12/2001 đạt 198 tỷ 113 triệu VNĐ, tăng 108 tỷ VNĐ so với đầu năm (gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2000). Tính đến ngày 31/12/2002, tổng số dự án đầu tư là 396 dự án, trong đó phát sinh của năm 2002 là 163 dự án. Tổng dư nợ và đầu tư đạt trên 364 tỷ VNĐ, trong đó dư nợ cho thuê là 289 tỷ VNĐ bằng 145% so vớiđầu năm . Trong các năm vừa qua, sức cạnh tranh của cho thuê tài chính trên thị trường vốn còn nhiều hạn chế bởi một số chính sách, chế độ còn quy định chưa phù hợp; đặc biệt lãi suất cho thuê luôn cao hơn so với lãi suất cho vay của ngân hàng và một số vướng mắc khác. Tuy vậy, Công ty cũng đã có rất nhiều cố gắng nỗ lực chủ quan, luôn chủ động tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là những khách hàng kinh doanh ổn định, hiệu quả gồm các Tổng công ty 90, 91 và các doanh nghiệp Nhà nước khác, phấn đấu nâng cao tỷ trọng dư nợ cho thuê đối với các doanh nghiệp quốc doanh, đồng thời cải tiến lề lối, phong cách giao dịch, hoàn thiện nghiệp vụ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của Công ty là khá cao bình quân 219%/ năm. Xét tổng giá trị dư nợ cho thuê đối với các doanh nghiệp quốc doanh tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ cho thuê các doanh nghiệp này giảm xuống qua các năm: Năm 1998 là 41.8%; Năm 1999 là 39.7%; Năm 2000 là 38.7%; Năm 2001 là 38% và năm 2002 còn 32%. Từ thực tế đó cho thấy các doanh nghiệp quốc doanh mà Công ty đã cho thuê là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ tài chính đối với Công ty nên tỷ trọng dư nợ giảm và tổng giá trị tài sản cho thuê vẫn tăng, năm 1998 tổng giá trị tài sản cho thuê đối với doanh nghiệp quốc doanh là 4.302 triệu VNĐ, năm 1999 là 30.892 triệu VNĐ và năm 2000 là 65.027 triệu VNĐ gấp hơn 15 lần so với năm 1998. Cũng có thể các doanh nghiệp quốc doanh có thời hạn thuê không kéo dài nên dự án đã kết thúc không có dư nợ nhưng điều đó chứng tỏ tình hình tài chính của các doanh nghiệp quốc doanh mà Công ty đã cho thuê là lành mạnh nên không phát sinh nợ quá hạn và không có lãi treo. Về doanh số cho thuê các doanh nghiệp quốc doanh với số tuyệt đối năm 1998 mới có 2.251 triệu VNĐ (tỷ trọng doanh số cho thuê các doanh nghiệp quốc doanh qua các năm lần lượt là: 16,2%; 34,2% và 46,4%) nhưng năm 1999 đã đạt tới 18.177 triệu VNĐ (gần gấp 9 lần) và năm 2000 là 29.876 triệu NVĐ (gấp hơn 13 lần). Trong khi đó doanh số cho thuê các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 1999 là 34.912 triệu VNĐ, chiếm 65,8% và năm 2000 là 34.455 triệu VNĐ (giảm xuống còn 0.987 lần), chiếm 53,6% trong tổng doanh số cho thuê. Điều đó chứng tỏ Công ty đã chủ động chuyển hoạt động kinh doanh hướng vào các doanh nghiệp quốc doanh nên mặc dù số tuyệt đối về doanh số cho thuê các doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm không đáng kể nhưng tỷ trọng lại giảm xuống từ 65,8% còn 53,6%. Đây là cố gắng rất lớn của Công ty trong tình hình phương thức tài trợ bằng đi thuê không hấp dẫn các doanh nghiệp Nhà nước do họ được phép vay ngân hàng không cần thế chấp và thường với lãi suất thấp hơn so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. b. Cho thuê theo ngành kinh tế Cơ cấu cho thuê trong những năm qua đã có sự chuyển dịch, điều chỉnh theo hướng chỉ đạo của Tổng giám đốc bao gồm các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu, các ngành nghề có xu hướng phát triển kinh doanh đi đôi với quản lý. Theo Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính