Đề tài Phát triển kinh tế tập thể trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam, lý luận thực trạng giải pháp

 Tính đến cuối năm 2005, cả nước có trên 17.000 hợp tác xã, trong đó có khoảng 8.500 hợp tác xã nông nghiệp, 2.150 hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trên 600 hợp tác xã thương mại - dịch vụ, trên 500 hợp tác xã xây dựng, gần 500 hợp tác xã thuỷ sản, trên 1.100 hợp tác xã giao thông vận tải, trên 2.600 hợp tác xã dịch vụ điện năng, 50 hợp tác xã môi trường . và trên 900 quỹ tín dụng nhân dân. Các hợp tác xã đã tạo việc làm và thu nhập cho trên 10 triệu lao động với mức thu nhập bình quân 300.000 - 500.000 đồng/tháng, đóng góp 8% GDP.

 Những năm gần đây, nhờ có Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và đặc biệt là từ khi có Nghị quyết 13 Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 (Khoá IX) về kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, HTX ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ và đang ngày càng giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Đến 30/06/2004, cả nước có trên 16.000 HTX, liên hiệp HTX trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, thu hút trên 8,5 triệu hộ xã viên và người lao động tham gia. Đến nay, hầu hết các HTX cũ đã chuyển đổi sang mô hình HTX mới, số yếu kém hoặc tồn tại hình thức đã làm thủ tục giải thể, mỗi năm có trên 1000 HTX mới thành lập. Mô hình HTX kiểu mới đã được xác lập và khẳng định trong thực tiễn cuộc sống với các yêu cầu : xã viên tham gia HTX là hoàn toàn tự nguyện, có góp vốn; công tác quản lý trong HTX từng bước được củng cố và hoàn thiện; quyền tự chủ của kinh tế hộ không bị mất đi, mà được hỗ trợ thêm từ phía HTX; nội dung hoạt động của HTX được mở rộng theo hướng đa dạng và nâng cao hiệu quả.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển kinh tế tập thể trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam, lý luận thực trạng giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của nền kinh tế. Kinh tế tập thể góp phần hướng tới xã hội hợp tác cùng phát triển     Với nền tảng tư tưởng hợp tác và phong trào HTX gần 200 năm qua, Kinh tế tập thể (KTTT) đã trở thành một loại hình tổ chức phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội to lớn đối với từng quốc gia. Không những thế, KTTT còn trở thành phong trào quốc tế sâu rộng, liên kết trong tổ chức Liên minh HTX quốc tế (ICA- International Cooperative Allien). Đối với nước ta, phát triển KTTT là một tất yếu khách quan trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội và củng cố nền quốc phòng - an ninh đất nước, là chủ trương lớn, nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.     Vị trí của KTTT trong phát triển đất nước :     -Về kinh tế: KTTT đóng góp quan trọng cho GDP của cả nước trên hai kênh: trực tiếp và gián tiếp thông qua việc nâng cao hiệu quả của kinh tế thành viên hợp tổ chức KTTT. KTTT chiếm bình quân gần 8,28% GDP (1995-2006), trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân (bao gồm các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp) chiếm bình quân 7,92%, khu vực kinh tế nhà nước chiếm bình quân 39,06%, khu vực kinh tế cá thể chiếm bình quân 31,93% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm bình quân 12,36% trong cùng thời kỳ.     Kinh tế thành viên tổ chức KTTT là bộ phận hữu cơ của KTTT, thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện đang được thống kê vào khu vực kinh tế cá thể, cùng với KTTT ước tính chiếm trên 15% trong GDP.     -Về xã hội: KTTT tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập cho thành viên và người lao động, cung cấp hàng hoá và dịch vụ xã hội. Hiện có khoảng 14 triệu người, trong đó khu vực HTX khoảng 10,5 triệu lao động, tổ hợp tác khoảng 3,5 triệu lao động. Lao động khu vực KTTT tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản, chiếm tới 96% tổng số lao động.     Thông qua việc đạt được lợi ích chung về kinh tế, thành viên tổ chức KTTT tăng thu nhập, gắn kết hơn với nhau, mở rộng các sinh hoạt cộng đồng, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, cải thiện đời sống văn hoá.     -Về chính trị- văn hoá: KTTT hướng tới phát huy vai trò trong phát triển tinh thần “hợp tác”, cộng đồng, từng bước hiện thức hoá các giá trị đạo đức cao đẹp và các nguyên tắc HTX; nâng cao trách nhiệm xã hội của từng công dân cũng như của cộng đồng; tạo điều kiện cho cộng đồng ngày càng ổn định và gắn kết với nhau hơn. Thông qua tổ chức KTTT, thành viên của cộng đồng có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của họ, góp phần giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ dân cư, củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc.     -Về thể chế: KTTT, một mặt tạo ra kênh mới trong huy động nguồn lực để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên để nâng cao hiệu quả hoạt động của từng thành viên; vừa góp phần tạo ra sự cạnh tranh trong nền kinh tế, vừa giảm sự khắc nghiệt và cạnh tranh không cần thiết giữa các thành viên; vừa phát huy cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thành viên, vừa tạo ra sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Như vậy thành phần kinh tế tập thể có vai trò vo cùng quan trọng trong nền kinh tế nước ta II ,THỰC TRẠNG THÀNH PHẦN KINH TẾ TẬP THỂ Ở VIỆT NAM 1, Vài nét về kinh tế Việt Nam : Muốn nói đến thực trạng của thành phần kinh tế tập thể truocs hết chúng ta hãy điểm qua vài nét chung của nền kinh tế Việt Nam . Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Năm 1991 Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty ra đời. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếp theo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được hình thành tại Việt Nam như Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá sản, Luật môi trường, Luật lao động và hàng trăm các văn bản pháp lệnh, nghị định của chính phủ đã được ban hành nhằm cụ thể hóa việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản như thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường đất đai Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 là một quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế để tạo ra một thể chế năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Nhìn chung, những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần hai thập kỷ đổi mới vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng phấn khởi. Việt Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo nên tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch, xuất khẩu lao động, tiếp nhận kiều hối... Cùng với tốc độ tăng cao của GDP, cơ cấu kinh tế trong nước đã có sự thay đổi đáng kể. Từ năm 1990 đến 2005, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp đã giảm từ 38,7% xuống 20,89% GDP, nhường chỗ cho sự tăng lên về tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 41,03%, còn khu vực dịch vụ được duy trì ở mức gần như không thay đổi: 38,6% năm 1990 và 38,10% năm 2005. Trong từng nhóm ngành, cơ cấu cũng có sự thay đổi tích cực. Trong khu vực nông nghiệp, tỷ trọng của ngành nông và lâm nghiệp đã giảm từ 84,4% năm 1990 xuống 77,7% năm 2003, phần còn lại là tỷ trọng ngày càng tăng của ngành thủy sản. Trong cơ cấu công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng từ 12,3% năm 1990 lên 20,8% năm 2003, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Cơ cấu của khu vực dịch vụ thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch Cơ cấu các thành phần kinh tế ngày càng được chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khi sửa đổi Luật doanh nghiệp (năm 2000), các doanh nghiệp tư nhân đã có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bộ luật này đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, dỡ bỏ những rào cản về hành chính đang làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ tục, các loại phí Tính trong giai đoạn 2000-2004, đã có 73.000 doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới, tăng 3,75 lần so với giai đoạn 1991-1999. Cho đến năm 2004, đã có 150.