Đề tài Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

VN là một trong những nước đông dân, dân số với quy mô dân số đứng thứ hai Đông Nam Á và thứ 13 thế giới một đất nước có cơ cấu dân số trẻ với số người trong độ tuổi 16-34 tuổi chiếm 60% trong tổng số 35.9 triệu người lao động: nguồn bổ sung hàng năm là 3% tức khoảng 1.24 triệu người và con số này ngày càng tăng lên và cần tạo thêm chỗ làm việc mới cho số người lao động tăng lên.

Quy mô nguồn nhân lực qua đào tạo của VN và sử dụng nguồn nhân lực này: VN tuy có nguồn lao động dồi dào nhưng lực lượng qua đào tạo lại thiếu, đó là mâu thuẫn về quy mô của nguồn nhân lực nước ta, chúng ta vừa thừa vừa thiếu nguồn nhân lực.

Hiện nay cán bộ công chức thuộc các bộ ngành ở các cơ quan trung ương có 129763 người, trong đó có 74% công chức có trình độ đại học trở lên

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4656 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i; đảm bảo giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản; xây dựng cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền và hạ tầng nghề cá; cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư, các cơ sở công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; đảm bảo cơ bản điều kiện học tập chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn tiến gần tới mức các đô thị trung bình.  - Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo; nâng cao trình độ giác ngộ và vị thế chính trị của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.  - Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hoàn chỉnh hệ thống đê sông, đê biển và rừng phòng hộ ven biển, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, cụm dân cư đáp ứng yêu cầu phòng chống bão, lũ, ngăn mặn và chống nước biển dâng; tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và các vùng thường xuyên bị bão, lũ, thiên tai; chủ động triển khai một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.   Mục tiêu đến năm 2010  Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, nhất là ở các vùng còn nhiều khó khăn; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ tiên tiến, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; tăng cường công tác xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt ở các huyện còn trên 50% hộ nghèo, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn. Triển khai một bước chương trình xây dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản 3 - 3,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn không thấp hơn mức bình quân của cả nước. Lao động nông nghiệp còn dưới 50% lao động xã hội. Giảm tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới, cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm, tăng tỉ lệ che phủ rừng và tỉ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã đạt được những thành tựu vượt bậc, có những bước tiến nhanh về số lượng, chất lượng và cả cả phương thức sản xuất; nông thôn ngày càng phát triển hơn về nhiều mặt; đời sống nông dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, rải rác, manh mún, chủ yếu là phương pháp truyền thống, chưa ứng dụng được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, vì vậy giá trị thu nhập trên một diện tích tương đối thấp, giá trị chất lượng nông sản chưa cao, sản phẩm nông nghiệp chưa mang tính hàng hoá, chủ yếu là tiêu thụ nội tỉnh, vệ sinh trong sản xuất và an tòan thực phẩm vẫn còn là mối đe dọa nghiêm trọng, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, … Nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao, điều kiện sống lạc hậu, số lượng người thất nghiệp nhiều, phần lớn lực lượng lao động nông nghiệp phải rời quê hương kiếm sống với nhiều nghề ở những nơi đô thị hoặc công nghiệp phát triển. Vị thế nông dân trong thời đại hội nhập và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa thể hiện rõ, sản xuất còn thụ động, tiếp cận thông tin chậm, chưa nắm được thị trường và luôn chạy theo sau thị trường. Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông thôn, nông dân chiếm tỷ lệ lớn và đóng vai trò chủ yếu, nhưng giá trị thu được từ nông nghiệp quá thấp. Cùng với những thành tựu đã đạt được và những việc chưa làm được, vấn đề tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) trở thành vấn đề quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Chúng ta nên chủ trương theo hướng nào ? Để giải quyết được câu hỏi này cần xác định rõ mục tiêu, đề ra định hướng và có giải pháp phù hợp với thực trạng và điều kiện cụ thể của Việt Nam. Quan điểm của Đảng tập trung vào một số vấn đề có tính đột phá sau: Mục tiêu Tăng giá trị thu nhập cho lao động trong ngành nông nghiệp. Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, có tính cạnh tranh cao, hiệu quả, an toàn và bền vững. Thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ngày càng nhanh hơn. Định hướng phát triển Tăng cường địa vị cơ sở của nông nghiệp, thực hiện phát triển nông nghiệp theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những nội dung và bước đi phù hợp, xây dựng cơ chế hiệu quả, lâu dài lấy công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp, lấy thành thị lôi kéo nông thôn, nhất thể hóa phát triển kinh tế, xã hội thành thị và nông thôn. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, kiện toàn hệ thống thị trường nông thôn và dịch vụ nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, đặc biệt là tăng đầu tư cho nông nghiệp, làm cho sản phẩm lương thực và nông sản chủ yếu giữ được tăng trưởng ổn định, thu nhập của nông dân được nâng cao bền vững. Phát triển tổ chức hợp tác xã nông dân chuyên ngành, ủng hộ kinh doanh ngành nghề hóa nông nghiệp và phát triển các doanh nghiệp đầu đàn. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn, theo hướng công nghiệp; khuyến khích, cải tiến phương thức sản xuất hộ gia đình theo hướng chuyên canh, thâm canh nhằm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về giống, thức ăn, phân bón, chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng,… Tăng cường phòng chống thiên tai và khống chế dịch bệnh động vật, nâng cao mức độ an toàn chất lượng sản phẩm nông sản, đảm bảo vệ sinh môi trường. Giải pháp thực hiện Quy hoạch việc sử dụng đất đai: Khi công nghiệp phát triển và đô thị mở rộng thì diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần vì vậy cần rà soát quy hoạch không gian và chi tiết việc sử dụng đất đai. Để đảm bảo an ninh lương thực cần xác định bằng được không gian cơ bản dành cho sản xuất nông nghiệp nhằm sử dụng đất nông nghiệp theo hướng lâu dài, an toàn, bền vững và có hiệu quả cao. Mặc dù quy hoạch là quy hoạch động nhưng cần xác định lộ trình và hướng chuyển đổi đất phù hợp. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh tập trung Thực hiện cơ chế liên kết “Nhà nước-nhà khoa học-nhà nông-nhà doanh nghiệp”, trong đó, Nhà nước hỗ trợ các điều kiện để các nhà khoa học liên kết với nông dân, triển khai đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cho nông dân sản xuất tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. có cơ chế khuyến khích nông dân thực hiện cơ giới hoá thích hợp trong khâu sản xuất nông nghiệp, đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất tại các cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Đẩy mạnh thông tin phổ biến kiến thức khoa học-công nghệ cho nông dân. Thúc đẩy hình thành vùng chuyên canh tập trung để tạo ra sản phẩm nông nghiệp mang tính hàng hoá, có khả năng cạnh tranh cao với các vùng trong nước, thẩm chí còn xuất khẩu. Xây dựng ngành nông nghiệp tăng trưởng theo chiều sâu, coi trọng giá trị cao trên một đơn vị diện tích thay vì chạy theo sản lượng đơn thuần. Đánh giá, xác định và phát triển các loại hình sản xuất có hiệu quả: Thực chất đây là xác định chủ thể kinh tế thị trường ở nông thôn. Phát triển mạnh loại hình bổ trợ kinh tế hộ, khuyến khích hình thành doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần nhỏ và vừa, phát triển mô hình trang trại trên cơ sở sản xuất hàng hóa lớn. Tạo điều kiện để người nông dân tự nguyện và chủ động trong tiến trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Lịch sử cho thấy công nghiệp hóa là một cuộc phân công