ban hành kèm theo Nghị định số 64/CP quy định cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung, dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác. Vì vậy, hoạt động cho thuê của các công ty cho thuê tài chính của nước ta hiện nay chủ yếu tập trung vào một số ngành như: Ngành sản xuất công nghiệp, ngành giao thông vận tải và xây dựng,... trong khi ngành nông nghiệp chưa được các công ty cho thuê tài chính khai thác. Đối với công ty Cho thuê Tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam thì mãi tới năm 2000 Công ty mới bước vào hoạt động trong ngành sản xuất này với tổng giá trị cho thuê còn khiêm tốn 3.145 triệu VNĐ chiếm tỷ trọng 3,5% trong tổng giá trị cho thuê của Công ty (hoạt động cho thuê trong ngành nông nghiệp trong bản được gộp vào trong hoạt động cho thuê khác). Bảng số 4: Dư nợ cho thuê theo các ngành kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Ngành kinh tế Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng giá trị Tỷ lệ Tổng giá trị Tỷ lệ Tổng giá trị Tỷ lệ Tổng giá trị Tỷ lệ Tổng giá trị Tỷ lệ SX công nghiệp 7.726 55,4% 40.776 76.8% 65.220 71,8% 125.683 63% 103.388 36% GTVT & Xây dựng 5.911 42.5% 11.909 22,4% 21.407 23.6% 66.938 34% 147.659 51% Khác 301 2,1% 404 0,8% 4.187 4,6% 5.455 3% 37.973 13% Tổng 13.938 100% 53.089 100% 90.814 100% 198.076 100% 289.020 100% (Nguồn: Báo cáo Tổng kết kinh doanh của công ty Cho thuê Tài chính - NHCTVN) Cùng với sự phát triển trong hoạt động của Công ty, số hợp đồng và giá trị tài sản cho thuê cũng tăng nhanh và tỷ trọng giá trị tài sản cho thuê đối với từng ngành cũng có sự thay đổi lớn. Tỷ trọng giá trị tài sản cho thuê của ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trong 3 năm : Năm 1998 đạt 55,4% nhưng đã tăng mạnh trong năm 1999 đạt 76,8%, năm 2000 đạt 71,8% và bắt đầu giảm trong 2 năm gần đây, năm 2001 tỷ trọng cho thuê đối với ngành công nghiệp chỉ chiếm 63%, giảm mạnh trong năm 2002 chỉ còn 36%. Giá trị tài sản cho thuê của ngành công nghiệp cũng chiếm phần lớn tổng giá trị tài sản cho thuê của Công ty. Nước ta đang trong giai đoạn đẩy nhanh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước nên việc đầu tư vào đổi mới công nghệ là một tất yếu khách quan do công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp ở nước ta quá lạc hậu, bên cạnh đó nguyên nhân chủ quan là công nghiệp là lĩnh vực hoạt động ưu thế của Công ty (bởi vì Công ty trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, hoạt động cho vay chủ yếu về công nghiệp và thương mại). Trong 2 năm gần đây tổng dư nợ cho thuê của Công ty đối với ngành công nghiệp vẫn tăng so với các năm trước: năm 2001 là 125.683 bằng 1,93 lần năm 2000, trong năm 2002 dư nợ cho thuê của ngành công nghiệp là 103.388 bằng 0,82 lần năm 2001 có thể do một số dự án cho thuê đã thanh lý trong số 21 hợp đồng cho thuê được thanh lý trong năm 2002. Như vậy, Công ty đã hoạt động có hiệu quả, dần dần tiếp cận và đáp ứng được nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp bởi vì tài sản cho thuê đối với ngành công nghiệp hầu hết là tư liệu sản xuất có giá trị lớn, thậm chí có tài sản có giá trị tới hơn 13 tỷ VNĐ, đó là một dây truyền sản xuất gạch men mà Công ty đã cho công ty TNHH Vĩnh phúc thuê. Đây là một thị trường đầy tiềm năng để Công ty khai thác và phát triển hoạt động của mình. Tỷ trọng giá trị tài sản cho thuê của ngành GTVT & Xây dựng tăng nhanh trong