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, với tổng số vốn điều lệ là 182.000 tỷ đồng. Từ năm 1991 đến năm 2003, tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong GDP đã tăng từ 3,1% lên 4,1%, kinh tế ngoài quốc doanh khác từ 4,4% lên 4,5%, kinh tế cá thể giảm từ 35,9% xuống 31,2%, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 6,4% lên 14%. Từ 1/7/2006, Luật Doanh nghiệp 2005 (áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài) đã có hiệu lực, hứa hẹn sự lớn mạnh của các doanh nghiệp bởi sự bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu. Trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, những chính sách và biện pháp điều chỉnh, sắp xếp lại doanh nghiệp, đặc biệt là những biện pháp về quản lý tài chính của công ty nhà nước, quản lý các nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, hay việc chuyển các công ty nhà nước thành công ty cổ phần theo tinh thần cải cách mạnh mẽ hơn nữa các doanh nghiệp nhà nước, ngày càng được coi trọng nhằm nâng cao tính hiệu quả cho khu vực kinh tế quốc doanh. Với chính sách xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm đi, từ 40,1% GDP năm 1991 xuống còn 38,3% năm 2003, kinh tế tập thể giảm từ 10,2% xuống 7,9% trong thời gian tương ứng. Trong các năm 2002-2003, có 1.655 doanh nghiệp nhà nước được đưa vào chương trình sắp xếp và đổi mới, năm 2004 là 882 doanh nghiệp và năm 2005 dự kiến sẽ là 413 doanh nghiệp. Việt Nam đã sử dụng một cách hiệu quả các thành tựu kinh tế vào mục tiêu phát triển xã hội như phân chia một cách tương đối đồng đều các lợi ích của đổi mới cho đại đa số dân chúng; gắn kết tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển y tế, giáo dục; nâng chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam từ vị trí thứ 120/174 nước năm 1994, lên vị trí thứ 108/177 nước trên thế giới năm 2005; tăng tuổi thọ trung bình của người dân từ 50 tuổi trong những năm 1960 lên 72 tuổi năm 2005, giảm tỷ lệ số hộ đói nghèo từ trên 70% đầu những năm 1980 xuống dưới 7% năm 2005 2,Thực trạng thành phần kinh tế tập thể : a,Những thành tựu , ưu điểm: Tính đến cuối năm 2005, cả nước có trên 17.000 hợp tác xã, trong đó có khoảng 8.500 hợp tác xã nông nghiệp, 2.150 hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trên 600 hợp tác xã thương mại - dịch vụ, trên 500 hợp tác xã xây dựng, gần 500 hợp tác xã thuỷ sản, trên 1.100 hợp tác xã giao thông vận tải, trên 2.600 hợp tác xã dịch vụ điện năng, 50 hợp tác xã môi trường ... và trên 900 quỹ tín dụng nhân dân. Các hợp tác xã đã tạo việc làm và thu nhập cho trên 10 triệu lao động với mức thu nhập bình quân 300.000 - 500.000 đồng/tháng, đóng góp 8% GDP. Những năm gần đây, nhờ có Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và đặc biệt là từ khi có Nghị quyết 13 Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 (Khoá IX) về kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, HTX ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ và đang ngày càng giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đến 30/06/2004, cả nước có trên 16.000 HTX, liên hiệp HTX trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, thu hút trên 8,5 triệu hộ xã viên và người lao động tham gia. Đến nay, hầu hết các HTX cũ đã chuyển đổi sang mô hình HTX mới, số yếu kém hoặc tồn tại hình thức đã làm thủ tục giải thể, mỗi năm có trên 1000 HTX mới thành lập. Mô hình HTX kiểu mới đã được xác lập và khẳng định trong thực tiễn cuộc sống với các yêu cầu : xã viên tham gia HTX là hoàn toàn tự nguyện, có góp vốn; công tác quản lý trong HTX từng bước được củng cố và hoàn thiện; quyền tự chủ của kinh tế hộ không bị mất đi, mà được hỗ trợ thêm từ phía HTX; nội dung hoạt động của HTX được mở rộng theo hướng đa dạng và nâng cao hiệu quả. Là một khu vực kinh tế rộng lớn, là chỗ dựa cho hầu hết số hộ trong nông nghiệp và nhiều hộ trong lĩnh vực phi nông nghiệp, các HTX đã có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tham gia vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề và có những đóng góp trực tiếp vào GDP của cả nước (8,75% năm 2003). Quá trình đổi mới, phát triển HTX ở nhiều nơi đã phục vụ được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; gắn