lại lao động xã hội kèm theo quá trình chuyển đổi cơ cấu cho nền kinh tế. Để đẩy nhanh CNH và hội nhập thì phải làm sao để người nông dân được tham gia vào quá trình này một cách chủ động nhất. Cần lấy nông dân làm trung tâm, lấy xây dựng nông thôn mới làm khâu đột phá, trong đó có hai vấn đề quan trọng nhất là kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn và đào tạo nguồn nhân lực. Lấy hiện đại hóa nông nghiệp làm then chốt. Xây dựng nông thôn mới: Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu như giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trường học. Đối với giao thông phải có quy hoạch hệ thống, nối liền giữa giao thông nông thôn với tỉnh lộ, quốc lộ hướng tới thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa. Giao thông phải liên kết được các vùng kinh tế động lực với vùng kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đối với thủy lợi, thực hiện thủy lợi hóa đa mục tiêu, ứng dụng công nghệ mới, hoàn thiện công tác dự báo thiên tai. Phát triển mạng lưới điện nông thôn không chỉ phục vụ nông nghiệp mà cả công nghiệp nông thôn. Tăng cường cơ sở vật chất và con người để chăm lo sức khỏe cho người dân, hình thành hệ thống bệnh viện vùng. Thay đổi cơ cấu đầu tư, phát triển nhanh các vùng nông thôn ven đô để giảm áp lực gia tăng dân số ở các trung tâm thành phố. 2.3 Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển linh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngày nay trong công cuộc hội  nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thông yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh. Vai trò của nguồn lực con người quan trọng như thế nào đã được chứng minh trong lịch sử kinh tế của những nước tư bản phát triển như Nhật Bản, Mỹ,...nhiều nhà kinh doanh nước ngoài khi đến tham quan Nhật Bản thường chỉ chú ý đến kỹ thuật, máy móc và coi đó là nguyên nhân tạo nên “kỳ tích Nhật Bản”. Nhưng họ đã nhầm, chính người Nhật Bản cũng không quan niệm như vậy. Người Nhật cho rằng kỹ thuật và công nghệ có vai trò rất to lớn nhưng không phải là yếu tố quyết định nhất. Yếu tố quyết định nhất dẫn đến thành công của họ là con người. Cho nên họ đã tập trung cao độ và có những chính sách độc đáo phát triển yếu tố con người. Ngày nay đối với những nước lạc hậu đi sau, không thể phát triển nhanh chóng nếu không tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại của các nước phát triển. Nhưng không phải cứ nhập công nghệ tiên tiến bằng mọi giá mà không cần tính đến yếu tố con người. Cần nhớ rằng, công nghệ tiên tiến của nước ngoài khi được tiếp thu sẽ phát huy tác dụng tốt hay bị lãng phí, thậm chí bị phá hoại là hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố con người khi sử dụng chúng. Nhiều công ty chỉ chú ý đổi mới kỹ thuật và công nghệ nhưng vì không chú ý đến yếu tố con người nên đều thất bại. Như mọi quốc gia khác trên thế giới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam cũng phải phụ thuộc vào nguồn lực con người và do nguồn lực này quyết định. Bởi vì: - Thứ nhất, các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng. Chúng chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa tích cực xã hội khi được kết hợp với nguồn lực con người thông qua hoạt động có ý thức của con người. Bởi lẽ, con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và có ý chí, biết “lợi dụng” các nguồn lực khác, gắn chúng kết lại với nhau, tạo thành một sức mạnh tổng hợp, cùng tác động vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các nguồn lực khác là những khách thể chịu sự cải tạo, khai thác của con người, hết thảy chúng đều phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người, nếu con người biết cách tác động và chi phối. Vì thế trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, người lao động là yếu tố quan trọng nhất, là “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại”. Chẳng hạn như vốn cũng là một nguồn lực để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng vốn chỉ trở thành nguồn lực quan trọng và cấp thiết của sự phát triển khi nó nằm trong tay những người biết sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao. Tương tự như vậy, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên và những ưu thế về vị trí địa lý cũng sẽ mất ý nghĩa nếu chủ nhân của nó không có năng lực khai thác. Ngày nay trước xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự hợp tác nhất là với các nước có điểm xuất phát thấp, nhưng sức mạnh của “cú hích” đầu tư nước ngoài cũng là nguồn lực quan trọng, nó tạo ra “cú hích” kinh tế này đến đâu, tác động tích cực của nó như thế nào còn tuỳ thuộc vào yếu tố con người khi tiếp nhận nguồn lực đó. Xét đến cùng nếu thiếu sự hiện diện của trí tuệ và lao động của con người thì mọi nguồn lực đều trở nên vô nghĩa thậm chí khái niệm “nguồn lực” cũng không còn lý do gì để tồn tại. - Thứ hai, các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt, trong khi đó nguồn lực con người lại là vô tận. Nó không chỉ tái sinh và tự sản sinh về mặt sinh học mà còn tự đổi mới không ngừng, phát triển về chất trong con người xã hội, nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý. Đó là cơ sở làm cho năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phát triển như một quá trình vô tận xét trên bình diện cộng đồng nhân loại. Nhờ vậy con người đã từng bước làm chủ tự nhiên, sáng tạo, khám phá ra nhiều nguồn tài nguyên mới, nhiều công cụ sản xuất có hiệu quả hơn, đưa xã hội chuyển qua các nền văn minh từ thấp đến cao. Thứ ba, trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật thể hoá, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Dự báo vĩ đại này của C.Mác đã và đang trở thành hiện thực. Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang dẫn nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển vận động đến nền kinh tế của trí tuệ. Giờ đây sức mạnh của trí tuệ đã đạt đến mức mà nhờ nó con người có thể sáng tạo ra những người máy “bắt chước” hay “phỏng theo” những đặc tính trí tuệ của chính con người. Rõ ràng là bằng những kỹ thuật công nghệ hiện đại do chính bàn tay khối óc con người làm ra mà ngày nay nhân loại đang chứng kiến những biến đổi thần kỳ trong lịch sử phát triển của mình. - Thứ tư, kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn của chính nước ta cho thấy sự thành công của công nghiệp hoá, hiện đại hoá phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch định đường lối, chính sách cũng như tổ chức thực hiện, nghĩa là phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Đối với những nền kinh tế nông nghiệp chưa công nghiệp hoá thì mặt số lượng của nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt vì nó qui định quy mô của thị trường. Nhưng khi tiến hành công nghiệp hoá thì mặt chất lượng, cơ cấu và cơ chế sử dụng nguồn nhân lực lại quan trọng hơn. Cơ cấu lao động cần cho quá trình công nghiệp hoá phải bao gồm: các chính khách, các nhà hoạch định chính sách, các học giả, các nhà kinh doanh, các nhà kỹ thuật và công nghệ, các công nhân lành nghề... không có các chính khách, các học giả tài ba thì khó có thể có được những chiến lược, chính sách phát triển đúng đắn; không có các nhà kinh doanh lỗi lạc thì cũng sẽ không có người sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn, nhân lực, công nghệ. Sự thiếu vắng hay kém cỏi của một trong các bộ phận cấu thành nhân lực trên đây sẽ có hại cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Qua toàn bộ phân tích trên có thể kế luận rằng nguồn lực con người là nguồn lực có vai trò quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công thì phải đổi mới cơ bản các chính sách đầu tư cho các ngành khoa học, văn hoá, giáo dục, y tế ở Việt Nam nhằm phát triển nguồn lực con người cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là nhiệm vụ lớn nhất và khó khăn nhất trong công cuộc đổi mới hiện nay. Quán triệt tư tưởng này Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đưa ra những điểm mới trong tư duy lãnh đạo của Đảng về phát triển nguồn nhân lực Nghiên cứu tư duy lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến lược con người có thể khẳng định: Từ rất sớm, Đảng ta đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của con người đối với cách mạng Việt Nam và tiến trình phát triển của lịch sử. Tuy nhiên trong từng thời kỳ, nhận thức của Đảng về vấn đề này cũng có những khác biệt và được điều chỉnh cho phù hợp với giai đoạn mới. Đại hội XI (2011) một mặt là sự tiếp nối tư tưởng đó, mặt khác cụ thể hóa, bổ sung, phát triển và làm sáng tỏ thêm một số nội dung mới. Thể hiện ở những điểm sau:  Một là, điều chỉnh đặc trưng về con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng; đồng thời chỉ ra cơ chế để phát huy tối đa nhân tố con người.  