những năm gần đây: năm 2000 đạt 22.4% trong tổng giá trị cho thuê của Công ty nhưng vào năm 2002 tỷ lệ này đã tăng lên 51% phù hợp với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng hiện nay, với hàng loạt các công trình xây dựng về cơ sở vật chất hạ tầng đang diễn ra cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, các công ty cần trang bị nhiều thiết bị chuyên dụng đang tạo ra cho Công ty cơ hội tìm kiếm được những hợp đồng mới có giá trị trong ngành xây dựng, bên cạnh đó trong những năm gần đây ngành GTVT đang được sự quan tâm của Chính phủ cũng như các Bộ, ban ngành có liên quan với những dự án đầu tư lớn như đường mòn Hồ Chí Minh,.... Trong năm 2000 đánh dấu một sự phát triển nhảy vọt của Công ty khi xâm nhập vào thị trường cho thuê tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp, vốn là thị trường truyền thống của công ty Cho thuê Tài chính NHĐT&PTVN. Công ty đã ký được 2 hợp đồng có giá trị hơn 3 tỷ đồng trong lĩnh vực chế biến nông sản, một lĩnh vực theo dự báo sẽ có những bước phát triển mạnh trong những năm tới nhằm mục đích xuất khẩu. Đây là một hướng khai thác tốt nhằm mục đích đa dạng hoá các ngành cho thuê. Cho thuê trong lĩnh vực nông nghiệp có những đòi hỏi đặc thù về kinh nghiệm, mạng lưới nhà chi nhánh, nhà cung cấp thiết bị,... Do đó với mục tiêu phát triển an toàn, hiệu quả, hiện nay Công ty chỉ cho thuê trong lĩnh vực nông nghiệp với những doanh nghiệp quốc doanh có dự án phù hợp. Dư nợ cho thuê theo hình thức sở hữu và ngành nghề kinh doanh của Công ty trong năm 2002 thể hiện qua biều đồ sau: Nhìn chung trong năm 2002 hoạt động cho thuê của Công ty chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt trong ngành GTVT& Xây dựng, trong những năm tới Công ty phải có những định hướng trong hoạt động, tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên những thị trường đang hoạt động đồng thời cần phải mở rộng hoạt động của mình trong thành phần kinh tế quốc doanh, thành phần kinh tế chủ đạo của nước ta theo định hướng phát triển kinh tế của Đảng trong hiện tại cũng như trong tương lai. 2.2.2.3. Kết quả tài chính của Công ty Với sự phát triển hoạt động cho thuê của Công ty trên thị trường trong những năm vừa qua lợi nhuận thu từ hoạt động cho thuê tài chính của Công ty ngày càng tăng, có thể thấy rõ qua Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm. Bảng số 5: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty Cho thuê Tài chính - NHCTVN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 so với 2001 * Tổng doanh thu 2.725 5.621 6.871 14.113 25.817 182,93% Trong đó: - Thu từ cho thuê tài chính - Thu từ lãi tiền gửi 230 2.495 1.388 4.233 6.781 0 14.133 0 25.817 0 * Tổng chi phí 546 1.168 2.140 7.481 18.867 252,2% * Lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.179 697,28 4.453 1.424,96 4.731 1.513,92 6.632 2.122,24 6.950 2.224 * Lợi nhuận sau thuế 1.481,72 3.028,04 3.217,08 4.509,76 4.726 104,8% (Nguồn: Báo cáo Tổng kết kinh doanh của công ty Cho thuê Tài chính - NHCTVN) Qua bảng trên cho thấy Công ty bắt đầu đi vào hoạt động đã có lãi, đó là một thành tựu rất quan trọng mà không phải bất kỳ một doanh nghiệp nào khi mới thành lập cũng đạt được. Trong hai năm đầu hoạt động, Công ty đều có lợi nhuận từ cho thuê tài chính, nhưng tỷ lệ lợi nhuận do hoạt động cho thuê đem lại còn nhỏ so với lợi nhuận từ thu lãi tiền gửi (là tiền lãi Công ty thu được từ việc gửi số vốn tự có chưa dùng đến vào ngân hàng). Từ năm 2000, Công ty đã sử dụng hết số vốn tự có để cho thuê và phải vay thêm từ nguồn vốn điều hoà của ngân hàng mẹ, các tổ chức tín dụng, từ phát hành trái phiếu Công ty,...100% doanh thu của Công ty năm 2000, 2001 và 2002 là từ hoạt động cho thuê tài chính. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của Công ty qua các năm1999, 2000, 2001 và 2002 so với năm trước nó lần lượt là: 204,36%, 106.24%, 205,39% và 182,93%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm là khá cao với tốc độ tăng trưởng bình quân 174,73%, nhận thấy tốc độ tăng trưởng của năm 2002 giảm so với năm 2001 tuy nhiên về tuyệt đối thì doanh thu của năm 2002 tăng so với năm 2001 là 11704 triệu VNĐ. Lợi nhuận sau thuế năm 2002 tăng so với năm 2001là: 104,8%, với roe đạt 5,56% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì Công ty thu về 5,56 đồng lợi nhuận, qua đó ta thấy hoạt động của Công ty là tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chi phí (252%) lại nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu (182,93%) và lợi nhuận sau thuế (104,8%), l?ý do chính của việc chi phí tăng cao là do Công ty đã sử dụng hết vốn tự có và phải vay thêm vốn từ ngân hàng mẹ và các tổ chức tín dụng khác, phát hành trái phiếu Công ty để cho thuê, điều này làm cho chi phí đầu vào cao hơn nhiều so với việc sử dụng vốn tự có. Bên cạnh đó, do Công ty mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Nam, nên chi phí giao dịch và tiếp cận với khách hàng có nhu cầu thuê tăng cao. Vậy Công ty cần có biện pháp thích hợp để giảm chi phí hoạt động của mình đó sẽ tăng được lợi nhuận lên. 2.2.2.4. Về tỷ lệ nợ quá hạn của Công ty Qua 5 năm đi vào hoạt động, về cơ bản chất lượng hoạt động cho thuê của Công ty là tốt. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, hầu hết các khách hàng đều thực hiện trả nợ thuê đầy đủ, đúng hạn, chỉ có một số khách hàng chậm thanh toán tiền thuê, nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn của Công ty trong 5 năm qua đều là 0%. Điều này cho thấy công tác thẩm định hồ sơ xin thuê và công tác theo dõi, giám sát, quản lý, đôn đốc khách hàng thực hiện hợp đồng của cán bộ tín dụng của Công ty là tốt và đạt hiệu quả cao. Đây là một trong những thành công rất lớn mà Công ty đạt được trong thời gian vừa qua và cần duy trì, phát huy trong thời gian tới. Để đánh giá thêm phần chính xác tình hình hoạt động của Công ty trong thời gian hoạt động vừa qua, chúng ta xem xét đồng thời trên hai góc độ. Thứ nhất là trên góc độ cá thể Công ty (Như trên đã xem xét), góc độ thứ hai là đánh giá trên góc độ tổng thể của hoạt động cho thuê trên thị trường (Bao gồm toàn bộ các công ty tham gia trên thị trường cho thuê của Việt Nam). Nhìn chung, hiện nay doanh số cho thuê và dư nợ cho thuê của công ty Cho thuê Tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam đang ở mức trung bình (đứng thứ tư) trong số các công ty cho thuê tài chính đang hoạt động ở Việt Nam (theo số liệu năm 2000) được thể hiện qua bảng sau: Bảng số 6: Dư nợ cho thuê của các công ty cho thuê tài chính năm 2000 Đơn vị: Tỷ VNĐ STT Tên công ty cho thuê tài chính Doanh số cho thuê Dư nợ cho thuê Nợ quá hạn % % % 1 Công ty Cho thuê Tài chính II NH nno&PTNT VN 252,9 24,8 177,5 22,19 0,15 3,07 2 Công ty Cho thuê Tài chính Quốc tế Việt Nam (VILC) 210,4 20,63 149,3 18,66 0,4 8,16 3 Công ty Cho thuê Tài chính I Ngân hàng NNo&PTNT VN 148,7 14,58 98,4 12,3 0 0 4 Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng Công thương VN 123,6 12,11 91 11,38 0 0 5 Công ty Cho thuê Tài chính Kexim Việt Nam (KVLK) 109,1 10,7 143,6 17,95 4 81,6 6 Công ty Cho thuê Tài chính NH Đầu tư và phát triển VN 89,4 8,76 90,8 11,35 0,07 1,44 7 Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng Ngoại thương VN 74,5 7,3 42,3 5,29 0,28 5,73 8 Công ty Cho thuê Tài chính ANZ - VTRAC 11,4 1,12 7 0,88 0 0 9 Cộng 1020 100 799,9 100 4,9 100 Như vậy, so với các công ty cho thuê tài chính khác tại Việt Nam, thì Công ty là một trong hai công ty có tỷ lệ dư nợ cho thuê cao (công ty Cho thuê Tài chính I Ngân hàng NNo&PTNT VN, công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng Công thương VN) mà có tỷ lệ dư nợ 0%. Qua đó có thể thấy vị thế của Công ty trên thị trường cho thuê tài chính ở nước ta là mức khá. Có thể nói thị trường cho thuê ở Việt Nam tính từ thời điểm này mới thực sự phát triển do nó được khá nhiều doanh nghiệp biết đến, không còn quá mới mẻ như giai đoạn ban đầu, cũng như đã có sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ ban ngành liên quan thể hiện qua hệ thống các văn bản pháp luật đang được hoàn thiện cho phù hợp với đòi hỏi thực. Vì vậy, cuộc cạnh tranh thực tế mới thực sự bắt , do vậy để có thể tồn tại và phát triển hơn nữa Công ty cần phải có những bước đi đúng đắn, phù hợp mang tính chiến lược cao cho hoạt động của mình. Nó vừa kế thừa được những thành tựu đã đạt được trong những năm vừa qua đồng thời cũng khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong hoạt động. 2.2.3. một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu đã đạt được Năm năm không phải là dài đối với thời gian tồn tại của một công ty nhưng những gì công ty Cho thuê Tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động: 2.2.3.1. Nguồn vốn Là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, công ty được cấp vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ đồng, đến năm 2001 được bổ sung thêm thành 75 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động: Trong các năm 1998, 1999, 2000, 2001 công ty sử dụng vốn tự có và vay vốn của NHCT Việt Nam nhưng bước sang năm 2002, do nhu cầu tăng trưởng đầu tư đáp ứng yêu cầu khách hàng, công ty đã tự huy động vốn một phần bằng phát hành trái phiếu công ty, nhận tiền gửi kỳ hạn trên 1 năm hoặc đi vay của các tổ chức tín dụng khác nhằm từng bước đa dạng hoá nghiệp vụ quan trọng cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Đến 31/12/2002 nguồn vốn tự huy động của công ty chiếm 26% so tổng nguồn vốn, bao gồm phát hành trái phiếu công ty, nhận tiền gửi có kỳ hạn hoặc đi vay của các tổ chức tín dụng khác. 2.2.3.2. Cho thuê tài chính Phạm vi hoạt động của Công ty rộng khắp trên toàn quốc tuy nhiên ngay từ những ngày đầu công ty đã xác định tập trung cho thuê chủ yếu tại 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước là thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận. Nhờ định hướng đúng, biện pháp kinh doanh chủ động, tích cực nên tốc độ tăng trưởng dư nợ cho thuê bình quân hàng năm đạt ở mức cao (219%) so với năm trước, tăng trưởng dư nợ vững chắc, từng bước nâng cao chất lượng đầu tư. Cụ thể: Năm 1998 dư nợ cho thuê đạt 13,8 tỷ VNĐ Năm 1999 - đạt 32 tỷ VNĐ bằng 231% so với năm trước Năm 2000 - đạt 90,8 tỷ VNĐ bằng 283% so với năm trước Năm 2001 - đạt 198,1 tỷ VNĐ bằng 218% so với năm trước Năm 2002 - đạt 289 tỷ VNĐ bằng 145% so với năm