kết và lồng ghép được với quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều HTX đã tập trung huy động các nguồn lực, mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao và trở thành các điển hình, tiên tiến. Gần đây, xuất hiện một số HTX hoạt động theo hình thức tương tự như các công ty liên doanh và công ty cổ phần, tức là quyền lực chỉ nằm trong tay một số người có vốn lớn, còn vai trò và trách nhiệm của các xã viên thì hầu như không được phát huy. Song, tôi cho rằng, đây không phải là một xu hướng mà chỉ là hiện tượng, nhưng cũng cần có những giải pháp xử lý phù hợp. Để đánh giá và xác định đâu là một HTX thực chất và đâu là một HTX trên danh nghĩa, cần căn cứ vào các nguyên tắc tổ chức các giá trị và nội dung hoạt động của HTX theo các quy định của Luật HTX. Thời gian tới, chúng ta cần rà soát, hướng dẫn để các HTX loại này tự điều chỉnh lại những nội dung chưa phù hợp đảm bảo theo đúng các nguyên tắc của HTX. Hơn nữa, HTX là tổ chức kinh tế cộng đồng, theo nguyên tắc tự chủ, tự quản và tự chịu trách nhiệm, do vậy, bản thân xã viên các HTX cũng phải đề cao ý thức trách nhiệm, phát huy dân chủ trong việc tham gia xây dựng phát triển HTX. Cùng với quá trình phát triển nhất định mô hình HTX kiểu mới sẽ ngày càng được hoàn thiện và đảm bảo hoạt động theo đúng các nguyên tắc mà Luật HTX đã quy định. b,Nhưng hạn chế , khuyết điểm: Bên cạnh những ưu điểm trên ,thành phần kinh tế tập thể vẫn còn tồn tại những mặt còn hạn chế : Khu vực kinh tế hợp tác, HTX phát triển chưa tương xứng với nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Khó khăn và yếu kém của HTX còn nhiều, phổ biến là: quy mô sản xuất nhỏ, vốn ít, trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu. Một bộ phận HTX chuyển đổi còn hình thức, thiếu quyết tâm phấn đấu vươn lên; cũng có HTX còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Đội ngũ cán bộ quản lý HTX về cơ bản ở trong tình trạng vừa thiếu lại vừa yếu về trình độ, kinh nghiệm, kiến thức quản lý và nghiệp vụ kinh doanh. Khu vực này cũng chưa có sức hấp dẫn thực sự đối với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, học sinh tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng Ngày 17-12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã chủ trì hội nghị. Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Nhận thức về kinh tế tập thể tuy có chuyển biến nhưng chưa căn bản. Suy nghĩ và cách làm của không ít cấp, ngành mới chỉ dừng lại ở việc học tập, chưa nhận thức đầy đủ những đặc trưng của mô hình kinh tế tập thể và HTX kiểu mới, vai trò kinh tế tập thể và HTX đối với cuộc sống người dân, đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong nhân dân vẫn mặc cảm về HTX kiểu cũ, mặt khác, còn biểu hiện trông chờ vào chính sách của Nhà nước, thiếu quyết tâm, nỗ lực vươn lên. Từ những hạn chế, yếu kém nói trên khiến cho khu vực kinh tế tập thể đến nay vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém, tốc độ tăng trưởng thấp (thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế), không ổn định. Quy mô của các HTX còn nhỏ bé, trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu, hiệu quả hoạt động thấp, nhìn chung chưa đáp ứng được những nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, một số HTX tồn tại chỉ mang tính hình thức. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương chỉ rõ, sau 5 năm thực hiện nghị quyết trong cả nước, số tổ hợp tác đã tăng 32,6% với 320.000 tổ hợp tác, số HTX và Liên hiệp HTX tăng gần 18% với 17.599 HTX và 39 liên hiệp HTX. Đáng chú ý, các tổ hợp tác và HTX đã thu hút được trên 12,5 triệu người lao động, trong đó khu vực HTX nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với trên 8.500 HTX với trên 6,9 triệu xã viên, hộ xã viên tham. Mặc dù, số lượng các tổ hợp tác và HTX tăng mạnh nhưng chưa thực sự có chuyển biến và phát triển về chất. Thực tế này được thể hiện rõ nhất trong quy mô hoạt động, vốn, tài sản của các HTX vẫn còn ít, hoạt động đơn điệu thiếu bền vững, 25% HTX nông nghiệp vẫn còn ở quy mô thôn ấp. Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế hợp tác không ổn định, chỉ bằng một nửa so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đặc biệt, trình độ và năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý rất yếu, 28% chủ nhiệm HTX nông nghiệp có trình độ cấp 1 và 37% có trình độ cấp 2. Trong lĩnh vực phi nông nghiệp mặc dù trình độ của cán bộ quản lý có cao hơn nhưng cũng chỉ có 20% cán bộ chủ chốt có trình độ từ trung cấp trở lên. Theo đồng chí Trương Tấn Sang, trước những mặt đã làm được và những vấn đề còn hạn chế, ngay sau hội nghị này, Ban Bí thư sẽ ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2010 đưa khu vực kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế. c,Nhưng khó khăn thách thức : Phát triển kinh tế tập thể là một nội dung quan trọng trong chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian tới, hợp tác xã là một chủ thể quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế. Hoạt động của hợp tác xã phải xác định lợi ích kinh tế mà trọng tâm nhằm đảm bảo khả năng tồn tại, phát triển và có thặng dư. Gia nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang mở ra nhiều thuận lợi, thời cơ nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho sự phát triển của thành phần kinh tế hợp tác. Trong nội dung cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trên lĩnh vực dịch vụ phân phối, Việt Nam cho phép bên nước ngoài thành lập liên doanh với phần góp vốn tối đa là 49% kể từ khi gia nhập. Hẹn chế góp vốn này được từng bước, nới lỏng và đến năm 2009, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được phép thành lập. Việt Nam không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, bằng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài. Bên cạnh đó, với nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón Việt Nam chỉ mở cửa sau 3 năm Việt Nam cũng hạn chế điểm mở bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mở điểm bán lẻ thứ 2 trở đi phải được Việt Nam cho phép theo từng trường hợp cụ thể. Việc hạn chế mở điểm bán lẻ này sẽ giữ được thị trường cho các nhà phân phối Việt Nam. Theo cam kết với WTO, việc thực hiện quyền phân phối hàng hoá sẽ chính thức được mở từ ngày 1/1/2009 (100% vốn nước ngoài). Vì thế các doanh nghiệp phân phối của Việt Nam sẽ bị áp lực cạnh tranh gay gắt. Nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp trong đó có các hợp tác xã. III,GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN THÀNH PHẦN KINH TẾ TẬP THỂ:     1,Mục tiêu chiến lược phát triển KTTT:     -Một là, góp phần đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là nông nghiệp, nông thôn; đưa kinh tế hợp tác cùng kinh tế nhà nước dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.     -Hai là, phát triển nhanh và bền vững theo hướng thực sự tôn trọng bản chất, các giá trị và nguyên tắc HTX, phát huy hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống thành viên; thu hút tất cả nông dân, phần lớn hộ kinh tế cá thể và nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều tổ chức tham gia tổ chức KTTT.     -Ba là, kinh tế hợp tác ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng và toàn diện ở tất cả các mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước Việt Nam, góp phần đưa tinh thần hợp tác, đoàn kết và tinh thần dân chủ trở thành “văn hoá” trong xã hội, góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, chia sẻ sự thịnh vượng và quản lý một cách dân chủ.     2,Hoàn thiện mô hình pháp lý HTX:     -Quan điểm mô hình: HTX nói riêng và tổ chức KTTT nói chung không có mục đích tự thân mà thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống thành viên; phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của thành viên và thoả mã nhu cầu chung của họ; thành viên tổ chức KTTT là trung tâm của tổ chức mình; tổ chức KTTT và kinh tế thành viên là hai chủ thể độc lập gắn bó hữu cơ với nhau.Thực sự tôn trọng các giá trị và các nguyên tắc cơ bản của HTX mang tính phổ biến trên thế giới áp dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam.     -Về định nghĩa mô hình pháp lý: theo ILO và ICA,“ HTX là hiệp hội tự chủ của các cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một doanh nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát một cách dân chủ”.     -Bản chất của HTX: đồng thời là chủ sở hữu và là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX, hoặc đồng thời là chủ sở hữu và là người lao động trong HTX; vừa là hiệp hội vừa là doanh nghiệp. Bản chất của HTX tạo cơ sở cho hình thành và củng cố các giá trị và nguyên tắc HTX.     -Về mô hình pháp lý cụ thể: Mô hình đồng sở hữu, đồng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hợp tác (owner - user cooperative hay gọi tắt là HTX tiêu dùng- Consume cooperative). Mô hình này có các đặc trưng: (1) Thành viên DNHT có hoạt động kinh tế giống nhau và cùng ở một địa bàn lãnh thổ xác định có nhu cầu chung về kinh tế, văn hoá, xã hội; (2) Thành viên HTX phải sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX thể hiện nhu cầu chung của họ theo phương thức bình đẳng trên thị trường, theo đó HTX và thành viên là khách hàng của nhau; (3) Phân phối lợi ích trong HTX được thực hiện trên cơ sở đóng góp của thành viên về vốn và việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX; (4) Tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của HTX được coi là tài sản chung của các thành viên; (5) HTX cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thành viên thông qua hoạt động thương mại với cộng đồng bên ngoài thành viên, hoặc HTX tự tổ chức sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở hiệu quả mà phương án tổ chức hoạt động của HTX đã xác định nhằm đáp ứng nhu cầu chung của mọi thành viên; (6) Tuỳ từng loại hình sản phẩm, dịch vụ của HTX mà quy định HTX được quyền cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho cả thị trường bên ngoài cộng đồng xã viên HTX.     -Mô hình HTX cơ bản nói trên có mô hình biến thể là: Mô hình HTX của người lao động (worker cooperative), theo đó thành viên đồng là chủ sở hữu đồng thời là người lao động trong HTX. Mục đích chủ yếu của HTX là tạo và duy trì bền vững việc làm cho các thành viên. HTX của người lao động có các đặc trưng: (1) Thành viên  góp vốn vào HTX là chủ sở hữu HTX; (2) HTX tạo việc làm cho mọi thành viên và tạo ra sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên thị trường, cạnh tranh một cách bình đẳng với mọi tác nhân trên thị trường; (3) Thành viên không bắt buộc phải sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX; (4) Tất cả thành viên là người lao động làm việc trong HTX.     -Mô hình HTX cấp trên cơ sở: nhiều HTX có thể liên kết với nhau theo bản chất, giá trị và nguyên tắc HTX thành HTX của các HTX, hay còn gọi là liên đoàn kinh tế HTX để đáp ứng nhu cầu chung một cách hiệu quả hơn của các HTX thành viên.     Bên cạnh phương thức sáp nhập, hợp nhất để tăng quy mô và hiệu quả hoạt động sản xuất- kinh doanh, HTX có thể liên kết kinh tế với các HTX khác cùng hoạt động trên cùng lĩnh vực, ngành nghề trên nhiều địa bàn lãnh thổ khác nhau để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và nâng cao sức cạnh tranh của mình.     Các liên đoàn kinh tế liên kết chuyên ngành kinh tế của DNHT trên phạm vi lãnh thổ rộng hơn cấp cơ sở, có thể được tổ chức theo các cấp độ hành chính lãnh thổ: cấp huyện/quận, cấp tỉnh/thành phố trực thuộc TW, cấp vùng lãnh thổ của nhiều tỉnh, thành phố, cấp quốc gia, thậm chí cấp quốc tế. Đây chính là các tập đoàn HTX.     3,Hỗ trợ phát triển KTTT:     -Cơ cấu lại chính sách hỗ trợ phát triển KTTT: Tổ chức KTTT hoạt động tự chủ, tự trang trải. Hỗ trợ của Nhà nước, trước hết về phát triển nguồn nhân lực, đối với tổ chức KTTT làm cho tổ chức này phát triển mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn, đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển đất nước; (2) Nhà nước thực hiện những ưu đãi hợp lý phù hợp với bản chất của tổ chức KTTT, đồng thời không gây tác hại đối với môi trường và cạnh tranh thị trường lành mạnh như: không đánh th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7383.doc
Tài liệu liên quan