So với “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991” và “Văn kiện Đại hội X (2006)” , đặc trưng về con người nêu trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 được diễn đạt gọn hơn song vẫn đảm bảo đúng bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng. Đó là: “ con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” Để phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và thực hiện được mục tiêu phát triển con người mà Cương lĩnh bổ sung và phát triển đề ra, Đảng ta nêu ra quan điểm: “ Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển” . Quan điểm này thực chất là sự tiếp nối tư tưởng nhất quán của Đảng coi: con người là chủ thể và là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự phát triển xã hội và sự nghiệp cách mạng Việt Nam; mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội phải hướng tới mục tiêu nhân văn cao cả là vì con người.  Song điểm mới trong tư duy của Đảng là một mặt khẳng định vai trò chủ thể của con người, mặt khác chỉ rõ để con người có điều kiện phát triển toàn diện và thực sự là chủ thể, cần phải có cơ chế thích hợp. Cơ chế đó là mở rộng dân chủ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát huy tối đa quyền làm chủ của mình. Bởi lẽ dân chủ là một trong những điều kiện căn bản nhất để phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người. Đồng thời một khi dân chủ được đảm bảo đầy đủ sẽ tạo ra sự đồng thuận xã hội cao, đó là yếu tố không thể thiếu để tạo động lực phát triển đất nước.  Hai là, Đảng ta lựa chọn phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020. Mặc dù Đại hội X (2006) đã chỉ rõ để thực hiện thắng lợi công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là chuyển hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo chiều rộng sang chiều sâu, coi trọng và gia tăng nhanh chất lượng của nguồn nhân lực. Song Đại hội X cũng như các kỳ Đại hội trước chưa xác định đó là khâu đột phá.  Tại Đại hội XI, Đảng ta đã đề ra mục tiêu tổng quát: “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau” . Để đạt được mục tiêu đó, phải xác định đúng những khâu đột phá - tức là những khâu trọng yếu của sự phát triển, nhưng những khâu này hiện lại là những điểm nghẽn đang cản trở, kìm hãm tốc độ và hiệu quả của phát triển, thậm chí, nếu không được khai thông, giải toả nó sẽ triệt tiêu mọi động lực của phát triển. Do vậy, lựa chọn đúng khâu đột phá sẽ tạo ra những tiền đề, những điều kiện và môi trường thuận lợi để giải phóng mọi tiềm năng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển. Khi đã xác định trúng những khâu đột phá, cần phải ưu tiên đầu tư thỏa đáng để tạo ra một sự thay đổi mạnh mẽ, căn bản, tạo động lực to lớn và là cú hích quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển và tạo khả năng giành thắng lợi cao. Một trong ba khâu đột phá chiến lược mà Đảng ta xác định thì “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” được xem là khâu đột phá thứ hai. Vấn đề đặt ra là vì sao, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao lại được coi là khâu đột phá ? Điều này xuất phát từ thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay và từ yêu cầu của thời đại mới với những đổi thay to lớn.  Trước hết, xem xét thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam cho thấy, mặc dù sau 25 năm đổi mới với nhiều nỗ lực, nguồn nhân lực nước ta đã đạt những thành tựu đáng kể. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, thể lực của con người Việt Nam đã từng bước được nâng lên. Nhưng so với nhiều nước trong khu vực và so với yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức thì chất lượng nguồn nhân lực của nước ta còn rất thấp kém và đang ở mức báo động đáng lo ngại Ba là, đặt ra yêu cầu phải “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” Trong điều kiện khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng như hiện nay, những nước có trình độ phát triển thấp vẫn có thể tận dụng thời cơ, ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại để vươn lên tránh nguy cơ tụt hậu và tạo ra sự phát triển nhanh, bền vững. Song điều đó chỉ trở thành hiện thực nếu có sự gắn kết chặt chẽ giữa đầu tư gia tăng nhanh chóng chất lượng nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ mới, tiên tiến. Đối với Việt Nam , một nước có xuất phát điểm thấp thì sự gắn kết này là yêu cầu nghiêm ngặt và càng phải được coi trọng, thậm chí là vấn đề sống còn của sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Do vậy, “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” là một nội dung mới thể hiện tính hướng đích của Đảng ta trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững.  3) Tính tất yếu khách quan phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa 3.1 Khái quát thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực phục vụ việc xây dựng và phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta a) Số lượng (quy mô) nguồn nhân lực VN: VN là một trong những nước đông dân, dân số với quy mô dân số đứng thứ hai Đông Nam Á và thứ 13 thế giới một đất nước có cơ cấu dân số trẻ với số người trong độ tuổi 16-34 tuổi chiếm 60% trong tổng số 35.9 triệu người lao động: nguồn bổ sung hàng năm là 3% tức khoảng 1.24 triệu người và con số này ngày càng tăng lên và cần tạo thêm chỗ làm việc mới cho số người lao động tăng lên. Quy mô nguồn nhân lực qua đào tạo của VN và sử dụng nguồn nhân lực này: VN tuy có nguồn lao động dồi dào nhưng lực lượng qua đào tạo lại thiếu, đó là mâu thuẫn về quy mô của nguồn nhân lực nước ta, chúng ta vừa thừa vừa thiếu nguồn nhân lực. Hiện nay cán bộ công chức thuộc các bộ ngành ở các cơ quan trung ương có 129763 người, trong đó có 74% công chức có trình độ đại học trở lên b) Chất lượng nguồn nhân lực VN: Theo số liệu điều tra lao động việc làm từ 1996-1999 thì đối với 35,866-37,784 triệu người lao động trong cả nước thì: Năm Số người lao động chưa biết chữ (đv %) 1996 5.75% 1997 5.1% 1998 3.84% 1999 4.1% Nhìn chung trình độ văn hóa của người lao động đã khá hơn sau 10 năm số người biết chữ nâng lên 84% năm 1998 lên 96% năm 1999. Qua điều tra cho thấy lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn giảm dần thể hiện qua bảng : Năm Lực lượng lao động không có trình độ/tổng số lao động (đv%) 1996 87.69% 1997 87.71% 1998 86.69% 1999 86.13% 2000 80-82% Tuy nhiên ở một số vùng tỷ lệ lao động không có trình độ còn cao như vùng tây bắc 92.36% vùng đồng bằng sông cửu long là 91.7% Về trí lực và thể lực Người VN có tính cần cù thông minh ham học hỏi cầu tiến bộ có ý trí và tinh thần tự lực tự cường dân tộc phát triển khá về thể lực và trí lực, có tính cơ động cao có thể tiếp thu nhanh khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại. Theo nhà xuất bản thống kê Hà Nội thì các chỉ số của VN luôn ở mức thấp so với khu vực nhưng chỉ tiêu liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất thể lực của người lao động VN cũng rất thấp điều đó lý giải một phần hạn chế về trí lực của người lao động VN. Khả năng tư duy của người lao động VN: Nguồn nhân lực VN với mức xuất phát điểm thấp, từ nền kinh tế nông nghiệp phong cách tư duy còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, thủ công, lạc hậu. Hiện nay công nghệ VN ở mức trung bình kém trong các ngành công nghiệp hệ thống máy móc lạc hậu vì vậy năng xuất lao động công nghiệp chỉ đạt 30% so với thế giới. Số cán bộ khoa học thuộc ngành kĩ thuật liên quan đến công nghệ chiếm 11% tổng số cán bộ trong cơ chế kinh tế cũ nên kinh nghiệm năng lực sáng tạo thực tiễn, khả năng sáng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphat_trien_nguon_nhan_luc_069.doc
Tài liệu liên quan