trước Cơ cấu đầu tư hàng năm đều có sự chuyển dịch, theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc. Khách hàng của Công ty bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác nhau thuộc các thành phần kinh tế và có xu hướng phát triển tốt trong thời gian tới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh và quản lý. Đến nay, các dự án đã cho thuê đều phát huy hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ cả gốc và lãi. Nhiều doanh nghiệp nhờ đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hoặc mua sắm mới thông qua cho thuê tài chính tận dụng được cơ hội kinh doanh sử dụng các tiện ích của cho thuê tài chính dể tạo ra sản phẩm chất lượng cao như: Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông I, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Công ty Cổ phần Kinh Đô, Công ty Đồng Tâm miền Trung, Công ty TNHH Vĩnh Phúc… và nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Nhìn chung, các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đã đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia hội nhập kinh tế khu vực AFTA trong thời gian tới. Hiện tại một số sản phẩm chất lượng cao của một doanh nghiệp đã xuất khẩu đi một số nước Châu Âu, Châu Mỹ và Châu úc đạt kết quả tốt. Đến 31/12/2002 Công ty đã thanh lý được 21 hợp đồng cho thuê tài chính với giá trị tài sản thanh lý trên 45,7 tỷ VNĐ đúng chế độ quy định. Tháng 5/2001 Bộ tư pháp đã có thông tư hướng dẫn số 08/TT về đăng ký giao dịch có đảm bảo và Công ty là một trong những đơn vị sớm triển khai việc đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản thuê. Đến 31/12/2002 tổng số hợp đồng cho thuê đã đăng ký giao dịch đảm bảo là 280 hợp đồng với giá trị tài sản đăng ký trên 500 tỷ VNĐ. Các tài sản thuê đều được mua bảo hiểm và đính ký hiệu sở hữu đầy đủ, đảm bảo an toàn tài sản thuê. Trong cơ chế thị trường, Công ty đã luôn quan tâm đúng mức và thực hiện tốt chính sách khách hàng, coi "Sự thành đạt của khách hàng chính là sự thành công của Công ty " trên cơ sở hoàn thiện nghiệp vụ, cải tiến lề lối làm việc, xây dựng thái độ giao dịch tốt đáp ứng được yêu cầu quản lý, kinh doanh nhăm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. 2.2.3.3. Mở rộng quy mô khách hàng và đa dạng hoá các lĩnh vực cho thuê Quy mô khách hàng ngày càng được mở rộng, số lượng và giá trị hợp đồng cho thuê ngày một tăng, chứng tỏ Công ty đang dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Hiện nay Công ty đã có khách hàng ở hầu hết các lĩnh vực truyền thống của hoạt động cho thuê tài chính như công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, thậm chí Công ty cũng đã xâm nhập vào cả lĩnh vực nông nghiệp. Công ty đã tạo dựng được mối quan hệ thường xuyên, lâu dài với các nhà cung cấp lớn, có uy tín trong và ngoài nước. 2.2.3.4. Kết quả tài chính Trong 5 năm qua, Công ty luôn chấp hành nghiêm túc chính sách, chế độ của Nhà nước, của ngành và của hệ thống, đảm bảo hạch toán kế toán, thực hành tiết kiệm trong chi tiêu. Kết quả này được xác nhận qua các kỳ kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tài chính hàng năm theo luật quy định. Hoàn thành tốt chỉ tiêu lợi nhuận qua các năm và năm sau cao hơn năm trước trong điều kiện chỉ có một nguồn thu chủ yếu từ cho thuê tài chính, thể hiện sự cố gắng nỗ lực và phấn đấu liên tục, có hiệu quả của Công ty. Kết quả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0074.doc
Tài liệu liên quan